kết quả từ 1 tới 15 trên 15

Ðề tài: Thiện lạc, nội lạc, vô tâm lạc

  1. #1

    Mặc định Thiện lạc, nội lạc, vô tâm lạc

    Như Tác giả đã viết :" là những bài viết ngắn của hành giả trên bước đường...tu học để tự cảnh sách mình, để định hướng tham thiền,để lập chí trường cữu...và cảm nghiệm trong tham thiền...". lotus74 gởi đây không biết có giúp ích gì cho các bạn chăng? KÍNH .

    (Tr 277, THAM THIỀN TỰ CẢNH SÁCH VĂN, Tác giả: Thanh Lương Thích Thiện Sáng).

    Cuộc sống với nhiều phồn tạp,mà khuynh hướng dục nhiễm quả thật là trầm trọng làm con người sống trong trì trệ,tội lỗi và đau buồn. Thế nên thiện pháp là pháp đối mà có khuynh hướng làm cho đời sống an lạc,tuy không phải là cứu cánh tuyệt đối, nhưng rất đáng bỏ công để thực hành,vì cuộc sống được hướng dẫn bằng con đường thiện pháp chắc chắn sẽ đem hành giả một cuộc sống an lành, vì lợi ích cho mình và cho người, đáng được ca ngợi và tán thán , bất cứ ai thắp sáng cuộc đời bằng thiện pháp đều là những bông hoa đẹp của cuộc đời, đều là ngọn gió mát thổi tan sự nóng bức cháy khô của tội lỗi, đều là ánh sáng soi rọi đường đi cho nhân sinh đau khổ. Cuộc sống sẽ có ý vị thâm trầm khi có thiện pháp, niềm vui sẽ thấm thía nhẹ nhàng với tác động của nó, nên người xưa nói “Vi thiện tối lạc”(làm điều thiện là vui hơn hết).
    Hành giả tìm chân lý phải nghiêm túc thực hành thiện pháp,chân lý chưa biết nơi đâu, nhưng chân lý gần gũi nhất để giúp hành giả không bị đau khổ chính là thiện pháp. Thật là phi lý khi đi tìm chân lý mà không giải trừ những ham muốn thấp hèn, tội lỗi và phát huy thiện pháp.Vì nhân quả phải tương ưng nhau,không thể với nhân xấu ác mà lại đưa đến một quả thiện lành được.cho nên hành giả phải thật sự tin vào sự chắc thật của kết quả thiện pháp để giải trừ những tập nghiệp xấu xa và phát huy những đức hạnh tốt đẹp.
    Còn về nội lạc lại đặc sắc hơn và khó đạt được. Người bình thường thế gian thật khó mà nghĩ ra đều gì đó làm cho mình cực vui mà không phải từ bên ngoài đưa đến,vì người đời thường chỉ nghĩ đến những niềm vui giác quan luôn luôn phải có đối tượng làm chất xúc tác kích thích.Nội lạc đòi hỏi phải có sự tĩnh lặng tâm hồn, được thực hành qua các pháp tọa thiền.khi tâm trí bớt vọng động và chuyên nhất thì ai ai cũng đều cảm nghiệm được một lạc thọ vô ưu từ trong tâm thức tuôn tráo ra, trong khi lạc thọ giác quan lệ thuộc vào đối tượng bên ngoài nên luôn luôn đi theo lạc thọ đó là lo âu , phiền muộn.lạc thọ nội tâm cũng có thể củng cố và tăng trưởng bằng sự tọa thiền siêng năng cũng như sự tỉnh giác trong sinh hoạt bình thường, càng giũa mài thì sự thâm diệu của nội lạc càng rõ ràng phát triển và đáng ưa thích, điều này làm hành giả sống lạc quan dù không cần nương tựa vào đối tượng bên ngoài,và tâm thức sẽ càng mở rộng đón nhận tất cả hiện hữu với tinh thần không chiếm hữu.Nội lạc còn gọi là thiền lạc, hành giả nào có công phu miên mật đều có thể cảm nghiệm được điều này một cách chân thật rõ ràng.Thật là điều vui mừng lớn khi tâm thức hành giả đã trở nên bình thường,dể dàng đi vào nội lạc để nuôi lớn tâm thức.
    Còn về vô tâm lạc thì sự phi thường mầu nhiệm còn độc đáo hơn nhiều, nhưng sống được với vô tâm thật là bình sanh hạn hữu, chỉ một lần cảm nghiệm vô tâm hành giả sẽ không bao giờ quên, ấn tượng này sẽ ảnh hưởng và hướng dẫn hành giả trong cuộc sống hằng ngày. Mọi ước vọng mong cầu , chiếm hữu ,lo toan…đều là sự biểu lộ của hữu tâm,trong đó có sự ngăn ngại, bất bình, sợ hãi.Còn vô tâm tức là mọi hiện hữu của ngã tính đều vắng bặt, tâm thức hành giả sẽ bao la vô tận, tình thương thật dạt dào. Nếu hành giả không thường trực sống được với vô tâm thì vẫn phải công phu tự giác nuôi dưỡng và phát triển nó, càng sống được với tâm thức vô tâm thì sự tự tại an vui thật vô cùng tận.
    Thiện lạc, nội lạc và vô tâm lạc hỗ trợ nhau để cuộc sống đúng nghĩa là niết bàn lạc. Cái an lạc vĩnh cữu mà hành giả có thể đạt được ngay trong cuộc sống này chứ không đâu xa xôi cả.

  2. #2

    Mặc định

    "chỉ một lần cảm nghiệm vô tâm hành giả sẽ không bao giờ quên" cá nhận của tôi về câu nói trên đã cám thấy sự vô tâm như thế này ko biết đây có phải không cảm nhận như sau: một lần tôi bị xe đụng ngã xuống đường lúc đó tôi cảm nhận một sự im lặng, trống vắng lạ thường giữa phố phường đang là giờ cao điểm, tôi cảm thấy mọi sự bao la rộng lớn người tôi như có cảm giác nhẹ nhàng bay bỏng, cám giác này rất lạ.....nhưng khi tỉnh dậy cả người tôi đều đau nhức, nặng nề mất đi cái cảm giác trong lúc nãy.....xin hỏi bạn đó có phải là vô tâm lạc không ( tôi đã từng ngồi thiền và tìm dc sự khinh an trong đó)

  3. #3

    Mặc định

    Có thể Khi bị tai nạn bạn lọt vào trong gì rồi, xin lỗi bạn tôi không thể giải thích nổi, nhưng cảm giác đó thì tôi có trải qua, còn khinh an trong lúc bạn ngồi thiền thì đó là nội lạc, tôi nghĩ, vô tâm lạc như tác giả viết là so với bức thứ 9 hay 10 trong thập mục ngưu đồ bạn ạ ! Vì thế nên nói bình Sanh hạn hữu là vậy.Vì còn biết vô tâm thì chưa thật sự vô.
    Nên có thầy để thưa hỏi thì tốt hơn.
    Trân trọng!
    Last edited by lotus74; 25-02-2011 at 12:02 PM.

  4. #4

    Wink

    chào bạn, theo bạn viết:"...còn biết vố tâm thì chưa thật sự vô...''.Thật sự tôi không biết cảm nhận lúc đó là gì chỉ thấy thật vắng lặng và bình yên, nhẹ bổng...và tôi nhớ mãi ..... Rồi thời gian trôi qua, tôi có hỏi vài sư phụ nhưng có lẻ không đủ nhân duyên nên tôi vẫn chưa có sự giái thích nào thích hợp. Và cách đây ba tháng, vào buổi chiều tà, tôi bưng mâm cháo lên phòng thường trực, bình thường phòng lúc nào cũng có phật tử hửu sự đến để cúng dường, cầu an... Nhưng hôm đó phòng không có ai cả, tôi đứng đó, bất chợt không gian thời gian như dừng lại, tôi không còn nghe âm thanh xung quanh nữa, kể cả tiếng lao xao của cây cỏ chim muông nào cả, chỉ có sự vắng lặng mênh mông, một sự bình yên tràn ngập lạ lùng, tương tự cảm giác của 11 năm về trước tôi đã kể, tôi cũng không biết đó là gì! Mãi đến lúc đọc bài "Thiên lạc an lạc vô tâm" tôi mới cảm thấy nó giống với trạng thái vô tâm lạc trong bài của bạn là không còn: "...mnong cầu lo toan...mọi hiện hửu của ngả tình đề vắng bặt.."
    tất nhiên là tôi chỉ cảm nhận được 1 thoáng thôi. Sự mênh mông bình lặng đó, nyhuwng quả thật là hạnh phúc bạn à! Tôi cảm ơn bạn Vô cùng khi đọc bài "thiên lạc nội lạc vô tâm lạc" mà bạn đã post.

  5. #5

    Mặc định

    Còn tui, thời gian trước (cách nay khoảng mấy năm), khi ngồi Thiền nhiều lần tôi thấy mình mỉm cười. Thế rồi thời gian này thì thấy có nước mắt ứa ra. mấy tháng trước thì nước mắt chảy nhỏ giọt (tâm trạng chẳng có gì xúc động). Xin hỏi các Đạo hữu là những hiện tượng trên mọi người tu Thiền có thường gặp không và có thể thì chỉ giáo giúp. Cảm ơn!

  6. #6

    Mặc định

    Cám ơn bạn, chúng ta là người một nhà ! Chúc bạn và mọi người luôn an lạc!

  7. #7

    Mặc định

    CHỦ ĐỀ " VI THIỆN TỐI LẠC"

    Không làm việc ác
    Chỉ làm việc lành
    Giữ tâm ý thanh tịnh.
    Lời Phật dạy


    Tiếng khảy móng tay.

    Không thấy được sức mạnh trong lành (cũng như sức mạnh rác rến) của chính mình là một nghiệp tội rất lớn, tạo ra chỉ vì ta mê muội về chính mình.

    Chào các bạn,

    Một tiếng khảy móng tay có thể rung động đến vô lượng thế giới. Ta thường nghe như thế, nhưng ta có hiểu câu này gần gũi với đời sống cơm gạo hàng ngày của ta thế nào không? Đây có vẻ như là một loại ẩn ngữ chỉ một số người đặc biệt có thể hiểu được? Hay chỉ là một loại nói phóng đại không thực sự chính xác?

    Thật ra, nếu bạn nhậy cảm với đời, bạn có thể thấy được sự thật về ảnh hưởng liên hoàn trong cuộc đời như thế. Hãy quan sát một cái còn nhỏ hơn cả tiếng khảy của móng tay—một tư tưởng. Tư tưởng trong đầu ta chẳng có một âm thanh nào nhưng vẫn có thể rung động đến vô lượng thế giới. Chúng ta có biết điều đó không?

    Giả sử rằng bạn tâm niệm một điều trong lòng là sẽ yêu thương mọi người. Nếu bạn quyết tâm thực hành như thế thì đương nhiên là bạn luôn có một tác phong hiền dịu yên mến. Và chắc chắc là rất nhiều người trong thế giới của bạn—thân nhân, hàng xóm, bạn học, bạn làm việc–sẽ ảnh hưởng thái độ hiều dịu yêu mến của bạn, không ít thì nhiều. Và thái độ của họ đương nhiên là lây lan phần nào qua những người khác trong thế giới của họ. Và cứ như thế mà lây lan qua bao nhiêu thế giới khác của bao nhiêu người khác, mãi mãi.

    Một tư tưởng có thể rung động đến vô lượng thế giới.

    Hiểu biết này đưa đến một số hệ luận quan trọng trong cách sống của chúng ta:

    1. Cẩn trọng với những điều ta suy nghĩ

    Tất cả mọi tư tưởng của chúng ta đều có thể ảnh hưởng đến vô lượng thế giới. Cho nên, ta cần huấn luyện và thanh lọc tư tưởng của mình, đừng nghĩ đến rác rến bẩn thỉu, điều ác, điều xấu, điều ganh ghét, thù hận, tham sân si. Hàng ngày, hãy luôn luôn nghĩ đến những điều trong sáng hiền dịu, yêu người, thành thật, khiêm tốn, tích cực.

    Tư tưởng của ta hoặc tạo thêm rác cho thế giới, hoặc tạo thêm ánh sáng cho thế giới.

    Chúng ta không cần phải làm gì cả. Chỉ những tư tưởng trong đầu ta tự chúng đã ảnh hưởng đến thế giới của ta.

    2. Cẩn trọng với sức khỏe tinh thần của chính mình

    Đương nhiên là nơi được ảnh hưởng đầu tiên và mạnh nhất của tư tưởng của ta chính là ta.

    Tư tưởng của ta chính là dưỡng chất và sự sống của ta. Hãy để cho dòng dưỡng chất chảy trong ta trong lành cho cơ thể, đừng cho đủ thứ HIV độc hại chảy trong đó. Ta là người đầu tiên chịu ảnh hưởng của chính tư tưởng của mình.

    3. Tiếng tăm đến từ tư tưởng

    Tư tưởng ảnh hưởng đến tác phong. Rồi bắt đầu từ những nhận xét về tác phong của ta, của những người quanh ta và biết ta hàng ngày, như thân nhân và bè bạn, mà tiếng tăm của ta được thành hình. Cho nên tiếng tăm của ta đối với thế giới thực sự bắt nguồn từ trong tư tưởng của ta.

    Hữu xạ tự nhiên hương là thế. Có tư tưởng tốt trong đầu thì tự nhiên có tiếng tăm tốt với thế giới bên ngoài.

    4. Đừng bao giờ nói: Tôi nhỏ bé quá, tôi chẳng làm được gì cho đất nước của tôi tốt hơn, cho thế giới của tôi tốt hơn.

    Tư tưởng.

    Tư tưởng của mỗi người chúng ta tự làm việc cho thế giới của chúng ta.

    Hãy suy nghĩ thường xuyên về các điều tích cực, trong sáng, khiêm tốn, thành thật, nhân ái, hòa bình… Chính các tư tưởng này trong đầu ta, trong một cách làm việc âm thầm nhưng liên lĩ của chúng, sẽ làm cho thế giới của ta tốt đẹp hơn.

    5. Ta có thể tăng ảnh hưởng của tư tưởng của ta trên thế giới rất nhiều lần

    Nếu ta tăng sức mạnh của tư tưởng của ta lên nhiều lần–bằng cách ngồi thiền tập trung vào các tư tưởng đó, hay viết/nói về nó để chia sẻ với người khác, hay thực hiện nó ra hành động bên ngoài—thỉ ảnh hưởng của tư tưởng của ta trên chính ta và trên thế giới của ta cũng vì đó mà tăng lên rất nhiều lần.

    Cho nên, các bạn,

    Đừng xem thường sức mạnh của tư tưởng của chính mình. Đừng bao giờ nói tôi chẳng làm được gì cho thế giới này cả. Tư tưởng trong lành của ta luôn luôn góp phần chuyển hóa thế giới.

    (Vì thế mà “cầu nguyện” luôn luôn là một phần rất lớn và rất chính trong các trường phái tâm linh. “Cầu nguyện” là tạo ra các tư tưởng trong lành và tập trung vào đó để các tư tưởng này chuyển hóa thế giới.

    Người ta gọi là “cảm ứng”. Cầu nguyện là “cảm” về điều ta cầu nguyện, “ứng” là hiệu quả của cầu nguyện.

    Nếu có “tư tưởng” thì có “ảnh hưởng” dây chuyền. Nếu có ‘cầu nguyện” thì có “phép lạ”. Nếu có “cảm” thì có “ứng”).

    Tư tưởng của ta có sức mạnh rất lớn trong đời sống này. Các bạn, đừng coi thường tư tưởng của mình. Không thấy được sức mạnh trong lành (cũng như sức mạnh rác rến) của chính mình là một nghiệp tội rất lớn, tạo ra chỉ vì ta mê muội về chính mình.

    Một tư tưởng có thể rung động đến vô lượng thế giới.

    Chúc các bạn một ngày tịnh ý.

    TDH. dotchuoinon

  8. #8

    Mặc định

    Giải thoát khỏi ngục tù.

    Chào các bạn,

    Con người của ta chỉ là các thói quen tập hợp lại, từ ăn uống ngủ nghỉ, đến cảm xúc vui buồn giận ghét, đến cách suy nghĩ và hành động. Ăn mỗi ngày 3 bữa, sáng uống cà phê, ai khen thì vui, ai đụng chạm thì nổi nóng, gặp điều không vừa ý thì trầm uất, gặp người nói nhiều thì kết luận là không tin được và không muốn liên hệ tiếp… Hàng nghìn các thói quen như thế kết hợp thành con người đặc biệt của mỗi người chúng ta, định danh định hình ta, làm ta là ta mà không là ông/bà hàng xóm.

    Tập hợp thói quen này cho mỗi người chúng ta một giá trị đặc biệt, có một không hai, không giống ai trên đời, cho nên “Anh yêu em vì em là em mà không là người khác”. Nhưng cũng chính các thói quen này làm cho mỗi chúng ta hoạt động như một bộ máy vi tính lớn, với các chương trình có sẵn, “ấn nút” này thì giận, nút kia thì ghen, nút nọ thì gây lộn… Nếu suy nghĩ thật kỹ, các bạn có thấy là con người của ta thực ra chỉ là một bộ máy hỉ nộ ái ố tham sân si không? Cứ có input A là tự động cho ra output A’. Rõ ràng là chúng ta không hề có tự do tự chủ gì cả. Chỉ là một bộ máy tâm sinh lý, ấn nút nào thì phản ứng kiểu nút đó.

    Bậc thức giả gọi đó là si mê hay tù ngục.

    Vì thế, nếu bạn thông thái, bạn sẽ nhận ra là việc chính của ta là phải tự giải thoát, tự giải phóng, liberate ourselves ra khỏi tù ngục đó. Có nghĩa là, chúng ta phải tự chủ, phải chỉ huy được các cảm xúc, tư duy và hành động của mình, không thể để chúng tự động chạy như một bộ máy vô tri.

    Tự chủ, có nghĩa là:

    • Người ta chửi bới tôi, thay vì phản xạ nổi nóng, tôi không nổi nóng.
    • Tôi vừa bị mất tiền, thay vì stress, tôi không stress.
    • Hắn vừa thắng tôi trong một cuộc thi, thay vì ganh ghét, tôi lại mừng cho hắn.
    • Thay vì nói dối để được những người này phục, tôi sẽ nói thật.
    • Hắn mới học xong tiểu học, nhưng sẽ là thầy dạy tôi trồng cây và tôi sẽ đối xử với hắn như thầy tôi.


    Các bạn, chúng ta muốn sống theo kiểu bộ máy đã lập trình của mình xưa nay, hay phải thoát ra được mọi lập trình có sẳn, tự chủ và chỉ huy được cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mình, theo cách mình thực sự muốn ?

    Nếu bạn không muốn thoát ra khỏi hệ lập trình, thì dù bạn có đọc 100 quyển sách Học Làm Người cũng vô ích, vì mọi cách làm người bạn học được cũng chỉ là những lập trình mới cho bạn. Không thoát ra được phản xạ lập trình.

    Và muốn thoát ra khỏi vòng phong tỏa của phản xạ lập trình, bạn phải rất kiên trì luyện tập để khắc phục phản xạ. Nếu người ta mắng mình, mình cố dằn nóng, cố tự bảo mình đó là bài học khiêm tốn cho mình, cố nhận ra rằng vấn đề của mình không phải là câu nói của người ta mà là phản xạ tâm l‎ý đang trói chặt mình, cố vui vẻ hòa nhã với người ta cũng y như người ta vừa khen mình… cộng với thiền định và cầu nguyện thường xuyên… từ từ chúng ta sẽ khắc phục được phản xạ, thoát ra khỏi tù ngục của chính mình.

    Và khi bạn đã tự giải thoát được rồi, bạn sẽ nhận ra là điều quan trọng nhất trên đời bạn phải làm là chỉ lại cho người khác cách luyện tập để họ có thể thoát ra khỏi vòng tù ngục của chính họ.

    Bởi vì thực sự là mọi người trên thế giới đều bị phong tỏa trong ngục tù phản xạ lập trình. Chỉ một số rất ít những người may mắn có được trí tuệ và kiên trì mới có thể tự giải thoát mình. Và khi đã thành bướm, bạn sẽ thấy là điều quan trọng nhất cho mọi con nhộng là thành bướm, và bạn sẽ cảm thấy bạn cần giúp tất cả mọi con nhộng thành bướm, chỉ vì bạn đã tự nhiên có nhân ái trong lòng.

    Chúc các bạn một ngày giải thoát.

    Mến,
    TDH, dotchuoinon
    Last edited by lotus74; 25-02-2011 at 06:23 PM.

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi bichthuybt Xem Bài Gởi
    chào bạn, theo bạn viết:"...còn biết vố tâm thì chưa thật sự vô...''.Thật sự tôi không biết cảm nhận lúc đó là gì chỉ thấy thật vắng lặng và bình yên, nhẹ bổng...và tôi nhớ mãi ..... Rồi thời gian trôi qua, tôi có hỏi vài sư phụ nhưng có lẻ không đủ nhân duyên nên tôi vẫn chưa có sự giái thích nào thích hợp. Và cách đây ba tháng, vào buổi chiều tà, tôi bưng mâm cháo lên phòng thường trực, bình thường phòng lúc nào cũng có phật tử hửu sự đến để cúng dường, cầu an... Nhưng hôm đó phòng không có ai cả, tôi đứng đó, bất chợt không gian thời gian như dừng lại, tôi không còn nghe âm thanh xung quanh nữa, kể cả tiếng lao xao của cây cỏ chim muông nào cả, chỉ có sự vắng lặng mênh mông, một sự bình yên tràn ngập lạ lùng, tương tự cảm giác của 11 năm về trước tôi đã kể, tôi cũng không biết đó là gì! Mãi đến lúc đọc bài "Thiên lạc an lạc vô tâm" tôi mới cảm thấy nó giống với trạng thái vô tâm lạc trong bài của bạn là không còn: "...mnong cầu lo toan...mọi hiện hửu của ngả tình đề vắng bặt.."
    tất nhiên là tôi chỉ cảm nhận được 1 thoáng thôi. Sự mênh mông bình lặng đó, nyhuwng quả thật là hạnh phúc bạn à! Tôi cảm ơn bạn Vô cùng khi đọc bài "thiên lạc nội lạc vô tâm lạc" mà bạn đã post.
    -------------------------------------------------------------
    Đây là trạng thái thiền diệt ,thọ ,nhưng chỉ vì một lý do nhân duyên đạo hữu lọt vô ,còn thiền diệt là người chuyên thiền tự họ đều kiển thần thức lên cảnh giới thiền,diệt thọ,
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi bichthuybt Xem Bài Gởi
    chào bạn, theo bạn viết:"...còn biết vố tâm thì chưa thật sự vô...''.Thật sự tôi không biết cảm nhận lúc đó là gì chỉ thấy thật vắng lặng và bình yên, nhẹ bổng...và tôi nhớ mãi ..... Rồi thời gian trôi qua, tôi có hỏi vài sư phụ nhưng có lẻ không đủ nhân duyên nên tôi vẫn chưa có sự giái thích nào thích hợp. Và cách đây ba tháng, vào buổi chiều tà, tôi bưng mâm cháo lên phòng thường trực, bình thường phòng lúc nào cũng có phật tử hửu sự đến để cúng dường, cầu an... Nhưng hôm đó phòng không có ai cả, tôi đứng đó, bất chợt không gian thời gian như dừng lại, tôi không còn nghe âm thanh xung quanh nữa, kể cả tiếng lao xao của cây cỏ chim muông nào cả, chỉ có sự vắng lặng mênh mông, một sự bình yên tràn ngập lạ lùng, tương tự cảm giác của 11 năm về trước tôi đã kể, tôi cũng không biết đó là gì! Mãi đến lúc đọc bài "Thiên lạc an lạc vô tâm" tôi mới cảm thấy nó giống với trạng thái vô tâm lạc trong bài của bạn là không còn: "...mnong cầu lo toan...mọi hiện hửu của ngả tình đề vắng bặt.."
    tất nhiên là tôi chỉ cảm nhận được 1 thoáng thôi. Sự mênh mông bình lặng đó, nyhuwng quả thật là hạnh phúc bạn à! Tôi cảm ơn bạn Vô cùng khi đọc bài "thiên lạc nội lạc vô tâm lạc" mà bạn đã post.
    Đó là đốn ngộ kiến tánh, càng ngày càng thấy rõ mình là một người khác với tâm ý trống trải , tất cả các thức đều dứt bặt, vô cùng an lạc là bước đầu và càng ngày càng sáng suốt.Trạng thái nầy càng kéo dài thì bản lai diện mục

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  11. #11

    Mặc định

    Cám ơn Bác VQ và Cô TD đã góp ý. Chúc mọi người an vui!

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi minhhue1960 Xem Bài Gởi
    Còn tui, thời gian trước (cách nay khoảng mấy năm), khi ngồi Thiền nhiều lần tôi thấy mình mỉm cười. Thế rồi thời gian này thì thấy có nước mắt ứa ra. mấy tháng trước thì nước mắt chảy nhỏ giọt (tâm trạng chẳng có gì xúc động). Xin hỏi các Đạo hữu là những hiện tượng trên mọi người tu Thiền có thường gặp không và có thể thì chỉ giáo giúp. Cảm ơn!
    Bình thường thôi bạn ạ , chỉ là chút phản ứng

  13. #13

    Mặc định

    Nghĩ lại, tôi thấy thật may mắn khi gia nhập diễn đàn này vì "cái băng khoăn" cả 1 thời gian dù không có đáp án. Nay được các bạn quan tâm, cởi mở "nó" ra tôi rất vui. Tôi sẽ luôn học hỏi và thực hành. Nếu có gì bế tắc, mong các bạn để ý và giúp đỡ.
    Tôi cảm nhận các bạn là bậc cao nhân "tàng long ngọa hổ", những bồ tát sẵn sàng hỗ trợ , thay Phật làm Phật sự.

  14. #14

    Smile

    Trích dẫn Nguyên văn bởi minhhue1960 Xem Bài Gởi
    Còn tui, thời gian trước (cách nay khoảng mấy năm), khi ngồi Thiền nhiều lần tôi thấy mình mỉm cười. Thế rồi thời gian này thì thấy có nước mắt ứa ra. mấy tháng trước thì nước mắt chảy nhỏ giọt (tâm trạng chẳng có gì xúc động). Xin hỏi các Đạo hữu là những hiện tượng trên mọi người tu Thiền có thường gặp không và có thể thì chỉ giáo giúp. Cảm ơn!
    Chào bạn Minh Huệ!
    BichThuybt cũng có "cảm giác lạ" tuơng tự như vậy trong thời gian đầu mới tập thiền. Khi đó mình khởi ý "điểm mặt" cảm giác đó như "nóng à", "ngứa à",... rồi buông nó và quán niệm tiếp hơi thở, cảm giác đó tự mất.
    Chúc bạn tinh tấn và thành công.

  15. #15

    Wink

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lotus74 Xem Bài Gởi
    [CENTER]CHỦ ĐỀ " VI THIỆN TỐI LẠC"

    Không làm việc ác
    Chỉ làm việc lành
    Giữ tâm ý thanh tịnh.
    Lời Phật dạy
    ....

    TDH. dotchuoinon
    Theo bài trên, tôi thấy thật thú vị như bạn thấy được quan niệm sống của tôi đã tu tập bao năm qua. Chỉ có điều tôi luôn tự thấy mình dở, càng học hỏi, càng thực hành thiền tập thì thấy mình không ra làm sao cả
    Trong lòng tôi luôn có niềm vui nho nhỏ, sống với nó và thầm cảm nhận sự biết ơn cùng kính trọng tất cả. Tôi thường chỉ mỉm cười im lặng làm việc và chỉ trả lời khi có người hỏi.
    Tất nhiên qua điều bạn trình bày, tôi sẽ tự suy nghĩ lại. Cảm ơn bạn! rose4

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •