Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 25

Ðề tài: Tôi đang tiếp xúc: những người trong thế giới vô hình

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Tôi đang tiếp xúc: những người trong thế giới vô hình

    Mình thấy bài viết của Sư CUUBAOLONG rất thực tế , và rất đáng học hỏi ................. Nó không phải là chuyện ma, nhưng mà liên quang đến hàng phi nhân đang chung sống với chúng ta ............. mình đem qua đây cho các bạn đọc. Học và lấy kinh nghiệm cho bản thân . ......mình

    Để tôn trọng tác giả, các bạn không tin thì thôi . Xin chớ spam bậy bạ, Đa tạ, đa tạ violent105violent105



    //////////////////////////////////////////////////////////////////////




    Tôi kể các Bạn nghe về trường hợp có một gia đình bốn người, cha mẹ và hai cô bé gái. Người mẹ mang bịnh rất nhiều năm, đến khi sanh con gái thì cô bé cũng mang chứng bịnh y như mẹ. Cuối cùng phát hiện những triệu chứng căn bịnh đều do phi nhân mà ra!

    Tôi gặp họ vào những ngày cuối tháng 12 năm 2011.

    Vào một buổi xế trưa, tôi nghe tiếng xe chạy vào sân. Tiếng cô Thật Thà “Mô Phật” chào khách. Năm phút sau, cô đến gỏ cửa phòng tôi:
    - Mô Phật. Có khách ạ!
    - Cám ơn cô, tôi ra ngay. Mô Phật!

    Khi tôi đi vào nhà ăn thì nhìn thấy bốn người. Người đàn ông, độ 35 tuổi, đang ngồi trên ghế, tay ôm cô bé gái ngồi trong lòng. Người phụ nữ, trạc độ 30, cũng đang ngồi trên ghế, nựng nịu một em bé trong tay. Cô Thật Thà đang nói chuyện với cô bé gái. Thấy tôi bước vô, họ đồng đứng lên chào. Nhìn cô Thật Thà, tôi nhận ra đây là “cậu bé hát bài Hồng Hài Nhi” hôm trước, cho nên tôi nói:
    - Cô tự nhiên chơi với bé đi. Tính thích trẻ con là tốt thôi.
    - Dạ, em cám ơn.
    Thât Thà đáp rồi tiếp tục đùa giỡn, làm cô bé lỏn lẻn cười …

    Họ là một gia đình gồm cha Mỹ, mẹ Hoa Kiều, hai con mang quốc tịch Mỹ. Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi hoàn toàn không dùng tiếng Việt.
    Nhìn cặp mắt với đôi tròng đen … đen thui của cô bé, tôi biết cô bé “có chuyện”. Đưa tay ra dấu gọi bé đến gần, tôi hỏi:
    - Con bao nhiêu tuổi rồi?
    Cô bé hất mặt, xòe năm ngón tay:
    - I am five years old.
    Cô bé trả lời rành rọt, pha chút hãnh diện với số tuổi đã … đầy hết một bàn tay!
    Tôi đưa tay vuốt tóc cô bé. Cô bé nhìn thẳng vào mắt tôi. Màu da trắng trên gương mặt chuyển sang sắc trắng xanh, nhợt nhạt. Đôi tròng đen như phủ con mắt, dường như không còn nhìn thấy con ngươi. Tôi mỉm cười:
    - I know. I know now. I see you now, little girl!
    Cô bé leo lên cái ghế kề bên, nhưng cứ nhìn tôi không chớp mắt. Tôi ngồi thấp xuống:
    - Con ngủ có ngon không?
    Cô bé gật gật cái đầu. Mái tóc lòa xòa ôm lấy gương mắt trái soan. Người mẹ tiếp lời:
    - Bé làm biếng ăn lắm và rất là khó ngủ. Đêm nào cũng lăn qua, lăn lại đến 1, 2 giờ sáng mới ngủ được. Bé có sao không ạ?
    Tôi mỉm cười:
    - Vậy à. À, xin lỗi cho tôi hỏi, vợ chồng cô có mất đứa con gái nào không vậy?
    - Dạ, vợ chồng em mất hai đứa con. Hư thai hai lần, cho nên em không biết là trai hay gái. Có sao không ạ!
    - Tôi biết rồi, cho nên tôi mới nói với con gái của cô là “I see you now” đó thôi. Tôi sẽ cho cô số điện thoại của tôi. Khi nào gia đình có điều chi bất an, cô cứ tự nhiên gọi cho tôi nhé!
    Tôi lại vuốt tóc cô bé và nói:
    - Con sẽ không có sao đâu. Chúc con đêm về ngủ ngon nhé!
    Người mẹ nhắc con nói cám ơn:
    - Thank you!
    - You are welcome!

    Nhìn lên người mẹ. Thiệt là … Màu da bánh ít trên gương mặt của cô đã chuyển sang màu đất, thứ đất nâu khô, thiếu nước, thành một màu nâu sạm pha đen. Tôi nén tiếng thở dài. Nhìn vào em bé trong tay, tôi hỏi:
    - Bé bao nhiêu tháng vậy cô?
    - Dạ, con gái em gần được 3 tháng rồi.
    Tôi đứng lên, đi đến gần bên người mẹ. Đứa bé đưa mắt nhìn tôi chăm chăm. Tôi gật gật cái đầu hỏi nựng:
    - Con có khỏe không? Mới ba tháng mà mẹ cho con đi chùa rồi à. Con là phật tử bé nhất ở đây đó nha!
    Bé cười, chiếc miệng như chim non há ra, trả lời tôi “xì xì” bong bóng nước.
    - Ồ, con nói là con khỏe há. Con giỏi mà há. Ôi chao, bé giỏi lắm mà!
    Bé hăng hái “nói chuyện” với tôi bằng cách ngọ nguậy tay chân, rồi trân cả cái thân bé bỏng lên mà cười. Ai cũng cười …
    Bỗng nhiên, bé nằm im lại, mắt vẫn nhìn tôi, môi chúm chúm lại, mếu mếu rồi … òa ra khóc …
    Người mẹ vội ôm con đưa qua, đưa lại dỗ dành. Tưởng bé sợ người lạ, cho nên tôi lùi ra xa. Tiếng bé khóc to lên nưng nức. Tôi nhìn bé. Đôi mắt chim non nhìn tôi như cầu cứu … Tôi bước lại nắm nhẹ bàn chân của bé:
    - Ồ, con giỏi mà, thương con mà, mẹ bồng con đó, con đói phải không?
    Bé khóc lớn hơn. Tiếng khóc càng ngằn ngặc như tấm tức … Tôi dơ tay xin bồng bé. Ôm bé vào lòng, nâng cao bé trên tay, vừa đi, tôi vừa thủ thỉ bên tai của bé:
    - Alright, alright! You will be okay, will be okay, okay, okay …
    Tiếng bé nấc nấc, thút thít, nấc nấc, rồi từ từ yên ắng …
    Tôi hạ tay xuống nhìn bé. Gương mặt bình yên, mắt còn đọng nước. Bé nhìn tôi “ư ư” rồi toét miệng cười. Tôi cười và trao bé lại cho mẹ. Lạ chưa, vừa nằm vào tay mẹ, bé bật khóc, khóc nấc nấc đến nín thở … rồi vỡ òa …Tôi vội đỡ lấy bé, ôm vào lòng, lại thủ thỉ, lại dỗ dành, … Tiếng khóc nấc nấc, thút thít, ré to, rồi lại thút thít, thút thít, … nghe như lời kể lể, thở than … Hiểu ra chuyện, tôi nói với cha mẹ, lúc ấy cũng đang nhìn chúng tôi với ánh mắt ngạc nhiên:
    - Tôi đọc kinh An Lành cho bé một chút có được không anh chị?
    - Dạ, tụi em cám ơn. Sao … mà sao ... lạ vậy?
    - Không có gì đâu! Trẻ con thường cảm nhận được người tiếp xúc với chúng. Tôi đọc kinh cho bé một chút nhé!
    Đong đưa bé trong tay, nhìn vào mắt bé, tôi cất tiếng ru nhè nhẹ bằng lời Kinh Paritta. Bé nằm im, mắt mở to nhìn tôi. Một ánh mắt tin tưởng. Một ánh mắt hài lòng. Một ánh mắt bình yên.
    Khoảng 15 phút sau, tôi trao bé lại cho mẹ. Nằm vào lòng mẹ, bé đưa mắt nhìn tôi, rồi toét miệng cười như vừa ý. Cái nướu không răng sao mà dễ thương lạ!
    Người mẹ cứ lo lắng hỏi tôi về hai đứa bé đã mất của cô, cô không biết chúng có làm gì hai đứa trẻ này không … Tôi mỉm cười, lấy giấy, viết cho cô một hồng danh của Đức Phật, và dặn cô hãy luôn luôn niệm Phật trong tâm: Arahaṃ (A-ra-hăng)

    Tôi nhờ cô Thật Thà hướng dẫn họ lên Chánh Điện lễ Phật. Một lát sau họ quay trở lại nhà ăn và kiếu từ ra về. Sau khi viết cho họ số điện thoại và email của tôi, tôi ân cần nhắc lại, nếu cần, hãy gọi tôi, đừng ngại. Họ cũng đưa cho tôi tên Kenny, Jane, Angel và Sarah, cùng số điện thoại. Cám ơn tôi, họ ra về.

    Đêm Noel.

    Vào khoảng 10 giờ 30 phút tôi có điện thoại. Đầu dây bên kia vang lên giọng nói ướt sũng, chứa đầy lo lắng của Jane:
    - Master, bé Angel, con gái lớn của em đang đau bụng. Cái bụng phình to, nổi mụn đỏ khắp người. Em đưa con đi bác sĩ hồi sáng này. Bác sĩ chỉ nói là tại vì ăn không tiêu thôi và cho toa mua thuốc. Em cho con uống thuốc rồi mà bụng vẫn không xẹp. Bụng cứ căng to. Angel cứ ôm bụng kêu đau mà khóc thôi. Master ơi, em cũng bị chứng bịnh sình bụng như thế này từ nhỏ tới giờ. Khó chịu lắm, đau lắm, mà đi bác sĩ, đi bịnh viện gì họ cũng làm test. Hết cái test này đến cái test kia, rồi lại nói em không có bịnh gì hết, chỉ tại ăn không tiêu, ợ hơi, sình bụng, uống thuốc ợ hơi là khỏi. Xin giúp con em với!
    Tôi hỏi Jane vài câu về sắc mặt của Angel. Nghe Jane mô tả, tôi biết Angel hiện giờ là một cô bé khác. Tôi bảo Jane lấy một ly nước uống:
    - Bây giờ tôi sẽ đọc kinh Paritta vào nước cho Angel uống. Sau khi uống nước, 10 phút sau mà bụng vẫn chưa xẹp xuống, bé vẫn khóc kêu đau, thì Jane cần phải đưa con vào emergency lập tức nhé!
    - Thưa vâng.
    - Angel có thể ngồi và cầm ly nước được không Jane?
    - Dạ được.
    - Vậy cho Angel cầm ly nước trên tay, còn Jane cầm điện thoại và mở speaker lên nhé!
    Tiếng hai mẹ con lao xao trong điện thoại. Jane lên tiếng:
    - Dạ rồi ạ. Angel cầm nước rồi.
    - Vậy tôi bắt đầu nhé!
    Tôi nghe tiếng cười khúc khích của Angel. Tôi chú tâm tụng vài bài Kinh Paritta.
    - Xong rồi. Bây giờ Angel uống nước cho giỏi. Angel đọc Araham nhé. Bây giờ đọc nè: Araham, Araham, Araham.
    Giọng hai mẹ con niệm Phật xen lẫn tiếng cười của Angel. Tôi mỉm cười:
    - Ngày mai Jane đưa bé đến chùa được không? Tôi cần gặp bé một chút.
    - Dạ được. Ngày mai khoảng 11 giờ, gia đình em sẽ lên chùa. Cám ơn nhiều. Chúc ngủ ngon.
    - Chúc gia đình ngủ ngon.
    Lúc tôi ngã lưng lên giường thì đã gần 12 giờ khuya.

    Tết Dương Lịch 2012

    Khoảng xế trưa, có tiếng xe chạy vào và dừng lại trước sân. Tôi mở cửa nhìn ra, thấy vợ chồng Kenny, tôi bước ra, đứng đón họ nơi hành lang.
    Cửa xe mở. Bé Angel chui ra với nét mặt vui tươi, mái tóc đen tuyền ôm lấy gương mặt, khiến màu da trắng của cô bé thêm sáng rỡ ràng.
    - Hi. Hello!
    Jane đang lui cui với chiếc ghế em bé, nghe tiếng con gái chào tôi, cũng vội lên tiếng:
    - Con chấp tay, cúi đầu chào thầy. Không được nói “Hi” nè!
    Angel chạy đến chổ tôi. Tôi ngồi thấp xuống, đón cô bé. Cô bé đến trước mặt tôi, chấp tay, cúi đầu. Tôi đặt tay lên vai bé. Cô bé ngẩng mặt lên, nhìn thẳng vào mắt tôi, thì … gương mặt cô bé hoàn toàn thay đổi. Tôi vội vàng đưa hai tay ôm lấy khuôn mặt của bé. Cô bé với màu da trắng như sữa và nụ cười rạng rỡ khi nãy không còn nữa. Cô bé bây giờ nét mặt như lớn hơn 3 tuổi, sắc màu xanh xanh, nhợt nhợt, đỏ đỏ, xám xám phủ trên làn da và xung quanh mí mắt. Tôi lên tiếng:
    - Jane. Sao mà mặt của bé Angel có màu gì đây vậy Jane?
    Lúc này Kenny và Jane cũng vừa đến trước cửa gian phòng thờ nhỏ:
    - Dạ, hồi sáng Angel làm điệu, lấy make up ra vẽ mắt đó thầy!
    - Vậy à!
    Tôi nhìn kỷ sắc mặt Angel. Bé vẫn nhìn tôi trân trân, miệng mím mím như muốn giấu nụ cười tinh nghịch. Tôi cười đứng lên, nắm tay cô bé, đi vào phòng thờ, không nói gì thêm.

    Chờ cho hai vợ chồng thắp nhang, lạy Phật xong, tôi hỏi:
    - Angel còn đau bụng không?
    Cô bé khỉ khọn, ngẹo ngẹo cái đầu với cái bản mặt hí hửng của chính cô bé Angel 5 tuổi!
    Thiệt là … Thôi, từ đoạn này trở đi, tôi đặt tên “cô bé 8 tuổi” là Thiên Thần để bạn đọc dễ dàng theo dõi “hai cô bé” nhé!
    - Dạ, hồi tối em cho Angel uống ly nước và niệm Phật, thì bé nói bé feel better. Một lát sau thì em sờ thấy cái bụng của con mềm lại. Em cho bé đi ngủ. Sáng dậy cái bụng xẹp rồi. Em cám ơn nhiều lắm!
    Jane lên tiếng trả lời cho con gái. Chúng tôi cười rồi cùng ngồi xuống sàn nhà. Jane bắt đầu nói như tâm sự:
    - Cả đời em đã mang chứng bịnh này, cho nên lúc sanh Angel ra em lo lắm! Không biết rồi con gái có mang bịnh giống như mẹ hay không nữa. Bịnh này làm đau đớn và khó chịu lắm! Không phải chỉ là sình trương cái bụng đâu, khắp người nổi mụn đỏ, ngứa ngáy, thoa thuốc cũng không xong, em xin lỗi, ngứa trong hậu môn luôn. Angel bị y chang em vậy. Khổ ghê lắm! Em chạy thầy, chạy thuốc khắp thế giới rồi, tây y có, đông y có. Em chạy vào chùa cầu cứu luôn. Có nhiều master trong chùa nói là em có demons, devils (ma quỷ) ở trong người. Quý thầy có giúp em, em có đỡ được vài ba ngày rồi bị trở lại. Mẹ của em nói với em là mẹ có mất hai người con, trên em. Em thì có mất hai đứa, trước bé Angel, như em đã nói hôm trước đó. Em không biết có phải cả bốn người này theo mẹ con em hay không, mà sao họ lại theo em chứ không theo mẹ của em …
    Jane ngừng lại, lau nước mắt. Tôi hỏi:
    - Cô có còn nhớ là vào lúc bao nhiêu tuổi, cô bắt đầu có những triệu chứng này không?
    - Dạ, em nhớ. Em nhớ lúc đó em 3 tuổi. Hồi đó gia đình cha mẹ còn ở bên China. Có một buổi chiều, ba chở em đi bằng xe đạp, em ngồi trên yên xe, phía sau lưng ba. Bỗng nhiên lúc đó em cảm thấy lạnh. Có cái gì đó ập vào, đè vô người em. Em mở mắt mà không nhìn thấy gì hết. Tối thui. Em sợ quá khóc thét lên. Về đến nhà thì em lên cơn sốt cao, ba mẹ phải đưa em đi vô bịnh viện. Nằm viện mấy ngày thì mắt em nhìn thấy trở lại. Sau khi ra viện, em tự biết là trong người em đã có một cái gì đó, không có hết được. Từ đó thỉnh thoảng bụng em lại sình trương lên như em đã kể rồi đó.
    Jane sụt sùi theo từng lời nói. Tôi mỉm cười:
    - Cô yên tâm, chúng ta sẽ nói về chuyện này sau nhé! Bây giờ tôi sẽ giúp bé Angel và Jane một chút. Angel, lại đây con!
    Cô bé Angel nhảy chân sáo tới, ngồi cái bịch, lăn đùng ra nhà. Tôi bật cười:
    - Con ngồi đây, ngồi cho thiệt là giỏi nghe không. Thầy đọc kinh cho con hết sình cái bụng há. Đâu, cái bụng bự của Angel đâu nè!
    Cô bé híc híc cười, rồi kéo áo, khoe cái bụng xẹp lép!
    - A, cái bụng xẹp rồi đây! Angel giỏi quá há, con nhớ đọc Araham nhiều thật nhiều cho cái bụng xẹp thiệt là xẹp luôn há!
    Cô bé Thiên Thần cười híp mắt …Tôi xoay người ngồi sau lưng cô bé.
    Jane đến ngồi kế bên Angel. Gương mặt Jane bây giờ cũng chuyển sang người phụ nữ khác - gọi cô ấy là July nhé các Bạn!

    July vừa ngồi xuống, chấp tay lên, thì có tiếng khóc của bé Sarah. Trong lúc cả 3 người chúng tôi đang nói chuyện, thì bé Sarah nằm ngủ ngon lành trong chiếc ghế nôi. Kenny vừa ngồi trông con vừa nghe chuyện, nhưng im lặng. July xin phép đi pha sữa cho con. Tôi ngồi đợi cô July, còn cô bé Thiên Thần thì như con cóc đã nhảy khỏi dĩa. Không lâu, July quay trở vào và đưa bình sữa cho chồng. Kenny bồng bé Sarah lên tay, rồi đưa bình sữa vào miệng bé. Sarah ưỡn người khóc. Mấy lần cha đưa bình sữa vào miệng, bé Sarah đều khóc. Thấy vậy, tôi bảo July đến cho con bú. Tôi lo cho cô bé Thiên Thần. Tôi vừa kêu cô bé Thiên Thần ngồi xuống, thì lại nghe tiếng bé Sarah khóc thét lên! Tôi yên lặng nhìn hai mẹ con. July cố gắng lắc lắc đứa bé và nhét nắm vú vào miệng con. Mẹ càng đưa nắm vú vào miệng, thì bé càng khóc ngất. Tôi hiểu, bé Sarah sợ hãi người phụ nữ không phải là mẹ Jane của bé!
    Tôi đứng lên, im lặng đến đón bé Sarah và ôm vào lòng. Đang nhắm tít mắt mà “oa oa”, bé Sarah dịu dần, dịu dần theo lời kinh Paritta. Bé nín khóc, rồi “hức hức” như “bày tỏ nổi lòng” rồi cái … toét miệng ra cười! Hôn nhẹ lên trán bé, tôi trao bé lại cho Kenny và bảo anh hãy đút sữa cho con. Bé Sarah yên vị trong lòng cha, ngậm bình sữa, nút ực ực ngon lành!

    Tôi quay lại yên tâm làm việc. Tôi đặt bé Angel ngồi xuống và tôi ngồi sau lưng cô bé:
    - Bây giờ thầy đọc kinh cầu nguyện cho con. Nếu con có cảm thấy trong người khó chịu, thì con nói cho thầy biết nghe!
    Tôi chấp tay cầu nguyện. Cô bé ngồi trước mặt tôi động đậy không yên. Hai cái chân chùi chùi vô nhau như ngứa ngáy. Hai bàn tay nắm lại, vặn xoáy mấy ngón tay. Tôi ngừng lại, đưa tay vịn vai cô bé:
    - Con cảm thấy sao. Có tê tê không?
    - Yes, itching.
    - Con ngứa ở đâu?
    - My back.
    - Ở lưng rồi ở đâu nữa?
    - Stomach.
    - Bụng rồi đâu nữa?
    - Cold. My legs cold. Too cold.
    Rờ vào hai ống chân cô bé. Nó lạnh như là chúng ta mở cửa cái tủ lạnh, đứng một hồi, rồi chân bị lạnh vậy. Tôi nói:
    - Okay, không có sao. Bây giờ thầy làm cho con hết lạnh, hết ngứa luôn há!
    Cô bé gật đầu. Tôi làm bộ giựt mạnh đôi vớ ra khỏi chân cô bé một cách rất là khó khăn, rồi giả bộ chê hôi mà quăng vào chân cô bé. Thiên Thần cười ngặt nghẻo.
    Tôi đặt hai tay trên đầu gối cô bé, rồi tiếp tục cầu nguyện. Tôi nhẹ nhàng chuyển tay dần dần xuống ống chân. Cho đến khi những ngón chân lạnh ngắt của bé đã ấm lên trong bàn tay, thì tôi ngưng lại. Cô bé Angel khoan khoái thở cái khì:
    - Better. I feel a lot better!
    - Vậy sao. Con cảm thấy đỡ nhiều rồi à. Good girl!
    Cô bé cười khúc khích, rồi chân cao, chân thấp, vừa đi, vừa mang vớ vô chân. Mẹ Jane nhìn theo con gái mà lắc đầu.

    Bé Sarah đã ngủ yên ở trong chiếc ghế nôi. Kenny có vẻ mệt mỏi vì lái xe đường xa, nên cũng hơi cúi đầu, ngủ gục. Tôi ra dấu bảo July đến ngồi trước mặt và cũng đưa lưng về phía tôi. July ngồi xuống chấp tay. Tôi chấp tay cầu nguyện. Người July run run, đầu hơi cúi xuống, giựt giựt, rồi lắc lắc … Biết chuyện, tôi nói nhỏ:
    - Tôi biết rồi. Tôi nhận ra cô rồi. Cô cố gắng đừng làm họ kinh sợ. Tôi sẽ giúp cô. Không nên để cho chồng của Jane biết chuyện này. Cậu ấy là người Mỹ, không dễ dàng giải thích cho cậu ta hiểu được đâu. Cậu ấy mà không hiểu được sự hiện diện của cô ở trong Jane, cằn nhằn vợ thì gia đình mất hạnh phúc, tội cho họ. Tôi giúp cô. Cố gắng, cố gắng một chút thôi!
    July chấp hai bàn tay mà như gồng hai cánh tay vậy. Tiếng “hự hự” như có âm thanh ức chế muốn phát ra từ trong cổ họng. Lại lắc mạnh cái đầu.
    Nhìn Kenny bây giờ đã nằm co, nép người sát vách tường, nhắm mắt, mà tôi mừng thầm. Cô bé Angel nãy giờ cà tưng, cà tưng quanh phòng, thỉnh thoảng lại nói: “I feel better. A lot better”, lúc này nhìn thấy mẹ như vậy, cô bé xanh mày, xanh mặt, thụt lùi, thụt lùi … chui vô ngồi dưới chân cha, giương đôi mắt sợ hãi:
    - Mama, are you okay, are you okay, mama?
    - Yes, yes, honey, she is okay, okay. Mẹ con không sao đâu con.
    Tôi tiếp tục cầu nguyện. Năm phút sau July dịu cánh tay, thở hắt ra, ngồi thẳng lưng, đầu cũng thẳng lên trở lại. Tôi ngưng lại, bảo cô quay lại đối diện với tôi. July đã đi rồi!
    Cô bé Angel đưa mắt, lấm lét nhìn mẹ thăm dò, rồi phóng ra, nhảy tót vào lòng mẹ. Hai mẹ con June và Angel ôm lấy nhau! July và Thiên Thần đã đi rồi!
    Tôi thầm nói: “Đi vui nhé July! Đi vui nhé Thiên Thần!”
    ...
    Trước khi chia tay, June có hỏi lại tôi về 4 người thân đã mất của cô. Tôi nhẹ nhàng cười nói:
    - Họ đi rồi. Họ vui vẻ đi rồi. Bất cứ lúc nào gia đình có điều gì bất an nhớ gọi cho tôi nhé! Đừng ngại!

    Từ hôm đó cho đến hôm nay, Jane im lặng. Tôi cầu chúc cho gia đình Jane vạn điều an lành.

    Ngày 03 tháng 03 năm 2012.
    Trân trọng
    CUUBAOLONG
    Last edited by CUUBAOLONG; 03-03-2012 at 08:58 PM..



    (còn nửa)
    Thiên đường hửu lộ vô nhân vấn
    Địa ngục vô môn, hửu khách tầm

    :thinking: :prayingpraying:2

  2. #2

    Mặc định

    Phần 2


    Hôm nay tôi kể các Bạn nghe một câu chuyện về một cô bé phi nhân, đã theo hộ trì cho mẹ suốt gần 20 năm. Tên nhân vật đã được thay đổi.

    Vào năm 2008 …
    Tôi đang ở tại một Tu Viện.

    Sáng hôm đó … Có tiếng điện thoại reo. Tôi nhấc máy:
    - Xin chào. Tôi xin nghe.
    - Con chào thầy. Con là Hưng đây.
    - Chào anh Hưng. Có việc gì vậy anh Hưng?
    - Thưa thầy, con có một cô bạn, không biết gia đình có chuyện gì, mà sao cô ấy gặp xui xẻo đủ mọi thứ. Mới ngày hôm qua còn bị người bạn trai đánh sưng mặt. Con xem thấy hình như cổ có phi nhân theo. Thưa thầy, thầy có thể xem giúp cô ấy được không?
    - Được rồi, anh Hưng đưa cô ấy đến đây xem sao!
    - Trưa nay được không thầy?
    - Dạ được. Khoảng sau 12 giờ là anh đến được rồi.
    - Cám ơn thầy. Vậy khoảng 1 giờ tụi con đến. Con chào thầy.
    - Chào anh Hưng.

    Khoảng 12 giờ 45. Nghe tiếng xe ở sân trước, tôi mở cửa nhìn ra, thấy Hưng đang lái xe quẹo vô cổng. Quay trở vô, tôi đến thắp 3 cây nhang trên bàn thờ Đức Phật, rồi đi qua nhà bếp nấu ấm nước pha trà. Tôi đang chuẩn bị ly tách, thì có tiếng mở cửa.

    Hưng bước vào, theo sau là một thiếu phụ. Cả hai chấp tay lễ Phật, rồi bước qua bàn khách cúi chào tôi. Hưng cười:
    - Chào thầy. Thầy khỏe không. Tụi con tới giờ này phá giấc nghỉ trưa của thầy. Ngại quá!
    - Có gì đâu. Tôi ít ngủ vào buổi trưa lắm. Hôm nào có bịnh trong người, thì mới nằm nghỉ một chút.
    - Thưa thầy, đây là chị Sương, người bạn mà con thưa chuyện với thầy hồi sáng đó.
    - Dạ chào thầy.
    - Chào cô Sương. Tôi nhờ anh Hưng hướng dẫn cô ra thắp nhang lễ Phật, rồi mời cô với anh vào lại đây, chúng ta uống nước và trò chuyện.
    - Dạ, chúng con xin phép thầy.

    Trong lúc chờ họ, tôi đi pha trà. Trời lành lạnh. Ôm bình trà trong bàn tay cho tôi một cảm giác thật là dễ chịu. Tiếng chim chí chóe cãi nhau, rồi chuyền cành, làm lay động bầu không gian tĩnh mịch. Một ánh nắng cố len lỏi đám mây trắng dày đặc của trời đông, chiếu lên khung cửa sổ, trải một vệt dài xuống nền, tỏa chút ấm áp quanh phòng khách. Có tiếng của Hưng:
    - Thầy để chúng con làm cho, tới đây làm phiền thầy rồi, mà thầy còn đi làm nước nữa.
    - Có gì đâu, trong lúc chờ đợi mọi người thôi mà. Rồi, mời ngồi, dùng miếng nước cho ấm rồi nói chuyện.

    Hưng rót nước mời mọi người. Sương im lặng ngồi xuống ghế. Dáng cô cao, gầy, gương mặt thon dài, trắng nhưng xanh xao. Nhìn đôi mắt u buồn, với ít nếp nhăn nơi chui mắt, tôi đoán cô vào độ tuổi từ 45 cho đến 48.
    - Cô Sương có việc gì cứ nói đi. Giúp gì được cho cô, tôi sẽ cố gắng.
    Hưng đứng lên:
    - Cho con xin phép đi qua Chánh Điện, để cô Sương tự nhiên thưa chuyện với thầy.
    - Cám ơn anh Hưng.
    Sương trả lời. Tôi chỉ gật đầu. Im lặng một lúc. Sương nói:
    - Dạ thưa thầy … Thiệt tình là em cũng không biết phải trình bày với thầy như thế nào về hoàn cảnh hiện tại của em. Vợ chồng em ly dị cũng đã lâu. Em có hai đứa con trai. Hiện tại em có quen với anh Tùng. Bốn người đang sống chung trong nhà của em. Mọi thứ là do em chi trả hết. Tùng không phải lo bất cứ cái gì hết. Cách đây chừng một tháng, Tùng đòi em mướn nhà ra ở riêng, không muốn ở chung với hai đứa con trai của em nữa. Em năn nỉ Tùng nên suy nghỉ lại. Em vừa mới nói có hai ba câu, thì Tùng vung tay, đánh cái bốp vô mặt em. Bất ngờ, em né không kịp. Em ngã bật ra sau, đầu đập mạnh vô tường, tối tăm mày mặt, máu mũi tuôn xối xả. Tùng vội gọi cứu thương, rồi chạy tới bên em, dặn đi, dặn lại: “Vô trỏng rồi nói là em bị té xuống đất, đập mặt xuống đất nghe chưa! Nhớ nghe chưa". Thầy coi, Tùng đập em gãy quai hàm, phải mổ ra rồi khâu lại đây.
    Sương quay mặt qua bên phải, hất càm lên một chút, đưa tay chà chà, chỉ cho tôi xem vết sẹo với những mũi khâu còn hồng hồng. Tôi nén tiếng thở dài. Sương tiếp:
    - Trong bịnh viện, mấy người nhân viên làm giấy tờ cứ hỏi em: “Cô khai là cô bị té đập mặt xuống đất. Nhưng với kết quả khám nghiệm và vị trí của từng vết thương, chúng tôi biết là cô bị người ta đánh. Cô khai thật đi, ai đánh cô. Chúng tôi có thể làm hồ sơ cho cô đi khai báo và khởi tố những người gây cho cô thương tích. Cô cố tình che chở cho chúng nó làm gì”. Em cũng chỉ nói là em bị té thôi.
    Sương im lặng. Hai hàng nước mắt rơi lặng lẽ.

    Với tay lấy hộp khăn giấy nơi đầu bàn, tôi đưa cho cô:
    - Cho tôi hỏi cô Sương vài câu. Tôi hỏi để tìm cách giúp đỡ. Nếu có điều gì không phải, mong cô thông cảm.
    - Dạ xin thầy cứ hỏi.
    - Tôi cần hỏi ba câu:
    Câu thứ nhất: Cô Sương có mất một cô con gái nào không? Nếu còn sống, thì tính đến nay, cô bé phải vào độ tuổi từ 16 đến 20.
    Câu thứ hai: Cô Sương có người đàn ông nào rất là thương yêu cô, nhưng đã qua đời rồi không? Người này rất là thương cô.
    Câu thứ ba: Về chuyện tình cảm, thì cô luôn gặp trắc trở, lận đận, lao đao, dang dỡ, nhưng vật chất thì cô có đủ đầy, hết rồi có, giống như có người mang đến cho cô vậy, có đúng không?
    - Dạ, … Em sanh thằng lớn xong, thì ba năm sau, em mang bầu thằng kế, rồi thôi, em không có thai thêm lần nào nữa. Nhưng mà … thầy ơi, không hiểu sao, em thường nằm mơ thấy có một đứa bé gái, bây giờ nghe thầy hỏi, em mới thấy kỳ kỳ ...
    - Con trai lớn của cô năm nay bao nhiêu tuổi?
    - Dạ cháu được 23 rồi ạ!
    - Như vậy cậu út được 20. Như tôi đã nói, cô bé mà tôi thấy, có độ tuổi từ 16 đến 20. Vậy, xin lỗi, cô hồi tưởng lại xem, trong vòng 3 năm, cách xa từ con trai lớn đến con trai út, có khả năng nào cô bị hư thai, sẩy thai, mà cô không biết hay không? Tôi hỏi là cố tình hỏi cho cô bé, tôi không cố tình xen vào đời tư của cô đâu.
    - Dạ … Em nhớ có một lần, xin lỗi thầy … em …
    - Cô tự nhiên nói. Khi cần phải làm việc, thì những chuyện khó nghe, khó nói, tôi cũng phải nghe, phải nói thôi. Lần đó như thế nào …
    - Dạ, có một lần em hơi bị trễ … trong lúc đi vệ sinh, em có cảm giác trơn tuột ra ngoài … tưởng rằng tới ngày thôi, cho nên em dội đi luôn, nhưng thấy nó hơi lạ lạ … Thầy à, không lẻ lần đó em mất đứa con gái hả thầy?
    - Dạ phải. Con gái đó cô.
    Sương sụt sùi:
    - Hèn chi mà em nằm mơ thấy con gái hoài. Bây giờ em phải làm sao đây thầy?
    - Chuyện cô bé để đó rồi tính sau. Bây giờ cô trả lời câu thứ hai đi.

    Sương thở dài. Dĩ vãng xa xưa nào đó tràn về trong ký ức, khiến gương mặt u buồn của thiếu phụ càng thêm đậm nét bi ai. Chậm rãi, Sương kể:
    - Thưa thầy, hồi còn ở trung học, em có quen một anh sinh viên. Em còn nhỏ cho nên đi hẹn hò, qua lại không nhiều, nhưng em biết Quân thương em lắm!
    Quen nhau mới được hai năm, thì Quân bịnh rồi mất. Nhiều năm liền em nằm mơ thấy Quân. Cho đến khi em đã lập gia đình rồi cũng cứ thấy như vậy. Nhiều giấc mơ khác nhau. Có khi em thấy Quân cưỡi ngựa như một ông tướng. Có khi Quân như ông già tóc bạc. Có khi Quân là hoàng tử đi cưới em. Có sao không thầy? Mấy chục năm rồi mà sao Quân không siêu thoát, Quân đi theo em phải không thầy?
    Tôi im lặng.
    - Vậy câu hỏi thứ ba thì sao?
    - Dạ phải. Vật chất em đầy đủ, may mắn luôn đến với em, có gặp khó khăn gì, thì đến lúc chót cũng có quới nhân giúp đỡ. Chỉ có đường tình duyên là em lao đao, lận đận. Quen thì cũng quen nhiều người, nhưng nói đến cưới xin là rã. Em lớn tuổi rồi. Mai này con trai có vợ, chúng nó còn phải lo cho gia đình riêng. Em tính nương tựa anh Tùng, ai ngờ …

    Sương cúi mặt nức nở. Tôi im lặng. Nước mắt có rơi ra thì sầu đau vơi nhẹ. Nước mắt nuốt vào chỉ mặn đắng trái tim. Tôi nhìn thấy người con gái về đứng kề bên mẹ. Lát sau, chập choạng bay vào bóng dáng một nam nhân. Suy nghĩ một lúc, tôi quyết định:
    - Con gái của cô đang ở đây. Người đàn ông, hay Quân đó, cũng đang ở đây. Hai người đều theo để bảo vệ cho cô. Tài sản của cô có được như ngày hôm nay là do ông ta mang lại. Có thể nói, nếu cô chấp nhận ông ta thì cô sẽ có mọi thứ. Và, đương nhiên, một khi cô chấp nhận ông ấy như chồng của cô, thì cô sẽ ở một mình, không có người đàn ông nào bên cạnh. Chuyện của cô và Tùng xảy ra cũng vì vậy. Ông muốn Tùng ra khỏi nhà. Con gái cô cũng muốn mẹ xa Tùng vì Tùng có bản tánh hung dữ. Hôm nay, tôi cho cô biết những điều như thế này. Tin hay không hoàn toàn tùy nơi cô. Con gái của cô xin tôi cho được nói chuyện với mẹ. Tôi không muốn làm điều này, tại vì không tốt cho thân của cô. Nhưng nếu cô cũng muốn, thì tôi giúp. Một lần thôi, tôi tạo cơ hội cho ba người nói chuyện với nhau. Cô suy nghĩ cẩn thận, rồi tự quyết định đi nhé!
    Sương cúi đầu. Lát sau cô ngẩng lên:
    - Dạ, em xin thầy cho em được nói chuyện với họ. Em không thể nào chấp nhận tình cảm của Quân. Thầy nói em mới nhớ. Dạ, đúng, có lần Quân nói: “Em đi theo anh, em sẽ có tất cả. Em không theo anh, em sẽ mất tất cả”. Nhưng, em lớn tuổi rồi, em cần có một người chồng để nương tựa, một người chồng bằng xương, bằng thịt. Quân có ở sát bên em, em cũng không cảm nhận được, em vẫn sợ cô đơn. Hôm nay, một lần thôi, nói cho dứt khoát chuyện tình cảm này, em không thể sống cô đơn một mình được.
    - Vậy được. Nhưng tôi nói trước. Tôi chỉ muốn con gái vào mẹ mà nói chuyện thôi. Anh Quân hoan hỷ không vào trong thân Sương nhé, không được vào nhé! À, tôi cần anh Hưng vào đây phụ một tay. Nếu như cô có việc gì, anh Hưng giúp đỡ cô được. Cô đồng ý chứ?
    - Dạ được. Xin thầy tự nhiên.
    Tôi bảo cô đứng lên thư giãn một lát, chuẩn bị cho cuộc nói chuyện kế tiếp. Tôi qua Chánh Điện gọi anh Hưng. Vắn tắt nói lý do về cuộc gặp gỡ sắp tới, giữa Sương và “hai ông cháu” kia, tôi nhờ anh giúp đỡ. Hưng sốt sắng gật đầu.

    Chúng tôi quay quần ngồi dưới đất. Tôi ngồi trước mặt Sương, vai nghiêng về hướng bên trái của cô. Hưng ngồi sát hông bên phải của Sương.
    - Cô Sương ngồi thoải mái, tìm thế ngồi nào mà cô có thể ngồi lâu. Anh Hưng ngồi gần, sát vào Sương, nếu Sương có ngã, thì anh chụp được ngay. Tùy theo cháu gái ở cảnh giới nào, mà Sương sẽ hiểu biết toàn bộ câu chuyện sắp xảy ra, hoặc là không biết, không nhớ gì hết, cô Sương nhé!
    - Dạ vâng, thưa thầy.
    - Anh Hưng chuẩn bị xong chưa?
    - Dạ rồi, con sẵn sàng.
    - Sương chấp tay lên đi. Tôi đọc kinh nhé!
    Tôi đọc Kinh Paritta. Sương run run hai tay, nét mặt sáng lên, trẻ ra, mắt nhắm lại, mí mắt chớp lia, chớp lịa. Biết là cô bé đã vào trong mẹ. Anh Quân cũng đã đến, ngồi bên phía hông trái của Sương. Tôi chuyển sang tụng Kinh Động Tâm (cầu siêu), chú nguyện phước lành cho “họ”. Thấy vừa đủ, tôi dừng lại:
    - Rồi, chào anh Quân, chào cô bé. Anh Quân hoan hỷ ngồi bên ngoài, anh muốn nói gì thì nhờ cô bé nói ra, anh vào Sương không tốt cho cô ấy, anh hiểu chứ?
    Anh Quân gật đầu. Cô bé khóc. Gương mặt không nhăn, không nhíu, chỉ có hai hàng nước mắt tuôn như mưa, chảy xuống càm, trôi xuống cổ … Hai tay buông thỏng xuống chân, cô ngồi yên mà khóc. Tôi ra dấu bảo anh Hưng lấy cho cô bé xấp giấy lau, đặt vào tay cô. Cô vẫn bất động, không đón lấy xấp giấy. Tôi lắc đầu, ra dấu bảo anh Hưng cầm giấy trở lại.
    - Con … con đau quá … đau quá … mẹ ơi! … huhu ... huhu …
    Giọng trẻ thơ vang lên, ngắt quảng theo tiếng nấc, rồi òa vỡ não lòng. Cô bé khóc run rẩy cả người, nhưng thân không vật vưỡng, đầu không gục gặc. Tiếng khóc như cố trút hết nỗi đớn đau …
    - Chú đánh mẹ … con sợ, sợ mẹ đau, con … con ôm mẹ, chú đánh … đánh … đánh … con đau quá mẹ ơi! Hu hu ... hức hức ... hah hahhh …
    Nhìn Hưng, tôi thấy anh quay mặt đi, nước mắt lưng tròng. Tôi nuốt nước miếng, kềm xúc cảm, dịu giọng:
    - Con giỏi, con giỏi, thầy hiểu con, hiểu mà, hiểu mà, con yên tâm. Con không phải ở cảnh giới thấp. Thầy biết con mà đánh lại, thì chú Tùng chịu không nổi, cho nên con không ra tay, có phải vậy không con?
    Giọng trẻ thơ ngọng nghịu, đớt đát. Mặt biểu hiện từng nét vui, buồn, hờn, oán, hãnh diện, bi thương:
    - Phải … phải … đó! Con mà đánh là chú Tùng vô … vô nhà thương luôn đó! Đánh là hổng có đúng, đánh là sai, híc híc, là ... là hung dữ. Chú đánh mẹ, con ... con đau lòng lắm, con hông … hông muốn chú đánh mẹ, nên con … con nhào vô ôm mẹ … hu hu … chú đánh vô đầu “cốp cốp” con đau lắm … mẹ … ơi hu hu. Con dẫn mẹ chui … chui vô giường trốn, chú … chú lôi ra đánh … đánh … híc híc … Con dẫn mẹ chui ... chui vô … vô tủ mà chú cũng tìm ra rồi ... hức hức … đánh. Huhu huhu, cả người con bầm hết nè, đầu con đau lắm nè ... mẹ ơi … huhu huhu … Ông cũng hông có đánh lại chú Tùng, ông nói … nói đừng tạo ác nghiệp … híc híc … con mà đánh thì chú Tùng chỉ có … có chết … Con sợ bị đánh quá mẹ ơi! Con sợ bị đánh quá thầy ơi! Thầy cứu … cứu mẹ con! Thầy cứu … cứu con … huhu ... huhu …
    Hưng để nước mắt rơi, không giấu diếm. Tôi nhắm mắt, cảm nhận nỗi ưu bi dâng cao, tràn ngập trong lòng … Mở mắt ra, tôi bảo Hưng lấy giấy chậm nước mắt cho cô bé, một phần nào chia sẻ nỗi đớn đau về tinh thần lẫn vật chất, mà cô bé đang gánh chịu, một phần nào bày tỏ nỗi cảm thông với thế giới vô hình. Tôi nói với cô bé:
    - Được rồi. Con gái ngoan, con gái giỏi. Hai ông cháu đã làm đúng. Chúng sanh dù ở bất kỳ cảnh giới nào cũng không nên làm điều bất thiện. Chú Tùng sẽ đi với nghiệp của chú Tùng. Chuyện của chú Tùng với mẹ hãy để hai người họ giải quyết với nhau. Bây giờ thầy khuyên con không về bên nhà chú Tùng với mẹ nữa. Con ở đây …
    - Con không về với mẹ nữa đâu thầy ơi, thầy cho con ở đây đi thầy ơi, thầy ơi, thầy đừng để ai đánh con nữa nha thầy, thầy đừng để con bị ăn hiếp nữa nha thầy, thầy không cho ai ăn hiếp con nữa nha thầy, đi mà thầy, con sợ bị đánh lắm thầy ơi, thầy ơi … hu hu … hu hu …
    Cô bé ngắt ngang với một tràng cầu xin đầy sợ hãi, đầy tin tưởng, đầy ai oán.
    - Được rồi, được rồi, thầy hứa, thầy hứa, không cho ai đánh con nữa, không cho ai ăn hiếp con nữa. Con ở đây. Từ từ thầy sẽ tìm nơi khác tốt hơn cho con ở, tại vì ở đây thầy bận nhiều việc, cho nên thầy không thể quan tâm, chăm sóc con cho được đầy đủ, chu đáo. Con ở đây nhé! Không về mẹ nữa nhé!
    - Dạ, con ở đây, con … con không đi đâu nữa hết, thầy đi đâu, thầy cho con đi theo, con hứa … hứa ngoan nhiều … nhiều … híc híc…
    - Yên tâm bé con. Thầy hứa. Có đi đâu thầy sẽ gọi con đi theo. Thầy không để con một mình ở chùa đâu. Con đừng sợ.
    - Dạ thầy, dạ thầy ...
    Cô bé tươi nét mặt, rồi mới tự cầm khăn mà lau nước mắt. Tôi quay sang nói chuyện với Quân:
    - Nãy giờ anh Quân đã nghe những lời Sương tâm sự rồi đó. Sương sợ cô đơn. Sương không thể chấp nhận tình cảm cũng như “con người” của anh được. Anh thông cảm điều này cho cảnh giới loài người của chúng tôi. Cho dù anh có thể mang đến cho Sương tất cả ngọc ngà, châu báu trên thế gian, anh vẫn không thể mang đến cho cô ấy đôi vòng tay ấm áp, đôi bờ vai, và lồng ngực tin tưởng, để cho cô ấy tựa vào khi hữu sự. Thôi, hiểu cho Sương mà buông đi anh Quân nhé! …
    Quân chỉ im lặng nghe, thỉnh thoảng gật đầu, vẻ mặt buồn, nhưng không tỏ vẻ bất mãn hay chống đối. Tôi yên lòng. Ôi, thế gian tình là gì?

    Tôi chú nguyện An Lành vào chai nước cho cô bé uống. Chào nhau trong lưu luyến. Cô bé rời khỏi mẹ. Chỉ thấy Sương lắc nhẹ cái đầu, mắt chớp chớp như choàng tỉnh, rồi cô than đau chân. Gần hai giờ đồng hồ, cô ngồi yên không hề đổi chân. Cô duỗi hai chân ra, chống tay ra sau mà nhăn nhó:
    - Em tê chân quá. Mấy giờ rồi? Trong lúc ngồi thì em không có cảm giác gì hết, bây giờ mới biết đau quá, tê cứng chân luôn. Em có cảm giác lâng lâng, miệng nói, nhưng em không thấy là do chính em suy nghĩ những lời nói đó. Em có suy nghĩ và muốn nói ra miệng, nhưng miệng em lại không nói ra được những điều em muốn nói. Kỳ thiệt, cái miệng em nói toàn những lời mà em không kiểm soát được. Lạ quá!
    - Vậy là không cần tôi thuật lại phải không?
    - Dạ, thưa không. Em cám ơn thầy nhiều lắm. Em biết phải làm gì rồi. Phần con gái của em, thì xin thầy chỉ cho em cách nào làm phước cho con gái …
    Tôi cười, lắc đầu:
    - Cô không cần phải làm gì hết. Tôi sẽ lo cho cô bé. Khi nào cô bé đi an ổn rồi, tôi sẽ báo cho cô hay.
    - Dạ, còn anh Quân thì sao ạ, em cần phải làm gì cho anh ấy?
    - Phần anh Quân thì anh ấy tự biết phải làm gì. Mối tình tay ba. Cô Sương cần phải nói chuyện với Quân nhiều hơn nữa nhé! Từ nay trở đi, cô cố gắng làm nhiều thiện sự, tạo nghiệp lành. Có chút phước báu nào do từ những việc làm đúng, làm tốt, làm đẹp, làm thiện mà có được, cô hướng tâm về anh Quân và con gái, nói cho phước báu ấy đến họ, cô nhé! Họ chỉ cần có vậy thôi cô.
    - Dạ, em cám ơn thầy, em sẽ làm như vậy.

    Khi Hưng và Sương rời Tu Viện, mọi vật đã chìm trong màn đêm. Tiếng dế rỉ rả, xen lẫn tiếng oàm ộp của ễnh ương và tiếng mưa nhẹ rơi trên mái, tấu thành khúc nhạc ru hồn người yên ả.

    Tôi được tin Sương và Tùng vẫn quen nhau cho đến bây giờ …

    Ngày 05 tháng 03 năm 2012
    Trân trọng
    CUUBAOLONG
    Thiên đường hửu lộ vô nhân vấn
    Địa ngục vô môn, hửu khách tầm

    :thinking: :prayingpraying:2

  3. #3

    Mặc định

    truyện hay quá
    A Di Đà Phật

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi mixaobo Xem Bài Gởi
    truyện hay quá
    A Di Đà Phật


    Xin lỗi Thầy CUUBAOLONG con chưa xin phép mà lấy qua đây , xin thầy hoan hỷ cho , Con chỉ muốn nhiều người đọc , biết và tránh những lầm lỗi . Vì Phật Pháp, vì chúng sinh trong hửu và vô hình xin Thầy ...............không trách :blushing:violent105


    Phần 3






    PHI NHÂN: “Phi Nhân Báo Động Cấp Cứu Một Cháu Bé!"




    Hôm nay tôi kể các Bạn nghe câu chuyện một phi nhân báo động kịp thời để cấp cứu một cháu bé 2 tháng tuổi. Tên các nhân vật đã được thay đổi.

    Vào năm 2004 …

    Tôi đang lui cui ngoài sân với một đống lá chuối cần phải rửa sạch, sắp vô rổ cho ráo. Hôm nay là 20 tháng Chạp rồi, chùa đã chuẩn bị gạo nếp, đậu xanh, lá chuối, và dây nylon để sẵn, chờ quý cô bác phật tử đến gói bánh tét, bánh chưng ăn Tết. Có tiếng điện thoại reo trong nhà bếp. Tôi đứng lên, đi nhanh vào cho kịp nhấc máy, trước khi hộp nhắn tin lên tiếng:
    - Xin chào. Chúng tôi xin nghe.
    - Xin chào, dạ cho con xin gặp Thầy trụ trì ạ!
    Giọng nói của Diễm, một phật tử của chùa.
    - Xin lỗi cô, thầy trụ trì đi vắng. Xin cô vui lòng gọi lại. À, nếu cô muốn nhắn tin thì tôi sẽ nhận và trình lên thầy.
    - Dạ. Con muốn thỉnh Thầy trụ trì đến bịnh viện cầu an cho đứa cháu trai vừa đi cấp cứu tối hôm qua, bác sĩ nói khó mong cháu qua khỏi … Cho con hỏi mấy giờ Thầy mới về ạ?
    - Thầy đi đến chùa vị sư bạn, hai ba hôm Thầy mới về. Nếu cô không ngại, cho tôi tên cháu bé, số phòng và tên bịnh viện, tôi sẽ đến ngay.
    - Dạ, nếu được vậy thì cho con thỉnh thầy đến. Tên bé là Phạm Bình, 2 tháng tuổi, số phòng … bịnh viện … Nhưng mà tới 4 giờ chiều thì phòng chăm sóc đặc biệt mới cho thân nhân vào thăm, thầy à!
    - Được rồi, chiều nay 4 giờ tôi đến.
    - Cám ơn thầy. Con chào thầy.
    - Không có chi. Chào cô.
    Tôi trở ra ngoài sân, xăn tay áo, ngồi xuống cái ghế đẩu, thọc tay vào thau nước, tôi suy nghĩ: “Đời người như bọt nước! Chẳng lẻ đứa bé này tan nhanh đến thế sao!". Tôi rửa lá chuối mà như rửa luôn nỗi ưu phiền …

    Tôi đến bịnh viện và tìm ngay được phòng cấp cứu. Nhân viên y tế cho tôi vào phòng cháu Bình. Đến bên chiếc nôi, tôi não lòng nhìn thấy một thân thể chút xíu, nằm bất động với mớ dây nhợ trên đầu, trên ngực, trên bụng và trên cả ngón tay … Trên người chỉ có tấm tả, bé nằm đó với đôi mắt nhắm nghiền, toàn thân tím tái, hai bàn chân không còn một chút hồng của sắc tố da! Tôi chấp tay chú nguyện Paritta, cầu mong An Lành cho bé, cầu mong sự sống cho bé ... Tôi đặt tâm vào từng lời cầu nguyện ... Tôi chuyển những ngón tay, khe khẻ đặt trên đầu, đặt lên trái tim, đặt vào hai lòng bàn tay, và nắm trọn hai bàn chân lạnh ngắt … Bé nằm đó, không chút dấu hiệu của sức sống!

    Lát sau, hai vợ chồng Diễm – Thành vào đến. Diễm kể cho tôi nghe chuyện xảy ra vào đêm hôm qua, tại nhà ba mẹ ruột của bé Bình:
    - Mẹ bé Bình là em gái của con. Nó tên Hương, chồng nó là Thuận. Hương làm tiệm uốn tóc. Khuya hôm qua, lúc 1 giờ rưỡi sáng thì có điện thoại. Thường ngày, điện thoại mà vào giờ đó là tụi nó miễn có nhấc phone. Hôm qua chẳng hiểu sao, thằng Thuận lại nhấc máy. Có bà khách gọi tìm con Hương, lấy cái hẹn ngày mai tới làm tóc! Hai vợ chồng nó muốn “xì nẹt” bả rồi mà tụi nó nín kịp. Thuận đưa phone cho Hương. Quay qua, Thuận nhìn thấy bé Bình ngọ nguậy. Bước xuống giường, đến gần nôi của con, Thuận phát hiện toàn thân bé Bình ướt sũng nước. Thuận la toáng lên, Hương vội quăng cái phone nhào tới. Bồng con lên, bé Bình nóng sốt, toàn thân tím tái, run lập cập, Hương vội lột bỏ quần áo cho con, thay đồ mới. Thuận cầm chiếc áo nhỏ lên vắt chảy nước! Hai vợ chồng gọi ngay xe cứu thương. Vào đến nơi là nhập viện ngay. Bác sĩ chẩn bịnh xong nói rằng thứ bịnh này bất trị, có một loại vi trùng gây sốt, chạy lên não, gây nóng lạnh cho trẻ, trẻ sốt cao, lịm dần rồi tử vong. Một ngàn ca bịnh nhi, chưa thoát chết một trường hợp nào …Tụi em nghe vậy mới thỉnh Thầy trụ trì đó …
    Tôi im lặng suy nghĩ. Trí lướt qua một số hình ảnh, tôi hỏi:
    - Diễm nói là ba của bé vắt cái áo ra nước… Vắt ra nước là sao?
    - Dạ, y như nhúng áo vô nước mà đem vắt vậy. Trong nôi cũng ướt nước …
    - Nôi của bé có nằm gần cửa sổ không? Tôi thấy trong chuyện này có vấn đề.
    - Dạ có, nôi của bé Bình gần cửa sổ. Mà thưa thầy, nhà con nhỏ em con đó thầy, mấy đứa cháu ruột đến chơi, hay là mấy đứa nhỏ hàng xóm qua chơi, tụi nhỏ cứ nhìn ra mấy cái cửa sổ, rồi thụt lùi, thụt lùi, la: “Ma, Ma” xúm nhau bỏ chạy ra phòng ngoài. Hai, ba lần rồi đó thầy. Cứ cách mấy tháng là tụi nó la bài hãi một lần. Người lớn nghe thì nạt tụi nó, nhưng tụi nhỏ cứ la lên hoài, tụi con cũng thấy ghê ghê!
    - Có thể đưa tôi tới ngôi nhà đó không? Tôi cần gặp Thuận và Hương nữa. Đi ngay bây giờ thì còn có chút cơ hội cứu mạng cháu bé! Nhưng, hứa với tôi, không kể cho ai nghe việc tôi làm nhé!
    - Dạ, tụi con hứa!
    Chúc bé Bình an lành, tôi đi theo Thành và Diễm.

    Bước vô căn nhà của Hương từ cửa chính, tôi cảm nhận ngay một luồng khí lạnh từ bên phải đưa tới. Bước thêm vài bước, có thêm luồng khí lạnh tụ nơi phòng khách, bên tay trái. Thuận và Hương đã có mặt. Không chần chờ, tôi bảo Hương đưa tôi đi vào từng căn phòng, rồi đi xuống nhà bếp. Đứng tại nhà bếp, tôi nói chuyện với bốn người:
    - Các em có cảm nhận lạnh lạnh từ cái ghế “so-pha” kia không?
    Tôi đưa tay chỉ vào cái ghề bành nơi phòng khách. Thuận gật đầu:
    - Dạ có thầy. Nhiều khi tới ngồi chổ đó em có cảm giác rờn rợn.
    - Rồi. Các em có bao giờ thoáng thấy bóng một người đàn ông đi từ hướng phòng khách vào bếp này không?
    - Dạ có.
    Hương trả lời:
    - Mỗi khi em đi làm về, từ cửa trước bước vô nhà là em thoáng thấy một bóng người đi từ phòng khách (hướng tay trái) vô nhà bếp (loại nhà bếp không có xây tường chắn xung quanh). Em tưởng là Thuận. Nhưng đi tới gần thì không thấy ai. Thuận đi làm chưa về. Lúc nào mở cửa bước vô nhà là em đều thấy lạnh lạnh ngay từ cửa hết.
    Tôi gật đầu:
    - Tôi hiểu, bây giờ tất cả trở vô cái phòng đối diện với phòng nôi của bé Bình, chúng ta nói chuyện tiếp.

    Vào bên trong phòng, chúng tôi đứng theo bốn góc hình vuông:
    - Các em cảm nhận đi. Có cảm nhận được cái phòng này lạnh không, hơi lạnh buốt buốt, chứ không phải cái lạnh của trời lạnh?
    Cả bốn người chăm chú … rồi gật đầu. Hương nói:
    - Cái phòng này em để đồ của bé Bình. Sáng nào qua lấy đồ cho con, em cũng thấy rợn rợn, mà tại em nghĩ là em ít mở cửa sổ, cho nên trong phòng bị lạnh.
    Tôi nói:
    - Bây giờ tôi giải thích cho các em nghe tại làm sao tối hôm qua lại có cú điện thoại của bà khách kia nhé! Trong nhà này có một người đàn ông phi nhân, dáng cao khoảng chừng này, tóc hơi quăn, mặc đồ vest màu nâu xám. Ông ở đây trước khi các em dọn đến. Ông không quấy phá các em. Chính ông thấy ngoài cửa sổ có hai, ba “đứa trẻ” nghịch ngợm tạt nước vào nôi bé Bình, ông làm nên cuộc điện thoại, để các em thức dậy mà kịp thay đồ cho con. Chính ông “cấp cứu” bé Bình …
    Tôi nói đến ngang đây thì nhận liền một cảm giác nóng ấm sau ót … Tôi hỏi ngay:
    - Các em có cảm giác ấm sau ót không?
    Hương gật đầu:
    - Có, em thấy ấm ngay sau ót, xuống vai nữa. Anh sao anh?
    - Anh cũng ấm ngay sau ót.
    - Diễm cũng ấm.
    - Thành cũng vậy.
    Cả bốn người đều gật đầu xác nhận. Tôi cười, chấp tay:
    - Cám ơn ông đã lắng nghe câu chuyện của chúng tôi. Cám ơn ông đã cứu cháu Bình.
    Chúng tôi đi trở ra phòng khách.
    Tôi dặn dò Hương và Thuận hãy tiếp đãi “ông” như là người chú trong nhà. Gọi ông bằng một cái tên cho có tình họ hàng. Các em gọi: “Chú Toàn”. Người đàn ông mỉm cười với cái tên mới mẻ và hai đứa cháu … ngang hông! Tôi cũng nhờ chú Toàn canh giữ, chăm sóc cháu Bình trong bịnh viện. Tôi ra về.

    Tết nhứt tới nơi, công việc lu bu quá đổi. Thầy trụ trì chưa về, cho nên tôi quay như cái chong chóng. Nhưng làm gì thì làm, chiều lại là tôi buông mọi việc, chạy vào bịnh viện với bé Bình. Một mình tôi đứng bên nôi, nâng niu hai bàn chân bé bỏng hàng mấy tiếng đồng hồ. Các cô y tá nhìn tôi ái ngại.
    Ngày thứ hai: Im lìm
    Ngày thứ ba: Im lìm

    Ngày thứ tư:
    Tôi chăm chú cầu nguyện. Tay tôi đặt trên trái tim của bé. Có tiếng báo động. Y tá vào xem và nói rằng tại vì tôi đụng tới dây điện tâm đồ nên máy báo động. Không có gì. Tôi tiếp tục cầu nguyện. Tôi có hoa mắt không? Mi mắt bé Bình máy nhẹ! Tôi banh mắt, chăm chăm nhìn bé chờ đợi … Mắt bé máy nhẹ hai cái! Chỉ hai cái máy mắt mà nước mắt tôi muốn rơi! Tôi thì thầm:
    - Bé Bình giỏi nè, bé Bình ngủ ngoan rồi thức dậy chơi nhá. Có thầy ở bên cạnh con đây. Bé Bình ngoan, ngủ đi con, ngủ đi con …
    Tôi khe khẻ hát Kinh Từ Bi. Bình thở hơi mạnh vài nhịp và chìm vào giấc ngủ.
    Ra phòng ngoài. Tôi gọi ngay cho Diễm…
    Diễm và Thành lật đật chạy vào bịnh viện ngay. Hương mắc kẹt mấy người khách, không đóng cửa tiệm để đi được. Khi chúng tôi quay quần bên nôi, rỏ ràng màu da trên thân của bé Bình đã chuyển sắc trắng hồng ở nhiều nơi, nhất là hai lòng bàn chân đã nổi lên rỏ ràng những bông sữa hồng hồng, trắng trắng. Diễm thì thầm:
    - Bình à, má Hai, ba Hai đến thăm con nè, Bình mở mắt nhìn má Hai đi, ngủ gì mà ngủ “quài” hà, Bình dạy chơi “dới” má Hai đi, Bình mở mắt nhìn má Hai đi …
    Mi mắt Bình chớp chớp. Chớp chớp vài lần, bé nhướng mắt lên, nhướng lên, cuối cùng mi mắt mở ra! Đôi mắt trẻ thơ tròn xoe, mệt mỏi! Bé nhắm mắt, mở mắt mấy lần, cổ bật tiếng rên nhẹ … Diễm cười mà rơi nước mắt. Tôi khuyên Diễm nói những lời dỗ dành cho bé yên tâm ngủ. Diễm thì thầm, thì thầm, Bình nhắm mắt với gương mặt thanh thản, bình yên …

    Ngày thứ năm:
    Diễm điện thoại mời tôi vô bịnh viện. Hồi sáng này, bác sĩ gọi cho Hương và nói rằng: “Chúng tôi cần gặp cha mẹ của bé Bình để thông báo hai tin tức về tình trạng của cháu. Mời gia đình vào lúc … đến bịnh viện”. Tôi hứa với Diễm sẽ có mặt tại bịnh viện.

    Khi tôi đến bịnh viện thì cha mẹ của Bình đang trong phòng họp. Sắc diện của bé Bình hoàn toàn mang sức sống. “BÌNH SỐNG RỒI!”, tôi hét lên ở trong tâm!
    Lát sau, Hương đi ra, cúi đầu chào tôi:
    - Thưa thầy, bác sĩ nói có hai tin: Một tin tốt và một tin xấu. Bé Bình có dấu hiệu bình phục, qua cái chết, đó là tin tốt. Nhưng tin xấu là: bé có khả năng sống thực vật, não không làm việc, không ngồi, không đi, không đứng, không ăn, không uống, không nhận ra cha mẹ… Chỉ có sống là sống vậy thôi! Tuy nhiên, họ xin phép được dùng bé Bình để làm “bịnh nhi thí nghiệm”, tại vì đây là “miracle”, là phép lạ chưa từng có tại bịnh viện nhi này. 1000 cháu bé mắc chứng bịnh này là 1000 cháu bé tử vong! Họ hy vọng, trong trường hợp sống sót hy hữu của bé Bình, họ tìm ra được phương pháp điều trị cho các bịnh nhi trong tương lai. Tụi em đã đồng ý và ký tên vào giấy tờ, để làm hồ sơ nghiên cứu của bịnh viện …
    Trao đổi với gia đình vài điều cần phải làm thêm cho bé Bình, tôi chuẩn bị ra về. Nhìn thấy chiếc tượng Phật nằm trên tấm khăn nơi đầu bé, tôi mỉm cười: “Cầu xin Chư Thiên che chở cho đứa bé này. Bé đã sống thì nhất định phải sống một cách bình thường, khỏe mạnh, như bao đứa trẻ khác. Con cầu xin cho bé tật bịnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, mạng căn an ổn, gia đạo thái hòa, sở cầu như nguyện”. Tôi trở về chùa với tâm hân hoan, thơ thới…

    Hôm sau tôi bị cảm nên không dám vào thăm bé Bình. Qua Diễm và Hương, tôi được biết tình trạng phục hồi của bé tiến triển rất khả quan, nên tôi không vào bịnh viện nữa. Vào khoảng hai, ba tuần sau thì bé Bình xuất viện.

    Diễm kể cho tôi nghe vài chuyện lạ liên quan giữa tôi và Bình:
    - Hồi mới đưa Bình về nhà, cả nhà cứ nhắc tên thầy hoài. Mỗi lần nhắc tên thầy là bé Bình cười. Tụi em đặt tượng Phật trong tay Bình thì Bình nắm chặt. Gỡ tay lấy tượng Phật ra, để đồ chơi vào là Bình khóc to muốn nín thở luôn, làm tụi em sợ quá, không dám giỡn chơi vậy nữa. Cả năm sau nhắc đến tên thầy là Bình vẫn cười. Lạ thiệt.

    Hương thì gọi cho tôi:
    - Hi hi, thưa thầy. Tụi em nghe lời thầy, nên xem chú Toàn như người trong nhà. Cơm nước mời chú đầy đủ. Có chuyện gì tụi em cũng hỏi chú. Tiền viện phí - ngoài bảo hiểm ra - còn nhiều quá, cho nên em mới nói:"Chú Toàn ơi, con cần tiền trả viện phí, chú giúp con nghe chú Toàn". Thầy biết sao không, tụi em đang lái xe trên đường thì bị xe 18 bánh ép. Bị ép móp đầu xe ít thôi, mà tại họ là xe lớn mà ép xe nhỏ, cho nên bảo hiểm đền cho tụi em đủ tiền trả viện phí luôn đó thầy. Hi hi"
    Tôi vui vì các em tuổi trẻ hiểu được thế giới vô hình!

    Từ ngày ra viện, theo trình tự phát triển của Bình, Hương và Diễm thường báo tin cho tôi:
    - “Bác sĩ nói có lẻ Bình không lật được”. Đúng tháng tuổi Bình lật cái vèo!
    - “Bác sĩ nói có lẻ Bình không ngồi được”. Đúng tháng tuổi Bình ngồi sổng lưng!
    - “Bác sĩ nói có lẻ Bình không đứng được.” Đúng tháng tuổi Bình đứng chựng rồi chập chững bước đi …
    Biết bao điều: “Bác sĩ nói có lẽ Bình không …”, thì Bình tiến triển bình thường. Tất cả tâm sinh lý của Bình hoàn toàn phát triển tốt đẹp, khỏe mạnh, bình thường!

    Suốt mấy năm trời làm “bịnh nhi thí nghiệm”, Bình chỉ phải “bắt đền” các bác sĩ một việc thôi. Đó là khi lớn lên, các bác sĩ phải chỉnh cặp mắt bị lé của Bình! Họ đưa vật có màu sắc cho bé nhìn, thử qua thử lại riết rồi con mắt người ta lé xẹ luôn! Lúc đó Bình khoảng 8 tháng tuổi. Bác sĩ nói chuyện đó không sao! Khi Bình lớn đủ tuổi rồi, họ sẽ phẩu thuật chỉnh mắt cho Bình, bây giờ là mong cho Bình phát triển tốt về mọi mặt!

    Vì lo cho sức khỏe của Bình, cho nên cha mẹ ít cho bé đi ra ngoài. Lần đầu tiên mẹ Hương bồng Bình đến chùa, thì bé đã gần 1 tuổi. Vừa thấy tôi, Bình nhìn chăm chăm. Tôi đưa hai tay ra là chú bé nhoài người ôm lấy tôi, một tay choàng qua cổ tôi ghì chặt. Bế chú bé bụ bẫm trên tay, nhìn gương mặt rất đẹp trai với đôi mắt lé … chưa hết cỡ, còn dễ thương lắm lắm, tôi thấy hạnh phúc tràn ngập tâm hồn … Bình cũng ôm tôi như đã thân quen tự thuở nào …

    Vừa qua Tết Nguyên Đán, bé Bình có lẻ đã lên 8 tuổi. Cái tuổi đã thay mấy cái răng và đang nghịch ngợm trong lớp ba, lớp bốn gì rồi đây …

    Ngày 06 tháng 03 năm 2012
    Trân trọng
    CUUBAOLONG


    Cầu Mong các bạn an lành trong một ngày mới :wave:
    Thiên đường hửu lộ vô nhân vấn
    Địa ngục vô môn, hửu khách tầm

    :thinking: :prayingpraying:2

  5. #5

    Mặc định

    BỊNH TÂM THẦN 30 NĂM DO TỪ PHI NHÂN!








    Tất cả tên chùa và tên nhân vật đã thay đổi.

    Tháng 5 năm 2009.

    Tôi đang ở tại Tu Viện …

    Hôm đó trời nóng gắt. Cỏ sân chùa như bốc hơi, tụ thành những áng mây nhỏ trôi lững lơ trên bầu trời, tỏa chút bóng mát xuống sân chùa đang hừng hực sức nóng, lung linh như làn khí …
    Có điện thoại.
    - Xin chào. Tôi xin nghe.
    - Dạ con chào thầy. Con, Hưng đây, thầy khỏe không thầy?
    - Cám ơn anh, tôi vẫn thường thôi.
    - Thưa thầy, mấy hôm trước con có thưa với thầy về một cô bị điên đó, cái cô mà thấy ma, thấy quỷ không đó thưa thầy, thầy còn nhớ không?
    - Tôi nhớ, rồi sao nữa anh Hưng?
    - Cô ấy tên là Như. Hôm qua con đến chùa Bình An, thì được nghe quý sư nhắc tới cô Như. Cô này điên nặng lắm rồi, đi đâu cổ cũng nói thấy ma, thấy quỷ. Nhiều thầy, nhiều sư, nhiều chùa giúp lắm rồi. Cổ im im, bớt bớt một thời gian, rồi làm như khùng khùng, điên điên nhiều hơn. Ai đời, vô trong Chánh Điện chùa người ta, nhè ngay chổ cái bục chư tăng ngồi tụng kinh, cổ chỉ tay nói: “Đó đó … ma vương, quỷ sứ ngồi đầy trên đó đó. Có ai thấy không … Đó đó”. Thiệt là ... chạy làng cô này luôn!
    - Hiện giờ cô Như đang ở đâu anh Hưng?
    - Dạ, cô Như có gia đình, nhà ở gần chùa Bình An đó thầy! Tại ở gần chùa quá, cổ cứ qua chùa, làm phiền sư trụ trì hoài, làm cho nhiều người bất bình. Thấy cổ vô tới chùa là thấy điều họ muốn đóng cửa, không cho vô luôn.
    - Cô Như có chữa bịnh theo Tây Y chưa anh Hưng?
    - Cái này thì con không biết rỏ. Con chỉ nghe nói là cô Như cũng ra vô bịnh viện tâm thần hết mấy lần. Tại cổ làm dữ quá, người nhà phải gọi cảnh sát. Cảnh sát đưa cổ đi cấp cứu tại bịnh viện tâm thần. Họ bắt nhập viện một thời gian, thấy Như đỡ đỡ thì cho về với gia đình.
    - Vậy à, như vậy là cô Như có hồ sơ bệnh lý tại bịnh viện rồi?
    - Con cũng nghĩ là như vậy. À mà thưa thầy, có bao giờ cô Như bị điên là do phi nhân không thầy? Con nghĩ là thầy giúp cô Như được, thầy ra tay đi thầy, hi hi …
    Tôi cũng cười:
    - Tôi chưa có kinh nghiệm này, anh Hưng à. Để xem. Anh cho cô Như số điện thoại của tôi đi, anh nói cô cứ tự nhiên gọi cho tôi nhé, tôi sẽ cố gắng.
    - Dạ, đỡ quá, hi hi. Con cám ơn thầy nhiều lắm. Con chào thầy.
    - Dạ, không có chi, chào anh.
    Tôi đưa mắt nhìn qua khung cửa sổ. Sức nóng mặt trời thiêu đốt cỏ cây. Sức nóng sân tâm thiêu đốt loài hữu tình.

    Sáng sớm hôm sau tôi có điện thoại từ cô Thanh Như:
    - Dạ, con là Thanh Như, xin cho con gặp thầy …
    - Chào cô Như, tôi đây.
    - Dạ con chào thầy. Thưa thầy, thầy đừng buồn con nha thầy. Nghe anh Hưng nói “dề” thầy mà con mừng. Mừng xong rồi con lại lo. Con mừng “dì” anh Hưng nói là thầy trị bịnh cho con được. Mà con bị điên đó nghe thầy. Bác sĩ bịnh “diện” tâm thần đóng dấu cho con cái bịnh điên, mỗi ngày phải nuốt một bụm thuốc. Nội cái uống thuốc thôi là con hết ăn cái “dì” “dô” nổi “gồi”. Bụng đâu nữa mà ăn! Còn cái mà con lo là tại “dì” ai cũng bỏ “gơi” con hết “gồi”, bỏ “chại” “gớt” dép mà hông “quai” lại lượm. Bỏ luôn. Ai cũng nói con khùng điên quá xá! Hổng biết lúc mà thầy thấy cái bản mặt của con “gồi”, thầy có quăng dép “chại” nữa không đây …
    Tôi bật cười vì câu chữ mộc mạc mà Như diễn tả bằng chất giọng miền Nam trầm, đục, hơi nhừa nhựa. Mong muốn cô được yên lòng, nên tôi đáp:
    - Được rồi, khi nào cần gặp mặt cô Như, tôi sẽ mang giầy, cài dây đàng hoàng, nếu có chạy thì đỡ mất giầy.
    Tiếng Như bật cười “kha kha kha” thật thoải mái …
    - Thưa thầy, khi nào thầy cho phép con đến chùa gặp thầy?
    - Hôm nay tôi không có nhiều việc. Cô có thể đến hôm nay.
    - Vậy con xin phép thầy khoảng … 2 giờ được không thầy? Ông xã con chở con đi.
    - Dạ được. Gặp cô lúc 2 giờ.
    - Cám ơn thầy. Con chào thầy.
    - Không có chi. Chào cô Như.
    Tôi quay lại với công việc thường nhật. Ý nghĩ: “Sắp gặp một người điên làm cho mọi người chạy mất dép” khiến tôi lại bật cười …

    Chưa 2 giờ thì Thanh Như đã đến. Nhìn ra sân, tôi thấy dáng Như nhỏ thó đi bên cạnh người chồng với vóc dáng cao, gầy, màu da trắng, ửng đỏ vì nắng. Tôi đi ra mở cửa và đứng chờ họ. Hai người cúi đầu chào tôi. Tôi cúi đầu chào:
    - Xin mời anh chị vào. Tìm đường đi có khó lắm không anh?
    - Dạ không thưa thầy.
    Chồng của Như đáp lời tôi. Tôi đưa tay bảo Như đến thắp nhang lạy Phật.

    Trong khi chờ đợi, tôi vào bếp, mở tủ lạnh, lấy ra vài chai nước mát. Với tay lấy thêm vài chai nước trên kệ, tôi mang tất cả đặt lên bàn. Hai vợ chồng Như đã lạy Phật xong, đang đứng ngắm những bức tượng tôi đặt trên kệ trang trí. Tôi lên tiếng:
    - Xin mời anh chị vào đây. Trời nóng cho nên tôi không pha trà. Anh chị dùng nước mát nhé!
    - Dạ cám ơn thầy. Thầy cho chúng con được tự nhiên. Con tên là Thanh Như, thầy biết rồi đó. Ông xã con tên là Quang. Con nói thiệt, ổng chở con tới đây thôi, chứ ổng không thích nghe mấy cái chuyện điên điên, ma với quỷ của con đâu. Con xin lỗi thầy cho ổng đi ra ngoài sân đi. Có ổng ngồi đây, con cũng không có hứng để mà thưa chuyện với thầy …
    Tôi nhìn Quang. Anh cười cười, hai vành tai đỏ ửng, nhưng nét mặt đồng tình với lời nói của vợ. Tôi cười:
    - Anh Quang tự nhiên. Trong kia có phòng trống, anh vào nghỉ cho mát. Trời này mà ra sân thì nóng đó!
    - Dạ không sao thầy. Ngoài sân có gió, với lại chùa có cây to cũng mát lắm thầy. Tôi ra ngoài lái xe đi vòng vòng, khi nào xong, thì Như gọi điện thoại, tôi quay lại đón. Chuyện của bả tới mấy chục năm … tôi ngán rồi thầy!

    Tôi gật đầu cảm thông. Như đưa chồng ra đến cửa rồi quay trở vào. Ngồi xuống ghế, cách chiều ngang cái bàn, đối diện với tôi, Như bắt đầu tâm sự:
    - Thầy vừa thấy đó! Chồng ngoảnh mặt, con ngoảnh mặt, em ruột mấy đứa đều ngoảnh mặt, còn nói gì đến bè bạn…
    Như thốt lên lời than thở, nhưng nét mặt đong đầy sự chịu đựng hơn là trách oán …
    - Thầy nhìn thấy con nhỏ người, tóc còn đen đen, vậy chớ con 58 tuổi rồi đó! Ngày trước con mập mạp, tròn núc, bây giờ con teo nhẻo, teo nheo như thế này đây. Con bắt đầu thấy ma, thấy quỷ từ lúc con 22, 23 tuổi. Lúc con lấy anh Quang thì con 25. Con cũng nói cho ảnh biết là con thường thấy ma, thấy quỷ xung quanh con. Ảnh nói tại con tưởng tượng thôi, lấy nhau rồi, có vợ, có chồng hai người rồi, thì con sẽ hết tưởng tượng … Nào ngờ, càng lúc con càng thấy nhiều hơn. Ngủ cũng thấy, thức cũng thấy, đi cũng thấy, ngồi cũng thấy. Mở mắt thì thấy theo mở mắt. Nhắm tít mắt lại, để đừng nhìn, thì đừng thấy. Mà nhắm tít mắt thì cũng thấy luôn … Tụi nó hành con thức trắng đêm, hai con mắt trắng dã như quỷ luôn!
    Tôi mỉm cười với câu nói ví mình như quỷ của Như:
    - Cô Như diễn tả cho tôi những hình ảnh ma quỷ, mà cô Như nhìn thấy đó, là như thế nào?
    - Trời ơi, con nói không có sai nghe thầy. Cái đầu nào, cái đầu nấy nó to bằng cái nia. Con nào có mắt thì hai con mắt nó lồi ra như hai con ốc sên to tổ bố. Con nào không có mắt thì trẹt lét hai hố mắt, đưa chần dần cái lỗ mũi quằm quặp, miệng môi đỏ chót …
    - Cô nhìn thấy bất cứ lúc nào là sao? Cô nhìn thấy như là cô đang nhìn thấy tôi, hay cô nhìn thấy như là cô nhớ lại, thấy lại một hình ảnh trong ký ức, theo trí nhớ?
    - Không. Con thấy “nó” ngờ ngờ như con nhìn thầy bây giờ nè!
    Như đưa hai ngón tay lên mắt, ra dấu cô nhìn thấy ma quỷ bằng hai con mắt nhìn của cô, không phải cô thấy trong hồi tưởng. Tôi gật đầu:
    - Tôi hiểu. Vậy cô có hồ sơ bệnh lý trong bịnh viện tâm thần rồi phải không?
    - Dạ có. Con hết tiền, hết bạc cho mấy con ma, con quỷ này rồi. Bác sĩ nói con bị stress, bị trầm cảm, cho con thuốc an thần, uống vô cho dễ ngủ. Con uống thuốc ngủ, mà có ngủ được gì đâu. Sáng dậy phải đi “dũa”, ngồi làm móng tay, móng chân cho khách, mà con ngầy ngật, nhức đầu muốn chết. Con im lặng chịu cơn đau, thì mấy con nhỏ em con nói là con quạu quọ, không biết chìu khách, làm mất khách của nó, nhắm làm được thì làm, không được thì biến, đừng ra tiệm trù tụi nó. Thầy coi, tụi nó là em ruột của con đó thầy! Không một ai tin rằng con thấy ma, thấy quỷ!

    Tôi im lặng. Như kế chuyện một cách điềm tĩnh, không khóc. Có lẻ nước mắt đổ ra 30 năm để mong tìm sự đồng cảm, giờ đã cạn. Như xoay xoay ly nước trong tay, không biết rằng tôi đang tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Ai đang xoay cuộc đời của cô?”
    - Con tự tử một lần rồi mà không chết đó thầy!
    Như cất tiếng, giọng nói của cô ráo hoảnh như kể lại một câu chuyện cười:
    - Hết tiền, hết bạc, ra vô nhà thương hoài, tụi bảo hiểm không chi tiền cho cái bịnh điên của con nữa. Nói là vợ chồng, chứ tụi con mỗi đứa một phòng gần 20 năm nay rồi. Con thức trắng đêm hét toáng, chồng nào mà chịu cho nổi. Có một đứa con gái với hai đứa cháu ngoại cũng bỏ ra ở riêng. Nó nói: “Má khùng, ma gì mà ma, quỷ gì mà quỷ. Thời đại bây giờ mà má cứ nay ma, mai quỷ. Má theo ông, theo bà rồi thờ thờ, cúng cúng, lạy lạy riết rồi điên. Ở gần má có ngày con điên luôn, bỏ mấy đứa nhỏ … ai nuôi?”
    - Ý con gái cô là sao? Cô ấy nói cô thờ cúng gì?
    - Con thờ Phật đàng hoàng, có Quan Âm nữa chứ, tụng kinh, niệm Phật, gỏ mõ đàng hoàng mà nó nói vậy đó chứ!
    - À, ra là vậy.
    - Cha con nó không tin Phật, tin Trời gì hết. Ổng chịu con hết nổi, nên ổng uống rượu cho đỡ buồn, chứ ổng không có cờ bạc hay trai gái gì hết. Con muốn ly dị để vào chùa tu mà ổng không chịu. Ổng nói cha mẹ ổng mất hết rồi. Con bỏ ổng thì ổng sống với ai …
    Như lắc đầu với vẻ ngao ngán. Không biết cô ngao ngán chuyện gì, chuyện ly dị, chuyện xuất gia, hay chuyện người chồng - vì bản thân mình - mà không cho cô một lối thoát. Tôi nhắc:
    - Cô Như kể tiếp cái lần tự tử đi.
    - Dạ. Đêm hôm đó, con gom hết hai, ba lọ thuốc, toàn là thuốc của bác sĩ cho; năm, sáu chục viên, hay là cả trăm viên chứ không ít. Con chia ra mấy lần, uống hết luôn, rồi lên giường nằm. Mơ mơ màng màng, con thấy có một người đàn ông cao to, đến nắm hai chân, trút ngược đầu con xuống, con cảm thấy tối tăm mày mặt, rồi mê đi không biết gì nữa. Đến khi con tỉnh dậy, thì biết mình còn sống. Con than: “Trời ơi, sống thì sống cũng không xong, chết mà chết cũng không được nữa sao trời!"
    Tôi lắc đầu:
    - Có người phá cô mà cũng có người cứu cô. Cô không bị tâm thần đâu!
    - Thầy tin con hả thầy? Thầy tin là con thấy ma, thấy quỷ thiệt hả thầy?
    - Tôi tin.
    - Mô Phật. Con đâu có tưởng tượng phải không thầy? Con đâu có điên phải không thầy?
    Tôi đáp với nụ cười:
    - Cô không có tưởng tượng. Cô không có điên. Chỉ có tôi nghe cô kể chuyện mà muốn “điên” rồi đây! Tôi nói vui thôi nhé, cho cô bớt căng thẳng vậy mà!
    Như cười lớn:
    - Dạ, con biết. Mà thưa thầy, tại sao con cả đời không biết dối trá, lường gạt, giết hại, đánh đập một ai, mà ma quỷ theo con như vầy hả thầy? Con chó, con mèo, con gì … con cũng không có đánh đập, đuổi xua. Con kể thầy nghe một câu chuyện mắc cười lắm. Hồi con khoảng 18 tuổi, má con cho theo má ra chợ, ngồi sập bán vải với quần áo may sẵn. Con không có tính nói dối. Lần đó, có ông khách tới mua đồ. Ổng muốn mua một cái quần tây. Giá bán có ghi sẵn, may dính trên cái túi quần. Một xấp quần may bằng vải nội. Một xấp thì may bằng vải ngoại, nhưng giá thì bằng nhau. Thầy biết đó, vải nội thì làm sao mà bán với giá bằng vải ngoại! Bán một cái quần vải nội lời nhiều lắm! Con chỉ cho ổng xem cái quần vải ngoại. Xem xong ổng không muốn lấy, ổng chỉ cái quần vải nội, rồi ổng muốn mua cái đó. Con cứ đập đập bàn tay lên cái chồng quần vải ngoại mà nói: “Chú mua cái này đi, cái này tốt hơn cái kia”. Ổng nói: “Tui thấy hai cái giống nhau mà cô?”, “Dạ, nhưng mà cái này … tốt hơn cái kia”. Con cứ “tốt hơn, tốt hơn” mà không nói được tại sao tốt hơn! Ông khách phì cười: “Vậy tôi mua luôn hai cái”. Từ đó con trốn ở nhà luôn, không dám ra bán hàng nữa. Má con la quá trời. Hi hi, hi hi.

    Để Như tự nhiên ngồi “hi hi” với kỷ niệm tuổi 18, tôi đi ra thắp nhang nơi bàn thờ Đức Phật. Ngọn lửa từ chiếc hộp quẹt xẹt nhẹ lên ngón tay, cho tôi một chút bỏng rát. Tôi nghĩ: “Một chút xíu hơi lửa cũng là nóng. Một giọt nước cũng là mát. Sống sao cho mát hết thế gian này!". Tôi thành kính dâng lời cầu nguyện …
    Trở lại nơi bàn, tôi nói:
    - Câu chuyện hôm nay là vừa đủ. Tôi cần phải đến tận nhà của cô, rồi sẽ nói cho cô biết phải làm sao nhé!
    - Dạ, tốt cho con quá! Con mời thầy thứ hai này được không ạ, con kêu anh Quang đến đón thầy?
    - Được. Thứ hai, 10 giờ sáng. Viết cho tôi địa chỉ đi, tôi tự đến. Đường xa, anh Quang đón đưa phải mất bốn bận chạy đi, chạy về. Tôi đi một mình được rồi.
    - Dạ.
    Như trả lời, viết cho tôi địa chỉ để trên bàn, rồi gọi điện thoại nói chuyện với Quang.

    Khi tiễn vợ chồng Quang - Như ra về, tôi nhận thấy sự cảm kích trong ánh mắt của anh Quang nhìn tôi. Tôi mỉm cười như muốn nói: “Anh yên tâm!" …
    Last edited by CUUBAOLONG; 08-03-2012 at 10:35 PM..
    CUUBAOLONG is offline Report Post Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này





    Sáng thứ hai.

    Tôi thức dậy muộn hơn thường lệ. Tiếng “quác quác” của bầy quạ rủ nhau đi ăn sáng, lấn át tiếng líu lo của bầy se sẻ. Tôi mỉm cười, bước đến bên khung cửa sổ. Trên tấm xi măng đậy cái hố cạn, gần bên cây cổ thụ, mấy anh quạ đang hùng dũng lấn sân, “cắm dùi”, dành chổ cho mấy cô nàng đủng đỉnh mổ cơm. Bầy chim sẻ thì lăng xăng nhảy nhót, ráng chen cho được cái thân tròn núc vào bên chân bầy quạ. Hể bé nào mà chộp được mẩu bánh mì, liền lập tức rời “thực trường”, vỗ cánh, đậu lên bờ hàng rào, “một mình một cỗ thảnh thơi ngồi”. Mấy chú bồ câu chẳng chịu thua, cũng “gu gu, gù gù” hối nhau đi ăn cho sớm, kẻo mất mặt “rùa bò” với những cô nàng thanh mảnh, không rỏ thuộc tộc họ oanh yến nào, mà khoe những chiếc áo lông xanh, vàng, trắng, điểm bông đỏ thắm.

    Tôi đến nhà Thanh Như cũng vừa giờ hẹn. Đứng nhìn mặt tiền ngôi nhà với hàng cây kiểng chắn một bên phải, làm thành hàng rào cao ngang đầu, dọc theo lối xi măng đi vào cửa chính, cho tôi cảm giác đi vào một nơi bị giam hãm. Trời nắng, nhưng khoảng trời thấp - ngay trên mái nhà - không sáng. Một vùng ánh sáng trắng trắng, pha màu xanh xám, nhấp nháy như màn khí, phủ xuống mái nhà. Tôi cảm nhận ngôi nhà như lọt vào “thiên la địa võng”. Tôi thầm nói: “Xin kính chào. Tôi là … Tôi đến đây với thiện tâm, thiện ý, giúp cho gia chủ là cô Thanh Như. Tôi hoàn toàn không có tác ý chống đối chư vị. Tôi chỉ mong tìm hiểu sự tình thôi. Mong chư vị hoan hỷ.”

    Thanh Như mở cửa, bước ra sân đón tôi, nét mặt tươi vui:
    - Con chào thầy. Con mời thầy vô nhà. Thầy đi đường xa vất vả, con ngại quá!
    - Đi có công có việc mà, cô đừng ngại.
    - Dạ, con cám ơn thầy nhiều lắm! Con mời thầy vào nhà.
    Cô bước tới, mở cửa và đứng ngoài, chờ tôi đi vào trước. Như bước vào, khép nhẹ cánh cửa:
    - Con mời thầy vào phòng khách dùng nước.
    - Phòng thờ đây phải không cô?
    Tôi hỏi và bước đến trước cửa căn phòng bên tay trái.
    - Dạ phải thưa thầy.
    - Tôi muốn vào thắp nhang lễ Phật trước đã cô Như.
    - Dạ, con mời thầy. Để con thắp nhang …
    - Thôi khỏi. Tôi tự làm. Cô cho tôi tự nhiên.
    - Dạ, con mời thầy.
    Tôi vào đứng trước bàn thờ Tam Thánh. Bàn thờ Phật hướng ra ngoài mặt đường, không bị ngăn che bởi gian phòng nào khác. Cửa sổ hướng vô bàn Phật, đủ làm cho căn phòng sáng lên trong ánh sáng ban ngày, không cần mở thêm đèn. Tôi thắp 3 cây nhang, cắm vào bát nhang trên bàn thờ. Tôi quỳ xuống, đảnh lễ Tây Phương Tam Thánh.

    Tôi đi ra. Bên tay trái là lối đi vào phòng sinh hoạt chung của gia đình. Trước mặt tôi là phòng khách, chiếc bàn dài được trang trí khá lịch sự, xung quanh có sáu cái ghế. Một cửa nhỏ, nơi vách tường, bên trái chiếc bàn, thông qua nhà bếp. Tôi nhìn thấy anh Quang và Như đang chuẩn bị nước uống ở trong nhà bếp. Tôi rẻ trái, đi vô phòng sinh hoạt, không làm phiền những “vị khách” đang trò chuyện nơi phòng … khách!

    - Chào thầy!
    Anh Quang lên tiếng chào tôi từ nhà bếp:
    - Mời thầy ngồi. Tụi em mang nước lên ngay. Em với bà xã làm cơm canh đạm bạc, mời thầy dùng bữa trưa với vợ chồng em. Mong thầy nhận lời.
    - Dạ được anh Quang. Anh chị đã chuẩn bị rồi, tôi không ăn thì dư ra. Làm việc xong, chúng ta cùng nhau dùng cơm luôn nhé!
    - Tốt quá thầy!
    Vợ chồng anh cùng cười. Tôi ngồi xuống chiếc ghế sofa. Như bưng lên một mâm nước. Đưa cho tôi một tách trà, ngồi vào chiếc ghế sofa dài bên cạnh, Như nói như rên rỉ:
    - Thiệt là con chịu hết nổi. Cả đêm tụi nó hành con đủ trò. Con nhắm mắt, nó lấy đèn pin rọi vô mắt con. Con trùm cái mền lên đầu, tụi nó xúm lại kéo ra. Con giành lại, kéo tới, kéo lui với tụi nó. Ghét quá, con không thèm giành nữa, “cho tụi bây luôn, tao xài cái gối”. Con úp gối lên mặt, không biết đứa nào nhào vô, giựt luôn cái gối của con quăng xuống đất. Tức quá con ngồi dậy: “Tui nói rồi nghe, tui phải ngủ, ngày mai tui còn phải đi làm. Mấy người quậy phá không cho tui ngủ, nhưng mà mấy người đâu có phải đi làm kiếm tiền cực khổ như tui đâu. Không có tiền làm sao mà sống hả? Mấy con nhỏ em tui ở trong tiệm kìa, tụi nó chửi tui từ trên đầu chửi xuống kìa, mấy người có biết không hả? Phá gì mà phá như … quỷ”. Hì hì, tụi nó là quỷ rồi mà còn “như quỷ” cái gì nữa… Con tức quá, mà hồi đó giờ con không có biết chửi lộn, cho nên con chửi tụi nó là “quỷ”, hì hì…
    Như cười hì hì cho “thành tích chửi quỷ” của cô. Tôi cũng bật cười, lắc đầu:
    - Hết biết cô luôn. Rồi sao nữa. Cuối cùng phe nào thắng?
    - Con thắng…
    Như hất mặt với vẻ hài hước:
    - Con bài hãi cho một hơi, mà không biết sao tụi nó ngưng lại, không nhảy nhót lung tung nữa. Rồi có một đứa khoát tay: “Đi bây!". Cả đám tụi nó rút vô tường mất tiêu. Con nằm xuống, ngủ đâu được 3, 4 tiếng đồng hồ, thì trời sáng.
    - Rút vô tường? Như thấy họ rút vô tường à?
    - Trời đất ơi! Tụi nó từ trong tường chui ra không đó thầy! Xe tăng, thiết giáp gì cũng ầm ầm từ trong tường mà chạy ra. Súng dài, súng ngắn, lựu đạn gì cũng có. Bữa thì tụi nó dàn trận, bữa thì tụi nó chia phe đánh xáp lá cà. Ì xèo cả đêm. Chơi cho đã thì rút vô tường. Con chỉ có ngồi chịu trận thôi. Đó, ông xã con chịu hết nổi, là tại đêm nào con cũng la hét: “Đó đó, tụi nó đó đó”, mà ổng có thấy gì đâu? Hồi xưa, lúc con mới bắt đầu thấy ma, thấy quỷ, chỉ có một con thôi là con đã điếng hồn, la muốn tắt thở. Con cứ tay chỉ vào vách tường, miệng la: “Đó, đó …”, mà có ai thấy đâu? Đêm lại, là cả nhà chỉ nghe tiếng con hét, rồi bỏ chạy ra khỏi phòng. Mới đầu còn có người chạy theo hỏi thăm, giựt gió, xức dầu cho con, tại vì con cứ xỉu lên, xỉu xuống, riết rồi họ nói con giả bộ, tưởng tượng. Con có la làng, có té xỉu, cũng mạnh ai nấy ngủ. Con xỉu thì “kệ mày, cho mày nằm một đống đó đi”, tỉnh rồi, con lại la hét, chạy ra, chạy vô giữa cái nhà trên với cái phòng ngủ. Con chạy đi đâu tụi nó cũng đi theo, nhảy nhót trên vách tường…
    - Lúc đó Như có đi tìm bác sĩ tâm thần không?
    - Dạ có. Bác sĩ nói tại con yếu sức, lại hay suy nghĩ nên khó ngủ, khó ngủ thì hay nằm tưởng tượng chuyện này, chuyện kia mà ra thôi, nên cho con thuốc ngủ. Nghe mấy ổng nói cũng có lý, “uống thì uống xem sao”. Nhưng rồi thuốc ngủ chỉ “ép phê” cho con chừng một tuần. Sau đó, con uống thì cứ uống, “mày thức thì mày cứ thức”.
    Anh Quang bước đến chào tôi và xin phép được góp chuyện. Ngồi vào chiếc ghế, chếch bên tay phải của Như, anh nói:
    - Dạ, cho em ngồi nghe thầy nói. Thầy thấy bà xã em có cơ hội nào không thầy? Mấy chục năm rồi đó thầy. Bả bị vầy từ lúc còn con gái. Nói là gia đình ba má, em út không thương, không lo cho bả, thì cũng không đúng. Nhưng … bả thì cứ “ơi ới”, tay chỉ ma, miệng kêu quỷ, mà có ai nhìn thấy ma quỷ nào đâu? Giúp gì được cho bả bây giờ? Em thì chỉ nghĩ là bà xã em bị tâm thần thôi, chứ ma quỷ gì đâu. Thầy thấy sao thầy?
    Tôi mỉm cười. Thế giới vô hình! Mang “ai” ra làm bằng chứng được đây? Tôi trả lời thẳng:
    - Ma quỷ có đó anh Quang. Nhưng mà như vầy, hai chữ “ma, quỷ” là do dân gian nói về những người khuất mày, khuất mặt. Thật ra, chung quanh con người chúng ta, những người “khuất mày, khuất mặt” đó là những chúng sanh vô hình, họ ở trong các cảnh giới trên con người và dưới con người. Anh Quang có nghe dân gian người ta nói có Ngọc Hoàng thượng đế không? Con người mình hay kêu “Trời ơi” không?
    - Dạ có.
    - Dạ, ở trên con người có đến mấy chục cảnh trời. Nói đơn giản cho anh Quang nghe thôi. Có ba cõi gọi là Dục Giới, Sắc Giới, và Vô Sắc Giới. Kinh Phật thì nói chúng sanh luân hồi trong ba cõi, sáu đường. Ba cõi là ba cõi này đây. Cõi Sắc Giới và Vô Sắc Giới thì toàn là trời, ở tuốt luốt trên cao, chúng ta không nói tới nghe. Còn cõi Dục Giới thì có 6 đường là đường trời, đường Người, đường Atula, đường Súc Sanh, đường Ngạ Quỷ, đường Địa Ngục. Trời Dục Giới có 6 cảnh. Ngọc Hoàng thượng đế ở trong cõi Trời Dục Giới này đây. Như vậy, anh Quang xem, trên con người thì có Trời, chúng ta là Người - ở nhân gian này đây, dưới chúng ta thì có Atula - hay gọi là "Ma" đi, rồi đến Súc Sanh như con chó, con mèo, rồi mới tới Ngạ Quỷ- "Quỷ" là đây đây, rồi Địa Ngục. Thế thì, chỉ có loài người chúng ta và loài vật là thuộc những chúng sanh hữu hình, chung quanh chúng ta có đến 4 hàng chúng sanh vô hình. Tuy là vô hình, nhưng họ có xác thân, trong kinh gọi là “thân tứ đại”. Thân tứ đại của Trời thì mắt người không nhìn thấy được. Atula cũng có thân tứ đại. Ngạ quỷ thì hình hài kỳ dị, hầu như họ không được phép hiện hình trước mặt con người, vì có thể làm cho người sợ đứng tim mà chết. Chúng sanh dưới Địa Ngục ít có lên được tới nhân gian, vì bị canh giữ. Họ mà có thoát được, thì cũng phải trốn chui, trốn nhủi, không dám nghênh ngang đâu, vì sợ bị bắt trở lại. Cho nên, Trời thì ít khi xuống gần con người, Địa Ngục xem như lên không được. Sống gần con người là Atula và Ngạ Quỷ, tức là "Ma Quỷ" đó anh Quang.
    Anh Quang ngồi nghe chăm chú. Không hiểu anh có chấp nhận “ma quỷ” hay chưa, mà anh chỉ thở dài. Tôi nói:
    - Nếu như bây giờ tôi chỉ nơi mà họ trú ngụ quanh đây cho anh chị biết, anh chị có sợ không?
    - Con thì không sợ rồi, còn anh thì sao Quang?
    - Em không sợ đâu. Em cũng muốn biết là vợ em có thấy ma quỷ thiệt không. Thầy nói có ma quỷ thì đâu phải là bả la hoảng?
    - Được rồi. Tôi chỉ chổ họ ở cho anh chị biết. Họ thường tụ tập ở hai nơi. Thứ nhất, trong căn phòng kế bên phòng thờ. Thứ hai, ngoài sân sau nhà bếp.
    - Thầy ơi thầy, cái phòng kế bên phòng thờ là phòng của em đó thầy.
    Như rền rỉ:
    - Đêm nào tụi nó cũng ra phá. Em phải chạy qua bàn thờ Phật gỏ mõ, tụng kinh. Êm êm rồi thì em ra nằm ngủ trên cái ghế này đây. Còn ở sân sau thì thỉnh thoảng, như là có luồng gió mạnh thổi cái ào, rung rinh cái cửa.
    Tôi mỉm cười, đứng lên:
    - Rồi, bây giờ anh chị theo tôi. Tôi chỉ cho anh chị tự kinh nghiệm vài nơi nữa. Bắt đầu từ cửa nhà bếp nhé!
    Tôi đi xuống nhà bếp, đứng ngay cánh cửa nhìn ra sân sau. Cánh cửa bằng gổ đã mở ra, gài vào vách tường, còn lại cánh cửa nữa phần trên bằng lưới. Nhìn qua tay phải, tôi biết “họ” đến từ hướng Tây, đi vào nhà bằng lối cửa này. Tôi cảm thấy chân trái lạnh. Lạnh từ đầu gối trở xuống. Tôi mỉm cười nói thầm: “Yên tâm đi, tôi không có làm hại ai đâu". Tôi bước qua một bên:
    - Anh chị tới đây đứng đi. Chú ý cảm nhận nơi chân nghe, xem có cảm giác gì không?
    Như bước đến trước với vẻ mặt e dè, chăm chú:
    - Dạ có, lạnh lạnh thầy à! Anh Quang, chổ này lạnh ghê anh Quang! Anh vô đây!
    Như nhích người qua, ngoắc chồng bước tới. Anh Quang đến, đứng bên trái của Như, gật gật đầu:
    - Lạnh. Nó lạnh cái ống quyển.
    - Đúng rồi đó anh chị. Đi theo tôi.
    Tôi bước đến bên cái tủ lạnh, kê gần cửa bước lên phòng khách:
    - Anh chị lại đây. Cảm nhận chổ này đi.
    Để hai người đứng bên cái tủ lạnh, tôi vào phòng khách, đi một vòng, rồi dừng chân kế bên cái tủ đựng ly chén kiểu và đồ vật trang trí. Hơi lạnh toát ra từ trong chiếc tủ phà vào người tôi. Tôi mỉm cười, nói thầm: “Xin chào, hoan hỷ cho tôi chỉ cho chủ nhà kinh nghiệm chuyện phi nhân một chút nhé. Con người không chịu tin có sự hiện diện của chúng sanh vô hình. “Mở mắt” cho họ một chút nhé!". Tôi gọi:
    - Anh chị lên đây đi. Sao, cảm nhận gì không?
    - Thầy ơi sao mà nó lạnh kỳ, mới đầu thấy lạnh, từ từ nó lạnh hơn, như là có hơi máy lạnh vậy, mà đâu có máy lạnh chổ này đâu?
    Như nói và cúi đầu tìm … cái máy lạnh! Anh Quang im lặng gật đầu. Bỗng … “Kịt Kịt”. Hai tiếng động mạnh từ cánh cửa sau. Tôi bước nhanh đến cửa. Ngoài trời không có gió! Vẻ mặt của anh Quang căng thẳng. Tôi mỉm cười:
    - Không có sao đâu anh, tôi “mở ra” được sẽ “đóng lại” được, anh yên tâm! Nếu chỉ nói ra những điều này cho anh chị nghe, như một chuyện lạ, rồi không làm gì được, tôi sẽ không nói ra đâu! Nói như vậy vô ích và càng làm cho gia chủ sợ hãi thêm thôi! Tiếp tục, còn một chổ nữa trên phòng khách. Anh chị cảm nhận đi, rồi tôi sẽ nói cho anh chị nghe, chúng ta cần phải làm những gì.
    Tôi đi trở lên phòng khách. Như hăng hái bước theo ngay, còn chân anh Quang thì hơi … chầm chậm. Thông cảm cho tâm trạng của anh, cho nên tôi luôn giữ nụ cười trên môi …
    - Anh chị đứng trước tủ này nhé! Tôi vào phòng thờ Phật.
    Tôi chỉ chổ cho Quang - Như xong, theo lối cửa trên, tôi đi vào phòng thờ Phật.

    Thắp 5 cây nhang, tôi quỳ xuống cầu nguyện:
    - “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Hôm nay con đến nhà của gia chủ là Như và Quang. Con biết được Như đang bị đoanh vây bởi một thế lực vô hình rất lớn, thuộc cảnh giới cao. Con không dám nói thế lực này là hung dữ, con cũng không dám nói thế lực này là tà kiến hay bất thiện. Trong kinh Phật có dạy: có những hàng chúng sanh không tin tưởng vào Đức Thế Tôn, không tin tưởng vào lời dạy của Đức Thế Tôn. Dạ đúng, thế lực này là chư vị không tin tưởng vào Đức Thế Tôn và lời dạy của Ngài. Con chưa tìm ra nguyên nhân nào, mà cô Như lại gặp chuyện này. Tuy nhiên, con nhận biết được rằng, lại có một thế lực vô hình cũng lớn, cũng thuộc cảnh giới cao, đang hộ trì cho Như. Con cũng chưa biết vì sao chư vị lại hộ trì cho Như, mà không dàn xếp, không chấm dứt chuyện này. Con xin phép chư Phật, chư Bồ Tát, cùng với Chư Thiên cho con được giúp cho Như. Cho dù có là vì nguyên nhân nào đi nữa, thì Như cũng đã đau khổ suốt 30 năm rồi, cũng gần tuyệt mạng rồi! Cho dù có là oan trái, oán thù truyền kiếp gì đi nữa, mà cứ vay trả, trả vay như thế này… bao giờ chấm dứt! Con không có gì, chỉ có tâm thôi. Xin cho con đi tìm nguyên nhân, mong hòa giải khổ nạn này cho tất cả chúng sanh. Như được bình yên. Chư vị đang gây khó cho Như cũng được bình yên”.
    Tôi đứng lên, đi ra cửa trước của nhà, cắm nhang xuống đất bên tay phải: Cầu hòa với tất cả chúng sanh! Tôi trở vào phòng thờ, quỳ đảnh lễ Tam Thánh. Tôi cảm giác ngoài cửa sổ, đàng sau lưng tôi, rất đông chúng sanh đang rì rầm …

    Trở lại phòng sinh hoạt, tôi ngồi xuống ghế sofa nhắm mắt. Trí lướt nhanh qua một số hình ảnh, có đánh nhau, có người gục xuống, có tiếng thét, có tiếng gào … Mở mắt ra, tôi gọi:
    - Cô Như ơi!
    - Dạ con đây.
    Như từ dưới bếp đi lên, tay bưng ly nước:
    - Dạ, con mời thầy dùng nước cam. Anh Quang chắc bị sock nên xin phép vô phòng rồi thầy.
    Như ngồi xuống ghế bên tay trái của tôi, mặt hướng về vách tường, có Ti-Vi đặt sát vào đó. Cô nói:
    - Thầy, hồi mà thầy đang quỳ cầu nguyện đó, con đứng sát cửa ra vô. Trời ơi, tụi nó kéo tới nha thầy, đứa này đùn đứa kia ở ngoài cửa sổ, một đám luôn. Thầy ơi, rồi có sao không thầy?
    - Hồi đó giờ Như thường tụng kinh gì?
    - Dạ con tụng đủ thứ. Ai bày kinh gì thì con tụng kinh đó. Kinh (…). Mà con thấy tụng Kinh Sám Hối thì êm nhất. Con tụng kinh Sám Hối thì tụi nó ít phá hơn. Tụng qua kinh khác là không yên với tụi nó. Kinh Sám Hối này là do con nằm mơ thấy đó thầy. Lúc ở nhà này rồi đây, một đêm con nằm mơ, bị tụi ma quỷ lôi kéo con xềnh xệch dưới đất, con niệm Quan Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn, thì con thấy ở trên bầu trời hiện ra mấy hàng chữ, giống như chữ Hán, từng chữ xanh lấp lánh bay xuống, bay xuống, chữ càng bay xuống, thì tụi ma quỷ chạy toáng lên, rồi biến mất… Con tỉnh dậy mà không hiểu đó là kinh gì. Con tiếc hết sức! Cứ thỉnh thoảng con nằm mơ, thì lại thấy con được giải cứu khỏi bọn ma quỷ, cũng bằng những chữ Hán, chữ Tàu, bay bay từ trên trời xuống đó. Cho tới một hôm con đi chùa, có một vị Thầy đưa cho con cuốn kinh, rồi nói: “Con tụng kinh sám hối đi. Nghiệp chướng con nặng nề. Con sám hối cho nhẹ bớt nghiệp”. Cầm cuốn kinh chữ Việt, có mấy cái chữ Hán trên trang bìa thôi, mà con có cảm giác đây là cuốn kinh có những chữ “bay bay” ở trong giấc mơ. Con cám ơn Thầy đó quá xá! Con lạy Thầy lia lịa! Con mang ra tụng sám hối liền tối hôm đó, ở trước bàn Phật, thì con thấy được yên với cái đám kia. Mà thưa thầy, bao nhiêu năm trời, hễ con vô phòng thờ gỏ mõ tụng kinh, thì tụi nó ở ngoài im. Con đi ra là nó phá. Thầy nghĩ coi, hơi đâu mà con tụng suốt đêm cho nổi, vậy mà cũng phải ráng hết sức. Con đuối là vì vậy…
    - Phải nhẫn nại cô Như à! Đây là chuyện lớn. Chúng ta có ba việc cần phải làm. Thứ nhất, hôm nay tôi sẽ tụng Kinh Paritta - An Lành cho gia đình. Thứ hai, tuần sau, tôi trở lại làm Lễ Sám Hối, để cô sám hối với chư phi nhân. Thứ ba, tuần tới, tôi trở lại làm Lễ Cầu Siêu cho chư hương linh nơi này. Về chi tiết và sắm sửa lễ vật, tôi sẽ nói sau. Cô yên tâm. Tôi sẽ hết sức cố gắng. Bây giờ chuẩn bị tụng kinh nhé!
    - Trưa rồi, mời thầy dùng cơm rồi hãy tụng kinh, kẻo đói.
    - Không sao, tôi làm cho xong để chư vị hoan hỷ. Chần chờ không có tốt. Cô lấy cho tôi một ly nước uống và một nhánh bông. Không có bông thì một nhánh lá cũng được.
    - Dạ thầy.
    Tôi đi vào phòng thờ Phật. Tôi quỳ lễ Phật. Như bước vào, lấy một nhánh bông cẩm chướng từ bình hoa trên bàn thờ, đưa hoa và ly nước cho tôi. Tôi nói:
    - Như dâng Phật và chư Bồ Tát 3 cây nhang đi!
    - Dạ.
    Như ra ngồi sau lưng tôi. Đặt nhánh bông vào trong ly nước, cầm ly nước trong hai tay, hướng tâm lên ba ngôi Tam Bảo, tôi thành tâm chú nguyện Paritta …
    Trong khi tôi cầu nguyện, từng luồng khí thổi tới từ phía sau, lúc thì mát lạnh, lúc thì âm ấm, sau cùng chỉ còn là hơi ấm. Xong thời kinh An Lành, tôi đứng lên, bảo Như đưa tôi đi khắp các phòng, vừa rãy nước, tôi vừa tụng bài Kinh Thắng Hạnh. Trở lại trước bàn thờ, tôi đọc kinh hồi hướng.
    Như nói:
    - Lúc thầy đọc kinh người con run, nổi da gà, khoảng 15 phút sau thì hết. Ghê quá thầy!
    - Không có gì đâu. Liên tiếp 7 ngày, bắt đầu từ hôm nay, cô Như tụng kinh Sám Hối mỗi ngày nghe. Cô hướng tâm về những chúng sanh “ma quỷ” đó mà nói lời sám hối: “Trong vòng sanh tử luân hồi, vô tình hay cố ý, tôi cũng đã tạo rất nhiều bất thiện nghiệp, gây oan trái, oán thù với chư vị. Cho tôi xin lỗi. Tôi thành tâm sám hối. Mong chư vị hoan hỷ tha thứ cho tôi. Mong chư vị xả bỏ những lỗi lầm đó cho tôi”. Cô Như lấy đại ý như vậy mà nói xin lỗi với họ. Bây giờ … ăn cơm. Tôi đói rồi!
    - Dạ, con đi dọn cơm liền đây.
    Như bật cười, rồi đi như chạy xuống bếp.

    Về đến Tu Viện thì trời cũng đã xế chiều. Ánh nắng không còn mang hơi nóng, chỉ nhẹ nhàng, phơn phớt ấm trên tay. Đứng giữa sân chùa, tôi chấp tay hồi hướng phước lành đến Chư Thiên. Nhắm mắt, tôi đặt tâm vào từng chữ:
    “ …
    Phước tôi hồi hướng dâng ban
    Chúng sanh hay biết hoàn toàn lãnh thâu
    Bằng ai chưa rỏ lời cầu
    Xin cùng Thiên Chúng đến hầu mách ngay
    Có người làm phước được rày
    Lại đem hồi hướng hiện nay khắp cùng
    Chúng sanh hoan hỷ lãnh chung
    Hưởng được phước quí, ung dung thanh nhàn
    Chúng sanh thế giới các hàng
    Bởi nhờ thọ thực sanh an mạng trường
    Xin thâu phước báu cúng dường
    Hóa thành thực phẩm mùi hương thỏa lòng”

    Ánh nắng cuối cùng trong ngày cũng đã theo mặt trời, chìm khuất sau hàng cây …
    Last edited by CUUBAOLONG; 11-03-2012 at 07:02 AM..






    ...
    Những ngày kế tiếp trong tuần, tình hình nơi nhà Thanh Như có vẻ lắng êm. Chúng sanh vô hình có “ra chơi”, thì cũng không đến nổi nào mà... “đùng đùng, ầm ầm”...thâu đêm suốt sáng. Họ lịch sự “hạ màn” cho người khách bất đắc dĩ của họ ngủ được 5, 6 tiếng, đủ sức cho buổi sáng dậy đi làm, kiếm tiền mua vé, tối về … coi hát tiếp!

    Mỗi tối, đúng 7 giờ, là Như tụng Kinh Sám Hối trước bàn thờ Phật. Cô thành tâm sám hối tội lỗi theo từng câu, từng chữ trong bài kinh. Cô thật sự thành tâm sám hối đến những người đang mang đến cho cô quá nhiều kinh sợ, bất an, đau khổ, mất mát, thị phi, rối ren và nhiệt não,… An trú tâm vào niềm tin Tam Bảo, Thanh Như cảm giác như mình đang dần dần tháo gỡ những vòng dây trói buộc của Thiên Ma. Những hình ảnh kinh dị, cho dù vẫn tuôn ra từ bất cứ bức tường nào xung quanh cô, không còn làm cho cô quá khiếp đảm, quá bực tức, để rồi thốt lên những lời cay đắng... Chúng phi nhân dường như đang lắng nghe lời Chư Phật …

    Sáng Chủ Nhật, Như gọi tôi:
    - Dạ, con chào thầy. Thưa thầy, hôm nay là đủ 7 ngày rồi đó thầy. Hôm bữa, thầy có dặn là ngày mai thầy đến nhà con để làm Lễ Sám Hối. Vậy, thầy cho con biết, con cần chuẩn bị như thế nào, thưa thầy?
    - À, đơn giản thôi cô Như. Cô chuẩn bị hoa, quả trên bàn thờ Phật, 3 cây nhang, 3 đèn cầy. Tôi chỉ cần vậy thôi.
    - Thưa thầy, hoa thì con biết rồi, còn trái cây thì có phải là ngũ quả không, thưa thầy?
    - Tùy hỷ gia chủ thôi cô Như. Một trái cam cũng được. Một mâm thịnh soạn cũng được. Một dĩa ngũ quả cũng được. Điều quan trọng là cô Như dâng hoa, dâng quả cúng dường lên Đức Phật. Không theo hình thức, lễ nghi gì hết!
    - Dạ, con hiểu rồi thầy. Vậy, con sẽ sắm ngũ quả.
    - Dạ được. Ngày mai tôi sẽ đến lúc 3 giờ chiều. Anh chị không cần chuẩn bị cơm chiều nhé, uống nước là được rồi.
    - Dạ, cám ơn thầy. Con chào thầy.
    - Dạ, chào cô Như.

    Trưa Thứ Hai...

    Ngồi lên xe, tôi nói: “Con chào Chư Thiên con đi ra ngoài. Hôm nay, con đi tới nhà cô Thanh Như để làm “sứ giả hòa bình”! Con biết rồi chư vị ơi! Cô ấy phải sám hối với chư phi nhân. Không phải vô duyên, vô nhân mà họ theo phá phách, hành hạ tinh thần và thân xác của cổ suốt 30 năm. Họ phá phách là do thi hành mệnh lệnh đó! Hèn gì mà chư vị đang hộ trì cổ cũng phải thuận theo Quả Nghiệp, chư vị chỉ ngăn cản sự quá trớn của phi nhân mà thôi. Con đến nhà cô Như, rồi con sẽ hướng tâm đến chư vị thủ lãnh ở trển mà năn nỉ. Con xin cho cô Như được sám hối. Con sẽ hết sức cố gắng. Con đi nghe, tối con mới về. Con sẽ đi đường cẩn thận. Chư vị nghĩ ngơi nghe!”. Tôi lái xe rời Tu Viện …

    Vừa dừng xe trước nhà cô Như là tôi nhìn ngay lên khung trời trên mái nhà. Màn khí như trong hơn, màu xám loãng đi, chỉ còn lại màu trắng và những tia sáng xanh xanh, nhạt nhạt phủ xuống mái nhà. Tôi mỉm cười: “Một chút kết quả!". Cho xe vào sát lề đường, tôi bước xuống: “Xin chào. Hôm nay tôi đển để giúp cô Như làm Lễ Sám Hối. Chư vị hoan hỷ nhé!”. Tôi đi đến trước cửa nhà, nhấn chuông.
    - Con chào thầy. Mời thầy vô nhà.
    Như mở cửa, đứng qua một bên:
    - Thầy đi giờ này còn nắng gắt, chói mắt dữ hả thầy?
    - Dạ, cũng hơi gắt, nhưng không sao, tôi có mang kiếng mát.
    Như đóng cửa, đưa tôi vào phòng thờ Phật:
    - Anh Quang có việc phải đi ra ngoài rồi, thưa thầy. Con chuẩn bị hoa, quả, nhang, đèn trên bàn Phật xong hết rồi. Thầy vào xem con đặt có đúng không?
    - Dạ được, để tôi xem.
    Bình hoa và mâm ngũ quả đã được đặt ngay ngắn trên bàn thờ. Ba lọ đèn cầy thơm và ba cây nhang nằm kề bên bát nhang. Tôi sắp 3 lọ đèn cầy nằm ngang phía trước bát nhang. Tôi bảo Như:
    - Cô Như lấy một ly nước uống. Chuẩn bị lễ Sám Hối nhé!
    - Dạ, thưa thầy.
    Tôi thắp 5 cây nhang, đi ra cửa trước, cắm xuống đất bên tay phải: Cầu hòa với tất cả chúng sanh! Trở vô nhà, tôi đi vào phòng khách bên tay phải, đi một vòng xung quanh cái bàn và dừng lại trước tủ thờ. Ấm rồi! Tôi trở lại phòng thờ. Như đã mang ly nước đặt lên bàn thờ, đang đứng chấp tay lễ Phật.

    Thắp đèn cầy, thắp 3 cây nhang cắm vào bát nhang, tôi quỳ xuống đảnh lễ Tây Phương Tam Thánh:

    Xưng Tán:

    Trước Tam Bảo uy linh tối thượng,
    Ðèn, trầm, hương tâm nguyện chí thành,
    Cầu cho pháp giới chúng sanh,
    Khắp cùng ba cõi muôn phần phước duyên,
    Mãi tấn hóa trên đường thiện nghiệp,
    Mãi vun bồi hạnh phúc vô dư,
    Liên hoa nở khắp biển từ,
    Trần sa vô nhiễm, huyễn hư đoạn lìa.

    Kỳ Nguyện:

    Hôm nay tại tư gia của thí chủ Lê thị Như, chúng con thành tâm hướng về Tam Bảo, cúi đầu kính lễ Tam Thế Phật Bảo, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Chánh Pháp vi diệu, tôn Thánh hiền Tăng.

    Chúng con kính dâng Hoa, Quả, Hương, Đăng cúng dường lên Đức Thế Tôn. Chúng con thành tâm tụng Kinh Sám Hối. Trước là sám hối Tam Bảo: Những lỗi lầm nào, dù vô tâm hay hữu ý, mà chúng con đã xúc phạm đến Phật, Pháp, Tăng - Tam Bảo, cúi xin Tam Bảo xá các tội lỗi ấy cho chúng con. Sau là sám hối những lỗi lầm nơi thân, khẩu, ý bất thiện mà chúng con, dù vô tâm hay hữu ý, đã tạo tác trong vòng sanh tử luân hồi, chúng con thành tâm sám hối những tội lỗi ấy.

    Do lời thành thật này, cầu xin cho chúng con có trí huệ phân minh chánh tà, không xu hướng theo kẻ dữ, được thân cận các Bậc Trí Tuệ, được suốt thông phận sự của người xuất gia và người tại gia; và tinh cần tu tập, không mê si, phóng dật, dễ duôi. Cầu xin cho chúng con luôn gặp duyên lành để được lắng nghe Phật Pháp, được thực hành theo Pháp Cao Thượng, được thấy các Pháp Diệu Đế và cho được thấu rõ Niết Bàn.

    Do lời thành thật này, cầu xin cho chúng con hóa giải được tất cả nghiệp chướng, oan gia, trái chủ đối với pháp giới chúng sanh.

    Do lời thành thật này, cầu xin cho Lê Thị Như hóa giải được mọi điều oan trái đối với tất cả chúng sanh vô hình. Những lỗi lầm nào, dù vô tình hay hữu ý, mà Lê Thị Như đã tác tạo đối với chư vị, cầu xin chư vị từ bi tha thứ mọi lỗi lầm đó cho Lê Thị Như.

    Do lời thành thật này, cầu xin Chư Thiên và Nhân loại, các bậc Thầy Tổ, Cha Mẹ, Ân Nhân, bản thân chúng con và gia đình, cùng thân bằng quyến thuộc, hằng tăng trưởng Đức Tin nơi Tam Bảo, chuyên tâm Bố Thí - Trì Giới - Tham Thiền, và được sống an vui trong Ân Lành Chư Phật.

    Nguyện dâng phước lành này đến chư Bồ Tát khắp tam thiên, đại thiên thế giới, cầu xin quý Ngài an vui trong pháp hành Ba - La - Mật, hướng đến quả vị Phật Toàn Giác, Độc Giác và Thanh Văn Giác trong ngày vị lai.

    Nguyện dâng phước lành này đến Tứ Đại Thiên Vương hộ trì 4 châu thiên hạ: một là Đức Vua Trì Quốc Thiên - Kuvera, hai là Đức vua Tăng Trưởng Thiên - Dhatarattha, ba là Đức Vua Quảng Mục Thiên -Virùpakkha, bốn là Đức Vua Đa Văn Thiên -Virulhaka, là Chúa cả chư thiên, có đầy đủ sự sang cả, cầu xin các Ngài cho chúng con thấy chắc được sự Thiện lai Thiện báo.

    Nguyện dâng phước lành này đến chư Long Vương, bậc Thiện Thần Hộ Pháp, cùng chư Thiên, Đại Phạm Thiên ngự an khắp cả hoàn cầu.

    Do nhờ oai đức của Tam Thế Tam Bảo - Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai: Sự sống lâu, sắc đẹp, an vui, hoặc sức mạnh; sự thạnh lợi, vinh hiển, phát tài, phát lợi, hoặc sự thạnh lợi phong lưu; sự phước lợi, sự tấn tài, tấn hóa, hoặc sự sang cả, hoặc sự thành tựu trong việc nuôi mạng cho được an vui - Tất cả sự ấy, cầu xin hằng đến cho người.

    Nhờ vẻ Uy Linh của Đức Phật, Uy Linh của Pháp Bảo, Uy Linh của Đức Tăng: Xin những triệu bất hảo, điều bất lợi, tiếng điểu thú không vừa lòng, nghịch cảnh và mộng mị bất mãn của người thảy đều tiêu tan.

    Do nhờ đức của Tam Bảo, Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo: Tất cả tật bịnh, sự lo sợ, sự tai hại, điều mộng mị xấu xa, điều chẳng lành của người, xin được mau tiêu diệt.

    Do nhờ đức của Tám Muôn Bốn Ngàn Pháp Môn - Do nhờ đức của Tam Tạng - Do nhờ đức của Tám Thánh Đạo - Do nhờ đức của Tứ Diệu Đế: Tất cả tật bịnh, sự khổ não, điều oan kết của người, xin được mau tiêu diệt.

    Do nhờ đức của chư Thánh Thinh Văn đệ tử Phật - Do nhờ đức của Tứ Vô Lượng Tâm - Do nhờ đức của Từ Bi: Tất cả tật bịnh, sự uất ức, nghịch cảnh của người, xin được mau tiêu diệt.

    Tụng Kinh:

    DÂNG HOA

    Chúng con xin cúng dường Phật Bảo,
    Bao cành hoa toàn hảo hiến dâng.
    Cầu mong thoát chốn mê trần,
    Niết Bàn chóng đến hầu gần Thế Tôn.
    Hoa này sẽ bất tồn dương cảnh,
    Ủ rủ dần, hình ảnh còn chi.
    Chúng con phải chịu thế ni,
    Tấm thân ngũ uẩn chuyển di bất thường.
    Chúng con xin cúng dường Pháp Bảo,
    Bao cành hoa toàn hảo hiến dâng.
    Cầu mong thoát chốn mê trần,
    Niết Bàn chóng đến hầu gần Thế Tôn.
    Hoa này sẽ bất tồn dương cảnh,
    Ủ rủ dần, hình ảnh còn chi.
    Chúng con phải chịu thế ni,
    Tấm thân ngũ uẩn chuyển di bất thường.
    Chúng con xin cúng dường Tăng Bảo,
    Bao cành hoa toàn hảo hiến dâng.
    Cầu mong thoát chốn mê trần,
    Niết Bàn chóng đến hầu gần Thế Tôn.
    Hoa này sẽ bất tồn dương cảnh,
    Ủ rủ dần, hình ảnh còn chi.
    Chúng con phải chịu thế ni,
    Tấm thân ngũ uẩn chuyển di bất thường.

    TAM QUY

    Ðệ tử qui y Phật,
    Đấng Thiên Nhơn Ðiều Ngự,
    bi trí vẹn toàn.
    Ðệ tử qui y Pháp,
    đạo chuyển mê, khai ngộ,
    ly khổ, đắc lạc.
    Ðệ tử qui y Tăng
    bậc hoằng trì Chánh Pháp,
    vô thượng phước điền.
    Lần thứ hai
    đệ tử qui y Phật, Pháp, Tăng, Tam Bảo.
    Lần thứ ba
    đệ tử qui y Phật, Pháp, Tăng, Tam Bảo.

    THỈNH CHƯ THIÊN

    Ðạo tràng thanh tịnh bồ đề,
    Mười phương Thiên chúng hội về nghe kinh,
    Pháp Mầu diệt tận vô minh,
    Pháp Mầu cứu khổ sinh linh vạn loài.
    Từ Dục Giới, vân đài sáu cõi,
    Ðến thiên cung Sắc Giới hữu hình,
    Duyên xưa đã tạo nghiệp lành,
    Kết thành phúc quả thiện sanh đến giờ,
    Ngự khắp chốn bến bờ, đồng ruộng,
    Hoặc hư không, châu quận, thị phường,
    Non xanh, rừng rậm, đất bằng,
    Hoặc nơi quán cảnh, xóm làng gần xa.
    Xin đồng thỉnh Dạ Xoa chư chúng,
    Càn Thát Bà, Long Chủng nơi nơi,
    Miếu, đền, thành quách lâu đời,
    Sông, hồ, hoang đảo, biển khơi trùng trùng.
    Pháp Vi Diệu nghìn thân nan ngộ.
    Phước Nhân, Thiên muôn thuở khó cầu.
    Ngày tàn, tháng lụn qua mau
    Ðắm say trần cảnh, vùi đầu tử sinh.
    Ðây là giờ chuyển kinh Vô Thượng,
    Ðây là giờ đọc tụng Pháp Âm,
    Lời Vàng lý nghĩa cao thâm,
    Xin chư hiền giả lắng tâm thọ trì.

    LỄ PHẬT BẢO

    Cúi đầu đảnh lễ Đấng Từ Tôn
    Bậc Chánh Biến Tri đáng cúng dường.
    Con nguyện thân, tâm thường thanh tịnh,
    Làm lành, lánh dữ lợi quần sanh.

    LỄ BÁI PHẬT BẢO

    Cội bồ đề trang nghiêm thiền tịnh,
    Thắng thiên ma, vạn chướng trùng trùng,
    Con xin lạy đấng Ðại Hùng,
    Rọi vô biên trí tận cùng thế gian.

    Từ quá khứ vô vàn Phật hiện,
    Ở tương lai vô lượng Phật thành,
    Hiện tiền Chư Phật độ sanh,
    Con xin kính lễ tâm minh nguyện cầu.

    ÂN ĐỨC PHẬT BẢO

    Hồng danh Phật nhiệm mầu: Ứng Cúng,
    Chánh Biến Tri, Minh Hạnh đủ đầy,
    Đức Ân Thiện Thệ cao dày,
    Bậc Thế Gian Giải chỉ bày chân tâm,
    Vô Thượng Sĩ pháp thân tịnh diệu,
    Bậc Trượng Phu Ðiều Ngự độ sanh,
    Thiên Nhân Sư đấng Cha Lành,
    Phật Ðà Toàn Giác Thế Tôn trong đời.

    QUY Y PHẬT BẢO

    Phật là nơi nương nhờ tối thượng,
    Cho chúng con vô lượng an lành.
    Qui y Phật Bảo từ ân,
    Nguyện lời chân thật tác thành thắng duyên.

    SÁM HỐI PHẬT BẢO

    Gieo năm vóc trọn niềm sám hối
    Những sở hành lầm lỗi vô minh,
    Từ thân, khẩu, ý khởi sanh
    Ngưỡng mong Phật Bảo đức lành từ dung.

    LỄ BÁI PHÁP BẢO

    Bát Thánh Đạo con đường chánh giác,
    Ðưa chúng sanh vượt thoát trầm luân,
    Chân truyền diệu pháp thánh nhân,
    Con xin tịnh ý, nghiêm thân thực hành.

    Từ quá khứ vô vàn Diệu Pháp,
    Ở tương lai vô lượng Pháp Mầu,
    Hiện tiền Phật Pháp thâm sâu,
    Thuyền từ phương tiện bắc cầu độ sanh.

    ÂN ĐỨC PHÁP BẢO

    Pháp vi diệu Cha Lành khéo dạy,
    Lìa danh ngôn, giác ngộ hiện tiền,
    Vượt thời gian chứng vô biên,
    Sát na đại ngộ hoát nhiên liễu tường,
    Ðạo vô thượng đến rồi thấy rõ,
    Hướng thượng tâm thoát ngỏ vọng trần,
    Trí nhân tự ngộ giả, chân,
    Diệu thường tịnh lạc Pháp Ân nhiệm mầu.

    QUY Y PHÁP BẢO

    Pháp là nơi nương nhờ tối thượng,
    Cho chúng con vô lượng an lành.
    Qui y Pháp Bảo chánh chân,
    Nguyện lời chân thật tác thành thắng duyên.

    SÁM HỐI PHÁP BẢO

    Gieo năm vóc trọn niềm sám hối,
    Những sở hành lầm lỗi vô minh,
    Từ thân, khẩu, ý khởi sanh
    Ngưỡng mong Pháp Bảo đức lành từ dung.

    LỄ BÁI TĂNG BẢO

    Hoà hợp chúng Tăng Già thanh tịnh,
    Ðức vô song, Tứ Thánh Sa Môn,
    Thừa hành di giáo Thế Tôn,
    Ðời đời tương tục bốn phương phổ hoằng.

    Từ quá khứ vô vàn Tăng Chúng,
    Ở tương lai vô lượng Thánh Hiền,
    Hiện tiền Tăng Bảo phước điền,
    Con xin kính lễ gieo duyên Niết Bàn.

    ÂN ĐỨC TĂNG BẢO

    Bậc Diệu Hạnh thinh văn Thích Tử,
    Bậc Trực Hạnh pháp lữ thiền gia,
    Bậc Như Lý Hạnh Tăng Già,
    Bậc Chơn Chánh Hạnh dưới toà Thế Tôn,
    Thành đạo quả bốn đôi, tám chúng,
    Ðệ tử Phật ứng cúng tôn nghiêm,
    Cung nghinh kính lễ một niềm,
    Thánh chúng vô thượng phước điền thế gian.

    QUY Y TĂNG BẢO

    Tăng là nơi nương nhờ tối thượng,
    Cho chúng con vô lượng an lành,
    Qui y Tăng Bảo tịnh thanh,
    Nguyện lời chân thật tác thành thắng duyên.

    SÁM HỐI TĂNG BẢO

    Gieo năm vóc trọn niềm sám hối,
    Những sở hành lầm lỗi vô minh,
    Từ thân, khẩu, ý, khởi sanh
    Ngưỡng mong Tăng Bảo đức lành từ dung.

    LỄ BÁI BẢO THÁP, XÁ LỢI, KIM THÂN PHẬT, ĐẠI THỌ BỒ ĐỀ

    Ngàn xưa lưu dấu Cha Lành
    Bảo Tháp, Xá Lợi, Kim Thân Phật Ðà,
    Bồ Đề khắp cõi ta bà,
    Nhất tâm kính lễ, hương hoa cúng dường.

    SÁM HỐI

    Cúi đầu lạy trước Bửu Ðài,
    Con xin sám hối từ rày ăn năn.
    Xưa nay lỡ phạm điều răn
    Do thân, khẩu, ý bị màn vô minh.
    Gây ra nghiệp dữ cho mình,
    Sát sanh, hại vật chẳng tình xót thương.
    Giết ăn hoặc bán không lường
    Vì lòng tham lợi, quên đường thiện nhân.
    Oan oan tương báo cõi trần,
    Trầm luân biển tối chịu phần khổ lao.
    Xét ra nhơn, vật khác nào,
    Hại nhơn, nhơn hại, mắc vào, trả vay.
    Lại thêm trộm sản, cướp tài,
    Công người cực nhọc hằng ngày làm ra.
    Lòng tham tính bảy, lo ba,
    Mưu kia, kế nọ lấy mà nuôi thân,
    Hoặc nuôi quyến thuộc xa gần,
    Làm cho người phải lắm lần than van.
    Tà dâm tội nặng muôn ngàn,
    Liệu toan chước sách làm đàng chẳng ngay.
    Vợ, con người phải lầm tay,
    Thương luân, bại lý phải tai tiếng đời,
    Xấu cha, hổ mẹ nhiều lời,
    Xa lìa chồng vợ, rã rời lứa đôi.
    Vọng ngôn giả dối ngoài môi,
    Chuyện không nói có, có rồi nói không.
    Dụng lời đâm thọc hai lòng
    Phân chia quyến thuộc, vợ, chồng, anh, em.
    Mắng nhiếc, chưởi rủa, pha gièm
    Xóm làng cô bác, chị em không chừa.
    Nói lời vô ích dây dưa.
    Phí giờ quí báu hết trưa đến chiều.
    Uống rượu sanh hại rất nhiều,
    Ham ăn, mê ngủ, nói điều chẳng kiên,
    Say sưa ngã gió, đi xiên,
    Nằm bờ, té bụi như điên khác nào, Loạn tâm, cuồng trí mòn hao,
    Nhiều người vì rượu biết bao hư nhà.
    Xan tham những của người ta,
    Mong sang đoạt được lòng tà mới ưng.
    Nết sân nóng giận không chừng,
    Toan làm hại chúng bâng khuâng trong lòng.
    Si mê tin chạ chẳng phòng,
    Nghe đâu theo đó, không thông chánh tà.
    Chẳng tin Phật Pháp cao xa
    Thậm thâm vi diệu bao la trên đời.
    Nếu con cố ý phạm lời,
    Hoặc là vô ý, lỗi thời điều răn.
    Hoặc xúi kẻ khác bạo tàn,
    Hoặc nghe thấy ác lòng hằng vui theo.
    Phạm nhằm Ngũ Giới, Thập Điều,
    Vì nhân thân, khẩu, ý, nhiều lầm sai.
    Lỗi từ kiếp trước lâu dài,
    Ðến kiếp hiện tại miệt mài lắm phen.
    Hoặc vì Tà Kiến đã quen,
    Khinh khi Tam Bảo lòng bèn chẳng tin,
    Cho rằng người chết hết sinh,
    Phạm vào Đoạn Kiến tội tình nặng thay.
    Hoặc phạm Thường Kiến tội dày,
    Sống sao đến thác, sanh lai như thường.
    Tội nhiều kể cũng không lường,
    Vì con ngu dốt không tường phân minh.
    Dễ duôi Tam Bảo, hại mình,
    Bởi nhân không thấu vô minh nghiệp tà.
    Cho nên Chơn Tánh mới là
    Tối tăm chẳng rõ sai ngoa thuở đầu.
    Hóa nên khờ dại đã lâu,
    Ðể cho hoàn cảnh mặc dầu kéo xoay,
    Khác nào bèo bị gió quay,
    Linh đinh giữa biển, dật dờ bờ sông.
    Xét con tội nặng chập chồng,
    Kiếp xưa cho đến hiện trong kiếp này.
    Con xin sám hối từ đây,
    Nguyện cầu Tam Bảo đức dày độ cho.
    Tội xưa chẳng hạn nhỏ, to,
    Con nguyền dứt cả, chẳng cho thêm vào.
    Tâm lành dốc chí nâng cao,
    Cải tà, qui chánh, chú vào Phật Ngôn,
    Cho con khỏi chốn mê hồn,
    Ðến nơi cõi Phật, Thế Tôn gần kề,
    Thoát vòng khổ não tối mê,
    Hưởng miền Cực Lạc mọi bề thảnh thơi.
    Ngày nay dứt bỏ việc đời,
    Căn lành gieo giống chẳng rời công phu.
    Mặc ai danh lợi bôn xu,
    Con nguyền giữ hạnh người tu thoát trần,
    Trước là độ lấy bổn thân,
    Sau giúp quyến thuộc được phần tiêu diêu.
    Sám hối tội lỗi đủ điều,
    Duyên lành đều cũng ít nhiều kết xây.
    Tôi xin hồi hướng quả này
    Thấu đến quyến thuộc nơi đây cho tường,
    Cùng là thân thích tha phương,
    Hoặc đã quá vãng, hoặc thường hiện nay,
    Chúng sanh ba giới, bốn loài,
    Vô Tưởng, Hữu Tưởng, chẳng nài đâu đâu,
    Nghe lời thành thật thỉnh cầu,
    Xin mau tựu hội, lãnh thâu quả này.
    Bằng ai xa cách chưa hay,
    Cầu xin Thiên chúng mách ngay với cùng,
    Thảy đều thọ lãnh hưởng chung,
    Dứt rồi tội lỗi, thoát vòng nạn tai.
    Nguyện nhiều Tăng chúng đức tài
    Ðạt thành Thánh quả, hoằng khai đạo lành.
    Nguyện cho Phật Pháp thạnh hành,
    Năm ngàn năm chẵn phước lành thế gian.

    Tôi chú nguyện Paritta … …
    Tôi bảo cô Như quỳ lên, lập lại theo tôi, "Sám Hối Thập Ác Nghiệp":

    1- Những tội lỗi nào, dù vô tình hay hữu ý, con đã tước đoạt mạng sống của chúng sanh, nay con thành tâm sám hối.
    2- Những tội lỗi nào, dù vô tình hay hữu ý, do con xan tham, tước đoạt tài sản của chúng sanh, nay con thành tâm sám hối.
    3- Những tội lỗi nào, dù vô tình hay hữu ý, con đã tước đoạt hạnh phúc gia đình của người, con đã sống trong tà dục hạnh, nay con thành tâm sám hối.
    4- Những tội lỗi nào, dù vô tình hay hữu ý, con đã nói dối, cố ý làm cho người tin vào những lời nói sai với sự thật, nay con thành tâm sám hối.
    5- Những tội lỗi nào, dù vô tình hay hữu ý, con đã nói lời chia rẻ, gây bất hòa, gây tranh chấp giữa những người đang sống an vui; làm phân chia, ly tán những người đang sống hòa hợp, nay con thành tâm sám hối.
    6- Những lời nói nào, dù vô tình hay hữu ý, con đã nói thô, nói ác, làm cho người nghe phải sầu muộn, phải đau đớn, khóc than, nay con thành tâm sám hối.
    7- Những lời nói nào, dù vô tình hay hữu ý, con đã nói: không mang lại lợi ích tinh thần, không mang lại cơ hội tu tâm, dưỡng tánh, không mang lại giá trị đạo đức, không mang lại đời sống thuần lương, nay con thành tâm sám hối.
    8- Những tội lỗi nào, dù vô tình hay hữu ý, con đã dùng đến men say, rượu nồng, hơi khói, khiến cho tâm trí mê mờ, thôi thúc dục vọng; không kiểm soát được hành vi thân, khẩu, ý; không giữ được mực thước của một thành viên trong gia đình; không giữ được tư cách đúng đắn của một thành viên trong xã hội, nay con thành tâm sám hối.
    9- Những tội lỗi nào, dù vô tình hay hữu ý, khiến cho tham chế ngự tâm con, nay con thành tâm sám hối.
    10- Những tội lỗi nào, dù vô tình hay hữu ý, khiến cho sân hận chế ngự tâm con, nay con thành tâm sám hối.
    11- Những tội lỗi nào, dù vô tình hay hữu ý, khiến cho si mê chế ngự tâm con, nay con thành tâm sám hối.

    Sau mỗi lời sám hối, cô Như đều cúi lạy.

    Chúng tôi đọc Kinh Hồi Hướng …
    Phòng thờ thật là ấm. Dường như chúng phi nhân đang lắng nghe lời cầu xin…

    Tôi đứng lên, thỉnh ly nước trên bàn thờ, đi ra ngoài sân trước: “Con xin hồi hướng phước lành này đến tất cả chúng sanh đang sống dưới nước, các loài thủy tộc, các hàng Long chủng. Cầu xin tất cả chúng sanh đồng thọ hưởng phước lành này, để được mạng căn an ổn, thoát khỏi lưỡi câu, thoát khỏi mành lưới. Tất cả chúng sanh nào đã mạng chung bởi nước, từ nước, hoặc trong nước, hiện đang sống vất vưỡng dưới nước, cầu xin chư Long Vương cai trị những vùng sông nước, biển hồ ấy từ bi tiếp độ cho họ đến một nơi sống bình yên”. Tôi đổ... rải nước xuống đất …

    Như mời tôi ra phòng sinh hoạt. Tôi ngồi xuống chiếc ghế sofa. Mang lên cho tôi hai ly nước, Như cười nói:
    - Con mời thầy dùng nước. Thầy phải uống hai ly mới được. Thiệt là,… Con làm thầy phải vất vả quá!
    - Đâu có sao. Vất vả một chút mà được việc thì cũng đáng mà. Mấy hôm nay “bạn bè” của cô ra sao, cô Như?
    Như cười. Ngồi xuống chiếc ghế bên tay trái, nhìn về hướng cái Ti-Vi, Như nói:
    - Con thấy có đỡ bớt thầy. Tụi nó có ra chơi, nhưng mà bớt đụng vô người của con. Hồi đó hả, thầy biết không, tụi nó lấy dây điện dí vô người con giật “bực, bực”, con nín thở tưởng chết luôn. Khổ một cái là muốn chết cho nó yên mọi chuyện, mà con lại không có chết được. Cứ sống hoài cho tụi nó tha hồ hành hạ, … Tối ngủ, tụi nó mang con dìm xuống dưới đáy biển, con không bị ngộp nước, nhưng da rát lắm! Mở mắt dậy rồi, mà con còn cảm giác rát ở hai cánh tay. Thầy, tụi nó mang con đi thiệt không thầy? Con suy nghĩ như vầy: nếu tụi nó mang con đi bỏ xuống biển được, thì áo quần con mặt phải bị ướt, nhưng mà áo quần con vẫn khô queo! Còn nếu tụi nó không mang con đi, thì tại sao tay con rát thiệt?
    - Họ có mang cô đi, nhưng họ không mang nguyên cái thân của cô, họ chỉ đưa một phần tâm thức của cô đi mà thôi. Nói cho dễ hiểu, họ đưa phần hồn của cô đi, thân cô nằm trên giường, nhưng mà hồn của cô bị dìm dưới biển.
    - Con hiểu rồi. Mà thầy, rắn nữa nha thầy. Trời, đất, quỷ, thần ơi, cái đầu của nó to hơn cái vòng tay của con, mình nó dài lượt thượt, nó ngóc cái đầu, le cái lưỡi, thở “phì phò, phì phò”. Có mấy con rắn loại đó thiệt không thầy?
    Tôi bật cười:
    - Cô thấy … chưa đủ sao mà còn gọi thêm “quỷ, thần” tới nữa? Nói vui thôi nghe.
    Như ngớ mặt ra … rồi cười “ha ha ha ha”, dáng điệu thật thoải mái. Tôi cũng cười:
    - Dạ có rắn to thiệt đó cô Như. Rắn thuộc loài Rồng. Rồng dưới nước, rắn trên bờ. Trong kinh có nói về “Long Thần Hộ Pháp”. “Long thần” là Thần Rồng đó cô Như. Nơi vùng sông, biển nào cũng có Thần Rắn hay Long Vương cai quản. Trong kinh cũng có nói đến mấy loại Rắn Chúa nữa cô Như. Có một loại rắn chúa, mà tôi “nhìn thấy”, có thân màu đỏ gạch cua, đầu màu xanh dương đậm, sọc đen, sọc trắng, thân dài khoảng một gang tay thôi. Cũng đã có lần tôi “được” mộp cặp rắn to đến viếng đạo tràng. Khuya hôm đó, vào khoảng 2 giờ sáng, tôi đang nằm nhắm mắt trên giường, chưa có ngủ. Bỗng nhiên tôi nhận ra là mình vừa nhìn thấy một hình ảnh gì thoáng qua! Chú ý, tôi nhìn kỷ lại, thì thấy một cái đầu rắn to, to cỡ ba cánh tay của tôi ôm vòng lại. Trên đầu, có hai cái sừng gọi là “tích”, da màu nâu xám, hơi sần, không có trơn láng. Tôi nghĩ: “Ở đâu ra vậy kìa?” Hướng tâm nhìn, thì tôi thấy một cặp rắn chễm chệ “đầy” cái phòng khách bên ngoài. Tôi chưa biết phải làm sao để tiếp đãi hai vị khách quý này, thì tôi lại nhìn thấy sư muội của tôi, từ xa lướt đến, đáp chân xuống cửa trước. Cô mở cửa bằng tay trái, đứng nép qua, đưa tay phải như “mời ra ngoài”. “Ông bà” trườn mình đi ra. Sư muội tôi lướt đi trước, “ông bà” duỗi thân mình dài khoảng hơn 15 thước, song song phóng theo, bên trái là núi, bên phải là biển, xa xa có nhiều ngọn núi chập chùng…Sáng hôm sau, tôi gọi điện thoại cho sư muội. Vừa nghe tôi nói: “Muội ơi, hồi tối…”, cô ấy ngắt ngang: “Biết ồii, muội đưa đi ồii”…
    - Trời ơi, con thấy thiệt hả thầy? Vậy con đâu có điên đâu! Con đâu có tâm thần đâu!... Mấy người... Họ nói con điên... Họ bỏ con hết rồi! …Con vô chùa mấy thầy cũng bỏ trốn! Con thấy rỏ ràng mà! Con thầy ông sư đang ngồi nói chuyện với mấy người phật tử. Thấy con ngoài sân, thì ổng đứng lên. Con vô tới bên trong, xin gặp sư, thì mấy người đó trả lời tỉnh bơ: “Sư đi vắng”. Con muốn “sửng cổ” lên … mà thôi, con im. Con điên quá mà, sư trốn con thì cũng phải …
    - Thông cảm cho người thân của cô. Hiếu biết của con người chúng ta về thế giới tâm linh và phi nhân còn rất ít. Việc của quý thầy thì… Cô Như suy nghĩ như thế này, cho tâm được mát mẻ: “Cũng may là bao nhiêu năm trời mình còn có quý thầy, quý sư giúp đỡ, mình còn có quý thầy, quý sư cho mình vô chùa để kiếm phước. Không có quý thầy, quý sư cầu nguyện, rồi chỉ bày cho mình tụng bài kinh này, trì câu chú kia, hay sám hối kinh nọ, rồi dạy cho mình ăn chay, phóng sanh, làm từ thiện để có phước đức,… thì mình đâu còn có cái mạng mà ngồi đây, phải biết tri ân quý thầy và phải tìm cách đền ân…”. Mỗi người một bàn tay, cô Như à! Quý thầy đưa cho cô một bàn tay, tôi cũng vậy. Cố gắng nhẫn nại. Nói cho vui: Cô bị bịnh nặng 30 năm, nếu cần 30 năm để trị bịnh, thì cũng phải chịu vậy thôi. Bác sĩ cho mấy ngày thuốc. Mỗi ngày phải uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng. Cô phải làm đúng chỉ dẫn mới mong hết bịnh. Tôi không là bác sĩ. Bác sĩ khám bịnh, cho toa thuốc xong rồi đi. Y tá mới là người kề bên bịnh nhân để chăm sóc và khích lệ họ. Tôi muốn làm y tá thôi. Cô nghe lời tôi nhé!
    - Dạ thầy. Mà thầy ơi, có … cái này nữa. Con cứ nhìn thấy trước mắt con có một con mắt! Con mắt to mà dữ lắm, giống như mắt con rắn, chứ không phải mắt con người! Con mắt đó nó dí sát vào mắt con, rồi có tiếng nói: “Tao cho mày xem nè!" là con nhìn thấy đủ thứ ma, quỷ, rắn, … đủ thứ kinh khủng hết! Mỗi khi nó dí con mắt đó vô con, là con chống cự dữ dội lắm, tại vì con biết là tại con mắt đó, con mới nhìn thấy ma quỷ, …nhưng mà …con chống cự không có nổi... Nó “ịnh” con mắt đó vô mắt con rồi, là dù con mở mắt, hay nhắm mắt, con thấy trơ trơ …Làm sao bây giờ thầy ơi!
    - Nhẫn nại, phải hết sức nhẫn nại! Cô Như và họ có oan trái, oán thù nhiều đời, nhiều kiếp lắm rồi. Tôi ít khi nói về kiếp quá khứ cho người nghe. Có ba lý do. Lý do thứ nhất: Quá khứ đã qua rồi! Hiện nay đời sống chúng ta như thế nào, đều là những cái Quả, mà trong quá khứ chúng ta đã gieo Nhân. Chúng ta không thể nào thay đổi cái Nhân của quá khứ được nữa. Bây giờ chỉ có thọ Quả mà thôi! Lý do thứ hai: Biết chuyện tốt thì chúng ta hoan hỷ, thích thú. Biết chuyện xấu thì chúng ta ăn ăn, hối hận, hối tiếc. Tâm hối quá, ăn năn, để sám hối tội lỗi, quyết định không làm ác nữa thì là tâm thiện! Tâm hối hận, hối tiếc, ray rứt, sầu não là tâm bất thiện! Không nên để bất thiện ngự trị trong tâm! Lý do thứ ba: Tôi đã làm việc giúp một gia đình có ba người, người Việt gốc Hoa: một chị cả, người em trai, cô em út. Người em trai bịnh tâm thần. Người em gái bịnh tâm thần. Người chị cả nuôi nấng cả hai em. Cậu trai và cô út thì như nước với lửa! Chị cả phải sắm một tịnh thất riêng, mời quý ni về trụ, rồi gửi cậu em ở căn phòng đằng sau vườn. Căn nhà hai chị em gái đang ở, tại các lối cửa ra vào đều có hàng rào sắt. Nguyên hàng song sắt bao cái nhà bếp, tại vì cô gái út đã từng mở bếp lò gas đốt tóc… Ngôi nhà nhìn không khác nhà tù! Người chị mỗi ngày phải đi qua, đi lại, cơm nước cho hai em… Người chị rất, rất, rất là muốn biết nghiệp chướng nào, khiến ba chị em cô rơi vào cảnh tình như thế… Tôi cho cô ấy biết: “Đời quá khứ, họ đều là những vị quan trong một triều đình. “Cô út” tham lam, muốn tước đoạt tài sản của “anh trai”, cho nên bàn mưu, tính kế với “chị cả”, tấu gian với triều đình về âm mưu đoạt ngôi, soán chúa của “anh trai”. Cả nhà “anh trai”- 8 mạng người bị xử tử, … Người chị cả nghe xong như người mất hồn. Mấy ngày sau cô ấy lái xe mà như người say rượu...
    Dừng lại, tôi lắc đầu:
    - Vậy đó cô Như. Từ hôm đó, tôi rút kinh nghiệm: Không nói về quá khứ, nếu biết được câu chuyện quá khứ quá đau lòng! Những nhân vật trong quá khứ đau lòng đó lại là thân bằng quyến thuộc với nhau ngay trong đời hiện tại! Tôi chỉ nói về quá khứ, nếu như quá khứ trở nên một sức mạnh, một động lực thúc đẩy, giúp cho người đang đau khổ lau nước mắt, đứng lên, gieo Nhân Lành, Nhân Thiện - ngay bây giờ - làm duyên lành Chuyển Nghiệp, rồi sẽ gặt hái Quả vui cho ngày mai, cho tương lai, cho mãi đến những đời vị lai... Hãy sống ngay trong hiện tại! Quá khứ đã qua rồi!

    Như im lặng. Mặt thoáng tiếc nuối. Biết cô “tò mò” lắm rồi, mà không dám mở miệng “năn nỉ”. Tôi mỉm cười:
    - Chuyện của cô, trong suốt 30 năm qua, đều là những “món nợ sanh mạng”. Cô đã từng là những vị thuộc hàng tướng lĩnh, dưới những triều đại vua chúa, cầm quân, xông qua trận mạc. Cô đã từng là những vị thuộc cấp sĩ quan, xung phong chiến đấu cùng binh lính trên chiến trường. Cô cũng đã từng là những vị thiên tướng, âm tướng chỉ huy những trận chiến trong thế giới vô hình. Cô đã chết vì người, mà người cũng vì cô mà chết! Luân hồi, sanh tử… Cô theo đòi mạng người, thì người cũng theo đòi mạng cô… Kiếp này, cô tái sanh vào đường “Người”, còn nhiều oan gia, trái chủ của cô thì tái sanh trong đường Atula, Ngạ Quỷ, Súc Sanh. Có một oan gia thuộc hàng tướng của Trời. Chính người này, chỉ huy thuộc hạ, truy đuổi cô 30 năm! Nhưng, cũng chính vì cô đã từng là tướng cõi trời, cho nên vẫn còn thân hữu - hiện đang trong đường Trời - hộ trì cho cô. Tuy nhiên, thân hữu của cô vẫn phải tuân theo luật của trời, luật của đất, luật của người, nhất là định luật Nhân Quả Nghiệp Báo. Cô hiểu rồi chứ?

    Như không trả lời. Nhìn cô, tôi thấy cô vừa đổi sắc mặt. Một con mắt bên trái như “dại” đi so với con mắt bên phải. Mắt cô nhìn về hướng cái Ti-Vi, tay chỉ, miệng lắp bắp:
    - Tụi nó kìa. Tụi nó đi ra kìa. Có con rắn to nữa. Kìa kìa,… tụi nó bò qua vách tường đi xuống bếp kìa. Thầy thấy không,… đó đó… thầy thấy không thầy?
    Biết là tôi đã diện kiến “vị thủ lãnh”, tôi mỉm cười:
    - Thấy, tôi có thấy. Hôm nay, tôi chỉ cô Như một cách này nghe. Thấy bất cứ cái gì cũng niệm “thấy, thấy”. Nghe bất cứ cái gì cũng niệm “nghe, nghe”. Cô làm được không?
    - Dạ được.
    Cô xoay người, chỉ tay về hướng phòng khách:
    - Tụi nó vô phòng khách kìa thầy, đó đó, …
    - Cô niệm đi “thấy, thấy”.
    - “Thấy, thấy”…
    - Cô có sợ không?
    - Dạ có, con đang run đây, tim đập thình thịch,…
    - Chú ý vào chổ tim đập, niệm “cảm giác, cảm giác”.
    - “Cảm giác, cảm giác”…
    - Chú ý vào cảm giác run của thân, niệm “cảm giác, cảm giác”.
    - “Cảm giác, cảm giác”…
    - Cứ bình tâm làm như vậy. Mai này, tôi sẽ giải thích tại sao phải niệm như vậy cho cô hiểu. Từ hôm nay trở đi, mỗi ngày cô tụng đọc kinh nào mà cô đang tụng đó, thay phiên với Kinh Sám Hối. Khi tọa thiền, cô ngồi xếp bằng, chân phải đặt trên chân trái; giữ lưng thẳng, không ưỡn, không khòm, cho khí lưu thông; đầu thẳng, bằng ngang hai vai, không hất lên, không cúi xuống; tay phải đặt trên tay trái, hai ngón tay cái chạm nhẹ vào nhau. Hít một hơi thở vô rồi thở ra mạnh, ép hết khí ra ngoài. Làm 3 lần như vậy để tống trược khí ra ngoài. Kiểm lại tư thế ngồi cho thoải mái. Nhắm mắt, chú tâm vào nơi chót mũi. Hít vào, thở ra. Bình thường thôi. Không cố gắng hít vào. Không cố gắng thở ra. Chỉ chú ý hơi thở ra, hơi thở vô nơi hai cánh mũi. Cô Như cố gắng thực tập như vậy nghe. Có chuyện gì cứ gọi tôi. Nhớ, Thấy, niệm “thấy, thấy”; Nghe, niệm “nghe, nghe”; Run, niệm “cảm giác, cảm giác”; Sợ, niệm “cảm giác, cảm giác”, …Cô Như chỉ làm như vậy thôi đối với những hình ảnh cô “thấy” ở trên tường; âm thanh la hét cô “nghe” từ họ; trái tim cô “đập” trong lồng ngực; thân người cô hay chân tay cô “run”, … Cô chỉ thực hành một bài tập “ghi nhận” này thôi!
    - Dạ, con sẽ cố gắng. Mà thầy ơi, con niệm vậy rồi …họ có biến mất không thầy?
    - Họ có biến mất hay không, thì từ từ chúng ta mới biết được. Điều quan trọng bây giờ là: Cô Như dùng TÂM CHẤP NHẬN để cho tâm không quá kinh sợ, không quá hãi hùng trước hình ảnh và âm thanh, mà “tâm không vừa ý” đó nữa. Từ từ đi, cô Như sẽ hiểu sức mạnh của tâm là như thế nào!
    - Dạ thầy.
    - Tôi phải về rồi. Nhớ gọi cho tôi, bất cứ giờ nào cũng được. Tôi hổ trợ tinh thần cho cô vượt qua TÂM SỢ HÃI này. Phật Pháp nhiệm mầu! Cố gắng lên!
    - Dạ, con sẽ niệm. Khi nào con sợ quá, thì con gọi thầy, thầy nhớ bắt phone con nghe thầy!
    - Được rồi. Nếu không thấy tôi trả lời, cô nhắn tin cho tôi, tôi sẽ gọi lại. Cô còn thắc mắc gì nữa không?
    - Dạ, … mà thôi, con để thầy đi về, sắp tối rồi. Hôm nay anh Quang còn phải ghé qua nhà đứa con gái, đưa đồ con gửi cho nó, nên ổng về trễ, không được nghe thầy nói chuyện.
    - Không sao đâu cô. Tôi còn trở lại. Thứ hai tuần sau, chúng ta thiết Lễ Cầu Siêu. Tôi sẽ cầu nguyện Chư Thiên tiếp độ chư phi nhân, cho họ về một nơi sinh sống, họ sẽ được no ấm. Âm được bình thì Dương được yên. Tự nhiên như thế thôi! Thành ra, tuy nói là tôi giúp cô, thực ra, tôi chỉ đặt tâm giúp cô có 20% thôi. Tôi chú tâm giúp “bạn bè” của cô 80%. Họ yên là cô yên. Yên tâm đi nhé!

    “Vị thủ lãnh” đưa tôi ra tận ngoài sân. Chúng tôi nhận biết đối phương, nhưng không chào hỏi, cũng không “tay bắt, mặt mừng”. Âm thầm biết nhau thôi!

    Tôi trở về Tu Viện thì trời đã tối. Mới hơn 8 giờ, nhưng cảnh vật như đã chìm vào u tịch. Ánh sáng từ hai cái bóng đèn gắn nơi cửa chính, chiếu khắp một khoảng sân rộng. Tôi bước chầm chậm trên lối đi. Chân dẫm nhẹ những nhánh khô, gẫy gọn: “Con về rồi đây. Chư vị ở nhà có vui không? Có ai đến thăm chùa không? Hôm nay làm việc nhiều, nên con hơi mệt. Không sao, ngủ một giấc là con sẽ khỏe lại thôi. Thân bịnh đâu có bằng Tâm bịnh. Giúp chúng sanh một chút nhé, Chư Thiên ơi,"…

    Tôi hồi hướng phước lành đến Chư Thiên và tất cả chúng sanh. Ngã người xuống gối, nhắm mắt, tôi thoáng thấy nhiều người lướt bay … Mỉm cười, tôi chìm vào giấc ngủ…
    Last edited by CUUBAOLONG; 12-03-2012 at 07:39 PM..




    Hết chuyện này ( còn tiếp ) :icon_wink:
    Thiên đường hửu lộ vô nhân vấn
    Địa ngục vô môn, hửu khách tầm

    :thinking: :prayingpraying:2

  6. #6

    Mặc định truyện hay!

    Câu chuyện hay, thấm đậm lòng từ bi của tác giả. Nam mô A Di Đà Phật. Cầu mong chúng sanh được vãng sinh về Cực lạc.

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn:
    Nguyên văn bởi ye n Xem Bài Gởi
    Kính chào thầy,

    Con có chút thắc mắc nhân tiện gặp thầy trong topic : Nhà con hàng ngày thắp hương , khi thay nước thì nhận thấy phía trong bát nước thờ luôn có một lớp nhờn nhờn ( dù luôn rửa sạch sẽ). Đó là do vong uống nước phải không thầy
    Chào Bạn Yen,
    Cám ơn Bạn đã hỏi.



    Nếu Bạn đã thay nước mỗi ngày, rửa sạch bát nước, nước là nước suối hay nước đun sôi, để nguội, và Bạn đặt bát nước cúng nơi bàn vong linh, qua một đêm nước nhờn nhờn, thì 95% là có chúng phi nhân thưởng thức, uống nước rồi đó Bạn.

    Một dĩa cá chiên đậy trong lồng bàn, cách 10 tiếng, có dòi lúc nhúc trong bụng và trên dĩa cá ... Chuyện này có thật, tại một tư gia của gia chủ mời tôi đến làm việc "phi nhân" đó Bạn.

    Khi tôi đến nhà gia chủ là 9 giờ sáng, cô cháu gái đang chiên cá ngoài sân, để chiều đi làm về, cả nhà ăn cơm. Tôi làm việc xong là 1 giờ trưa. Hai dì cháu đưa tôi về chùa. Tám giờ tối cùng ngày, người cháu gái gọi tôi: "Hồi sáng con chiên cá xong, con để lên bàn, lấy lồng bàn đậy lại. Hồi nãy, lúc 7 giờ, hai dì cháu chuẩn bị ăn cơm, giở lồng bàn ra ... dòi lúc nhúc trên dĩa cá ... Ghê quá thầy ơi! Có phải "ông bà" ăn không thầy?". Tôi bảo: "Hóa sanh của phi nhân. Không có gì đâu, gia đình yên tâm".

    Chúc Bạn Yen an lành.
    Trân trọng
    CUUBAOLONG




    :icon_wink::icon_wink::icon_wink:
    Thiên đường hửu lộ vô nhân vấn
    Địa ngục vô môn, hửu khách tầm

    :thinking: :prayingpraying:2

  8. #8

    Mặc định

    Nam mô a di đa phât ..........
    $$$191

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi phuongnatran Xem Bài Gởi
    Nam mô a di đa phât ..........

    Những ngày tiếp theo không thấy cô Thanh Như gọi. Tôi cũng muốn cô có được thời gian, một mình thực tập bài học “Ghi Nhận”, để làm quen với “Lục căn tiếp xúc với lục trần, sanh tâm phản ứng!”. Thế nhân ơi! Chỉ một giây, chỉ một tích tắc - ngay cái chổ "tiếp xúc” giữa “căn” và “trần” - mà tâm thiếu ghi nhận, tâm thiếu kiểm soát, là tâm “thọ” ngay! Tâm phản ứng ngay! Tâm xao động ngay! … Hỷ, nộ, ái, ố tràn vào tâm! Sầu, bi, khổ, ưu, não ngập trong tâm! Phiền não chính là đây!

    Xế chiều thứ năm, Như gọi tôi:
    - Thầy ơi thầy, con ráng quá rồi, con ráng niệm theo thầy quá rồi, mà con thua rồi thầy! Tụi nó nhào lên người con. Con sợ quá thầy ơi! Thầy ơi thầy, thầy cho con tới ở Tu Viện được không thầy? Con tới ở đó để con được thầy nhắc nhở. Con còn “lính mới” quá! Con cũng ráng “thấy, thấy”, “nghe, nghe”, mà con vẫn sợ quá thầy ơi! Có thầy bên cạnh, con sẽ yên tâm hơn …
    Tôi phì cười bởi cách nói như học trò trả bài của cô Như: Con cũng “thấy, thấy”, “nghe, nghe”… Nhưng, tôi cũng nhớ đến “hồ sơ bịnh tâm thần” của Như. Tôi đang ở một mình, phải xoay sở ra sao nếu có sự cố xảy ra tại chùa? Trách nhiệm? … Pháp luật? … Tôi hỏi:
    - Khi cô Như “sợ”, cô Như có biết mình sợ không?
    - Dạ có, con sợ điếng người mà sao không biết mình sợ được?
    - Vậy, cô Như “biết sợ”, rồi cô Như có niệm: “cảm giác, cảm giác” không?
    - Ư … dạ con … không nhớ …
    - Ừm …
    - Vậy, cô Như “điếng người”, cô Như có niệm: “cảm giác, cảm giác” không?
    - Hihi … Con không có niệm thầy à …
    Muốn cho Như xem nhẹ mọi việc, tôi cười nói:
    - À há! … Học trò không thuộc bài, mà còn “kêu ca” thầy ơi, thầy hỡi … cái nổi gì! Hèn chi, mấy ngày nay tôi “ách xì”, “ách xì” lia lịa …
    - Khakhakha … Con xin lỗi thầy, tại tụi nó nhào nhào tới, rồi rắn phóng phóng tới, con hoảng hồn, hoảng vía, … la bài hãi … thành ra … quên luôn … hihi … hihi …
    Nghe cái kiểu cười “cầu tài” của Như là tôi biết cô đã vượt qua TÂM SỢ HÃI rất là khá rồi. Tại vì cô chưa NHỚ, cô quên NIỆM, mà cô PHIỀN NÃO đó thôi! Tôi nói thầm: “Ghi nhớ là SỐNG! Quên là CHẾT! Cô có biết hay không?”. Tôi cũng … “hihi” nói:
    - Không có sao, tôi nói cho vui thôi. Bài tập đó mang lại kết quả lớn lắm cho TÂM. Từ từ cô Như sẽ biết … Khi nào cô Như đến đây?
    - Thầy “Ừ” là con xách quần áo đi liền …
    - Vậy, … Ừ! … Cô Như tới lúc nào cũng được!
    Tiếng Như nói như reo:
    - Cám ơn thầy. Lát nữa, con nhờ ông xã con đưa con đi, mà thầy cho con ở đó mấy ngày thầy?
    - Cô muốn ở mấy ngày cũng được hết.
    - Dạ. Con cám ơn thầy. Con chào thầy, chiều con đến.
    - Dạ, chào cô Như. Chiều gặp.

    Suy nghĩ một chút, tôi gọi điện thoại cho anh Tân, một phật tử và cũng là một cảnh sát viên thường xuyên lo lắng đến đời sống tăng ni ở các chùa ...
    - Chào thầy.
    - Chào anh Tân. Anh Tân à, tôi có việc cần hỏi ý kiến “cảnh sát” của anh đây. Tối hôm nay, có một cô phật tử đến và sẽ ở lại đây vài ba ngày. Tóm tắt là như vầy: Cô này bị bịnh tâm thần, có hồ sơ bịnh án của bịnh viện. Cô cũng đã tự tử một lần rồi, mà không chết. Người thân nói cô bị điên, nên cũng không quan tâm đến cô. Cô đang ở với chồng. Tôi tìm ra được là cô ấy không có điên, nguyên nhân là do phi nhân làm ra. Tôi đang giúp cho cổ độ hai tuần nay. Hồi nãy cô ấy gọi điện thoại, nói "sợ quá sợ", xin tôi cho cô đến ở đây. Tôi nhận lời rồi nghe anh Tân. Chiều nay chồng cổ đưa cổ đến, rồi anh ấy đi về. Bây giờ tôi hỏi anh: Chuyện êm xuôi thì không nói làm gì, nếu như cô ấy có chuyện, tự tử chẳng hạn, thì tôi phải làm sao đây? Theo luật pháp, tôi sẽ phải chịu trách nhiệm gì đây?
    - Con góp ý với thầy như vầy. Thầy nói người chồng viết một tờ giấy, đại khái là gia đình đưa cô ấy đến chùa, chùa không chịu trách nhiệm về tư cách pháp nhân, pháp lý về cô. Nếu như có chuyện lớn xảy ra, như là cô ấy tự tử, hay gây thương tích cho mình, cho người, thì thầy phải gọi cảnh sát. Thầy làm việc từ bi cứu người, không có gì xui xẻo đến với thầy đâu. Còn giả tỷ như thầy có chuyện, thì … với tư cách một Biện Lý như con … thầy yên tâm, không lẻ con không làm gì được cho thầy sao? Thầy yên tâm giúp người đi, có gì … cứ gọi con.
    - Cám ơn anh Tân nhiều. Rồi, có gì tôi sẽ gọi anh nghe. Chào anh.
    - Chào thầy.
    Tôi cười bản thân mình. Đường tu hành … mấy bận rồi “ách giữa đàng” tôi “quàng lên cổ”. Chư Thiên thương … rồi chuyện cũng qua …

    Khoảng 6 giờ thì Như đến. Anh Quang xách đồ vô nhà. Tôi đưa anh đến căn phòng, kế bên phòng thờ, cho Như ở được yên tâm. Sắp đặt đồ đạc vào phòng cho vợ, anh kiếu từ ra về, vì anh ngại lái xe vào buổi tối. Trước khi đi, anh nói:
    - Em cám ơn thầy nhiều. Thiệt tình em không biết nói sao với thầy … Vợ em mà qua được tình trạng này, thì gia đình em mang ơn thầy kể sao cho hết. Thầy hỷ xả cho em, em không hiểu được hết mấy cái chuyện này, thầy nói bả không bị tâm thần là em mừng rồi. Thôi thì trăm sự nhờ thầy …
    Tôi mỉm cười:
    - Anh Quang yên tâm. Tôi sẽ cố gắng. Nhẫn nại một thời gian ngắn nữa nghe anh Quang. Tôi đang giúp Như vượt qua sự sợ hãi!
    - Dạ. Chào thầy em về.
    - Chào anh Quang. Lái xe cẩn thận.

    Như đưa chồng ra ngoài sân. Trở vào nhà, cô nói:
    - Ông xã con về đi uống rượu đó thầy. Ổng chỉ có cái nạn đó thôi. Ổng buồn chuyện con, cho nên con cũng không biết phải khuyên làm sao nữa …
    - Chính vì vậy mà cô phải hết sức cố gắng vượt qua chuyện này, sống trở lại một cuộc sống bình thường, mạnh khỏe. Dù có muốn xuất gia đi nữa, thì cô cũng phải sống bình thường, cô mới có thể vào chùa ở được. Đời sống tập thể … “ăn cơm chúa, múa tối ngày”, cô như vầy … chùa nào “dám” nhận.
    - Hihi … Con hiểu … Con ăn không có vô. Một ngày nuốt chừng lưng chén cơm. Cái miệng nó đắng. Ăn một chút là no ứ. Làm như tụi nó bóp hầu, bóp họng gì … mà không cho con ăn vậy đó! Chắc cái bao tử con, nó teo còn bằng trái chanh …
    Tôi mỉm cười:
    - Người ta “ăn được, ngủ được là tiên”, còn cô “ăn không được, ngủ không được là điên” phải không?
    - Hahaha … Đúng rồi đó thầy.
    - Rồi. Thức ăn, thức uống có sẵn đó, cô tự nhiên. Ăn một lần không được nhiều, thì ăn thành nhiều lần. Cách hai tiếng thì cô ăn một chút, uống một chút. Từ từ cái bao tử nó to ra trở lại. Tập dần thôi. Bây giờ đi tụng kinh buổi tối nghe!
    - Dạ thầy.

    Sau thời kinh tôi bảo cô Như đi nghỉ sớm. Tôi cần phải làm một số việc cần. Tôi dặn:
    - Cô Như có số điện thoại của tôi đó, bất cứ lúc nào cần cứ gọi tôi. Nhớ niệm thật kỷ những điều tôi đã dặn. Cứ “thấy, thấy”, “nghe, nghe”, “cảm giác, cảm giác”. Ngày mai tôi hướng dẫn cho cô niệm cái khác. Cô không biết nhiều về kinh điển hay giáo lý, cho nên tôi không muốn dùng thuật ngữ Phật học, chỉ làm cô “loạn” thêm thôi. Tôi cố gắng đơn giản tất cả mọi thứ, cho cô yên tâm là cô có thể làm được. Có thể! Có thể! Có thể! Cô hiểu ý tôi chứ?
    - Dạ con hiểu, … mà thầy, con ngu lắm nghe thầy, có gì con không hiểu, con hỏi thầy hoài, thầy đừng buồn con nghe thầy …
    - Tôi đâu có dám buồn cô. Tôi buồn cô rồi … "họ" nhào qua tôi sao?
    - Khakhakha …
    Tôi cười đi về phòng …

    Ba ngày liên tiếp: thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, cô Như chiến đấu với “xe tăng, thiết giáp, tiểu đoàn binh, đại đội lính, rồi rắn to, rắn nhỏ, …”. Cô chiến đấu với TÂM SỢ HÃI!




    :tongue::tongue::tongue::tongue::tongue:
    Thiên đường hửu lộ vô nhân vấn
    Địa ngục vô môn, hửu khách tầm

    :thinking: :prayingpraying:2

  10. #10

    Mặc định

    Thầy ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii,GHÉ XUỐNG THĂM CÁI TOPPIC NÀY viết tiếp nha thầy.
    VẤN TÂM VÔ HẬN

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nhutri Xem Bài Gởi
    Thầy ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii,GHÉ XUỐNG THĂM CÁI TOPPIC NÀY viết tiếp nha thầy.

    Ai kiêu tôi đó , ý lộn không phải tui , nghe lộn :oh_go_on:


    Chỉa bài tiếp nghe bà con , có ai phản đối hay ủng hộ không vậy ? :big_grin:





    MỘT PHI NHÂN ... LANG THANG QUA TỪNG KIẾP SỐNG ...



    Hôm nay tôi viết câu chuyện này để các Bạn đọc. Câu chuyện này không cần nhiều về Pháp, cho nên tôi có thể viết nhanh được. Như trong những lời giới thiệu từ ban đầu, thảng hoặc, các Bạn bắt gặp mình ... "Sao giống những nhân vật trong câu chuyện ...". Đời - Đạo. Đạo - Đời.





    Chào quý Bạn,



    Hôm nay tôi kể các Bạn nghe câu chuyện về một người đàn ông đã qua đời, nhưng anh đã tái sanh qua hai kiếp sống. Hiện nay, theo lời “anh”, anh “đang ở đâu đó ... xa hơn Hóc Môn”! Tôi đã và đang tiếp xúc với gia đình của anh hơn 3 năm, cho nên, khi họ có giấc mơ nào về anh, họ gọi cho tôi. Tôi kể câu chuyện này, để chúng ta cùng theo dõi về một con người sau khi chết, đã và đang trong cuộc luân hồi, trôi nổi về đâu …
    Tên nhân vật và nơi chốn đã thay đổi…

    Năm 2010 …

    Người đàn ông đã qua đời tên là Hữu. Anh là con thứ bảy trong nhà, cho nên các em gọi là "anh Bảy Hữu". Khoảng sau một năm ngày mất của anh Hữu, gia đình gọi tôi xin giúp đỡ, tại vì anh Hữu về báo mộng than đói, mà gia đình thì đã cúng lễ nhiều nơi và nhiều lần cho anh. Ba, mẹ, anh, chị, em, vợ, con của anh quá đau lòng khi biết người thân của mình lang thang, đói khát … mà không biết phải làm sao hơn cho Bảy Hữu.

    Hương, người em gái thứ chín trong nhà kể lại rằng, khi con sanh tiền, Bảy Hữu là con sâu rượu, anh chìm trong nghiện ngập, quên bổn phận làm chồng, quên bổn phận làm cha trong ngôi nhà nhỏ của anh. Nhà chỉ có hai người con trai, cho nên anh Bảy được ba mẹ thương và các chị em gái mến nhiều nhất so với người anh thứ Hai, cũng là anh cả trong nhà. Bảy Hữu làm buồn lòng cả nhà, chỉ vì men nồng, hơi rượu, chứ anh không phải là con người xấu, …

    Một buổi chiều, Bảy Hữu uống rượu. Khuya lại, anh ôm bụng gục xuống nền nhà. Người vợ điện thoại, kêu người chị chồng là chị Tư. Chị Tư trả lời là hãy đưa Bảy Hữu đi cấp cứu. Người vợ gọi ngay xe cấp cứu đưa chồng vô bịnh viện. Khoảng 4 tiếng sau, Bảy Hữu trút hơi thở cuối cùng … Bác sĩ khám nghiệm và tuyên bố bụng của anh đầy máu …

    Hậu sự hoàn tất. Trong nhà có người con gái thứ tám tu hành tại gia, cho nên mọi nghi lễ và kinh kệ cho anh Bảy, Tám đều thành tâm lo chu đáo …

    Một năm sau …

    Xót thương con trai út, bà mẹ đổ lỗi lên đầu con gái thứ tư, tại vì theo bà: “Nó biết cho thuốc, mà nó không qua cứu thằng Bảy. Nó không ngó ngàng đến em nó. Tại đi cấp cứu mà thằng Bảy mới chết …” Cả năm trời nghe mẹ than van, chị Tư muốn tự tử “đền tội với mẹ”, mà các em xúm vào khuyên ngăn. Chị chịu không nổi, nên lại lên cơn đau tim … Chị có hồ sơ bịnh án là hẹp “van” tim. Chị ra, vô cấp cứu nơi bịnh viện như đi chợ …

    Ngày mà Hương gọi tôi là chị Tư đang nằm trong bịnh viện. Bác sĩ đang hội chẩn quyết định giải phẩu, thông tim cho chị. Cuộc giải phẩu có thể tiến hành trong tuần tới. Gia đình cuống lên vì sức khỏe của chị yếu, liệu có qua khỏi … Tôi quán sát, quyết định … nói:
    - Hương à, em hỏi ngay chị Tư. Chị có bỏ mất một đứa con trai nào không? Em hỏi thẳng là tôi hỏi có “bỏ” không nhé! Việc quan trọng … hỏi liền đi, rồi trả lời cho tôi ngay. À, tìm cách hỏi riêng chị ấy thôi, em đừng hỏi trước mặt ai hết nhé, có thể không ai biết điều này đâu, giữ kín cho chị Tư. Hỏi đi, rồi gọi cho tôi ngay nhé!
    - Dạ, thầy. Em hỏi chị Tư ngay, thầy chờ em nha thầy.
    - Được rồi. Tôi đợi điện thoại.

    Hai mươi phút sau Hương gọi:
    - Thưa thầy, có. Chị Tư con giật mình khi nghe con hỏi. Con nói là thầy bảo con hỏi. Chị Tư rớt nước mắt, gật đầu …Thầy ơi, chị Tư xin được nói chuyện với thầy, thầy vui lòng cho chị Tư nói chuyện nghe thầy. Tội chị Tư lắm thầy ơi! Mẹ con thương anh Bảy Hữu, rồi cứ đổ lỗi, anh Bảy chết là tại chị Tư … Chị Tư con có biết về thuốc và bán thuốc lẻ cho mấy người bị ho, bị cảm, … sơ sơ vậy thôi, chứ chị Tư đâu có phải là bác sĩ đâu mà có thể trị bịnh cho anh Bảy … Một bên là mẹ, một bên là chị, cái chết của anh Bảy làm gia đình còn chưa hết bàng hoàng … Tụi con rối beng lên thầy ơi, …

    Tôi nhắm mắt, cảm nhận niềm xót xa, thương cảm trong lòng: “Lời nói! Chỉ một lời nói là có thể giết một mạng người! Và, cũng chỉ một lời nói là có thể cứu mạng một người! Phật ơi, con sẽ luôn luôn nói lời cứu mạng …”. Tôi dịu giọng:
    - Được rồi. Tôi sẽ nói chuyện với chị.
    - Dạ, con đang ở tiệm của con. Con gọi điện thoại 3 chiều để chị Hai nói chuyện với thầy nghe thầy. Thầy chờ con một chút. Con gọi lại ngay.
    - Dạ được. À, Hương nói ai đó chuẩn bị một ly nước uống. Tôi tụng kinh cho chị Hai uống ngay bây giờ.
    - Dạ, con sẽ làm. Thầy chờ con nghe thầy…
    Hương cúp máy.

    Tôi làm việc … Một bé trai nhảy nhót vui vẻ … Làm sao bé hiểu được là mỗi lần bé vô thăm mẹ là mẹ của bé sẽ mệt ghê lắm! Bé thăm mẹ thôi mờ … sao mẹ mệt? Vài ngày nữa, người ta sẽ giải phẩu, cắt trái tim của mẹ bé ra nữa kìa,… làm sao bé hiểu được, phải không chú bé? “Chú bé bắt được con công, đem về biếu ông, biếu ông, ông cho con gà, …”

    Hương gọi:
    - Dạ con, Hương đây thầy. Thưa thầy, chị Tư con đang trên đường dây. Chị Tư, thầy đây nè chị Tư!
    - Em chào thầy.
    - Chào chị.
    Có tiếng “sụt sịt”…

    Tôi im lặng, trân trọng nỗi niềm của chị … Nếu như ai ai cũng hiểu được rằng: Ký ức là nơi chất chứa kỷ niệm! Tất cả những gì thuộc về một quá khứ buồn, thuộc về một dĩ vãng thương đau, thuộc về một thời tuổi trẻ nông nổi, … tưởng như đã chìm sâu, tưởng như đã biến mất, lại sẵn sàng trồi lên như biển động, sóng trào, xâu xé tâm cang, … có thể dìm người vào biển sâu của ân hận, có thể dập vùi người … thà chết còn hơn là sống … Tôi thầm nói: “Hãy nói, hãy làm, hãy suy nghĩ những điều thiện lành, để dĩ vãng luôn là làn gió mát …”
    - Thưa thầy, em có phá thai một lần, mà trong nhà không có ai biết. Lúc đó … chưa có làm đám cưới … Với lại, em nghĩ là mới có 3 tuần thôi, em nghĩ là … chưa có gì, chưa có mạng sống … Sau đó, em thường nằm mơ, em thấy có một đứa bé trai … Em đi coi thầy, thì nhiều thầy nói là em có vong linh một đứa con theo phá. Em chối, chứ không có dám nhận là em phá thai. Em cúng kiến nhiều lắm thầy. Lúc đó, em mang thai về, chôn dưới gốc cây dừa. Sau này, xây nhà lên trên, em tưởng là con em siêu thoát rồi … Hôm nay, nghe Chín nó nói là thầy hỏi …Thưa thầy, thầy thấy đứa bé vẫn còn theo em hả thầy? Mấy chục năm rồi mà …
    - Dạ phải. Tôi xin lỗi chị là tôi phải đường đột hỏi thẳng một câu như vậy, tại vì đứa bé này là nguyên nhân bịnh tim của chị. Tôi không nói ra sự hiện diện của bé, thì cuộc giải phẩu sắp tới … không biết chị phải ra làm sao … Đứa bé không hề biết được là bé làm cho mẹ mệt. Tôi phải nói lời phân minh cho bé. Bé không cố tình làm cho mẹ bị bịnh tim, chỉ tại vì bé đang ở trong một cảnh giới, mà khi bé ở gần mẹ, mẹ sẽ bị ảnh hưởng khí của bé mà sanh bịnh …
    - Bây giờ em phải làm sao hả thầy. Xin thầy giúp giùm cho con em …

    Tôi suy nghĩ một thoáng:
    - Bác sĩ nói khi nào giải phẫu vậy chị?
    - Dạ, bác sĩ nói là phải mổ thông tim gấp, nhưng mà sức khỏe của em đang yếu, cho nên họ còn chưa quyết định được ngày mổ … Có lẻ trong tuần sau thôi thầy.
    - Một khi bác sĩ đã quyết định, thì tôi không có ý kiến. Trên mặt luật pháp, tôi không được khuyên chị không nên thế này, không nên thế kia, một khi chị đang được bác sĩ điều trị. Nếu được, chờ thêm 10 ngày. Trong vòng 10 ngày mà chị hết mệt, thì, một là bác sĩ không tiến hành giải phẩu, hai là chị đủ sức khỏe, chịu đựng cuộc giải phẩu. Chị nghĩ sao?
    - Da, thầy giúp giùm em đi thầy …
    - Được. Nhưng mà chị nhớ tôi dặn điều này: Bất cứ lúc nào, trong vòng 10 ngày, mà bác sĩ bảo mổ, là chị phải nghe thôi, trừ khi chị có quyền từ chối theo luật của bịnh viện. Chị hiểu rỏ ý của tôi chứ?
    - Dạ em hiểu. Mà bác sĩ cũng nói vậy. Em đồng ý mổ thì ký tên. Em không ký tên thì họ không có mổ.
    - Chị hiểu là được rồi. Chuyện tâm linh có. Nhưng mà những triệu chứng bịnh tâm linh, mà bịnh nhân đã được bác sĩ định bịnh theo y khoa, như là “bịnh tim”, “bịnh ung thư”, “bịnh suyễn”, “bịnh tâm thần” … rất khó cho tôi xen vào. Sức khỏe của chị thì chị biết. Tùy cơ ứng biến nghe chị!
    - Dạ em hiểu, thưa thầy.
    - Bây giờ tôi sẽ chú nguyện Paritta – An Lành vào ly nước cho chị uống. Chị uống hết một lần ly nước đó. Hôm nay, chị chuẩn bị 7 chai nước suối nữa, rồi gọi điện thoại lại cho tôi, tôi chú nguyện vào nước, mỗi ngày chị uống một chai nhé. Chị lấy giấy, tôi đọc cho chị một hồng danh của Đức Phật Thích Ca. Chị niệm Phật trong tâm. Trước khi uống nước cũng niệm Phật rồi uống. Trong lúc nuốt nước cũng niệm Phật mà nuốt. Chị ghi nhé: “ARAHAM - ĐỨC PHẬT TRỌN LÀNH” (A-ra-hăng). Chuyện đứa bé sẽ tính sau, cho qua 10 ngày, để xem dự tính giải phẩu của bác sĩ như thế nào đã nghe chị. Chuyện cháu bé … không có gì đâu!

    Quay qua việc bà mẹ “đổ lỗi …”, tôi nói đôi lời cho chị Tư hiểu tâm trạng “người mẹ xót con” của bà, và tôi hứa sẽ giúp cho anh Bảy Hữu, để cho mẹ của chị được yên tâm, mẹ con làm hòa, bà không phiền trách chị nữa.

    Chị Tư khỏe lại. Bác sĩ nói không cần giải phẩu. Chị khỏe lại cho đến bây giờ.

    Trở lại chuyện của anh Bảy Hữu. Hương kể:
    - Gia đình con thương ảnh quá, ảnh cứ báo mộng trong nhà hoài luôn. Con nè, chị Tám nè, với chị Năm nữa, ba chị em cứ nằm mơ thấy anh Bảy, mà toàn là thấy những giấc mơ giống nhau. Sáng ra là "ơi ới" gọi nhau, “Tao thấy vậy đó”, “Em cũng thấy vậy đó”, “Mày thấy vậy, tao cũng thấy vậy”, … Buồn, mà lo quá chừng thầy ơi! Mẹ con ngày nào cũng để cơm lên bàn, mời anh Bảy về ăn, mà ảnh cứ than đói, mẹ con khóc, xỉu lên, xỉu xuống …
    - Gia đình có đến chùa chưa?
    - Dạ, có. Tụi con thỉnh quý sư cô đến nhà làm lễ Cầu Siêu. Có vị sư cô nói là: Tại vì trong nhà có thờ Phật, có “mấy vị” không cho anh Bảy vô nhà ăn cơm, muốn cho anh Bảy ăn, phải đem ra ngoài sân, để xuống đất trước cửa đó, anh Bảy mới dám ăn. Mỗi khi làm lễ như vầy, anh Bảy đi qua, đi lại xa xa nhà, không vô nhà được ... Mẹ con nghe vậy khóc quá trời … Thầy ơi, làm sao bây giờ hả thầy?
    - Tôi sẽ cố gắng. Bây giờ gia đình làm thế này: Trong vòng 7 ngày liên tiếp, mỗi ngày 3 lần: sáng, trưa, chiều, ba bữa cơm đó, gia đình đặt thực phẩm lên bàn cho anh Bảy, thức ăn, thức uống gì cũng được, rồi nói: “Phần thức ăn của Bảy Hữu đây, Bảy Hữu vô nhà ăn cơm đi”. Nói đại khái như vậy. Ai mời thì người đó nói. Ví dụ như mẹ em mang cho ảnh một tô phở, một ly cà phê, thì mẹ nói: “Sáng nay, mẹ cho con điểm tâm phở với cà phê. Bảy Hữu vô nhà ăn nghe con!". Nhớ, điều quan trọng là nói anh hãy yên tâm mà sống trong cảnh giới của anh đang sống. Tất cả những anh, chị, em trong gia đình sẽ quan tâm, lo lắng cho người vợ và hai đứa con của anh, tùy phương tiện tài chánh của từng người mà hổ trợ cho các con anh được học hành tới nơi, tới chốn, … Muốn nói gì thì mọi người cứ nói đi, như là tâm sự. Tôi chỉ dặn một điều là: “ Không nói đi đi”. Mọi người nói thì anh nghe. Anh trả lời lại thì mọi người không nghe được. Cố gắng nói những lời tình cảm, thương yêu cho tâm anh buông bỏ kiếp sống của một “Bảy Hữu”. “Bảy Hữu” không còn nữa. Anh bây giờ không phải là “Bảy Hữu”. Anh hiện đang là một chúng sanh khác. Anh đang sống trong một cảnh giới không phải là con người. Thân “Bảy Hữu” đã nằm xuống, đời sống “Bảy Hữu” đã qua rồi … Hương hiểu ý của tôi không?
    - Dạ con hiểu. Con sẽ nói lại với gia đình những điều thầy dạy bảo.
    - Vào ngày thứ bảy, ngày cuối của 7 ngày đó, gia đình sắm sữa lễ vật. Tôi gọi là “Lễ Tạ Ơn Chư Thiên”, tôi cầu nguyện chư thiên tiếp độ anh Bảy, chứ không phải là Lễ Cầu Siêu. Anh Bảy “siêu” rồi! Buông tấm thân tứ đại đau đớn vì xuất huyết đó, gọi là “thân hoại”, thì anh Bảy chết, gọi là “mạng chung”. Nghiệp đưa một phần tâm thức của chính anh Bảy đi tái sanh. Anh “siêu” vào hàng chúng sanh vô hình, chính trong cảnh giới mà mọi người thấy anh đi lang thang, vất vưỡng, đói khát,… Anh “Bảy Hữu” đó, nhưng không phải là anh nữa. Tôi cố gắng giúp cho gia đình tạo phước, trợ duyên cho anh đỡ khốn khổ mà thôi, bớt khổ chút nào thì hay chút đó mà thôi …

    Suốt một tuần lễ, cả nhà của anh Bảy Hữu, từ ba, mẹ, vợ, con, đến tất cả anh, chị, em; thậm chí đến người anh thứ Hai, một người chẳng tin ma quỷ, chẳng tin có đời sống sau khi chết, … cũng “cầm lòng không đậu”, ngày ngày, anh cũng thầm mời cơm, mời nước cho em trai …

    Đến ngày thứ bảy, gia đình tề tựu về nhà thờ, cũng là Đạo Tràng của người con gái thứ tám trong nhà, để thiết lễ tạ ơn Chư Thiên. “Lễ Bạc Lòng Thành”. Trên bàn thờ là hoa, quả, nhang, đèn dâng lên Đức Phật. Bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát cũng trang nghiêm với hoa, quả, nhang đèn. Một bàn nhỏ, trước bàn thờ Phật, là hoa, quả, nhang, đèn để tạ ơn Chư Thiên. Trên bàn thờ Gia Tiên, ngoài hoa, quả, nhang, đèn, còn có một mâm cơm, với vật thực do gia chủ tùy tâm sắm sửa, mời Cửu Huyền Thất Tổ chứng minh cho con cháu. Và, một mâm cơm dành riêng cho “Bảy Hữu”, cũng hoa, quả, nhang, đèn, được đặt nơi bàn ăn của gia đình …

    Đúng mười giờ rưỡi sáng, Hương điện thoại cho tôi:
    - Dạ con chào thầy. Gia đình con đã sẵn sàng hết rồi thầy …
    - Rồi. Bây giờ giữ đường dây điện thoại, gia đình thắp nhang, đèn dâng lễ vật, tuần tự, từ bàn thờ Phật, bàn thờ Quan Âm, rồi đến tạ ơn Chư Thiên, đến Gia Tiên, rồi mới đến anh Bảy Hữu. Sau cùng, một người đại diện gia đình thắp 5 cây nhang, đi từ trong nhà ra ngoài cửa trước, cắm xuống đất bên tay phải. Năm cây nhang này là gia đình thắp dùm cho tôi, tôi kính lễ tất cả, tôi không đến được.
    - Dạ, tụi con bắt đầu bây giờ. Thầy chờ tụi con nha thầy.
    - Dạ được. Tôi chờ.

    Trong lúc chờ đợi, tôi xem Bảy Hữu đã đến chưa … Xa xa, anh đang chuẩn bị, có vẻ như là … phải có người đưa cho anh đi … Tiếng Hương vang lên trong máy:
    - Thưa thầy, tụi con xong rồi ạ. Chị Tư vừa thắp nhang ở ngoài cửa xong.
    - Hương à, nếu như Hương đứng nhìn vào mâm cơm của anh Bảy Hữu, trước cái bàn ăn, bên phải cái bàn … có cái ghế phải không?
    - Dạ phải thầy. Ở bên phải cái bàn, tụi con kê cái ghế cho anh Bảy về ngồi … mà sao … thầy hỏi vậy? Bộ … anh Bảy “dìa” hả thầy?
    - Tôi hỏi vậy thôi. Bây giờ rót ly nước trà đặt lên bàn, gần cái ghế đó nha, khi nào anh Bảy về thì anh ngồi đó … Bây giờ tất cả đến trước bàn thờ Phật. Mở speaker lên, tôi tụng kinh nhé!
    - Dạ, gia đình sẵn sàng rồi thầy …

    Tôi chú tâm thỉnh Chư Thiên và tụng Kinh Paritta … Tôi “thấy” anh Bảy Hữu được vài “người” đưa đến trước cửa nhà. Anh đi vô nhà một mình và đến ngồi trên chiếc ghế kế bàn ăn …

    - Xong rồi đó quý vị. Bây giờ gia đình tụng Kinh Hồi Hướng theo bài nào mà mọi người trong nhà biết đi …
    - Dạ.
    Tiếng của một người con gái vang lên … rồi giọng của mọi người hòa tụng theo. Tôi nghĩ có lẻ đây là cô thứ tám. Cô Tám cám cảnh “hôn nhân khổ” của chính cha mẹ, anh, chị của mình, mà cô quyết chí ở một mình, tu tại gia …
    - Thưa thầy, bây giờ tụi con phải làm sao nữa.
    Suy nghĩ đến nổi tiếc thương con của người mẹ và nổi oan ức “muốn tự tử” của người chị Tư, tôi muốn tất cả hãy buông xuống mọi nổi niềm để tiếp tục sống, để chiêu cảm một bài học “có đời sống sau khi chết”, rồi tìm cho chính mình “một cảnh giới để tái sanh” sau khi từ giã thế nhân này … Tôi cười nhẹ, vừa đủ cho gia đình yên tâm:
    - Bây giờ gia đình có muốn nói chuyện với anh Bảy không?
    Một giây như sững sờ …
    - Dạ muốn. Tụi con muốn chứ thầy … Thầy … thầy cho tụi con nói chuyện với anh Bảy đi thầy …
    - Mà … tôi nói anh Bảy đang ở đâu thì mọi người có sợ hay không chứ? Sợ rồi tối về không dám ngủ nữa chứ …
    - Không có đâu thầy…
    Hương trả lời:
    - Gia đình tụi con thương nhau lắm, anh Bảy là người anh dễ mến trong nhà, ảnh với chị Tám với con thân nhau lắm … Bây giờ ảnh như thế này … Cả năm trời, chị Tám con tụng kinh cho ảnh, cầu xin cho ảnh được đi tu học, đừng có quyến luyến thế gian nữa, … tụi con làm phước cho ảnh, làm đủ thứ cho ảnh hết thầy ơi, …
    - Được rồi …Vậy tôi nói nghe …
    - Dạ … thầy nói đi thầy …
    - Anh Bảy Hữu đang ngồi nơi chiếc ghế mọi người dành cho anh đó. Mời anh uống nuớc đi …
    Tôi nghe có tiếng ai đó khóc bật lên …
    - Bây giờ mọi người hỏi chuyện anh Bảy đi. Mọi người nói thì ảnh nghe. Anh trả lời lại … tôi nói cho mọi người nghe. Tôi làm “thông dịch viên”, gia đình tự nhiên đi …

    Buổi nói chuyện ngày hôm đó đã làm giải tỏa rất nhiều gút mắc trong tâm tư và suy nghĩ của từng thành viên trong gia đình. Anh Bảy xin lỗi ba mẹ về lối sống hư hỏng, không nghe lời ba mẹ khuyên răn để bỏ tật rượu chè, giờ gây nên cảnh “đầu bạc khóc đầu xanh”. Anh xin lỗi người vợ phải khổ vì những lần anh say xỉn, tuy anh không “rượu vào lời ra”, nhưng anh đã không làm tròn bổn phận của một chủ nhân trong gia đình … Anh xin lỗi tất cả những lỗi lầm mà “Bảy Hữu” đã làm ra, đã mang lại buồn phiền cho gia đình khi anh còn sống, và để lại đau khổ cho mọi người khi anh đã ra đi … Anh nói: “Có đời sống sau khi chết. Nếu như lúc còn sống mà con tin vào điều này, thì con đã sống khác đi rồi. Bây giờ hiểu ra thì đã muộn … Con đang sống rất là khốn khổ và đói khát. Con mong mọi người, ba mẹ, tất cả … hãy nhìn tấm gương của con mà sống …”

    Ngày hôm sau, Hương gọi điện thoại cho tôi:
    - Dạ con chào thầy.
    - Dạ, chào cô Hương.
    - Thưa thầy, anh Bảy con sao rồi thầy, ảnh đi chưa thầy, con biết là con làm phiền thầy, nhưng mà … tụi con thương ảnh quá, thành ra mấy chị … xúi con hỏi thầy, xem thầy thấy ảnh đi chưa …
    Tôi bật cười:
    - Tôi không có để ý ảnh đi hay ở … Thôi thì như vầy, gia đình cố gắng tạo nhiều phước đức, hồi hướng cho anh Bảy. Người quá vãng chỉ cần có phước báu do người thân hồi hướng đến. Phước báu là vật thực cho chúng sanh cảnh giới được no lòng. Một tuần nữa, anh Bảy được về núi. Vào ngày cuối của một tuần, nếu anh Bảy có thể làm, anh sẽ báo mộng cho gia đình là anh đi về núi. Tôi nói là: “Nếu anh có thể” nghe. Còn anh không làm được thì thôi đó!
    - Dạ, con đội ơn thầy nhiều … Ước gì trước khi ảnh đi, ảnh nói với tụi con một tiếng …
    Tôi cười:
    - Tôi cũng mong như vậy …

    Bảy ngày sau … Hương gọi tôi:
    - Thầy ơi thầy, hồi tối hôm qua, con nằm mơ, con thấy anh Bảy Hữu. Anh đi từ ngoài về nhà, ăn mặc bảnh bao, mặt mày tươi tắn, ảnh cười nói: “Ngày mai anh đi về núi”. Sáng ra, chị Tám cũng nói chị nằm mơ, thấy anh Bảy “dìa” nói: “Ngày mai anh đi về núi nghe Tám” … Cả nhà con mừng quá trời luôn thầy …
    Tôi cười …
    - Vậy à. Vậy mọi người vui rồi, không níu áo “tui” nữa nghe!
    - Hi hi … con xin lỗi thầy, tại ảnh chết bất ngờ, … rồi đủ thứ chuyện xảy ra, thành ra …
    - Tôi nói vui thôi mà.
    - Dạ con biết.

    Thời gian trôi qua …

    Cách đây khoảng ba tháng, Hương gọi điện thoại cho tôi:
    - Dạ con chào thầy.
    - Chào Hương.
    - Thưa thầy, hôm kia, con nằm mơ thấy anh Bảy Hữu. Ảnh đứng trên một con dốc, trong một căn nhà chòi bắng lá, ảnh nói với con, mà mặt ảnh buồn buồn: “Anh sắp đi rồi!". Con thức dậy, gọi điện thoại về nhà, thì chị Tám cũng nói là hồi hôm, chị Tám cũng gặp anh Bảy y chang như vậy. Tụi con lo quá nên con gọi thầy đây. Thưa thầy, anh Bảy sắp đi đâu hả thầy?

    Tôi im lặng. Một con người đã qua đời, đang trôi lăn theo dòng Nghiệp! Một chút ít phước báu đủ cho anh - thay vì lang thang, vất vưỡng, đói khát - lại được về trú ngụ trên vùng núi kia,… Nghiệp lực lại xoay! Anh sắp phải đi rồi …
    - Anh Bảy sắp đi tái sanh nữa rồi. Anh báo cho gia đình biết đó Hương.
    - Vậy hả thầy … rồi làm sao biết ảnh đi đâu hả thầy?
    - Tôi không biết. Chờ xem những giấc mơ kế tiếp, ảnh có báo tin gì nữa không …
    - Dạ. Có gì … con sẽ gọi cho thầy.
    - Dạ được.


    Gia đình Hương vừa có tang. Ba của Hương qua đời … Có lẻ sắp làm tuần thất thứ ba …
    Ngày ông mất, Hương có gọi báo tin cho tôi. Qua điện thoại, tôi góp lời cầu nguyện cho ông và dặn Hương có tin gì về ông, thì gọi cho tôi biết…

    Sau tuần thất thứ hai của ông, Hương gọi tôi:
    - Thưa thầy, hồi tối hôm qua, con nằm mơ thấy ba của con. Con thấy ba con bị giam trong phòng có song sắt. Vía con biết là ba con bị giam trong địa ngục. Ba con ngồi bó gối dưới đất, mặc chiếc áo kaki màu vàng, mà ba con thường hay mặc lúc còn sống. Con nhìn thấy ba con, mà ba con ngồi cúi mặt, ba không nhìn thấy con …Buồn quá thầy ơi … Còn chuyện này nữa thầy, cách đây mấy hôm, anh Hai con ảnh nằm mơ, ảnh thấy anh Bảy Hữu, mặc quần áo rách rưới, đi vô nhà kêu ảnh: “Anh Hai ơi, em đói quá! Em đang ở gần Hóc Môn, xa trên Hóc Môn …". Anh Hai con thức dậy mà ảnh run … Ảnh vội chạy qua nhà chị Tám, kể cho mẹ con với mọi người nghe. Anh Hai con là người không có tin ma, tin quỷ gì hết, mà trong lúc ảnh kể chuyện cho mọi người, ảnh nói: “Mình mẩy con mọc gai óc hết trơn. Thằng Bảy nói: Anh Hai ơi em đói quá …”
    - Hương có nhớ là cách đây mấy tháng, tôi có nói là anh Bảy sắp đi nữa không? Anh ăn mặc rách rưới và than đói, thì cảnh tái sanh của anh có thể là ngạ quỷ đói, hoặc là tái sanh làm người trong gia đình rất nghèo khổ ở Hóc Môn …
    - Dạ có. Con với chị Tám nhớ lời thầy nói là anh Bảy sắp đi tái sanh. Con với chị cũng bàn với nhau như thầy vừa nói vậy. Làm sao giúp ảnh hả thầy?
    Tôi nén tiếng thở dài, hiểu tâm trạng người em gái thương anh, tôi nhỏ giọng, cố gắng giải thích với Hương:
    - Hương à. Anh Bảy với cuộc sống lúc sanh tiền như thế nào, khi qua đời, anh phải tái sanh theo Nghiệp đã tạo. Cho dù tôi “có thể” dõi theo từng kiếp sống anh Bảy đi qua, nhưng tôi “không thể” làm như vậy được. Tôi không thể theo một con người từ kiếp sống này qua kiếp sống khác … Hương có hiểu điều này không?
    - Dạ … con nghĩ … nếu như anh Bảy tái sanh vô gia đình nghèo khổ rách rưới, tụi con tìm tới cho ảnh quần áo lành lặn … để vậy … tội quá thầy …
    - Tôi hiểu. Chỉ trong một khoảng thời gian chưa đầy 3 năm, anh Bảy đã luân hồi qua hai kiếp sống … Chờ xem … nghe Hương ...
    - Dạ ...

    Câu chuyện "Anh Bảy Hữu” vẫn chưa kết thúc …

    Chúc các Bạn an lành

    Ngày 16 tháng 03 năm 2012
    Trân trọng
    CUUBAOLONG
    Last edited by CUUBAOLONG; 16-03-2012 at 12:54 PM..
    Last edited by vo minh cau dao; 22-03-2012 at 12:38 AM.
    Thiên đường hửu lộ vô nhân vấn
    Địa ngục vô môn, hửu khách tầm

    :thinking: :prayingpraying:2

  12. #12

    Mặc định

    Chỉa bài tiếp nghe bà con




    Tiếp theo và hết "Bịnh Tâm Thần 30 Năm Do Phi Nhân"

    Sáng thứ sáu …

    Tôi dậy sớm, nhưng không đi ra ngoài phòng thờ. Tôi giữ yên cho Thanh Như được ngủ thêm chút nữa. Những người mà có phi nhân “hành” như thế này, chỉ có thể ngủ lịm vào lúc gần sáng mà thôi. Bởi vậy, vừa chợp mắt một cái, thì cái đồng hồ báo thức nó … thức rồi! Phải “bò” dậy! Mệt ngất ngư!

    Hơn 8 giờ sáng, tôi nghe tiếng mở cửa từ căn phòng của Như. Dành thời gian cho cô tự nhiên với những sinh hoạt bắt đầu của một ngày, tôi tiếp tục làm việc. Hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn cho cô 4 cách niệm khi “mũi ngửi”, “miệng nếm”, “thân đụng chạm”, và “ý suy nghĩ’.

    Tôi đếm ngón tay: “Một, mắt thấy sắc; hai, tai nghe tiếng; ba, mũi ngửi hương; bốn, lưỡi nếm vị; năm thân xúc chạm; sáu, ý suy nghĩ.” Xong, sáu căn tiếp xúc sáu trần.

    Phải ghi nhận, phải niệm ngay cái chổ mà CĂN “xúc” TRẦN! Ghi nhận ngay chổ “xúc”, tiếp giáp, chạm, đụng giữa căn và trần! Nếu tâm kịp ghi nhận XÚC, thì tâm buông ngay – tâm không THỌ. Còn như, ngay cái chổ XÚC đó đó, tâm không kịp ghi nhận, là tâm thọ ngay. Một khi mà tâm thọ rồi là Ý THỨC lăng xăng làm việc, cái kho TƯỞNG bung cửa ra, HÀNH cũng nhấn ga chạy … cứ chăm chăm vô THỌ mà phân tích, ngắm nghía, so sánh, chọn lựa: “thích”, “không thích”; “muốn”, “không muốn”. Tâm xao động là đây. Tâm phản ứng là đây! Phiền não là đây!

    Chưa đủ. Thích thì vừa lòng toại ý - tâm vui. Không thích thì tức tối, bực bội - tâm giận. Không thích thì đẩy ra, cố gắng mà loại ra cho bằng được - TÂM SÂN. Thích thì lấy vô, cố gắng mà lấy vô, mà ôm vô cho thiệt là nhiều - TÂM THAM. Vậy là THỌ đã là duyên sanh ÁI, THỦ, HỮU!
    Phải dừng thôi! Phải dừng lại từ “xúc” thôi! Không dùng tâm ghi nhận, không dùng TÂM BIẾT: “XÚC”, là phiền não sanh lên trong tâm, rồi ÁI, THỦ, HỮU …(nói luôn, SANH, GIÀ, CHẾT)

    Vậy đi!
    Muốn tâm không sợ hãi, muốn tâm không phản ứng, muốn tâm quân bình, muốn tâm không xao động, nhất định là phải thường xuyên GHI NHẬN nơi XÚC khi CĂN tiếp xúc với TRẦN và NIỆM TÂM!

    Tôi lẩm nhẩm, tính toán: “ Lục Căn là Nhãn, Nhĩ, Tỉ, Thiệt, Thân, Ý. Lục Trần là Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Vậy, “Niệm Tâm” tính vô thành điều thứ bảy đi. Mần lại: Một, mắt thấy sắc, niệm: “thấy, thấy”. Hai, tai nghe tiếng, niệm: “nghe, nghe”. Ba, mũi ngửi mùi, niệm: “mùi, mùi”. Bốn lưỡi nếm vị, niệm: “vị, vị”. Năm, thân đụng chạm, niệm: “cảm giác, cảm giác”. Sáu, ý suy nghĩ các pháp, niệm “suy nghĩ, suy nghĩ”. Bảy, niệm Tâm Phản Ứng”. Xong!

    Khi tôi ra ngoài phòng ăn, cô Như đang làm thức ăn sáng trong bếp. Vừa sắp xếp dĩa bánh mì, cô vừa nói:

    - Chào thầy. Con làm thức ăn sáng cho thầy luôn đây. Không thấy thầy ra, con tính ăn trước. Sáng nay con thấy đói bụng.
    Tôi mỉm cười:
    - Chào cô, hồi tối thức “coi hát” cả đêm, nên giờ cô đói bụng sớm há!
    - Ủa, sao thầy biết con thức cả đêm?
    - Tôi nói vui. Cô đi đâu thì đoàn làm phim kéo theo đến đó, chiếu toàn phim kinh dị cho cô coi thôi mà!
    - Thiệt thầy, con niệm quá chừng luôn. Con cũng sợ lắm, nhưng mà con ráng không có la lên, con sợ làm phiền thầy…
    - Tôi đã dặn có gì thì gọi cho tôi rồi mà …
    - Con biết … nhưng mà con cũng phải ráng …
    - Ráng … được tới sáng … là cũng đáng … lắm rồi.

    Tôi giả bộ nhấn giọng cho Như cười. Thiệt, Như buông dĩa bánh lên bàn mà kha kha kha, khà khà khà một tràng. Tội thiệt!

    Tôi bảo Như đến ngồi ăn sáng nơi chiếc bàn ăn, để tôi chỉ cho Như học và hành “chánh niệm”, “ghi nhận”, “niệm tâm” trong việc “ăn sáng” và trên … “cái dĩa bánh mì”. Tôi nói:

    - Rồi. Bây giờ Như bắt đầu ăn đi. Nhớ, “cái gì vô mắt, niệm thấy”, “cái gì vô tai, niệm nghe”, “cảm giác ra sao, niệm cảm giác”. Ba điều hôm trước đó, “thấy, thấy”, “nghe, nghe”, “cảm giác, cảm giác”. Như thực hành “trong lúc ăn bánh mì” nghe! Một, hai, ba.

    Nhìn vẻ mặt của Như “ngớ” ra khi nhìn vô … cái dĩa bánh mì. Tôi nín cười.

    Tôi chăm chú với phần ăn sáng. “Biết”, “Biết”, “Biết” rất nhanh.

    Như cầm bánh mì lên, ngần ngừ trước khi đưa lên miệng. Cắn một miếng, cô để bánh trở lại dĩa, rồi nhai … Cái vẻ mặt “đi tìm” “thấy”, “nghe”, “cảm giác” của cô làm tôi phì cười. Như cũng cười lỏn lẻn:
    - Hi hi … Con không biết “niệm” thầy ơi …
    - Không sao. Ăn cho đỡ đói đi, rồi tôi sẽ nhắc lại cho Như niệm.

    Tôi chờ cho Như ăn được hai phần ba ổ bánh mì rồi, tôi bắt đầu nhắc nhở:

    - Tôi sẽ nói từ từ, để cô Như suy nghĩ điều này: Như làm những việc “ăn” trong đời đã quá là quen thuộc, quen thuộc đến mức độ Như ăn mà Như “không biết” “ta đang ăn”. Khi Như không biết Như “đang ăn”, thì trong lúc đang ăn đó, Như suy nghĩ cái gì?
    - Ư …con … cũng không nhớ nữa? Hình như con nghĩ: “Ở đây đỡ sợ hơn ở nhà”
    - Rồi gì nữa?
    - Rồi … “… mà đâu có phải ở đây hoài được đâu, về nhà rồi … làm sao ta?”
    - Như suy nghĩ như vậy rồi có thấy sợ không?
    - Dạ có.

    - Vậy đó. Khi mà Như không biết ngay bây giờ, ngay tại đây, ngay hiện tại, HIỆN TẠI ĐANG LÀ, thì suy nghĩ của Như lập tức rời hiện tại, trở về QUÁ KHỨ, hướng tới TƯƠNG LAI. Nếu Như biết cách giữ tâm, kiểm soát tâm, BIẾT, biết ĐANG LÀ, ý thức không khởi, không suy nghĩ. KHÔNG SUY NGHĨ thì không có chuyện quá khứ, không có chuyện tương lai (ở trong tâm). Tâm biết “cái đang là”. Tâm sống nơi “hiện tại”. Tâm không buồn. Tâm không vui. (theo quá khứ và tương lai). HIỆN TẠI LẠC TRÚ là vậy.

    Nhìn Như đang chăm chú lắng nghe, vẻ mặt cô từ đăm chiêu chuyển sang thư thái, tôi biết tâm cô vừa nhận ra một điều mới lạ … Tôi mỉm cười:

    - Bây giờ … “xé nháp” làm lại. Như để bánh mì vô dĩa đi. Bây giờ Như nhìn vô dĩa bánh mì. Như thấy gì?
    - Thấy … bánh mì.
    - Có niệm: “thấy, thấy” không?
    - Ủa, thấy bánh mì là niệm: “thấy, thấy” hả thầy?
    - Mắt thấy sắc, niệm: “thấy, thấy”. “Sắc” bây giờ là bánh mì đó!
    - À … con biết rồi.
    - Vậy đó… Tiếp nghe. Như thấy gì nữa?
    - Cái dĩa.
    - Niệm đi.
    - “thấy, thấy”
    - Gì nữa?
    - Cọng ngò.
    - Niệm đi.
    - “Cọng ngò” … cũng niệm nữa hả thầy.
    - Ha ha … thì “cọng ngò” là “sắc”. “Mắt thấy Sắc niệm: “thấy, thấy”. Có một “bài” thôi. Nói chữ “Mắt thấy Sắc” cho dễ nhớ, chứ thật ra phải là “Mắt tiếp xúc với Sắc”.
    - Ha ha … vui há thầy. Trời! Hồi đó giờ mắt mình nhìn biết bao nhiêu thứ, mà mình đâu có biết mình “thấy” trời!
    - Ha ha … còn nhiều cái vui nữa. Tiếp nghe. Như nhìn vô dĩa bánh mì đi, nói cho tôi nghe Như thấy được những gì …
    - Bông trên cái dĩa. Miếng khét trên bánh mì. Miếng dưa chuột… Hết rồi thầy.

    - Đúng rồi. Vui không. Có cái dĩa đựng khúc bánh mì, mà tới bao nhiêu “sắc” cho mắt tiếp xúc rồi đó. Mỗi một tiếp xúc giữa “mắt” với “sắc”, hành giả, là Như đó, “ghi nhận”, hay là “niệm”, hay là “biết” sự tiếp xúc đó. “Biết” cái này là “bánh mì”, “cái dĩa”, “cọng ngò”, “bông”, “miếng khét”, “dưa chuột” là cái biết của NHÃN THỨC, tức là “tâm nhận biết sắc qua cửa mắt”.

    - Hay há thầy. Con bắt đầu “hiểu hiểu” ý của thầy dạy con “niệm thấy” để làm chi rồi …
    - Tốt. Bây giờ Như lấy bánh mì lên đi.

    Như cầm bánh mì lên tay, nhìn tôi chờ đợi. Tôi cười:

    - Như biết Như “đang cầm bánh mì” không?
    - Dạ biết.
    - Nói cho tôi nghe Như “biết” gì?
    - Dạ thì … con biết con … cầm bánh mì thôi.
    - Cầm là giữ bánh mì nằm trên tay là xong há!
    - Dạ … chứ … sao nữa thầy?
    - Như chú ý “tay cầm bánh mì” đi. Như “biết” gì?
    - Bánh mì … cứng cứng, nhám nhám trong tay con.

    - Phải rồi. Như “biết” “cứng cứng”, “nhám nhám”. Đó là cái biết của THÂN THỨC, tức là “tâm nhận biết xúc qua cửa thân”. Nguyên khối thân này gọi là “Thân”. Bất cứ cái gì chạm vô thân, tạo nên cảm giác, gọi là “Xúc”. Bánh mì chạm vô lòng bàn tay. Lòng bàn tay là “thân”, bánh mì là “xúc”. Thân đụng chạm, niệm: “cảm giác, cảm giác”. Vậy, Như vừa nhận ra “cứng cứng”, nhám nhám” thì niệm “cảm giác, cảm giác”, niệm ngay chổ “chạm” giữa tay và bánh mì đó. Như hiểu chổ này chưa?
    - Con hiểu rồi. Thì ra là vậy … Hồi đó giờ, con làm cái gì cũng hời hợt quá, không chú ý vào việc mình đang làm một chút nào cả …

    Như ngã lưng vô ghế, thở cái khì. Mắt nhìn vô bàn tay cầm bánh mì, Như khám phá “bí mật” kiểm soát tâm …

    - Nó “nặng nặng” nữa thầy.
    - Đúng rồi, Như niệm đi.
    - “cảm giác, cảm giác”.
    - Gì nữa?
    - Hết rồi thầy.
    - Hết rồi thì thôi.
    - Ha ha …
    Như khoái chí cười ha ha. Hiện tại lạc trú.

    Tôi cười:

    - Bây giờ, tôi sắp xếp những điều “Ghi Nhận”, mà tôi hướng dẫn cho Như hôm thứ hai tuần trước và buổi sáng hôm nay, vô thành một bài thực tập. Tôi đặt tên là: “Niệm Tâm: Hiện Tại Lạc Trú”. Tôi dùng vài thuật ngữ Phật Học cho Như làm quen với chúng. Những chữ này là Ngũ Uẩn, Danh Sắc, Tứ Đại, Thân và Tâm, Lục Căn, Lục Trần, Lục Thức, Tứ Niệm Xứ: Thân, Thọ, Tâm, Pháp, và Chánh Niệm. Tôi cố gắng chỉ lấy những ý nghĩa nào áp dụng được vào “Niệm Tâm”, mà nói với Như thôi. Sau này, Như có nghe thuyết pháp hay đọc kinh sách, Như sẽ hiểu rỏ hơn những ý nghĩa của chúng.

    Như đặt khúc bánh mì vào dĩa, sửa lại dáng ngồi, nghiêm túc chờ đợi. Tôi hoan hỷ bắt đầu:

    - Nguyên khối “con người” này đây thường được gọi với hai cách là thân Ngũ Uẩn, hay thân Tứ Đại. “Ngũ” là năm, “Uẩn” là khối. Thân người do 5 khối họp lại, đó là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Từ “Danh Sắc” dùng để chia Ngũ Uẩn ra hai phần: Danh và Sắc. Phần Danh gồm có Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Phần Sắc, gọi là “Tứ Đại”, gồm bốn yếu tố Đất, Nước, Gió, Lửa hợp thành. Cô Như hiểu được những chữ này chưa?
    - Dạ, con có biết thân Tứ Đại là đất, nước, gió, lửa. Nhưng con chưa biết về Ngũ Uẩn.
    - Đúng rồi, chúng ta thường nói “tấm thân tứ đại” để nói đến sự dễ dàng thay đổi, dễ mất, dễ vỡ tan, vô thường, biến hoại của tấm thân này. Còn Ngũ Uẩn là để nhận thức tấm thân này nó hoạt động được là nhờ cái gì.
    - Vậy, nhờ cái gì thầy.
    - Dạ, nhờ vào TÂM.
    - Tâm. Con nghĩ tâm là để nói lên cái vui, buồn, giận, ghét, hỷ, nộ, ái, ố. Làm sao thân này hoạt động là do tâm hả thầy?
    - Đúng vậy. Hỷ, nộ, ái, ố, sầu, bi, khổ, ưu, não là những TRẠNG THÁI TÂM. Để tôi nói tiếp phần Ngũ Uẩn, rồi từ từ Như sẽ biết trạng thái tâm từ đâu mà có nghe.
    - Dạ thầy.

    - Ngũ Uẩn là Danh Sắc. Danh là “Tâm”. Sắc là “Thân”, cho nên Như sẽ nghe hai chữ “Thân Tâm” trong thực hành Tứ Niệm Xứ. “Tâm” giảng giải theo Vi Diệu Pháp có nhiều tên gọi. Chúng ta không cần phải biết tất cả các loại tâm đó. Chúng ta chỉ hiểu trong giới hạn là tâm làm cho thân này hoạt động. Thân này có đi, đứng, nằm, ngồi được đều do tâm. Thân này có thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng chạm, suy nghĩ được đều do tâm. Không có tâm, thân bất động. Một người gọi là chết, tức là tâm đi ra khỏi thân, tâm rời khỏi thân, thân nằm xuống, bất động.

    Tôi ngừng lại, xét chừng Như hiểu đến đây chưa. Thấy cô im lặng, tôi tiếp:

    - Tâm hoạt động ở trong thân, và ta nhận biết được tâm với những chữ Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỉ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức, Ý Thức - được gọi là Lục Thức. Hiểu nôm na “Thức” là “Biết”. Vậy “tâm biết” gì nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý? Khi mắt thấy sắc, tâm biết “sắc”, gọi là Nhãn Thức. Khi tai nghe tiếng, tâm biết “âm thanh”, gọi là Nhĩ Thức. Khi mũi ngửi mùi, tâm biết “hương”, gọi là Tỉ Thức. Khi lưỡi nếm vị, tâm biết “vị”, gọi là Thiệt Thức. Khi thân xúc chạm, tâm biết “xúc”, gọi là Thân Thức. Và, khi ý suy nghĩ, tâm biết “pháp”, gọi là Ý Thức. Sáu chữ Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp gọi là Lục Trần. Đơn giản, khi “Lục Căn” tiếp xúc với “Lục Trần” TÂM BIẾT tại 6 nơi, đó gọi là Lục Thức. Cô Như đã hiểu Lục Căn, Lục Trần, Lục Thức là như vầy chưa?

    - Con hiểu rồi thầy. Hay quá thầy. Mình sống thì mình cứ thấy đủ thứ, nghe lung tung thôi, chứ đâu có để ý tại sao mình thấy, tại sao mình nghe, cứ tưởng có con mắt thì là thấy, có lổ tai thì là nghe thôi, chứ đâu có biết có phần tâm làm việc để mà thấy, để mà nghe đâu há thầy.

    - Đúng vậy đó cô Như. Đức Phật dạy cho chúng ta thấy rỏ về cái Tâm và sự hoạt động của tâm, và TU TÂM. Chứ còn cái thân này … chỉ là một tập hợp đất, nước, gió, lửa, không có gì hết!

    - Vậy, hỷ, nộ, ái, ố, sầu, bi, khổ, ưu, não là những trạng thái tâm, mà khi nãy thầy nói đó, từ đâu mà có trong tâm vậy thầy?

    - Đó là do khi “căn” tiếp xúc với “trần”, mà ta không kiểm soát nơi “tiếp xúc” đó cô Như. Một khi ta không kiểm soát ngay nơi tiếp xúc (giữa căn và trần), thì tâm sẽ “thọ” trần, tâm sẽ “suy nghĩ” về trần, tâm sẽ phản ứng với “cảm thọ”, rồi từ đó sanh lên hỷ, nộ, ái, ố, sầu, bi, khổ, ưu, não trong tâm.
    - Không kiểm soát là sao hả thầy?
    - Mấy hôm nay cô làm sự kiểm soát rồi đó.
    - Con làm …

    - Đúng rồi. Mấy hôm nay cô đang làm 3 sự kiểm soát “thấy”, “nghe” và “xúc chạm”. “Ghi Nhận”, hay “Niệm” trong thực hành Tứ Niệm Xứ, gọi là “Chánh Niệm”. Tôi dùng thêm chữ “Kiểm Soát” cho nó mạnh hơn. Kiểm soát ngay, để “trần” không lọt vô tâm! Chánh niệm: “thấy, thấy” là tâm kiểm soát “tiếp xúc” giữa mắt và sắc, là chánh niệm “sự thấy”. Chánh niệm: “nghe, nghe” là tâm kiểm soát “tiếp xúc” giữa tai và âm thanh, chánh niệm “sự nghe”. Chánh niệm: “cảm giác, cảm giác” là tâm kiểm soát “tiếp xúc” giữa thân và xúc, chánh niệm “sự xúc chạm”… Cô hiểu thế nào là Chánh Niệm chưa?

    - Con hiểu rồi thầy. Chậc, thiệt là … lạ há thầy!

    - Lạ vậy đó! Còn 3 sự kiểm soát nữa: “ngửi”, “nếm”, và “suy nghĩ”, là đủ cho 6 phận sự Chánh Niệm khi Lục Căn tiếp xúc với Lục Trần. “Niệm Tâm” cũng là niệm tại 6 chổ này - niệm Lục Thức - mà Niệm Tâm cũng là niệm Tâm Phản Ứng (nếu có). Tôi tính “niệm tâm phản ứng” thành số 7 trong bài: “Niệm Tâm: Hiện Tại Lạc Trú”. Nhưng, bây giờ chúng ta làm 6 việc thôi. Khi nào Như có tâm phản ứng, tôi sẽ chỉ chổ đó cho Như thấy và chỉ cho Như niệm cái tâm phản ứng. Như theo kịp không? Tôi nói có nhanh quá không? Điều gì Như chưa nắm rỏ, thì cứ dừng tôi lại, mà hỏi nhé!

    - Dạ, con theo kịp. Thầy nói tiếp đi.

    - Tuần tự có sáu sự ghi nhận:

    Một, mắt thấy sắc, niệm: “thấy, thấy”.

    Hai, tai nghe tiếng, niệm: “nghe, nghe”.

    Ba, mũi ngửi mùi, niệm: “mùi, mùi”.

    Bốn lưỡi nếm vị, niệm: “vị, vị”.

    Năm, thân đụng chạm, niệm: “cảm giác, cảm giác”.

    Sáu, ý suy nghĩ các pháp, niệm “suy nghĩ, suy nghĩ”.

    Hành giả phải ghi nhận luôn cả 6 điều này trong Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp khi thực hành Tứ Niệm Xứ. Trong Thiền Viện hay trong các khóa thiền, thiền sư khuyên thiền sinh làm chậm chậm. Làm chậm chậm là để chánh niệm cho được 6 cái chút chút này đó! Tôi lấy phần “Niệm Tâm” làm chính, tại vì khi sống trong đời, chúng ta luôn luôn phải tiếp xúc. Tôi là một khối Lục Căn. Tôi tiếp xúc với Như thì Như là một khối Lục Trần (đối với tôi rồi). Lục Căn tiếp xúc với Lục Trần, tâm luôn luôn phản ứng. Tâm phản ứng là tâm xao động, là phiền não. Niệm Tâm để bắt kịp sự phản ứng của tâm, để kịp “nhìn” tâm, để kịp cho tâm trở về sự quân bình. Một khi quen rồi thì đối với mọi tiếp xúc… tâm ít có “nhúc nhích”, tâm ít có phản ứng! Lỡ tâm bị nhúc nhích, thì chỉ cần “nhìn” tâm một cái thôi, là tâm yên trở lại rất nhanh! Phiền não qua rất nhanh!

    - Bây giờ … Như tiếp tục ăn bánh mì và “Chánh Niệm trong khi ăn”! Như chú ý vô ba điều còn lại là “ngửi”, “nếm” và “suy nghĩ” nhé! Bắt đầu.

    Như thận trọng cầm miếng bánh trở lên, thận trọng đưa lên miệng, thận trọng cắn bánh …

    Tôi cũng tiếp tục phần ăn của mình. Tôi nhớ lại một kinh nghiệm “Niệm Tâm” khi tôi đang thực hành Vipassana, tại Thiền Viện Shwe Oo Min, Miến Điện. Lúc đó vị phó Thiền Sư là Ven. Sayadaw U Tejaniya trực tiếp hướng dẫn phương pháp Cittanupassana Vipassana Meditation Method (Tâm quán niệm pháp) cho thiền sinh.

    Buổi tối hôm đó khoảng 8 giờ, tôi đi từ trong Dhamma Hall ra ngoài cửa trước. Tôi chăm chú vào từng bước chân đi. Đặt chân xuống bậc tam cấp, tôi bước dọc theo bậc thang, tiến về bên tay phải. Dừng chân, tôi ngước mặt nhìn lên trời. Miệng tôi bật liền: “Wow!". Ngay lập tức, tôi quay lại “nhìn” trạng thái tâm “vui” nơi lồng ngực. Nhìn thôi! Vui qua ngay. Chờ thêm một chút cho tâm hoàn toàn lặng yên, không còn một chút “vui” nào nữa hết, tôi “khởi tác ý” nhìn lên bầu trời, khởi tác ý hỏi tâm: “Tại sao tâm nói wow?”. Hỏi xong lặng yên. Không suy nghĩ. Tâm trả lời: “Nhiều sao, đẹp”. Không suy nghĩ. Tôi nhìn. Bầu trời đầy sao. Khởi tác ý, tôi hỏi: “Đẹp tại vì nhiều sao?”. Lắng yên. Tâm trả lời: “Phải". Khởi tác ý, tôi hỏi: “Ít sao thì không đẹp phải không?”. Lặng yên. Tâm trả lời: “Phải”. Trong khi “đang” đối thoại đó, tôi kiểm soát trạng thái tâm. Tâm lặng yên. Vậy đó. “Mắt thấy sắc” là tâm phản ứng ngay, “thích” “không thích” chi phối tâm ngay, và “cái giai đoạn từ mắt nhìn bầu trời, buột miệng wow, tâm vui” đã có một chuỗi nhân quả nhân quả nhân quả sanh diệt sanh diệt sanh diệt. Dừng lại nơi “Thấy”, ý thức không sanh! Tâm không sanh, không xao động, không phiền não. Thấy chỉ là thấy thôi!

    Tôi dừng sự hồi tưởng, quay qua nhìn cô Như. Miệng thì nhai nhai, mắt thì nhìn vào khúc bánh mì, vẻ mặt Như nghĩ ngợi. Tôi mỉm cười: “Cái mặt như vầy là đang lạc vào mê hồn trận của quá khứ, tương lai rồi đây". Tôi cười nói:

    - Rồi, “học trò” trả bài đi.

    Tiếng tôi nói nhỏ, nhưng làm Như hơi giựt mình. Ký ức là vậy. Một khi vô tình làm bung ổ khóa cái kho ký ức là tâm chui vào, tâm tìm tòi, lục lọi mọi thứ tư tưởng củ, kiến thức mới, lý thuyết học, kinh nghiệm hành. Tâm như một đứa trẻ trốn mẹ, chui vào cái kho sau nhà, rồi tha hồ lục lọi, tìm tòi, tha hồ cầm, nắm, săm soi, bưng lên, bỏ xuống mọi món đồ củ, mọi thứ đồ mới mà mẹ đã mang cất vào kho. Đứa trẻ vui buồn với những món đồ củ, mới ở trong kho như thế nào, thì tâm vui buồn theo suy nghĩ về quá khứ và tương lai cũng dường thế ấy, miên man, … bất tận, …

    Như nhỏ giọng:

    - Con xin lỗi thầy, sao con cứ suy nghĩ hoài về những chuyện đã đi qua. Con không tập trung vào hiện tại được. Con chạy vạy mấy mươi năm rồi, mà không gặp nơi nào cho con được bình yên. Hôm nay ngồi chổ này, chung quanh êm ắng, tâm con cũng được một chút nhẹ nhàng. Ít nhất là nãy giờ con không có thấy tụi nó ra phá con. Mọi ngày không có được như vầy đâu. Con vô tới tiệm, ngồi làm móng tay cho khách, mà tụi nó còn chui ra nhảy nhót la hét nữa mà … Bởi vậy, con cứ suy nghĩ lang mang từ chuyện này, sang chuyện khác …

    - Tôi hiểu mà cô Như. Suy nghĩ là một chức năng của tâm. “Ý thức” đó cô Như. Dùng chữ “chức năng” cho dễ hiểu nghe cô Như. Tâm có những chức năng làm cho thân và tâm hoạt động. Đi, đứng, nằm, ngồi gọi là Tứ Oai Nghi của thân. Xoay người, cúi người, giơ tay lên, đưa chân xuống, gật đầu, cười, nói, … gọi là Tiếu Oai Nghi của thân (theo tứ oai nghi). Còn nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức là 6 chức năng của tâm. Như vậy, tuy tâm không hình tướng, chúng ta vẫn nhận ra “tâm” được, chúng ta vẫn “thấy” “tâm hoạt động” được qua những oai nghi (của Thân) và lục thức (của Tâm) đó cô Như. Sự hoạt động này gọi là Hành trong Ngũ Uẩn, nhưng mà chúng ta không cần biết điều đó. Chỉ cần biết “thân đây”, “tâm đây” là đủ rồi!

    Như cúi mặt suy nghĩ. Biết cô hối hận vì cứ mãi để tâm vương vấn với những chuyện quá khứ u buồn, tôi cười:

    - Rồi, mần lại … Như chú tâm cắn một miếng bánh mì, chú tâm nhai một hồi đi, tôi sẽ hỏi, cho Như nhận biết “chánh niệm trong khi ăn” là như thế nào.

    Như cười rồi đưa bánh mì lên miệng …

    Tôi thầm nói: “Sức mạnh của tâm ghi nhận, của chánh niệm, chính là lưỡi dao bén cắt đứt ngay sợi dây phiền não - nối giữa căn và trần – “Căn” là căn thôi. “Trần” là trần thôi. “Xúc” là xúc thôi. Không “nối” thì không ý thức! Không nối thì không “sanh”! Không sanh thì không “diệt”! Không sanh thì không phiền! Có mà không! Không mà có!”

    Tôi hỏi Như:

    - Như quan sát được điều gì trong lúc “nhai bánh mì”? Chú tâm nhai đi, ghi nhận được điều gì, nói ra điều đó. Thực tập thôi, không có gì làm Như phải lo lắng.
    - Dạ, con thấy … bánh cứng.
    - Đúng rồi, niệm: “cảm giác, cảm giác”
    - “Cảm giác, cảm giác”
    - “Nóng”, “lạnh”, “cứng”, “mềm” đều là cảm giác xúc chạm của “thân căn” với “xúc trần” do Thân Thức nhận biết trong miệng. Cho nên ghi nhận “cảm giác, cảm giác” thôi, không phân biệt cứng, mềm gì hết. Rồi gì nữa?
    - Dưa chuột có mùi thơm.
    - Đúng rồi, Như niệm sao?
    - Ư … “mùi, mùi” … Đúng không thầy?
    - Đúng rồi. Mũi ngửi hương, niệm: “mùi, mùi”. Tiếp tục …
    - Dòn, dòn … dòn, dòn niệm sao bây giờ hả thầy?
    - Như biết dòn qua lưỡi hay qua tai?
    - Con biết dòn qua lưỡi trước, khi thầy hỏi thì con nghe dòn qua tai.
    - Đúng rồi, dòn dòn mà là “cứng cứng nơi răng cắn vào” là Thân Thức, niệm: “cảm giác, cảm giác”. Dòn, dòn mà là “âm thanh rạo rạo nghe nơi tai” là Nhĩ Thức, niệm: “nghe, nghe”.
    - Mèn ơi, hay quá há thầy. Con thấy khoái khoái mấy cái chánh niệm này rồi đây. Chú ý vô mấy cái niệm này riết rồi, đâu có thì giờ mà suy nghĩ quá khứ nữa há thầy.

    - Sàdhu. Đúng là như vậy. Chánh niệm, “chú ý vô mấy cái niệm” là để tâm luôn ở trong hiện tại, ngay bây giờ. Tâm “chơi” với những cái “đang là”. Tâm không có thì giờ quay về quá khứ. Tâm không có thì giờ hướng tới tương lai.

    - Hay quá! Để con tìm tiếp nghe thầy … Cay. Thầy ơi cay. Con niệm … “vị, vị”. Xuýttt … Con nhai nguyên miếng ớt, cay quá, è!

    Như nói xong, vội đưa tay lấy ly nước, đưa lên miệng uống … Tôi cười:

    - Cô Như uống nước có chánh niệm không?
    - Hả … con lo uống cho nhanh … con có chánh niệm gì đâu … Ái dà …

    - Khi có ý khởi “muốn uống nước”, niệm: “suy nghĩ, suy nghĩ”. Đưa tay “chạm” vào ly, niệm: “cảm giác, cảm giác”. Tay mát, niệm: “cảm giác, cảm giác”. Bưng ly “chạm” vào môi, niệm: “cảm giác, cảm giác”. Nước “chạm” vào lưỡi, niệm: “cảm giác, cảm giác”. Nước “mát”, niệm: “cảm giác, cảm giác”. “Nuốt” nước, niệm: “cảm giác, cảm giác”. Nước “mát trôi” xuống cổ, niệm: “cảm giác, cảm giác”. Tất cả đều phải ghi nhận như vậy, để tâm luôn biết “hiện tại đang là”. Thực hành chánh niệm dễ mà khó, khó mà dễ là vậy. Tâm làm việc khỏi tầm kiểm soát của chúng ta. Tâm muốn làm điều này, tâm không muốn làm điều nọ. Tâm thích người này, tâm kéo họ vô. Tâm không người kia, tâm đẩy họ ra. Tâm lung tung, lang tang, chạy nhảy khắp nơi trong cái thân này. Tâm tự tung, tự tác, tạo ra mọi hành động thân, khẩu, ý của chúng ta. Kiểm soát được sự hoạt động của tâm là ta nắm được tâm, như tay nài chụp được giây cương, kềm lại con ngựa chứng vậy. Tâm trầm tĩnh, hành động trầm tĩnh, ngôn ngữ trầm tĩnh. Chúng ta kiểm soát được tâm từng ly, từng tí, chỉ qua “lục căn tiếp xúc lục trần”. Đơn giản vậy thôi!

    Tôi cười cười, nói:

    - Có một bài tập thôi. Tôi nhai qua, nhai lại như bò nhai cỏ vậy. Lúc nào tâm cũng no.

    - Dạ con hiểu. Đơn giản mà không đơn giản, tại vì mình làm cái gì cũng theo thói quen, làm cho nhanh, làm cho xong. Tay rửa chén mà cái đầu nghĩ "lát nữa đi chợ mua chai xà bông". Ngồi ăn cơm mà cái đầu nghĩ "hôm qua ăn cái bánh xèo mua ngoài chợ dỡ ẹt". Mình chẳng bao giờ chú ý vào việc làm ngay trước mắt, … Con hiểu nhiều rồi thầy. Con cám ơn thầy đã tận tâm, tận tình dẫn dắt cho con. Con sẽ cố gắng chú ý ngay trong những việc đang làm. Con sẽ cố gắng nhớ những lời thầy dạy.

    - Cố gắng lên cô Như. Tôi vươn lên trên đau khổ và vượt tâm sợ hãi cũng từ phương pháp Niệm Tâm này đây. Tôi đúc kết kinh nghiệm thành một bài thực tập ngắn cho cô. Tôi đi con đường này dài rất dài mới tới nơi. Đi qua rồi, tôi chỉ “ngỏ tắt” lại cho cô. Mong cô đi cho mau tới. Chỉ có vậy thôi.

    - Dạ, con cám ơn thầy.

    - Rồi. Trở lại cái chổ: “Cay. Thầy ơi cay. Con niệm … “vị, vị”. Xuýttt … Con nhai nguyên miếng ớt, cay quá, èee ...” Tôi chỉ cho cô Như thấy cái “tâm phản ứng” chổ này nghe.

    - Ngay cái chổ “lưỡi nếm vị, không kịp chánh niệm với vị, biết vị - Thiệt Thức – sanh tâm phản ứng, tâm xao động". Cô chú ý nghe.

    - Tâm phản ứng sanh lên rất nhanh. “Cay”. Khi vừa biết “Cay”, niệm: “vị, vị”; “Xuýtt” là “tiếng nói của tâm, nói là tâm nhận biết vị quá mạnh rồi”, đã là Thân Thức, niệm: “cảm giác, cảm giác”; “Cay quá” là tiếng tâm than lên “chịu không nổi rồi” trong suy nghĩ, đã là Ý Thức, niệm: “suy nghĩ, suy nghĩ”. Chữ “èee”… là “phản ứng tâm” đối với tất cả Thiệt Thức, Thân Thức, và Ý Thức; cho biết “tâm không thích cái vị đó”, “tâm không thích cái cảm giác đó”, “tâm không thích suy nghĩ” đó; Và “èee” là tâm muốn loại bỏ vị, loại bỏ cảm giác, loại bỏ suy nghĩ đó ra … khỏi tâm!

    - Cô Như nhận ra được chổ tâm phản ứng này không? Chỉ “một miếng ớt nhỏ làm miệng cay” thôi mà tâm phản ứng ra (qua một luồng tâm thức như vậy). Sống đụng chạm với thế gian này … tâm còn bị đốt cháy đến thế nào nữa!

    Như gật gật đầu. Tôi thầm mong cô ghi nhớ được bài thực tập này, để cô chụp bắt được tâm, ngay khi mắt cô tiếp xúc với những hình ảnh. Cho dù hình ảnh có là hình thù của yêu ma, quỷ quái, kinh dị, khủng khiếp đến như thế nào đi nữa, thì “sắc chỉ là sắc thôi”, và “thấy chỉ là thấy thôi”. Tâm không phản ứng khi mắt thấy sắc, tâm bình yên …

    Suốt ngày thứ sáu, tôi để cô Như tự nhiên nghĩ ngơi. Tôi chỉ khuyên cô: “Trong khi đang làm bất cứ công việc gì, cũng phải chánh niệm và xem tâm phản ứng”.


    Sáng thứ bảy …

    Ngày hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn cô Như thực tập thiền hành và tọa thiền theo Tứ Niệm Xứ. Ngoài việc phải chánh niệm, kiểm soát tâm trong sinh hoạt đời thường - giữ tâm tịnh trong Động, cô Như còn cần phải tọa thiền cho tâm được nghĩ ngơi - tịnh lâu hơn trong Tịnh.

    Có tiếng cửa mở nơi phòng cô Như. Nhìn đồng hồ đã hơn 9 giờ sáng. Tôi quen sống với tâm ít để ý đến thời gian, cho nên tôi thường quên bữa ăn. Đến khi nào cái bao tử “xuống đường đòi quyền tự do thực phẩm”, tôi mới biết là tôi quá là chủ nhân ông với nó …

    Tôi đi ra phòng ăn. Như chưa xuống bếp. Tôi bước ra phòng thờ, thắp nhang lễ Phật. Hôm nay thứ bảy, có lẻ sẽ có phật tử đến viếng chùa đây. Phật tử thường mang bông hoa và trái cây đến cúng Phật. Tôi mang trái cây trên bàn thờ xuống bếp. Sắp xếp dĩa trái cây tươm tất trên bàn ăn, tôi xắt mấy trái táo ra từng miếng mỏng, mang ra ngoài sân. “Sóc ơi sóc, ăn táo nè con”, tôi kêu mấy con sóc đang cong đuôi phóng qua, phóng lại trên những nhánh cây. Mấy chú nhỏ này nghịch lắm, cứ chơi “bịt mắt, bắt dê” trên nóc nhà. Khách mới đến Tu Viện cứ hết hồn bởi tiếng chân rầm rầm của chúng.

    Tôi trở vô nhà. Như đang đứng nơi bàn thờ Phật. Sắc mặt cô tươi tĩnh. “Bạn bè” cô có lẻ cũng hoan hỷ với chúng tôi … Yên được lúc nào, hay lúc đó!

    - Con chào thầy.
    - Chào cô Như. Cô ngủ được không?
    - Dạ con ngủ được đâu khoảng từ 10 giờ đêm. Đến khoảng 4 giờ sáng thì tụi nó kêu con dậy. Tụi nó nói: “Tụi tao muốn đi chơi. Tụi tao muốn mày đi theo”. Con nhớ rồi thầy. Hồi đó, con hay chạy trốn trong chùa, là tại vì có những ngôi chùa, khi con vào bên trong chánh điện, là tụi nó không vô được, tụi nó phải ở bên ngoài. Con trốn trong chánh điện cả ngày, không dám đi ra, không dám về nhà. Con xin đến chùa ở mà không được chấp nhận. Con khổ biết là bao nhiêu …

    - Từ từ cô Như. Từ từ mọi chuyện sẽ qua. Phần của cô là làm theo những gì tôi hướng dẫn để tự bảo vệ chính mình. Phần tôi, tôi làm được gì cho cô, cho chúng phi nhân, tôi sẽ làm. Nhẫn nại thì mới hòa giải được oan gia, oán thù. Họ có vui vẻ, có hoan hỷ xóa bỏ mọi oan trái cho cô, hoan hỷ xóa sổ nợ cho cô, thì họ sẽ ra đi thanh thản, họ không quay lại tìm cô nữa. Bây giờ, nếu tôi nóng ruột, nếu tôi muốn cô mau hết bịnh, tôi muốn cho xong chuyện, tôi muốn không mất nhiều thời giờ. Được. Tôi làm được. Họ đi ngay. Nhưng, kết quả cho tôi và cho cô mai này sẽ ra sao? Tôi kết oan trái với họ. Sợi dây oan trái giữa cô và họ đã rối một nùi, đến phiên tôi thắt thêm vô mấu gút. Chiến tranh giữa cô và họ chưa ngã ngũ, tôi đi gây chiến nữa rồi. Họ tính sổ cô trước. Mai này họ tính sổ với tôi sau. Bây giờ tôi đánh đuổi họ. Được. Họ đi, họ rời cô là tại vì họ thua tôi. Mai này thân tôi già, sức tôi yếu, là họ quay lại “thăm hỏi sức khỏe” tôi đó. Sống dỡ, chết dỡ đó cô! Phần của cô thì sao? Họ đòi mạng cô chưa được, mà họ đã bị đánh đuổi. Phải buông cô ra, thì họ buông. Ngày nào, cô không còn trong sự bảo vệ của tôi, thì họ sẽ làm cô điêu đứng gấp mấy lần họ đang làm từ trước đến nay. Thôi, cho là tôi có thể bảo vệ cô cho tới khi cô chết đi. Cô tái sanh nơi nào thì họ đến tìm cô nơi đó. Họ giết cô đời này không được, thì đời sau họ sẽ tìm giết cô. Xen vào bằng bạo lực, không hòa giải được oán thù truyền kiếp, cô Như à!

    Như im lặng. Tôi hiểu. Tâm tánh cô hiền hòa, chân chất, cô không có ý muốn hại chúng phi nhân. Ba mươi năm qua, cô chưa từng có ý nghĩ đi tìm thầy pháp thuật trị phi nhân. Cô chỉ tìm về Tam Bảo …

    Sau buổi điểm tâm, tôi bảo Như:

    - Hôm nay tôi hướng dẫn cho cô Như đi, đứng, ngồi, nằm trong chánh niệm nghe. Kiểm soát mọi hành vi thân, khẩu, ý thì tâm luôn luôn ở trong thân. Chủ nhà ngồi yên trong căn nhà của mình. Từ từ những “người” không có quyền sở hữu căn nhà phải đi ra thôi.

    Tôi bảo Như đi ra ngoài phòng khách. Tôi ngồi xuống ghế sofa, bảo Như ngồi nơi ghế đối diện. Tôn trọng pháp, cô ngồi xuống sàn, tựa lưng vào chiếc ghế sofa dài, bên tay phải của tôi. Tôi nhắm mắt, tìm lời diễn giải “Chánh Niệm Trong Tứ Oai Nghi” sao cho cô dễ dàng nắm bắt, hiểu lời giảng, đi vào thực hành. Tôi bắt đầu:

    - Tôi nhắc lại vài câu trong bài thực tập sáng hôm qua. Tứ oai nghi: đi, đứng, ngồi, nằm là bốn sự di chuyển chánh của thân. Tứ Niệm Xứ là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp. Trong tứ oai nghi, tâm được biết rỏ qua Thân Thức, cho nên chánh niệm, ghi nhận tâm cũng nơi Thân Thức, tức là “sự xúc chạm của Thân với bất cứ cái gì làm cho thân cảm giác (Xúc)”. Hiện giờ Như đang ngồi. Như chú ý vào sự tiếp xúc giữa bàn tọa và nền nhà, Như ghi nhận được điều gì không?
    - Dạ, con thấy nóng nóng.
    - Gì nữa?
    - Nặng nặng của thân xuống nền nhà.

    - Đúng rồi. Như ghi nhớ điều này: “Khi ngồi, chú ý ghi nhận sức nặng của thân, nơi bàn tọa, tiếp xúc với chổ ngồi. Thân Thức. Chánh niệm nơi thân thức đó mà ghi nhận mọi tiểu oai nghi trong khi ngồi. Ngồi lái xe, ngồi đánh máy, ngồi bán hàng, ngồi coi thể thao, ngồi làm sổ sách, ngồi nhổ cỏ, ngồi đọc sách, ngồi xem phim, ngồi nói chuyện, ngồi trong nhà vệ sinh, ngồi gội đầu, ngồi đánh răng, ngồi rửa mặt, ngồi lặt rau, ngồi vo gạo, ngồi nấu cơm, ngồi ăn cơm, ngồi rửa chén, ngồi rầy con, ngồi nghe pháp, ngồi thiền, … Trên căn bản oai nghi Ngồi, chánh niệm lục căn tiếp xúc lục trần và niệm tâm phản ứng”. Như nắm được không?

    - Hồi nãy, Như nói thấy nóng, vậy Như niệm sao?
    - “cảm giác, cảm giác”
    - Đúng rồi. Như có cảm giác là “mình đang ngồi vững vàng” không? Tâm đang ở trong Thân không?
    - Dạ có. Con cảm thấy mình rỏ ràng đang ngồi đây, đang nói chuyện với thầy, đang nhìn thầy, đang nghe thầy nói.
    - Tốt, đang gì nữa?
    - Ư … hết rồi thầy?
    - Đang hiểu tôi nói gì.
    - À … phải rồi thầy.

    - Như nhận thấy không? Ngồi mà “biết” ngồi, thì “biết”, “biết”, “biết” rất nhanh, “thấy”, biết; “nghe”, biết; “nói”, biết; “suy nghĩ”, biết. Chánh niệm rất nhanh phải không?
    - Dạ phải thầy.
    - Bây giờ đứng lên.

    Tôi đứng lên. Như đứng lên.

    - Như chú tâm vào hai bàn chân chạm xuống nền nhà. Như ghi nhận điều gì?
    - Con cũng thấy nặng nặng, trĩu trĩu xuống dưới hai bàn chân chạm trên nền nhà.

    - Đúng rồi đó. Như ghi nhớ điều này: “Khi đứng, chú ý ghi nhận sức nặng của đôi bàn chân tiếp xúc với chổ đứng. Thân Thức. Chánh niệm nơi thân thức đó mà ghi nhận mọi tiểu oai nghi trong khi đứng. Đứng bán hàng, đứng tính tiền, đứng giảng bài, đứng giảng thuyết, đứng chờ xe, đứng đợi bạn, đứng nói chuyện, đứng coi thể thao, đứng vệ sinh, đứng đánh răng, đứng rửa mặt, đứng tắm, đứng rửa rau, đứng vo gạo, đứng nấu cơm, đứng rửa chén, đứng rầy con, đứng nghe pháp, …Trên căn bản oai nghi Đứng, chánh niệm lục căn tiếp xúc lục trần và niệm tâm phản ứng”. Như nắm phần này chưa?

    - Con hiểu rồi thầy. Rỏ ràng quá thầy. Không có khó thầy à!
    - Đúng là không có khó. Giống như chơi thả diều vậy. Nắm sợi dây trên tay rồi, thì kiểm soát diều bay thôi.

    - Bây giờ bước đi. Cũng như oai nghi đứng. Khi di chuyển chân, chú ý ghi nhận mỗi bàn chân đặt xuống đất, chân trái, chân phải. Như bước đi đi, ghi nhận được gì?

    - Con thấy chân phải đặt xuống nhà cũng nặng nặng ở trong bàn chân, chân trái bước lên, đặt xuống cũng nặng nặng như vậy. Chân dỡ lên thì nhẹ hơn lúc chân đặt xuống.

    - Chính xác là như vậy. Nhắc qua thân tứ đại có bốn yếu tố Đất, Nước, Gió Lửa. Thiền Sư khuyên thiền sinh đi, đứng, nằm, ngồi chậm chậm, là để ghi nhận được bốn yếu tố này trong thân tứ đại đây. “Nhẹ” là gió. “Nặng” là “đất”, là “nước”. “Nóng, nóng” là lửa. Vậy đó. Cô Như hiểu Đất, Nước, Gió, Lửa là như vậy nghe. Mai này có đi vô khóa thiền, thì cô Như cũng biết Chánh Niệm đi kinh hành là đi làm sao.
    - Dạ, con biết rồi.

    - Vậy, Như ghi nhớ điều này: “Khi đi, chú ý ghi nhận sức nặng của từng bàn chân tiếp xúc với chổ đặt chân xuống. Thân Thức. Chánh niệm nơi thân thức đó mà ghi nhận mọi tiểu oai nghi trong khi đi. Đi chợ, đi shopping, đi gánh nước, đi bán hàng rong, đi từ bãi đậu xe vô nhà, đi từ bãi đậu xe vô hãng, đi lên cầu thang, đi qua lại trong nhà, đi bộ thể dục, đi dạo phố, đi dạo công viên, …Trên căn bản oai nghi Đi, chánh niệm lục căn tiếp xúc lục trần và niệm tâm phản ứng”. Như thấy dễ dàng chánh niệm quá phải không?

    - Dạ phải. Nhưng mà … nếu không được nghe thầy chỉ ra, thì thiệt là con không biết …

    - Hầu hết chúng ta đều KHÔNG BIẾT, không để ý chính cái Thân Tâm của mình. Mình lăng xăng gần hết đời người, mình biết đủ thứ chuyện trên đời, vậy mà chuyện xảy ra từng giờ, từng phút nơi cái thân, cái tâm của mình thì mình không biết. Đi vấp chân vô cái ghế, đau, tức, cằn nhằn: “Ai mà vô duyên, để cái ghế giữa đường”, mà không nhận ra “cái chân là cái chân”, “cái ghế là cái ghế”, “cảm giác là cảm giác”. Hết rồi. Tại sao lại giận? Ai giận? Tại sao phải la mắng ai kia? Ai … là ai? …

    - Phải đó thầy. Mấy con em ở trong tiệm, suốt cả ngày con nhức cái đầu vì nghe tụi nó la: “Đứa nào để cái thau nước ở đây?”, “Ai mang cái rổ tới chổ này, “Cái bà này khó chịu”, “Cái bà kia hà tiện”… Tụi nó chỉ có thấy người khác, chứ không có thấy bản thân mình.

    - Bây giờ cô Như biết cách Niệm Tâm, nghe cái gì cũng niệm: “nghe, nghe”, kiểm soát “tâm giận”, kiểm soát “tâm không thích”, kiểm soát “tâm khó chịu”. Chánh niệm quen rồi, thì tâm chỉ ghi nhận “biết” thôi, nhanh hơn “niệm” nữa. Rồi, cái cuối cùng. “Oai nghi nằm”. Ngồi xuống đây đi cô Như.

    Tôi ngồi xuống đất. Quen rồi. Trước khi làm việc gì tôi cũng khởi tác ý. Tác ý như luồng sức mạnh đẩy thân, khẩu, ý làm việc. Như cũng đã ngồi xuống trước mặt tôi. Tôi bắt đầu:

    - Thường là trước khi nằm xuống, ta ở tư thế ngồi rồi mới nằm, cho nên khi đang ngồi, Như chú ý sức nặng của thân. Thông thường, ta thường nghiêng người để nằm xuống. Vậy, nếu Như nghiêng người bên tay phải, thì Như chú ý vào nguyên phần vai và bắp tay bên phải, vai vừa chạm xuống chổ nằm, là Như ghi nhận ngay sức nặng của vai chạm xuống. Ngược lại, cho phần bên tay trái, thì Như chú ý nguyên phần vai và bắp tay bên trái. Rồi, Như bắt đầu nằm xuống đi.

    Như chú ý vào thân vai bên phải, ngã người nằm xuống. Cô cười:
    - Hi Hi … đúng rồi thầy. Nó trì nguyên phần thân bên phải xuống đất luôn … hi hi …
    Tôi vui với cái “hi hi” của Như. Đức Phật dạy khám phá “thế gian này” là vậy đó! Thân tâm là thế giới tự ngã! Quay lại với chính mình mà khám phá Thân Tâm!
    - Hi hi đã chưa. Tôi nói điều ghi nhớ cuối cho oai nghi nằm đây.
    - Dạ …

    Như vui vẻ ngồi lên. Chỉ còn “một trận cuối” trong ngày mai, là Như qua được khổ nạn này. Cô đâu biết, tôi đang giúp cô trang bị vũ khí lợi hại nhất, để vượt qua tâm sợ hãi: Niệm Tâm!

    - Như ghi nhớ điều này: “Khi nằm, chú ý ghi nhận sức nặng của một bên vai ngã xuống chạm vào chổ nằm. Thân Thức. Chánh niệm nơi thân thức đó mà ghi nhận mọi tiểu oai nghi trong khi nằm. Nằm đọc sách, nằm xem phim, nằm coi Ti -Vi, nằm nghe nhạc, nằm chơi game, nằm nói điện thoại, nằm nghe băng thuyết pháp, …Trên căn bản oai nghi Nằm, chánh niệm lục căn tiếp xúc lục trần và niệm tâm phản ứng”. Xong. Như có thắc mắc gì không?
    - Dạ không. Con theo kịp những lời thầy nói, tại vì con chú ý thân ngồi rồi con nghe, cho nên con hiểu rỏ lời thầy nói. Con nhìn thầy, con nghe, con biết được hết.
    - Rất tốt. Bây giờ đi chuẩn bị cơm trưa nghe. Cơm trưa xong, Như tự nhiên muốn nghĩ ngơi hay xem kinh sách gì cũng được. Đến 4 giờ, tôi hướng dẫn cho Như tọa thiền. Tọa thiền là cơ hội cho tâm nghĩ ngơi tĩnh lặng nhất. Tâm được nghĩ ngơi, tâm sẽ gom sức mạnh, rồi tâm sẽ làm được nhiều chuyện lớn. Một trong những chuyện lớn mà tâm làm là cho suy nghĩ sáng, sáng thành đèn trí tuệ xóa tan bóng đêm vô minh. Trước mắt tâm phải làm một chuyện là … đi nấu cơm!

    Kha kha kha … Như ngớ mặt ra rồi bật cười … Tôi cũng kha kha kha …

    Buổi cơm trưa Như ăn được ngon miệng. Miếng ăn, miếng uống có vẻ ngoan ngoãn trôi xuống cổ, Như và cơm, nhai, nuốt ngon lành. Cho cô thưởng thức bữa ăn, tôi không nhắc cô giữ chánh niệm. Nhìn cô, tôi biết chúng phi nhân cũng đã phần nào được hoan hỷ. Sắc mặt cô bớt màu sạm đen ở hai bên gò má. Đôi tròng trắng nhạt bớt màu vàng. Đôi tròng đen cũng sáng lên một chút. Cũng giống như cái bong bóng, một khi đã thổi phồng lên rồi, khi bong bóng xẹp xuống, cũng khó có thể trở lại kích cở ban đầu. Thân người có phi nhân nương trú cũng vậy, họ ở càng lâu thì thân càng thay đổi. Họ ra đi rồi vẫn để lại trên thân những tổn thất khó chỉnh trang.

    Sau buổi cơm trưa tôi trở về phòng. Ngã lưng xuống tấm trải giường trên đất, tôi nhắm mắt, hồi tưởng lại buổi trình pháp, sau khi tâm tôi nói tiếng: “Wow!" nơi Thiền Viện Shwe Oo Min …

    Ngày hôm sau tôi có giờ trình pháp với Thiền Sư. Trong buổi trình pháp, tôi trình bày, tôi đã niệm tâm qua tiếng “Wow”. Sư cười nói: “Con biết cách niệm tâm rồi đó!"…

    Tôi tiếp tục trình bày nhận thức của tôi về lợi ích của Niệm Tâm: “Teacher, con nhận ra được điều này. Trong đời sống giữa người với người, chúng ta luôn luôn phải tiếp xúc. Lục căn luôn luôn phải tiếp xúc với lục trần, rồi tâm phản ứng ra đối với những tiếp xúc đó. Tâm lúc nào cũng “nhảy ra” nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Thấy một cái là tâm nhảy tới mắt. Nghe một cái là tâm nhảy tới tai. Ngửi một cái là tâm nhảy tới mũi. Nếm một cái là tâm nhảy tới lưỡi. Xúc chạm một cái là tâm nhảy tới thân. Suy nghĩ một cái là tâm nhảy tới ý. Tâm làm việc suốt, suốt, suốt. Rất là mệt mỏi. Vậy mà … chỉ ngay cái chổ biết thấy, tâm dừng; biết nghe, tâm dừng; biết ngửi, tâm dừng; biết vị, tâm dừng; biết suy nghĩ, tâm dừng. Chấm dứt ngay tại chổ BIẾT. Cho nên, con nhận ra rằng, tuy Tứ Niệm Xứ là phải luôn luôn ghi nhận, luôn luôn niệm Thân, niệm Thọ, niệm Tâm, niệm Pháp. Nhưng Niệm Tâm là quan trọng nhất, để kiểm soát được sức phản ứng của tâm. Nếu như con ghi nhận (note) không kịp ngay chổ thấy, là tâm phản ứng (irritate) ngay. Con lập tức nhìn (look), nhìn vào cái tâm phản ứng. Lúc đó con tuyệt đối không suy nghĩ. Càng suy nghĩ bao nhiêu là sức phản ứng của tâm càng tăng cường độ bấy nhiêu. Tâm xao động, nhảy lên, nhảy xuống theo dòng suy nghĩ. Con phát hiện: “Không được suy nghĩ trong lúc đang có một trạng thái tâm xao động”. Tâm xao động như một ngọn lửa đang cháy. Suy nghĩ là bổi, là gổ, là củi. Suy nghĩ điều xấu, ác, bất thiện ví như củi mục, gổ hư. Suy nghĩ điều tốt, hiền, thiện ví như củi quế, gổ trầm. Lửa đang cháy mà đút thêm củi, quăng thêm gổ vào … chỉ làm tăng thêm sức hủy hoại của ngọn lửa. Gổ mục cháy tiêu. Gổ trầm cũng cháy tiêu. Tâm đang xao động, mà có tâm suy nghĩ, (ý thức) làm việc nữa, thì không khác nào bỏ thêm củi vào lửa. Cho nên, trong lúc niệm tâm phản ứng, con luôn luôn kiểm soát ý thức, tuyệt đối không dùng suy nghĩ! Có suy nghĩ khởi lên là con niệm: “suy nghĩ, suy nghĩ”, rồi con quay lại nhìn tâm phản ứng. Cứ như vậy … Thưa thầy, chỉ “nhìn” thôi, đừng suy nghĩ … nhìn … nhìn … tâm phản ứng dịu dần … dịu dần … rồi biến mất (disappear). Con nhìn “theo” thêm một chút nữa. Tâm hoàn toàn yên trở lại. Tâm bằng (equal) trở lại. Một trạng thái tâm xao động đến (arise) , hiện diện (stay), rồi đi (go away, disappear). Tùy “cái nhìn bén hay không bén” mà tâm xao động hiện diện “lâu hay mau”. Sự “hiện diện của xao động trong tâm” chính là phiền não thưa thầy!". Sư cười: “You are on the right way. Keep going!”

    Rời Thiền Viện, tôi về sống giữa tiếp xúc đời thường. Đụng biết đụng. Chạm biết chạm. Tôi vượt qua mọi đụng chạm. Tiến bước.


    Đồng hồ báo 4 giờ chiều.

    Chỉ còn một phương pháp nhẹ nhàng về hơi thở, để cho Như quán sát lúc tọa thiền nữa thôi, là tôi xong những việc cần phải làm cho cô ấy.

    Tôi và Như đến ngồi xuống nền nhà, trước bàn thờ Đức Phật. Tôi bắt đầu:

    - Hôm trước, tại nhà Như, tôi có hướng dẫn cô Như tư thế ngồi tọa thiền và phương pháp quán hơi thở rồi. Hôm nay, tôi nói cho Như thực hành tọa thiền Tứ Niệm Xứ, cũng chỉ có quán sát hơi thở vậy thôi, nhưng chú trọng đúng Thân, Thọ, Tâm Pháp. Hôm qua nay, Như đã biết, đã kinh nghiệm nhiều với Tứ Niệm Xứ rồi, chỉ còn nhắm mắt tọa thiền nữa là xong. Tôi lập lại những hướng dẫn hôm trước và sắp xếp tất cả những gì Như đã thực hành theo thứ tự, thành một bài thực tập, tôi đặt tên là: “Tọa Thiền Tứ Niệm Xứ”

    - Khi tọa thiền, hành giả ngồi xếp bằng, chân phải đặt trên chân trái; giữ lưng thẳng, không ưỡn, không khòm, cho khí lưu thông; đầu thẳng, bằng ngang hai vai, không hất lên, không cúi xuống; tay phải đặt trên tay trái, hai ngón tay cái chạm nhẹ vào nhau. Hít một hơi thở vô rồi thở ra mạnh, ép hết khí ra ngoài. Làm 3 lần như vậy để tống trược khí ra ngoài. Kiểm lại tư thế ngồi cho thoải mái. Nhắm mắt, chú tâm vào nơi chót mũi. Hít vào, thở ra. Bình thường thôi. Không cố gắng hít vào. Không cố gắng thở ra. Chỉ chú ý hơi thở ra, hơi thở vô nơi hai cánh mũi. Tôi giới hạn: chú tâm một khoảng nơi hai cánh mũi và nhân trung thôi. Hơi gió theo hơi thở vô chạm cánh mũi. Hơi gió theo hơi thở ra chạm cánh mũi. Chú tâm nơi chạm đó mà “biết” cảm giác (feeling) hơi gió chạm vào mũi. Không chú tâm theo chuyển động gió (movement) ra vào.

    - Lúc mới bắt đầu thực tập quán sát hơi thở, hành giả chú tâm nơi “cảm giác” hay “sự chuyển động”, đều kinh nghiệm những pháp, những ấn chứng giống nhau. Nhưng, cho đến một giai đoạn, quán sát “cảm giác” là Minh Sát; theo “chuyển động” là Thiền Định. Giống như chữ “Y”, lúc bắt đầu thì chung một điểm, đến một lúc chia hai hướng phải, trái rỏ rệt. Cho nên hành giả thực tập Tứ Niệm Xứ - Vipassana, phải làm phận sự rỏ ràng: Quán sát cảm giác hơi gió qua mũi thôi!

    - Hành giả làm việc quán sát hơi thở theo Tứ Niệm Xứ cũng niệm Thân, niệm Thọ, niệm Tâm, niệm Pháp. Tất cả 4 niệm này cũng từ quán sát nơi Lục căn tiếp xúc Lục Trần, mà có đủ. Vậy, phận sự hành giả Minh Sát lúc tọa thiền có 6 đối tượng quan sát; tôi nhấn mạnh đề mục chính, đối tượng chính của hành giả trên hơi thở là 7; tôi thêm vào Niệm Tâm Phản Ứng nữa là 8.

    Vậy, người thực hành Minh Sát có 8 phận sự:

    Thứ nhất: Chánh Niệm, ghi nhận khi mắt thấy sắc, Nhãn Thức, niệm: “thấy, thấy”.

    Thứ nhì: Chánh Niệm, ghi nhận khi tai nghe tiếng, Nhĩ Thức, niệm: “nghe, nghe”.

    Thứ ba: Chánh Niệm, ghi nhận khi mũi ngửi hương, Tỉ Thức, niệm: “mùi, mùi”.

    Thứ tư: Chánh Niệm, ghi nhận khi lưỡi nếm vị, Thiệt Thức, niệm: “vị, vị”.

    Thứ năm: Chánh Niệm, ghi nhận khi thân đụng chạm (xúc), Thân Thức, niệm: “cảm giác, cảm giác”.

    Thứ sáu: Chánh Niệm, ghi nhận khi ý suy nghĩ (các pháp), Ý Thức, niệm: “suy nghĩ, suy nghĩ”.

    Thứ bảy, Chánh Niệm, ghi nhận hơi gió ra vào nơi mũi: Quán sát cảm giác nơi mũi.

    Thứ tám: Với sự quán sát của tất cả 7 điều trên mà sanh tâm phản ứng: Chánh Niệm, ghi nhận tâm phản ứng, với ba bước:

    Bước thứ nhất:Chánh Niệm, ghi nhận khi lục căn tiếp xúc với lục trần. Nếu tâm không phản ứng thì thôi. “Tiếp xúc chỉ là xúc thôi”.

    Bước thứ nhì: Nếu không kịp Chánh Niệm, ghi nhận: “Xúc chỉ là xúc thôi”, Ý Thức sanh khởi. Chánh niệm trên ý thức vừa sanh, niệm: “suy nghĩ, suy nghĩ”. Suy nghĩ mất, ý thức diệt. “Ý thức chỉ là ý thức thôi”

    Bước thứ ba: Nếu không kịp Chánh Niệm, ghi nhận: “Ý thức chỉ là ý thức thôi”, sanh tâm phản ứng - hỷ, nộ, ái, ố, sầu, bi, khổ, ưu, não phát sanh trong tâm. Một trạng thái tâm xao động đâu đó … trong lồng ngực, đâu đó … tận đáy trái tim. Lập tức, chú tâm, chánh niệm, ghi nhận “trạng thái” tâm đang hiện diện. Nhìn vào trạng thái tâm thôi … Đừng suy nghĩ. Không để ý thức sanh khởi và làm việc. Nhìn. Nhìn… Nếu bất cứ suy nghĩ nào sanh lên, lập tức niệm: “suy nghĩ, suy nghĩ”, rồi trở lại nhìn trạng thái tâm. Chỉ có lặng yên mọi suy nghĩ mà nhìn trạng thái tâm. Tâm sanh. Tâm trụ. Tâm diệt. Một trạng thái tâm đi qua. Bình yên.

    - Cô Như đã làm quen hết tất cả những điều tôi vừa nói ra rồi đó. Không có cái gì mới hết. Khi tọa thiền, nhắm mắt, là cơ hội cho tâm không phải làm việc nhiều nơi mắt. Ngồi trong nơi im lặng, thì tâm cũng bớt làm việc nơi tai Tâm cũng bớt làm việc nơi mũi. Ngậm miệng lại cũng làm cho tâm bớt làm việc nơi lưỡi. Tâm quán sát hơi thở là tâm làm việc nhiều nơi Thân. Niệm Thân là quán sát hơi thở. Niệm Thọ là niệm tất cả mọi cảm giác có nơi thân và có nơi tâm. Niệm Tâm là niệm biết nơi Lục Thức và niệm Tâm Phản Ứng. Niệm Pháp là biết tất cả những điều trên, rỏ nhất là “phóng tâm” và “buồn ngủ” trong lúc tọa thiền. Thân, Thọ, Tâm, Pháp là bấy nhiêu đó thôi!

    - Trong tọa thiền, hành giả thường gặp bị đau chân, tê chân, phóng tâm, và buồn ngủ, cho nên, tôi nói luôn về căn bản cách niệm ba điều này. Xong rồi thì cô Như có thể yên tâm thực tập tọa thiền. Bình thường thôi:

    Tê chân, đau chân: Chú tâm vào cảm giác đó, niệm: “cảm giác, cảm giác”.

    Phóng tâm: Niệm: “suy nghĩ, suy nghĩ” hay “phóng tâm, phóng tâm”. Tôi dùng “suy nghĩ, suy nghĩ”, tại vì phóng tâm cũng từ ý thức.

    Buồn ngủ: Chú tâm vào cảm giác đó, niệm: “cảm giác, cảm giác”.

    - Khi vào những khóa thiền tích cực, thì trở ngại của bị đau chân, phóng tâm, buồn ngủ sẽ tăng, cho nên lúc đó cần có những phương pháp mạnh hơn. Chúng ta không cần phải nói đến những điều đó.

    - Rồi, Như có gì thắc mắc không?
    - Dạ … Con cứ nhắm mắt tham thiền thôi, khi nào con không biết phải làm điều gì, con sẽ hỏi thầy. Chứ bây giờ con cũng không biết hỏi gì …

    - Phải rồi. Tôi cố gắng cho Như thực hành từng câu, từng chữ của pháp hành Tứ Niệm Xứ. Như không cần phải biết cho hết pháp học, hay là phải biết cho hết lý thuyết của pháp hành. Chỉ có thực hành thôi, mới biết “cái chữ có cái nghĩa” như thế nào. Nói hoài pháp học hay lý thuyết …cũng vậy thôi.
    - Dạ, con sẽ cố gắng.

    - Cô Như nghĩ ngơi một chút, rồi bắt đầu tọa thiền. Ngồi bao lâu không quan trọng. Quan trọng là làm đúng phận sự Chánh Niệm mà thôi.

    Khoảng 6 giờ, Như bắt đầu tọa thiền. Cô có vẻ an lạc trong giờ thiền tọa.

    Sau buổi tọa thiền, tôi hướng dẩn cho cô đi kinh hành, hay gọi là thiền hành:

    - Như áp dụng oai nghi “Đứng” và oai nghi “Đi” trong lúc đi kinh hành. Chân trái bước, chân phải bước. Muốn đi chậm thì đi chậm. Muốn đi nhanh thì cứ đi nhanh. Hay là cứ đi khoan thai như người đi dạo mát vậy. Như ghi nhận được những cảm giác như hồi sáng: “nóng, nóng”, “nặng, nặng”, “nhẹ, nhẹ” trong oai nghi đi kinh hành là được rồi. Còn một số cảm giác nữa, Như ghi nhận được điều gì thì chánh niệm ghi nhận điều đó. Chỉ có vậy thôi. Nhớ niệm Lục Thức và Tâm Phản Ứng nữa.

    Để cho Như một mình với những thực tập, tôi ngồi nơi ghế sofa móc nón len.

    Cô chăm chú với những bước chân đi. Đi vài vòng quanh phòng, cô trở lại chiếc ghế sofa dài, gần bên tôi, ngồi xuống đất tham thiền. Cô có vẻ tĩnh lặng. Mừng cho cô!

    Như về phòng ngủ lúc 9 giờ. Tôi móc cho xong chiếc nón luôn, rồi mới đi về phòng. Mấy anh sóc thức khuya, đang còn đùa giỡn trên mái nhà. Xa xa vẳng lại tiếng đàn ca từ buổi tiệc ngoài trời của dân thành phố …


    Sáng chủ nhật …

    Hôm nay, đã 7 giờ sáng rồi mà trong phòng còn tối. Tôi bước đến cửa sổ, nhìn lên trời. Mây đen kéo về, tụ nơi hướng Bắc của Tu Viện. Bầu trời u ám. Tôi biết hôm nay là trận chiến cuối cùng của Thanh Như. Không có gì. Tâm của cô sẽ vượt thoát sợ hãi. Tôi đọc nhỏ những lời kinh:

    “Nguyện cầu tám hướng mười phương Chúng sanh muôn loại hãy thường an vui Dứt trừ oan trái nhiều đời Bao nhiêu đau khổ đến hồi duyên tan Hại nhau chỉ chuốc lầm than Mê si, điên đảo vô vàn lệ châu Chúng sanh vô bệnh, sống lâu Nguyện cho thành tựu phước sâu, đức dầy Nguyện cho an lạc từ nay Dứt trừ thống khổ, đắng cay, oán hờn Dứt trừ kinh sợ, tai ương, Bao nhiêu phiền não đoạn trường, vĩnh ly, Nguyện cầu Tam Bảo chứng tri Sống đời thanh tịnh từ bi vẹn toàn”

    Thanh Như ra khỏi phòng cũng hơi sớm. Tiếng ly tách khua ngoài nhà bếp.

    Hôm trước, Như có nói với tôi là cô không uống được trà và cà-phê. Điều này cũng là triệu chứng chung của những người có phi nhân theo. Họ bị hồi hộp bất cứ lúc nào, cho nên họ tự tránh xa trà và cà-phê, tại vì họ nghĩ đó là nguyên nhân sanh ra hồi hộp. Sau này, Như sẽ dùng trà và cà-phê lại bình thường thôi!

    Tôi ra ngoài, phần ăn sáng của tôi đã có trên bàn. Như tươi tĩnh hơn rất nhiều. Tâm ở trong thân là vậy. Thần sắc cô sáng, khác hẳn với những khi cô ngơ ngác, lạc tâm. Tôi bảo Như chánh niệm trong khi ăn. Không có nói chuyện.

    Ý thức luôn luôn làm việc. Suy nghĩ nối đuôi nhau mà tuôn chảy trong đầu. Im lặng không thôi thì tâm cũng nói một mình rồi. Im lặng mà nghe tâm nói. Chánh niệm, im lặng, giữ tâm quân bình, kiểm soát ý nghĩ. Ý nghĩ đúng, sai, tốt, xấu, thiện, bất thiện khởi sanh liên tục khi lục căn tiếp xúc với lục trần. Chánh niệm, im lặng, giữ tâm quân bình, sàng lọc ý nghĩ. Tâm quân bình hình thành chánh định ở trong tâm. Chánh niệm trong lúc suy nghĩ sẽ nhận biết được ý nghĩ nào đúng, tốt, thiện. Chánh niệm trong lúc suy nghĩ nhận biết được ý nghĩ nào sai, xấu, bất thiện. Với tâm quân bình, khi phải nói, lời nói sẽ diễn tả những ý nghĩ đúng, tốt, thiện. Với tâm quân bình, khi phải làm, việc làm sẽ đúng, tốt, thiện. Biết Hiện Tại Đang Là (Chánh Niệm) giữ được tâm quân bình (Chánh Định). Luôn luôn cố gắng kiểm soát tâm và giữ tâm quân bình (Chánh Tinh Tấn). Giữ được tâm quân bình nên suy nghĩ đúng (Chánh Tư Duy), chọn lựa đúng (Chánh Kiến), nói đúng (Chánh Ngữ), làm đúng (Chánh Mạng), tạo nghiệp thân, khẩu, ý đúng (Chánh Nghiệp). Con đường chơn chánh có tám chi: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định. Bát Chánh Đạo là đây! Bát Thánh Đạo là đây!

    Sau buổi điểm tâm, cô Như cười cười:

    - Thưa thầy, thầy cho phép em được đi kinh hành vòng vòng ở phòng ăn và nhà bếp, rồi thầy cho em ngồi thiền gần thầy, chổ cái ghế hôm qua. Hì hì, em không dám ngồi thiền trước bàn thờ Phật, mà em cũng không dám ngồi thiền … xa thầy …hì hì …

    Tôi cũng giả bộ:

    - Hì hì … tôi thì muốn ngồi gần Phật, ngồi gần Như thì … tôi không dám … hì hì …
    - Kha kha kha … mấy hôm nay thầy chưa bỏ con chạy mất dép là con biết con gặp đúng thầy, đúng thuốc rồi …hì hì … hì hì …
    - Ở trong nhà, đi chân không, có gì chạy cho nó dễ …
    - Kha kha kha …

    Tuy tôi đang nói cười với cô Như, nhưng tôi đã kịp nhìn thấy con mắt trái của cô thoắt dại. Bắt đầu rồi đây …

    Tôi đi vô phòng lấy bịch chỉ len. Trở ra ngoài, tôi bước đến, để bịch len vào chiếc ghế sofa. Không gian trong phòng đã có khí lạnh lạnh. Tôi đến thắp 5 cây nhang lên bàn thờ Đức Phật, hướng tâm về “vị thủ lãnh”: Hòa nhé!
    Như đang đứng rửa chén. Tôi ngồi vào ghế sofa, rút hai chân lên, chọn một thế ngồi thoải mái, tôi bắt đầu … móc nón len. Thú tiêu khiển của tôi là móc các kiểu nón len và khăn quàng cổ tự chế, không theo mẫu có sẵn; nón to, nón nhỏ, nón nam, nón nữ đủ kiểu, trang nhã cũng có, màu mè cũng có. Tôi mần cho một đống, có khi lên tới con số trăm luôn. Mùa đông đến, ai thích thì lấy về mà đội. Nhìn các cháu tranh nhau một cái nón, trong khi cả đống nón đang nằm kia, tôi bật cười. Trẻ con vui thật!

    Như vừa đi lên nhà, vừa lau tay. Tôi nhắc cô:

    - Hôm nay, Như phải thật là chánh niệm trong mọi sinh hoạt đi, đứng, ngồi, nằm nghe. Luôn luôn niệm tâm. Luôn luôn biết tâm đang ở trong thân. Hôm nay là thực hành, không có nói lý thuyết pháp hành nữa, mà lý thuyết cũng hết rồi, không còn gì để nói. Bấy nhiêu thôi, đủ cho Như sống an vui, tâm quân bình, không xao động, không sợ hãi rồi. Cố gắng thực hành nghe Như!

    - Dạ thầy. Sao sáng nay … con thấy trong ngưòi không được khỏe như hôm qua thầy à, con thấy trong bụng nó bồn chồn, lo sợ … sao sao đó! Hồi tối thì con ngủ không được, tụi nó không có ra phá, nhưng con ngủ cũng không được. Con nằm niệm Phật rồi lăn qua, lăn lại. Con thấy mệt!

    Tôi mỉm cười:

    - Mỗi ngày mỗi khác thôi cô Như, cái gì cũng thay đổi, thay đổi. Cho nên, chúng ta cần phải biết “ngay bây giờ”, chấp nhận với “cái đang là”, chúng ta mới không khổ. Nếu cô cần ngủ, thì đi ngủ đi. Thân an, tâm lạc. Không quá gắng sức làm cho thân mệt mỏi, yếu đuối. Khi nào thấy khỏe thì thực tập.

    - Dạ, không sao. Con đi kinh hành trước nghe thầy.
    - Sao cũng được hết.
    - Dạ, con đi kinh hành đây.

    Như đứng lại. Cô chuẩn bị chánh niệm trong lúc đi. Duyên may của cô là cô chưa bị chiếm hết “nhà thân” … Xong trận này, cô sẽ phải nằm mẹp mấy ngày, rồi từ từ phục hồi sức khỏe. Tội cho những người mang bịnh phi nhân. Họ đau thân mà còn đau tâm. Người thân không hiểu cho họ. Chính cái lúc họ rất cần người thân thông cảm, thì họ bị hiểu lầm. Chính cái lúc họ cần người thân chia sẻ, thì họ bị cô lập. “Chết là hết”, họ thường nghĩ như vậy. Không. Chết là xóa thời gian đã qua. Kiếp sau bắt nguồn lại từ đầu. Delete? Start from the beginning!

    Tôi quay lại với công việc móc len. Độ nữa tiếng sau thì Như bước đến, ngồi xuống, tựa lưng sát vào ghế sofa dài. Mặt cô hướng về cửa sổ nơi phòng thờ Phật, vai trái hướng về tôi.

    - Con ngồi thiền nha thầy.
    - Chú tâm nơi mũi, quán sát hơi gió ra vào nơi hai cánh mũi. Làm vậy nghe Như.
    - Dạ.

    Như ngồi nhằm mắt. Tôi ngồi móc nón.

    15 phút … 30 phút … Yên lặng …

    - Thầy ơi thầy … Rắn!
    - Niệm: “thấy, thấy”.
    - “thấy, thấy”.
    - Tôi nói lời nhắc Như thôi. Như niệm trong tâm: “thấy, thấy”. Không cần nói ra miệng nghe.
    - Dạ.

    - Thầy ơi, … con rắn to quá!
    - Niệm: “thấy, thấy”.

    - Còn thấy rắn không Như.
    - Dạ không.

    - Thầy ơi, rắn … rắn … rắn nhiều quá … nó bò tới …
    - Niệm: “thấy, thấy”.
    - Nó … nó … bò tới … gần … tới con rồi …
    - Như sợ không?
    - Sợ.
    - Chú tâm nơi tâm sợ, niệm: “cảm giác, cảm giác”

    - Hết sợ chưa Như.
    - Hết rồi.

    - Như chánh niệm cho nhanh vào “thấy thấy”. Thấy một con rắn hay thấy nhiều con rắn đang bò, cũng đều niệm “thấy, thấy”. Chỉ một cách niệm khi mắt thấy thôi!
    - Dạ.

    - Nó nữa thầy ơi … nó bò nhanh tới con … nó chạm bàn tay con …thầy …
    - Chú ý vô bàn tay, niệm: “cảm giác, cảm giác”. Tâm sợ, niệm: “cảm giác, cảm giác”.

    - Rắn đâu rồi Như.
    - Mất rồi. Con vừa chú tâm vô bàn tay, niệm: “cảm giác, cảm giác” là nó biến mất. Ghê quá thầy!
    - Có niệm “suy nghĩ” trên câu nói “Ghê quá thầy” không?
    - Hi hi … con quên.
    - Miệng nói “ghê quá” mà tâm có sợ không?
    - Dạ có.
    - Tâm sợ thì niệm làm sao?
    - “cảm giác, cảm giác”
    - Một bài thôi vậy thôi. Học cho thuộc nghe. Quên là tâm sợ ngay.
    - Dạ, hi hi …

    Như còn “hi hi” được với “rắn bò lên tay” là cô khá lắm rồi. “Vị thủ lãnh” cũng rất là nương tay đây … Cám ơn “người” …

    - Con xả thiền nghe thầy.

    - Chờ chút. Cô Như khởi “Tác Ý”: “muốn mở mắt”, rồi mở mắt ra. Khởi tác ý: “muốn buông tay”, rồi từ từ buông hai tay ra. Trong khi buông tay, theo dõi mọi cảm giác trong tay mà chánh niệm: “cảm giác, cảm giác”. Làm như vậy cho đến khi cô đứng lên. Ghi nhận từng chút, từng chút, giữ tâm ở trong thân.
    - Dạ.

    Như chăm chú làm từ từ với mỗi động tác mở mắt, đưa hai tay ra, đưa lên mặt, xoa mặt, … cho đến khi cô đứng thẳng người. Thở cái khì, Như nói:

    - Trời ơi, phải chi con gặp thầy sớm. Có mấy cái “niệm niệm” như vầy mà rắn biến mất tiêu, mà con cũng không cảm thấy sợ quýnh, sợ quáng như hồi trước nữa. Trời, phải chi con tìm ra thầy sớm. Mà … thầy, mười mấy năm trời, con chạy “bấy” các chùa gần xa, mà sao con không gặp thầy, thầy?
    - Thì tôi ở … trong chùa, ha ha …
    - Hì hì … hì hì … thì con biết thầy ở trong chùa, nhưng mà chùa nào? Con nghe Hưng nói là thầy mới đến trụ trì Tu Viện này mấy tháng nay thôi?
    - Dạ phải. Trước khi tới đây, tôi ở chùa Pháp Hương, gần ngôi chùa … mà cô vô trong chánh điện, cô nói ma quỷ ngồi đầy trên chổ chư tăng đó. Cách xa độ 1 tiếng lái xe.
    - A, chùa Bình An. Hi hi … hi hi. Con … bậy thiệt!
    - Giờ cô mới biết cô “bậy” hả. Tôi nói vui thôi. Không có gì đâu. Quý thầy, quý sư cũng không nỡ lòng trách cô đâu. Mai này khỏe lại rồi, cô đến thăm chùa, mà nói sám hối với chư tăng. Chư tăng biết cô khỏe, có lẻ cũng sẽ mừng cho cô. Cô tiếp tục thực tập đi. Tôi đi nấu cơm. Nấu nướng đơn giản, tôi làm một mình được rồi.
    - Hi hi. Sướng quá. Con cám ơn thầy.
    - Không có chi. Mà Như có chánh niệm trong lúc “hi hi” không vậy?
    - Ha ha ha, dạ … không có!
    - Biết ngay mà!

    Tôi cười rồi đứng lên. Thầm nghĩ: “Xong tập một”, tôi đi vô bếp làm cơm trưa.

    Đứng xắt cải bẹ xanh, tôi “biết” mọi sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, tại vì tôi chánh niệm căn bản “oai nghi đứng” vào hai chân. “Cần tái, cải nhừ”, tôi nhớ đến câu nói nấu ăn về rau cải. Tay cầm dao, tay nắm cải, tôi xắt cải màu xanh, mũi ngửi hương thơm nồng, đầu suy nghĩ … Thân tâm như bong bóng bay, chánh niệm nắm dây cột rồi …

    Bữa cơm trưa chỉ có cơm trắng, nấm kho tiêu, canh cải bẹ xanh và tàu hủ mềm thoảng hương gừng, chén nước tương dầm ớt. Chúng tôi ăn cơm thật thoải mái, nói cười vui vẻ. Tôi cho Như vui với thành tích “chánh niệm thắng rắn” của cô. Tội.

    Dùng cơm xong, tôi đứng lên. Tay bưng chén đủa, tôi rời bàn ăn, bước vô bếp, để chén đủa vô trong bồn rửa chén. Lúc tôi còn ở chùa Tổ, với Sư Phụ, cuộc sống đơn giản, không mâm cao, không cổ đầy, cho tôi thói quen tự túc, tự lập. “Muốn ăn phải lăn vào bếp”, không ăn trên, ngồi trước, không chờ người rót nước, bưng cơm, không khen chê cơm canh ngon dở. Biết ngon, biết dở rỏ ràng; ngon cũng ăn, dở cũng nuốt. Có bữa ăn tô mì, nước súp nêm mặn ơi là mặn, tôi “liếc liếc” nhìn Sư Phụ. Sư phụ vắt chanh vô tô tới hai, ba lần, rồi im lặng ăn hết tô. Có bữa ăn tô bánh canh lạt ơi là lạt, Sư Phụ chan hết chén nước tương vô tô, nước súp đậm đen, vắt thêm miếng chanh, rồi cũng ăn cho đến hết. Sư Phụ dạy tôi nhiều bài học, nhưng không nói bằng lời …

    Như cũng đang thu dọn bàn ăn. Hai tay cô bưng hết mấy cái tô, dĩa, chén đi vô bếp. “Vị thủ lãnh” vẫn đang ở nơi cô. Như bước tới, đặt chén vào bồn, mở nước, lấy xà bông, rửa chén. Tôi hết việc làm rồi, nhưng tôi không đi về phòng. Tôi đứng bên cạnh bàn, cạnh bạn đối diện thì ở phía sau lưng cô Như. Úp chén dĩa vào khay chén, Như quay lại. Cô bước tới bên cạnh bàn, mặt nghiêm. Tôi nói:

    - Bây giờ cô đi nghỉ trưa đi, đêm nào mà không ngủ được, thì trưa hôm sau cô nên nghỉ trưa. Nhắm mắt, vừa cho mắt đỡ mỏi, vừa định thần trở lại. Ở thiền viện thì Thiền Sư không khuyến khích hành giả ngủ trưa, làm gián đoạn sự chánh niệm …

    Cô Như dường như không nghe lời tôi nói. Cô đang nhìn lên dãy ngăn tủ, đóng sát lên tường nhà bếp. Tôi nói thầm: “Tập hai”. Vài phút sau, miệng Như lắp bắp:

    - Tụi nó … tụi nó kìa thầy … đó đó … nó chui ra từ trong tủ …đó đó … nó đi từ nóc nhà xuống … thầy thấy không … thầy … thấy không thầy …
    - Như niệm: “thấy, thấy”. Thấy hình ảnh là thấy “sắc”. Niệm cho kịp: “thấy, thấy”.

    - Trời …trời …tụi nó bò qua tường … qua phòng khách rồi thầy … đó đó …

    Vẻ mặt vô hồn, Như xoay người hướng mắt nhìn từ vách tường nhà bếp qua vách tường nơi phòng khách.

    - Như chỉ niệm: “thấy, thấy” thôi. Tâm có sợ không?
    - Có. Con sợ.
    - Sợ thì niệm sao?
    - “cảm giác, cảm giác”
    - Đúng. Sợ, vui, buồn, giận, là để diễn tả trạng thái tâm. Tất cả đều là cảm giác mà tâm đang thọ, cho nên, tôi chỉ muốn lấy chữ “cảm giác” thôi.

    - Nhiều quá thầy, xe tăng, dây xích, nòng pháo, đứa ôm lựu đạn, đứa vác súng, đứa chạy, đứa bò …tụi nó đánh nhau thầy ơi …

    - Như niệm: “thấy, thấy”, niệm cho nhanh với từng hình ảnh, “thấy”, “thấy” “thấy”, “thấy”liên tục. Xem tâm sợ không, tâm có sợ thì niệm tâm sợ. Niệm cho nhanh nhanh! Cố gắng lên Như!

    - “Thấy”, “thấy”, “thấy”, “thấy”, “thấy” …

    Như lẩm bẩm với những hình ảnh cô đang nhìn thấy …Tôi chỉ lặng im …

    5 phút sau …

    - Hết rồi thầy. Tụi nó đi hết rồi thầy …

    Như quay lại nhìn tôi … “Vị thủ lãnh” đi rồi … Mô Phật!

    - Thầy, con thấy thiệt đó thầy, mà sao tụi nó bỏ đi nhanh vậy … hay là con tưởng tượng …Con thấy thiệt mà phải không thầy?
    - Đúng, cô Như nhìn thấy thiệt.
    - Thầy, mai mốt con đi về nhà rồi mà tụi nó có tới, con niệm như vầy, tụi nó có đi không thầy?

    Tôi cười:

    - Hình ảnh chỉ là hình ảnh. Cô Như tinh tấn ghi nhận “biết”, “biết”,”thấy”, “thấy” với tất cả hình ảnh nào lọt vào mắt. Mai này, dù họ kéo đến đông gấp mấy lần đi nữa, thì cô chỉ cần thực hành một bài tập nhỏ này thôi. Điều quan trọng là cô đã biết niệm tâm, niệm tâm sợ, niệm tâm phản ứng. Sẽ vững vàng thôi cô Như à! Tôi nghĩ là họ không trở lại nữa đâu. Mà họ có trở lại thì cô Như nhớ trà nước đãi khách nghe!
    - Hi hi …

    Như đã trở lại được tâm vui vẻ. HIỆN TẠI LẠC TRÚ. Niệm tâm có sức mạnh như vậy đó!

    Có tiếng điện thoại …

    - Xin chào. Tôi nghe đây.
    - Dạ, con chào thầy, Hưng đây. Thưa thầy, con được tin cô Hoa, cái cô mà bị phi nhân nhập, rồi người nhà đưa tới trị bịnh ở Đạo Tràng Huệ Quang đó thầy. Mấy tháng trước, con có kể cho thầy nghe đó, thầy nhớ không?
    - Dạ, tôi nhớ, rồi sao nữa anh Hưng?

    - Con hay tin là người chồng của cô Hoa sẽ đưa cổ vô bịnh viện tâm thần. Thứ hai này đây thầy. Mấy vị ở Huệ Quang cản không được. Mấy năm nay, cô Hoa đã vào bịnh viện tâm thần hai lần rồi. Bịnh viện có nói trước, là nếu gia đình đưa cô Hoa vô lần thứ ba, họ sẽ đưa cô vào nơi tâm thần luôn, cả đời không cho ra ngoài. Hai vợ chồng lấy nhau được đâu khoảng 6 năm. Có đứa con gái 4, 5 tuổi. Cô Hoa lên cơn cách dây 3 năm. Cổ nói cổ là công chúa thủy tề. “Công chúa thủy tề” gì mà dắt con người ta leo cột nhà, ngêu ngao, lang bang ngoài đường. Viện chủ ở Huệ Quang đang trị cho Hoa, hai, ba năm nay cứ bớt bớt đi rồi thì tái đi, tái lại hoài. Thứ hai này người chồng đưa cô Hoa đi bịnh viện. Con được biết là mỗi ngày, chiều nào hai vợ chồng cũng tới Huệ Quang hết. Thầy xem có giúp được cho Hoa không thầy?

    - Để tôi suy nghĩ xem sao. Bây giờ có tới tận nơi, mới biết rỏ tình trạng của Hoa. Anh Hưng nhắn text message cho tôi xin địa chỉ Huệ Quang đi. Bỏ cô Hoa vô trại tâm thần thì “người kia” xuất ra, tội cho cô Hoa phải sống với những người điên, mới là điên thật, còn đứa bé gái nữa … Chiều tôi đi anh Hưng. Thôi kệ, tới đó rồi … xin lỗi vị Viện Chủ sau cũng được.

    - Dạ con cám ơn thầy. Con sẽ gửi địa chỉ ngay. Con cúp nghe thầy.
    - Dạ, không có chi. Cám ơn anh Hưng.

    Tôi suy nghĩ rồi nói với Như:
    - Chiều nay, tôi có việc cần gấp, phải đi lúc 6 giờ. Cách xa đến 1 tiếng rưỡi lái xe. Cho nên, tôi về lại đây chắc cũng hơn 10 giờ tối. Cô Như ở đây bình thường thôi …
    - Dạ thôi …

    Như vội ngắt lời:

    - Con ở đây không tiện cho thầy. Thầy đi làm việc bên ngoài, rồi tâm trí lại phải lo cho con ở đây. Với lại, ở đây một mình con cũng sợ. Con xin phép thầy cho con về nhà. Thầy đi cho được an tâm. Mai mốt, khi nào con cần lên đây ở nữa, thầy vui lòng cho con đến nữa nghe thầy. Ở đây con thấy được bình yên.
    - Sẵn sàng. Chuyện cứu người, tôi không chần chờ được. Cám ơn cô. Cô vượt qua được mà. Thứ hai này làm Lễ Cầu Siêu. Như sắp đặt lễ phẩm giống như lần tụng Kinh An Lành. Chỉ cần thêm hoa, quả, 5 nhang, 5 đèn, và một mâm cơm đặt nơi bàn ăn, để mời chúng phi nhân. Tôi sẽ đến lúc 10 giờ rưỡi nhé! Thắc mắc gì, Như cứ tự nhiên gọi cho tôi.
    - Dạ, để con gọi anh Quang đón con.
    - Dạ. Tôi vào phòng làm việc một chút. Có cần gì, cô Như cứ gọi.

    Khoảng 4 giờ thì anh Quang đến đón vợ. Lúc đưa hai vợ chồng ra sân, Như quay lại, đứng nhìn vào ngôi nhà với ánh mắt như cám ơn và lưu luyến. Bỗng nhiên … cô nói như reo:

    - A … con nhớ ra rồi. Mấy lần trước tới đây là đi tuốt vô nhà, tới khi ra về thì trời đã tối, cho nên con không để ý. Con thấy ngôi nhà này trong mơ rồi. Hôm đó, con nằm mơ, thấy có mấy người đàn ông đưa con đến một ngôi nhà màu đỏ, nằm giữa những cây to. Con đứng nhìn vào mặt tiền căn nhà, giống như con đang đứng bây giờ đây. Đúng rồi, con tới đây rồi, ngôi nhà gạch đỏ này … giống y ngôi nhà trong mơ …chung quanh có nhiều cây to … Con tới nhà thầy trong mơ rồi!
    - Thì … có người đưa cô tới đây là phải rồi. Cô có đi một mình đâu?

    Hai vợ chồng cùng cười và chào tôi, ra về …

    Tôi trở vào nhà, ngã người vào ghế sofa. Hết phim kinh dị rồi!

    “Nếu ai lấy oán báo thù
    Oan oan tương báo,
    thiên thu hằng sầu.
    Từ tâm định luật nhiệm mầu.
    Lấy ân báo oán,
    còn đâu oán thù!”

    Tôi nhắm mắt. Không suy nghĩ gì nữa hết. Tâm cần trống, tối nay làm việc … Nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng. Tất cả nhẹ nhàng …
    Last edited by CUUBAOLONG; 22-03-2012 at 02:04 AM.
    Thiên đường hửu lộ vô nhân vấn
    Địa ngục vô môn, hửu khách tầm

    :thinking: :prayingpraying:2

  13. #13

    Mặc định

    Ôiiii...nó dàiiiiiiiiiiiiiiiiii

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ongtroicon1001 Xem Bài Gởi
    Ôiiii...nó dàiiiiiiiiiiiiiiiiii

    :tongue::tongue::tongue::tongue:eatdrink004eatdrin k004
    Thiên đường hửu lộ vô nhân vấn
    Địa ngục vô môn, hửu khách tầm

    :thinking: :prayingpraying:2

  15. #15

    Mặc định

    Rất là hay, nhưng mà thầy lại ở nước ngoài thì phải,không gặp thầy được!!!

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi huythach Xem Bài Gởi
    Rất là hay, nhưng mà thầy lại ở nước ngoài thì phải,không gặp thầy được!!!

    Còn tui chi :tongue: , nơi nào có ăn, có uống thì có tui he he he eatdrink004,
    Thiên đường hửu lộ vô nhân vấn
    Địa ngục vô môn, hửu khách tầm

    :thinking: :prayingpraying:2

  17. #17

    Mặc định

    Chỉa tiếp , chôm chỉa tiếp . Hôm nay chôm chỉa tiếp nha bà con





    eatdrink004eatdrink004



    PHI NHÂN: “BYE BYE, Ba Mẹ đừng buồn …”

    Hôm nay, tôi kể các Bạn nghe câu chuyện về một cô bé phi nhân. Bé mất trong bụng mẹ lúc khoảng 4 tháng tuổi. Nhúm tro xíu xiu của Bé đã hòa theo nhánh con sông lớn tuôn ra biển. Thỉnh thoảng Bé ghé nhà thăm Ba Mẹ …
    Tên nhân vật và nơi chốn đã thay đổi …

    Cuối tháng 8 năm 2011…

    Hôm đó trời gió lắm!

    Có tiếng điện thoại …

    - Xin chào. Tôi nghe đây.
    - Con chào thầy. Con, Nhân Hòa đây.
    - Chào chị Nhân Hòa.

    - Thưa thầy, con đang ở dưới chùa Hương Pháp Bảo. Hiện giờ có một gia đình, có hai vợ chồng trẻ, người vợ mới bị hư thai. Hai vợ chồng đến chùa xin cúng cầu siêu. Sư cô Hạnh Lạc khuyên họ mang cháu lên Thiền Tự, xin thầy giúp đỡ giùm, xem cháu có siêu thoát hay chưa, liệu mà còn cúng kiến cho cháu.

    - Chị Nhân Hòa à, còn ý kiến của sư cô trụ trì thì sao?
    - Dạ, thì sư cô Hiền Thanh cũng nói vậy. Con nít nhỏ quá … nếu không lo cho nó đàng hoàng, thì sợ nó theo cha mẹ mà phá phách.
    - Hai vợ chồng đang ở chùa phải không chị?
    - Dạ, ba người, có bà mẹ nữa, đang ở đây thưa thầy.
    - Vậy, chị cho tôi nói chuyện với họ đi chị.

    - Dạ, dạ … Nè, nè con … nói chuyện với thầy nè con …

    Tiếng của chị Nhân Hòa gọi vợ chồng kia …

    - Dạ con chào thầy.

    Giọng nói của một người thanh niên.

    - Con tên là Tiến.
    - Chào Tiến. Tiến nói lại cho tôi nghe về cháu bé và lễ cầu siêu đi.

    - Dạ, vợ con mang thai được bốn tháng thì tuần rồi bị hư thai. Bịnh viện họ thiêu xác thai nhi, và hẹn tụi con tuần sau đi nhận tro cốt của đứa bé. Con nghĩ là … chắc chỉ có một chút tro thôi. Con đến chùa Hương Pháp Bảo, xin cúng cầu siêu, và nhờ sư cô mang tro của bé rải ra sông biển. Quý sư cô bảo con lên xin thầy đặt tên cho đứa bé, rồi nhờ thầy xem bé có được siêu thoát hay chưa. Con xin thầy giúp dùm con. Vợ chồng con buồn quá, không biết phải làm sao, chỉ biết đến chùa thôi …

    - Được. Nhưng mà … như thế này. Tôi góp ý một điều tế nhị. Gia đình đã đến chùa để xin quý sư cô làm lễ cầu siêu và đi rải tro của bé rồi, gia đình nên tiếp tục tiến hành lễ cầu siêu theo hướng dẫn của sư cô trụ trì. Tôi chỉ cần một việc nhỏ thôi. Trước khi đưa tro của bé đi rải, gia đình đưa bé lên Thiền Tự này trước cho tôi. Chỉ có vậy thôi Tiến.

    - Dạ, con sẽ nghe lời của thầy. Tuần sau, vợ chồng con đi lấy tro của bé, tụi con chạy lên thầy trước, rồi quay lại chùa làm lễ cầu siêu.

    - Tuần sau, Tiến gọi lại cho tôi trước khi lên nghe Tiến.
    - Dạ thầy.
    - Tiến còn thắc mắc điều gì, cứ hỏi nghe.
    - Dạ không thầy.
    - Vậy thôi. Tuần sau gặp.
    - Dạ, cám ơn thầy. Con chào thầy.

    Tôi thở dài. Những cái chết yểu tử từ trong thai bào như thế này, đa phần là quả của những nghề tà mạng, ấp trứng lộn, đến ngày ra ràng, đem bán đây …


    Sáng thứ bảy, Tiến gọi tôi:

    - Dạ thưa thầy, con, Tiến đây.
    - Chào Tiến.
    - Vợ chồng con đang trên đường lên thầy đây. Khoảng hai tiếng nữa tụi con mới đến thưa thầy. Thầy có cần tụi con mua gì mang lên không?
    - Hoa, quả dâng cúng Phật là đủ rồi Tiến. Nhang, đèn cầy ở đây có, các em khỏi mang lên.
    - Dạ, vậy con sẽ ghé chợ mua bông với trái cây, thưa thầy.
    - Được. Lái xe cẩn thận nghe.
    - Dạ. Chút gặp thầy.
    - Chào Tiến.

    Độ chừng mười một giờ rưỡi, nghe tiếng xe, tôi mở cửa phòng bước ra ngoài. Trên xe bước xuống ba người. Một ngưòi phụ nữ khoảng trên 60 tuổi, Tiến và người vợ trẻ. Hai vợ chồng vào độ tuổi trên dưới 30.

    Cả ba bước lên hàng hiên, cúi đầu chào tôi. Tôi mỉm cười. Bốn người chứ không phải ba! Một cô bé mặc chiếc áo đầm trắng, gương mặt đẹp như búp bê, mái tóc đen nhánh, xoăn xoăn úp vào sau ót. Bé đang nhảy nhót, lơ lững như bong bóng bay. Thoắt một cái bay lên cành cây. Thoắt một cái nhảy lên mui xe. Thoắt một cái ở kề bên mẹ. Tiến nói:

    - Dạ thưa thầy con là Tiến. Đây là má của con. Đây là vợ con.
    - Chào cô. Vậy cô là bà nội của cháu hay là bà ngoại.
    - Dạ, tôi là bà nội.

    Trên tay người mẹ trẻ cầm một túi vải nhỏ bằng satin, miệng túi rút lại, trông như một túi vải đựng hương thơm của các tiểu thơ trong phim Hồng Kông.

    Tôi đưa tay:

    - Bé đây à. Con gái phải không?
    - Dạ phải, con gái thưa thầy. Ủa, hình như … vợ chồng con chưa nói cho thầy biết là con trai, hay con gái mà … sao thầy biết?

    Cô nói với vẻ ngạc nhiên và đưa túi vải cho tôi. Tôi cầm túi vải đặt lên lòng bàn tay trái. Túi vải nhẹ bông, hình như bên trong có đựng một cái hộp hình vuông. Tôi cười cười:

    - Gia đình lên Chánh Điện dâng hoa, quả cúng Phật đi, rồi tôi nói chuyện cho nghe. Làm lễ xong rồi là đưa bé về chùa Hương Pháp Bảo hôm nay luôn có phải không?
    - Dạ không. Quý sư cô ở chùa nói với tụi con là xin thầy làm lễ cho bé hết mọi thứ đi, xin thầy rải tro của bé ra sông biển luôn.

    Tôi cười:

    - Vậy à. Vậy thì “cô bé” vào đây. Thầy cho con ở kế bên phòng của thầy nghe. Hôm nào, thầy với con mang cái túi nhỏ xíu này ra sông lớn nghe.

    Tôi mở cửa phòng Chánh Điện nhỏ, bước vô. Ba người cùng bước vào theo. Tôi bảo họ thắp nhang lễ Phật. Tôi quay qua bên vách tay trái, nơi đặt bàn thờ Quán Thế Âm Bồ Tát. Bức tượng Bồ Tát Quan Âm cưỡi rồng bằng đá non nước, do thí chủ thỉnh đến cúng chùa, đặt chơ vơ trên ngôi Chánh Điện suốt mấy năm trời. Năm ngoái, về đây nhận chùa, tôi thỉnh Ngài vào phòng thờ này, cũng là Chánh Điện tôn trí Đức Bổn Sư, trước khi xây dựng ngôi Đại Hùng Bảo Điện trên ngọn đồi kia.

    Quỳ xuống, tôi lấy cái dĩa hoa sen, thường dùng để thắp đèn cầy, đặt túi vải vào dĩa, rồi tôi đặt dĩa xuống bên trong, dưới chân bàn thờ, khuất sau khăn bàn. Tôi nói với bà nội và ba mẹ của “cô bé” đang quỳ trước bàn thờ Quan Âm:

    - Cho bé nằm đây, nằm dưới chân Quan Âm Bồ Tát. Khi nào trời nắng ấm, tôi đưa bé đi ra sông lớn. Lúc này trời thường hay có mưa nên lạnh lạnh. Tuy là tro của bé không còn biết nóng lạnh là gì, nhưng cũng đưa bé đi vào ngày nắng ấm cho bé được ấm lòng. Bây giờ lên Chánh Điện lễ Phật nhé!

    Tôi cùng đi với gia đình lên Chánh Điện. Cô bé cứ tung tăng, vui vẻ theo chân ba mẹ. Thích chí thì bé bay bổng lên không trung, xòe chiếc áo đầm như đóa phù dung trắng xóa. Tôi nói thầm: “Nơi đây rộng rải quá, tha hồ bay nhảy há con!”

    Vào đến Chánh Điện, tôi hướng dẫn cho họ nơi để dĩa và bình hoa, tại vì hôm nay lần đầu tiên họ đến Thiền Tự này. Ba mẹ con thành kính thắp nhang, thắp đèn, dâng hoa, dâng trái cây cúng Phật. Sau đó, tôi mời họ ngồi xuống đất nói chuyện:

    - Tôi cần nói rỏ cho gia đình biết về sự ra đi của thai nhi bốn tháng tuổi này, cho gia đình, ông bà, ba mẹ không quá đau lòng. Nhất là người mẹ đây. Bé tái sanh làm người, nằm trong bụng mẹ bốn tháng là chỉ để trả nghiệp quá khứ mà thôi. Bé mất đi là chấm dứt kiếp làm người. Bé đã tái sanh làm thần rồi. Bây giờ bé là cô tiên nhỏ rồi. Phước của bé đã tích trữ từ nhiều đời quá khứ có nhiều, bé vào bụng mẹ là chỉ thọ nghiệp bất thiện, yểu tử. Nhưng nghiệp lành đã đưa bé tái sanh cõi thần rồi. Ba mẹ chấp nhận như vậy nhé! Đau buồn vì mất con là điều không thể tránh được, nhưng cũng hãy vui cho bé, chúc lành cho con được làm cô tiên nhỏ rồi … Gia đình là phật tử, có lẻ hiểu về nghiệp quả, luân hồi và tái sanh có phải không?

    Cả ba im lặng gật đầu. Vợ Tiến lên tiếng:

    - Thầy nói làm cho con đỡ buồn. Mà con cũng nghĩ vậy, con cũng nghĩ là con của con yểu tử để tái sanh cõi an vui hơn, tại vì thai nhi chết trong bụng mẹ mấy ngày rồi mà con không đau đớn, không mệt mỏi, không bị thai hành một chút nào hết. Con đi bác sĩ khám thai định kỳ. Lần nào bác sĩ cũng nói thai nhi khỏe mạnh, phát triển bình thường. Vậy mà lần vừa rồi, bác sĩ nói thai nhi chết rồi, con phải nhập viện lấy thai ra.

    Tiến tiếp lời vợ:

    - Thêm cái phước này nữa thưa thầy. Thường lệ, thai nhi dưới bốn tháng tuổi mà chết, thì bịnh viện họ không đưa về cho cha mẹ, họ thiêu tập thể thai nhi. Con của con … họ tính ngày tháng sao đó, mà họ nói là đủ tiêu chuẩn được thiêu riêng và cho gia đình nhận tro mang về.

    Tôi mỉm cười:

    - Chúng sanh như cô bé này đây, một khi có đầy đủ phước báu, thì cho đến trả quả yểu tử, cũng có được một cách chết nhẹ nhàng. Vô bụng mẹ nhẹ nhàng, ra khỏi bụng mẹ cũng nhẹ nhàng. Cho đến cái thân tí xíu cũng được người chăm lo chu đáo. “Người ta” bỏ thân người đi làm cô tiên mà, cái thân bỏ lại cũng phải được ưu tiên chứ!

    Ba người cười mãn nguyện. Vợ Tiến nói:

    - Thưa thầy, con xin thầy đặt cho bé cái pháp danh. Quý sư cô ở chùa Hương Pháp Bảo dạy tụi con như vậy đó. Lúc ở trong bịnh viện, con lấy họ của chồng con là Hoàng, rồi ghi tên bé là Hoàng Vô Danh. Có cái pháp danh, mai này có cúng, hay có đám giổ, con gọi bé về nhà thưa thầy.

    Tôi chưa kịp trả lời thì “bé tiên” nói:

    - Con muốn tên Mỹ Nga.

    Tôi nín cười. Tuy là tôi thấy cô bé đó, nhưng một khi không cần phải nói ra cho gia đình biết về sự hiện diện của những người thân, những chúng sanh vô hình, là tôi im thôi. Tôi mỉm cười:

    - Pháp danh là một cái tên, mà khi có người phát tâm, muốn quy y Tam Bảo … Ví dụ như Tiến đi. Khi Tiến muốn quy y Tam Bảo, Tiến đến chùa xin quý thầy, chư Tăng, hay vị trụ trì làm lễ Quy Y cho Tiến. Vị thầy đó sẽ đại diện Tam Bảo, truyền Tam Quy và Ngũ Giới cho Tiến. Tiến trở thành Phật Tử và vị thầy sẽ cho Tiến một cái tên trong đạo, gọi là pháp danh. Còn cô bé này thì …

    Tôi ngừng lại, nhìn lên tóc của hai vợ chồng để kiếm … mái tóc quăn. Đâu thấy kìa? Vậy cái mái tóc loăn xoăn của “bé tiên” ở đâu ra cà? Tôi ngập ngừng:

    - Cho tôi hỏi. Hai vợ chồng có ai … tóc quăn không?

    Vợ Tiến cười đưa tay chỉ thẳng vô chồng, còn Tiến thì đưa tay vuốt mái tóc cắt sát trên đầu, cười cười:

    - Dạ em. Tại em cắt ngắn nên nhìn không thấy quăn. Dài ra một khúc là thấy quăn liền.

    Tôi bật cười:

    - Hèn chi …Thêm một câu nữa. Có ai ở trong nhà, bên nữ nghe, lấy tên lót là chữ “Mỹ” không?

    - Dạ không thưa thầy.

    Tôi nhìn xuống đất. “Bé tiên” muốn mà, đâu thể nào làm buồn lòng cô bé chứ! Với lại, đặt cho “người ta” một cái tên mà “người ta” không muốn, thì cũng “phiền” ba mẹ lắm à nghen! Tôi cười nói:

    - Tôi không có tính nói cho bà nội và ba mẹ biết về cô bé. Nhưng mà … gặp “cái vụ” đặt pháp danh này hơi “rắc rối” một chút. Bé muốn một cái tên đẹp, chứ không phải pháp danh. Trước khi tôi giải thích cho gia đình, tôi cần nói điều này: Tuổi thọ trong cõi thần tiên của bé rất dài. Hôm nay, tôi giúp gia đình, cũng là tôi giúp bé. Tôi sẽ đưa bé đến nơi thuộc về của bé, nếu không, bé sẽ lẩn quẩn trong gia đình, rồi sẽ làm đủ mọi chuyện tốt xấu, … y như một đứa trẻ con vậy. Tôi thương trẻ con. Tôi giúp chúng sanh phi nhân cũng đồng đều, nhưng với trẻ con thì tôi quan tâm đặc biệt hơn. Tôi sẽ lo cho cô bé này. Bé ở đây với tôi trong thời gian đầu này. Khi đúng cơ hội, tôi sẽ đưa bé đi. Mai này, thỉnh thoảng bé sẽ về thăm ba mẹ, nhưng thân phận là thần tiên. Bé chỉ về thăm nhà, không ở lại với gia đình đâu. Cô và hai em hiểu chứ, không lo sợ chứ?

    - Dạ không. Thầy giúp như vậy vợ chồng con mừng lắm!
    - Vậy bây giờ tôi nói ra “bé tiên” đang ở đâu nghe!
    - Dạ thầy.

    Cả ba nhìn tôi, sáu con mắt ánh lên tia mừng rỡ, nhưng ... cũng pha chút xíu hồi hộp:

    - Bé đang ở đây thôi.

    Sáu con mắt mở to ra. Tôi mỉm cười:

    - Tôi nhìn thấy bé ngay từ khi gia đình vừa bước ra khỏi xe. Một cô bé cao chừng này, độ như đứa trẻ 3 tuổi, thân hình tròn trịa, mặt mày rất xinh đẹp, mặc chiếc áo đầm trắng, bay nhảy tung tăng. Mái tóc cô bé loăn xoăn úp vào sau ót. Đó là tại sao tôi hỏi: “Ba mẹ có ai tóc quăn không”.

    Tôi “kéo” tới đâu, vẻ mặt của bà nội và ba mẹ “dãn” ra tới đó. Họ vui ... không nói nên lời. Tôi cười nhẹ:

    - Còn về pháp danh … Tôi có hỏi ở trong gia đình, bên nữ, có ai dùng tên chữ lót là “Mỹ” hay không, tại vì bé muốn mẹ đặt cho bé cái tên “Mỹ Nga”!

    Vợ Tiến lắc lắc cái đầu ra vẻ “hết biết con gái”, rồi cười nói:

    - Dạ con tên Nguyệt, bé muốn tên Nga, là Nguyệt Nga …

    (Hai tên Nguyệt Nga này là tên thật của mẹ và con, các Bạn nhé!)

    Tới phiên tôi lắc lắc cái đầu, “hết biết cô tiên bé nhỏ” …

    Mẹ Nguyệt nói:

    - Rồi, ba mẹ đặt tên cho con là Mỹ Nga. Mỹ Nga ở đây với thầy phải thật là ngoan, ba mẹ thương con nhiều. Mẹ mất con mẹ buồn lắm, nhưng mẹ biết con được làm tiên rồi, mẹ vui…

    Ba Tiến cũng nói:

    - Mỹ Nga ở đây với thầy rồi thỉnh thoảng về thăm ba mẹ với chị Hai nghe con. Chị Ngọc thích em lắm, cứ đòi mẹ sanh em bé cho con chơi. Ba biết Mỹ Nga là con gái, ba tiếc con quá. Mai này ba ước gì Mỹ Nga trở lại làm con của ba …

    Mỹ Nga nhảy nhót tung tăng, thích chí với những lời nói đầy yêu thương của ba mẹ.

    Trong suốt buổi nói chuyện, tuy bà nội không nói, nhưng bà thường gật đầu tỏ ý đồng tình, và mắt bà rươm rướm lệ. Thỉnh thoảng, bà đưa tay quẹt nước mắt. Nghe con trai nói câu: “ước gì Mỹ Nga trở lại làm con của ba”, bà nhìn tôi. Hiểu ý bà, tôi nói:

    - Có khả năng như vậy xảy ra. Tôi có gặp một đứa bé trai hai tuổi. Người mẹ của bé nói là bé có một anh trai mất lúc hơn một tuối. Cha mẹ khấn nguyện cho con trai đã mất trở lại làm con của mình. Khi cô mang thai, cô càng khẩn cầu cho đứa con đã mất tái sanh vào bào thai. Sanh đứa bé trai kế ra, bé giống anh trai không sai một nét. Biết đâu, duyên nghiệp … Mỹ Nga có thể tái sanh về làm con của Tiến và Nguyệt.

    - Vậy con ước gì Mỹ Nga sẽ trở lại làm con của con.
    - Tôi chúc lành cho gia đình sở cầu như nguyện.

    Lúc này, bà nội mới lên tiếng:

    - Dạ trăm sự nhờ thầy lo cho bé Mỹ Nga. Tôi cũng được nghe là thai nhi mất thì thường hay theo mẹ. Thầy thương mà giúp dùm … gia đình mang ơn thầy, không bao giờ dám quên ơn thầy đâu.

    - Dạ, tôi làm được gì tôi sẽ làm. Mấy “cô” mấy “cậu” mà càng mất nhỏ ngày, nhỏ tháng bao nhiêu, thì càng “phá” hung khỏi nói, khỏi biết luôn! Tôi thương các cháu, cho nên chăm lo các cháu đặc biệt hơn. Gia đình yên tâm đi, tôi lo cho “bé con” này!

    Gia đình cười với vẻ yên lòng, yên dạ … Tôi thầm nói: “Ấy dà, cô nhỏ chút chit này mà cho cổ tự do đi thì biết …”. Tiến nói:

    - Vậy chúng con xin phép thầy chúng con về.

    - Gia đình nhớ cúng thất hay là làm gì đó theo sự hướng dẫn của sư cô trụ trì chùa Hương Pháp Bảo nghe! Trên này quá xa, bé ở đây, nhưng gia đình yên tâm cúng ở dưới đó cho gần. Không có sao đâu. Chúc gia đình bình an nghe.

    - Dạ, tụi con sẽ cúng thất ở chùa dưới. Con chào thầy. Mỹ Nga ở lại, nội với ba mẹ về nha con.

    Nguyệt nói với giọng đượm buồn, lưu luyến.

    Tôi đưa họ xuống đồi. Chờ cho chiếc xe đã lùi trở lên con đường đá, vẫy tay chào họ lần nữa, tôi mới đi vào nhà. Sanh ly tử biệt nào chẳng đau lòng! Giống như ba mẹ vừa mang con gái đến gửi cho tôi … đứa con gái may mắn được đặt tên mà không được thấy mặt …


    Tối lại, hơn tám giờ, tôi vào Chánh Điện nhỏ tọa thiền. Tôi nói:

    - Mỹ Nga ơi, thầy tọa thiền nghe con. Mỹ Nga chơi đùa lịch kịch, lộp cộp gì cũng tự nhiên nha con, tha hồ chơi nha con!

    Tôi ngồi xuống bên phải Quan Âm Bồ Tát. Nhắm mắt, tĩnh tọa.

    Tôi thấy bé tiên đi vòng vòng trong Chánh Điện. Lát sau, bé đến dựa người rồi úp mặt vào lưng tôi. Tôi chờ xem cô bé làm sao nữa, cho nên tôi vẫn im lặng. Ngã nghiêng, dụi mặt trên lưng tôi một hồi, cô bé lui trở lại, nằm úp mặt lên chân trái tôi, rồi … thút thít, thút thít...

    “Ô …”, tôi kêu lên trong tâm …

    Vẫn tĩnh tọa, tôi đưa tay vuốt tóc bé, và nói trong tâm:

    - Con buồn hả con. Chơi một mình, không có ai chơi chung với con hết, nên con buồn quá mà. Được rồi, thầy mời chư thiên nhỏ đến dẫn con đi chơi nghe. Giỏi, giỏi thầy thương con nè. Chư thiên ơi, có vị chư thiên nhỏ nào đang rảnh không, xin đến đây đón cô bé nhỏ này đi ra ngoài chơi dùm cho con nhé! Bé mới tới đây, chơi một mình buồn nên khóc rồi đây. Chư thiên ơi, đến đón bé đi chơi nhé!

    Không đầy năm phút sau, một vị thiên nam rất xinh đẹp, độ như đứa bé trai 7 tuổi, bay từ hướng Đông đến, dừng lại trước cửa Chánh Điện.

    Vẫn tĩnh tọa, tôi nói trong tâm:

    - Cám ơn thiên nam đã tới. Cho con gởi bé Mỹ Nga luôn trong thời gian túi tro của bé còn để ở đây nhé. Trẻ con ở đây một mình buồn, tội. Thỉnh thoảng chư thiên cho bé về thăm gia đình với nhé! Rồi, Mỹ Nga đi chơi đi con. Sướng rồi nha, vui rồi nha. Khi nào thầy mang tro của con đi, thầy sẽ gọi con về, đi ra sông chơi với thầy nha. Bye bye, bye bye thiên nam, bye bye Mỹ Nga …

    Bóng hai trẻ lướt nhanh, như đứa anh trai nắm tay em gái, không đầy một phút, đã biến mất giữa không trung…Tôi nhìn theo mỉm cười …


    Suốt tháng … Mỹ Nga “mê” chơi, không quay về Thiền Tự “nhỏng nhẻo” với tôi lần nào hết …


    Cuối tháng chín. Trời sắp sang thu và mây thường che khuất mặt trời, cho nên nhiệt độ những ngày suốt tháng 9 đến tháng Mười cứ lạnh lạnh, lạnh lạnh …Tôi giữ tro bé Mỹ Nga lại, không vội mang ra sông.


    Cho đến khoảng đầu tháng mười …

    Mới sớm tinh mơ mà ánh thái dương đã hừng sáng phía trời Đông. Khi mặt trời lên khỏi ngọn cây, tia sáng tỏa rực núi rừng. Giọt sương trên đầu ngọn cỏ lung linh. Bãi cỏ như một màn nước bạc, lấp lánh dưới ánh ban mai.

    Đứng nhìn tia nắng mặt trời, tôi ước đoán, đến giữa trưa, nhiệt độ sẽ rất nóng. Như vậy, buổi xế trưa là tôi có thể mang tro của bé Mỹ Nga ra sông lớn được rồi.

    Buổi xế trưa, trời rất nóng. Tôi lên tiếng gọi: “Mỹ Nga ơi, bây giờ thầy mang tro của con đi ra sông đây. Mỹ Nga có rảnh thì đi với thầy nghe. Còn nếu con đang bận thì thôi nghe con, thầy đi một mình cũng không có sao. Chư thiên ơi, cho bé Mỹ Nga về đi chơi với con một chút nhé".

    Tôi vào Chánh Điện nhỏ, lấy túi vải cầm trên tay, tôi nói: “Con đi ra ngoài một lát. Con đem tro cô bé này ra sông rồi con về.”

    Để nhẹ túi vải bên ghế hành khách, tôi vòng qua ghế tài xế, ngồi vào xe, nổ máy. Xe chạy chưa được mười phút, tôi nghe “lạch cạch” bên tay phải. Đưa mắt nhìn qua ghế, rồi trở lại nhìn ra phía trước, tôi thấy cô bé áo đầm trắng ngồi bên cạnh, cầm túi vải trên tay. Tôi cười nói:

    - Mỹ Nga đi với thầy à. Con tới im re hà. Thầy gọi con, rồi thầy lo đi lấy túi vải, rồi lo lái xe, thầy không có để ý xem con về đến chưa. Mỹ Nga mà không làm ra “lạch cạch” thì thầy đâu có hay con đến rồi đâu. Bỏ hết nghe con. Túi tro này không là gì cả. Túi tro này đổ ra sông biển là chấm dứt một kiếp con người. Không có gì để lưu luyến nghe con. Con bây giờ có đời sống khác. Con đang là thần tiên. Thầy gửi con cho chư thiên thiện dạy dỗ con. Mai này, con hộ trì Tam Bảo, cứu giúp chúng sanh nghe con. Khi nào con cảm thấy nhớ mẹ, nhớ ba, nhớ nội, nhớ chị, thì con hướng tâm nói rằng: “Cầu xin cho ba mẹ được an vui”. Nhớ nghe con, Mỹ Nga!"

    Cô bé ngồi mân mê cái túi vải, không đáp.

    Tôi đậu xe vào bãi. Mỹ Nga đặt túi vải xuống ghế, nhảy tót ra ngoài. Còn tôi thì phải loay hoay mở cửa xe, bước xuống. Tôi với tay cầm túi vải:

    - Tới rồi nè con. Nhánh sông này nối ra biển. Một chút tro cốt này không còn biết nóng, lạnh, đau đớn là gì nữa, nếu ba mẹ con phải ra đến biển để mà thả xuống biển, tốn kém nhiều tiền bạc lắm con biết không? Đời sống con người còn nhiều khó khăn trong việc mưu sinh, mình đơn giản được việc nào thì tốt cho con người việc nấy há con. Đi. Thầy với con đi xuống bờ nước …

    Tôi xuống ngay bến nước, chổ lên xuống của các chiếc thuyền chạy chơi trên sông, và cũng là chổ neo của những chiếc xà-lang nhỏ. Nhìn mực nước cạn, tôi không muốn thả tro của bé xuống đây.

    - Đi con. Chổ này nước cạn quá. Kìa kìa. Bãi cát bên trái có mấy ghềnh đá, gần mé nước đó con. Chổ đó chắc sâu hơn chổ này. Đi con, mình ra chổ đó đi con.

    Mỹ Nga lót tót, lúp xúp chạy trước. Tôi lẹt đẹt theo sau. Làm thiên thần sướng thiệt chớ! Mang cái khối ngủ uẩn này … mệt mỏi!

    Tôi men ra chổ ghềnh đá. Nhắm thấy một chổ nước sâu hơn đầu gối, sóng có tấp vào thì nước cũng vẫn giữ độ sâu như vậy, không tấp nước lên bờ. Mặt nước gợn lăn tăn. Không có thuyền đi nên không có cuộn sóng. Tôi vừa vén y ngồi xuống, thì kìa … mặt nước chao động. Tôi nhìn ba phía. Không có tàu thuyền nào hết! Một cuộn sóng cao khoảng 2/3 cánh tay từ khoảng xa độ 30 mét, đang cuộn cuộn tiến vào nơi tôi ngồi! Nhắm độ cao của sóng có thể ập cao lên làm ướt người, tôi đứng lên, lùi trở lại vài bước. Thiệt. Con sóng ập vào ghềnh “pầm”, tung tóe nước, có giọt văng lên mặt tôi. Sóng tan, mặt sông bình trở lại. Tôi nói:

    - Cám ơn chư vị đến để đón tro của bé, cho bé được yên lòng.

    Tôi bước trở lại chổ bờ đá, ngồi xuống. Chiếc tủi vải có in dấu chân thật, nhỏ xíu của thai nhi, bằng mực màu đen. Tôi đưa tay sờ sờ lên dấu chân: “Thương quá". Kéo miệng túi rộng ra, tôi lấy chiếc hộp giấy vuông, màu nâu, cầm lên tay. Cẩn thận giữ túi vải và hộp giấy trên tay trái, dùng tay phải mở nắp hộp, tôi nhìn thấy một bịch ny-lon lớn chừng ba ngón tay. Kẹp luôn nắp hộp vô tay trái, tôi nhẹ nhàng lấy bịch ny-lon ra. Trong bịch là một chiếc khoen hình tròn, màu xanh, và dưới đáy bịch là một chút tro xám, nếu nhúm hết lại, chắc chỉ bằng nữa lóng tay ngón út. Tôi đọc chữ trên chiếc khoen hình tròn:

    “Hoàng Vô Danh”
    Sanh, mất, ngày:
    Tại bịnh viện:

    “Ôi, sao giống chiếc thẻ bài …” Tôi kêu thầm trong tâm.

    - Mỹ Nga ơi, bây giờ thầy mở bịch ny-lon này ra, thầy thả tro xuống nước, rồi thầy thả bịch nylon xuống nước luôn nha con, nước sẽ cuốn hết tro, sạch luôn phần sót lại trong cái bịch. Còn cái thẻ này, hộp và túi vải, mình mang về chùa đốt cho sạch nghe con, thầy không muốn thả xuống sông rồi trôi đi …OK, một, hai, ba, tro về sông, tro về biển nè … Mỹ Nga có vui không? …

    Không kịp trả lời tôi, cô bé thoắt đã bay theo vị thiên nam nhỏ hôm trước. Cả hai vẫy tay chào tôi, miệng cười xinh xắn … Tôi nói theo:

    - Vui nghe, chư thiên thần nhỏ.

    Tôi nán lại, nhìn túi ny-lon nhấp nhô dưới đáy nước. Có ai ngờ, một chiếc túi nhỏ lại vừa chứa đựng thân tứ đại của một con người …

    Trở về Thiền Tự, tôi lấy cái khay nhôm và cái hộp quẹt mang ra sân. Mở cửa xe, tôi lấy hết những vật còn lại của Mỹ Nga cầm trên tay. Ngồi xuống sân cỏ, tôi chăm chú đốt từng món một …

    ………

    Rằm tháng Giêng vừa rồi tôi đến chùa Hương Pháp Bảo dự lễ. Gia đình Tiến Nguyệt vào tăng khách phòng thăm tôi. Tôi hỏi:

    - Bé Mỹ Nga thỉnh thoảng có về thăm nhà đó, ba mẹ có nhận ra con về thăm hay không?

    Ôm bé Ngọc trong tay, Nguyệt cười nói:

    - Con thì không thấy, nhưng anh Tiến có thấy Mỹ Nga ở trong mơ.

    Tiến gật đầu:

    - Dạ, lâu lâu con mới nằm mơ thấy bé. Mới hôm kia, hôm kìa, con thấy một đứa bé gái, tóc quăn, mặc áo đầm trắng, chạy trước mặt con. Con biết là con của con, nhưng con không nhìn thấy rỏ mặt.


    Tôi cười … Thiên Thần Nhỏ!


    Mặc định
    PHI NHÂN: “BYE BYE, Ba Mẹ đừng buồn …”

    Hôm nay, tôi kể các Bạn nghe câu chuyện về một cô bé phi nhân. Bé mất trong bụng mẹ lúc khoảng 4 tháng tuổi. Nhúm tro xíu xiu của Bé đã hòa theo nhánh con sông lớn tuôn ra biển. Thỉnh thoảng Bé ghé nhà thăm Ba Mẹ …
    Tên nhân vật và nơi chốn đã thay đổi …

    Cuối tháng 8 năm 2011…

    Hôm đó trời gió lắm!

    Có tiếng điện thoại …

    - Xin chào. Tôi nghe đây.
    - Con chào thầy. Con, Nhân Hòa đây.
    - Chào chị Nhân Hòa.

    - Thưa thầy, con đang ở dưới chùa Hương Pháp Bảo. Hiện giờ có một gia đình, có hai vợ chồng trẻ, người vợ mới bị hư thai. Hai vợ chồng đến chùa xin cúng cầu siêu. Sư cô Hạnh Lạc khuyên họ mang cháu lên Thiền Tự, xin thầy giúp đỡ giùm, xem cháu có siêu thoát hay chưa, liệu mà còn cúng kiến cho cháu.

    - Chị Nhân Hòa à, còn ý kiến của sư cô trụ trì thì sao?
    - Dạ, thì sư cô Hiền Thanh cũng nói vậy. Con nít nhỏ quá … nếu không lo cho nó đàng hoàng, thì sợ nó theo cha mẹ mà phá phách.
    - Hai vợ chồng đang ở chùa phải không chị?
    - Dạ, ba người, có bà mẹ nữa, đang ở đây thưa thầy.
    - Vậy, chị cho tôi nói chuyện với họ đi chị.

    - Dạ, dạ … Nè, nè con … nói chuyện với thầy nè con …

    Tiếng của chị Nhân Hòa gọi vợ chồng kia …

    - Dạ con chào thầy.

    Giọng nói của một người thanh niên.

    - Con tên là Tiến.
    - Chào Tiến. Tiến nói lại cho tôi nghe về cháu bé và lễ cầu siêu đi.

    - Dạ, vợ con mang thai được bốn tháng thì tuần rồi bị hư thai. Bịnh viện họ thiêu xác thai nhi, và hẹn tụi con tuần sau đi nhận tro cốt của đứa bé. Con nghĩ là … chắc chỉ có một chút tro thôi. Con đến chùa Hương Pháp Bảo, xin cúng cầu siêu, và nhờ sư cô mang tro của bé rải ra sông biển. Quý sư cô bảo con lên xin thầy đặt tên cho đứa bé, rồi nhờ thầy xem bé có được siêu thoát hay chưa. Con xin thầy giúp dùm con. Vợ chồng con buồn quá, không biết phải làm sao, chỉ biết đến chùa thôi …

    - Được. Nhưng mà … như thế này. Tôi góp ý một điều tế nhị. Gia đình đã đến chùa để xin quý sư cô làm lễ cầu siêu và đi rải tro của bé rồi, gia đình nên tiếp tục tiến hành lễ cầu siêu theo hướng dẫn của sư cô trụ trì. Tôi chỉ cần một việc nhỏ thôi. Trước khi đưa tro của bé đi rải, gia đình đưa bé lên Thiền Tự này trước cho tôi. Chỉ có vậy thôi Tiến.

    - Dạ, con sẽ nghe lời của thầy. Tuần sau, vợ chồng con đi lấy tro của bé, tụi con chạy lên thầy trước, rồi quay lại chùa làm lễ cầu siêu.

    - Tuần sau, Tiến gọi lại cho tôi trước khi lên nghe Tiến.
    - Dạ thầy.
    - Tiến còn thắc mắc điều gì, cứ hỏi nghe.
    - Dạ không thầy.
    - Vậy thôi. Tuần sau gặp.
    - Dạ, cám ơn thầy. Con chào thầy.

    Tôi thở dài. Những cái chết yểu tử từ trong thai bào như thế này, đa phần là quả của những nghề tà mạng, ấp trứng lộn, đến ngày ra ràng, đem bán đây …


    Sáng thứ bảy, Tiến gọi tôi:

    - Dạ thưa thầy, con, Tiến đây.
    - Chào Tiến.
    - Vợ chồng con đang trên đường lên thầy đây. Khoảng hai tiếng nữa tụi con mới đến thưa thầy. Thầy có cần tụi con mua gì mang lên không?
    - Hoa, quả dâng cúng Phật là đủ rồi Tiến. Nhang, đèn cầy ở đây có, các em khỏi mang lên.
    - Dạ, vậy con sẽ ghé chợ mua bông với trái cây, thưa thầy.
    - Được. Lái xe cẩn thận nghe.
    - Dạ. Chút gặp thầy.
    - Chào Tiến.

    Độ chừng mười một giờ rưỡi, nghe tiếng xe, tôi mở cửa phòng bước ra ngoài. Trên xe bước xuống ba người. Một ngưòi phụ nữ khoảng trên 60 tuổi, Tiến và người vợ trẻ. Hai vợ chồng vào độ tuổi trên dưới 30.

    Cả ba bước lên hàng hiên, cúi đầu chào tôi. Tôi mỉm cười. Bốn người chứ không phải ba! Một cô bé mặc chiếc áo đầm trắng, gương mặt đẹp như búp bê, mái tóc đen nhánh, xoăn xoăn úp vào sau ót. Bé đang nhảy nhót, lơ lững như bong bóng bay. Thoắt một cái bay lên cành cây. Thoắt một cái nhảy lên mui xe. Thoắt một cái ở kề bên mẹ. Tiến nói:

    - Dạ thưa thầy con là Tiến. Đây là má của con. Đây là vợ con.
    - Chào cô. Vậy cô là bà nội của cháu hay là bà ngoại.
    - Dạ, tôi là bà nội.

    Trên tay người mẹ trẻ cầm một túi vải nhỏ bằng satin, miệng túi rút lại, trông như một túi vải đựng hương thơm của các tiểu thơ trong phim Hồng Kông.

    Tôi đưa tay:

    - Bé đây à. Con gái phải không?
    - Dạ phải, con gái thưa thầy. Ủa, hình như … vợ chồng con chưa nói cho thầy biết là con trai, hay con gái mà … sao thầy biết?

    Cô nói với vẻ ngạc nhiên và đưa túi vải cho tôi. Tôi cầm túi vải đặt lên lòng bàn tay trái. Túi vải nhẹ bông, hình như bên trong có đựng một cái hộp hình vuông. Tôi cười cười:

    - Gia đình lên Chánh Điện dâng hoa, quả cúng Phật đi, rồi tôi nói chuyện cho nghe. Làm lễ xong rồi là đưa bé về chùa Hương Pháp Bảo hôm nay luôn có phải không?
    - Dạ không. Quý sư cô ở chùa nói với tụi con là xin thầy làm lễ cho bé hết mọi thứ đi, xin thầy rải tro của bé ra sông biển luôn.

    Tôi cười:

    - Vậy à. Vậy thì “cô bé” vào đây. Thầy cho con ở kế bên phòng của thầy nghe. Hôm nào, thầy với con mang cái túi nhỏ xíu này ra sông lớn nghe.

    Tôi mở cửa phòng Chánh Điện nhỏ, bước vô. Ba người cùng bước vào theo. Tôi bảo họ thắp nhang lễ Phật. Tôi quay qua bên vách tay trái, nơi đặt bàn thờ Quán Thế Âm Bồ Tát. Bức tượng Bồ Tát Quan Âm cưỡi rồng bằng đá non nước, do thí chủ thỉnh đến cúng chùa, đặt chơ vơ trên ngôi Chánh Điện suốt mấy năm trời. Năm ngoái, về đây nhận chùa, tôi thỉnh Ngài vào phòng thờ này, cũng là Chánh Điện tôn trí Đức Bổn Sư, trước khi xây dựng ngôi Đại Hùng Bảo Điện trên ngọn đồi kia.

    Quỳ xuống, tôi lấy cái dĩa hoa sen, thường dùng để thắp đèn cầy, đặt túi vải vào dĩa, rồi tôi đặt dĩa xuống bên trong, dưới chân bàn thờ, khuất sau khăn bàn. Tôi nói với bà nội và ba mẹ của “cô bé” đang quỳ trước bàn thờ Quan Âm:

    - Cho bé nằm đây, nằm dưới chân Quan Âm Bồ Tát. Khi nào trời nắng ấm, tôi đưa bé đi ra sông lớn. Lúc này trời thường hay có mưa nên lạnh lạnh. Tuy là tro của bé không còn biết nóng lạnh là gì, nhưng cũng đưa bé đi vào ngày nắng ấm cho bé được ấm lòng. Bây giờ lên Chánh Điện lễ Phật nhé!

    Tôi cùng đi với gia đình lên Chánh Điện. Cô bé cứ tung tăng, vui vẻ theo chân ba mẹ. Thích chí thì bé bay bổng lên không trung, xòe chiếc áo đầm như đóa phù dung trắng xóa. Tôi nói thầm: “Nơi đây rộng rải quá, tha hồ bay nhảy há con!”

    Vào đến Chánh Điện, tôi hướng dẫn cho họ nơi để dĩa và bình hoa, tại vì hôm nay lần đầu tiên họ đến Thiền Tự này. Ba mẹ con thành kính thắp nhang, thắp đèn, dâng hoa, dâng trái cây cúng Phật. Sau đó, tôi mời họ ngồi xuống đất nói chuyện:

    - Tôi cần nói rỏ cho gia đình biết về sự ra đi của thai nhi bốn tháng tuổi này, cho gia đình, ông bà, ba mẹ không quá đau lòng. Nhất là người mẹ đây. Bé tái sanh làm người, nằm trong bụng mẹ bốn tháng là chỉ để trả nghiệp quá khứ mà thôi. Bé mất đi là chấm dứt kiếp làm người. Bé đã tái sanh làm thần rồi. Bây giờ bé là cô tiên nhỏ rồi. Phước của bé đã tích trữ từ nhiều đời quá khứ có nhiều, bé vào bụng mẹ là chỉ thọ nghiệp bất thiện, yểu tử. Nhưng nghiệp lành đã đưa bé tái sanh cõi thần rồi. Ba mẹ chấp nhận như vậy nhé! Đau buồn vì mất con là điều không thể tránh được, nhưng cũng hãy vui cho bé, chúc lành cho con được làm cô tiên nhỏ rồi … Gia đình là phật tử, có lẻ hiểu về nghiệp quả, luân hồi và tái sanh có phải không?

    Cả ba im lặng gật đầu. Vợ Tiến lên tiếng:

    - Thầy nói làm cho con đỡ buồn. Mà con cũng nghĩ vậy, con cũng nghĩ là con của con yểu tử để tái sanh cõi an vui hơn, tại vì thai nhi chết trong bụng mẹ mấy ngày rồi mà con không đau đớn, không mệt mỏi, không bị thai hành một chút nào hết. Con đi bác sĩ khám thai định kỳ. Lần nào bác sĩ cũng nói thai nhi khỏe mạnh, phát triển bình thường. Vậy mà lần vừa rồi, bác sĩ nói thai nhi chết rồi, con phải nhập viện lấy thai ra.

    Tiến tiếp lời vợ:

    - Thêm cái phước này nữa thưa thầy. Thường lệ, thai nhi dưới bốn tháng tuổi mà chết, thì bịnh viện họ không đưa về cho cha mẹ, họ thiêu tập thể thai nhi. Con của con … họ tính ngày tháng sao đó, mà họ nói là đủ tiêu chuẩn được thiêu riêng và cho gia đình nhận tro mang về.

    Tôi mỉm cười:

    - Chúng sanh như cô bé này đây, một khi có đầy đủ phước báu, thì cho đến trả quả yểu tử, cũng có được một cách chết nhẹ nhàng. Vô bụng mẹ nhẹ nhàng, ra khỏi bụng mẹ cũng nhẹ nhàng. Cho đến cái thân tí xíu cũng được người chăm lo chu đáo. “Người ta” bỏ thân người đi làm cô tiên mà, cái thân bỏ lại cũng phải được ưu tiên chứ!

    Ba người cười mãn nguyện. Vợ Tiến nói:

    - Thưa thầy, con xin thầy đặt cho bé cái pháp danh. Quý sư cô ở chùa Hương Pháp Bảo dạy tụi con như vậy đó. Lúc ở trong bịnh viện, con lấy họ của chồng con là Hoàng, rồi ghi tên bé là Hoàng Vô Danh. Có cái pháp danh, mai này có cúng, hay có đám giổ, con gọi bé về nhà thưa thầy.

    Tôi chưa kịp trả lời thì “bé tiên” nói:

    - Con muốn tên Mỹ Nga.

    Tôi nín cười. Tuy là tôi thấy cô bé đó, nhưng một khi không cần phải nói ra cho gia đình biết về sự hiện diện của những người thân, những chúng sanh vô hình, là tôi im thôi. Tôi mỉm cười:

    - Pháp danh là một cái tên, mà khi có người phát tâm, muốn quy y Tam Bảo … Ví dụ như Tiến đi. Khi Tiến muốn quy y Tam Bảo, Tiến đến chùa xin quý thầy, chư Tăng, hay vị trụ trì làm lễ Quy Y cho Tiến. Vị thầy đó sẽ đại diện Tam Bảo, truyền Tam Quy và Ngũ Giới cho Tiến. Tiến trở thành Phật Tử và vị thầy sẽ cho Tiến một cái tên trong đạo, gọi là pháp danh. Còn cô bé này thì …

    Tôi ngừng lại, nhìn lên tóc của hai vợ chồng để kiếm … mái tóc quăn. Đâu thấy kìa? Vậy cái mái tóc loăn xoăn của “bé tiên” ở đâu ra cà? Tôi ngập ngừng:

    - Cho tôi hỏi. Hai vợ chồng có ai … tóc quăn không?

    Vợ Tiến cười đưa tay chỉ thẳng vô chồng, còn Tiến thì đưa tay vuốt mái tóc cắt sát trên đầu, cười cười:

    - Dạ em. Tại em cắt ngắn nên nhìn không thấy quăn. Dài ra một khúc là thấy quăn liền.

    Tôi bật cười:

    - Hèn chi …Thêm một câu nữa. Có ai ở trong nhà, bên nữ nghe, lấy tên lót là chữ “Mỹ” không?

    - Dạ không thưa thầy.

    Tôi nhìn xuống đất. “Bé tiên” muốn mà, đâu thể nào làm buồn lòng cô bé chứ! Với lại, đặt cho “người ta” một cái tên mà “người ta” không muốn, thì cũng “phiền” ba mẹ lắm à nghen! Tôi cười nói:

    - Tôi không có tính nói cho bà nội và ba mẹ biết về cô bé. Nhưng mà … gặp “cái vụ” đặt pháp danh này hơi “rắc rối” một chút. Bé muốn một cái tên đẹp, chứ không phải pháp danh. Trước khi tôi giải thích cho gia đình, tôi cần nói điều này: Tuổi thọ trong cõi thần tiên của bé rất dài. Hôm nay, tôi giúp gia đình, cũng là tôi giúp bé. Tôi sẽ đưa bé đến nơi thuộc về của bé, nếu không, bé sẽ lẩn quẩn trong gia đình, rồi sẽ làm đủ mọi chuyện tốt xấu, … y như một đứa trẻ con vậy. Tôi thương trẻ con. Tôi giúp chúng sanh phi nhân cũng đồng đều, nhưng với trẻ con thì tôi quan tâm đặc biệt hơn. Tôi sẽ lo cho cô bé này. Bé ở đây với tôi trong thời gian đầu này. Khi đúng cơ hội, tôi sẽ đưa bé đi. Mai này, thỉnh thoảng bé sẽ về thăm ba mẹ, nhưng thân phận là thần tiên. Bé chỉ về thăm nhà, không ở lại với gia đình đâu. Cô và hai em hiểu chứ, không lo sợ chứ?

    - Dạ không. Thầy giúp như vậy vợ chồng con mừng lắm!
    - Vậy bây giờ tôi nói ra “bé tiên” đang ở đâu nghe!
    - Dạ thầy.

    Cả ba nhìn tôi, sáu con mắt ánh lên tia mừng rỡ, nhưng ... cũng pha chút xíu hồi hộp:

    - Bé đang ở đây thôi.

    Sáu con mắt mở to ra. Tôi mỉm cười:

    - Tôi nhìn thấy bé ngay từ khi gia đình vừa bước ra khỏi xe. Một cô bé cao chừng này, độ như đứa trẻ 3 tuổi, thân hình tròn trịa, mặt mày rất xinh đẹp, mặc chiếc áo đầm trắng, bay nhảy tung tăng. Mái tóc cô bé loăn xoăn úp vào sau ót. Đó là tại sao tôi hỏi: “Ba mẹ có ai tóc quăn không”.

    Tôi “kéo” tới đâu, vẻ mặt của bà nội và ba mẹ “dãn” ra tới đó. Họ vui ... không nói nên lời. Tôi cười nhẹ:

    - Còn về pháp danh … Tôi có hỏi ở trong gia đình, bên nữ, có ai dùng tên chữ lót là “Mỹ” hay không, tại vì bé muốn mẹ đặt cho bé cái tên “Mỹ Nga”!

    Vợ Tiến lắc lắc cái đầu ra vẻ “hết biết con gái”, rồi cười nói:

    - Dạ con tên Nguyệt, bé muốn tên Nga, là Nguyệt Nga …

    (Hai tên Nguyệt Nga này là tên thật của mẹ và con, các Bạn nhé!)

    Tới phiên tôi lắc lắc cái đầu, “hết biết cô tiên bé nhỏ” …

    Mẹ Nguyệt nói:

    - Rồi, ba mẹ đặt tên cho con là Mỹ Nga. Mỹ Nga ở đây với thầy phải thật là ngoan, ba mẹ thương con nhiều. Mẹ mất con mẹ buồn lắm, nhưng mẹ biết con được làm tiên rồi, mẹ vui…

    Ba Tiến cũng nói:

    - Mỹ Nga ở đây với thầy rồi thỉnh thoảng về thăm ba mẹ với chị Hai nghe con. Chị Ngọc thích em lắm, cứ đòi mẹ sanh em bé cho con chơi. Ba biết Mỹ Nga là con gái, ba tiếc con quá. Mai này ba ước gì Mỹ Nga trở lại làm con của ba …

    Mỹ Nga nhảy nhót tung tăng, thích chí với những lời nói đầy yêu thương của ba mẹ.

    Trong suốt buổi nói chuyện, tuy bà nội không nói, nhưng bà thường gật đầu tỏ ý đồng tình, và mắt bà rươm rướm lệ. Thỉnh thoảng, bà đưa tay quẹt nước mắt. Nghe con trai nói câu: “ước gì Mỹ Nga trở lại làm con của ba”, bà nhìn tôi. Hiểu ý bà, tôi nói:

    - Có khả năng như vậy xảy ra. Tôi có gặp một đứa bé trai hai tuổi. Người mẹ của bé nói là bé có một anh trai mất lúc hơn một tuối. Cha mẹ khấn nguyện cho con trai đã mất trở lại làm con của mình. Khi cô mang thai, cô càng khẩn cầu cho đứa con đã mất tái sanh vào bào thai. Sanh đứa bé trai kế ra, bé giống anh trai không sai một nét. Biết đâu, duyên nghiệp … Mỹ Nga có thể tái sanh về làm con của Tiến và Nguyệt.

    - Vậy con ước gì Mỹ Nga sẽ trở lại làm con của con.
    - Tôi chúc lành cho gia đình sở cầu như nguyện.

    Lúc này, bà nội mới lên tiếng:

    - Dạ trăm sự nhờ thầy lo cho bé Mỹ Nga. Tôi cũng được nghe là thai nhi mất thì thường hay theo mẹ. Thầy thương mà giúp dùm … gia đình mang ơn thầy, không bao giờ dám quên ơn thầy đâu.

    - Dạ, tôi làm được gì tôi sẽ làm. Mấy “cô” mấy “cậu” mà càng mất nhỏ ngày, nhỏ tháng bao nhiêu, thì càng “phá” hung khỏi nói, khỏi biết luôn! Tôi thương các cháu, cho nên chăm lo các cháu đặc biệt hơn. Gia đình yên tâm đi, tôi lo cho “bé con” này!

    Gia đình cười với vẻ yên lòng, yên dạ … Tôi thầm nói: “Ấy dà, cô nhỏ chút chit này mà cho cổ tự do đi thì biết …”. Tiến nói:

    - Vậy chúng con xin phép thầy chúng con về.

    - Gia đình nhớ cúng thất hay là làm gì đó theo sự hướng dẫn của sư cô trụ trì chùa Hương Pháp Bảo nghe! Trên này quá xa, bé ở đây, nhưng gia đình yên tâm cúng ở dưới đó cho gần. Không có sao đâu. Chúc gia đình bình an nghe.

    - Dạ, tụi con sẽ cúng thất ở chùa dưới. Con chào thầy. Mỹ Nga ở lại, nội với ba mẹ về nha con.

    Nguyệt nói với giọng đượm buồn, lưu luyến.

    Tôi đưa họ xuống đồi. Chờ cho chiếc xe đã lùi trở lên con đường đá, vẫy tay chào họ lần nữa, tôi mới đi vào nhà. Sanh ly tử biệt nào chẳng đau lòng! Giống như ba mẹ vừa mang con gái đến gửi cho tôi … đứa con gái may mắn được đặt tên mà không được thấy mặt …


    Tối lại, hơn tám giờ, tôi vào Chánh Điện nhỏ tọa thiền. Tôi nói:

    - Mỹ Nga ơi, thầy tọa thiền nghe con. Mỹ Nga chơi đùa lịch kịch, lộp cộp gì cũng tự nhiên nha con, tha hồ chơi nha con!

    Tôi ngồi xuống bên phải Quan Âm Bồ Tát. Nhắm mắt, tĩnh tọa.

    Tôi thấy bé tiên đi vòng vòng trong Chánh Điện. Lát sau, bé đến dựa người rồi úp mặt vào lưng tôi. Tôi chờ xem cô bé làm sao nữa, cho nên tôi vẫn im lặng. Ngã nghiêng, dụi mặt trên lưng tôi một hồi, cô bé lui trở lại, nằm úp mặt lên chân trái tôi, rồi … thút thít, thút thít...

    “Ô …”, tôi kêu lên trong tâm …

    Vẫn tĩnh tọa, tôi đưa tay vuốt tóc bé, và nói trong tâm:

    - Con buồn hả con. Chơi một mình, không có ai chơi chung với con hết, nên con buồn quá mà. Được rồi, thầy mời chư thiên nhỏ đến dẫn con đi chơi nghe. Giỏi, giỏi thầy thương con nè. Chư thiên ơi, có vị chư thiên nhỏ nào đang rảnh không, xin đến đây đón cô bé nhỏ này đi ra ngoài chơi dùm cho con nhé! Bé mới tới đây, chơi một mình buồn nên khóc rồi đây. Chư thiên ơi, đến đón bé đi chơi nhé!

    Không đầy năm phút sau, một vị thiên nam rất xinh đẹp, độ như đứa bé trai 7 tuổi, bay từ hướng Đông đến, dừng lại trước cửa Chánh Điện.

    Vẫn tĩnh tọa, tôi nói trong tâm:

    - Cám ơn thiên nam đã tới. Cho con gởi bé Mỹ Nga luôn trong thời gian túi tro của bé còn để ở đây nhé. Trẻ con ở đây một mình buồn, tội. Thỉnh thoảng chư thiên cho bé về thăm gia đình với nhé! Rồi, Mỹ Nga đi chơi đi con. Sướng rồi nha, vui rồi nha. Khi nào thầy mang tro của con đi, thầy sẽ gọi con về, đi ra sông chơi với thầy nha. Bye bye, bye bye thiên nam, bye bye Mỹ Nga …

    Bóng hai trẻ lướt nhanh, như đứa anh trai nắm tay em gái, không đầy một phút, đã biến mất giữa không trung…Tôi nhìn theo mỉm cười …


    Suốt tháng … Mỹ Nga “mê” chơi, không quay về Thiền Tự “nhỏng nhẻo” với tôi lần nào hết …


    Cuối tháng chín. Trời sắp sang thu và mây thường che khuất mặt trời, cho nên nhiệt độ những ngày suốt tháng 9 đến tháng Mười cứ lạnh lạnh, lạnh lạnh …Tôi giữ tro bé Mỹ Nga lại, không vội mang ra sông.


    Cho đến khoảng đầu tháng mười …

    Mới sớm tinh mơ mà ánh thái dương đã hừng sáng phía trời Đông. Khi mặt trời lên khỏi ngọn cây, tia sáng tỏa rực núi rừng. Giọt sương trên đầu ngọn cỏ lung linh. Bãi cỏ như một màn nước bạc, lấp lánh dưới ánh ban mai.

    Đứng nhìn tia nắng mặt trời, tôi ước đoán, đến giữa trưa, nhiệt độ sẽ rất nóng. Như vậy, buổi xế trưa là tôi có thể mang tro của bé Mỹ Nga ra sông lớn được rồi.

    Buổi xế trưa, trời rất nóng. Tôi lên tiếng gọi: “Mỹ Nga ơi, bây giờ thầy mang tro của con đi ra sông đây. Mỹ Nga có rảnh thì đi với thầy nghe. Còn nếu con đang bận thì thôi nghe con, thầy đi một mình cũng không có sao. Chư thiên ơi, cho bé Mỹ Nga về đi chơi với con một chút nhé".

    Tôi vào Chánh Điện nhỏ, lấy túi vải cầm trên tay, tôi nói: “Con đi ra ngoài một lát. Con đem tro cô bé này ra sông rồi con về.”

    Để nhẹ túi vải bên ghế hành khách, tôi vòng qua ghế tài xế, ngồi vào xe, nổ máy. Xe chạy chưa được mười phút, tôi nghe “lạch cạch” bên tay phải. Đưa mắt nhìn qua ghế, rồi trở lại nhìn ra phía trước, tôi thấy cô bé áo đầm trắng ngồi bên cạnh, cầm túi vải trên tay. Tôi cười nói:

    - Mỹ Nga đi với thầy à. Con tới im re hà. Thầy gọi con, rồi thầy lo đi lấy túi vải, rồi lo lái xe, thầy không có để ý xem con về đến chưa. Mỹ Nga mà không làm ra “lạch cạch” thì thầy đâu có hay con đến rồi đâu. Bỏ hết nghe con. Túi tro này không là gì cả. Túi tro này đổ ra sông biển là chấm dứt một kiếp con người. Không có gì để lưu luyến nghe con. Con bây giờ có đời sống khác. Con đang là thần tiên. Thầy gửi con cho chư thiên thiện dạy dỗ con. Mai này, con hộ trì Tam Bảo, cứu giúp chúng sanh nghe con. Khi nào con cảm thấy nhớ mẹ, nhớ ba, nhớ nội, nhớ chị, thì con hướng tâm nói rằng: “Cầu xin cho ba mẹ được an vui”. Nhớ nghe con, Mỹ Nga!"

    Cô bé ngồi mân mê cái túi vải, không đáp.

    Tôi đậu xe vào bãi. Mỹ Nga đặt túi vải xuống ghế, nhảy tót ra ngoài. Còn tôi thì phải loay hoay mở cửa xe, bước xuống. Tôi với tay cầm túi vải:

    - Tới rồi nè con. Nhánh sông này nối ra biển. Một chút tro cốt này không còn biết nóng, lạnh, đau đớn là gì nữa, nếu ba mẹ con phải ra đến biển để mà thả xuống biển, tốn kém nhiều tiền bạc lắm con biết không? Đời sống con người còn nhiều khó khăn trong việc mưu sinh, mình đơn giản được việc nào thì tốt cho con người việc nấy há con. Đi. Thầy với con đi xuống bờ nước …

    Tôi xuống ngay bến nước, chổ lên xuống của các chiếc thuyền chạy chơi trên sông, và cũng là chổ neo của những chiếc xà-lang nhỏ. Nhìn mực nước cạn, tôi không muốn thả tro của bé xuống đây.

    - Đi con. Chổ này nước cạn quá. Kìa kìa. Bãi cát bên trái có mấy ghềnh đá, gần mé nước đó con. Chổ đó chắc sâu hơn chổ này. Đi con, mình ra chổ đó đi con.

    Mỹ Nga lót tót, lúp xúp chạy trước. Tôi lẹt đẹt theo sau. Làm thiên thần sướng thiệt chớ! Mang cái khối ngủ uẩn này … mệt mỏi!

    Tôi men ra chổ ghềnh đá. Nhắm thấy một chổ nước sâu hơn đầu gối, sóng có tấp vào thì nước cũng vẫn giữ độ sâu như vậy, không tấp nước lên bờ. Mặt nước gợn lăn tăn. Không có thuyền đi nên không có cuộn sóng. Tôi vừa vén y ngồi xuống, thì kìa … mặt nước chao động. Tôi nhìn ba phía. Không có tàu thuyền nào hết! Một cuộn sóng cao khoảng 2/3 cánh tay từ khoảng xa độ 30 mét, đang cuộn cuộn tiến vào nơi tôi ngồi! Nhắm độ cao của sóng có thể ập cao lên làm ướt người, tôi đứng lên, lùi trở lại vài bước. Thiệt. Con sóng ập vào ghềnh “pầm”, tung tóe nước, có giọt văng lên mặt tôi. Sóng tan, mặt sông bình trở lại. Tôi nói:

    - Cám ơn chư vị đến để đón tro của bé, cho bé được yên lòng.

    Tôi bước trở lại chổ bờ đá, ngồi xuống. Chiếc tủi vải có in dấu chân thật, nhỏ xíu của thai nhi, bằng mực màu đen. Tôi đưa tay sờ sờ lên dấu chân: “Thương quá". Kéo miệng túi rộng ra, tôi lấy chiếc hộp giấy vuông, màu nâu, cầm lên tay. Cẩn thận giữ túi vải và hộp giấy trên tay trái, dùng tay phải mở nắp hộp, tôi nhìn thấy một bịch ny-lon lớn chừng ba ngón tay. Kẹp luôn nắp hộp vô tay trái, tôi nhẹ nhàng lấy bịch ny-lon ra. Trong bịch là một chiếc khoen hình tròn, màu xanh, và dưới đáy bịch là một chút tro xám, nếu nhúm hết lại, chắc chỉ bằng nữa lóng tay ngón út. Tôi đọc chữ trên chiếc khoen hình tròn:

    “Hoàng Vô Danh”
    Sanh, mất, ngày:
    Tại bịnh viện:

    “Ôi, sao giống chiếc thẻ bài …” Tôi kêu thầm trong tâm.

    - Mỹ Nga ơi, bây giờ thầy mở bịch ny-lon này ra, thầy thả tro xuống nước, rồi thầy thả bịch nylon xuống nước luôn nha con, nước sẽ cuốn hết tro, sạch luôn phần sót lại trong cái bịch. Còn cái thẻ này, hộp và túi vải, mình mang về chùa đốt cho sạch nghe con, thầy không muốn thả xuống sông rồi trôi đi …OK, một, hai, ba, tro về sông, tro về biển nè … Mỹ Nga có vui không? …

    Không kịp trả lời tôi, cô bé thoắt đã bay theo vị thiên nam nhỏ hôm trước. Cả hai vẫy tay chào tôi, miệng cười xinh xắn … Tôi nói theo:

    - Vui nghe, chư thiên thần nhỏ.

    Tôi nán lại, nhìn túi ny-lon nhấp nhô dưới đáy nước. Có ai ngờ, một chiếc túi nhỏ lại vừa chứa đựng thân tứ đại của một con người …

    Trở về Thiền Tự, tôi lấy cái khay nhôm và cái hộp quẹt mang ra sân. Mở cửa xe, tôi lấy hết những vật còn lại của Mỹ Nga cầm trên tay. Ngồi xuống sân cỏ, tôi chăm chú đốt từng món một …

    ………

    Rằm tháng Giêng vừa rồi tôi đến chùa Hương Pháp Bảo dự lễ. Gia đình Tiến Nguyệt vào tăng khách phòng thăm tôi. Tôi hỏi:

    - Bé Mỹ Nga thỉnh thoảng có về thăm nhà đó, ba mẹ có nhận ra con về thăm hay không?

    Ôm bé Ngọc trong tay, Nguyệt cười nói:

    - Con thì không thấy, nhưng anh Tiến có thấy Mỹ Nga ở trong mơ.

    Tiến gật đầu:

    - Dạ, lâu lâu con mới nằm mơ thấy bé. Mới hôm kia, hôm kìa, con thấy một đứa bé gái, tóc quăn, mặc áo đầm trắng, chạy trước mặt con. Con biết là con của con, nhưng con không nhìn thấy rỏ mặt.


    Tôi cười … Thiên Thần Nhỏ!

    __________

    Chúc quý Bạn an lành.

    Ngày 27 tháng 03 năm 2012
    Trân trọng
    CUUBAOLONG
    Last edited by CUUBAOLONG; 27-03-2012 at 09:31 PM..
    Thiên đường hửu lộ vô nhân vấn
    Địa ngục vô môn, hửu khách tầm

    :thinking: :prayingpraying:2

  18. #18

    Mặc định

    Có bài mới rồi chờ một tí nha bà con :rock_on::rock_on::rock_on:
    Thiên đường hửu lộ vô nhân vấn
    Địa ngục vô môn, hửu khách tầm

    :thinking: :prayingpraying:2

  19. #19

    Mặc định

    Chào quý Bạn,

    Hôm nay tôi kể các Bạn nghe câu chuyện về một người đàn ông đã qua đời, nhưng anh đã tái sanh qua hai kiếp sống. Hiện nay, theo lời “anh”, anh “đang ở đâu đó ... xa hơn Hóc Môn”! Tôi đã và đang tiếp xúc với gia đình của anh hơn 3 năm, cho nên, khi họ có giấc mơ nào về anh, họ gọi cho tôi. Tôi kể câu chuyện này, để chúng ta cùng theo dõi về một con người sau khi chết, đã và đang trong cuộc luân hồi, trôi nổi về đâu …
    Tên nhân vật và nơi chốn đã thay đổi…

    Năm 2010 …

    Người đàn ông đã qua đời tên là Hữu. Anh là con thứ bảy trong nhà, cho nên các em gọi là "anh Bảy Hữu". Khoảng sau một năm ngày mất của anh Hữu, gia đình gọi tôi xin giúp đỡ, tại vì anh Hữu về báo mộng than đói, mà gia đình thì đã cúng lễ nhiều nơi và nhiều lần cho anh. Ba, mẹ, anh, chị, em, vợ, con của anh quá đau lòng khi biết người thân của mình lang thang, đói khát … mà không biết phải làm sao hơn cho Bảy Hữu.

    Hương, người em gái thứ chín trong nhà kể lại rằng, khi con sanh tiền, Bảy Hữu là con sâu rượu, anh chìm trong nghiện ngập, quên bổn phận làm chồng, quên bổn phận làm cha trong ngôi nhà nhỏ của anh. Nhà chỉ có hai người con trai, cho nên anh Bảy được ba mẹ thương và các chị em gái mến nhiều nhất so với người anh thứ Hai, cũng là anh cả trong nhà. Bảy Hữu làm buồn lòng cả nhà, chỉ vì men nồng, hơi rượu, chứ anh không phải là con người xấu, …

    Một buổi chiều, Bảy Hữu uống rượu. Khuya lại, anh ôm bụng gục xuống nền nhà. Người vợ điện thoại, kêu người chị chồng là chị Tư. Chị Tư trả lời là hãy đưa Bảy Hữu đi cấp cứu. Người vợ gọi ngay xe cấp cứu đưa chồng vô bịnh viện. Khoảng 4 tiếng sau, Bảy Hữu trút hơi thở cuối cùng … Bác sĩ khám nghiệm và tuyên bố bụng của anh đầy máu …

    Hậu sự hoàn tất. Trong nhà có người con gái thứ tám tu hành tại gia, cho nên mọi nghi lễ và kinh kệ cho anh Bảy, Tám đều thành tâm lo chu đáo …

    Một năm sau …

    Xót thương con trai út, bà mẹ đổ lỗi lên đầu con gái thứ tư, tại vì theo bà: “Nó biết cho thuốc, mà nó không qua cứu thằng Bảy. Nó không ngó ngàng đến em nó. Tại đi cấp cứu mà thằng Bảy mới chết …” Cả năm trời nghe mẹ than van, chị Tư muốn tự tử “đền tội với mẹ”, mà các em xúm vào khuyên ngăn. Chị chịu không nổi, nên lại lên cơn đau tim … Chị có hồ sơ bịnh án là hẹp “van” tim. Chị ra, vô cấp cứu nơi bịnh viện như đi chợ …

    Ngày mà Hương gọi tôi là chị Tư đang nằm trong bịnh viện. Bác sĩ đang hội chẩn quyết định giải phẩu, thông tim cho chị. Cuộc giải phẩu có thể tiến hành trong tuần tới. Gia đình cuống lên vì sức khỏe của chị yếu, liệu có qua khỏi … Tôi quán sát, quyết định … nói:
    - Hương à, em hỏi ngay chị Tư. Chị có bỏ mất một đứa con trai nào không? Em hỏi thẳng là tôi hỏi có “bỏ” không nhé! Việc quan trọng … hỏi liền đi, rồi trả lời cho tôi ngay. À, tìm cách hỏi riêng chị ấy thôi, em đừng hỏi trước mặt ai hết nhé, có thể không ai biết điều này đâu, giữ kín cho chị Tư. Hỏi đi, rồi gọi cho tôi ngay nhé!
    - Dạ, thầy. Em hỏi chị Tư ngay, thầy chờ em nha thầy.
    - Được rồi. Tôi đợi điện thoại.

    Hai mươi phút sau Hương gọi:
    - Thưa thầy, có. Chị Tư con giật mình khi nghe con hỏi. Con nói là thầy bảo con hỏi. Chị Tư rớt nước mắt, gật đầu …Thầy ơi, chị Tư xin được nói chuyện với thầy, thầy vui lòng cho chị Tư nói chuyện nghe thầy. Tội chị Tư lắm thầy ơi! Mẹ con thương anh Bảy Hữu, rồi cứ đổ lỗi, anh Bảy chết là tại chị Tư … Chị Tư con có biết về thuốc và bán thuốc lẻ cho mấy người bị ho, bị cảm, … sơ sơ vậy thôi, chứ chị Tư đâu có phải là bác sĩ đâu mà có thể trị bịnh cho anh Bảy … Một bên là mẹ, một bên là chị, cái chết của anh Bảy làm gia đình còn chưa hết bàng hoàng … Tụi con rối beng lên thầy ơi, …

    Tôi nhắm mắt, cảm nhận niềm xót xa, thương cảm trong lòng: “Lời nói! Chỉ một lời nói là có thể giết một mạng người! Và, cũng chỉ một lời nói là có thể cứu mạng một người! Phật ơi, con sẽ luôn luôn nói lời cứu mạng …”. Tôi dịu giọng:
    - Được rồi. Tôi sẽ nói chuyện với chị.
    - Dạ, con đang ở tiệm của con. Con gọi điện thoại 3 chiều để chị Hai nói chuyện với thầy nghe thầy. Thầy chờ con một chút. Con gọi lại ngay.
    - Dạ được. À, Hương nói ai đó chuẩn bị một ly nước uống. Tôi tụng kinh cho chị Hai uống ngay bây giờ.
    - Dạ, con sẽ làm. Thầy chờ con nghe thầy…
    Hương cúp máy.

    Tôi làm việc … Một bé trai nhảy nhót vui vẻ … Làm sao bé hiểu được là mỗi lần bé vô thăm mẹ là mẹ của bé sẽ mệt ghê lắm! Bé thăm mẹ thôi mờ … sao mẹ mệt? Vài ngày nữa, người ta sẽ giải phẩu, cắt trái tim của mẹ bé ra nữa kìa,… làm sao bé hiểu được, phải không chú bé? “Chú bé bắt được con công, đem về biếu ông, biếu ông, ông cho con gà, …”

    Hương gọi:
    - Dạ con, Hương đây thầy. Thưa thầy, chị Tư con đang trên đường dây. Chị Tư, thầy đây nè chị Tư!
    - Em chào thầy.
    - Chào chị.
    Có tiếng “sụt sịt”…

    Tôi im lặng, trân trọng nỗi niềm của chị … Nếu như ai ai cũng hiểu được rằng: Ký ức là nơi chất chứa kỷ niệm! Tất cả những gì thuộc về một quá khứ buồn, thuộc về một dĩ vãng thương đau, thuộc về một thời tuổi trẻ nông nổi, … tưởng như đã chìm sâu, tưởng như đã biến mất, lại sẵn sàng trồi lên như biển động, sóng trào, xâu xé tâm cang, … có thể dìm người vào biển sâu của ân hận, có thể dập vùi người … thà chết còn hơn là sống … Tôi thầm nói: “Hãy nói, hãy làm, hãy suy nghĩ những điều thiện lành, để dĩ vãng luôn là làn gió mát …”
    - Thưa thầy, em có phá thai một lần, mà trong nhà không có ai biết. Lúc đó … chưa có làm đám cưới … Với lại, em nghĩ là mới có 3 tuần thôi, em nghĩ là … chưa có gì, chưa có mạng sống … Sau đó, em thường nằm mơ, em thấy có một đứa bé trai … Em đi coi thầy, thì nhiều thầy nói là em có vong linh một đứa con theo phá. Em chối, chứ không có dám nhận là em phá thai. Em cúng kiến nhiều lắm thầy. Lúc đó, em mang thai về, chôn dưới gốc cây dừa. Sau này, xây nhà lên trên, em tưởng là con em siêu thoát rồi … Hôm nay, nghe Chín nó nói là thầy hỏi …Thưa thầy, thầy thấy đứa bé vẫn còn theo em hả thầy? Mấy chục năm rồi mà …
    - Dạ phải. Tôi xin lỗi chị là tôi phải đường đột hỏi thẳng một câu như vậy, tại vì đứa bé này là nguyên nhân bịnh tim của chị. Tôi không nói ra sự hiện diện của bé, thì cuộc giải phẩu sắp tới … không biết chị phải ra làm sao … Đứa bé không hề biết được là bé làm cho mẹ mệt. Tôi phải nói lời phân minh cho bé. Bé không cố tình làm cho mẹ bị bịnh tim, chỉ tại vì bé đang ở trong một cảnh giới, mà khi bé ở gần mẹ, mẹ sẽ bị ảnh hưởng khí của bé mà sanh bịnh …
    - Bây giờ em phải làm sao hả thầy. Xin thầy giúp giùm cho con em …

    Tôi suy nghĩ một thoáng:
    - Bác sĩ nói khi nào giải phẫu vậy chị?
    - Dạ, bác sĩ nói là phải mổ thông tim gấp, nhưng mà sức khỏe của em đang yếu, cho nên họ còn chưa quyết định được ngày mổ … Có lẻ trong tuần sau thôi thầy.
    - Một khi bác sĩ đã quyết định, thì tôi không có ý kiến. Trên mặt luật pháp, tôi không được khuyên chị không nên thế này, không nên thế kia, một khi chị đang được bác sĩ điều trị. Nếu được, chờ thêm 10 ngày. Trong vòng 10 ngày mà chị hết mệt, thì, một là bác sĩ không tiến hành giải phẩu, hai là chị đủ sức khỏe, chịu đựng cuộc giải phẩu. Chị nghĩ sao?
    - Da, thầy giúp giùm em đi thầy …
    - Được. Nhưng mà chị nhớ tôi dặn điều này: Bất cứ lúc nào, trong vòng 10 ngày, mà bác sĩ bảo mổ, là chị phải nghe thôi, trừ khi chị có quyền từ chối theo luật của bịnh viện. Chị hiểu rỏ ý của tôi chứ?
    - Dạ em hiểu. Mà bác sĩ cũng nói vậy. Em đồng ý mổ thì ký tên. Em không ký tên thì họ không có mổ.
    - Chị hiểu là được rồi. Chuyện tâm linh có. Nhưng mà những triệu chứng bịnh tâm linh, mà bịnh nhân đã được bác sĩ định bịnh theo y khoa, như là “bịnh tim”, “bịnh ung thư”, “bịnh suyễn”, “bịnh tâm thần” … rất khó cho tôi xen vào. Sức khỏe của chị thì chị biết. Tùy cơ ứng biến nghe chị!
    - Dạ em hiểu, thưa thầy.
    - Bây giờ tôi sẽ chú nguyện Paritta – An Lành vào ly nước cho chị uống. Chị uống hết một lần ly nước đó. Hôm nay, chị chuẩn bị 7 chai nước suối nữa, rồi gọi điện thoại lại cho tôi, tôi chú nguyện vào nước, mỗi ngày chị uống một chai nhé. Chị lấy giấy, tôi đọc cho chị một hồng danh của Đức Phật Thích Ca. Chị niệm Phật trong tâm. Trước khi uống nước cũng niệm Phật rồi uống. Trong lúc nuốt nước cũng niệm Phật mà nuốt. Chị ghi nhé: “ARAHAM - ĐỨC PHẬT TRỌN LÀNH” (A-ra-hăng). Chuyện đứa bé sẽ tính sau, cho qua 10 ngày, để xem dự tính giải phẩu của bác sĩ như thế nào đã nghe chị. Chuyện cháu bé … không có gì đâu!

    Quay qua việc bà mẹ “đổ lỗi …”, tôi nói đôi lời cho chị Tư hiểu tâm trạng “người mẹ xót con” của bà, và tôi hứa sẽ giúp cho anh Bảy Hữu, để cho mẹ của chị được yên tâm, mẹ con làm hòa, bà không phiền trách chị nữa.

    Chị Tư khỏe lại. Bác sĩ nói không cần giải phẩu. Chị khỏe lại cho đến bây giờ.

    Trở lại chuyện của anh Bảy Hữu. Hương kể:
    - Gia đình con thương ảnh quá, ảnh cứ báo mộng trong nhà hoài luôn. Con nè, chị Tám nè, với chị Năm nữa, ba chị em cứ nằm mơ thấy anh Bảy, mà toàn là thấy những giấc mơ giống nhau. Sáng ra là "ơi ới" gọi nhau, “Tao thấy vậy đó”, “Em cũng thấy vậy đó”, “Mày thấy vậy, tao cũng thấy vậy”, … Buồn, mà lo quá chừng thầy ơi! Mẹ con ngày nào cũng để cơm lên bàn, mời anh Bảy về ăn, mà ảnh cứ than đói, mẹ con khóc, xỉu lên, xỉu xuống …
    - Gia đình có đến chùa chưa?
    - Dạ, có. Tụi con thỉnh quý sư cô đến nhà làm lễ Cầu Siêu. Có vị sư cô nói là: Tại vì trong nhà có thờ Phật, có “mấy vị” không cho anh Bảy vô nhà ăn cơm, muốn cho anh Bảy ăn, phải đem ra ngoài sân, để xuống đất trước cửa đó, anh Bảy mới dám ăn. Mỗi khi làm lễ như vầy, anh Bảy đi qua, đi lại xa xa nhà, không vô nhà được ... Mẹ con nghe vậy khóc quá trời … Thầy ơi, làm sao bây giờ hả thầy?
    - Tôi sẽ cố gắng. Bây giờ gia đình làm thế này: Trong vòng 7 ngày liên tiếp, mỗi ngày 3 lần: sáng, trưa, chiều, ba bữa cơm đó, gia đình đặt thực phẩm lên bàn cho anh Bảy, thức ăn, thức uống gì cũng được, rồi nói: “Phần thức ăn của Bảy Hữu đây, Bảy Hữu vô nhà ăn cơm đi”. Nói đại khái như vậy. Ai mời thì người đó nói. Ví dụ như mẹ em mang cho ảnh một tô phở, một ly cà phê, thì mẹ nói: “Sáng nay, mẹ cho con điểm tâm phở với cà phê. Bảy Hữu vô nhà ăn nghe con!". Nhớ, điều quan trọng là nói anh hãy yên tâm mà sống trong cảnh giới của anh đang sống. Tất cả những anh, chị, em trong gia đình sẽ quan tâm, lo lắng cho người vợ và hai đứa con của anh, tùy phương tiện tài chánh của từng người mà hổ trợ cho các con anh được học hành tới nơi, tới chốn, … Muốn nói gì thì mọi người cứ nói đi, như là tâm sự. Tôi chỉ dặn một điều là: “ Không nói đi đi”. Mọi người nói thì anh nghe. Anh trả lời lại thì mọi người không nghe được. Cố gắng nói những lời tình cảm, thương yêu cho tâm anh buông bỏ kiếp sống của một “Bảy Hữu”. “Bảy Hữu” không còn nữa. Anh bây giờ không phải là “Bảy Hữu”. Anh hiện đang là một chúng sanh khác. Anh đang sống trong một cảnh giới không phải là con người. Thân “Bảy Hữu” đã nằm xuống, đời sống “Bảy Hữu” đã qua rồi … Hương hiểu ý của tôi không?
    - Dạ con hiểu. Con sẽ nói lại với gia đình những điều thầy dạy bảo.
    - Vào ngày thứ bảy, ngày cuối của 7 ngày đó, gia đình sắm sữa lễ vật. Tôi gọi là “Lễ Tạ Ơn Chư Thiên”, tôi cầu nguyện chư thiên tiếp độ anh Bảy, chứ không phải là Lễ Cầu Siêu. Anh Bảy “siêu” rồi! Buông tấm thân tứ đại đau đớn vì xuất huyết đó, gọi là “thân hoại”, thì anh Bảy chết, gọi là “mạng chung”. Nghiệp đưa một phần tâm thức của chính anh Bảy đi tái sanh. Anh “siêu” vào hàng chúng sanh vô hình, chính trong cảnh giới mà mọi người thấy anh đi lang thang, vất vưỡng, đói khát,… Anh “Bảy Hữu” đó, nhưng không phải là anh nữa. Tôi cố gắng giúp cho gia đình tạo phước, trợ duyên cho anh đỡ khốn khổ mà thôi, bớt khổ chút nào thì hay chút đó mà thôi …

    Suốt một tuần lễ, cả nhà của anh Bảy Hữu, từ ba, mẹ, vợ, con, đến tất cả anh, chị, em; thậm chí đến người anh thứ Hai, một người chẳng tin ma quỷ, chẳng tin có đời sống sau khi chết, … cũng “cầm lòng không đậu”, ngày ngày, anh cũng thầm mời cơm, mời nước cho em trai …

    Đến ngày thứ bảy, gia đình tề tựu về nhà thờ, cũng là Đạo Tràng của người con gái thứ tám trong nhà, để thiết lễ tạ ơn Chư Thiên. “Lễ Bạc Lòng Thành”. Trên bàn thờ là hoa, quả, nhang, đèn dâng lên Đức Phật. Bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát cũng trang nghiêm với hoa, quả, nhang đèn. Một bàn nhỏ, trước bàn thờ Phật, là hoa, quả, nhang, đèn để tạ ơn Chư Thiên. Trên bàn thờ Gia Tiên, ngoài hoa, quả, nhang, đèn, còn có một mâm cơm, với vật thực do gia chủ tùy tâm sắm sửa, mời Cửu Huyền Thất Tổ chứng minh cho con cháu. Và, một mâm cơm dành riêng cho “Bảy Hữu”, cũng hoa, quả, nhang, đèn, được đặt nơi bàn ăn của gia đình …

    Đúng mười giờ rưỡi sáng, Hương điện thoại cho tôi:
    - Dạ con chào thầy. Gia đình con đã sẵn sàng hết rồi thầy …
    - Rồi. Bây giờ giữ đường dây điện thoại, gia đình thắp nhang, đèn dâng lễ vật, tuần tự, từ bàn thờ Phật, bàn thờ Quan Âm, rồi đến tạ ơn Chư Thiên, đến Gia Tiên, rồi mới đến anh Bảy Hữu. Sau cùng, một người đại diện gia đình thắp 5 cây nhang, đi từ trong nhà ra ngoài cửa trước, cắm xuống đất bên tay phải. Năm cây nhang này là gia đình thắp dùm cho tôi, tôi kính lễ tất cả, tôi không đến được.
    - Dạ, tụi con bắt đầu bây giờ. Thầy chờ tụi con nha thầy.
    - Dạ được. Tôi chờ.

    Trong lúc chờ đợi, tôi xem Bảy Hữu đã đến chưa … Xa xa, anh đang chuẩn bị, có vẻ như là … phải có người đưa cho anh đi … Tiếng Hương vang lên trong máy:
    - Thưa thầy, tụi con xong rồi ạ. Chị Tư vừa thắp nhang ở ngoài cửa xong.
    - Hương à, nếu như Hương đứng nhìn vào mâm cơm của anh Bảy Hữu, trước cái bàn ăn, bên phải cái bàn … có cái ghế phải không?
    - Dạ phải thầy. Ở bên phải cái bàn, tụi con kê cái ghế cho anh Bảy về ngồi … mà sao … thầy hỏi vậy? Bộ … anh Bảy “dìa” hả thầy?
    - Tôi hỏi vậy thôi. Bây giờ rót ly nước trà đặt lên bàn, gần cái ghế đó nha, khi nào anh Bảy về thì anh ngồi đó … Bây giờ tất cả đến trước bàn thờ Phật. Mở speaker lên, tôi tụng kinh nhé!
    - Dạ, gia đình sẵn sàng rồi thầy …

    Tôi chú tâm thỉnh Chư Thiên và tụng Kinh Paritta … Tôi “thấy” anh Bảy Hữu được vài “người” đưa đến trước cửa nhà. Anh đi vô nhà một mình và đến ngồi trên chiếc ghế kế bàn ăn …

    - Xong rồi đó quý vị. Bây giờ gia đình tụng Kinh Hồi Hướng theo bài nào mà mọi người trong nhà biết đi …
    - Dạ.
    Tiếng của một người con gái vang lên … rồi giọng của mọi người hòa tụng theo. Tôi nghĩ có lẻ đây là cô thứ tám. Cô Tám cám cảnh “hôn nhân khổ” của chính cha mẹ, anh, chị của mình, mà cô quyết chí ở một mình, tu tại gia …
    - Thưa thầy, bây giờ tụi con phải làm sao nữa.
    Suy nghĩ đến nổi tiếc thương con của người mẹ và nổi oan ức “muốn tự tử” của người chị Tư, tôi muốn tất cả hãy buông xuống mọi nổi niềm để tiếp tục sống, để chiêu cảm một bài học “có đời sống sau khi chết”, rồi tìm cho chính mình “một cảnh giới để tái sanh” sau khi từ giã thế nhân này … Tôi cười nhẹ, vừa đủ cho gia đình yên tâm:
    - Bây giờ gia đình có muốn nói chuyện với anh Bảy không?
    Một giây như sững sờ …
    - Dạ muốn. Tụi con muốn chứ thầy … Thầy … thầy cho tụi con nói chuyện với anh Bảy đi thầy …
    - Mà … tôi nói anh Bảy đang ở đâu thì mọi người có sợ hay không chứ? Sợ rồi tối về không dám ngủ nữa chứ …
    - Không có đâu thầy…
    Hương trả lời:
    - Gia đình tụi con thương nhau lắm, anh Bảy là người anh dễ mến trong nhà, ảnh với chị Tám với con thân nhau lắm … Bây giờ ảnh như thế này … Cả năm trời, chị Tám con tụng kinh cho ảnh, cầu xin cho ảnh được đi tu học, đừng có quyến luyến thế gian nữa, … tụi con làm phước cho ảnh, làm đủ thứ cho ảnh hết thầy ơi, …
    - Được rồi …Vậy tôi nói nghe …
    - Dạ … thầy nói đi thầy …
    - Anh Bảy Hữu đang ngồi nơi chiếc ghế mọi người dành cho anh đó. Mời anh uống nuớc đi …
    Tôi nghe có tiếng ai đó khóc bật lên …
    - Bây giờ mọi người hỏi chuyện anh Bảy đi. Mọi người nói thì ảnh nghe. Anh trả lời lại … tôi nói cho mọi người nghe. Tôi làm “thông dịch viên”, gia đình tự nhiên đi …

    Buổi nói chuyện ngày hôm đó đã làm giải tỏa rất nhiều gút mắc trong tâm tư và suy nghĩ của từng thành viên trong gia đình. Anh Bảy xin lỗi ba mẹ về lối sống hư hỏng, không nghe lời ba mẹ khuyên răn để bỏ tật rượu chè, giờ gây nên cảnh “đầu bạc khóc đầu xanh”. Anh xin lỗi người vợ phải khổ vì những lần anh say xỉn, tuy anh không “rượu vào lời ra”, nhưng anh đã không làm tròn bổn phận của một chủ nhân trong gia đình … Anh xin lỗi tất cả những lỗi lầm mà “Bảy Hữu” đã làm ra, đã mang lại buồn phiền cho gia đình khi anh còn sống, và để lại đau khổ cho mọi người khi anh đã ra đi … Anh nói: “Có đời sống sau khi chết. Nếu như lúc còn sống mà con tin vào điều này, thì con đã sống khác đi rồi. Bây giờ hiểu ra thì đã muộn … Con đang sống rất là khốn khổ và đói khát. Con mong mọi người, ba mẹ, tất cả … hãy nhìn tấm gương của con mà sống …”

    Ngày hôm sau, Hương gọi điện thoại cho tôi:
    - Dạ con chào thầy.
    - Dạ, chào cô Hương.
    - Thưa thầy, anh Bảy con sao rồi thầy, ảnh đi chưa thầy, con biết là con làm phiền thầy, nhưng mà … tụi con thương ảnh quá, thành ra mấy chị … xúi con hỏi thầy, xem thầy thấy ảnh đi chưa …
    Tôi bật cười:
    - Tôi không có để ý ảnh đi hay ở … Thôi thì như vầy, gia đình cố gắng tạo nhiều phước đức, hồi hướng cho anh Bảy. Người quá vãng chỉ cần có phước báu do người thân hồi hướng đến. Phước báu là vật thực cho chúng sanh cảnh giới được no lòng. Một tuần nữa, anh Bảy được về núi. Vào ngày cuối của một tuần, nếu anh Bảy có thể làm, anh sẽ báo mộng cho gia đình là anh đi về núi. Tôi nói là: “Nếu anh có thể” nghe. Còn anh không làm được thì thôi đó!
    - Dạ, con đội ơn thầy nhiều … Ước gì trước khi ảnh đi, ảnh nói với tụi con một tiếng …
    Tôi cười:
    - Tôi cũng mong như vậy …

    Bảy ngày sau … Hương gọi tôi:
    - Thầy ơi thầy, hồi tối hôm qua, con nằm mơ, con thấy anh Bảy Hữu. Anh đi từ ngoài về nhà, ăn mặc bảnh bao, mặt mày tươi tắn, ảnh cười nói: “Ngày mai anh đi về núi”. Sáng ra, chị Tám cũng nói chị nằm mơ, thấy anh Bảy “dìa” nói: “Ngày mai anh đi về núi nghe Tám” … Cả nhà con mừng quá trời luôn thầy …
    Tôi cười …
    - Vậy à. Vậy mọi người vui rồi, không níu áo “tui” nữa nghe!
    - Hi hi … con xin lỗi thầy, tại ảnh chết bất ngờ, … rồi đủ thứ chuyện xảy ra, thành ra …
    - Tôi nói vui thôi mà.
    - Dạ con biết.

    Thời gian trôi qua …

    Cách đây khoảng ba tháng, Hương gọi điện thoại cho tôi:
    - Dạ con chào thầy.
    - Chào Hương.
    - Thưa thầy, hôm kia, con nằm mơ thấy anh Bảy Hữu. Ảnh đứng trên một con dốc, trong một căn nhà chòi bắng lá, ảnh nói với con, mà mặt ảnh buồn buồn: “Anh sắp đi rồi!". Con thức dậy, gọi điện thoại về nhà, thì chị Tám cũng nói là hồi hôm, chị Tám cũng gặp anh Bảy y chang như vậy. Tụi con lo quá nên con gọi thầy đây. Thưa thầy, anh Bảy sắp đi đâu hả thầy?

    Tôi im lặng. Một con người đã qua đời, đang trôi lăn theo dòng Nghiệp! Một chút ít phước báu đủ cho anh - thay vì lang thang, vất vưỡng, đói khát - lại được về trú ngụ trên vùng núi kia,… Nghiệp lực lại xoay! Anh sắp phải đi rồi …
    - Anh Bảy sắp đi tái sanh nữa rồi. Anh báo cho gia đình biết đó Hương.
    - Vậy hả thầy … rồi làm sao biết ảnh đi đâu hả thầy?
    - Tôi không biết. Chờ xem những giấc mơ kế tiếp, ảnh có báo tin gì nữa không …
    - Dạ. Có gì … con sẽ gọi cho thầy.
    - Dạ được.


    Gia đình Hương vừa có tang. Ba của Hương qua đời … Có lẻ sắp làm tuần thất thứ ba …
    Ngày ông mất, Hương có gọi báo tin cho tôi. Qua điện thoại, tôi góp lời cầu nguyện cho ông và dặn Hương có tin gì về ông, thì gọi cho tôi biết…

    Sau tuần thất thứ hai của ông, Hương gọi tôi:
    - Thưa thầy, hồi tối hôm qua, con nằm mơ thấy ba của con. Con thấy ba con bị giam trong phòng có song sắt. Vía con biết là ba con bị giam trong địa ngục. Ba con ngồi bó gối dưới đất, mặc chiếc áo kaki màu vàng, mà ba con thường hay mặc lúc còn sống. Con nhìn thấy ba con, mà ba con ngồi cúi mặt, ba không nhìn thấy con …Buồn quá thầy ơi … Còn chuyện này nữa thầy, cách đây mấy hôm, anh Hai con ảnh nằm mơ, ảnh thấy anh Bảy Hữu, mặc quần áo rách rưới, đi vô nhà kêu ảnh: “Anh Hai ơi, em đói quá! Em đang ở gần Hóc Môn, xa trên Hóc Môn …". Anh Hai con thức dậy mà ảnh run … Ảnh vội chạy qua nhà chị Tám, kể cho mẹ con với mọi người nghe. Anh Hai con là người không có tin ma, tin quỷ gì hết, mà trong lúc ảnh kể chuyện cho mọi người, ảnh nói: “Mình mẩy con mọc gai óc hết trơn. Thằng Bảy nói: Anh Hai ơi em đói quá …”
    - Hương có nhớ là cách đây mấy tháng, tôi có nói là anh Bảy sắp đi nữa không? Anh ăn mặc rách rưới và than đói, thì cảnh tái sanh của anh có thể là ngạ quỷ đói, hoặc là tái sanh làm người trong gia đình rất nghèo khổ ở Hóc Môn …
    - Dạ có. Con với chị Tám nhớ lời thầy nói là anh Bảy sắp đi tái sanh. Con với chị cũng bàn với nhau như thầy vừa nói vậy. Làm sao giúp ảnh hả thầy?
    Tôi nén tiếng thở dài, hiểu tâm trạng người em gái thương anh, tôi nhỏ giọng, cố gắng giải thích với Hương:
    - Hương à. Anh Bảy với cuộc sống lúc sanh tiền như thế nào, khi qua đời, anh phải tái sanh theo Nghiệp đã tạo. Cho dù tôi “có thể” dõi theo từng kiếp sống anh Bảy đi qua, nhưng tôi “không thể” làm như vậy được. Tôi không thể theo một con người từ kiếp sống này qua kiếp sống khác … Hương có hiểu điều này không?
    - Dạ … con nghĩ … nếu như anh Bảy tái sanh vô gia đình nghèo khổ rách rưới, tụi con tìm tới cho ảnh quần áo lành lặn … để vậy … tội quá thầy …
    - Tôi hiểu. Chỉ trong một khoảng thời gian chưa đầy 3 năm, anh Bảy đã luân hồi qua hai kiếp sống … Chờ xem … nghe Hương ...
    - Dạ ...

    Câu chuyện "Anh Bảy Hữu” vẫn chưa kết thúc …

    Chúc các Bạn an lành

    Ngày 16 tháng 03 năm 2012
    Trân trọng
    CUUBAOLONG
    Last edited by CUUBAOLONG; 16-03-2012 at 12:54 PM..
    Thiên đường hửu lộ vô nhân vấn
    Địa ngục vô môn, hửu khách tầm

    :thinking: :prayingpraying:2

  20. #20
    Om A Mi Dewa Hrih. Avatar của tienghatbenkiaduong
    Gia nhập
    Apr 2012
    Nơi cư ngụ
    Da Lat.
    Bài gởi
    35

    Mặc định

    Cảm ơn VoMinhCauDao.
    Thêm môt ngùoi.. qua dat se chât hon. Nhung thieu Me..thê' gioi day nuoc mat.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Hành trình về phương Đông
    By Itdepx in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 19
    Bài mới gởi: 16-09-2013, 08:57 PM
  2. Vòng tái sinh
    By TuTam in forum Thông thiên học
    Trả lời: 16
    Bài mới gởi: 08-07-2012, 03:10 PM
  3. Phật và chư Thiên-Thế giới quan của Đạo Phật
    By Cửu Phẩm Liên Hoa in forum Đạo Phật
    Trả lời: 18
    Bài mới gởi: 08-06-2012, 01:28 PM
  4. Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân
    By trango in forum Sách Tôn Giáo
    Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 14-03-2012, 01:31 AM
  5. Lá thư từ Hỏa ngục !!!
    By satyaa in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 04-02-2012, 01:07 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •