Nhận định của các nhà khoa học:

Trong những năm qua, nhiều nhà ngoại cảm đã được một số cơ quan nhà nước đưa vào chương trình trắc nghiệm tìm kiếm hài cốt liệt sỹ. Nhiều người vốn chỉ là những nông dân thuần phác, trình độ văn hóa cũng như trí thức có hạn, nhưng đã giúp cho nhiều gia đình, cho những đơn vị, cơ quan tìm được hàng vạn ngôi mộ, hàng vạn bộ hài cốt liệt sỹ nằm rải rác trên khắp chiến trường bằng những phương pháp không có chút gì gọi là khoa học, mà lại chính xác tuyệt vời.

Theo các nhà khoa học – Giaó sư viện sĩ Đào Vọng Đức thì:
……
Chúng ta đang chứng kiến một thời kỳ phát triển rất sôi động của khoa học, kỹ thuật, đánh dấu bởi vô số những phát minh kỳ diệu… Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều thông tin trong nước cũng như trên thế giới về những người có khả năng kỳ lạ đặc biệt, vượt qua năm giác quan thông thường…những hiện tượng tới nay vẫn được xem là huyền bí

Giaó sư tiến sỹ Lê Xuận Tú cũng có nhận định:
“……….Tôi vẫn cho rằng, biên giới phân biệt giữa hai trường phái Duy Tâm và Duy Vật chỉ là tương đối trong một thế giới siêu vi mô…
…..sự hiểu biết của chúng ta quá ít ỏi, vì ta đặt ra những khái niệm trên một nền tảng quá hẹp về kiến thức…”

Qua nhiều cuộc trắc nghiệm, khảo sát trong nhiều năm về công cuộc tìm kiếm hài cốt, mồ mả của hàng vạn liệt sỹ - nhiều nhà khoa học có thể nhận thấy: Loài người chúng ta khi ngừng thở chưa phải là đã chết hẳn – mà là chuyển sang một thể tồn tại khác, vẫn tư duy nhưng với khả năng rộng lớn hơn về không gian và chuỗi thời gian hoạt động. Khi những nhà ngoại cảm được tiếp xúc với “vong” liệt sỹ, thì hầu hết họ đều biết vui, biết buồn. Có vong rất vui vì cha mẹ, anh chị em hoặc vợ con vẫn đêm thương ngày nhớ. Có “vong” lại đau xót, buồn rầu nói thẳng ra rằng. Anh chị em thì đã “duyên ai phận nấy”. Ôi chao, mấy ông mấy bà ấy tranh giành nhau chỉ vì khoản tiền trợ cấp, vì quyền lợi, vì tiêu chuẩn của gia đình liệt sỹ…chứ việc hương khói chỉ là miễn cưỡng nên tôi không muốn trở về. Trong thời gian đi tìm hài cốt nhà văn liệt sỹ Nam Cao, thông qua nhà ngoại cảm Bích Hằng, nhà văn cho biết ông rất mừng vì gia đình muốn đưa hài cốt của ông về quê nhà, song ông cũng không muốn rời xa đồng đội – những người bạn đã cùng “chia xương, sẻ thịt” và nhất là sự đùm bọc mấy chục năm trời của bà con nơi mình ngã xuống. Có liệt sỹ còn “dỗi” với người thân, nên đã nói lên tâm trạng của mình bằng mấy câu thơ Quang Dũng, có nghĩa thôi đành chấp nhận cảnh:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi không tiếc đời xanh
Aó bào thay chiếu anh về đất……..”

Trong tư liệu khảo cứu của Tiến sỹ Ngô Kiều Oanh, công tác tại Trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia cũng như nhiều nhà khoa học đều có nhận xét: “Qua các cuộc khảo sát trực tiếp đối với một số nhà ngoại cảm đã thành công trong việc đi tìm hài cốt liệt sỹ thì sự chết của con người chưa phải là chấm hết. Nhiều vong của người âm thường theo sát người thân để che chở khi gặp những tai nạn rủi ro. Họ có ý thức răn dạy tình thương, lòng nhân ái…Họ cũng biết vui, buồn, hờn, giận…nhưng họ không biết làm hại một ai. Tuy không còn hiện hữu bàng xương bằng thịt nhưng họ vẫn tự coi mình có ý thức trách nhiệm với gia đình họ hàng. Thông qua các nhà ngoại cảm, những lời khuyên răng của họ rất có cơ sở thực tế và rất có tình. Người âm hầu như biết hết mọi việc, kể cả người nhà. Vì họ thường xuyên bị đày đọa về mặt tinh thần ở cõi vĩnh hằng.
………………………..



(Sưu tầm)