kết quả từ 1 tới 20 trên 20

Ðề tài: Pháp độc nhất do Thế Tôn tuyên bố .

  1. #1

    Mặc định Pháp độc nhất do Thế Tôn tuyên bố .

    Tự rất lâu không bè bạn , rong rủi trên kháp các diễn đàn , tự học , tự nghiệm . Giờ đây nhìn ra có rất nhiều đạo hữu có học thức và kinh nghiệm thực hành uyên thâm . Lòng cảm thấy vui và hứng khởi hơn bao giờ hết . Như vậy cố gắng bấy lâu đã được phần nào đền đáp .

    Hôm nay zelda xin mọi muội viết 1 bài nhận xét về Kinh Bát Thành thuộc bài kinh thứ 52 Trung Bộ Kinh . Gọi là nhận xét thực sự là nói ra cái hiểu của mình về bài kinh này .

    Đây là link : http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung52.htm

    Trong bài kinh này nói về câu hỏi của gia chủ Dasama gửi đến tôn giả Ananda
    Câu hỏi như sau :
    "Bạch Tôn giả Ananda, có pháp độc nhất gì do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố, nếu có Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần sống hành trì pháp ấy, thời tâm chưa giải thoát của vị ấy được giải thoát, hay các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, hay pháp an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt? "

    Thì tôn Giả bảo là " Có " ( vắn tắt thu gọn ý )

    Và Gia chủ hỏi tiếp " Pháp độc nhất ấy là gì ? " ( vắn tắt thu gọn ý )

    Thì Tôn Giả nói ra các tầng thiền như sau :

    1/ "Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ"
    2/vị Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm
    3/Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba
    4/Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh
    5/Tỷ-kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân
    6/Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi... Với tâm câu hữu với hỷ... với tâm câu hữu với xả; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân
    7/Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ
    8/Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ.
    9/Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ

    Chúng ta có tất cả 9 tầng thiền định . Nhưng hãy lưu ý một điều tất cả 9 tầng thiền này đều là hữu vi , có chứng đạt đến vẫn không đưa đến giải thoát .

    Vậy nên cách giải quyết khúc mắc này Tôn Giả đã nêu ra rất rõ . Bất kể sơ thiền cho đến Vô Sở Hữu Xứ Thiền . không phân cao thấp . Nếu hành giả dựa vào đề mục ấy , vị ấy tự thân quán rõ ràng " Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt " . Thì " Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc " Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này .
    Tức là chỉ cần thấy rõ " vô thường" thì dù lúc này chưa giải thoát, nhưng khi tái sinh vào cảnh giới thiền thì vị ấy cũng phải giải thoát . Không thoát khỏi sự giải thoát .

    Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Vị ấy suy tư và được biết: "Sơ Thiền này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt". Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này. Này Gia chủ, như vậy là pháp độc nhất, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố, nên Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm vị ấy chưa giải thoát được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt.
    Cho đến .............
    "Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Vị này suy tư và được biết: "Vô sở hữu xứ định này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt". Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này. Này Gia chủ, như vậy là pháp độc nhất, do Thế Tôn bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố. Nếu Tỷ-kheo nào, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm vị ấy chưa giải thoát, được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt."
    Vậy nên theo tôi , Sơ Thiền hay cho đến vô sở hữu xứ thiền thì sẽ không có tác dụng gì . Nếu như ta không thấy rõ được " pháp hữu vi là vô thường , là khổ , vô ngã " .


    Rất mong nhận được sự góp ý của quý đạo hữu . Một bài viết ngẫu nhiên muốn viết .
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  2. #2

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi zelda Xem Bài Gởi

    Vậy nên theo tôi , Sơ Thiền hay cho đến vô sở hữu xứ thiền thì sẽ không có tác dụng gì . Nếu như ta không thấy rõ được " pháp hữu vi là vô thường , là khổ , vô ngã " .

    Rất mong nhận được sự góp ý của quý đạo hữu . Một bài viết ngẫu nhiên muốn viết
    .
    Rất cảm ơn đạo hữu Zelda. Tôi xin góp ý đầu tiên ngay sau lời đề nghị của đạo hữu.

    Quan điểm của đạo hữu là Tuệ trước Định sau. Tức là phải thấy 3 đặc tính của các pháp là vô thường, vô ngã ,khổ rồi mới nên bàn tới tác dụng của Sơ thiền hay Vô Sở Hữu Xứ thiền.

    Hiên nay quan điểm PG Nguyên Thủy đang bị chia chẻ về pháp hành. Bây giờ ta trở lại cách thức mà Đức phật đã tu hành ra sao và tác dụng của Sơ Thiền như thế nào nhé !

    1. Khi bế tắc đến cùng cực, ngài nhớ tới cảm giác hồi bé nhập sơ thiền trong lễ hội Hạ Điền và ngài khởi phát lên con đường giải thoát cũng bằng việc tuần tự nhập Sơ thiền đến Tứ Thiền sau đó xuất Thiền Định để đi vào thiền Tuệ và Minh Sát bản chất thực của thế giới.

    2. Vào lúc chuẩn bị nhập Niết Bàn, ngài tuần tự nhập Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ Thiền và tuần tự trở lại từ Tứ thiền , rồi Tam thiền, Nhị thiền, Sơ thiền, cứ như vậy từ sáng đến chiều ngài mới vào Niết Bàn. Việc này được ngài A Na Luật (thiên nhãn đệ nhất) thuật lại trong kinh Đại Bát Niết bàn.

    Như vậy trong các quan điểm bỏ Định mà hành Tuệ là những hành giả có căn cơ lẹ hơn Đức Phật vì Đức Phật còn phải qua Sơ thiền rồi mới hành thiền Tuệ. Tiếp theo là khi thân hoại mạng chung, Đức Phật còn phải dùng đến thiền hữu sắc (Sơ thiền đến Tứ thiền) để nhập Niết Bàn. Các hành giả thời nay hiện đại hơn Đức Phật là hành thiền tuệ ko cần Sơ thiền, khi lâm chung không cần qua thiền hữu sắc thì không biết đi về đâu nhỉ ? Trân trọng
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi delightdhamma Xem Bài Gởi
    Rất cảm ơn đạo hữu Zelda. Tôi xin góp ý đầu tiên ngay sau lời đề nghị của đạo hữu.

    Quan điểm của đạo hữu là Tuệ trước Định sau. Tức là phải thấy 3 đặc tính của các pháp là vô thường, vô ngã ,khổ rồi mới nên bàn tới tác dụng của Sơ thiền hay Vô Sở Hữu Xứ thiền.

    Hiên nay quan điểm PG Nguyên Thủy đang bị chia chẻ về pháp hành. Bây giờ ta trở lại cách thức mà Đức phật đã tu hành ra sao và tác dụng của Sơ Thiền như thế nào nhé !

    1. Khi bế tắc đến cùng cực, ngài nhớ tới cảm giác hồi bé nhập sơ thiền trong lễ hội Hạ Điền và ngài khởi phát lên con đường giải thoát cũng bằng việc tuần tự nhập Sơ thiền đến Tứ Thiền sau đó xuất Thiền Định để đi vào thiền Tuệ và Minh Sát bản chất thực của thế giới.

    2. Vào lúc chuẩn bị nhập Niết Bàn, ngài tuần tự nhập Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ Thiền và tuần tự trở lại từ Tứ thiền , rồi Tam thiền, Nhị thiền, Sơ thiền, cứ như vậy từ sáng đến chiều ngài mới vào Niết Bàn. Việc này được ngài A Na Luật (thiên nhãn đệ nhất) thuật lại trong kinh Đại Bát Niết bàn.

    Như vậy trong các quan điểm bỏ Định mà hành Tuệ là những hành giả có căn cơ lẹ hơn Đức Phật vì Đức Phật còn phải qua Sơ thiền rồi mới hành thiền Tuệ. Tiếp theo là khi thân hoại mạng chung, Đức Phật còn phải dùng đến thiền hữu sắc (Sơ thiền đến Tứ thiền) để nhập Niết Bàn. Các hành giả thời nay hiện đại hơn Đức Phật là hành thiền tuệ ko cần Sơ thiền, khi lâm chung không cần qua thiền hữu sắc thì không biết đi về đâu nhỉ ? Trân trọng
    Cám ơn Đạo Hữu đã đặc câu hỏi .
    Cũng trên một con đường bậc Đạo Sư đã đi qua , ngài gặp đá phải né , gặp cây phải tránh . Vậy nên lời dạy sau này của bậc Đạo Sư là con đường đã tránh né gạch và đá rồi .

    Quan điểm của tôi không hề là tuệ trước định sau . Hoặc định trước tuệ sau .
    Ở đây về Giới Định Tuệ là phải song song với nhau .

    Một vị hành giả nếu không có giới , không kỹ luật , không khép mình trong nếp sống vừa đủ . Thì làm sao ly dục , ly bất thiện pháp ? Nếu không ly dục , ly bất thiện pháp thì làm sao tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh . Nếu tâm không dễ sử dụng , không bình tĩnh , không trong sáng thì làm sao mà quán sát ? Không quán sát được thì làm sao thấy rõ sinh diệt , thẩy rõ " Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt " .

    Trong tiến trình trước khi chứng Thánh Quả chúng ta nên lưu ý . Cho đến khi Đức Phật chứng đến Túc Mạng Minh và Sinh Tử Chúng Sinh , thì ngài vẫn chưa chứng đắc . Vì từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền đến giai đoạn này ngài chưa hề nói đến " vô thường , khổ , vô ngã " hay cách nói khác ' Tứ Thánh Đế" .

    Mãi đến khi :
    "
    Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí. Ta biết như thật: "Ðây là Khổ", biết như thật: "Ðây là Nguyên nhân của khổ", biết như thật: "Ðây là sự Diệt khổ", biết như thật: "Ðây là Con đường đưa đến diệt khổ", biết như thật: "Ðây là những lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, Ta khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát." Ta đã biết: "Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa". Này Aggivessana, đó là minh thứ ba mà Ta đã chứng được trong canh cuối, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Như vậy, này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. "

    Vậy cho dù Đức Phật chứng đến tầng thiền cuối sẽ vẫn không tác dụng nếu ngài không dừng lại hướng tâm đến " lậu tận trí " hay " diệt vô minh trí"
    hay " Tứ Thánh đế " hoặc " đây là khổ , đây là diệt khổ" .

    Cái khác là sau này các vị Tỷ Kheo được Đức Phật dạy rõ ràng về " Tứ Thánh Đế" sau đó ngài dạy cho các vị Tinh Cần trong hành thiền . Rồi khi đã thấy tâm nhu huyễn dễ sử dụng thì dùng tấm ấy hướng đến " Tứ Thánh Đế" . Đắc quả Alahan .
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  4. #4

    Mặc định

    Vì sao ngay từ đầu bài kinh nói là Pháp Độc nhất mà lại phải kéo dài vượt đến 9 tầng thiền ?
    Thực ra từ đầu đến chí cuối thì chúng ta thấy có một pháp như sau :

    Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần sống hành trì , Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ . Vị ấy suy tư và được biết: "Sơ Thiền này là pháp hữu vi, do suy tư tác thành. Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt". Vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ được các lậu hoặc. Và nếu các lậu hoặc chưa được đoạn trừ, do tham luyến pháp này, do hoan hỷ pháp này, vị ấy đoạn trừ được năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, nhập Niết-bàn tại cảnh giới ấy, khỏi phải trở lui đời này. Này Gia chủ, như vậy là pháp độc nhất, do Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tuyên bố, nên Tỷ-kheo nào không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sống hành trì pháp ấy, thời tâm vị ấy chưa giải thoát được giải thoát, và các lậu hoặc chưa được đoạn trừ đi đến đoạn trừ, và pháp vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt.

    Tôi thấy chỉ 1 bài pháp này . Còn các bạn thì sao ?
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  5. #5
    Đai Đen Avatar của HoaThảoMộc
    Gia nhập
    Mar 2012
    Nơi cư ngụ
    Phi Nhân Cốc
    Bài gởi
    690

    Mặc định

    "Thấy cái mình không thấy, nói cái mình muốn nói" là chấp ngã lớn nhất.

    Đức Phật sinh ra là Hoàng Tử, không phải là Phật. Ngài chọn tu hành vì ngài yêu chúng sinh, ngài yêu chúng sinh vì ngài hiểu chúng sinh, ngài hiểu chúng sinh vì ngài gặp chúng sinh, ngài gặp chúng sinh vì ngài đi đến nơi chúng sinh.

    Đức Phật sinh ra là Con Người, không phải là Phật. Ngài ngộ Đạo vì ngài chọn tu hành, ngài chọn tu hành vì ngài hiểu mục đích của tu hành, ngài hiểu mục đích của tu hành vì ngài gặp và học từ người tu hành. Người cũng không ăn chay mà đã chết đói nếu không gặp người phụ nữ cho người cốc sữa bò, cái cố trôi ngược dòng sông ấy. Người cũng không tránh khỏi nắng mưa nếu không có cây bồ đề, không tránh khỏi bị làm hại nếu không có sự bảo vệ của linh thú, vạn vật.

    Đức Phật phổ độ Chung Sinh, Chúng Sinh tạo nên Đức Phật. Đức Phật là Chúng Sinh, Chúng Sinh là Đức Phật. Phật Lý, Kinh Văn là lời dẫn theo cách của Đức Phật dành cho Chúng Sinh về Đạo mà ngài ngộ ra từ Duyên giữa Chúng Sinh và ngài. Đức phật không Tạo ra đường tới niết bàn mà là ngài Tìm ra còn đường đó.

    Pháp duy nhất chính là từ trong chúng sinh trở thành chúng sinh rồi từ đó thoát ra khỏi những cái chúng sinh có để mà giữ lại những gì chúng sinh có.

    Hiểu được điều đó thì tự khắc không cần thiết phải tranh luận nữa, nếu đã là cùng một đích đến, cùng một tấm lòng thì có Khác Nhau hay Giống Nhau sao? ^^
    Chí Tôn Vũ Giả ~}oOo{~ Tiểu Ái Sinh Đạo
    ___________PHI THIÊN____________

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi HoaThảoMộc Xem Bài Gởi
    "Thấy cái mình không thấy, nói cái mình muốn nói" là chấp ngã lớn nhất.

    Đức Phật sinh ra là Hoàng Tử, không phải là Phật. Ngài chọn tu hành vì ngài yêu chúng sinh, ngài yêu chúng sinh vì ngài hiểu chúng sinh, ngài hiểu chúng sinh vì ngài gặp chúng sinh, ngài gặp chúng sinh vì ngài đi đến nơi chúng sinh.

    Đức Phật sinh ra là Con Người, không phải là Phật. Ngài ngộ Đạo vì ngài chọn tu hành, ngài chọn tu hành vì ngài hiểu mục đích của tu hành, ngài hiểu mục đích của tu hành vì ngài gặp và học từ người tu hành. Người cũng không ăn chay mà đã chết đói nếu không gặp người phụ nữ cho người cốc sữa bò, cái cố trôi ngược dòng sông ấy. Người cũng không tránh khỏi nắng mưa nếu không có cây bồ đề, không tránh khỏi bị làm hại nếu không có sự bảo vệ của linh thú, vạn vật.

    Đức Phật phổ độ Chung Sinh, Chúng Sinh tạo nên Đức Phật. Đức Phật là Chúng Sinh, Chúng Sinh là Đức Phật. Phật Lý, Kinh Văn là lời dẫn theo cách của Đức Phật dành cho Chúng Sinh về Đạo mà ngài ngộ ra từ Duyên giữa Chúng Sinh và ngài. Đức phật không Tạo ra đường tới niết bàn mà là ngài Tìm ra còn đường đó.

    Pháp duy nhất chính là từ trong chúng sinh trở thành chúng sinh rồi từ đó thoát ra khỏi những cái chúng sinh có để mà giữ lại những gì chúng sinh có.

    Hiểu được điều đó thì tự khắc không cần thiết phải tranh luận nữa, nếu đã là cùng một đích đến, cùng một tấm lòng thì có Khác Nhau hay Giống Nhau sao? ^^
    ... QL cũng kog thích tranh luận. Nhưng lại rất thích nghe tranh luận. Bỡi để biết được đúng-sai... kog có Ai tranh luận.. hic.. QL sẽ buồn lắm..

  7. #7

    Mặc định

    Căn Bản Trí Sáng , sai biệt tuệ đầy

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi mysterious Xem Bài Gởi
    Căn Bản Trí Sáng , sai biệt tuệ đầy
    ..Hic.. Ở trên nói nhiều thế mà Đệ còn chưa hiểu. Thầy nói có mấy chữ làm sao Đệ hiểu đây!... "Sai biệt" chuyện chi vậy Thầy Oi! :crying:1

  9. #9

    Mặc định

    Vấn Đạo đã hoàn toàn hiểu sai ý của bài Kinh .
    Chứng Sơ Thiền cho đến Chứng Vô Sắc Thiền vẫn không chứng đạo .
    Dẫn chứng cho điều này là 2 vị thầy đầu tiên của Đức Phật là : Alara Kalama chứng đạt Vô sở hữu xứ , Uddaka Ramaputta chứng đạt Phi tưởng phi phi tưởng xứ .
    "
    Đây là bài kinh thổi phồng tác dụng của các thiền vô sắc của ngọai đạo nên zelda lưu ý kỹ , trong tạng pali có rất nhiều bài kinh thổi phồng tác dụng của thiền vô sắc nhằm đưa đến chứng đạo
    "

    Nếu không có nền tảng là Sơ Thiền thì chẳng bằng cách nào lên được Vô sở hữu xứ thiền .
    Đức Phật thiền ngang qua 9 tầng thiền này rồi và tuyên bố " không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Như vậy, này Aggivessana, Ta không tôn kính pháp ấy và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi"

    Đạt đến tột đỉnh của 9 tầng thiền ngài chẳng thấy giải thoát nơi đâu . Thì giờ đây làm sao có bài kinh nào của tạng Pali lại thổi phồng tác dụng của thiền vô sắc . hữu sắc ? Hoặc giả là Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền ?

    Chớ lầm chẳng thiền nào đưa đến giải thoát .

    Mục đích của thiền là hổ trợ , hổ trợ cho thấy rõ Tam Pháp Ấn . Chúng ta chẳng phải quá mất thời gian làm gì thiền cho đến tầng 9 để rồi hướng tâm Tam Pháp Ấn ? Mua một tô phở trị giá 20k , người ta hoàn toàn có thể mua với giá 100k . NHưng làm như vậy thật sự quá vô ích .


    Nếu nói rằng ngoài Tứ Thiền là ngoại đạo là gì đó đáng chê trách . Thì bạn nên nhớ rằng trước lúc Đức Phật ra đi vĩnh viễn . Ngài đã im lặng mà vượt qua các cảm thọ từ Sơ thiền đến thiền thứ 9 rồi lại quay trở lại , rồi dụng lại đến thiền thứ 4.
    8. Rồi Thế Tôn nhập định Sơ thiền. Xuất Sơ thiền, Ngài nhập Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài nhập định Không vô biên xứ. Xuất Không vô biên xứ, Ngài nhập định Thức vô biên xứ. Xuất Thức vô biên xứ, Ngài nhập định Vô sở hữu xứ. Xuất Vô Sở hữu xứ, Ngài nhập định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập Diệt thọ tưởng định.

    Khi ấy tôn giả Ananda nói với tôn giả Anuruddha:

    - Thưa Tôn giả, Thế Tôn đã diệt độ.

    - Này Hiền giả Ananda, Thế Tôn chưa diệt độ. Ngài mới nhập Diệt thọ tưởng định.

    9. Rồi xuất Diệt thọ tưởng định, Ngài nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập Vô sở hữu xứ định. Xuất Vô sở hữu xứ, Ngài nhập Thức vô biên xứ định. Xuất thức Vô biên xứ, Ngài nhập Hư không vô biên xứ định. Xuất Hư không vô biên xứ, Ngài nhập định Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài nhập định Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập định Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập định Sơ thiền. Xuất Sơ thiền, Ngài nhập định Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập định Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập định Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài lập tức diệt độ.
    VD đừng quá ác cảm với các tầng thiền còn lại . Như Lai Thiền chính là " sắc , thọ , tưởng , hành , thức là khổ , vô thường , vô ngã" .
    Chứ 1 ,2 ,3 cho đến 9 tầng thiền kia vẫn chỉ là để tâm "định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh"

    Cái giá để đạt được như vậy qua nhiều câu chuyện thời Đức Phật thì " giới " cũng đưa đến hoàn hảo . Rồi từ đó hành Như Lai Thiền là đắc Thánh Quả .

    Giải thích vì sao thời Đức Phật có nhiều vị khi nghe ngài thuyết pháp . Với tâm an trí , định tĩnh , thuần tịnh , trong sáng .v.v. Đức Phật thấy rõ điều đó , dẫn dắt câu chuyện hướng đến Tam Pháp Ấn . Vị ấy đắc thánh quả bậc 1 , hoặc 2 cho đến bậc Tứ Quả Alahan.
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  10. #10

    Mặc định

    Quả thực là bạn Zelda sai rồi, ko thể so sánh vô sở hữu xứ thiền và phi tưởng phi phi tưởng xứ thiền với sơ thiền được vì 2 thứ thiền trên vẫn là tưởng định là thiền của ngoại đạo, chứng được 2 thứ thiền đó thì vẫn chưa được giải thoát vì tâm vẫn còn tham, sân si. Khi xưa Đức Thích Ca chứng được thiền cao nhất của ngoại đạo là phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài quán thấy tâm mình chưa dứt hết tham san si nên đã vứt bỏ nó như vứt bỏ chiếc dày rách và bỏ đi tim chân lý mới, còn người chứng được sơ thiền là đã được giải thoát, làm chủ được thân tâm, ko còn tham, sân, si đã hoàn toàn ly dục, ly ác pháp và ko còn cái gì có thể tấn công vào tâm của họ được nữa, họ chỉ có thua 1 vị A La Hán ở chỗ là họ chưa làm chủ được sự sống chết và chưa chấm dứt được luân hồi mà thôi. Còn nếu chứng được tứ thiền thì làm chủ được sự sống chết (tức là muốn sống bao lâu tùy ý, muôn chết khi nào thì chết) nhưng vẫn chưa chấm dứt luân hồi. Chỉ khi nào tiến tới tam minh chứng quả A La Hán thì mới làm chủ sự sống chết và chấm dứt được luân hồi. Một người chứng sơ thiền thì đã xuất hiện tứ thần túc nên việc họ tiến lên tam minh là hết sức dễ dàng. Khi chứng 1 trong 4 tứ thánh định thì đều có thể tiến thẳng lên tam minh chứ ko phải nhập tuần tự từ sơ thiền đến tứ thiền rồi mới lên tam minh và chỉ cần chứng 1 trong 4 thiền này là đã được giải thoát rồi. Việc bạn Zelda so sánh sơ thiền với các loại thiền tưởng là hoàn toàn lạc hướng, mong bạn Zelda bình tĩnh và nghiên cứu lại. Khi chưa hoàn toàn ly dục ly ác pháp thì chỉ có thể nhập các tưởng định, còn chỉ khi nào hoàn toàn ly dục, ly ác pháp thì mới có thể nhập được tứ thánh định, đây là điểm khác nhau cơ bản của đạo Phật với ngoại đạo. Một người có thể chọn 1 trong 4 lộ khác nhau để nhập 1 trong 4 thánh định sau đó tiến lên tam minh mà ko cần phải tu tập cả 4 thánh định này.
    Vài lời chia sẻ với Zelda.

  11. #11

    Mặc định

    Các bạn đã có ác cảm thái quá đối với các tầng thiền ngoài tứ thiền . Các tầng thiền còn lại là có chứng thực , có quả thiện thực sự . Khi chứng các tầng thiền ấy đưa đến quả sanh thiên là thực .
    Chính ngay cả 4 tầng thiền từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền đều chỉ đưa đến quả sanh thiên không hơn , không kém .
    Và nếu so sánh ra thì các cỏi thiền càng cao thì tuổi thọ vị chư thiên ấy càng lớn .
    Như tầng thiền thứ 5 :
    "Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân."
    Và tầng thiền thứ 4 :
    "Lại nữa, này Gia chủ, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy suy tư và được biết"

    Sự thù thắng về quả phước rất rõ ràng .

    Như đã nói Như Lai thiền không phải là nằm ở Thiền Định dù là sơ thiền cho đến Vô Sở Hữu Xứ . Vì thiền vốn chi là cố gắng xa lìa , cố gắng tránh xa tội lỗi . Không phải là dứt bỏ , đọan trừ mọi tham , sân , si .

    Như Lai Thiền chính yếu nằm ở Tứ Niệm Xứ .
    Sau khi có một mức độ định tâm vừa đủ . Vị Tỷ kheo sẽ quán đến "khổ"
    hoặc quán "Phàm sự vật gì là pháp hữu vi, do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt "

    Chính điều này mới đưa đến giải thoát . Chứ thật thiền định không đưa đến giải thoát được .

    Còn trường hợp các bạn cho rằng các tầng thiền còn lại không đưa đến giải thoát , vừa đúng , vừa sai . Vì chỉ cần vị chư thiên ấy , hay hành giả ấy . Dụng tâm hướng đến " khổ đế " vậy thì sẽ chứng quả Niết Bàn .
    Còn nếu vị ấy an trú trong tầng thiền ấy , và chỉ vậy thôi . Thì cũng chẳng đến đâu .
    Và dù ở tầng thiền nào . Nếu có chánh kiến , chánh tư duy , chánh niệm . Thì đều đưa đến giải thoát cả . Chứ chứng thiền không ngăn cản mà chỉ có hổ trợ mà thôi .
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  12. #12

    Mặc định

    Zelda hiểu lầm rồi, ko phải mình có ác với các thiền ngoại đạo mà mình chỉ muốn bạn phân biệt rõ ràng các loại thiền tưởng này. Đối với các loại thiền tưởng như ko vô biên xứ hay cao nhất là phi tưởng phi phi tưởng xứ thì đúng là có quả thiện, phước báu và được sanh về cõi thiên nhưng ko bao giờ có thể tiến tới sự giải thoát bởi vì nó vĩnh viễn ko vượt qua được bức tường tham, sân, si. Khi nhập các loại định này thì thấy hết tham sân si nhưng khi xả thiền tham sân si lập tức quay lại liền vì thế Đức Phật coi nó là ngoại đạo và vứt bỏ nó ko thương tiếc. Mình đã mất nhiều thời gian tu tập các pháp môn của ngoại đạo như Thiền, Tịnh và đặc biệt là mật tông và đã từng chứng nhiều loại thần thông nhưng xét lại nó chỉ giúp mình giảm được tham sân si 50% thôi, nhất là khi có thần thông rồi thì dễ sinh ngã mạn và hoang tưởng, đặc biệt là hoang tưởng về các cảnh giới vô hình nên mới sinh ra các trò tụng niệm, trì chú, xin xỏ, nương nhờ tha lực...Ví dụ như chuyện 2 chú cháu Vũ Khắc trường nhập định để lại nhục thân hiện còn thờ ở chùa Keo hay chùa Dâu gì đó ở Bắc Ninh được mọi người ca tụng là tu chứng, nhưng kỳ thực họ chẳng chứng được cái gì cả, họ tu theo Thiền tông phái thiền Đông Độ nhập tới định cao nhất của phái này là "ko vô biên xứ" nhưng họ biết nhập định mà ko biết xả định nên chết oan uổng, nếu lúc đó có ai đó kịp thời đánh thức họ dậy thì họ đã ko chết oan uổng, còn việc thân thể của họ ko bị tan giã là do tưởng uẩn của họ vẫn hoạt động, chỉ cần có ai đó nhập vào định "vô sở hữu xứ" giúp cho tưởng uẩn của họ ngừng hoạt động là thân thể của họ sẽ tan giã ngay.Tóm lại trong đạo Phật chỉ có duy nhất 4 loại thiền từ sơ thiền đến tứ thiền mà người ta gọi là tứ thánh định và điều kiện tiên quyết để nhập được 4 loại thiền này là phải hoàn toàn ly dục ly ác pháp (tức là diệt hết tham sân si). Chứng được 4 loại thiền này là đã được giải thoát, chứng sơ thiền làm chủ về tâm, chứng sơ thiền làm chủ về cảm thọ ko sợ nóng lạnh bệnh tật...chứng tam thiền dứt được tưởng, đêm ngủ ko còn mộng mị, chứng tứ thiền tịnh chỉ được hơi thở (thực chất là thở được bằng da) làm chủ được sự sống chết nhưng chưa dứt được nhân luân hồi. Nếu nói đến con đường của của đạo Phật thì con đường duy nhất là bát chánh đạo giúp con người ngăn diệt các ác pháp để thực hiện ly dục ly ác pháp hoàn toàn tiến tới tâm vô lậu làm chủ sanh lão bệnh tử. Giới định tuệ ko phải đồng hành với nhau từ đầu vì phải giữ được giới thì mới sinh định (giới luật còn thì đạo Phật còn) có định thì tất sinh tuệ sau đó chúng mới đồng hành với nhau. Để giữ giới thì có 37 phẩm trợ đạo trong đó chìa khóa quan trọng nhất để dẫn tới sự thành công chính là hạnh "độc cư". Vì phải có hạnh độc cư hoàn toàn thì mới ngăn ko cho 6 căn tiếp xúc với các trần sinh ra vọng tưởng. Chính vì các thầy tổ ko một ai giữ được hạnh độc cư trọn vẹn nên hàng nghìn năm qua ko có một thầy tổ nào tu chứng. Đối với pháp hành hàng ngày thì ko có pháp hành nào ngoài pháp "thân hành niệm", nhờ có pháp thân hành niệm sẽ giúp chúng ta luôn tỉnh giác trước mọi ác pháp và tiến tới tiêu diệt chúng và tỉnh giác trong chánh niệm chính là định. Khi đã chứng được tứ thánh định thì sẽ có 2 lộ để đi, một là tiến tới tâm bất động như gỗ đá ko niệm ác cũng chẳng niệm thiện, hai là tiến tới tam minh chứng quả A La Hán nương vào các niệm thiện để tăng trưởng lòng từ bi, tức là Đức Phật vẫn có nương vào các niệm thiện chứ ko phải là vô niệm như các nhà Đại Thừa xuyên tạc. Việc Nhập một thiền nào đó ko có theo cấp độ tuần tự mà phải dụng tâm nhập thẳng vào nó, ví dụ đang ở sơ thiền thì ko thể nhập lên nhị thiền được vì muốn nhập nhị thiền thì trước tiên phải xả sơ thiền sau đó đi lại từ đầu theo con đường của nhị thiền, sau khi xả sơ thiền rồi thì có thể nhập thẳng vào tứ thiền luôn chứ ko cần qua nhị thiền vì cách nhập vào các thiền là khác nhau, cho nên bạn Zelda nói 1 người đang ở thiền tưởng của ngoại đạo mà dụng tâm hướng đến khổ đế để chứng niết bàn là ko bao giờ có được vì nó nằm trên 2 đường thẳng song song ko bao giờ gặp nhau. bạn Zelda nói thiền định ko đem đến sự giải thoát là đúng, ví dụ một người nhập tưởng định thì thấy tâm giải thoát ko còn tham sân si, súng nổ bên tai ko giật mình nhưng khi xả thiền thì lại có tham sân si và 1 tiếng động nhỏ cũng có thể làm họ giật mình, nhưng khi đã chứng được tứ thiền thì ko có gì có thể tấn công thân tâm của họ được nữa ngay cả khi họ đang đi đứng giữa đám đông và họ đã được giải thoát.

  13. #13

    Mặc định

    @Thich Thi Chieu:

    Tán thán, tán thán,... Cá nhân tôi thấy Thiện hữu nói rất thuyết phục! :)

    Đoạn Thiện hữu nói về chư Phật vẫn nương vào Niệm thiện thực ra phải hiểu chữ Thiện này nghĩa là "chân thật" là thật tướng chứ ko phải là Thiện đối lập với Bất thiện - vốn chỉ là sự Giả lập.

    Bổ xung chút, theo tôi ko chỉ có "thân hành niệm" mà thực ra là "thân-tâm đồng hành niệm" - là dụng của Pháp thân chân thật. Lại nữa, chuyện đi thẳng theo lộ trình xả thiền trước đó để tới thẳng tầng Thiền thứ tư thì theo tôi chưa có xác quyết. Vì sao? Vì theo tôi, đến tầng Thiền thứ ba thì khi đó mới dụng nhiều đến Tuệ giác, tức là sau khi đã thành thục chân Kiến và chân Tư duy (Chánh Kiến và Chánh Tư duy), sau khi đã đoạn kiết đc Tầm và Tứ đạt tới Nhất tâm tĩnh Giác. Tầng Thiền thứ tư là hoàn toàn là Tuệ giác rồi bởi vì tại đây là khả năng xả Thọ lạc hoàn toàn, Tâm định tĩnh bổn nguyên thuần tịnh, lúc đó mới là lúc hướng Tâm đến bốn phần cuối thuộc 16 Tuệ Minh Sát là thuộc Đạo quả vô lậu chân thật - xả Khổ.

    Vài dòng sơ cơ, ko dám cho là đúng. Xin đc lắng lòng nghe quí Thiện hữu chỉ giáo! :)
    Last edited by Nha_Thien77; 15-03-2012 at 12:47 AM.
    một tiếng chim kêu lời kinh vọng
    núi trôi sông chảy mộng đoàn viên

  14. #14

    Mặc định

    @TTC : Trong thiền định Đức Phật đúng là chỉ nói đến Tứ Thiền . Có lẽ là Đức Phật quan trong là định tâm và điều tâm được là đủ . Nhưng không thể đến tứ thiền là giải thoát .
    Nếu không chứng thực được " khổ đế" thì chứng đến Tứ Thiền chỉ sanh thiên .
    Điều tai hại của hành thiền định là không có chánh kiến và chánh tư duy . Họ thiền đến mức độ nào đó để tìm " ngã, chân tâm , Phật Tánh" . Như vậy sẽ luẩn quẩn chẳng giải thoát .
    Như Lai Thiền thì dù ở tầng thiền nào . Nếu chứng thực Tam Pháp Ấn thì giải thoát .
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  15. #15

    Mặc định

    @ nha thien 77: Như tôi đã nói việc nhập các thiền đều có các lộ khác nhau, ko thể đang ở thiền này nhập luôn sang thiền khác vì thể có thể chọn cách tu tập hướng thẳng đến tứ thiền mà ko phải qua sơ thiền, nhị thiền hay tam thiền. Tôi đang đi công tác xa nhà nên ko cầm theo tài liệu hướng dẫn cách tu tập thẳng lên tứ thiền, hẹn sẽ trả lời bạn vào dịp khác.

    Chư thiên hay niết bàn chỉ là một trạng thái của tâm chứ ko phải là 1 cảnh giới. Một người tu tưởng định thì chỉ có thể dẫn tâm vào trạng thái chư thiên còn chứng được tứ thiền thì tâm đã ở trạng thái niết bàn, tức là đã được giải thoát, chưa kể đến việc chứng được tứ thiền thì việc tiến tới tam minh là hết sức dễ dàng và là con đường tất yếu họ sẽ lựa chọn. Chỉ có điều nếu chỉ dừng lại ở tứ thiền thì chưa mất đi nhân luân hồi mà thôi. Những việc liên quan đến Phật Thích Ca thì luôn bị các nhà Đại Thừa bóp méo, ví dụ như họ nói rằng khi Ngài sinh ra được 9 con rồng xuống tắm, chân bước trên 7 bông sen báu rồi 1 tay chỉ trời, 1 tay chỉ đất nói "trên trời dưới đất ta là người quý nhất" như vậy thì vừa mới sinh ra Ngài đã là Phật, là người tu chứng rồi, nhưng sự thật thì sao, Ngài đã mất nhiều thời gian tu lầm lạc theo ngoại đạo để rồi ko thấy giải thoát, Ngài bỏ đi tự tìm con đường mới, mày mò tu khổ hạnh 6 năm sau đó vô tình tìm ra chân lý. Việc các nhà Đại Thừa mô tả Ngài tu khổ hạnh 1 cách thái quá là ko chính xác, vì 1 người đầy trí tuệ như Ngài lẽ nào lại đi hành xác mình như thế. Sở dĩ tôi nói Ngài vô tình tìm ra chân lý vì như chúng ta đã biết Ngài là vị Độc Giác đầu tiên và duy nhất trên thế gian tự tìm ra chân lý, chính nhờ 6 năm tu khổ hạnh (tạm gọi thế) Ngài đã thực hiện được hạnh "độc cư" trọn vẹn, ly dục ly ác pháp hoàn toàn và sau 49 ngày chiến đấu quyết liệt với những nghiệp lực cuối cùng dưới gốc cây bồ đề Ngài đã chứng được tứ thiền tiến tới tam minh chứng quả A La Hán. Nếu Ngài là người ở cõi Phật cử xuống như các nhà Đại Thừa nói mà còn tu sai lên sai xuống, khổ sở như thế thì người trần như chúng ta ko bao giờ có cơ hội phải ko? Vậy thì Ngài cần gì phải nhọc công xuống đây làm gì? Thực tế Ngài chỉ là người bình thường như chúng ta chọn con đường đi tu mà thôi. Việc tu thiền thì giữ giới là quan trọng nhất vì nếu ko giữ giới hoàn toàn mà nhập định thì chỉ có thể nhập các tưởng định, tà định mà thôi (cái này thì bản thân tôi rất có kinh nghiệm), do nhập tưởng định, tà định mới phát sinh ra thần thông mà con người thì luôn vọng vào thần thông thấy ông thầy nào có tí thần thông là sống chết tin theo. Tuy nhiên việc tu đến cái đích cuối cùng đòi hỏi người tu phải có đủ duyên, ví dụ như hàng ngày phải có người cúng dường 1 bữa cơm thì mới có điều kiện để thực hiện hạnh độc cư trọn vẹn phải ko, chứ còn phải lo chuyện kiếm ăn thì làm sao mà tu được, chưa kể ngày nay còn có nhiều thứ quấy dối thân tâm, cho nên những nhà tu hành hiện nay chỉ chạy theo số lượng, xây chùa to tượng lớn, lôi kéo nhiều tín đồ đến cúng dường, lo chuyện bao đồng cứu trợ chỗ nọ, cứu trợ chỗ kia, làm công tác từ thiện, tiếp xúc nhiều người, thậm chí nằm trong thất rồi nhưng vẫn lo điều khiển chuyện bên ngoài thì muôn đời ko bao giờ tới được niết bàn phải ko! Cũng như chúng ta đây tự biết chưa đủ duyên cho dù tâm hướng theo đạo Phật nhưng đích đến chỉ có thể là cảnh chư thiên thôi phải ko? Nhưng ít ra chúng ta ko lầm lạc, ko hoang tưởng, ko làm những trò vô bổ tụng niệm, xin xỏ...mà chẳng thu được lợi ích gì, chúng ta cố gắng giữ giới càng nhiều càng tốt, ly dục ly ác pháp càng nhiều càng tốt và cố gắng luôn hành động theo đạo đức nhân quả để ko tự làm khổ mình, làm khổ người khác.

  16. #16

    Mặc định

    Xin chào Vấn Đạo và các đạo hữu, trước tiên tôi xin nhấn mạnh lại là trong đạo Phật thì việc giữ giới là quan trọng nhất, việc 1 người nhập tưởng định có quả phước sanh thiên là do họ đã tu tập giữ giới được 70, 80% chẳng hạn thì họ mới đủ thanh tịnh để nhập vào cái định đó, còn nếu giữ giới 100% thì sẽ nhập niết bàn, như vậy quả phước lớn hay nhỏ là do việc giữ giới nhiều hay ít chứ ko phải do nhập định. Tôi là 1 người sống tại 1 vùng thôn quê xa xôi phía Bắc, chưa bao giờ có cơ hội gặp thầy TTL và cũng chưa bao giờ giành thời gian đọc hết 1 cuốn sách nào của thầy (sau này chắc chắn tôi sẽ tìm đọc cẩn thận những cuốn sách đó), còn kinh sách của các nhà Đại Thừa thì tôi đã đọc rất nhiều. Đúng là tôi có chịu ảnh hưởng bởi những tư tưởng của thầy TTL, nhưng tôi ko phải là đệ tử của thầy và tôi nghĩ trên diễn đàn này ko có ai là đệ tử của thầy TTL vì họ còn đang nỗ lực thực hiện hạnh độc cư làm gì có thời gian mà lên mạng.
    Tôi tự biết mình chưa đủ duyên để thực hiện hạnh độc cư nên ko thể ly dục ly ác pháp hoàn toàn nên đương nhiên ko thể chứng được tứ thiền, nhưng nói về tưởng định hay thần thông thì tôi biết ko ít mặc dù tôi chỉ nhập được một vài tưởng định cỏn con, tôi ko biết tên tuổi là gì, nhưng cho dù là các thầy tổ, các ông Lạt Ma khi nhập các tưởng định cao cấp thì họ cũng ko thể biết nó là cái gì nên sinh ra ngộ nhận, hoang tưởng. Chỉ khi nào chứng quả A La Hán, có được tam minh thì ko những họ làm chủ được sự sống chết mà họ còn có trí tuệ bao trùm vũ trụ, có thể nhập bất cứ định nào kể cả các tưởng định để kiểm chứng trạng thái của chúng và đặt tên cho các định đó theo từng trạng thái.
    Con người khi chết đi, kể cả là Đức Phật thì ngũ uẩn đều tan giã (trừ 1 số trường hợp tu tưởng đặc biệt thì tưởng uẩn còn hoạt động) làm gì có chuyện còn 4 uẩn nhập niết bàn vì nếu còn 4 uẩn thì họ có thể dùng thức uẩn để điều khiển tưởng uẩn tạo ra thần thông và làm được mọi thứ trên đời rồi. Thông thường khi đã chứng quả A La Hán thì lòng từ bi của họ vô cùng rộng lớn, họ ko nỡ xâm phạm sự sống của bất kỳ chúng sinh nào cho dù là của 1 búp cây, ngọn cỏ vậy mà hàng ngày vẫn phải thọ thực nuôi cái thân giả tạm, họ cũng chẳng thiết tha cuộc sống trên thế gian này, nơi hàng ngày họ chứng kiến các chúng sinh vì sự sống của bản thân mà lừa lọc, chà đạp thậm chí tước đoạt sinh mạng của nhau, họ cũng tự biết mình ko có duyên giáo hóa chúng sinh vì phần lớn thời gian tu tập của họ là đơn độc tĩnh lặng, ko ồn ào, tiếng tăm, nổi trội, khi chứng quả rồi thì họ vẫn tĩnh lặng, ko phô trương, ko khoe khoang sử dụng thần thông nên ko tạo được niềm tin nơi mọi người. Khi xưa Đức Phật Thích Ca cũng biết chúng sinh rất khó độ nên Ngài chỉ tạo duyên giáo hóa chúng sinh cho một số ít các đệ tử trong một vùng dân tộc thiểu số nhỏ bé của Ấn Độ. Khi cảm thấy hết duyên với chúng sinh, thuyết pháp cũng ko mấy ai tin, càng ko mấy ai hành nên Ngài đã xả bỏ báo thân và ra đi vĩnh viễn, mặc dù khi chứng quả A La Hán thì họ đã làm chủ được sự sống chết (tức là có thể sống thọ mạng cùng trời đất). Sau khi nhập diệt thì cái mà các vị La Hán để lại chỉ là 1 dạng từ trường an lạc, vô sự ko còn tương ưng vào đâu được nữa nên ko còn chịu cảnh tái sinh luân hồi, chính vì thế ko tồn tại cái gọi là cõi chư Phật, chư Bồ Tát phù hộ độ trì cho con người (thực tế có ai được cứu đâu). Đức Phật chỉ là 1 người thầy, 1 người chỉ đường cho chúng ta tự đi, ko có một thế lực vô hình nào có thể tác động nên con người cho dù là ban phước hay giáng họa (nếu còn 4 uẩn thì họ vẫn còn tác động được đến chúng ta), chúng ta cũng như vạn vật trong vũ trụ chỉ bị chi phối bởi 1 thứ vô hình duy nhất đó là luật nhân quả mà luật nhân quả thì có thể thay đổi tùy theo hành động thiện ác của chúng ta. Vì thế đạo Phật dạy con người hành động theo đúng đạo đức nhân quả để ko tự làm khổ mình, ko làm khổ người khác và chỉ quan tâm đến kiếp hiện tại thôi chứ làm gì có cõi cực lạc nào sau cái chết mà mơ về. Có lẽ tôi xin dừng topic này tại đây, hẹn gặp lại các đạo hữu vào 1 dịp khác thích hợp, chào thân ái!

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vấn_đạo Xem Bài Gởi
    :) Zelda có thể đưa ra 1 luận giải nào hợp lý cho việc người ĐÃ CHỨNG TỨ THIỀN lại không muốn dẫn tâm hướng đến lậu tận trí để diệt vô minh ? Trong khi diệt vô minh thể nhập niết bàn là cứu cánh của những người tu hành lẽ nào đến tứ thiền họ lại dừng mà chỉ còn lại 1 việc cực kỳ nhẹ nhàng KHÔNG CÓ MỆT NHỌC là dẫn tâm hướng đến lậu tận trí là chứng niết bàn ? Lý luận zelda đưa ra không vững rồi :)

    :) CHúc thiện hữu an lạc
    Người khi chứng Tứ Thiền nếu không có chánh kiến thì cũng ví như 1 kẻ có sức mạnh nhưng ngồi không chẳng biết làm gì .
    Lời tuyên ngôn của Đức Phật sau khi giải thoát không phải là nói về bất cứ tầng thiền nào . Lời tuyên ngôn ấy trước tiên là nói về " Khổ Đế " .
    VD có thể xem lại trong kinh Chuyển Pháp Luân .
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  18. #18

    Mặc định

    114.- Không Vô Biên Xứ

    - Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba?

    Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người hoàn toàn vượt qua sắc tưởng, chấm dứt đối ngại tưởng, không tác ý các tưởng sai biệt, xem "hư không là vô biên", đạt đến an trú vào Không vô biên xứ. Vị ấy thưởng thức cảnh giới ấy, hy cầu cảnh giới ấy, thỏa mãn với cảnh giới ấy, an trú trong cảnh giới ấy, tín giải cảnh giới ấy, an trú nhiều trong cảnh giới ấy, không có từ bỏ cảnh giới ấy, đến khi mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên đã đạt đến Không vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, thọ mạng của chư Thiên đã đạt đến Không vô biên xứ là hai mươi ngàn kiếp. Kẻ phàm phu, sau khi trú ở đấy cho đến hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, kẻ ấy đi vào địa ngục, đi vào loại bàng sanh, đi vào cõi ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Thế Tôn, sau khi trú ở đấy cho hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, cuối cùng nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Ðây là sự đặc thù, đây là sự tăng thượng, đây là sự sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe nhiều và kẻ vô văn phàm phu về vấn đề sanh thú và tái sanh.

    2. Lại nữa, này các Tỷ Kheo, ở đây có người vượt qua Không vô biên xứ, xem "thức là vô biên", đạt đến an trú Thức vô biên xứ. Vị ấy thưởng thức cảnh giới ấy, hy cầu cảnh giới ấy, thỏa mãn với cảnh giới ấy, an trú trong cảnh giới ấy, tín giải cảnh giới ấy, an trú nhiều trong cảnh giới ấy, không có từ bỏ cảnh giới ấy, đến khi mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên đã đạt Thức vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, thọ mạng của chư Thiên đã đạt đến Thức vô biên xứ là bốn mươi ngàn kiếp. Kẻ phàm phu, sau khi trú ở đấy cho đến hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, kẻ ấy đi vào địa ngục, đi vào loại bàng sanh, đi vào cõi ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Thế Tôn, sau khi trú ở đấy cho hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, cuối cùng nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Ðây là sự đặc thù, đây là sự tăng thượng, đây là sự sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe nhiều và kẻ vô văn phàm phu về vấn đề sanh thú và tái sanh.

    3. Lại nữa, này các Tỷ kheo, ở đây có người vượt qua Thức vô biên xứ, xem "không có gì cả", đạt đến an trú Vô sở hữu xứ. Vị ấy thưởng thức cảnh giới ấy, hy cầu cảnh giới ấy, thỏa mãn với cảnh giới ấy, an trú trong cảnh giới ấy, tín giải cảnh giới ấy, không có từ bỏ cảnh giới ấy, đến khi mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên đã đạt Vô sở hữu xứ. Này các Tỷ-kheo, thọ mạng của chư Thiên đã đạt đến Vô sở hữu xứ là sáu mươi ngàn kiếp. Kẻ phàm phu, sau khi trú ở đấy cho đến hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, kẻ ấy đi vào địa ngục, đi vào loại bàng sanh, đi vào cõi ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Thế Tôn, sau khi trú ở đấy cho hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, cuối cùng nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Ðây là sự đặc thù, đây là sự tăng thượng, đây là sự sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe nhiều và kẻ vô văn phàm phu về vấn đề sanh thú và tái sanh.

    Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.

    http://buddhanet.net/budsas/uni/u-ki...chi03-1116.htm
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  19. #19

    Mặc định

    Chứng thiền chưa hẳng là có chánh kiến .
    Chánh kiến chính là " sắc , thọ, tưởng , hành , thức" là vô thường , khổ , vô ngã . Chính đây mới đoạn trừ mọi kiết sử được .

    Còn " ly dục , ly ác pháp" chưa rốt ráo đâu .

    VĐ chớ nên thấy bài kinh nào sai ý mình rồi cho rằng không đúng . Trừ khi VD dẫn chứng được bào kinh nào đối lập . Hoặc chứng nghiệm .

    Bài kinh mà VĐ đưa ra đã dẫn chứng rất rõ , nào có phải chứng thiền là đã có chánh kiến ?
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  20. #20

    Mặc định

    Bước vô coi rồi trở ra ,rồi lại muốn trở vô ,công nhận nghen cái topic này luông điển thanh nhiều đọc không biết mệt ,muốn để luôn hưởng cho khỏe .
    Vị nào cũng giỏi hết nhưng cuối cùng chưa kết thúc, mà MINH ĐÀI hỏi nghen các quý hữu sàng đến thiền thứ mấy rồi ?cho MINH ĐÀI học với .@8@.
    Trở vô 3 lần rồi chắc phải vô 10 lần MINH ĐÀI bay bổng luôn he...he...híc...hic...
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 06-06-2019, 10:58 PM
  2. Trả lời: 274
    Bài mới gởi: 20-02-2012, 09:39 AM
  3. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 26-06-2011, 11:42 PM
  4. NIỆM PHẬT VÔ TƯỚNG -PHÁP MÔN THIỀN-TỊNH
    By linh_tinh_85 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 22-02-2011, 08:47 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •