Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 27

Ðề tài: Tại sao Tuyệt Quán Luận?

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Tại sao Tuyệt Quán Luận?

    Lotus74 mạo muội trích đăng một phần của Tuyệt Quán Luận. Kính mong Bác Vũ Thế Ngọc(dịch giả) và Quý Vị mở lượng hải hà hỷ xá.
    Tuyệt Quán Luận

    BỒ ĐỀ ĐẠT MA(Người dịch: Vũ Thế Ngọc, NXB tổng hợpTPHCM & Cty VH Phương Nam.)

    Phần dẫn nhập
    I. ĐÔN HOÀNG: BÍ MẬT TÂY BẮC
    II. NGUYÊN BẢN TUYỆT QUÁN LUẬN
    III. TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM:
    Tuyệt Quán Luận là một văn bản Thiền tông cổ nhất,và cũng sâu thẳm nhất. Cho đến nay dường như chỉ có những chú thích mà chưa có những giảng luận về tác phẩm này, đủ hiểu các học giả kiệt liệt của Thiền giới cẩn trọng là dường nào.
    Muốn thâm nhập Tuyệt Quán Luận, trộm nghĩ người học giả phải rất sâu sắc trong giáo lý tánh không và dòng văn học Bát Nhã. Tuy nhiên người quen thuộc với văn học Thiền, gối đầu giường với Đạo Đức Kinh, trì tụng Kim Cương Kinh sẽ thấy Tuyệt Quán Luận là rất quen thuộc, quen thuột như là cái Bản Lai Diện Mục mà vì trong cõi trần ai vọng trược chúng ta đã tự quên quá lâu ngày ấy thôi.
    Lẽ dĩ nhiên theo gương các học giả đi trước, chúng tôi chẳng giám vọng động mà giảng luận ở đây một cách vội vã. Giai đoạn tiên khởi là chú dịch một cách cẩn trọng mà thôi.
    Trở lại vấn đề tác giả, chúng tôi cũng đồng ý với Suzuki là chính Bồ Đề Đạt Ma là tác giả Tuyệt Quán Luận này( Hai bản trong sáu bản có đề rõ Tổ Đạt Ma là tác giả). Như vậy Tuyệt Quán Luận chính là văn bản Thiền Tông nguyên thủy nhất và là tác phẩm duy nhất của Tổ Đạt Ma còn truyền đền ngày nay.
    Một số học giả cho rằng tác giả là Hòa Thượng Pháp Dung núi Ngưu Đầu(Ngưu Đầu Pháp Dung), đệ tử đệ tứ Tổ Đạo Tín , vì dựa vào một vài câu vấn đáp trong Tuyệt Quán Luận cũng có ghi trong Tổ Đường Tập (viết năm 952) hoặc Tông Cảnh Lục (viết năm 960)- Trung Hoa Đại Tạng Kinh, quyển 70- là những sách viết sau Tuyệt Quán Luận quá lâu, thật không đủ chứng cớ.
    Lý do đằng sau những chứng lý này là bóng dáng của Bồ Đề Đạt Ma, một tiên sư đã làm chuyển hóa cả một dòng tư duy nhân loại, mà Phật học giới đã chuyển qua ba giai đoạn: thời xưa người ta tin tất cả những gì viết, nói về Bồ Đề Đạt Ma mà không cần chứng liệu lịch sử,giai đoạn thứ hai từ đầu thế kỷ với các phương pháp sử học, nghiên cứu của Tây phương, người ta nghĩ rằng Bồ Đề Đạt Ma là một con người của huyền thoại mà thôi, và giai đoạn hiện nay là với phương pháp khoa học cộng với những phát hiện khảo cổ như trường hợp động Đôn Hoàng, học giới đã chấp nhận quả thật có một Đạt Ma như vậy nhưng xét lại các giai thoại Tổ Đạt Ma phi hành về Tây Trúc, Tổ Tuệ Khả chặt tay cầu đạo với Tổ Đạt Ma. Vì vậy nếu giả dụ là không có một nhân vật Bồ Đề Đạt Ma thì làm sao mà có một tác phẩm của người? đó là lý do có một vài người đặt vấn đề. Tuy nhiên tất cả đều phải nhận Tuyệt Quán Luận là một văn bản Thiền cổ kính nhất và sâu sắc nhất trong toàn bộ Ngữ Lục Thiền Tông.

    IV.VỀ CÁC BẢN DỊCH:
    Hiện nay ngoài nguyên bản và san bản bằng Hán văn, chúng ta chỉ mới có bản dịch Nhật ngữ và bản dịch Anh ngữ của Gishin Tokiwa dịch từ bản Nhật ngữ. Bản Anh ngữ này mặc dù khá trung thực và hoa mỹ, nhưng chưa lột tả được thần khí sấm sét của nguyên bản. Chúng tôi sẽ cố gắng trình bày một bản Anh ngữ mới dịch thẳng từ nguyên bản Hán văn, hi sinh phần mỹ lệ để cố giữ lại phần nào thần khí tố phát của nguyên bản, bản Anh ngữ sẽ được giới thiệu sau bản Việt ngữ.
    Riêng bản Việt ngữ này chúng tôi tự cho rằng đây chỉ là bản sơ thảo. Chúng tôi thành thật kính mong chư vị thiện tri thức chỉ giáo, để mong rằng các bản dịch sau, hoặc của chúng tôi hay của các học giả khác, sẽ được hoàn hảo hơn.
    Cũng là để bổ chính cho bản Việt ngữ rất thô sơ này, chúng tôi cho ghi cả phần âm Hán Việt nguyên bản để độc giả có dịp đối chiếu với bản Việt ngữ. Nhiều đoạn chúng tôi trộm nghĩ nếu cứ để nguyên văn Hán Việt có lẽ còn súc tích hơn là dịch ra thuần nôm.
    Ở một nơi cô lậu, thiếu thầy,thiếu bạn, thiếu sách… việc làm của chúng tôi thật là một sự liều lĩnh hơn là một công trình nghiên cứu nghiêm túc. Xin chư vị đọc giả khoan dung cho những sơ sót chắc chắn là có rất nhiều ở đây.
    Bát Bất Đường, Đông chí 2526
    Vũ Thế Ngọc kính đề

    Tuyệt Quán Luận

    Đoạn một

    1.
    Phù đại đạo xung hư, u vi tịch quảng,bất khả dĩ tâm hội,bất khả dĩ ngôn thuyên. Kim thả lập nhị nhân, cộng đàm chân thật. Sư chủ danh Nhập Lý, đệ tử hiệu Duyên Môn. Ư thị Nhập Lý tiên sinh, tịch vô ngôn thuyết. Duyên Môn hốt khởi, vấn Nhập Lý tiên sinh viết: Vân hà danh Tâm? Vân hà an tâm? Đáp viết: Nhữ bất tu lập tâm, diệc bất tu cưỡng an. Khả vi an hỷ.

    1.
    Đạo lớn thâm sâu, u diệu mà tịch nhiên quảng đại, chẳng thể lấy Tâm mà hiểu, chẳng thể lấy lời mà giải. Nay thử lấy hai người, cùng nói điều chân thật. Sư chủ tên Nhập Lý, đệ tử gọi là Duyên Môn. Bấy giờ Nhập Lý tiên sinh tịch lặng chẳng nói. Duyên Môn bổng đứng dậy thưa với Nhập Lý tiên sinh:
    “ Cái gì gọi là Tâm, thế nào là An Tâm?”
    Đáp: “ Người chẳng cần cho rằng phải có cái Tâm, cũng chẳng cố cho được an. Như thế gọi là An đó.”

    2.
    Vấn viết: Nhược vô hữu tâm, vân hà học Đạo? Đáp viết: Đạo phi tâm niệm, hà tại ư tâm dã!

    2.
    Hỏi: “ Nếu như chẳng có Tâm, làm sao để học Đạo?”
    Đáp: “ Đạo chẳng thể lấy Tâm để nghĩ bàn được, thì há cần tâm ư!”.

    3.
    Vấn viết: Nhược phi Tâm niệm, đương hà dĩ niệm? Đáp viết: Hữu niệm tức hữu tâm, hữu tâm tức quai đạo. Vô Niệm tức vô tâm, vô tâm tức chân đạo.

    3.
    Hỏi: “ Nếu chẳng lấy Tâm để nghĩ bàn, thì lấy gì để nghĩ suy?”.
    Đáp: “ Có Niệm ắt có Tâm, có Tâm ắt sái Đạo. Vô Niệm tức Vô Tâm, Vô Tâm tức chân Đạo vậy”.

    4.
    Vấn viết: Nhất thiết chúng sinh thực hữu tâm phủ? Đáp viết: Nhược chúng sinh thực hữu tâm, tức điên đảo.Chỉ vi ư vô tâm trung nhi lập tâm, nãi sinh vọng tưởng.

    4.
    Hỏi: “ Tất cả chúng sinh thực đều có Tâm chăng?”
    Đáp: “ Nếu chúng sinh thực có Tâm, ắt sinh điên đảo. chỉ vì ở nơi Vô Tâm mà lấy làm Tâm nên sinh ra vọng tưởng”.

    5.
    Vấn viết: Vô Tâm hữu hà vật? Đáp viết: Vô Tâm tức Vô Vật, Vô Vật tức Thiên Chân, Thiên Chân tức Đại Đạo”.

    5.
    Hỏi: “ Vô Tâm có những gì?”
    Đáp: “ Vô Tâm tức Vô Vật ( không có gì cả),Vô Vật tức là Thiên chân (đầy đủ chân thật một cách tự nhiên), Thiên chân tức là Đại Đạo”.

    6.
    Vấn viết: Chúng sinh vọng tưởng vân hà đắc diệt? Đáp viết: Nhược kiến vọng tưởng, cập kiến diệt giả, bất ly vọng tưởng.

    6. Hỏi: “ Vọng Tưởng của chúng sinh diệt được chăng?”.
    Đáp: “ Như kẻ đã thấy Vọng Tưởng, lại thấy( có thể) diệt được thì chẳng xa lìa được vọng tưởng”.

    7.
    Vấn viết: Bất di diệt giả, đắc hợp Đạo lý phủ? Đáp viết: Nhược ngôn hợp dữ bất hợp, diệc bất ly vọng tưởng.

    7.
    Hỏi: “ Kẻ chẳng còn ( cần) diệt trừ ( vọng tưởng) thì hợp đạo lý chăng?”
    Đáp: “Nếu đã nói HỢP với BẤT HỢP là cũng đã chẳng xa rời được Vọng Tưởng”.

    8.
    Vấn viết: Nhược vi thời thị? Đáp viết: Bất vi thời thị

    8.
    Hỏi: “ Bấy giờ thì làm gì?”
    Đáp: “Chẳng có bấy giờ”.

  2. #2

    Mặc định

    Đoạn hai

    1.
    Duyên Môn vấn viết: Phù ngôn thánh nhân giả, đương đoạn hà pháp? Đương đắc hà pháp? nhi vân thánh dã. Nhập lý viết: Nhất pháp bất đoạn, nhất pháp bất đắc, tức vi thánh dã.

    1.
    Duyên Môn hỏi:” Nói về bậc Thánh nhân vì bỏ (đoạn) Pháp gì, vì được( đắc) Pháp gì, mà gọi là Thánh?”

    Nhập Lý đáp: “ Một pháp chẳng bỏ, một pháp không được, nên gọi là Thánh vậy.”

    2.
    Vấn viết: Nhược bất đoạn bất đắc, dữ phàm hà dị? Đáp viết: Bất đồng. Hà dĩ cố? Nhất thiết phàm phu vọng hữu sở đoạn, vọng hữu sở đắc.

    2.
    Hỏi:” Nếu chẳng bỏ chẳng được cùng phàm phu có khác gì?”

    Đáp:” Chẳng đồng. Là tại sao? Tất cả phàm phu vì mê lầm nên còn có điều phải đoạn bỏ, vì mê lầm nên còn có điều sở đắc.”

    3.
    Vấn viết: Kim ngôn phàm hữu sở đắc, thánh vô sở đắc. Nhiên đắc dữ bất đắc hữu hà dị? Đáp viết: Phàm hữu sở đắc tức hữu hư vọng. Thánh vô sở đắc tức vô hư vọng. Hữu hư vọng cố, tức luận đồng dữ bất đồng. Vô hư vọng cố, tức vô dị vô bất dị.

    3.
    Hỏi:” Nay nói phàm phu có điều sở đắc, thánh nhân chẳng có gì sở đắc. Như vậy ĐẮC và BẤT ĐẮC có gì khác biệt?”

    Đáp:” Phàm phu có điều sở đắc tức là có mê lầm. Thánh nhân chẳng có gì sở đắc tức là không mê lầm. Cho nên có mê lầm mới luận bàn ĐỒNG và BẤT ĐỒNG. Còn không mê lầm thì ( không còn phân biệt) vô dị( không khác) với vô bất dị gì nữa”.

    4.
    Vấn viết: Nhược vô thị giả, thánh danh hà lập? Đáp viết: Phàm phu dữ thánh nhân, nhị câu thị danh. Danh trung vô nhị, tức vô sai biệt. Như thuyết Qui Mao, Thố Gíac.

    4.
    Hỏi:” Nếu chẳng khác nhau thì cái tên Thánh nhân là gì?”

    Đáp:” Phàm phu với Thánh nhân cả hai chỉ là cái tên. Tên vốn không hai, chẳng có gì khác biệt. Giống như nói lông rùa sừng thỏ( những điều không có thật) ấy thôi”.

    5.
    Vấn viết: Nhược thánh nhân đồng qui mao thố giác giả, ứng thị tất cánh vô. Lịnh nhân học hà vật? Đáp viết: Ngã thuyết qui mao vô, bất thuyết quy diệc vô. Nhữ hà dĩ thiết thử nan dã!

    5.
    Hỏi:” Như vậy thánh nhân cũng như lông rùa sừng thỏ( những gì không thật); tất cả cuối cùng đều dẫn đến cái không, thì lấy gì để học đạo?”

    Đáp:” Ta nói lông rùa không, chứ chẳng nói rùa cũng không có. Người lấy thí dụ đó là khó ư.”

    6.
    Vấn viết: Vô Mao dụ hà vật? Quy dụ hà vật? Đáp viết: Qui dụ ư đạo, mao dụ ư Ngã. Cố thánh nhân Vô ngã nhi hữu đạo. Đãn bỉ phàm phu nhi hữu ngã hữu danh giã, như hoạnh chấp hữu quy mao thố giác giã.

    6.
    Hỏi:” Không có lông là ví với gì? Rùa ví với gì?

    Đáp:” Rùa ví với Đạo, lông ví với ngã. Vì vậy thánh nhân vô ngã nên có Đạo.Trái lại phàm phu chấp có Ngã có Danh, giống như cố cho rằng có lông rùa sừng thỏ vậy.”

    7.
    Vấn viết: Nhược như thử giả, Đạo ứng thị hữu, Ngã ứng thị vô. Nhược thị hữu vô, khởi phi hữu vô chi kiến? Đáp viết: Đạo phi thị hữu, Ngã phi thị vô. Hà dĩ cố,quy phi tiên vô kim hữu, cố bất ngôn hữu. Mao phi tiên hữu kim vô, cố bất ngôn vô. Đạo chi dữ ngã, tỷ loại khả tri.

    7.
    Hỏi:” Nếu như vậy, Đạo ứng với cái có đó, Ngã ứng với cái không đó. Với cái Có-Không-Không-Có đó, sẽ sinh ra kiến chấp hư vô( chẳng có chẳng không) chăng?

    Đáp:” Đạo chẳng là cái Có đó. Ngã cũng không phải là cái không đó. Là tại làm sao? Vì Rùa chẳng phải trước không nay có, nên chẳng thể nói là có. Lông rùa chẳng vì trước có nay không, nên không thể nói là Không. Đạo cùng với Ngã có thể hiểu giống như cách ví dụ đó.”

    8.
    Vấn viết: Phù cầu đạo giả, vi nhất nhân đắc da? Vi chúng nhân đắc da? Vi các cá đắc da? Vi tổng cộng hữu chi? Vi bản lai hữu chi? Vi phục hậu thành đắc chi? Đáp viết: Giai bất như nhữ sở thuyết. Hà dĩ cố, nhược nhất nhân đắc giả, Đạo tức bất biến. Nhược chúng nhân đắc giả, Đạo tức hữu cùng. Nhược các các đắc giả, Đạo tức hữu số. Nhược tổng cộng đắc giả, phương tiện tức không. Nhược bản lai hữu giả, vạn hạnh hư thiệt. Nhược tu thành đắc giả, tạo tác phi chân.

    8.
    Hỏi: “ Về người cầu đạo, chỉ riêng một người đắc chăng? Hoặc tất cả đều đắc? Hoặc mỗi kẻ mỗi đắc? Hoặc tất cả chung lại mà có? Hoặc lai đã sẵn có hay do tu tập rồi sẽ thành?”.

    Đáp:” Tất cả đều không như người nói. Tại là làm sao? Nếu riêng một người đắc, Đạo ắt không cùng khắp. Nếu chúng nhân đều đắc cả, Đạo ắt quá nghèo nàn. Nếu mỗi người mỗi đắc, Đạo ắt có nhiều (loại).Nếu cùng chung lại mà đắc, các phương tiện đều thành vô dụng. Nếu như bản lai sẵn có, ( bách giới) vạn hạnh chỉ là điều hư thiệt thôi sao? Nếu tu mà sau thành được, thì đó cũng chỉ là giả tạo không thật vậy”.

    9.
    Vấn viết: cứu cánh vân hà? Đáp viết: Ly nhất thiết căn lượng, phân biệt tham dục.

    9.
    Hỏi:” Cuối cùng còn nói gì?”.
    Đáp:” Xa mọi tính toán so sánh, cắt đứt mọi tham dục”.



    -Thánh nhân (arya)giác giả: bậc giác ngộ, ở đây chỉ Phật Thích Ca.
    -Tất cánh không(Atyanta Sunyata)= chân không.
    -Kinh Đại Niết Bàn có lời Phật dạy: Những gì trước có mà nay không có. Những gì trước không có mà nay có thì đều chẳng thật có.
    -Căn lượng(Indrya- Pramana) tính toán, đo lường, so sánh. Kinh Lăng Gìa(Bản dịch của HT Thích Thanh Từ) “ Lìa tất cả căn lượng thì không ngôn thuyết, không ngôn thuyết thì vô sanh. Vô sanh thì không diệt, không diệt thì tịch diệt, Tịch diệt thì tự tánh Niết Bàn.
    (Còn tiếp).

  3. #3

    Smile

    Hôm nay mới thấy, thật tuyệt luân, tuyệt luân!!!

    Để hôm nào dọn mình, thắp hương Trầm, đồng ngưỡng Linh cảm,... rồi tham gia chút ý mọn. :)

    Kính! :)
    một tiếng chim kêu lời kinh vọng
    núi trôi sông chảy mộng đoàn viên

  4. #4

    Mặc định

    Sách hay quá, tuyệt thật. Cám ơn b đã chia xẻ

  5. #5

    Mặc định

    rose4

    QUÁ TUYỆT - LOTUS 74 rose4

    BOX THIỀN RẤT CẦN NHỮNG BÀI TRỰC CHỈ NHƯ THẾ

    CẢM ƠN BẠN

    THÂN rose4

  6. #6

    Mặc định

    Thời gian trôi qua nhanh, mới đó mà năm sáu năm rồi.
    Chừng đó năm là chừng đó nghiệp được gieo cùng với hạt giống nghiệp quá khứ nói không chừng mê lầm " hoành tráng" nếu khôg nhờ bước ngoặc này.

    Quý H/đệ, vì tôn trọng bản quyền, công sức dịch thuật và nhà sách nên khi đó tôi chỉ đăng bấy nhiêu thôi. Nay ai muốn đọc thêm đầy đủ có thể tham khảo tại trang thuongchieu.net, tin rằng mọi người ai cũng biết.

    Xin cám ơn dịch giả, nhà phát hành, và các bạn đọc. Chúc sức khỏe dồi giàu!
    Trân trọng!

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lotus74 Xem Bài Gởi

    1.
    Đạo lớn thâm sâu, u diệu mà tịch nhiên quảng đại, chẳng thể lấy Tâm mà hiểu, chẳng thể lấy lời mà giải. Nay thử lấy hai người, cùng nói điều chân thật. Sư chủ tên Nhập Lý, đệ tử gọi là Duyên Môn. Bấy giờ Nhập Lý tiên sinh tịch lặng chẳng nói. Duyên Môn bổng đứng dậy thưa với Nhập Lý tiên sinh:
    “ Cái gì gọi là Tâm, thế nào là An Tâm?”
    Đáp: “ Người chẳng cần cho rằng phải có cái Tâm, cũng chẳng cố cho được an. Như thế gọi là An đó.”
    * Nay thấy các Vị đều khen hay , nói tuyệt. Vây Chẵng hay NÓ hay & tuyệt chổ nào? Các Vị có thể dùng lời Chân thật mà nói cho "tỏ-Rỏ" được chăng ?
    * Đầu tiên lấy câu 1 làm sáng tỏ. Như trên đã viết : "khog lấy Tâm để hiểu, khog dùng lời để giải". Vậy Ta lấy gì để ..."BIẾT" ?:nerd:
    * Xin mời các Vị....Ta cùng khai sáng nào ?:thumbs_up:
    :votay:wellcome1:votay:

  8. #8

    Mặc định

    Lấy cái không Tâm và không lời để Biết
    Mạo muội ghi vài dòng vậy thôi, Sách này đọc qua thấy hay, đọc lâu tí thấy mình quá ngu, đọc thêm tí mình trở về bé nhỏ hơn hạt cát rồi.

    Không dám bình loạn, chỉ cố học theo thôi.

  9. #9

    Mặc định

    tangbang
    Trích dẫn:
    Nguyên văn bởi lotus74 Xem Bài Gởi

    1.
    Đạo lớn thâm sâu, u diệu mà tịch nhiên quảng đại, chẳng thể lấy Tâm mà hiểu, chẳng thể lấy lời mà giải. Nay thử lấy hai người, cùng nói điều chân thật. Sư chủ tên Nhập Lý, đệ tử gọi là Duyên Môn. Bấy giờ Nhập Lý tiên sinh tịch lặng chẳng nói. Duyên Môn bổng đứng dậy thưa với Nhập Lý tiên sinh:
    “ Cái gì gọi là Tâm, thế nào là An Tâm?”
    Đáp: “ Người chẳng cần cho rằng phải có cái Tâm, cũng chẳng cố cho được an. Như thế gọi là An đó.”

    * Nay thấy các Vị đều khen hay , nói tuyệt. Vây Chẵng hay NÓ hay & tuyệt chổ nào? Các Vị có thể dùng lời Chân thật mà nói cho "tỏ-Rỏ" được chăn
    g ?* Đầu tiên lấy câu 1 làm sáng tỏ. Như trên đã viết : "khog lấy Tâm để hiểu, khog dùng lời để giải". Vậy Ta lấy gì để ..."BIẾT" ?
    * Xin mời các Vị....Ta cùng khai sáng nào ?

    MỘT CÂU HỎI HAY

    KHÔNG BIẾT CÓ KHAI SÁNG ĐƯỢC HAY CHỈ LÀM CHO NÓ TỐI THÊM !

    Trong cái chân như tỉnh lặng thanh tịnh ấy Một niệm khởi là trùng trùng

    duyên khởi Mà càng luận thì càng xa Do con người mang tập khí nhiều đời

    vọng tưởng điên đảo Nên các bậc thánh nhân giác ngộ đã chỉ cho chúng ta

    con đường - phương tiện hành trì quay lại chân tâm bản tính thanh tịnh của

    mình hầu

    hoà vào bản thể chân như mà thoát khỏi sinh tử luân hồi Trong trạng thái

    thanh tịnh tự chứng tự ngộ rốt ráo thanh tịnh đó dứt bặt ngôn từ xa lìa hí

    luận vọng tưởng thì làm sao có thể dùng lời nói mà diển đạt được

    Nhưng vì thế gian các bậc thánh đã dùng ngôn từ để làm phương tiện tương

    ưng hoặc không tương ưng để độ sanh Nên ĐỨC PHẬT nói ta thuyết pháp 49

    năm mà thật ra ta chẳng nói lời nào cả là ở ý này [ thế gian phương tiện ngôn

    từ - thắng nghĩa thì rốt ráo thanh tịnh ]

    Như chuyện PHẬT dùng ngón tay để chỉ mặt trăng

    Ngón tay là phương tiện - Mặt trăng là cứu cánh

    Nếu chấp ngón tay thì không bao giờ tới mặt trăng

    Mà nếu lìa ngón tay thì sẻ không biết đường đi tới mặt trăng....

    vài dòng chia sẻ

    Chúc bạn an lạc tinh tấn

    THÂN rose4

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nhanhoa123 Xem Bài Gởi


    MỘT CÂU HỎI HAY

    KHÔNG BIẾT CÓ KHAI SÁNG ĐƯỢC HAY CHỈ LÀM CHO NÓ TỐI THÊM !

    Trong cái chân như tỉnh lặng thanh tịnh ấy Một niệm khởi là trùng trùng

    duyên khởi Mà càng luận thì càng xa Do con người mang tập khí nhiều đời

    vọng tưởng điên đảo Nên các bậc thánh nhân giác ngộ đã chỉ cho chúng ta

    con đường - phương tiện hành trì quay lại chân tâm bản tính thanh tịnh của

    mình hầu

    hoà vào bản thể chân như mà thoát khỏi sinh tử luân hồi Trong trạng thái

    thanh tịnh tự chứng tự ngộ rốt ráo thanh tịnh đó dứt bặt ngôn từ xa lìa hí

    luận vọng tưởng thì làm sao có thể dùng lời nói mà diển đạt được

    Nhưng vì thế gian các bậc thánh đã dùng ngôn từ để làm phương tiện tương

    ưng hoặc không tương ưng để độ sanh Nên ĐỨC PHẬT nói ta thuyết pháp 49

    năm mà thật ra ta chẳng nói lời nào cả là ở ý này [ thế gian phương tiện ngôn

    từ - thắng nghĩa thì rốt ráo thanh tịnh ]

    Như chuyện PHẬT dùng ngón tay để chỉ mặt trăng

    Ngón tay là phương tiện - Mặt trăng là cứu cánh

    Nếu chấp ngón tay thì không bao giờ tới mặt trăng

    Mà nếu lìa ngón tay thì sẻ không biết đường đi tới mặt trăng....

    vài dòng chia sẻ

    Chúc bạn an lạc tinh tấn

    THÂN rose4
    * Những gì ĐH viết cũng là từ nghĩ-tưởng mà ra! Vẫn là lấy cái Tâm này mà suy diễn. tb hỏi ít, mà sao ĐH trả lời nhiều thế...hà.hà..:smug:
    - Như nhiều bài viết trước, tb đã viết : ...Chúng ta không cần phải đối cảnh, không cần phải hí-luận...Niệm vẫn sanh...diệt (Ý luôn sanh-diệt)
    * Như ĐH đã biết Thiền tông là Trực chỉ ,Đốn Ngộ : "Nói-viết, đối-đáp" không thông qua "Nghĩ-tưởng" . Nên .."..chẳng thể lấy Tâm mà hiểu, chẳng thể lấy lời mà giải." là thế!
    * ..hì.hì...Điều này chắc không Ai rành hơn ĐH phải kog ?:votay:
    :wave:

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tangbang Xem Bài Gởi
    * Những gì ĐH viết cũng là từ nghĩ-tưởng mà ra! Vẫn là lấy cái Tâm này mà suy diễn. tb hỏi ít, mà sao ĐH trả lời nhiều thế...hà.hà..:smug:
    - Như nhiều bài viết trước, tb đã viết : ...Chúng ta không cần phải đối cảnh, không cần phải hí-luận...Niệm vẫn sanh...diệt (Ý luôn sanh-diệt)
    * Như ĐH đã biết Thiền tông là Trực chỉ ,Đốn Ngộ : "Nói-viết, đối-đáp" không thông qua "Nghĩ-tưởng" . Nên .."..chẳng thể lấy Tâm mà hiểu, chẳng thể lấy lời mà giải." là thế!
    * ..hì.hì...Điều này chắc không Ai rành hơn ĐH phải kog ?:votay:
    :wave:
    . :party:1 :party:1 :party:1 :party:1


    . :wave: :wave: :wave:

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ngaymaitroicosang Xem Bài Gởi
    Lấy cái không Tâm và không lời để Biết
    Mạo muội ghi vài dòng vậy thôi, Sách này đọc qua thấy hay, đọc lâu tí thấy mình quá ngu, đọc thêm tí mình trở về bé nhỏ hơn hạt cát rồi.

    Không dám bình loạn, chỉ cố học theo thôi.
    * Các lời này của Ông,...từ đâu mà có ? ...là cái "Biết" của Ông phải kog ?
    - Vậy cái "Biết" này từ "Có Tâm hay không ...Tâm" ?

    P/s: "Đạo lớn thâm sâu..." chớ nào phải .."Đạo nhỏ.." mà càng đọc càng thấy mình là...Hạt cát !...hà.hà.di nang

  13. #13

    Mặc định

    hà hà .... Hạt Cát mà lại chứa đựng hằng hà sa số tam thiên đại thiên thế giới , vô lượng thế giới như thế .... hà hà ..... đáng lắm chứ ..... hihi
    Vô Thường Mà Thường
    Thường Mà Vô Thường

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi mysterious Xem Bài Gởi
    hà hà .... Hạt Cát mà lại chứa đựng hằng hà sa số tam thiên đại thiên thế giới , vô lượng thế giới như thế .... hà hà ..... đáng lắm chứ ..... hihi
    HẠT CÁT NÀO CHỨA ĐỰNG TAM THIÊN - ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI - VÔ LƯỢNG

    THẾ GIỚI BẠN TẶNG CHO TA MỘT HẠT NHÉ !

    THÂN rose4

  15. #15

    Mặc định

    thế muốn ý diệt đi àh TB nhỉ ..... diệt làm gì ..... chỉ cần quan sát thấy nó là đủ rồi ... diệt tìm diệt làm gì khi nó không thực thể ..... thứ không cầm nắm được diệt làm gì ..... cứ để nó tự nhiên như thế ..... hihi
    Vô Thường Mà Thường
    Thường Mà Vô Thường

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi mysterious Xem Bài Gởi
    thế muốn ý diệt đi àh TB nhỉ ..... diệt làm gì ..... chỉ cần quan sát thấy nó là đủ rồi ... diệt tìm diệt làm gì khi nó không thực thể ..... thứ không cầm nắm được diệt làm gì ..... cứ để nó tự nhiên như thế ..... hihi
    Cụ à!
    * Khi Mê "Tham-Sân-Si" là trước mặt, " Niệm là tự "Sanh". Cho đó là ..."Thường-hằng". Khi "Giác-Ngộ, Giãi -thoát". Nó thời tự "Diệt". Là...Không thật có.:day_dreaming:
    -... Nhà Cháy, Ta biết lúc nào mà chữa! Nó...có hẹn giờ để....Cháy chăng ! :crying:1
    * Khi đã giãi-thoát , Giác-Ngộ. Không lý ....Niệm vẫn mang theo!:confused:


    * ... còn Niệm, là còn...Sanh-diệt!
    * Hảy diệt Nó = ....Giải thoát !:hee_hee:

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tangbang Xem Bài Gởi
    Cụ à!
    * Khi Mê "Tham-Sân-Si" là trước mặt, " Niệm là tự "Sanh". Cho đó là ..."Thường-hằng". Khi "Giác-Ngộ, Giãi -thoát". Nó thời tự "Diệt". Là...Không thật có.:day_dreaming:
    -... Nhà Cháy, Ta biết lúc nào mà chữa! Nó...có hẹn giờ để....Cháy chăng ! :crying:1
    * Khi đã giãi-thoát , Giác-Ngộ. Không lý ....Niệm vẫn mang theo!:confused:


    * ... còn Niệm, là còn...Sanh-diệt!
    * Hảy diệt Nó = ....Giải thoát !:hee_hee:
    hihi .... nó không ràng buộc là giải thoát chứ có chi đâu mà dài dòng ..... hihi
    Vô Thường Mà Thường
    Thường Mà Vô Thường

  18. #18
    Lục Đẳng Avatar của vothuong1978
    Gia nhập
    Dec 2011
    Nơi cư ngụ
    Thánh Địa Tâm Linh
    Bài gởi
    16,168

    Mặc định

    @tangbang:
    * ... còn Niệm, là còn...Sanh-diệt!
    * Hảy diệt Nó = ....Giải thoát !
    @mysterious:
    hihi .... nó không ràng buộc là giải thoát chứ có chi đâu mà dài dòng ..... hihi
    @vothuong1978:
    nên mới nói ko sinh ko diệt, nhưng trước tiên phải sinh trước rùi mới diệt, sinh là để cái tự tánh nó trở về cái tâm như như.....khi về dc cái tâm ấy thì tự động nó diệt...chứ ko phải chết là diệt như tangbang nói và ko ràng buộc như mysterios nói.
    càng có những câu kết quả thì càng phóng tâm, tâm đã phóng thì ko có giữ dc. lại có người nói đã thấy thì giữ làm ji`...nhưng họ lại ko bik họ chỉ thấy là thấy cái sàn lọc chứ họ chưa rõ cái thật tánh đã vội lầm nó là kiến tánh. Nhưng dù sao đi nữa ko phóng ko thu thì sẽ thấy tự tánh......tự tánh như như thì sẽ giải thoát...vì sao tôi nói thế...vì lúc này bạn sẽ là thầy của bạn...:wave:
    Thị Trấn Về Đêm...

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi HoaTuLien Xem Bài Gởi
    Andy khueync ac ban thuc te di razz, cacban dem loi phat bo tat noi va` ban luan nhu nhung con vet,, can ban Phap lam thi chau ra cai ji`,, nhung suot ngay` chan như voi tu tánh,, 5gioi cac ban làm con ko tròn ,,
    cac ban con chưa biêt duoc nguon goc cua 3 laoi tam hinh niem ra sao , lam sao , cac ban con chua hiu duoc , tưng kiepcac ban tu hco nhap thai xuat tahi nho gi ra sao , cac ban con chua thay ro nhan quả,
    khi 1ban do lam 1viec thein hat giong nay the nao ra sao , Khi chuan bi khoi~ 1 neim thi no the na`o,, .. ANDYNoi cacban hay bo tgian am tu hoc hơn len day hy luan noi chueyn Vu~ tru trong khi ban than cac ban chi lam duoc ko den cai vo~ o ngoai`,,
    ANDY thuong cac ban nen khueyn bao~,
    dung co dem loi To Phat laun ba`n , thưc te cac ban chap van tu, chap tanh ko qua nhiu am` cac ban ko biet, hiu thi` sai hiu ko den , , con chau7 hiu phatnoi cai ji thi soa kO thưc han`h,, noi nhiu vo ich wow raazz,
    tu hơc la chochinh ban thanun hoi thao~ cac ban , chư cho nguoi nao`, ma phai chưng minh,, un hoi hop to chuc ,, DUNGLA NHUNG TRO TRE` CON ,,raaz,,
    sinh tu thi con chau tahy dau moi' , luan hoi chua beit ra sao , , cưu ai duoc,,
    chi cothe gap thi cua ngueyn cho nguoi`, neu co duyen ,huong dan ho tu hoc,,
    dola nhung gi ANDY noi chan thanh,, cacban ba`n laun hay sôini , nhung neu như vo thuong xay ra, ngaoi y muon '
    , 1 ai di tren duong den noi hoi hop, co tai nan xay ra ,, thi chet di ve dau ? un khi chet cacban alm soa beit dau al canh gioi that gia,,,,
    ANDY khueyn hay tu lam` chu tam cac ban truoc di,,
    con chueyn noi chinh tam tu lueyn tahm sau , buon cuoi`,, ANDYnoi la` ke do alc phap ma ko biek,, kheuyn ko nge thi ko can phai noi nau dau raaz
    ANDY chan thanh khueyn cac ban hay xuong dất đi, va dung lam nhưng chueyn vo ich,
    phóng tâm lâun bàn
    kinh phât bo tát
    3 doc them sau
    tung hô đac y'
    cung nahu den hoc.
    tư man dien loan
    cai chet bat ngo`
    sinh tữ mê mơ`
    quỷ sư diêm vuơng
    dap dau như heo
    khoc al nmo7i biet
    ta thât pham phu
    dien doa thi phi,
    gio muon hoi han
    tu hco ngheim tuc
    thi ko con duoc
    vao noi dia nguc
    chiu toi bao do
    KHỖ KO NEN lời
    OM MA NI PAD MÊ HUM
    bye raaz



    * Người Việt nói viết bằng ngôn từ ...Việt, chỉ sai 1 dấu ,1 từ .Thời đã có cái hiểu sai-trật. :confused:
    * Nay HTLien muốn "Độ người", mà nói -viết ...chẳng cần Ai biết, chẳng cần Ai hiểu. Mặc cho Người muốn nghĩ sao, thì nghĩ :whew:.

    * Một khi còn chưa làm chủ được ngôn từ, còn chưa biết lời (viết) của mình từ đâu mà ra. Mở miệng là lên lớp, dạy đời.
    * Ấy là ... "Tham nói". là cái :"Tham rất thô ", rất dễ nhìn thấy .Là lời "hư-vọng"...Là 1 trong 5 giới cấm căn bản của 1 Người Phật-tử.

    * Nay tự cho mình là cao, tự cho mình là "Sư Phụ", nhận người làm trò! Ấy là "tự TRÓI" mình vào ...Sanh-tử!

    -Tuổi đời còn trẻ .Hảy tập nói lời "Thật-Tâm",hảy cố tập làm chủ ..."Thân-Khẩu-Ý",
    * Lời "Thật-Tâm" chưa có, Thì chưa thể có lời...."Chân-Thật" được . Điều này, HTLien có rỏ không ?

    P/s: "Nhập gia thì tùy tục.". Hảy tập lắng nghe & thấu hiểu. Trước khiThuyết...HTLien à! !
    - Hảy nhờ "Đệ tử VoThuong" ...diễn nghĩa nha HTLien:happy:

  20. #20
    Lục Đẳng Avatar của vothuong1978
    Gia nhập
    Dec 2011
    Nơi cư ngụ
    Thánh Địa Tâm Linh
    Bài gởi
    16,168

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tangbang Xem Bài Gởi
    * Người Việt nói viết bằng ngôn từ ...Việt, chỉ sai 1 dấu ,1 từ .Thời đã có cái hiểu sai-trật. :confused:
    * Nay HTLien muốn "Độ người", mà nói -viết ...chẳng cần Ai biết, chẳng cần Ai hiểu. Mặc cho Người muốn nghĩ sao, thì nghĩ :whew:.

    * Một khi còn chưa làm chủ được ngôn từ, còn chưa biết lời (viết) của mình từ đâu mà ra. Mở miệng là lên lớp, dạy đời.
    * Ấy là ... "Tham nói". là cái :"Tham rất thô ", rất dễ nhìn thấy .Là lời "hư-vọng"...Là 1 trong 5 giới cấm căn bản của 1 Người Phật-tử.

    * Nay tự cho mình là cao, tự cho mình là "Sư Phụ", nhận người làm trò! Ấy là "tự TRÓI" mình vào ...Sanh-tử!

    -Tuổi đời còn trẻ .Hảy tập nói lời "Thật-Tâm",hảy cố tập làm chủ ..."Thân-Khẩu-Ý",
    * Lời "Thật-Tâm" chưa có, Thì chưa thể có lời...."Chân-Thật" được . Điều này, HTLien có rỏ không ?

    P/s: "Nhập gia thì tùy tục.". Hảy tập lắng nghe & thấu hiểu. Trước khiThuyết...HTLien à! !
    - Hảy nhờ "Đệ tử VoThuong" ...diễn nghĩa nha HTLien:happy:
    Nghiệp ai nấy gánh
    Tiền ai nấy xài
    Ai ăn nấy no
    Nhà ai nấy ở
    Mắc mớ ji` ta
    Ta là vô thường
    Vô thường là ta
    Vì chẳng có ta
    Thì đâu tên gọi
    Lời mi nhỏ nhẹ
    Lắm lúc thối tai
    Nhắc khéo cho người
    Tâm luôn phóng dật
    Phóng rồi lại thu
    Thu rồi lại phóng
    Vậy thôi đừng thu
    Thì đâu phóng dật
    Dịch đại luôn đi
    Thì đâu như vầy
    Sinh thêm bài rác.
    Thị Trấn Về Đêm...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •