kết quả từ 1 tới 16 trên 16

Ðề tài: Vì sao nói A la hán và Duyên giác chưa phải là quả vị tối cao hay Nhất thừa

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Nhị Đẳng Avatar của Ma ba tuần
    Gia nhập
    Sep 2011
    Nơi cư ngụ
    Nhà của Ta
    Bài gởi
    2,145

    Mặc định Vì sao nói A la hán và Duyên giác chưa phải là quả vị tối cao hay Nhất thừa


    Đây là đoạn trích dẫn trong kinh thắng man ,do hoàng hậu thắng man nói với Đức thế Tôn và được Ấn khả ,Đoạn này nêu rõ vì sao Ala hán và duyên Giác chưa phải là quả vị tối cao ,Và 2 quả vị này chưa hẳn đã hết Phiền não,do đó Man Thắng phu nhân nói về a la hán và duyên giác vẫn còn Ý SINH THÂN.



    "Tại sao như vậy? Vì la hán và duyên giác còn thừa phiền não mà không phải đoạn trừ đã hết, do vậy, các vị ấy không thể trọn vẹn không còn mọi sự thọ sinh. Phiền não có 2 loại, một là phiền não trú địa, hai là phiền não phát sinh.
    +Phiền não trú địa có 4, là kiến của 3 cõi, ái của cõi Dục, ái của cõi Sắc, ái của cõi Vô sắc; 4 phiền não này tạo ra mọi phiền não.
    + Còn phiền não phát sinh (thì có 2 loại). Có loại tương ứng với tâm trong từng sát na (thì gọi là phiền não trú địa); còn loại vô minh trú địa thì vô thỉ đến giờ không tương ứng với tâm (20) . Bạch đức Thế tôn, 4 phiền não trú địa tuy tạo ra phiền não, nhưng so với vô minh trú địa thì toán học và ví dụ cũng không thể đối tỷ. Vô minh trú địa thế lực của nó còn hơn cả ái của cõi Vô sắc. Ví như sắc đẹp, sức mạnh và uy thế của ma vương, và tùy thuộc của nó, làm khuất mờ tất cả chư thiên Tha hóa tự tại; vô minh trú địa cũng vậy, nó làm khuất mờ tất cả 4 phiền não trú địa, nó làm chỗ dựa cho phiền não nhiều hơn hằng sa, và cũng chính nó làm cho 4 phiền não trú địa tồn tại lâu dài. Nó thì tuệ giác la hán duyên giác không thể đoạn trừ, mà đoạn trừ nó thì chỉ có tuệ giác của đức Thế tôn. Bạch đức Thế tôn, đúng như vậy, đúng như vậy, sức mạnh vô minh trú địa rất lớn. Bạch đức Thế tôn, như do thủ làm duyên tố mà nghiệp nhân hữu lậu tạo ra 3 hữu, vô minh trú địa cũng vậy, chính nó làm duyên tố mà nghiệp nhân vô lậu tạo ra ý sinh thân của la hán, duyên giác và bồ tát đại lực (21) . Ý sinh thân của 3 địa vị này, cùng với nghiệp nhân vô lậu, toàn là do vô minh trú địa làm căn cứ. Vô minh trú địa vừa có duyên tố, vừa làm duyên tố. Bạch đức Thế tôn, do vậy, 3 ý sinh thân, cùng với nghiệp nhân vô lậu, toàn là do vô minh trú địa làm duyên tố, giống như ái của cõi Vô sắc. Nhưng, bạch đức Thế tôn, ái của cõi Vô sắc không giống với tác dụng của vô minh trú địa, vô minh trú địa khác với 4 phiền não trú địa: vì khác với 4 phiền não trú địa nên chỉ có đức Thế tôn mới đoạn trừ được. La hán duyên giác chỉ đoạn trừ 4 phiền não trú địa nên lậu tận lực không được tự tại, không thể hiện chứng. Do vậy, nói (la hán duyên giác) lậu tận (chỉ là) lời nói thêm của đức Thế tôn. Thế nên la hán duyên giác với bồ tát tối hậu thân toàn bị vô minh trú địa che khuất, không biết không thấy các pháp, vì không thấy không biết các pháp nên cái đáng đoạn trừ thì chưa đoạn trừ, cái đáng chấm hết thì chưa chấm hết: vì chưa đoạn trừ chưa chấm hết các pháp (đáng đoạn trừ và đáng chấm hết), nên chỉ được sự giải thoát chưa toàn chứ không phải sự giải thoát hoàn toàn, được sự thanh tịnh chưa toàn chứ không phải sự thanh tịnh tất cả, được công đức chưa toàn chứ không phải công đức toàn bộ. Bạch đức Thế tôn, vì được giải thoát chưa toàn chứ không phải giải thoát hoàn toàn, cho đến được công đức chưa toàn chứkhông phải công đức toàn bộ, nên biết khổ chưa hết, đoạn tập chưa hết, chứng diệt chưa hết, và tu đạo chưa hết..."



  2. #2

    Mặc định

    Vì có người động loạn nên phàm hóa a la hán, duyên giác...

  3. #3

    Mặc định

    Ala hán, ngày ấy, bây giờ, không biết Sariputta, Moggalana giờ đang ở đâu.. Theo như trên, ala hán vẫn còn trong vòng sinh tử ? chưa giải thoát thực sự ?

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tukt73_37 Xem Bài Gởi
    Ala hán, ngày ấy, bây giờ, không biết Saripanutta, Moggalana giờ đang ở đâu.. Theo như trên, ala hán vẫn còn trong vòng sinh tử ? chưa giải thoát thực sự ?
    chú tukt73_37 ơi, đây là nói về nghiệp đấy chú ạ. Nghiệp là sự khác biệt giữa bậc A La Hán thường và bậc A La Hán Ứng Cúng Chánh Biến Tri Chánh Đẳng Chánh Giác.

    Một khi tâm thiền đã nhập vào niết bàn rồi, thì không thể quay trở lại được nữa.

    A La Hán là chiếc xe mà chỉ có bộ phận xăng lửa đã bị rã ra, và không còn hoạt động nữa. Dù còn chi tiết máy, còn nghiệp, nhưng vòng tái sinh ngưng lại do đoạn tận các nhân duyên để máy khởi động, làm sao còn trong vòng sanh tử nữa.

    Còn Đức Phật là bậc A La Hán tối cao vì không chỉ là rã bộ phận xăng lửa, mà tất cả chi tiết máy khác đều đã rã hết, rã hoàn toàn nhờ hằng hà công đức, chẳng còn gì cả, chẳng còn 1 tí nghiệp gì cả.

    Chú có thể ví như vậy để thấy rõ sự khác nhau.

    Xin phép chú cháu hết.

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi HoangTuMongMo Xem Bài Gởi
    chú tukt73_37 ơi, đây là nói về nghiệp đấy chú ạ. Nghiệp là sự khác biệt giữa bậc A La Hán thường và bậc A La Hán Ứng Cúng Chánh Biến Tri Chánh Đẳng Chánh Giác.

    Một khi tâm thiền đã nhập vào niết bàn rồi, thì không thể quay trở lại được nữa.

    A La Hán là chiếc xe mà chỉ có bộ phận xăng lửa đã bị rã ra, và không còn hoạt động nữa. Dù còn chi tiết máy, còn nghiệp, nhưng vòng tái sinh ngưng lại do đoạn tận các nhân duyên để máy khởi động, làm sao còn trong vòng sanh tử nữa.

    Còn Đức Phật là bậc A La Hán tối cao vì không chỉ là rã bộ phận xăng lửa, mà tất cả chi tiết máy khác đều đã rã hết, rã hoàn toàn nhờ hằng hà công đức, chẳng còn gì cả, chẳng còn 1 tí nghiệp gì cả.

    Chú có thể ví như vậy để thấy rõ sự khác nhau.

    Xin phép chú cháu hết.
    vậy theo Hoangtu Alahan giờ đang ở đâu ? :)

    và Phật không còn nghiệp, vậy phật còn gì? nếu tất cả đều rã hết thì chẳng phải là đoạn diệt hay sao ?

    nếu nghiệp mà không còn trong vòng sinh tử, thì chữ "nghiệp" cũng không còn ý nghĩa, vì nó gắn với hành động trong luân hồi, và như vậy, cũng tương đương là không còn nghiệp .

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tukt73_37 Xem Bài Gởi
    vậy theo Hoangtu Alahan giờ đang ở đâu ? :)

    và Phật không còn nghiệp, vậy phật còn gì? nếu tất cả đều rã hết thì chẳng phải là đoạn diệt hay sao ?

    nếu nghiệp mà không còn trong vòng sinh tử, thì chữ "nghiệp" cũng không còn ý nghĩa, vì nó gắn với hành động trong luân hồi, và như vậy, cũng tương đương là không còn nghiệp .
    vậy theo Hoangtu Alahan giờ đang ở đâu ? :) ==> dạ, cháu không biết vì cháu không thể biết những gì cháu không thấy, cháu chỉ có thể nói những gì thầy cháu giảng. Nếu có hỏi thầy câu này, cháu chắc thầy cháu cũng sẽ mỉm cười và không trả lời, vì thầy cũng không nói những gì thầy không "tận mắt thấy." Đơn giản là thầy không muốn pham giới.:shame_on_you:

    và Phật không còn nghiệp, vậy phật còn gì? nếu tất cả đều rã hết thì chẳng phải là đoạn diệt hay sao ? ==> hình như chú đã trả lời câu này rồi đó, theo lý của chú và cả cháu hiểu, nếu như vậy là "đoạn diệt" chẳng còn gì cả. Có lẻ vì vậy mà ngày nay người ta thích theo Bồ Tát Thừa hay theo Tịnh Độ hơn là Phật thừa nguyên thủy :dont_tell_anyone: Vì như vậy là "chẳng còn gì cả." Nếu thật sự là cái kết quả "tánh không" hết mức như vậy, theo như chú, chú có... "sợ" và suy nghĩ lại không???


    nếu nghiệp mà không còn trong vòng sinh tử, thì chữ "nghiệp" cũng không còn ý nghĩa, vì nó gắn với hành động trong luân hồi, và như vậy, cũng tương đương là không còn nghiệp ==> cháu không chắc chắn về câu này của chú, có lẻ chú muốn vấn cháu là "nếu a la hán" còn nghiệp mà sao không bị vòng sanh tử luân hồi phải không? Câu này thì hình như cháu có nghe thầy cháu đề cập tới, để xem cháu có nhớ rõ không nhé.

    Thầy cháu nói đây là một "bí mật" nhưng thầy sẽ bật mí. Tại sao kinh kim cang nói "ai thọ trì đọc tụng kinh này, tội nghiệp đã gây ra trong đời trước, thảy đều được tiêu diêt..." Có chuyện như vậy không, thầy nói có nhưng không phải do tụng kinh kiểu như nhật tụng mà được như vậy đâu, mà là do hành thiền để cho tất cả "nghiệp" tan rã, và cũng không hành nghiệp mới.

    Thầy cháu nói cái "trick" không phải là ở chỗ đó. Thầy cháu ví dụ như vầy cho mọi người hiểu nè. Trong bình còn xăng tồn trữ, là nghiệp của đời trước, mình có "muốn" đổ xăng thêm nữa không là nghiệp của đời này. Hễ còn xăng, là nó sẽ còn chạy.

    Thầy nói "xăng" cũng như nghiệp, nhưng ai cũng hiểu lầm chữ "nghiệp" là nghiệp. Thật ra, nghiệp phải nói là "nghiệp lực" mới đúng, tức là cái "năng lượng" do tham, sân, si nhiều đời tích trữ trong mình. Cho nên em bé mới sinh ra thì chưa thấy rõ nghiệp lực cho lắm. Nhưng lớn lên một chút như trẻ con chẳng hạn, nếu để ý có đứa cũng có nhiều tật xấu lắm cho dù chẳng ai dạy nó cả. Trong một đám trẻ đồng trang lứa, tại sao có đứa thì hiền, có đứa thì hay sân ăn hiếp đứa khác, hay đánh lộn. Cũng là một đám nghèo cả, có đứa cho dù không cha, không mẹ nhưng nó lại không tham lam ăn cắp, có đứa lại hay mắc cái tật thích chôm chỉa. Đó là nghiệp lực, năng lượng đời trước chi phối bản tánh "tự nhiên" của nó trong đời này.

    Thầy nói kết hợp thiền định và thiền tuệ sẽ làm tất cả những nghiệp lực đó tan rã, tuy nếu biết là làm như vậy tức chưa "trả nghiệp." Cũng như máy có nổ, xăng có đốt, nhưng mình cũng đừng "dzô số", đừng hành nghiệp, đừng tương tác phản ứng với nó, mặc kệ nó, cứ để cho nó đốt cho hết cũng không phản ứng, miễn mình không gài số là không hành nghiệp. Rồi mình cũng không đổ thêm xăng nữa. Mỗi lần mình hành nghiệp mới là sẽ có xăng mới, năng lực của nghiệp, đổ vào bình của mình. Cho nên đừng hành nghiệp mới, sẽ không có xăng mới nào đổ vào nữa cả.

    Cái tồn đọng cũng hết, cái mới cũng không còn. Vậy là có thể "thoát ly" dừng lại, không chạy nữa. Theo thầy nói, bởi vậy cho nên dưới thời Đức Phật không chỉ có 1250 đệ tử có rất nhiều vị chứng a la hán, mà cả triệu người lúc đó cũng chứng a la hán. Có một vị phu nhân, chắc chú biết và nhớ hơn cháu, trước khi Đức Phật nhập diệt, đã dẫn 500 vị nữ khác cùng ngồi thiền và chứng a la hán trong một thời thiền để nhập niết bàn trước Đức Phật vì họ không muốn ở lại thế gian mà không có thầy.

    Cháu nói lung tung quá, xin chú bỏ qua cho nhé.

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi HoangTuMongMo Xem Bài Gởi
    vậy theo Hoangtu Alahan giờ đang ở đâu ? :) ==> dạ, cháu không biết vì cháu không thể biết những gì cháu không thấy, cháu chỉ có thể nói những gì thầy cháu giảng. Nếu có hỏi thầy câu này, cháu chắc thầy cháu cũng sẽ mỉm cười và không trả lời, vì thầy cũng không nói những gì thầy không "tận mắt thấy." Đơn giản là thầy không muốn pham giới.:shame_on_you:

    và Phật không còn nghiệp, vậy phật còn gì? nếu tất cả đều rã hết thì chẳng phải là đoạn diệt hay sao ? ==> hình như chú đã trả lời câu này rồi đó, theo lý của chú và cả cháu hiểu, nếu như vậy là "đoạn diệt" chẳng còn gì cả. Có lẻ vì vậy mà ngày nay người ta thích theo Bồ Tát Thừa hay theo Tịnh Độ hơn là Phật thừa nguyên thủy :dont_tell_anyone: Vì như vậy là "chẳng còn gì cả." Nếu thật sự là cái kết quả "tánh không" hết mức như vậy, theo như chú, chú có... "sợ" và suy nghĩ lại không???
    tôi biết và tôi không sợ, vì sự thật không phải là cái "tánh không" hết mức như vậy :)

    nếu nghiệp mà không còn trong vòng sinh tử, thì chữ "nghiệp" cũng không còn ý nghĩa, vì nó gắn với hành động trong luân hồi, và như vậy, cũng tương đương là không còn nghiệp ==> cháu không chắc chắn về câu này của chú, có lẻ chú muốn vấn cháu là "nếu a la hán" còn nghiệp mà sao không bị vòng sanh tử luân hồi phải không? Câu này thì hình như cháu có nghe thầy cháu đề cập tới, để xem cháu có nhớ rõ không nhé.

    Thầy cháu nói đây là một "bí mật" nhưng thầy sẽ bật mí. Tại sao kinh kim cang nói "ai thọ trì đọc tụng kinh này, tội nghiệp đã gây ra trong đời trước, thảy đều được tiêu diêt..." Có chuyện như vậy không, thầy nói có nhưng không phải do tụng kinh kiểu như nhật tụng mà được như vậy đâu, mà là do hành thiền để cho tất cả "nghiệp" tan rã, và cũng không hành nghiệp mới.

    Thầy cháu nói cái "trick" không phải là ở chỗ đó. Thầy cháu ví dụ như vầy cho mọi người hiểu nè. Trong bình còn xăng tồn trữ, là nghiệp của đời trước, mình có "muốn" đổ xăng thêm nữa không là nghiệp của đời này. Hễ còn xăng, là nó sẽ còn chạy.

    Thầy nói "xăng" cũng như nghiệp, nhưng ai cũng hiểu lầm chữ "nghiệp" là nghiệp. Thật ra, nghiệp phải nói là "nghiệp lực" mới đúng, tức là cái "năng lượng" do tham, sân, si nhiều đời tích trữ trong mình. Cho nên em bé mới sinh ra thì chưa thấy rõ nghiệp lực cho lắm. Nhưng lớn lên một chút như trẻ con chẳng hạn, nếu để ý có đứa cũng có nhiều tật xấu lắm cho dù chẳng ai dạy nó cả. Trong một đám trẻ đồng trang lứa, tại sao có đứa thì hiền, có đứa thì hay sân ăn hiếp đứa khác, hay đánh lộn. Cũng là một đám nghèo cả, có đứa cho dù không cha, không mẹ nhưng nó lại không tham lam ăn cắp, có đứa lại hay mắc cái tật thích chôm chỉa. Đó là nghiệp lực, năng lượng đời trước chi phối bản tánh "tự nhiên" của nó trong đời này.
    nói như vậy, tức là nghiệp lực chi phối và "gây ra" tội lỗi chứ "ta" không liên quan gì cả? vậy nếu một hành động nào đó do nghiệp lực gây ra, và đến lượt ta lại chịu "nghiệp của hành động đó, vậy công bằng nhân quả ở đâu???


    Thầy nói kết hợp thiền định và thiền tuệ sẽ làm tất cả những nghiệp lực đó tan rã, tuy nếu biết là làm như vậy tức chưa "trả nghiệp." Cũng như máy có nổ, xăng có đốt, nhưng mình cũng đừng "dzô số", đừng hành nghiệp, đừng tương tác phản ứng với nó, mặc kệ nó, cứ để cho nó đốt cho hết cũng không phản ứng, miễn mình không gài số là không hành nghiệp. Rồi mình cũng không đổ thêm xăng nữa. Mỗi lần mình hành nghiệp mới là sẽ có xăng mới, năng lực của nghiệp, đổ vào bình của mình. Cho nên đừng hành nghiệp mới, sẽ không có xăng mới nào đổ vào nữa cả.

    Cái tồn đọng cũng hết, cái mới cũng không còn. Vậy là có thể "thoát ly" dừng lại, không chạy nữa. Theo thầy nói, bởi vậy cho nên dưới thời Đức Phật không chỉ có 1250 đệ tử có rất nhiều vị chứng a la hán, mà cả triệu người lúc đó cũng chứng a la hán. Có một vị phu nhân, chắc chú biết và nhớ hơn cháu, trước khi Đức Phật nhập diệt, đã dẫn 500 vị nữ khác cùng ngồi thiền và chứng a la hán trong một thời thiền để nhập niết bàn trước Đức Phật vì họ không muốn ở lại thế gian mà không có thầy.

    Cháu nói lung tung quá, xin chú bỏ qua cho nhé.
    nếu nghiệp hết, cũng không gây ra nghiệp mới, vậy cái gì còn lại để gọi là "nghiệp" ?

    còn vị phu nhân kia, tôi thực sự không nhớ, có thể là đã biết nhưng đã quên, nhưng chuyện đó tôi thấy không liên quan đến việc ala hán có còn nghiệp hay không :)

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tukt73_37 Xem Bài Gởi
    tôi biết và tôi không sợ, vì sự thật không phải là cái "tánh không" hết mức như vậy :)

    nói như vậy, tức là nghiệp lực chi phối và "gây ra" tội lỗi chứ "ta" không liên quan gì cả? vậy nếu một hành động nào đó do nghiệp lực gây ra, và đến lượt ta lại chịu "nghiệp của hành động đó, vậy công bằng nhân quả ở đâu???

    nếu nghiệp hết, cũng không gây ra nghiệp mới, vậy cái gì còn lại để gọi là "nghiệp" ?

    còn vị phu nhân kia, tôi thực sự không nhớ, có thể là đã biết nhưng đã quên, nhưng chuyện đó tôi thấy không liên quan đến việc ala hán có còn nghiệp hay không :)
    nói như vậy, tức là nghiệp lực chi phối và "gây ra" tội lỗi chứ "ta" không liên quan gì cả? vậy nếu một hành động nào đó do nghiệp lực gây ra, và đến lượt ta lại chịu "nghiệp của hành động đó, vậy công bằng nhân quả ở đâu???

    ==> thưa chú, thầy cháu có nói, tuy nghiệp lực chi phối nhưng nếu "ta" không phản ứng với những lực chi phối đó, thì "ta" đâu có bị quả bảo bởi "hành nghiệp."

    Vì ta vẫn còn phản ứng với nó, cho nên "ta" vẫn còn phải chịu. Cũng như thế này nè:

    H2 + 2Cl ==> 2HCl nếu phản ứng dừng lại ở đây thì không có chuyện gì nữa

    Còn nếu tiếp tục, thì phản ứng tiếp:

    HCl (acid) + NaOH(base) ==> NaCl(Muối) + H2O(Nước)

    bởi vì "mình" còn phản ứng cho nên chu trình đó vẫn còn tiếp tục.

    Dạ, cháu không nói là chú "sân," nhưng nếu câu hỏi đại loại như "ta lại chịu "nghiệp của hành động đó, vậy công bằng nhân quả ở đâu???"

    Nếu chuyện gì xảy ra cho mình, mình không thích hay không muốn rồi tự vấn, rồi than trời trách đất, không thích hay không muốn cũng là một dạng của "sân." Đây lại là một cái "nhân" của một cái quả có thể có nếu mình tác nhân mà hành nghiệp.

    Mình đã và đang đi trên chuyến tàu tốc hành của ngàn đời, muốn thoát ra đâu phải là dễ, dĩ nhiên vẫn phải chịu ảnh hưởng của nhiều tícha lũy nghiệp. Nhiều người xuất xa, hành thiện tích đức vẫn phải chịu bao tai ương khổ nạn, vị quả đã trổ.

    Tuy nhiên quy luật vô thường, cái gì rồi cũng sẽ bị diệt cả. "Ta" vẫn còn chịu bởi vì đã có những cái đã sanh, và trổ quả. Nếu "ta" hiểu, không đồng hóa không tiếp tục phản ứng nữa, cái gì trổ rồi hay sắp trổ thì không nói, còn những cái chưa trổ ta vẫn có thể cho nó trổ theo kiểu khác, bằng cách gieo những nhân thiện để lèo lái cái quả thành quả tượng trưng.

    Ví dụ như vector -A -->
    Mình cho thêm vector +B mà giá trị của B lớn hơn A, |B| > |A|

    Kết quả sẽ là vector +C, nhưng kết quả thế nào mình cũng không tương tác với nó cứ để cho nó hoại diệt.

    Cứ thế một lúc nào đó sẽ không còn quả "ác" trổ nhiều nữa, dù quả thiện cũng để tự hoại diệt theo quy luật vô thường.

    Thế là sẽ có một điểm dừng triệt tiêu của phương trình đó chú. Mình biến một phương trình vô hạn thành một phương trình hữu hạn triệt tiêu.

    Đó là tất cả những gì cháu hiểu từ lời thầy dạy. Nếu chú có hỏi cháu đã làm được chưa, dạ thưa chú là vẫn còn rất xa, vì cuộc đời dù sao cũng trải qua bao kiếp mà cháu thì chưa thật sự tinh tấn. Tuy biết còn xa, nhưng cháu vẫn đang thực hành từ từ, từng chút từng chút đó chú.

    Xin chú tha lỗi cho 'nhóc tì' còn hơi sữa mà đã nói nhiều nha. Đôi lúc bố la mầy "quậy" quá trời, có khi mẹ lại nói "sao hôm nay em im thế." Cũng may là cháu gặp thầy không chê cháu phá mà dạy dỗ.

    Cám ơn chú nhiều cho cháu cơ hội tâm sự. Không hiểu sao những câu hỏi của chú rất hay, làm cho cháu nghĩ ngợi rất nhiều. Cám ơn chú, chú là thiện tri thức có những câu hỏi và trả lời, và hỏi rất trí tuệ, như những vị thiền sư ngày xưa vậy.

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi HoangTuMongMo Xem Bài Gởi
    nói như vậy, tức là nghiệp lực chi phối và "gây ra" tội lỗi chứ "ta" không liên quan gì cả? vậy nếu một hành động nào đó do nghiệp lực gây ra, và đến lượt ta lại chịu "nghiệp của hành động đó, vậy công bằng nhân quả ở đâu???

    ==> thưa chú, thầy cháu có nói, tuy nghiệp lực chi phối nhưng nếu "ta" không phản ứng với những lực chi phối đó, thì "ta" đâu có bị quả bảo bởi "hành nghiệp."

    Vì ta vẫn còn phản ứng với nó, cho nên "ta" vẫn còn phải chịu. Cũng như thế này nè:

    H2 + 2Cl ==> 2HCl nếu phản ứng dừng lại ở đây thì không có chuyện gì nữa

    Còn nếu tiếp tục, thì phản ứng tiếp:

    HCl (acid) + NaOH(base) ==> NaCl(Muối) + H2O(Nước)

    bởi vì "mình" còn phản ứng cho nên chu trình đó vẫn còn tiếp tục.
    vậy cái luật nhân quả cũng buồn cười nhỉ :), "nghiệp lực" gây ra "tội" cho ta, tức là nếu ta không chịu nghiệp đó, thì nghiệp quả của người khác cũng không được trả, đây là sự công bằng mà tôi muốn nói đến, như người A giết người B ở kiếp trước, gây nên nghiệp quả, mà để cân bằng, người B lại tiếp tục giết người A, nếu không, thì cũng có nghĩa rằng người A không phải trả nghiệp ?


    Dạ, cháu không nói là chú "sân," nhưng nếu câu hỏi đại loại như "ta lại chịu "nghiệp của hành động đó, vậy công bằng nhân quả ở đâu???"

    Nếu chuyện gì xảy ra cho mình, mình không thích hay không muốn rồi tự vấn, rồi than trời trách đất, không thích hay không muốn cũng là một dạng của "sân." Đây lại là một cái "nhân" của một cái quả có thể có nếu mình tác nhân mà hành nghiệp.
    đây chỉ là câu hỏi, không liên quan gì đến chuyện có sân hay không . luật nhân quả không phụ thuộc vào "ta", phải không? nếu nhân quả hành động như vậy thật, thế thì không có gì gọi là "công bằng" nhân quả cả :). ở đây phải đặt lại câu hỏi : nhân quả mà trước giờ ta biết có phải là "nhân quả" thực sự hay không ? và một câu hỏi quan trọng khác : cuộc sống này nghĩa là gì ? và tại sao lại có luật nhân quả như một thử thách trong cuộc đời ? khi đã hiểu nhân quả và không vướng mắc vào chúng, thì là ta đã thành một người tỉnh thức, giác ngộ . thế nhưng câu hỏi là :cuộc sống của ta qua vô số kiếp chỉ là để tỉnh thức thôi sao ? nếu sau khi tỉnh thức ta không còn gì để làm nữa thì cuộc sống này có ý nghĩa gì ? thời gian dù có bao lâu nhưng nếu hữu hạn thì có điểm khỏi đầu và kết thúc, nó cũng chẳng có ý nghĩa gì với sự vô tận của vũ trụ . khi nào thấy rằng tất cả những điều này, kể cả việc thành Phật, cũng chỉ như một vở kịch, và còn nhiểu diều khác nữa mà nếu suy tư thật kỹ ta sẽ thấy , khi đó, ta sẽ phá bỏ được nhiều chấp trước, và việc tu để giải thoát của ta, cũng chỉ là một phần vở kịch,. kết quả của việc này là ta sẽ không còn vướng mắc vào nhân quả, vào Phật, vào các phương pháp thực hành, và cũng không có cảm giác về sự chứng đắc hay sự vĩ đại nào đó của "ta" . tập trung vào lúc này, vì đó là cái duy nhất có thật, và cùng với sự hiện hữu, nó là vĩnh cửu (đức Krishna có nói " Ta là hiện tại vĩnh cửu ), và hãy diễn sao cho thật tốt :). nếu bạn không bị vướng mắc vào vở kịch cuộc đời, khi đó bạn sẽ thực sự thức tỉnh, không cần phương pháp thực hành nào quá đặc biêt.

    như duy ma cật đã nói "

    "Tĩnh toạ có nghĩa là ông - với tư cách một người đi trong luân hồi không buông xả các phiền não mà vẫn nhập niết-bàn"

    hay chúa Jesus mà nhiều người trong đây vẫn nghĩ là Phạm thiên :

    "ông hãy là một người đi trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian"

    còn nếu bạn không thể làm điều này, thì hãy chú ý vào cái sự khổ đau của sự vướng mắc vào thế gian mang lại, và tập trung đi đến con đừong giải thoát . và khi đó, các phương pháp là cần thiết . thiền định là cần thiết, niệm Phật là cần thiết, ... có lẽ đi hơi xa, nhưng điều này là cần thiết .

    Mình đã và đang đi trên chuyến tàu tốc hành của ngàn đời, muốn thoát ra đâu phải là dễ, dĩ nhiên vẫn phải chịu ảnh hưởng của nhiều tícha lũy nghiệp. Nhiều người xuất xa, hành thiện tích đức vẫn phải chịu bao tai ương khổ nạn, vị quả đã trổ.
    quả không có nếu không có cái "ta" để nhận. nếu có cái
    "ta" nhận thì quả có đó . khi không có cái goi là "luật lệ" vướng mắc, lúc đó là giải thoát thực sự .


    Tuy nhiên quy luật vô thường, cái gì rồi cũng sẽ bị diệt cả. "Ta" vẫn còn chịu bởi vì đã có những cái đã sanh, và trổ quả. Nếu "ta" hiểu, không đồng hóa không tiếp tục phản ứng nữa, cái gì trổ rồi hay sắp trổ thì không nói, còn những cái chưa trổ ta vẫn có thể cho nó trổ theo kiểu khác, bằng cách gieo những nhân thiện để lèo lái cái quả thành quả tượng trưng.

    Ví dụ như vector -A -->
    Mình cho thêm vector +B mà giá trị của B lớn hơn A, |B| > |A|

    Kết quả sẽ là vector +C, nhưng kết quả thế nào mình cũng không tương tác với nó cứ để cho nó hoại diệt.

    Cứ thế một lúc nào đó sẽ không còn quả "ác" trổ nhiều nữa, dù quả thiện cũng để tự hoại diệt theo quy luật vô thường.

    Thế là sẽ có một điểm dừng triệt tiêu của phương trình đó chú. Mình biến một phương trình vô hạn thành một phương trình hữu hạn triệt tiêu.
    cái ví dụ tôi không hiểu lắm, quả thiện cũng phải "nhận" hết thì mới diệt đựoc chứ :). vấn đề ở đây không phải là các quả có "trả" hay "nhận" hay không, mà có người trả hay nhận nó không .


    Đó là tất cả những gì cháu hiểu từ lời thầy dạy. Nếu chú có hỏi cháu đã làm được chưa, dạ thưa chú là vẫn còn rất xa, vì cuộc đời dù sao cũng trải qua bao kiếp mà cháu thì chưa thật sự tinh tấn. Tuy biết còn xa, nhưng cháu vẫn đang thực hành từ từ, từng chút từng chút đó chú.

    Xin chú tha lỗi cho 'nhóc tì' còn hơi sữa mà đã nói nhiều nha. Đôi lúc bố la mầy "quậy" quá trời, có khi mẹ lại nói "sao hôm nay em im thế." Cũng may là cháu gặp thầy không chê cháu phá mà dạy dỗ.

    Cám ơn chú nhiều cho cháu cơ hội tâm sự. Không hiểu sao những câu hỏi của chú rất hay, làm cho cháu nghĩ ngợi rất nhiều. Cám ơn chú, chú là thiện tri thức có những câu hỏi và trả lời, và hỏi rất trí tuệ, như những vị thiền sư ngày xưa vậy.
    tôi có lẽ không thiền nhiều đủ để gọi là thiền sư :) (người tại gia có cái dở hơn nhưng cũng có cái thuận lợi hơn người xuất gia), nhưng những câu hỏi đó khi thiền đến khi nào đó thì nó sẽ tự đến, khi đó dường như ta là thầy dạy cho chính mình vậy, và sự thật, người thầy vĩ đai nhất là ở trong bản thân mỗi con người :).
    Last edited by tukt73_37; 04-04-2012 at 08:50 AM.

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tukt73_37 Xem Bài Gởi
    Ala hán, ngày ấy, bây giờ, không biết Sariputta, Moggalana giờ đang ở đâu.. Theo như trên, ala hán vẫn còn trong vòng sinh tử ? chưa giải thoát thực sự ?
    Vừa rồi báo chí đưa tin tại Nepal có một cậu bé xưng là tái sinh của Phật Thích Ca suốt ngày ngồi thiền, không ăn gì cả. Dân chúng nghe vậy đến cúng dường... Nhưng chính quyền phát hiện cậu bé ăn vào buổi tối vì vậy biết cậu này lừa nên chính phủ dẹp kẻo làm mất thể diện quốc gia. Nghĩ mà cười, vì khi Thánh mẫu Maya sinh Ngài, ngài đã từng nói ta chỉ còn một kiếp này nữa thôi, vậy cậu bé này nói mà có người cũng tin được. Về Ngài Xá lợi phất và Mục kiền liên thì không rõ vì tôi chưa đọc, nhưng ngài Kiều Trần Như là đại đồ đệ cuả Phật đã thành quả vị Phật ( Lời của Thế tôn dạy).

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dub Xem Bài Gởi
    Vừa rồi báo chí đưa tin tại Nepal có một cậu bé xưng là tái sinh của Phật Thích Ca suốt ngày ngồi thiền, không ăn gì cả. Dân chúng nghe vậy đến cúng dường... Nhưng chính quyền phát hiện cậu bé ăn vào buổi tối vì vậy biết cậu này lừa nên chính phủ dẹp kẻo làm mất thể diện quốc gia. Nghĩ mà cười, vì khi Thánh mẫu Maya sinh Ngài, ngài đã từng nói ta chỉ còn một kiếp này nữa thôi, vậy cậu bé này nói mà có người cũng tin được. Về Ngài Xá lợi phất và Mục kiền liên thì không rõ vì tôi chưa đọc, nhưng ngài Kiều Trần Như là đại đồ đệ cuả Phật đã thành quả vị Phật ( Lời của Thế tôn dạy).
    kể cả cậu bé kia không ăn không uống thật thì cũng không thể vì thế mà thành Phật được. cùng lắm thì cậu bé đó có thể là nhà yogi cừ khôi mà thôi :).

    còn Sariputta hay những đại đệ tử ala hán khác của đức Phật, tất cả đã đi vào thế giới tinh thần .

  12. #12

    Mặc định

    lý thuyết của Bắc truyền mãi mãi chỉ là của Bắc truyền, chỉ có tới đó đó mới biết là đó đó có còn sanh tử hay không. một nơi mà chỉ tôn sùng đường lối Nhất thừa thì muôn đời Nhị thừa vẫn bị xem nhẹ là điều dễ hiểu, chẳng có gì khó hiểu.

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

  13. #13

    Mặc định

    với ai thì tôi không biết chứ với tôi thì đức Phật rất là vui tính

    Phật vui tính thật. Phật nói Phật là sư huynh, nhân loại là sư đệ, nhưng rồi đến khi 1 ai đó nhận mình là sư đệ của Phật thì cả làng cả xóm bu vào mắng người đó ngã mạn, kiêu ngạo, ngông cuồng, v.v...Phật quá vui tính luôn đó chứ. Cười rung cả cái bụng 6 múi:kiss:
    Vẫn nói, vẫn làm, vẫn sống, vẫn yêu, nhưng không quan tâm!

  14. #14

    Mặc định

    các bạn cứ lạm bàn, mất thời gian, cứ tu đến A la hán rồi Thanh văn Duyên giác đi thì hiểu ngay thôi. Mình học toán lớp 1 mà cứ bàn chuyện toán cao cấp, nghe hơi ngồ ngộ đó.
    Trời chẳng diệt người là do người tự diệt, trời chẳng hại người mà do người tự hại...Nhân quả báo ứng thật là không thể tránh khỏi

  15. #15

    Mặc định

    10 phần chết 7 còn 3, chết 2 còn 1, mới ra thái bình

    Chết gì mà vội mà vàng, mà vấp phải đá, mà vàng phải dây
    Chết chậm thì chết từ từ, còn không một phát, chết luôn là mừng!!!!
    :D:D:D
    Thành thật với bản thân sẽ nhận thấy đúng đắn... điều cần sửa nơi tâm! Che đậy vòng vo chỉ làm thêm khổ đau!

  16. #16

    Mặc định

    Duyên Giác, Thanh Văn, A La Hán là những cảnh giới mà phàm nhân chúng ta chỉ biết đến qua kinh sách chứ có ai tự thân trải nghiệm qua? Vì vậy đây không phải là cảnh giới mà chúng ta có thể luận bàn cao hay thấp.

    Ngày xưa Phật thuyết giảng kinh nhắc tới những cảnh giới này thực ra là đang thuyết cho hàng Thánh Giả chứ chẳng phải là thuyết cho đại đa số chúng Phật tử.

    Luận bàn những cảnh giới này với chúng ta cũng giống như những đứa trẻ mới học cấp 1 mà luận bàn các loại học vị “thạc sĩ, tiến sĩ…” Học thì mới cấp 1, cấp 2 mà lại ngồi luận bàn ông này thạc sĩ là học vị chưa cao, ông kia tiến sĩ công trình chưa viên mãn… Chẳng có cái lợi lạc gì trên con đường học vấn khi luận bàn những “học vị” này vì ta có biết thạc sĩ, tiến sĩ là cái gì đâu mà luận, chỉ những “cử nhân” sắp hoặc đang theo đuổi những học vị đó mới thật sự quan trọng với họ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. VÌ SAO PHẬT GIÁO SUY TÀN TẠI ẤN ĐỘ
    By Bin571 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 24
    Bài mới gởi: 20-10-2022, 08:20 AM
  2. Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân
    By trango in forum Sách Tôn Giáo
    Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 14-03-2012, 01:31 AM
  3. Thượng đế là ai ?
    By kiennguyen in forum Đạo Cao Đài
    Trả lời: 371
    Bài mới gởi: 09-01-2012, 09:31 PM
  4. cho e hỏi về thỉnh ông địa và ông thần tài
    By vnmn2109 in forum Hỏi Đáp PT của thành viên
    Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 23-09-2011, 03:13 PM
  5. Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 24-06-2011, 10:10 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •