kết quả từ 1 tới 20 trên 40

Ðề tài: TỈNH GIÁC ĐỂ AN TRÚ TRONG HỶ LẠC

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định TỈNH GIÁC ĐỂ AN TRÚ TRONG HỶ LẠC

    TỈNH GIÁC ĐỂ AN TRÚ TRONG HỶ LẠC

    rose4 ANI TEZIN PALMO

    ANI TEZIN PALMO sinh năm 1943 tại Anh. Năm 1964 bà sang Ấn Độ và đã ở đó tổng cộng 24 năm. Sáu năm trong tu viện của thầy bổn sư của bà ở Dalhousle và 18 năm ở La hul ( gần Ldakh, phía bắc Ấn Độ, vùng Hi Mã Lập Sơn), trong đó có 12 năm nhập thất một mình trong hang núi. Năm 1988 bà trở về Âu Châu, sống ở Ý. Dù là người thích sống cô độc nhưng bà Ani Palmo là người rất vui tính, thẳng thắng khi trò chuyện.


    HÃY BẮT ĐẦU TỪ CHỖ CỦA BẠN

    Ai cũng phải bắt đầu từ một điểm nào đó. Không ai trong thế gian này có thể bắt đầu ngồi xuống tọa thiền ngay. Người Tây phương thường có quan điểm sai lầm là người Á Châu nào cũng có thể làm được việc tọa thiền dễ dàng. Sự thật thì không phải vậy, tôi đã biết điều đó qua những lần tiếp xúc với các vị Lạt ma hay các thầy du già. Họ cũng gặp nhiều khó khăn lúc ban đầu, và đã phải kiên trì tập luyện bao năm tháng.Vì thế chớ nên sớm nản lòng !

    Nếu tâm bạn còn quá nhiều phiền não, điều đó có thể khiến bạn khó tỉnh tâm thiền định lúc đầu. Tuy nhiên có các phương tiện khác để quan sát soi rọi lại mình. Điều quan trọng là:" Chớ nên nghĩ bạn chỉ có thể thực hành khi ngồi trên gối thiền".

    THỰC TẬP TỪNG GIÂY PHÚT

    Người Tây Phương thường bức xúc vì họ cảm thấy không có thì giờ để thực tập. " Chúng tôi phải làm việc, chúng tôi không có thì giờ để ngồi". Họ nói thế vì nghĩ rằng họ chỉ có thể thực tập khi ngồi lần chuổi, tụng kinh hay ngồi thiền. Sự thật thì không phải thế. Thực tập là việc ta phải thực hiện từng giây phút suốt ngày. Đó là cách ta tiếp xúc, đối xử với người khác. Cách ta uống trà, cách ta làm việc, cách ta nhận biết những gì đang xẫy ra trong nội tâm. Đó là sống một cách tỉnh thức. Trong khi phần đông chúng ta sống như người mộng du.

    Thực tập là sự tỉnh giác, để có được hiểu biết, cũng như để có được lòng từ biết thương yêu, chăm sóc, quan tâm đến người khác. Nhưng ta không chỉ tử tế đối với tất cả chúng sanh trong mười phương như trong lời nguyện cầu, mà còn phải tử tế với những người ở bên cạnh ta như chồng, như vợ, như con cái, các đồng nghiệp, người hành khách gặp trên xe buýt, hay bất cứ một ai. Bạn nên biết là họ cũng khổ như ta. Vì thế một nụ cười, một cử chỉ tử tế có ý nghĩa biết bao đối với họ. Đó là sự thực tập chân chính.

    Bạn đã niệm được bao nhiêu câu kinh, điều đó không quan trọng. Cũng không cần phải nhập thất cho lâu, hay làm bao nhiêu việc quan trọng mới đạt được điều gì. Sự thực tập chân chính của Bồ Tát Đạo không liên quan gì đến những điều đó, mà quan trọng là cách chúng ta sống, cách chúng ta đối xử với mọi người quanh ta hằng ngày.

    Hằng ngày tôi thực tập đối xử lễ độ với mọi người, không kể họ là người lớn tuổi hay trẻ hơn tôi. Tôi cũng tập không phán đoán người khác. Mỗi người đều đặc biệt, có cá tính riêng trong cách của họ. Giống như trong một vũ điệu, mỗi người có điệu nhảy riêng. Hay như trong dàn nhạc giao hưởng, mỗi người sử dụng nhạc cụ của riêng mình. Do đó người khác không nhất thiết phải hành động như ta đòi hỏi, họ có quyền tự do được là họ.

    Tôi thích có những lúc được ở một mình, không phải vì tôi không thích người khác. Chỉ vì trong tỉnh lặng, tôi tìm thấy sự hòa đồng cùng vũ trụ. Tôi không bỏ quên thế giới bên ngoài. Ngược lại, chính nhờ có những khoảng thời gian một mình, tôi cảm thấy cởi mở hơn với người khác, biết tôn trọng người khác hơn.
    ......
    ( còn tiếp )

    +++
    Last edited by bichthuybt; 19-05-2012 at 02:40 PM.
    :rose: ---------------------- :rose:
    Hài hòa chỉ và quán,
    Trí tuệ tràn hư không...
    :rose: ---------------------- :rose:

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh)
    By lyquochoang in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 07-12-2011, 05:22 PM
  2. Tìm hiểu về TĐGCL
    By tinhkhithan in forum Đạo Việt Nam
    Trả lời: 33
    Bài mới gởi: 28-06-2011, 05:51 PM
  3. KHOA HỌC TÂM LINH NHÂN ĐIỆN M.E.L
    By tuanvu_quynh1949 in forum Luân xa, Nhân điện, Cảm Xạ, Yoga, Thôi miên học.
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-04-2011, 03:26 PM
  4. Ý muốn giác ngộ
    By phúc minh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 04-04-2011, 08:50 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •