kết quả từ 1 tới 10 trên 10

Ðề tài: Giỗ Tổ - ngày Quốc lễ cùng tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên

  1. #1

    Mặc định Giỗ Tổ - ngày Quốc lễ cùng tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên

    Giỗ Tổ - ngày Quốc lễ cùng tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên

    (PL&XH) - Ngày 10-3 (Âm lịch) nhân dân cả nước hướng về, tìm về, hành hương về miền đất thiêng Phú Thọ, nơi đặt Đền thờ Tổ thờ cúng Tổ tiên - Đó cũng là ngày Giỗ Tổ hàng năm của người Việt Nam.


    Đất tổ Hùng Vương thuộc tỉnh Phú Thọ, nơi phát tích Nhà nước Văn Lang, cũng là cái nôi đầu tiên của Văn hóa Việt. Phú Thọ là địa bàn sinh tụ của các bộ lạc người Việt, đất bản bộ "các Vua Hùng dựng nước", nơi khởi nghiệp của triều đại, Nhà nước đầu tiên sau khi đã hợp nhất các bộ tộc thành Đại liên minh - Nhà nước Văn Lang ra đời, mang ý nghĩa sâu sắc, trở thành truyền thống văn hóa tâm linh, sự tri ân Tổ tiên, tín ngưỡng thờ phụng Tổ tiên. Truyền thống tri ân Tổ tiên cũng là niềm tự hào, ý thức bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống, những di sản quý giá được bồi đắp qua thời gian, qua nhiều thế hệ người Việt nhằm xác định cội nguồn dân tộc, điều thiêng liêng của mỗi bộ tộc, mỗi dòng họ người Việt. Tìm về cội nguồn cũng là tìm về cái gốc của dòng tộc, cái nôi của văn hóa vật thể và phi vật thể tạo nên cơ cấu làng bản của người Việt. "Cây có cội, nước có nguồn", "Uống nước nhớ nguồn" - Đó chính là tinh thần cơ bản của tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên. Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên từ thời nguyên thủy được tồn tại đến ngày nay, trước hết được thể hiện rõ ở mỗi gia đình với người gia trưởng, sau đó là dòng họ hay tộc trưởng. Ở dòng họ, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên có mối quan hệ làng bản. Từ đó, hình thành quan hệ gia đình - họ tộc - làng bản trong một nền văn hóa được gọi là Văn hóa lúa nước. Chính ở thời kỳ Văn hóa Văn Lang với cơ sở là kinh tế lúa nước đã ra đời khái niệm "tổ tiên", ý thức dòng tộc từ đó cũng đi tới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là lớp người khai sáng.

    Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ về Giỗ Tổ mồng mười tháng ba

    Ngày 10-3 (Âm lịch) nhân dân cả nước hướng về, tìm về, hành hương về miền đất thiêng Phú Thọ, nơi đặt Đền thờ Tổ thờ cúng Tổ tiên - Đó cũng là ngày Giỗ Tổ hàng năm của người Việt Nam. Các ngôi đền ở đây vẫn được gọi chung là Đền Hùng xưa có tên là "Hùng Vương tổ miếu" gồm 4 đền và 1 chùa được tọa lạc trên một quả núi cao có tên là Nghĩa Lĩnh, còn các tên gọi khác là Hùng Sơn, Huy Sơn, Bảo Thứu. Núi cao 175m so với mặt biển ở địa phận xã Hy Cương, huyện Lâm Thao nay thuộc TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Theo hướng Nam - Bắc còn núi Vặn cao 170m. Giữa núi Hùng và núi Vặn có núi Nỏn hay núi Út cao 154m. Cả ba ngọn núi đã tạo thành "Tam sơn cấm địa".



    Đông đảo khách thập phương dự ngày Giỗ Tổ. Ảnh: TL


    Từ chân núi đi qua cổng đền Hạ, tục truyền là nơi Tổ mẫu Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng. Cùng sân với đền Hạ là chùa Thiên Quang Thiền tự. Đền Trung thì ở lưng chừng núi. Đền Thượng ở đỉnh núi có tên là Kính thiên Lĩnh điện và Cửu trùng Tiên điện là đền chính, nơi thắp hương cúng Tổ, diễn ra các nghi lễ tưởng niệm các Vua Hùng. Bên đền Thượng có lăng Hùng Vương mà dân vẫn thường gọi là mộ Tổ. Chân núi phía Đông Nam có đền Giếng thờ hai vị công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa là con gái Vua Hùng thứ 18. Đền Thượng là trung tâm khu di tích lịch sử Đền Hùng đã được tôn tạo giữ nguyên kiến trúc cổ, có sân rộng để khách thập phương về hành lễ nhưng không được vào các gian thờ. Bên hồ nước lớn mang tên Lạc Long Quân có dựng phù điêu Hồ Chủ tịch nói chuyện với Đại đoàn quân Tiên Phong.

    Nhìn chung, các công viên, khu hành lễ, khán đài, sân khấu, vườn cây lưu niệm... đã tạo cho khu di tích lịch sử Đền Hùng cảnh quan khang trang, tráng lệ tôn nghiêm và linh thiêng cùng với môi trường xanh mát, là nơi thờ cúng Quốc Tổ (Tổ tiên) của người Việt.



    Lễ rước tại Đền Hùng. Ảnh: TL


    Ngày 19-9-1954 Bác Hồ đã nói chuyện với Đại đoàn quân Tiên Phong từ Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, với chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, sau khi thăm các Đền, Bác Hồ xuống khu đền Giếng rồi nói với các chiến sĩ: "Đây là Đền Hùng, nơi thờ Tổ tiên của Bác cháu ta, nhân dân ta. Bác cháu ta gặp nhau ở đây cùng một tấm lòng thành kính viếng thăm Đền thờ và mộ Tổ, đó là việc rất có ý nghĩa. Uống nước nhớ nguồn, về đây các chú hãy ghi nhớ điều đó. Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Các Vua Hùng là Tổ tiên của cả nước đã trải qua bao gian lao để dựng nên đất nước này mà ngày nay chúng ta thừa hưởng. Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

    Vậy chính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã khẳng định: "Các Vua Hùng là Tổ tiên cả nước" và bày tỏ lòng tri ân thành kính Tổ tiên: "Trải qua bao gian lao để dựng lên đất nước này... có công dựng nước" từ đó xác định nghĩa vụ thiêng liêng của cháu con là "giữ lấy nước".

    Ngày 6-2-1969, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thắp hương tại Đền thờ Tổ, đã nói: "Dân tộc Việt Nam luôn giữ vững một truyền thống có ý nghĩa hay và đẹp vô cùng, tưởng nhớ Tổ tiên, tưởng nhớ những người đã có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước. Vua Hùng là Tổ tiên của dân tộc Việt Nam lúc dân tộc ta trở thành một nước, đó là nước Văn Lang. Trải qua mấy nghìn năm biết bao thế hệ, biết bao biến đổi mà người Việt Nam vẫn tưởng nhớ Vua Hùng với tất cả tình yêu và lòng tin. Ngày nay, tình yêu và lòng tin đó lại càng sâu sắc và đẹp đẽ".

    Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công một năm, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam do Hồ Chủ tịch đứng đầu đã cử cụ Huỳnh Thúc Kháng - Bộ trưởng Bộ Nội vụ về làm lễ tại Đền Hùng (1946) dâng lên bàn thờ Tổ tiên tấm bản đồ Việt Nam và một thanh kiếm, bày tỏ ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam của Chính phủ và nhân dân trước bàn thờ Quốc Tổ.

    Năm 2005, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã khánh thành đền thờ Tổ mẫu Âu Cơ ở núi Vặn. Năm 2009, cũng tại đây khánh thành đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân ở đồi Sim với khuôn viên 140.000m2, tượng Lạc Long Quân với chất liệu đồng nặng tới 3.000kg.

    Ngày 13-2-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới thăm và làm việc tại tỉnh Phú Thọ, đến khu di tích lịch sử Đền Hùng. Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của tỉnh Phú Thọ trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc, khi thấy các di tích lịch sử và các công trình văn hóa thường xuyên được quan tâm tu bổ, xây dựng và khẳng định: "Đền Hùng là điểm hội tụ và thăng hoa của những giá trị văn hóa bất diệt của dân tộc ta. Về dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng là nghĩa cử cao đẹp của đạo lý uống nước nhớ nguồn, là biểu hiện sâu sắc của tinh thần cộng đồng dân tộc, thể hiện rõ niềm tự hào, sức mạnh vô địch của khối đoàn kết toàn dân".

    Đất nước đã trải qua hơn 25 năm đổi mới và hội nhập. Đổi mới và hội nhập không chỉ đem lại sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội mà còn là sự phát triển ngay cả đời sống tâm linh, phục hồi và nâng cao các di sản văn hóa truyền thống, các giá trị tinh thần lành mạnh. Khu di tích lịch sử Đền Hùng và ngày Quốc lễ giỗ Tổ Hùng Vương ngày càng xứng đáng với vị thế là Đền thờ Tổ Tiên cả nước, điểm tựa tâm linh toàn dân tộc. Các cơ sở văn hóa tâm linh đình, đền, miếu, chùa, nhà thờ dòng họ khắp cả nước được nâng cấp, nhân dân có điều kiện chăm lo việc văn hóa tâm linh.

    Trong tâm thức mỗi người dân Việt, dù ở trong hay ngoài nước, Đền Hùng là nơi quy tụ cao nhất của tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, điểm hội tụ linh thiêng của tâm linh người Việt. Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên là đạo lý, biểu hiện nhân văn của người Việt Nam. Nhân ngày lễ Quốc Tổ Hùng Vương, cả nước hướng về đất Tổ, tìm về đất Tổ, tự hào vì cả thế giới duy nhất ở Việt Nam là có Đền thờ Quốc Tổ, có ngày giỗ Tổ, nơi không bao giờ tắt khói hương người dân đất nước, luôn tưởng nhớ và tâm niệm: "Các Vua Hùng là Tổ tiên cả nước" như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã khẳng định.


    Trí Hải
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Nhìn cảnh lễ hội hoành tráng mà nghĩ lại ngàn năm Hán thuộc không đồng hóa nổi ta.
    Thấy ảnh Bác Hồ treo cao ngang cổng Tam Quan lại nhớ đến hai câu thơ của Cụ Tố Hữu:

    Bác đã về theo gót Tổ Tiên,
    Mác - Lê Nin thế giới người hiền.

    Mong rằng nước ta vẫn còn nhiều người hiền nữa.

  3. #3

    Mặc định

    Nhất trí với quan điểm thờ cúng tổ tiên và nên đọc lịch sử cho kỹ.

    Dân ta phải biết sử ta,
    Nếu mà không biết phải tra google.
    Lạc Long Quân vẩy đầy mình
    Âu Cơ là vợ đẻ uỳnh trăm con.

    Mình nghĩ rằng hai ông bà Âu Cơ - Lạc Long Quân mới là quốc tổ chứ nhỉ? Có cao nhân nào phân tích kỹ hộ mình với.

  4. #4
    Nhị Đẳng Avatar của NhânDuyenSinh
    Gia nhập
    Mar 2010
    Nơi cư ngụ
    Ta-Bà
    Bài gởi
    2,032

    Mặc định

    TÌM HIỂU NGÀY GIỔ TỔ ( bài viết chỉ mang tính chất tham khảo )

    CỦA DÂN TỘC VIỆT-NAM

    Giáo-Sư Ngọc-Trường-Thanh

    Không biết xuất xứ từ đâu? Vào thời đại nào, mà hai chữ Rồng Tiên được Tổ Tiên ta lấy làm biểu tượng Vật Tổ và ngày Giỗ Tổ là ngày mồng mười (10) tháng ba (3) hằng năm.

    Nghiên cứu lịch sử Việt-Nam buổi ban đầu đều dựa trên huyền thoại, truyền thuyết v.v… Đến nay dân tộc tin tưởng chỉ dựa vào huyền thoại, tập quán, truyền thống truyền lại, chưa có ai giải thích rõ ràng về những huyền thoại tồn tại trong lịch sử, trong nhân gian.

    Nay, tôi đưa ra một nhận xét về Vật Tổ “Rồng-Tiên” và ngày Giỗ Tổ mồng mười (10) tháng ba (3) để các bạn tìm hiểu phần nào lý chứng của nó.

    Tôi tuổi đã già, tám mươi tám (88) tuổi rồi, nhưng cũng xin góp một vài ý kiến về huyền lý lập quốc của dân tộc.

    Hầu hết ai là người Việt-Nam cũng đều biết nguồn gốc của dân tộc mình có bề dày lịch sử gần năm ngàn năm (5000).

    Nay, tôi muốn nhắc lại lời phán của Lạc Long Quân:

    “Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: Ta là loài Rồng sinh ở nước, Nàng là giống Tiên gốc ở Núi không thể ở lâu với nhau được. Nay chia cho nàng năm mươi (50) con lên núi, còn năm mươi (50) con theo Ta xuống biển, tuy chia ra mỗi người một ngã, nhưng khi có tai nạn thì hiệp sức cứu giúp lẫn nhau.”

    Giống Rồng Tiên là do Lạc Long Quân nói ra.

    Với Dịch học theo tôi hiểu:

    Lạc Long Quân là quẻ Khảm

    Bà Âu Cơ là quẻ Ly

    Theo truyền thuyết thì Thỉ Tổ Việt-Nam là Vua Phục Hy có mình Rồng, em gái Phục Hy là Bà Nữ Oa, kế là Vua Thần Nông gọi là Viêm Đế.

    Ba người đầu tiên là Phục Hy, Nữ Oa và Thần Nông gọi là ba ngôi Tam Hoàng của giống dân Lạc-Việt. Nguồn gốc Rồng Tiên có lẽ là do từ Phục-Hy và Bà Nữ Oa. Rồng đối với chúng ta là tượng trưng cho Khí chất, cho năng lượng vô song, cho tinh-thần nhập thế tích cực.

    Tiên tượng trưng cho sự trong sạch tinh anh, sáng suốt, nguyên vẹn, cao cả, đó là tinh thần xuất thế, giải thoát.

    Lịch sử của chúng ta đã có những anh hùng như: Trưng Vương, Triệu Ẩu, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hồ-Chí-Minh v.v… há không phải là Rồng thiêng chỗi dậy đó sao?

    Những cốt cách phi phàm, khôn ngoan, tài thiệp, danh lợi không màng, sống chết không bận như: Phù Đổng Thiên Vương, Nguyễn Trãi, Trần Bình Trọng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, La Sơn phu tử v.v… Nếu không phải tiên phong đạo cốt là gì?

    Rồng biểu thị cho Đạo nhập thế, nên Lạc Long Quân mới dẫn năm mươi (50) con lo kinh bang tế thế, khai quốc qui dân, mở rộng bờ cõi, tô điểm sơn hà đượm màu xanh tươi sống động, cho sơn hà ngày thêm huy hoàng tráng lệ.

    Năm mươi người con theo Mẹ Âu Cơ lên núi để giải thoát trần ai là nơi tạm trú, tìm lẽ sống cho Tâm hồn vĩnh cửu trường tồn.

    Số 50 là số đại diễn của Kinh Dịch.

    Dịch có hai nguyên lý: Biến Dịch và Bất Dịch.

    Sách Dịch có câu:

    “Tự kỳ biến giã nhi quan chi, tắc Thiên Địa tằng bất năng dĩ nhất thuấn.

    Tự kỳ bất biến giã nhi quan chi, tắc vạn vật dữ ngã giai vô tận dã.”

    Tôi tạm dịch bằng thơ:

    “Từ nơi biến dịch nhìn chung,

    Đất Trời phút chốc trùng trùng vụt qua,

    Từ nơi bất biến nhìn ra,

    Khắp trong vạn vật với Ta vô cùng …”

    Rồng Tiên phải chăng Tổ Tiên ta muốn truyền thụ cho chúng ta một “Mẫu người lý tưởng”.

    Người Việt-Nam lý tưởng là người biết lẽ âm dương tiêu trưởng, nửa đời người từ nhỏ đến tuổi năm mươi (50) là thời kỳ nhập thế, thời kỳ đắm say trần tục, con người chỉ biết sống có vật chất, càng ngày càng bon chen, hưởng thụ, nên bị sa đọa vào con đường phù du hư ảo, làm tôi tớ cho vật dục khiến sai, nhưng con người nhờ cọ xát qua cuộc sống muôn mặt muôn màu mới trải nghiệm khôn ngoan, sáng suốt. Giai đoạn này gọi là dương tiêu âm trưởng.

    Giai đoạn năm mươi tuổi trở về già là giai đoạn xuất thế. Đức Khổng Tử nói: Giai đoạn nầy đã biết mệnh Trời (Ngũ thập nhi tri Thiên mạng) là thời kỳ âm tiêu dương trưởng, tinh thần đã biết “hướng nội”, tìm ra nguồn mạch cao cả của tâm linh, biết dùng vật chất làm phương tiện để tô bồi cho tinh thần sáng suốt, cao thượng, giải thoát mọi khổ đau phiền não của kiếp nhân sinh. Đó là những con người đã thoát vòng hư danh trược lợi, quay về tu luyện bản thân, nêu gương sáng cho đời hậu tấn. Linh hồn mong được kết hợp với Trời để được trường sanh bất tử.

    Con người lý tưởng này biết dung hòa hai mặt “vật chất-tinh thần” uyển chuyển diễn tiến theo đà tuổi tác như một bài thơ, một bản nhạc, tiết tấu hòa nhịp với Vũ-Trụ Trăng Sao!

    Quan niệm Rồng Tiên là một quan niệm nhân sinh triết học đã được trải nghiệm qua dòng sống sử gần năm ngàn năm (5000) của nòi Lạc-Việt.

    Rồng Tiên là hai thể âm dương biểu tượng cho hai quan niệm Duy Tâm và Duy Vật, hay Linh Hồn và thể xác được chiêm ngưỡng quý trọng ngang nhau, được quân bình trong một bản thể duy nhất là Thái-Cực.

    Dịch nói: “Âm dương chỉ thị nhất khí. Âm khí lưu hành vị chi dương khí. Dương khí ngưng tụ vị chi âm khí”. Nghĩa là: âm dương chỉ có một khí, âm khí lưu hành gọi là dương khí, dương khí ngưng tụ gọi là âm khí. Âm dương chỉ có một ngôi Thần Chủ là “Thái-Cực” mà thôi.

    Đạo Rồng Tiên hòa hiệp, hay non nước chung tình hay nam nữ giao duyên, là triết sống của dân Việt-Nam. Cho nên Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, một thi hào của Việt-Nam, trong giây phút thanh tịnh, lắng lòng, thông công với Trời Đất, tâm hồn rung động trước bức tranh non nước hữu tình, nên đã viết thành bài thơ bất hũ “THỀ NON NƯỚC”:

    Nước non nặng một lời thề,

    Nước đi đi mãi không về cùng non.

    Nhớ lời nguyện nước thề non,

    Nước đi chưa lại non còn đứng trông.

    Non cao những ngóng cùng trông,

    Suối khô giòng lệ chờ mong tháng ngày.

    Xương mai một nắm hao gầy,

    Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.

    Trời Tây ngã bóng tà dương.

    Càng phai vẻ ngọc nét vàng phôi pha.

    Non cao tuổi vẫn chưa già,

    Non thời nhớ nước, nước mà quên non.

    Dù cho sông cạn đá mòn,

    Còn non còn nước hãy còn thề xưa.

    Non cao đã biết hay chưa?

    Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.

    Nước non hội ngộ còn luôn,

    Bảo cho non biết chớ buồn làm chi.

    Nước kia dầu hãy còn đi,

    Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.

    Nghìn năm giao ước kết đôi,

    Non non nước nước chưa nguôi lời thề.

    Qua bài thơ chúng ta thấy Tản Đà đã dùng non nước để nói lên mối tình khắn khít giữa thi sĩ và người tình nhân nào đó, hay là thi sĩ mượn lời non nước thở than để gởi gắm tâm trạng thương nước, yêu nòi của mình bị thực dân đô hộ.

    “Non” đây là người đàn bà chung thủy, vì lời thề nguyện mà suốt năm tháng đợi chờ, lâu ngày mái tóc đã nhuộm đầy sương tuyết, suối lệ đã cạn khô, xương mai đã mòn mõi hao gầy, vẽ ngọc ngà đã phôi pha cùng năm tháng, thế mà chưa thấy người đàn ông trở về.

    Còn “nước” kia có khác nào người đàn ông đang hăng say theo đuổi một lý tưởng, một chí hướng nào đó, cuộc đời rày đây mai đó, gió bụi ngược xuôi, khiến mối tình non nước phải lìa xa lâu ngày. Nhưng nước chảy mãi rồi cũng có ngày hiệp trở lại cùng non theo luật tuần hoàn của tạo hóa.

    Khi chí khí nam nhi đã thỏa nguyện, người đàn ông quày gót trở về sum họp với gia đình để giữ tròn thề xưa ước cũ.

    Sự chia ly non nước có khác nào sự chia ly của Lạc Long Quân và nàng Âu Cơ. Long Quân ra đi xuống biển (nhập thế) mang theo một bầu nhiệt huyết, chí quật cường, một tâm hồn ưu tư khai phóng mở mang bờ cõi, dựng nước nuôi dân, mong nòi Lạc-Việt ngày thêm sinh tụ, đúng như lời Nguyễn Công Trứ đã nói:

    “Nhập thế cuộc bất khả vô công nghiệp, xuất mẫu hoài tiện thị hữu quân thân.”

    Nàng Âu-Cơ trở về núi (xuất thế) mang theo một tinh thần thoát tục, tháng ngày tiêu dao cùng tuế nguyệt, mong tu luyện hòa hiệp đạo âm dương để được trường sanh bất tử, hòa nhịp sống với đất Trời. Vì nàng đã đạt được lý Thủy-Hỏa khắc sinh, âm dương tán tụ, cho nên non nước tuy chia tình, nhưng cũng có ngày tái ngộ.

    “Non cao có biết hay chưa?

    Nước đi ra biển lại mưa về nguồn.”

    Khi nước đã vượt qua khỏi các khe lạch, sông ngòi, tung hoành trong bể cả mênh mông, hòa mình trong bản thể xanh biếc đại đồng, nước đã xuyên qua nhiều lần gạn lọc để bốc hơi lên tụ lại thành mây rồi bay về hội ngộ cùng non để rồi mưa xuống rữa sạch bụi trần, giúp non kia giữ được màu thanh u sau những ngày Đông Hàn, Hạ Nhiệt.

    Rồng Tiên chính là Vật Tổ Việt-Nam biểu thị cho Lý đối kháng mà dung hòa của dân tộc, để tìm Đạo lý “Chấp Trung” cái Đạo xuất nhập của con người, một triết lý âm dương mâu thuẫn mà hiệp nhất, chú trọng tinh thần, bảo tồn vật chất, vật tâm tương ứng, khắc để mà sinh, đối kháng mà không bị tiêu diệt, trái lại còn đun đẩy cạnh tranh để tiến hóa.

    Đó chính là Hồn Dân Tộc, là nguồn sống miên viễn bất tận.

    Dân tộc Việt-Nam phải tâm đắc cái truyền thuyết đó để quyết tâm khai quật tiềm năng hòa đồng dân tộc, Bách Việt nhất gia, bắt nhịp cầu cảm thông Nam Bắc, khơi nguồn huyết thống Tổ Tiên, sưởi ấm mối tình “Đồng bào” để dân tộc tránh họa diệt vong.

    Nhờ tiềm năng cộng đồng dung hợp đã chứa đựng sâu xa trong mọi tâm hồn của nòi Lạc-Việt, nên người Việt-Nam có đủ linh năng trực giác, tạo thế quân bình, dung hòa trước mọi ý thức quan niệm dị đồng, bất chấp mọi âm mưu từ đâu đưa đến, chúng ta phải thành tâm cương quyết bảo vệ mảnh đất sống của chúng ta, một dãy non sông cẩm tú, có núi sông hiểm trở, đồng ruộng phì nhiêu, tài nguyên phong phú, có người ngoại quốc đã nói: “Việt-Nam là ngã tư quốc tế, là hành lang dòm ngó ra Thái Bình Dương. Nó là nhịp cầu nối giữa các khối: Úc, Phi, Âu, Á, Mỹ.”

    Việt-Nam là một vị trí quan trọng, ngày mai kia sẽ trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và tâm linh của cả một vùng Trời Đông Nam Á.

    Hay là :

    “Việt-Nam như thể cái lầu,

    Ngày sau các nước đâu đâu cũng về.

    Việt-Nam như thể cái chùa,

    Ngày sau các nước bốn mùa tới lui./.”

    Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu ngày Giỗ Tổ Hùng-Vương, mùng mười (10) tháng ba (3).

    Tìm hiểu hai con số, ngày mùng mười (10) tháng ba (3), ta mới thấy Tổ Tiên ta thật là thần thông vĩ đại. Lấy ngày mùng mười là ngày Can Chi gặp nhau, là Quý Dậu. Lấy tháng ba (3), tháng Can Chi gặp nhau là Mậu Thìn.

    Nay, ta hãy phân tích ngày Quý-Dậu và tháng Mậu-Thìn, để tâm quan chiêm, soi xét kỹ coi ẩn tàng lý gì trong đó.

    Trước hết, ta phải hiểu Can Chi là gì? Do đâu mà có?

    Can có 10 số gọi là Thập Thiên Can,

    Chi có 12 số gọi là Thập Nhị Địa Chi.

    Thập Thiên Can do ngũ hành mà có, thập nhị Địa chi do Lục Khí biến sanh. 10 Can sanh ngũ hành. Giáp-Ất thuộc Mộc, Bính-Đinh thuộc Hỏa, Mậu-Kỷ thuộc Thổ, Canh-Tân thuộc Kim, Nhâm-Quý thuộc Thủy.

    Lục khí sanh 12 chi:

    1. Khí Thái Dương, Tý Sửu. 4. Khí Thiếu Dương, Ngọ Mùi.

    2. Khí Quyết Âm, Dần Mẹo. 5. Khí Thái Âm, Thân Dậu.

    3. Khí Thiếu Âm, Thìn Tỵ. 6. Khí Dương Minh, Tuất Hợi.

    Bây giờ, ta hãy sắp thứ tự Can Chi coi ngày mùng mười tháng ba nằm ở Can Chi nào?

    Can: Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý

    Chi: Tý Sửu Dần Mẹo Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi.

    Tổ Tiên ta dựa vào Đạo Dịch:

    Thiên khai ư Tý, Địa tịch ư Sửu, Nhân sanh ư Dần.

    Lấy chi Tý làm mốc thời gian (12) số.

    Lấy Can Giáp làm mốc không gian (10) số.

    Như trên, ta thấy Can Chi Mậu-Thìn đều gặp nhau ở số năm (5).

    Can Chi Quý-Dậu đều gặp nhau ở số mười (10).

    Ta thử phân tích: Mậu là Can thứ 5, Thìn là Chi thứ 5.

    Mậu Thìn cũng là hành thổ, số 5 cũng là số sanh của Thổ. Có lẽ Tổ Tiên ta muốn hiệp thông “Trời-Đất-Người” hiệp nhất thể, nên mới lấy tháng Mậu Thìn làm tháng kỷ niệm. Trong Trời, Đất, người đều có đủ 5 số: Trời có ngũ khí, Đất có ngũ hành, Người có ngũ tạng.

    Cộng ba số lại thành 15. Số 15 là số Huyền Khí của Mẹ Đất, con số 5 là số Hoàng Cực trong Lạc-Thơ, là diệu lý của Cha Trời.

    Ông cha ta muốn lấy Lạc-Thơ làm nền chánh trị Đế Đạo cho dân tộc. Nếu đúng như vậy thì thật là tuyệt diệu.

    Ngày Quý Dậu: Quý là số 10 của Can, Dậu là số 10 của Chi.

    Ngày này Can và Chi gặp nhau ở số 10. Số 10 là số không mà có, làm toán số 10 giữ 1 sang hàng khác. Số nầy tượng cho lý Vô-Cực nhi Thái-Cực. Trong không mà có, một vòng tròn có một chấm ở giữa , đây là nói lên cái lý “Thị không thị sắc, vô vi nhi dịch sử quần linh” nghĩa là ấy không ấy sắc, không làm mà sai khiến cả muôn loài. Một lý nữa là chữ thập (+) tượng âm dương gác chồng nhau thành chữ thập. Tượng âm dương biến thành tứ tượng ngũ hành thành chữ vạn卍, như cái chong chóng quay mãi không ngừng để sanh thành vạn vật, mà cũng là cơ hủy diệt và bảo tồn vạn vật.

    Trong khí âm dương có luật tương phản, tương thôi, và tương thành. Nghĩa là âm dương vừa phản phúc, đối kháng chống chọi nhau, vừa thúc đẩy tiến tới, vừa hợp tác nhau để thành công.

    Âm dương mâu thuẩn mà song song bình hành, không bên nào triệt bên nào, đó là cơ tiến hóa của muôn loài vạn vật.

    Dưới đây, tôi giới thiệu Cơ Tứ Linh với các bạn đọc nghiên cứu.

    Ở trên Trời, Cơ Tứ Linh ở bốn phương.

    Ở Trời

    Đây là cơ Thanh Long, Bạch Hổ, Châu Tước, Huyền Vũ ở Trời.

    Cơ Tứ Linh ở đất: Thanh Long, Xích Lân, Kim Qui, Bạch Phụng.

    Tứ Linh ở Trời nói lên cơ ngũ hành tương sanh: Thủy sanh Mộc, Mộc sanh Hỏa, Hỏa sanh Thổ, Thổ sanh Kim, Kim sanh Thủy.

    Tứ Linh ở đất nói lên cơ ngũ hành tương khắc: Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ.

    Bài luận này, tôi chỉ khai thông một phần ý nghĩa Rồng Tiên và ngày tháng Giỗ Tổ. Rất mong quý bậc cao minh, quý minh sư, quý học giả góp phần minh giải sâu rộng thêm để đồng bào và các bạn tường lãm huyền thoại của dân tộc mà từ lâu ít ai khai thác./.

    Tuy-Hòa Phú-Yên, Ngày 3 tháng 3 năm Nhâm-Thìn

    (24-03-2012)

    Giáo-Sư Ngọc-Trường-Thanh



    Thân tặng bạn đọc xa gần!
    Last edited by NhânDuyenSinh; 17-06-2012 at 12:14 PM.

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi NhânDuyenSinh Xem Bài Gởi
    TÌM HIỂU NGÀY GIỔ TỔ ( bài viết chỉ mang tính chất tham khảo )

    CỦA DÂN TỘC VIỆT-NAM

    Giáo-Sư Ngọc-Trường-Thanh

    Không biết xuất xứ từ đâu? Vào thời đại nào, mà hai chữ Rồng Tiên được Tổ Tiên ta lấy làm biểu tượng Vật Tổ và ngày Giỗ Tổ là ngày mồng mười (10) tháng ba (3) hằng năm.

    Nghiên cứu lịch sử Việt-Nam buổi ban đầu đều dựa trên huyền thoại, truyền thuyết v.v… Đến nay dân tộc tin tưởng chỉ dựa vào huyền thoại, tập quán, truyền thống truyền lại, chưa có ai giải thích rõ ràng về những huyền thoại tồn tại trong lịch sử, trong nhân gian.

    Nay, tôi đưa ra một nhận xét về Vật Tổ “Rồng-Tiên” và ngày Giỗ Tổ mồng mười (10) tháng ba (3) để các bạn tìm hiểu phần nào lý chứng của nó.

    Tôi tuổi đã già, tám mươi tám (88) tuổi rồi, nhưng cũng xin góp một vài ý kiến về huyền lý lập quốc của dân tộc.

    Hầu hết ai là người Việt-Nam cũng đều biết nguồn gốc của dân tộc mình có bề dày lịch sử gần năm ngàn năm (5000).

    Nay, tôi muốn nhắc lại lời phán của Lạc Long Quân:

    “Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: Ta là loài Rồng sinh ở nước, Nàng là giống Tiên gốc ở Núi không thể ở lâu với nhau được. Nay chia cho nàng năm mươi (50) con lên núi, còn năm mươi (50) con theo Ta xuống biển, tuy chia ra mỗi người một ngã, nhưng khi có tai nạn thì hiệp sức cứu giúp lẫn nhau.”

    Giống Rồng Tiên là do Lạc Long Quân nói ra.

    Với Dịch học theo tôi hiểu:

    Lạc Long Quân là quẻ Khảm

    Bà Âu Cơ là quẻ Ly

    Theo truyền thuyết thì Thỉ Tổ Việt-Nam là Vua Phục Hy có mình Rồng, em gái Phục Hy là Bà Nữ Oa, kế là Vua Thần Nông gọi là Viêm Đế.

    Ba người đầu tiên là Phục Hy, Nữ Oa và Thần Nông gọi là ba ngôi Tam Hoàng của giống dân Lạc-Việt. Nguồn gốc Rồng Tiên có lẽ là do từ Phục-Hy và Bà Nữ Oa. Rồng đối với chúng ta là tượng trưng cho Khí chất, cho năng lượng vô song, cho tinh-thần nhập thế tích cực.

    Tiên tượng trưng cho sự trong sạch tinh anh, sáng suốt, nguyên vẹn, cao cả, đó là tinh thần xuất thế, giải thoát.

    Lịch sử của chúng ta đã có những anh hùng như: Trưng Vương, Triệu Ẩu, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hồ-Chí-Minh v.v… há không phải là Rồng thiêng chỗi dậy đó sao?

    Những cốt cách phi phàm, khôn ngoan, tài thiệp, danh lợi không màng, sống chết không bận như: Phù Đổng Thiên Vương, Nguyễn Trãi, Trần Bình Trọng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, La Sơn phu tử v.v… Nếu không phải tiên phong đạo cốt là gì?

    Rồng biểu thị cho Đạo nhập thế, nên Lạc Long Quân mới dẫn năm mươi (50) con lo kinh bang tế thế, khai quốc qui dân, mở rộng bờ cõi, tô điểm sơn hà đượm màu xanh tươi sống động, cho sơn hà ngày thêm huy hoàng tráng lệ.

    Năm mươi người con theo Mẹ Âu Cơ lên núi để giải thoát trần ai là nơi tạm trú, tìm lẽ sống cho Tâm hồn vĩnh cửu trường tồn.

    Số 50 là số đại diễn của Kinh Dịch.

    Dịch có hai nguyên lý: Biến Dịch và Bất Dịch.

    Sách Dịch có câu:

    “Tự kỳ biến giã nhi quan chi, tắc Thiên Địa tằng bất năng dĩ nhất thuấn.

    Tự kỳ bất biến giã nhi quan chi, tắc vạn vật dữ ngã giai vô tận dã.”

    Tôi tạm dịch bằng thơ:

    “Từ nơi biến dịch nhìn chung,

    Đất Trời phút chốc trùng trùng vụt qua,

    Từ nơi bất biến nhìn ra,

    Khắp trong vạn vật với Ta vô cùng …”

    Rồng Tiên phải chăng Tổ Tiên ta muốn truyền thụ cho chúng ta một “Mẫu người lý tưởng”.

    Người Việt-Nam lý tưởng là người biết lẽ âm dương tiêu trưởng, nửa đời người từ nhỏ đến tuổi năm mươi (50) là thời kỳ nhập thế, thời kỳ đắm say trần tục, con người chỉ biết sống có vật chất, càng ngày càng bon chen, hưởng thụ, nên bị sa đọa vào con đường phù du hư ảo, làm tôi tớ cho vật dục khiến sai, nhưng con người nhờ cọ xát qua cuộc sống muôn mặt muôn màu mới trải nghiệm khôn ngoan, sáng suốt. Giai đoạn này gọi là dương tiêu âm trưởng.

    Giai đoạn năm mươi tuổi trở về già là giai đoạn xuất thế. Đức Khổng Tử nói: Giai đoạn nầy đã biết mệnh Trời (Ngũ thập nhi tri Thiên mạng) là thời kỳ âm tiêu dương trưởng, tinh thần đã biết “hướng nội”, tìm ra nguồn mạch cao cả của tâm linh, biết dùng vật chất làm phương tiện để tô bồi cho tinh thần sáng suốt, cao thượng, giải thoát mọi khổ đau phiền não của kiếp nhân sinh. Đó là những con người đã thoát vòng hư danh trược lợi, quay về tu luyện bản thân, nêu gương sáng cho đời hậu tấn. Linh hồn mong được kết hợp với Trời để được trường sanh bất tử.

    Con người lý tưởng này biết dung hòa hai mặt “vật chất-tinh thần” uyển chuyển diễn tiến theo đà tuổi tác như một bài thơ, một bản nhạc, tiết tấu hòa nhịp với Vũ-Trụ Trăng Sao!

    Quan niệm Rồng Tiên là một quan niệm nhân sinh triết học đã được trải nghiệm qua dòng sống sử gần năm ngàn năm (5000) của nòi Lạc-Việt.

    Rồng Tiên là hai thể âm dương biểu tượng cho hai quan niệm Duy Tâm và Duy Vật, hay Linh Hồn và thể xác được chiêm ngưỡng quý trọng ngang nhau, được quân bình trong một bản thể duy nhất là Thái-Cực.

    Dịch nói: “Âm dương chỉ thị nhất khí. Âm khí lưu hành vị chi dương khí. Dương khí ngưng tụ vị chi âm khí”. Nghĩa là: âm dương chỉ có một khí, âm khí lưu hành gọi là dương khí, dương khí ngưng tụ gọi là âm khí. Âm dương chỉ có một ngôi Thần Chủ là “Thái-Cực” mà thôi.

    Đạo Rồng Tiên hòa hiệp, hay non nước chung tình hay nam nữ giao duyên, là triết sống của dân Việt-Nam. Cho nên Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, một thi hào của Việt-Nam, trong giây phút thanh tịnh, lắng lòng, thông công với Trời Đất, tâm hồn rung động trước bức tranh non nước hữu tình, nên đã viết thành bài thơ bất hũ “THỀ NON NƯỚC”:

    Nước non nặng một lời thề,

    Nước đi đi mãi không về cùng non.

    Nhớ lời nguyện nước thề non,

    Nước đi chưa lại non còn đứng trông.

    Non cao những ngóng cùng trông,

    Suối khô giòng lệ chờ mong tháng ngày.

    Xương mai một nắm hao gầy,

    Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.

    Trời Tây ngã bóng tà dương.

    Càng phai vẻ ngọc nét vàng phôi pha.

    Non cao tuổi vẫn chưa già,

    Non thời nhớ nước, nước mà quên non.

    Dù cho sông cạn đá mòn,

    Còn non còn nước hãy còn thề xưa.

    Non cao đã biết hay chưa?

    Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.

    Nước non hội ngộ còn luôn,

    Bảo cho non biết chớ buồn làm chi.

    Nước kia dầu hãy còn đi,

    Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.

    Nghìn năm giao ước kết đôi,

    Non non nước nước chưa nguôi lời thề.

    Qua bài thơ chúng ta thấy Tản Đà đã dùng non nước để nói lên mối tình khắn khít giữa thi sĩ và người tình nhân nào đó, hay là thi sĩ mượn lời non nước thở than để gởi gắm tâm trạng thương nước, yêu nòi của mình bị thực dân đô hộ.

    “Non” đây là người đàn bà chung thủy, vì lời thề nguyện mà suốt năm tháng đợi chờ, lâu ngày mái tóc đã nhuộm đầy sương tuyết, suối lệ đã cạn khô, xương mai đã mòn mõi hao gầy, vẽ ngọc ngà đã phôi pha cùng năm tháng, thế mà chưa thấy người đàn ông trở về.

    Còn “nước” kia có khác nào người đàn ông đang hăng say theo đuổi một lý tưởng, một chí hướng nào đó, cuộc đời rày đây mai đó, gió bụi ngược xuôi, khiến mối tình non nước phải lìa xa lâu ngày. Nhưng nước chảy mãi rồi cũng có ngày hiệp trở lại cùng non theo luật tuần hoàn của tạo hóa.

    Khi chí khí nam nhi đã thỏa nguyện, người đàn ông quày gót trở về sum họp với gia đình để giữ tròn thề xưa ước cũ.

    Sự chia ly non nước có khác nào sự chia ly của Lạc Long Quân và nàng Âu Cơ. Long Quân ra đi xuống biển (nhập thế) mang theo một bầu nhiệt huyết, chí quật cường, một tâm hồn ưu tư khai phóng mở mang bờ cõi, dựng nước nuôi dân, mong nòi Lạc-Việt ngày thêm sinh tụ, đúng như lời Nguyễn Công Trứ đã nói:

    “Nhập thế cuộc bất khả vô công nghiệp, xuất mẫu hoài tiện thị hữu quân thân.”

    Nàng Âu-Cơ trở về núi (xuất thế) mang theo một tinh thần thoát tục, tháng ngày tiêu dao cùng tuế nguyệt, mong tu luyện hòa hiệp đạo âm dương để được trường sanh bất tử, hòa nhịp sống với đất Trời. Vì nàng đã đạt được lý Thủy-Hỏa khắc sinh, âm dương tán tụ, cho nên non nước tuy chia tình, nhưng cũng có ngày tái ngộ.

    “Non cao có biết hay chưa?

    Nước đi ra biển lại mưa về nguồn.”

    Khi nước đã vượt qua khỏi các khe lạch, sông ngòi, tung hoành trong bể cả mênh mông, hòa mình trong bản thể xanh biếc đại đồng, nước đã xuyên qua nhiều lần gạn lọc để bốc hơi lên tụ lại thành mây rồi bay về hội ngộ cùng non để rồi mưa xuống rữa sạch bụi trần, giúp non kia giữ được màu thanh u sau những ngày Đông Hàn, Hạ Nhiệt.

    Rồng Tiên chính là Vật Tổ Việt-Nam biểu thị cho Lý đối kháng mà dung hòa của dân tộc, để tìm Đạo lý “Chấp Trung” cái Đạo xuất nhập của con người, một triết lý âm dương mâu thuẫn mà hiệp nhất, chú trọng tinh thần, bảo tồn vật chất, vật tâm tương ứng, khắc để mà sinh, đối kháng mà không bị tiêu diệt, trái lại còn đun đẩy cạnh tranh để tiến hóa.

    Đó chính là Hồn Dân Tộc, là nguồn sống miên viễn bất tận.

    Dân tộc Việt-Nam phải tâm đắc cái truyền thuyết đó để quyết tâm khai quật tiềm năng hòa đồng dân tộc, Bách Việt nhất gia, bắt nhịp cầu cảm thông Nam Bắc, khơi nguồn huyết thống Tổ Tiên, sưởi ấm mối tình “Đồng bào” để dân tộc tránh họa diệt vong.

    Nhờ tiềm năng cộng đồng dung hợp đã chứa đựng sâu xa trong mọi tâm hồn của nòi Lạc-Việt, nên người Việt-Nam có đủ linh năng trực giác, tạo thế quân bình, dung hòa trước mọi ý thức quan niệm dị đồng, bất chấp mọi âm mưu từ đâu đưa đến, chúng ta phải thành tâm cương quyết bảo vệ mảnh đất sống của chúng ta, một dãy non sông cẩm tú, có núi sông hiểm trở, đồng ruộng phì nhiêu, tài nguyên phong phú, có người ngoại quốc đã nói: “Việt-Nam là ngã tư quốc tế, là hành lang dòm ngó ra Thái Bình Dương. Nó là nhịp cầu nối giữa các khối: Úc, Phi, Âu, Á, Mỹ.”

    Việt-Nam là một vị trí quan trọng, ngày mai kia sẽ trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và tâm linh của cả một vùng Trời Đông Nam Á.

    Hay là :

    “Việt-Nam như thể cái lầu,

    Ngày sau các nước đâu đâu cũng về.

    Việt-Nam như thể cái chùa,

    Ngày sau các nước bốn mùa tới lui./.”

    Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu ngày Giỗ Tổ Hùng-Vương, mùng mười (10) tháng ba (3).

    Tìm hiểu hai con số, ngày mùng mười (10) tháng ba (3), ta mới thấy Tổ Tiên ta thật là thần thông vĩ đại. Lấy ngày mùng mười là ngày Can Chi gặp nhau, là Quý Dậu. Lấy tháng ba (3), tháng Can Chi gặp nhau là Mậu Thìn.

    Nay, ta hãy phân tích ngày Quý-Dậu và tháng Mậu-Thìn, để tâm quan chiêm, soi xét kỹ coi ẩn tàng lý gì trong đó.

    Trước hết, ta phải hiểu Can Chi là gì? Do đâu mà có?

    Can có 10 số gọi là Thập Thiên Can,

    Chi có 12 số gọi là Thập Nhị Địa Chi.

    Thập Thiên Can do ngũ hành mà có, thập nhị Địa chi do Lục Khí biến sanh. 10 Can sanh ngũ hành. Giáp-Ất thuộc Mộc, Bính-Đinh thuộc Hỏa, Mậu-Kỷ thuộc Thổ, Canh-Tân thuộc Kim, Nhâm-Quý thuộc Thủy.

    Lục khí sanh 12 chi:

    1. Khí Thái Dương, Tý Sửu. 4. Khí Thiếu Dương, Ngọ Mùi.

    2. Khí Quyết Âm, Dần Mẹo. 5. Khí Thái Âm, Thân Dậu.

    3. Khí Thiếu Âm, Thìn Tỵ. 6. Khí Dương Minh, Tuất Hợi.

    Bây giờ, ta hãy sắp thứ tự Can Chi coi ngày mùng mười tháng ba nằm ở Can Chi nào?

    Can: Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý

    Chi: Tý Sửu Dần Mẹo Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi.

    Tổ Tiên ta dựa vào Đạo Dịch:

    Thiên khai ư Tý, Địa tịch ư Sửu, Nhân sanh ư Dần.

    Lấy chi Tý làm mốc thời gian (12) số.

    Lấy Can Giáp làm mốc không gian (10) số.

    Như trên, ta thấy Can Chi Mậu-Thìn đều gặp nhau ở số năm (5).

    Can Chi Quý-Dậu đều gặp nhau ở số mười (10).

    Ta thử phân tích: Mậu là Can thứ 5, Thìn là Chi thứ 5.

    Mậu Thìn cũng là hành thổ, số 5 cũng là số sanh của Thổ. Có lẽ Tổ Tiên ta muốn hiệp thông “Trời-Đất-Người” hiệp nhất thể, nên mới lấy tháng Mậu Thìn làm tháng kỷ niệm. Trong Trời, Đất, người đều có đủ 5 số: Trời có ngũ khí, Đất có ngũ hành, Người có ngũ tạng.

    Cộng ba số lại thành 15. Số 15 là số Huyền Khí của Mẹ Đất, con số 5 là số Hoàng Cực trong Lạc-Thơ, là diệu lý của Cha Trời.

    Ông cha ta muốn lấy Lạc-Thơ làm nền chánh trị Đế Đạo cho dân tộc. Nếu đúng như vậy thì thật là tuyệt diệu.

    Ngày Quý Dậu: Quý là số 10 của Can, Dậu là số 10 của Chi.

    Ngày này Can và Chi gặp nhau ở số 10. Số 10 là số không mà có, làm toán số 10 giữ 1 sang hàng khác. Số nầy tượng cho lý Vô-Cực nhi Thái-Cực. Trong không mà có, một vòng tròn có một chấm ở giữa , đây là nói lên cái lý “Thị không thị sắc, vô vi nhi dịch sử quần linh” nghĩa là ấy không ấy sắc, không làm mà sai khiến cả muôn loài. Một lý nữa là chữ thập (+) tượng âm dương gác chồng nhau thành chữ thập. Tượng âm dương biến thành tứ tượng ngũ hành thành chữ vạn卍, như cái chong chóng quay mãi không ngừng để sanh thành vạn vật, mà cũng là cơ hủy diệt và bảo tồn vạn vật.

    Trong khí âm dương có luật tương phản, tương thôi, và tương thành. Nghĩa là âm dương vừa phản phúc, đối kháng chống chọi nhau, vừa thúc đẩy tiến tới, vừa hợp tác nhau để thành công.

    Âm dương mâu thuẩn mà song song bình hành, không bên nào triệt bên nào, đó là cơ tiến hóa của muôn loài vạn vật.

    Dưới đây, tôi giới thiệu Cơ Tứ Linh với các bạn đọc nghiên cứu.

    Ở trên Trời, Cơ Tứ Linh ở bốn phương.

    Ở Trời

    Đây là cơ Thanh Long, Bạch Hổ, Châu Tước, Huyền Vũ ở Trời.

    Cơ Tứ Linh ở đất: Thanh Long, Xích Lân, Kim Qui, Bạch Phụng.

    Tứ Linh ở Trời nói lên cơ ngũ hành tương sanh: Thủy sanh Mộc, Mộc sanh Hỏa, Hỏa sanh Thổ, Thổ sanh Kim, Kim sanh Thủy.

    Tứ Linh ở đất nói lên cơ ngũ hành tương khắc: Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ.

    Bài luận này, tôi chỉ khai thông một phần ý nghĩa Rồng Tiên và ngày tháng Giỗ Tổ. Rất mong quý bậc cao minh, quý minh sư, quý học giả góp phần minh giải sâu rộng thêm để đồng bào và các bạn tường lãm huyền thoại của dân tộc mà từ lâu ít ai khai thác./.

    Tuy-Hòa Phú-Yên, Ngày 3 tháng 3 năm Nhâm-Thìn

    (24-03-2012)

    Giáo-Sư Ngọc-Trường-Thanh



    Thân tặng bạn đọc xa gần!

    cho hỏi, tại sao nói VN lịch sử có bề dày 5000 năm ?
    chắc chắn


    Childlike Masterrose4

  6. #6

    Mặc định Bài viết của giáo sư Ngọc Trường Thanh

    Đọc bài viết của vị giáo sư này do bạn Nhân Duyên Sinh đưa lên, thực tình mình chẳng hiểu gì cả. Do mình chẳng có chút kiến thức gì về Nho-Y-Lý-Số cả, nên mình chẳng hiểu các quẻ Khảm, Ly, Càn, Chấn, Tốn v.v. là cái chi mô răng rứa gì.

    Vậy nói tóm lại tổ tiên chúng ta là ai? Ngày xưa chúng ta nhận mình là Con Rồng Cháu Tiên. Thế ngày xưa có vị trưởng lão đặt câu hát rằng: "Hồng Bàng là tổ nước ta, Nước ta ngày ấy gọi là Văn Lang, Thiếu nhi ta rất vẻ vang ...." là sai à? Rất mong các bậc cao nhân từ bi chỉ giáo cho mình.

  7. #7
    Nhị Đẳng Avatar của NhânDuyenSinh
    Gia nhập
    Mar 2010
    Nơi cư ngụ
    Ta-Bà
    Bài gởi
    2,032

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi congnm2003 Xem Bài Gởi
    Đọc bài viết của vị giáo sư này do bạn Nhân Duyên Sinh đưa lên, thực tình mình chẳng hiểu gì cả. Do mình chẳng có chút kiến thức gì về Nho-Y-Lý-Số cả, nên mình chẳng hiểu các quẻ Khảm, Ly, Càn, Chấn, Tốn v.v. là cái chi mô răng rứa gì.

    Vậy nói tóm lại tổ tiên chúng ta là ai? Ngày xưa chúng ta nhận mình là Con Rồng Cháu Tiên. Thế ngày xưa có vị trưởng lão đặt câu hát rằng: "Hồng Bàng là tổ nước ta, Nước ta ngày ấy gọi là Văn Lang, Thiếu nhi ta rất vẻ vang ...." là sai à? Rất mong các bậc cao nhân từ bi chỉ giáo cho mình.
    Trích dẫn Nguyên văn bởi hangnhinguyenthi Xem Bài Gởi
    cho hỏi, tại sao nói VN lịch sử có bề dày 5000 năm ?


    ----
    Mến chào HNNg.T,Cnm2003,

    Bài viết trên nds đã mở ngoặc và đóng ngoặc ( bài viết chỉ mang tính chất tham khảo ). Chứ bây giờ có ai nhảy vô đây nói 5000 năm, 10000 năm, hay đại khái cho nó bự 200000 năm chẳng hạn.....Ai mà biết?

    Thường nghe: " nói có sách, mách có chứng ". Thế đấy, sách thì bị cướp, rồi bị chế tác lum tùm beng. Người thì bảo Kinh Dịch là của tàu, mới đây có bài báo tàu cũng không nhận kinh dịch của mình? ( ắt hẳn tác giả của bài báo nói trên đã phát hiện ra điều gì quan trọng nằm trong chính sách " ngu dân " của người Hán? ). Thế Kinh Dịch của ai? Của nước nào? Và chẳng biết từ đâu mà cái CMND của mấy bác ở đây có ghi cái chữ to tổ bố " dân tộc Kinh ".

    Nước Tây có một thằng " Kinh " cũng ghê rồi, đằng này dân ta có cái mác 90 triệu Kinh thì đúng là " kinh " quá nhỉ....Bốc phét vậy thôi, chứ kinh ra sao thì cứ còn phải chờ dài dài mà....Hậu sinh chúng ta vớ được quyển " Kinh " nào thì cứ theo " Kinh " đấy mà đọc, "Kinh" thì nó có đấy, có đầy là đằng khác, nhưng mà "Dịch" ra sao thì mỗi người Dịch một kiểu....thế kiểu Dịch nào mới là đúng? Ai mà biết? Có chăng thì cũng phải đem cái Kinh mà Dịch vào cái thực tế các bác nhỉ? ( Việc này quả thực quá khó khăn, đâu phải ngon ăn? )

    Nay chứng cứ ( tài liệu, cổ vật..v...v...) một là còn ở trong lòng đất, hai là nằm trong viện bảo tàng......Chẳng biết là bảo "thật" hay bảo "tàng" nữa vì " thật " cái gì mà " tàng " cái gì ?

    Nay xin lái qua về cái Châu Dịch - Chu Dịch - Kinh Dịch. Sách có viết:
    " Gia ngã sổ niên, tốt dĩ học Dịch, khả dĩ vô đại quá hĩ "
    Dịch nghĩa đại khái là:
    " Có thêm mấy năm nữa để học Dịch cho trọn vẹn thì chắc không mắc lỗi lầm lớn ".
    Đấy, ông Thánh Nhân Khổng Tử ổng còn thiếu sót, chứ như ta đa số là phàm phu tục tử ắt còn nhiều thiếu sót nữa. Thế nên bạn CNM2003 hà tất phải băn khoăn về vấn đề này làm chi? Chẳng phải lúc bé ta có học đi , cũng ngã lên ngã xuống vài lần đó sao? Không biết cái thời này cái ông Khổng Tử đó có tái lại không? Chứ nỗi oan khuất của bao nhiêu thế hệ xưa vẫn còn đó mà......bác XP nhỉ? - nói thật nds cũng rất thấy hay khi đọc cách lý giải của bác XP về hai quẻ Địa Thiên thái, Thiên Địa bĩ ở topic nào đó trong diễn đàn - cái đoạn lý sinh sản ý, rất thực tế. Chứ như nds chẳng rõ biết gì về kinh dịch thì cứ tưởng là thằng càn mà đứng trên đầu thằng khôn thì thái sao nổi, còn thằng khôn mà đứng trên đầu thằng càn thì bĩ sao được?....cái này cứ nhìn vào thời thế ở VN ta ngay hiện tại là rõ nhất phải không bác - ở đây nds không hiểu theo Càn là Trời, Khôn là Đất......

    *) Các bác các cô các chú đừng vội tin lời em, em chỉ thuộc dạng học " vẹt " thôi, chưa tới bờ và cũng chẳng biết bao giờ mới tới bến.Thôi thì cứ tâm niệm rằng Trời cao có mắt để rồi mọi nỗi oan khuất của người xưa sáng tỏ cả thôi.
    Last edited by NhânDuyenSinh; 18-06-2012 at 06:47 PM.

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi NhânDuyenSinh Xem Bài Gởi
    ----
    Mến chào HNNg.T,Cnm2003,

    Bài viết trên nds đã mở ngoặc và đóng ngoặc ( bài viết chỉ mang tính chất tham khảo ). Chứ bây giờ có ai nhảy vô đây nói 5000 năm, 10000 năm, hay đại khái cho nó bự 200000 năm chẳng hạn.....Ai mà biết?

    Thường nghe: " nói có sách, mách có chứng ". Thế đấy, sách thì bị cướp, rồi bị chế tác lum tùm beng. Người thì bảo Kinh Dịch là của tàu, mới đây có bài báo tàu cũng không nhận kinh dịch của mình? ( ắt hẳn tác giả của bài báo nói trên đã phát hiện ra điều gì quan trọng nằm trong chính sách " ngu dân " của người Hán? ). Thế Kinh Dịch của ai? Của nước nào? Và chẳng biết từ đâu mà cái CMND của mấy bác ở đây có ghi cái chữ to tổ bố " dân tộc Kinh ".

    Nước Tây có một thằng " Kinh " cũng ghê rồi, đằng này dân ta có cái mác 90 triệu Kinh thì đúng là " kinh " quá nhỉ....Bốc phét vậy thôi, chứ kinh ra sao thì cứ còn phải chờ dài dài mà....Hậu sinh chúng ta vớ được quyển " Kinh " nào thì cứ theo " Kinh " đấy mà đọc, "Kinh" thì nó có đấy, có đầy là đằng khác, nhưng mà "Dịch" ra sao thì mỗi người Dịch một kiểu....thế kiểu Dịch nào mới là đúng? Ai mà biết? Có chăng thì cũng phải đem cái Kinh mà Dịch vào cái thực tế các bác nhỉ? ( Việc này quả thực quá khó khăn, đâu phải ngon ăn? )

    Nay chứng cứ ( tài liệu, cổ vật..v...v...) một là còn ở trong lòng đất, hai là nằm trong viện bảo tàng......Chẳng biết là bảo "thật" hay bảo "tàng" nữa vì " thật " cái gì mà " tàng " cái gì ?

    Nay xin lái qua về cái Châu Dịch - Chu Dịch - Kinh Dịch. Sách có viết:
    " Gia ngã sổ niên, tốt dĩ học Dịch, khả dĩ vô đại quá hĩ "
    Dịch nghĩa đại khái là:
    " Có thêm mấy năm nữa để học Dịch cho trọn vẹn thì chắc không mắc lỗi lầm lớn ".
    Đấy, ông Thánh Nhân Khổng Tử ổng còn thiếu sót, chứ như ta đa số là phàm phu tục tử ắt còn nhiều thiếu sót nữa. Thế nên bạn CNM2003 hà tất phải băn khoăn về vấn đề này làm chi? Chẳng phải lúc bé ta có học đi , cũng ngã lên ngã xuống vài lần đó sao? Không biết cái thời này cái ông Khổng Tử đó có tái lại không? Chứ nỗi oan khuất của bao nhiêu thế hệ xưa vẫn còn đó mà......bác XP nhỉ? - nói thật nds cũng rất thấy hay khi đọc cách lý giải của bác XP về hai quẻ Địa Thiên thái, Thiên Địa bĩ ở topic nào đó trong diễn đàn - cái đoạn lý sinh sản ý, rất thực tế. Chứ như nds chẳng rõ biết gì về kinh dịch thì cứ tưởng là thằng càn mà đứng trên đầu thằng khôn thì thái sao nổi, còn thằng khôn mà đứng trên đầu thằng càn thì bĩ sao được?....cái này cứ nhìn vào thời thế ở VN ta ngay hiện tại là rõ nhất phải không bác - ở đây nds không hiểu theo Càn là Trời, Khôn là Đất......

    *) Các bác các cô các chú đừng vội tin lời em, em chỉ thuộc dạng học " vẹt " thôi, chưa tới bờ và cũng chẳng biết bao giờ mới tới bến.Thôi thì cứ tâm niệm rằng Trời cao có mắt để rồi mọi nỗi oan khuất của người xưa sáng tỏ cả thôi.
    trước tin chào bạn và cám ơn bài comment, HN thắc mắc là ...bạn bít đấy nam nay là 2012 phải hok ? mà trong đó lại bảo hình thành 5000 năm đó,... HN nghĩ họ nói thế chắc chắn là có nguyên do...NDS bạn đồng ý chứ ?

    còn chiện Kinh Dịch thì có đoạn HN nghĩ bạn đang nói chiện với cả chú Xuân Phong nữa... mà ở đây có đâu,chú XP ít vào dd lắm.
    chắc chắn


    Childlike Masterrose4

  9. #9
    Nhị Đẳng Avatar của NhânDuyenSinh
    Gia nhập
    Mar 2010
    Nơi cư ngụ
    Ta-Bà
    Bài gởi
    2,032

    Mặc định

    Ý NGHĨA NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
    Nguyễn Thiếu Dũng

    Con người ai cũng có thân xác, đó là cơ sở vật chất để sự sống tồn tại. Thân xác đó không thể tự ta mà có, nó có là do cha mẹ di truyền, đến lượt ta, ta lại trao truyền sự sống cho con, thành ra sự sống là một dòng tồn tục. Khi ta sống là cha mẹ ta đang sống. Khi ta chết ta vẫn còn sống nơi con ta, cháu ta.

    Sinh huyết chảy mãi không ngừng từ vô thuỷ đến vô chung. Trân trọng sự sống, bảo tồn thân xác là bổn phận, là nhiệm vụ của con người vì thân xác đó không phải của riêng ta. Thân xác đó là của người trước, thân xác đó là của người sau. Thân xác đó cùng tồn tại với càn khôn, biến dịch cùng vũ trụ. Thế nên sống là tri ân. Sống là phải biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã cho ta sự sống. Đạo thờ cúng tổ tiên là đạo làm người. Người Việt Nam may mắn có chung một đạo, Đạo thờ cúng Ông Bà. Người Việt Nam còn may mắn hơn nữa khi có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân.

    Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dầu ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng.

    Đền Hùng dựng trên núi Hùng

    Sách Đại Nam nhất thống chí, phần tỉnh Sơn Tây viết: "Núi Hùng Vương ở xã Hy Cương, cách huyện Sơn Vi 12 dặm về phía đông, cũng gọi là núi Hy Cương, lại gọi là núi Bảo Thứu, hình thể tròn trĩnh xanh tốt lạ thường, Địa dư chí của Lê Đại Cương chép rằng: mạch núi từ núi Tam Đảo bổ xuống, kéo qua địa phận huyện Lập Thạch, xuyên qua sông Lô, đi qua địa phận các huyện Hùng Quan và Tây Quan kéo đến, ở phía tây núi non la liệt, ở phía đông có nước sông Đà lượn quanh, lại có các ngọn nước tụ hội ở ngã ba sông, thật là cục lớn về phong thuỷ" . Võ Văn Trực cực tả: "Núi Hùng vươn ra như một con rồng, đầu hướng về nam".

    Núi Hùng cao 175m so với mặt biển. Núi còn nhiều tên gọi khác như Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương hay núi Cả. Núi Cả nhìn xuống làng Cả. Đời Lê, cư dân xã Hy Cương được ban làm con Cả, hằng năm giữ nhiệm vụ hương khói thờ phụng vua Hùng. Sách Ngọc phả Hùng Vương do Trực Học Sĩ Nguyễn Cố soạn năm 1470 có đoạn viết: "Phụng ban hương Trung Nghĩa (Cổ Tích) làm dân trưởng tạo lệ, cấp 500 mẫu ruộng tại xã Hy Cương, lại cho thu thuế ruộng của một vùng, trên từ Tuyên Quang, Hưng Hoá, dưới đến Việt Trì làm hương hoả phụng thờ". Hằng năm con trưởng chỉ có nghĩa vụ đi lính, còn được miễn thuế khoá, tiền thuế và ruộng chỉ để đèn nhang cúng lễ đền Hùng" .
    Lễ giỗ Tổ Hùng Vương cử hành vào ngày mồng mười tháng ba:

    Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba

    Cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng, 41 làng xã thuộc tỉnh Vĩnh Phú tham gia rước kiệu lễ dâng Tổ. Trên các cổ kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới" .

    Nguyễn Thị Hạnh cho biết: "Xưa kia, việc cúng Tổ (cử hành) vào ngày 12 tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch)... Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và người chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch). Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch ) hàng năm.

    Như thế ngày chính tế phải là ngày 12 tháng 3, ngày 10 tháng 3 chỉ là ngày quốc tế, ngày chính quyền Nhà nước đứng ra cúng tế. Và ngày 12 tháng 3 mới là ngày mang ý nghĩa của một thông điệp mà người xưa muốn gửi lại cho muôn đời sau.

    Tại sao 18 đời Hùng Vương chỉ có một ngày lễ. Đồng ý đây có thể là hợp kỵ nhưng tại sao lại là ngày 12 tháng 3 mà không phải là ngày khác? Đây chắc không phải là ngày chọn lựa một cách tình cờ mà có dụng ý. Muốn giải mã được thông điệp của Tổ tiên; không thể chỉ dựa vào một sự kiện, vì như vậy người khác có thể cho là suy diễn, nhưng nếu vấn đề được giải đáp trong một hệ thống chúng ta không thể không quan tâm.

    Chúng ta có thể đối chứng ngày giỗ Tổ Hùng Vương với ngày giỗ Tổ Phụ Lạc Long Quân và ngày giỗ Tổ Mẫu Âu Cơ. Ba ngày giỗ này có liên hệ mật thiết với nhau, thống nhất ý nghĩa trong cùng một hệ thống, tỏ rõ có bàn tay xếp đặt chứ không phải là ngẫu nhiên trùng hợp.

    Trong sách Hùng Vương và lễ hội đền Hùng B.D.S cho chúng ta biết thêm một chi tiết khá quan trọng: ''Mãi gần đây chúng ta mới biết Lạc Long Quân được thờ tại Đình Nội, làng Bình Đà, huyện Thanh Oai, Hà Tây. Bình Đà có hai ngôi đình đẹp: Đình Nội (còn gọi là Đình Trong), Đình Ngoại (còn gọi là Đình Ngoài)... Dân làng Bình Đà tổ chức lễ hội từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 3 âm lịch. Ngày 6 tháng 3 là ngày chính hội, tương truyền đó là ngày sinh của Đức Lạc Long Quân .

    Theo Kinh Dịch, tính theo số Tiên-Thiên, quẻ Khảm hay còn gọi là quẻ Thuỷ đứng ở vị trí số 6, quẻ Ly hay còn gọi là quẻ Hoả đứng ở vị trí số 3. Vì vậy lấy ngày 6 tháng 3 để tưởng niệm Đức Lạc Long Quân là dựa vào tính chất của quẻ Khảm (số 6) và quẻ Ly (số 3). Hai quẻ này hợp lại là quẻ Thuỷ-Hoả-Ký-Tế, quẻ thứ 63 trong tổng số 64 quẻ Dịch.

    Lạc Long Quân từng nói với Âu Cơ: "Ta là nòi rồng, đứng đầu thuỷ tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh con, nhưng thuỷ hoả tương khắc, dòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia ly. Ta đem năm mươi con về thuỷ phủ, chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi xuống bể, hữu sự thì báo cho nhau biết" (Lĩnh Nam Chích Quái).

    Lạc Long Quân tính thuỷ tương ứng với quẻ Khảm, loại quẻ dương. Âu Cơ tính hoả tương ứng với quẻ Ly, loại quẻ âm. Hai quẻ này âm dương tương hợp, tạo thành quẻ Ký-Tế. Hào cửu ngũ quẻ Ký-Tế là hào dương, biểu tượng cho vua, hào lục nhị quẻ Ký-Tế là hào âm, biểu tượng cho Âu Cơ, hai hào này là hai hào chính ứng với nhau.

    Kinh Dịch chỉ có 8 quẻ đơn, từ quẻ Càn số 1 đến quẻ Khôn số 8, quẻ đơn không vượt quá số 8. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày 12 tháng 3, số 12 vượt quá giới hạn quẻ đơn, tuy nhiên ta biết rằng 12 là bội số của 6. Dịch lý luôn biến hoá, do đó số 12 vẫn hàm chứa số 6 nên ngày 12 tháng 3 về nội hàm vẫn là hoá thân của 6 tháng 3. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương và ngày giỗ Tổ Lạc Long Quân cùng có chung một ý nghĩa.

    Quẻ Ký-Tế là quẻ duy nhất trong số 64 quẻ Dịch đạt đến độ lý tưởng hoàn chỉnh. Dịch quy định những hào ở vị trí số lẻ 1, 3, 5 phải là hào dương mới được kể là chính vị, nếu là hào âm thì gọi là thất vị (không đúng vị trí). Ngược lại những hào ở vị trí số chẵn 2, 4, 6 phải là hào âm mới được kể là chính vị, không đúng quy định đó gọi là thất vị. Số thứ tự của hào quẻ được tính từ dưới lên. Riêng hào 5 (hào cửu ngũ) còn được gọi là hào trung chính vì là hào dương mà lại là hào ở giữa quẻ ngoại. Cũng thế, hào 2 (lục nhị) còn được gọi là trung chính vì là hào âm và là hào ở giữa quẻ nội. Quẻ Ký-Tế,hào dương ở đúng vị trí dương, hào âm ở đúng vị trí âm được xem là quẻ chuẩn, chuẩn cho Dịch, chuẩn cho người, chuẩn cả cho trời đất vì đã đạt đến trung chính, nghĩa là đã đạt được Đạo. Trời đất trung chính thì mưa thuận gió hoà, xã hội trung chính thì cuộc sống yên ổn, thái bình. Cho nên toàn bộ Kinh Dịch, có thể nói như Nguyễn Hiến Lê: "Liệt kê ra thì cực phiền toái mà tổng hợp lại thì rất đơn giản chỉ gồm hai chữ trung chính như Trương Kỳ Quân đã nói: "Đạo lý trong thiên hạ (theo Dịch) chỉ là khiến cho việc không trung trở về chỗ trung, việc không chính trở về chỗ chính". Nguyễn Văn Siêu nhấn mạnh trung không phải là lưng chừng, không phải là trung bình cộng mà trung là đạt đến chỗ chí thiện.

    Phải chăng qua ngày giỗ 6/3 và 12/3 Tổ tiên muốn để lại cho con cháu muôn đời lời di huấn về phép trị nước an dân cốt sao đạt đến chỗ trung chính.

    Đạo trị nước tất cũng là đạo giữ nước, đó chính là thông điệp của ngày giỗ Tổ Hùng Vương, giỗ Tổ Lạc Long Quân.

    Ký-Tế là đã thành, đã xong, nhưng Vương-Bật trong Chu Dịch chú nói rằng: "Đã qua sông (ký tế) đừng quên lúc chưa qua sông (vị tế)'' . Vua Đường Thái Tông từng hỏi các cận thần: "Về sự nghiệp của đế vương, việc sáng lập và giữ gìn thành quả cái nào khó hơn". Nguỵ Trưng đáp: "Đế vương dấy nghiệp, tất thừa cơ lúc đời suy loạn, lật đổ bọn tàn ác hôn ám, trăm họ đều đồng lòng ủng hộ, bốn biển đều theo về, đó là lúc trời trao cho mệnh, do vậy việc đó không phải là khó. Nhưng sau khi đã được thiên hạ, chí thường kiêu ngạo phóng dật, trăm họ muốn được yên vui, nhưng sưu thuế nặng nề, muôn dân khổ sở điêu tàn, mà phải phục dịch cho việc ăn chơi xa xỉ không ngớt. Đất nước suy vong đều từ đó mà ra. Cho nên nói giữ vững thành quả là khó hơn nhiều". Ý của Tổ tiên muốn nhắc nhở người đời sau qua quẻ Ký-Tế: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận, nhiệm vụ và chức năng của mình, giữ đúng kỷ cương vua ra vua, cha ra cha, con ra con thì gia đình sẽ yên ổn, xã hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh, phát triển.

    Lời di huấn này không chỉ được nhắc nhở hằng năm thông qua ngày hội giỗ mà còn được khắc ghi trên trống đồng Đông Sơn, trống thiêng của dân tộc, gởi gắm trong biểu tượng mặt trời nằm rạng rỡ giữa trống đồng. Mặt trời trên trống đồng có nhiều tia, có trống 8 tia có trống 10, 12 hoặc 14, 16 tia, nhưng đều là tia khắc nổi, đó là tia dương ứng với hào dương. Ngoài ra những tia nổi này còn tạo ra những tia chìm, đó là tia âm, ứng với hào âm. Cứ mỗi hào dương hào âm như thế nối nhau sẽ tạo ra những quẻ Ký-Tế chạy thành vòng tròn mặt trời giữa trống đồng. Ý nghĩa của mặt trời trên trống đồng và những con số ẩn trong ngày giỗ Tổ là nhất quán.

    Ngày giỗ Lạc Long Quân, ngày giỗ Hùng Vương có chung một ý nghĩa, gắn bó nhau trong một hệ thống, thế còn ngày giỗ cũa Âu Cơ có chuyển tải ý nghĩa nào không?

    Giỗ cha có nghĩa, giỗ con có nghĩa, lẽ nào giỗ mẹ lại không?

    Sách Non Nước Việt Nam của Tổng cục Du lịch Việt Nam giới thiệu: "Đền thờ Mẹ Âu Cơ nằm giữa cánh đồng lúa của xã Hiền Lương (huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ), dưới tán lá của cây đa xum xuê toả bóng mát. Trong đền thờ tượng mẹ Âu Cơ đặt ở vị trí cao nhất. Bức tượng là một người mẹ hiền từ, đẹp như tiên, thông minh và phúc hậu. Tại đây còn thờ phụng con trai thứ hai của Mẹ, một vị tướng tài ba, trung hiếu, được tôn là ''Thượng Đẳng Thần".

    Lễ hội Đền Âu Cơ tổ chức hàng năm vào ngày 7 tháng giêng âm lịch".

    Theo số Tiên Thiên, 7 là số thứ tự của quẻ Cấn còn gọi là quẻ Sơn, có tượng là núi. Tháng giêng số 1 là số thứ tự của quẻ Càn cũng gọi quẻ Thiên, có tượng là trời.

    Mẹ Âu Cơ là mẹ tiên, người ở núi "Mẹ Âu Cơ dẫn 50 con lên núi". Dựa theo Dịch lấy ngày 7, quẻ Cấn, để tưởng nhớ mẹ là tiên nhân, cũng như Lạc Long Quân là cha rồng, người ở nước, nên lấy quẻ Khảm số 6 làm ngày tưởng niệm.

    Quẻ Cấn và quẻ Càn hợp lại là quẻ Sơn-Thiên-Đại-Súc: 7/1

    Quẻ trên là núi, quẻ dưới là trời, đây không phải là chuyện thực mà chỉ là hình ảnh biểu tượng: trời chứa trong núi, tượng trưng cho sự chứa đựng, tích góp lớn lao. Hình tượng này dành cho bậc thánh nhân, những người có thể làm nên những công trạng vĩ đại như Mẹ Âu Cơ. Đại tượng truyện đưa ra một ý rất thích hợp với nội dung câu chuyện chúng ta đang đề cập ở đây: "Đại-Súc, quân tử dĩ đa chỉ tiền ngôn vãng hành, dĩ súc kỳ đức". Việc súc tụ lớn lao, người quân tử nhân đó phải ghi nhớ nhiều ngôn luận và sự tích của các vị thánh hiền xưa, lấy đó để súc tụ mỹ đức cho mình . Tuy chỉ là ý kiến suy tưởng của người Trung Hoa nhưng từ ý này cũng giúp cho ta hình dung được sự phối hợp kỳ lạ giữa hai quẻ Ký-Tế và Đại-Súc, một bên là lời di huấn của cha, một bên là lời khuyên của mẹ, phải nhớ lời cha dặn.

    Đại-Súc có nghĩa là súc tụ, súc dưỡng và súc chỉ.

    Súc tụ là sự tập hợp vĩ đại, người lãnh đạo phải biết đoàn kết rộng khắp các hạng dân "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng". Tập hợp thành một khối kiên cường trong tình yêu thương rộng mở. Làm được công cuộc súc tụ, thì phải biết súc dưỡng, nuôi dưỡng nhân tài vật lực để phát triển, nhưng trong mọi hành động phải biết dừng lại ở chỗ chí thiện, phải biết chế ước, súc chỉ. Nếu không biết kiềm chế sẽ dẫn đến vọng động hỗn loạn.

    Người xưa khi thiết kế những ngày hội lễ đã có những chủ đích nhất định. Phần hội để làm sống lại quá khứ, phần lễ để tạ ơn, nhưng hội lễ không chỉ dừng lại ở đó. Thông qua ngày giỗ Tổ, thông qua những con số, thông qua quẻ Dịch Tổ tiên ta còn có hoài bão muốn nhắc nhở hậu thế những kế sách giữ nước an dân. Đó là nỗi lo muôn thuở, là tấm lòng bao dung, tha thiết, rộng mở của Chư Tổ còn vang vọng mãi khắp núi sông: "Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu".

    Sách tham khảo:

    - Viện Sử Học: Đại Nam Nhất Thống chí - T 4, NXB Khoa học Xã Hội 1971
    - Ngô Văn Phú: Hùng Vương và Lễ Hội Đền Hùng, NXB Hội Nhà Văn 1996
    - Nguyễn Hiến Lê: Kinh Dịch-Đạo người quân tử, NXB Văn Học 1992
    - Trương Thiện Văn: Từ điển Chu Dịch, NXB Khoa học Xã Hội 1997

    Nguyễn Thiếu Dũng.

  10. #10

    Mặc định

    avata của bác Bin đẹp tuỵt !
    chắc chắn


    Childlike Masterrose4

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. TRUYỀN TÍCH CÁC VỊ THÁNH ( SƯU TẦM)
    By honghoavnn in forum Đạo Mẫu,Đạo Tứ phủ
    Trả lời: 86
    Bài mới gởi: 21-07-2013, 07:38 AM
  2. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 19-02-2012, 04:24 PM
  3. Chi phái Cao Đài
    By kiennguyen in forum Đạo Cao Đài
    Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 30-12-2011, 08:28 PM
  4. Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 24-06-2011, 10:10 PM
  5. Vấn đề thờ cúng?
    By nguoi_mu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 33
    Bài mới gởi: 20-02-2011, 07:23 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •