Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 23

Ðề tài: Niệm Phật rất dễ mà cứ cho là khó

  1. #1

    Wink Niệm Phật rất dễ mà cứ cho là khó

    Cho tiểu đệ nói thẳng nhé
    Thật ra pháp môn tịnh độ rất rất dễ,chỉ có miệng niệm,tai nghe,tâm tưởng
    Có nhiêu điều đơn giản đó thôi sao mà cứ bàn cải hoặc luận lý chi cho nó mắc mệt vậy
    chả hiểu nổi niệm phật chủ yếu là chuyên tâm lắng nghe lâu ngày tự thấy khác lạ thôi,cớ chi tâm vọng động niệm hơi nhiều 1 tí mà đã làm ùm lên bàn luận lý tùm lum hết,lúc bàn luận lý là đã ko còn chuyên tâm niệm phật nữa rồi,lúc đó vọng tưởng hơn thua nổi lên thì làm sao gọi là nhất tâm đc mà đòi sở đắc với người khác
    Vài lời kính cẩn thay
    :chatterbox::chatterbox::chatterbox:

  2. #2

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi conrongsat13 Xem Bài Gởi
    Cho tiểu đệ nói thẳng nhé
    Thật ra pháp môn tịnh độ rất rất dễ,chỉ có miệng niệm,tai nghe,tâm tưởng
    Có nhiêu điều đơn giản đó thôi sao mà cứ bàn cải hoặc luận lý chi cho nó mắc mệt vậy
    chả hiểu nổi niệm phật chủ yếu là chuyên tâm lắng nghe lâu ngày tự thấy khác lạ thôi,cớ chi tâm vọng động niệm hơi nhiều 1 tí mà đã làm ùm lên bàn luận lý tùm lum hết,lúc bàn luận lý là đã ko còn chuyên tâm niệm phật nữa rồi,lúc đó vọng tưởng hơn thua nổi lên thì làm sao gọi là nhất tâm đc mà đòi sở đắc với người khác
    Vài lời kính cẩn thay
    :chatterbox::chatterbox::chatterbox:
    Cái chuyện niệm phật đúng là rất dễ, nhưng lại rất khó. Dễ là vì đây là pháp môn của hạng bình dân, từ nhà giàu, trung lưu cho đến em bán vé số, người chạy honda ôm cũng đều tu theo pháp môn này được. Nhưng cái Khó ở đây là tùy theo căn cơ của mỗi người mà họ lĩnh hội pháp môn này như thế nào. Lấy ví dụ ở chỗ của mình, có người thì phải quán chữ "nam mô a di đà phật" để niệm, có người lại phải quán hình tượng phật A Di Đà dể niệm, lại cũng có người chỉ niệm được bằng miệng, khi miệng ngưng niệm thì tâm không sanh câu niệm phật được vv..vv... Vì vậy mà tùy theo khế cơ mỗi người lựa chọn cho mình 1 cách niệm phật khác nhau.

    Như quyến :"kinh nghiệm niệm phật và những chuyện luân hồi", tuy tác giả đã được nhất tâm tam muội ( như tác giả nói ), nhưng cách niệm phật của tác giả khi mà đem áp dụng cho bản thân chưa chắc đã chứng ngộ được. Thế cho nên vấn đề bàn luận ở đây là để chia sẽ kinh nghiệm cho nhau, xem thử cách niệm phật nào phù hợp với mình mà thực hành chứ không phải vì pháp môn niệm phật quá cao siêu mà phải bàn tán nhiều như thế.

    Bản thân mình hiện đang áp dụng cách niệm "tai nghe tiếng niệm phật từ tâm" và thấy rằng cách này rất hợp với mình. Trước đây mình áp dụng cách ký số "mỗi ngày niệm trên 20.000 câu phật hiệu trở lên" nhưng không chứng được cái gì cả, vậy mà từ ngày áp dụng cách mới thì hiệu quả khá rõ, có thể niệm phật bất cứ lúc nào trong ngày, chỉ cần tâm tưởng đến tiếng niệm phật, tai lắng nghe tiếng niệm phật từ tâm, mắt khép hờ lại thì có thể tập trung niệm phật, vọng tưởng bớt đi rất nhiều.

    Trên đây là cách riêng của mình, rất mong chư vị liên hữu hoan hỷ bỏ qua cho. Cốt chỉ để mọi người đều được đồng vãng sanh Cực Lạc.

    Nam Mô A Di Đà Phật.

  3. #3

    Mặc định

    Văn Thù, Phổ Hiền hai đại Bồ tát khuyên chúng sanh dùng niệm Phật để siêu phàm nhập thánh, hai vị ấy còn có nguyện vãng sanh. Chúng ta nghĩ đây là pháp dễ vậy ah? Đây là pháp nói về nhanh thì nhanh hơn cả đốn ngộ" Trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật" còn đối với tông Tịnh Độ thì "Niệm này tương ưng thì niệm này là Phật, niệm này làm Phật" Niệm Phật phải có lòng cung kính mỗi niệm, mỗi niệm chẳng lìa xa A Di Đà Phật. Thì niệm niệm phát ra đều có A Di Đà chẳng hề lìa xa, phút lâm chung đến lại còn sợ không vãng sanh sao
    Ngồi niệm phật ai không biết niệm
    Nhiếp tâm không sao xuyến ít người
    Tâm như chong chóng giữa trời
    Phật thì 1 niệm còn 10 niệm ma
    các việc xấu nhớ ra trước nhất
    kế thân tâm buồn bực mỏi mê
    Con ma buồn ngủ chạy về
    Phật không niệm tới khói mê phủ vào
    Chẳng cần hỏi ông nào cũng biết
    Niệm thế thì bao giờ Phật mới chứng cho
    Ví như nồi gạo mới vo, nhắc lên bắc xuống bao giờ chín cơm??
    yếu chỉ để niệm niệm tương ưng là "tối nay con vãng sanh" cứ nghĩ như vậy? dù có cho tiền ta cũng chẳng ham, lúc đó ta gấp gút niệm phật chẳng dám giải đãi, nguyện cầu Phật cứu độ cho con, con không niệm ngài chẳng lẽ con niệm tam đồ lục đạo hay sao? niệm niệm thiết tha xa rời Ta Bà,cầu về An Dưỡng, mình còn cảm động nữa huống là đấng đại bi A Di Đà Như Lai. Niệm vậy mà sợ không vãng sanh ah??có lý nào lại như thế
    Tất cả lòng thành kính
    gồm vào trong một niệm
    Khi niệm ấy phát lên
    vang rền cả trời đất
    A Di Đà Phật! A Di Đà Phật!
    Last edited by luckyboy624; 29-03-2010 at 10:27 PM.

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nxphong Xem Bài Gởi
    Bạn có thể chỉ rõ hơn, chi tiết hơn về cách niệm "tai nghe tiếng niệm phật từ tâm" . Xin chân thành cảm ơn bạn.
    Chào bạn, thật ra cách mà mình áp dụng cũng hao hao như cách của cô Diệu Âm trong quyến "kinh nghiệm niệm phật và những chuyện luần hồi". Tuy nhiên điểm khác ở đây là do mình áp dụng thêm 1 số cách đã đọc ở cuốn "niệm phật thập yếu" ( bạn có thể mua quyển này về xem, có nhiều cách niệmphật rất hay ).

    Cách của mình là khi trong tâm khởi niệm 1 câu phật hiệu thì dùng tánh nghe để nghe. Tiếp đó tâm lại khởi niệm câu thứ 2 và tiếp tục dùng tánh nghe để nghe câu thứ 2, cứ như vậy. Điểm khó ở cách này là làm sao để cột tâm mình vào tánh nghe để luôn luôn nghe vì lúc đầu mình cũng gặp trục trặc 1 tí là chỉ nghe được chừng 20 câu là bắt đầu vọng tưởng kéo đến, lúc đó tâm vẫn niệm phật nhưng tánh nghe không còn, cái đầu mình nó lại nghỉ sang chỗ khác mất. Mình phát hiện ra là khi nhắm mắt hờ ( khép mắt ) thì có thể tập trung tinh thần tốt hơn, và điều quan trọng là phải niệm một cách hùng hồn chứ khôn phải niệm theo kiểu trong phật thất kéo dài tiếng niệm phật.

    Ngoài ra khi vọng tưởng nhiều quá, bạn có thể dùng cách niệm hơn thở để giảm bớt vọng tưởng ( theo kiểu ngồi thiền ) rồi sau đó dùng tánh nghe để nghe ( Hít vào niệm một câu A di đà phật, thở ra niệm một câu a di đà phật, hơi thở nhẹ nhàng không ráng sức sao cho tự nhiên như đang thở bình thường, vì bản chất việc thở là 1 bản năng tự động không cần ý chí điều khiển nên trói tiếng niệm phật vào hơi thở là cách hay nhất để trị vọng tưởng ).

    Tất nhiên đó chỉ là 2 cách mà mình thấy có hiệu quả nhất đối với mình, còn với những bạn khác thì tùy cách nào các bạn thấy hợp thì thực hành theo mà thôi.

    ps : mình có 1 kinh nghiệm là các bạn nên tập niệm phật bằng tâm chứ đừng tập niệm phật bằng miệng vì khi chúng ta sắp mãn báo thân, có thể tứ đại phân ly không thể dụng công niệm phật bằng miệng được, khi đó nếu quen niệm bằng miệng sẽ rất khó để niệm bằng tâm. Vì vậy tốt nhất là tập niệm phật bằng tâm ngay từ bây giờ.

    Hy vọng chút ít kinh nghiệm của mình có thể giúp được cho các bạn liên hữu gần xa thêm tinh tấn, sớm liễu thoát sinh tử, đồng sanh Cực Lạc

    A di đà phật.

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi luckyboy624 Xem Bài Gởi
    ha ha Pháp phật bán rẻ vậy sao?Văn Thù, Phổ Hiền hai đại Bồ tát khuyên chúng sanh dùng niệm Phật để siêu phàm nhập thánh, hai vị ấy còn có nguyện vãng sanh. Chúng ta nghĩ đây là pháp dễ vậy ah? Đây là pháp nói về nhanh thì nhanh hơn cả đốn ngộ" Trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật" còn đối với tông Tịnh Độ thì Niệm này tương ưng thì niệm này là Phật, niệm này làm Phật" Niệm Phật phải có lòng cung kính mỗi niệm, mỗi niệm chẳng lìa xa A Di Đà Phật. Thì niệm niệm phát ra đều có A Di Đà chẳng hề lìa xa, phút lâm chung đến lại còn sợ không vãng sanh sao
    Ngồi niệm phật ai không biết niệm
    Nhiếp tâm không sao xuyến ít người
    Tâm như chong chóng giữa trời
    Phật thì 1 niệm còn 10 niệm ma
    các việc xấu nhớ ra trước nhất
    kế thân tâm buồn bực mỏi mê
    Con ma buồn ngủ chạy về
    Phật không niệm tới khói mê phủ vào
    Chẳng cần hỏi ông nào cũng biết
    Niệm thế thì bao giờ Phật mới chứng cho
    Ví như nồi gạo mới vo, nhắc lên bắc xuống bao giờ chín cơm??
    yếu chỉ để niệm niệm tương ưng là "tối nay con vãng sanh" cứ nghĩ như vậy? dù có cho tiền ta cũng chẳng ham, lúc đó ta gấp gút niệm phật chẳng dám giải đãi, nguyện cầu Phật cứu độ cho con, con không niệm ngài chẳng lẽ con niệm tam đồ lục đạo hay sao? niệm niệm thiết tha xa rời Ta Bà,cầu về An Dưỡng mình còn cảm động nữa huống là đấng đại bi A Di Đà Như Lai. Niệm vậy mà sợ không vãng sanh ah??có lý nào lại như thế
    mỗi người một cách

  6. #6

    Mặc định

    Tổ Ấn Quang dạy chúng sanh dùng tín nguyện niệm phật vãng sanh, chư đại đức dạy: dù ta niệm phật dứt được vọng niệm, dao chém không dứt. nhưng không vãng sanh là không vãng sanh. Vãng sanh chú trọng ở tín, nguyện chứ không phải hạnh. Niệm dù có liên lũy tín, nguyện chẳng thiết tha Ta Bà vẫn ở lại. như thế nào là tin sâu? tin sâu là nguyện phải thiết? thế nào lại là nguyện thiết? nguyện thiết là hành chuyên cần? Nếu nói như vậy thì khi bạn niệm Phật tâm thành kính của bạn ở đâu? tâm ông không có thành kính với tôi thì xưng danh hiệu tôi làm gì?Niệm niệm chẳng tương ưng với bổn nguyện "Nhớ phật niệm phật" cứ xưng danh hiệu đoạn vọng tưởng thì thành khán thoại đầu rồi??Kinh A Di Đà Phật khuyên chúng sanh nhiều lần là: con hãy nguyện đi, nguyện về nước ấy đi con.Phật ấy là có đó, Ngài ở Phương Tây đó" đây chẳng phải nhớ Phật niệm phật thì là gì?"

  7. #7

    Mặc định

    Đừng hỏi tui có hiểu không quan trọng là bạn biết được gì? sự đại sanh tử mỗi người, tự bạn phải giải quyết!!
    Bây giờ thử nhé!!Nhớ Phật niệm Phật là sao? ví như bạn bước ra cửa, nhìn thấy đồng xu, bạn cúi xuống nhặt nó, để lên tay trái, úp tay phải lên..ah ha bạn đã đi quá xa rồi đó, hãy quay trở lại? Trả lời thử xem THẾ NÀO LÀ..NHỚ PHẬT..NIỆM PHẬT??
    Last edited by luckyboy624; 29-03-2010 at 11:20 PM.

  8. #8

    Mặc định

    Batdong vao diễn đàn nào đó quên mất, thấy bài của chú VQ bàn về quán tâm Pháp dùng câu niệm Phật để thiền quán và chỉ quán, batdong niệm thử 10 tiếng đầu sau đó dùng A di đà phật để chỉ quán, không ngờ định luôn 2 giờ...
    Niệm Phật không phải cố niệm nhiều tiếng, mà cũng chẳng phải niệm để nghe, như batdong đây ngồi thiền chỉ mặc niệm (không ra tiếng lấy gì nghe), vấn đề chính của niệm Phật là không cho tạp niệm lấn chiếm lỉnh lấy tâm của mình và điểu khiển thân ý mình, vì tâm ta đang mang chánh niệm ( đang niệm Phật), niệm Phật là tưởng nhớ tới Phật ở trong thân của ta, chẳng phải Phật ở ngoài ta, vì sao? vì Phật ở trong ta bây giờ Ông ấy giống như cái hột mè dẹp lép, chẳng còn ra hình thù gì nữa,bị phàm ngã, bị các chấp trước , tham sân si lấn át, nhưng muốn cứu ông Phật nầy dậy, cần phải có chư Phật chư bồ tát ở ngoài ta hộ niệm giùm, tín lực và nguyện lực của ta càng mạnh mẻ sẽ giúp ta nối kết được với tha lực của chư Phật ở ngoài, khiến chư Phật hộ niệm cho ông Phật ở trong ta.
    Niệm Phật cần niệm từng mảng liên tục không gián đoạn là sao?
    - Không gián đoạn là không xen tạp niệm, từng mảng là một chuổi đều nhau, thí dụ chọn 7 biến là một mảng, hay 21 biến là 1 mảng, xong một mảng ngưng một chút niệm tiếp mảng kế.
    - Niệm Phật chẳng thể vảng sanh , nếu như tâm không chuyển, người niệm Phật cần phải quán tâm hàng ngày, cần phải liên kết với các pháp hành khác, như :
    Tứ Niệm Xứ

    Tứ Chánh Cần

    Tứ Như Ý Túc

    Ngũ Căn

    Ngũ Lực

    Thất Bồ Đề Phần

    Bát Chánh Đạo

    Đây là những pháp hành , giúp người niệm Phật trở nên hành thiện xa ác, thấu rõ pháp sắc huyễn ảo chẳng thật, từ đó tinh tấn tu hành, bất thối chuyển.
    Niệm Phật tuy dễ mà không dễ chút nào, mấy người trước khi trút hơi thở cuối cùng miệng niệm được 10 tiếng A Di Đà Phật liên tục để được Đức A Di Đà rước đi theo bổn nguyện 18 của Ngài?
    Đa số chúng ta thường niệm:
    Nam Mô A Di đà trật chẳng phải "Phật", lấy đâu được Phật chứng.
    Last edited by batdong; 29-03-2010 at 11:35 PM.

  9. #9

    Mặc định

    @Batdong. Thực ra mà nói cách cách của batdong là "thiền tịnh song tu", cách này chỉ dành cho nhưng người có căn cơ cao hơn thôi vì hạng phàm phu như mình ( và 1 số người khác ) thì không thể đạt được trạng thái định tuyệt đối.

    Cũng bởi vì pháp môn Tịnh Độ không đòi hỏi phải xuất gia, hiểu rõ kinh sách hay bất kỳ hình thức nào khác mà chỉ đơn giản "Tín - Nguyện - Hạnh' cho nên việc niệm phật nếu có thể kết hợp cả "thiền" thì càng tốt, còn không đủ sức thì chỉ cố gắng "niệm phật" thôi cũng là tốt rồi.( tất nhiên chúng ta cũng phải tin Cõi Cực Lạc là có thật và Nguyện sanh về đó ).

    Trở lại vấn đề mà luckyboy đã nói, vấn đề mà mọi người đang bàn luận ở đây là "HẠNH", còn "Tín" và "Nguyện" thì dĩ nhiên vì đó là điều cơ bản nhất của người tu pháp môn Tịnh Đô rồi. Cũng như Ngài Ấn Quang cũng khai thị rằng "Tín và Nguyện sâu dài thì chắc chắn là được Vãng Sanh rồi, còn Hạnh nhiều hay ít là để phẩm cao hay thấp mà thôi". ( tất nhiên không có Hạnh thì cũng rớt như thường ).

    Tuy nhiên nói như thế là Tổ nói trên cái căn cơ của Tổ, còn hạng phàm phu như chúng ta mà cứ ỷ y chỉ cần tín - nguyện thôi, còn hạnh thì tà tà cũng được thì coi chừng tới mãn báo thân này cũng chưa chắc mon men được tới biên địa của Cực Lạc chứ đừng mơ tới làm thánh chúng cõi Cực Lạc!. Vì sao ? Vì nếu chỉ có Tin Sâu - Nguyện Dầy mà không thực hành thì câu "A Di Đà Phật" không thể in sâu trong tâm thức, mà đức Phật Di Đà đã có nói :" trước phút lâm chung chỉ cần niệm danh hiệu Ngài cho đến mười niệm mà không được vãng sanh thì ngài không thành Phật". Như vậy cứ ỷ y mình có tín nguyện rồi mà không tinh tấn thực hành "hạnh" thì chưa chắc tới khi chết, lúc tứ đại đang phân ly mình còn đủ sức tỉnh táo mà nhớ tới câu niệm Phật.

    Ngài pháp sư Ngộ Không đã từng khuyên người niệm Phật rằng :"Phải niệm Phật cho tinh tấn, cầu Thượng Phẩm để nếu có không đạt được thì bèo lắm cũng rớt xuống Trung Phẩm hoặc Hạ Phẩm. Chứ còn tu tà tà cầu Hạ Phẩm mà không đạt nữa thì biết bao giờ mới có lại được thân người mà cầu sanh Cực Lạc.

    Việc niệm Phật cầu sanh Tây Phương là chuyện hệ trọng cả đời người, dù là có niệm đến lúc được Phật thọ ký, biết ngày giờ Vãng Sanh cũng còn phải coi chừng không được ỷ y chứ đừng nói đến niệm tà tà.


    @bạn luckyboy : Những cái lý thuyết suông đó dĩ nhiên là đúng, nhưng cái đó con nít 3 tuổi cho nó học thuộc rồi nói cũng chẳng có gì là khó. Nhưng ông già 80 tuổi làm chưa chắc đã làm được.

    - Người Căn Cơ cao có thể "Thiền -Tịnh" song tu
    - Người Căn Cơ thấp thì chỉ tu Tịnh thôi cũng tốt rồi.

    Như trên nói, Niệm Phật thì nhiều cách, cốt sao chúng ta niệm thoải mái, tâm An Lạc, niệm với tâm chân thành thì kết hợp với Tín - Nguyện thì con đường giải thoát là chắc chắn trong tay rồi. Tin - Nguyện - Hạnh thiếu 1 trong 3 đều không thể giải thoát.

    Giả như có 1 người muốn đi Thái Lan chơi, người đó tin rằng ở Thái Lan rất đẹp ( Tín ), rất vui, kế tiếp là người đó ước mong muốn đi chơi Thái Lan( Nguyên ). Nhưng mà người đó lại không chịu lao động thì thử hỏi tới bao giờ mới có tiền để đi ? ( Không có Hạnh ).

    Hoặc giả sử người đó có tiền, muốn đi Thái Lan nhưng lại không tin rằng ở Thái Lan rất đẹp, rất vui thì tâm sinh tà kiến ( nữa muốn đi, nữa không ) vậy thì bao giờ mới được đi ? ( Có Hạnh, Có Nguyện nhưng không Tín chắc chắn )

    Lại nữa nếu người đó có tiền, biết rằng Thái Lan cũng đẹp và vui, nhưng lại không muốn đi thì sẽ chẳng bao giờ tới đó được ( Có Hạnh, có Tín, nhưng không có Nguyện )

    Cho nên niệm Phật cốt yếu cho đủ 3 món :"Tín - Nguyện - Hạnh" và cố gắng tinh tấn 1 chút thì mới mong giải thoát được.

    Nếu có gì sai mong quý bạn hoan hỷ chỉ giúp.
    A Di Đà Phật.

    mucelago nói nhiều vậy chỉ cốt mong cho các bạn phát triễn Trí Huệ, hiểu rõ hơn Pháp Môn ma mình đang tu mà thôi, ngoài ra không có ý khoe khoang hay chứng tỏ tri thức gì cả, mong quý bạn hiểu mà bỏ qua cho.

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi batdong Xem Bài Gởi
    Niệm Phật cần niệm từng mảng liên tục không gián đoạn là sao?
    - Không gián đoạn là không xen tạp niệm, từng mảng là một chuổi đều nhau, thí dụ chọn 7 biến là một mảng, hay 21 biến là 1 mảng, xong một mảng ngưng một chút niệm tiếp mảng kế.
    - Niệm Phật chẳng thể vảng sanh , nếu như tâm không chuyển, người niệm Phật cần phải quán tâm hàng ngày, cần phải liên kết với các pháp hành khác, như :
    Tứ Niệm Xứ

    Tứ Chánh Cần

    Tứ Như Ý Túc

    Ngũ Căn

    Ngũ Lực

    Thất Bồ Đề Phần

    Bát Chánh Đạo

    Đây là những pháp hành , giúp người niệm Phật trở nên hành thiện xa ác, thấu rõ pháp sắc huyễn ảo chẳng thật, từ đó tinh tấn tu hành, bất thối chuyển.
    Niệm Phật tuy dễ mà không dễ chút nào, mấy người trước khi trút hơi thở cuối cùng miệng niệm được 10 tiếng A Di Đà Phật liên tục để được Đức A Di Đà rước đi theo bổn nguyện 18 của Ngài?
    Đa số chúng ta thường niệm:
    Nam Mô A Di đà trật chẳng phải "Phật", lấy đâu được Phật chứng.
    Bạn batdong thứ lỗi cho mucelago nhé, vì không đọc kỹ bài bạn. Những gì bạn viết thực sự là nó quá cao siêu so với pháp môn Tịnh Độ rồi. Căn cơ của bạn có thể ở mức cao để bạn hiểu rõ những danh từ chuyên môn ( Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo vv..vv.. ) gì đó mà bạn nói. Nhưng mà pháp môn Tịnh Độ thì không đòi hỏi nhiều như vậy đâu. Bạn phải nên biết rằng nếu một người đã niệm Phật tinh tấn thì lâu dần người ấy sẽ âm thầm chứng nhập "sơ phần pháp thân" mà ngay cả người ấy cũng không biết. Tất nhiên đây là nói tới những người niệm Phật cầu Vãng Sanh thật sự chứ không phải là niệm Phật để khoe mẽ rằng "Ừ tôi niệm phật được 30, 40 năm rồi " vv..vv...

    Chắc hẳn bạn cũng đã từng coi cuộn Video "Hoa Khai Kiến Phật" của cụ Triệu Vinh Phương rồi ( nếu chưa coi bạn search Google hoặc liên hệ mình, mình sẽ gởi cho ). Cụ niệm Phật chỉ có mấy năm thôi mà đã biết được ngày giờ ra đi rồi, vì sao ? Vì cụ niệm Phật với cái tâm mong được Vãng Sanh, không phải với cái tâm cầu danh lợi ( vì còn cầu danh lợi thì Nguyện chưa tha thiết, mà Nguyện chưa tha thiết thì đồng nghĩa với Tín chưa sâu dày, làm sao mà Vãng Sanh được ! ). Cách niệm Phật của cụ là "Lão Thật Niệm Phật", tức là không biết nhiều thứ chỉ biết mỗi 1 câu A Di Đà Phật và thực hành đúng như những gì người tu Tịnh Độ cần làm là được Vãng Sanh 100%.

    Chứ nếu bắt ông ăn xin, bà bán vé số phải hiễu rõ Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo, Chánh Kiến, Chánh Tư Duy vv..vv... thì thật là vô phương.

  11. #11

    Mặc định

    Xin gởi các bạn đường Link về những trường hợp Vãng Sanh của những vị "Lão Thật Niệm Phật" mà mình có nhắc tới

    http://hoibongsen.com/diendan//showthread.php?t=4681

  12. #12

    Mặc định

    Như Lai nói thật chẳng đùa, chúng sanh thâm tín, nguyện về không sai, nhẫn dù chỉ có 1 niệm thôi, ta mang tòa báu rước về nước ta! nguyện 18 mười niệm vãng sanh. vậy còn nguyện 19,20 của Phật ở đâu?? nói như vậy là đã đoạn căn cơ của nhiều người rồi. "Thật vì sanh tử phát lòng bồ đề, dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật" ai cũng biết câu này mà phải không?Tín nguyện bạn đã tha thiết mà nghĩ công phu hành trì lại cạn ah?niệm dăm ba câu mà nói con nguyện tha thiết lắm ah?Vãng sanh tín nguyện là trọng yếu Phút lâm chung thần thức tán loạn, hôn trầm mê muội, bệnh khổ bức bách. Duy hằng ngày tín nguyện kiên cố thì y nguyện phật sẽ đến lai nghinh."đừng có nghi ngờ 1 niệm ta cũng rước, con cứ niệm 1 đời"

  13. #13

    Mặc định

    Xin xem dùm cái nầy là chi?
    *** Niệm Phật với Tứ Chánh Cần ( dừng quan tâm tới chữ nầy)

    Tứ Chánh Cần là bốn phương pháp siêng năng bỏ ác, làm lành đúng theo chánh pháp. Bốn pháp ấy là:

    -Siêng năng ngăn chặn điều xấu ác chưa phát sanh

    -Siêng năng dứt trừ điều xấu ác đã phát sanh

    -Siêng năng làm phát sanh những điều tốt chưa phát sanh

    -Siêng năng tiếp tục làm phát sanh các điều lành đã phát sanh


    Cái danh xưng là như thế cho người chấp vào chữ dễ nhớ, còn đối với người hạ căn chỉ cần lưu ý cái ý nghĩa mà hành theo.


    Do đó chớ nên chấp vào chỉ có một câu niệm Phật là thành tựu, công đức của niệm Phật rất to lớn nhưng khởi tâm hành các pháp mà Phật chỉ rõ cho ta, há không to lớn ru? Hay là đây lại là tà pháp làm trở ngại con đường niệm Phật tam muội của các huynh!


    Còn nữa cái nầy có khó hay không nếu bỏ đi chữ bát chánh đạo

    " a) Niệm Phật với chánh kiến

    Bao việc sai lầm ngang trái xảy ra trong đời sống là do sự thấy biết không thật đúng của con người. Nhìn nhận một vấn đề sai dẫn đến kết quả đen tối, ngược lại là kết quả tươi đẹp khi hiểu biết phán xét đúng sự thật.

    Chánh kiến nghĩa là sự thấy, biết, hiểu một cách đúng, hợp với chân lý, lẽ phải, mà không đưa đến ngộ nhận cho người hay chính mình. Nhưng cuộc sống lại đôi khi nằm trong mâu thuẫn, thành kiến thì làm sao ta có thể tự cho mình là chánh kiến! Ở đây điều quan trọng là phải nhìn sâu hơn trong cái nhìn hiểu biết về chánh kiến, có nghĩa phải dung hòa bằng nhiều phương tiện để tự tìm ra lối thoát.

    Trong đời sống mưu sinh, con người phải tìm mọi cách để tự gán mình vào khuôn mẫu xã hội, hầu gia nhập vào công lệ thế gian. Từ đó khó có thể tạo cho mình một ý thức độc lập để có sự hiểu biết về cái nhìn khách quan.

    Cái nhìn khách quan ở đây không chỉ đứng bên ngoài sự việc mà quán xét. Trái lại phải nhập cuộc để gạn lọc, học hỏi rồi tìm ra phương pháp hóa giải vấn đề. Cũng như thế người có chánh kiến không khư khư cố chấp sự hiểu biết của mình mà từ chối tất cả, hay tệ hại hơn cho người khác là sai; vì vấn đề sai đúng còn tùy vào nhiều khía cạnh, như hoàn cảnh, môi trường, thời gian.v.v..Thế nên vấn đề tiên quyết là uyển chuyển bằng nhiều phương tiện chuyển hóa, hoán cải để tự nhận ra điều thiện, điều bất thiện. Trong kinh Trung Bộ I, phẩm Chánh Tri Kiến, có nói "Khi Thánh đệ tử tuệ tri (hiểu biết sáng suốt) được bất thiện và tuệ tri được căn bản của bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bản của thiện, này chư Hiền khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này (47)." Với người niệm Phật pháp chánh kiến phải cần sáng tỏ. Nhận thấy rằng pháp niệm Phật là một diệu pháp hợp xứng với tâm cảnh con người thời nay mà đức Phật đã tuyên dạy. Bằng niềm tin hiểu biết đúng như thế sẽ là nghị lực bất thối, trước mọi hoàn cảnh tình huống để không sợ phải lạc vào tà kiến.

    b) Niệm Phật với chánh tư duy

    Con người được xem như một sinh vật cao quý, thông minh nhất trên địa cầu. Loài người có thể hầu như làm được tất cả. Biết bao chứng tích lịch sử từ ngàn xưa còn xót lại đã chứng minh được điều này. Cho dù chứng tích đó có thánh thiện hay gian tà cũng nói lên được sức hiểu biết của con người. Nếu so sánh với loài vật khác, sự khác biệt với nhau rất xa. Trí hiểu biết của loài vật hạn hẹp, nhỏ nhoi chỉ thể hiện trong phản ứng sinh tồn, ngoài ra xem như không có gì cả so với con người thật sâu xa siêu việt. Giả như con người không có hiểu biết tư duy thì y như loài vật không hơn không kém.

    Tư duy là suy xét, suy tư, suy niệm. Chánh tư duy là điều suy tư nghiệm xét hợp với chân lý lẽ phải. Việc suy tư, xét nghiệm đúng đắn giúp người ta hoàn thành trách vụ công việc tốt trong xã hội. Người học đạo giải thoát có chánh tư duy mới thấy rõ được bản chất, bản thể của các pháp là vô ngã, vạn vật là vô thường và vô minh là đầu mối của sinh tử.

    Niệm Phật với chánh tư duy là niệm trong tư duy chánh pháp. Nhận ra Phật hiệu là tự tánh, là Phật tâm, là phương tiện rốt ráo nhất đưa người về nguồn tâm như thật.

    c) Niệm Phật với chánh ngữ

    Trong luật Sa Di có nói "Luận việc xử thế ở đời, lưởi búa nằm ngay trong miệng, sở dĩ chém mình là do lời nói ác của chính mình". Tục ngữ, ca dao cũng nói "Thần khẩu buộc xác phàm." , "Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau." Tất cả ý nghĩa khuyên ta hãy nên thận trọng lời nói để khỏi phải chịu tai họa. Cố gắng nói sao cho êm đẹp, cho hòa vui hết thảy. Tuy nhiên phải hiểu, lời nói đây phải thành thật, chân tình, không rụt rè nịn hót, a dua cho được yên thân, thoát nạn.

    Đương đầu trong cuộc sống mới thấy khẩu nghiệp là quan trọng. Chẳng hạn cũng một lời nói mà ở vào hai người có địa vị khác nhau, thì hậu quả của nó hoàn toàn sai khác. Người càng có chức vị cao lời nói càng dè dặt. Thế nên thường thấy các vị lãnh đạo, chính khách đều phát ngôn rất chuẩn mực.

    Lời nói có giá trị như mạch sống của con người. Người học Phật phải biết lời nói là một trong ba nghiệp quan trọng nhất của người Phật tử, đó là Thân nghiệp, Khẩu nghiệp và Ý nghiệp. Thực hành Bát Chánh Đạo mà xem thường phần chánh ngữ thì không đạt được mục đích chân thiện hoàn toàn.

    Chánh ngữ là lời nói đúng với sự thật, chân lý, trái ngược với lời nói vọng, nói ác, nói lưỡng thiệt (nói hai đầu), nói phù phiếm. Chánh ngữ luôn luôn mang tính chất xây dựng, hài hòa, hợp nhất với hành động. Công đức của lời nói thật được nêu ra trong Luận Trí Độ như sau: "Lời nói chân thật được lợi ích không kém bố thí, trì giới, học vấn, đa văn. Chỉ cần tu lời nói chân thật, cũng được vô lượng phước đức vậy (48)." Ngược lại là hậu quả phải gánh chịu, cũng trong Luận Trí Độ: "Nói dối có mười tội: Một là hơi miệng hôi thúi. Hai là thiện thần xa lánh, phi nhân tự tiện xâm nhập. Ba là tuy có lời nói chân thật, người nghe không tin chịu. Bốn là người trí nghị bàn, thường không được tham dự. Năm là thường bị người bài báng, tiếng xấu đồn khắp thiên hạ. Sáu là người không kính trọng, tuy có việc dạy bảo, nhưng người không chịu thừa nhận tin dùng. Bảy là thường nhiều lo buồn. Tám là gieo trồng nghiệp nhân duyên hủy báng. Chín là thân hoại mạng chung đọa vào địa ngục. Mười là sanh ra làm người thường bị bài báng (49)."

    Niệm Phật với chánh ngữ lại càng tương hợp. Mỗi câu niệm Phật là mỗi lời chánh ngữ, điều tịnh khẩu nghiệp, xa trừ ác ngữ, thanh tịnh nôi tâm. Kinh Bảo Tích dạy rằng "...xưng niệm nam mô Phật, khẩu nghiệp sạch không. Khẩu nghiệp như thế gọi là cầm cây đuốc lớn chiếu sáng phá tan phiền não (50)."
    d) Niệm Phật với chánh nghiệp

    Giá trị hạnh phúc đích thực của con người là sống, hành động phù hợp theo tinh thần đạo đức bỏ ác làm lành, cải thiện đời sống an vui từ trong gia đình ra ngoài xã hội. Nếu vì lý do gì hành động ngược lại tinh thần tâm linh đạo đức, con người sẽ phải gánh chịu kết quả khổ đau từ việc làm của chính mình. Kinh Niết Bàn dạy "Quả báo thiện ác như bóng theo hình. Nhân quả ba đời tuần hoàn không mất...(51)"

    Chánh nghiệp là hành động thiện, hành vi lành hợp với chánh pháp mang lợi ích, điều hòa đến ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý.

    Niệm Phật với chánh nghiệp là tạo hành động lành, kiểm soát ba nghiệp, thanh tịnh thân tâm, dứt mọi điều xấu ác. Khi sống thân tâm nhẹ nhàng lúc mãn phần sanh về Cực Lạc. Kinh Pháp Cú "...Người hành ác sanh vào khổ cảnh, người phẩm hạnh tốt sanh vào nhàn cảnh. Bậc không ô nhiễm nhập diệt vào Niết Bàn (52)."

    e) Niệm Phật với chánh mạng

    Trong xã hội mọi người mang lấy mọi công việc. Tùy vào sự hiểu biết cá nhân cũng như hoàn cảnh môi trường mà việc làm có cao thấp nặng nhẹ. Người ta phải cố làm sao giải quyết việc sinh nhai ấm no, lợi lạc. Từ việc nuôi thân này đôi khi con người vô tình tạo ra những việc làm không hay, bất thiện gây thương tổn đến người khác, và mất đi tính chất hài hòa thiên nhiên với vạn vật. Người Phật tử nguyện sống đời từ bi trí tuệ nên tự chọn công việc nào không tổn hại cho người cho mình và ngay cả đến loài vật. Chánh mạng là sự sinh hoạt với nghề nghiệp lành mạnh, thật thà lương thiện phù hợp với pháp lành lẽ thật. Trong Tăng Chi Kinh III đức Phật đã dạy cho cư sĩ Phật tử bốn pháp về lối sống của một người muốn tìm hạnh phúc an lạc trong sinh hoạt đời sống.

    "1. Sống đầy đủ tháo vác, tức làm thật giỏi, thật thiện xảo nghề nghiệp của mình.

    2. Biết giữ gìn tài sản do nghề nghiệp lương thiện làm ra, không để mất mát lãng phí.

    3. Được nuôi dưỡng và sống có đạo đức

    4. Không đam mê cờ bạc, không giao du với bạn

    ác ...(53)"

    Người niệm Phật với niệm vãng sanh cầu thành Phật, nên phát lòng từ thể hiện qua việc làm nghề nghiệp, do đây mà thuận hòa với chánh mạng.

    f) Niệm Phật với chánh tinh tấn

    Với người siêng năng cần cù học hỏi làm việc, đâu đâu thời nào họ cũng hoàn chỉnh, thành công tốt đẹp. Cũng vậy người học Phật có đạt được đạo là do tính tấn tu hành. Do tinh tấn là then chốt nên các pháp trước như Tứ Chánh Cần, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi đã nhắc nhở. Chánh Tinh Tấn trong Bát Chánh Đạo cũng cùng ý nghĩa như vậy. Nghĩa là phải gia công, siêng năng hành động đúng với chánh pháp, lẽ thật có lợi ích đến mọi người mọi vật. Trong gia đình, xã hội nếu biết thực hành Chánh Tinh Tấn thì kết quả tươi đẹp, an bình, giàu mạnh sẽ thấm đượm trải tràn lên hoàn cảnh đó. Trong đạo giáo giữ gìn mãi hạnh Chánh Tinh Tấn thì đạo pháp trường tồn quả tu chứng đắc.

    Người con Phật phải cần tinh tấn mãi trọn đời. Trong kinh Hoa Nghiêm có dạy "Bồ Tát chuyên cần tinh tấn tối thắng, nên không bị những tham dục, giận tức, ngu si, kiêu mạn, não hại, đố kỵ, bỏn sẻn, hiềm hận, dua nịnh, không biết hổ thẹn làm não loạn. Bồ Tát thường phải nghĩ như vầy, ta không muốn làm chúng sinh não phiền, nên ta tinh tấn. Vì rõ biết chúng sinh phân biệt nên tinh tấn.Vì biết tất cả chúng sanh chết đây sống kia nên tinh tấn. Vì biết chư Phật thật pháp nên tinh tấn. Vì biết bình đẳng pháp mà tinh tấn...(54)"

    Pháp Chánh Tinh Tấn đã quan trọng cho đường tu vậy, thì người niệm Phật cần chuyên nhất gia công hơn. Niệm niệm bất thối, niệm niệm quy nhất về tâm, dừng nghỉ tất cả vọng tâm ô nhiễm, gội sạch phiền não, tâm niệm bây giờ chính là niệm Phật chánh tinh tấn vậy.

    g) Niệm Phật với chánh niệm

    Trong đời sống hằng ngày con người đã phải đương đầu, đối diện biết bao vấn đề. Từ vấn đề đơn giản đến phức tạp, từ việc vui đến việc buồn. Tất cả ít nhiều đã khuấy động tâm hồn, khiến cho tâm trí con người dễ bị cuốn lôi sai xử. Người nào với trí sáng suốt lọc lừa; nhận ra điều nào đáng ghi đáng bỏ thì hậu quả ảnh hưởng của sự khuấy động sẽ giảm đi. Ghi nhớ điều tốt việc lành làm tâm hồn tươi mát, sinh ra hành động hợp với lẽ đạo làm người. Ngược lại không loại bỏ những tạp niệm xấu, con người dễ đánh mất cá tánh nhân từ đạo đức.

    Chánh Niệm là điều ghi nhớ chân chánh hợp với sự thật chân lý, đây cũng tương tự nghĩa niệm ở các pháp trước.

    Chánh Niệm lại có hai phần: Chánh Ức Niệm và Chánh Quán Niệm.

    -Chánh Ức Niệm là ghi nhớ những gì sai suất, tội lỗi đã qua để gắng công sám hối chừa bỏ. Ghi nhớ những gì ơn ích, ân nghĩa đễ gắng công đền báo, như tứ trọng ân (ân cha mẹ, tổ quốc, chúng sanh, tam bảo). Phần Chánh Ức Niệm này không khác pháp Tứ Chánh Cần là ngăn chặn điều ác chưa sinh, dứt trừ điều ác đã sanh, làm phát triển điều lành chưa sanh, tiếp tục phát triển những điều lành đã sanh.

    -Chánh Quán Niệm là quán sát cuộc đời theo đúng sự thật, chân lý để ghi nhớ răn nhắc chính mình trên đường tu học, cũng như giúp mọi người thấy được lẽ thật này. Chánh Quán Niệm có tính cách sâu xa rộng rãi cả đến nhân loại.

    Thực hành niệm Phật với Chánh Niệm là rốt ráo diệt trừ tâm niệm xấu, thanh lọc tư tưởng sai quấy, để thay thế vun bồi vào tâm bằng ý niệm lành qua danh hiệu Phật.

    h) Niệm Phật với Chánh Định

    Sau khi đã thông hiểu và bước qua bảy con đường, tới đây là con đường cuối, rốt ráo để hoàn thành mỹ mãn thánh thiện thân tâm. Chánh Định là con đường quan trọng nhất của hành giả phải trải qua. Tuy thế chánh định có được là hoàn toàn nhờ thông suốt, thực hành các con đường trước.

    Nghĩa của Chánh Định lại là nghĩa của các định ở các pháp đã đề cập. Là tập trung định lực nhất tâm vào chánh pháp. Ngược với Chánh Định là đi sai đường, lạc lối vào tà định, dẫn đến đọa lạc trong ba đường ác Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh.

    Thực hành pháp niệm Phật đến thuần nhuyễn. Người niệm Phật sẽ có được Chánh Định không khác gì pháp tu thiền vậy. ***

    Qua nội dung 37 phẩm trợ đạo được hiểu một cách sơ lược cho người niệm Phật. Chúng ta thấy rằng niệm Phật sẽ không trở ngại gì khi phải tìm hiểu hay dung hòa các pháp tu khác. Tuy nhiên cũng còn tùy vào khả năng căn cơ hiểu biết của mỗi người theo mỗi cách tu niệm để lãnh hội. Và điều quan trọng là hành giả phải thật có dụng công tha thiết trong niềm tin chánh tín và chí nguyện chân thành thì dù có hiểu bằng cách nào hành giả sẽ được toại nguyện như ý.

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

    Nam Mô A Di Đà Phật "

    Vậy thì ta có nên chấp pháp hay không khi thêm vào những pháp hành mà đức Phật đã khuyên các hành giả nào muốn thành Phật,trong đó Ngài nhấn mạnh ai muốn tu thành Phật đạo mà không tu tập bát chánh đạo thì không thể .
    Các bạn có thể vào link nầy để xem 37 phẩm trợ đạo dành cho người niệm Phật tam muội
    http://www.lotuspro.net/niemphat37.htm
    Last edited by batdong; 30-03-2010 at 11:28 AM.

  14. #14

    Mặc định

    Tu Niệm Phật và tu Bát Chánh dạo là 2 con đường, 2 pháp môn khác nhau rồi batdong à

    Batdong thử tìm một người tu niệm Phật chân chánh mà còn tham đua, bon chen thử xem có không ? Vì sao ? Vì niệm Phật thì tâm cầu Phật, tâm cầu Phật thì tự khắc nó sẽ hướng thiện chứ không cần phải biết nhiều như vậy. Vậy nên tu Tịnh Độ đồng nghĩa với tu Tịnh Nghiệp, mà tu Tịnh Nghiệp thì sẽ tự khắc hành giả sẽ biết quán chiếu thân tâm ( cái quán chiếu này nó sẽ nằm ở 1 trong số 8 con đường chánh đạo ở trên, tất nhiên không thể bắt hành giả phải thực hành hoàn toàn theo 8 con đường đó được ).

    Vì sao ? Vì môn tu Tịnh Độ này là chủ yéu dành cho hạng phàm phu, cư sĩ tại gia, số lượng người tu xuất gia phát tâm cầu Tây Phương là rất ít ( đó là sự thật ). Vậy thì hàng cư sĩ tại gia mà muốn giữ theo Bát Chánh Đạo là điều rất khó ( ngay cả người tu còn chưa giữ được huống hồ người cư sĩ ), chỉ làm theo 1 vài điều đã là hay lắm rồi ( Tất nhiên mình không nói hoàn toàn 100% vì cũng có những người cư sĩ làm được theo con đường bát chánh đạo 100%, tất nhiên những người này đều đạt phẩm vị cao ở cõi Cực Lạc ).

    Tất nhiên những điều bàn luận trên đây chỉ là những ý kiến riêng của mình, còn việc ban tự vận dụng được như thế nào hoặc muốn tu ra sao đó đều là ý thích riêng mà thôi. Hy vọng không làm mọi người khó chịu
    Last edited by mucelago; 30-03-2010 at 01:53 PM.

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi mucelago Xem Bài Gởi
    Tu Niệm Phật và tu Bát Chánh dạo là 2 con đường, 2 pháp môn khác nhau rồi batdong à
    Bạn cứ chấp pháp như thế chẳng thể hoàn thành Phật đạo.
    Phật đã nói nếu không tu theo bát chánh đạo chẳng thể hơn được bậc A La Hán.Bát chánh đạo không phải là pháp môn xin chớ lầm.
    Niệm Phật Tam muội là một pháp môn còn bát chánh đạo là pháp hành cho mọi pháp môn Thiền Tịnh Mật.
    Bạn nên tham khảo thêm về Bát chánh đạo:

    Bát chính đạo (zh. bāzhèngdào , ja. hasshōdō, ) là con đường tám nhánh để giải thoát khỏi Khổ , là chân lí cuối cùng của Tứ diệu đế. Bát chính đạo là một trong 37 Bồ-đề phần hay 37 giác chi (sa. bodhipākṣika-dharma).

    Bát chính đạo bao gồm:

    chính kiến ): Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí vô ngã.
    chính tư duy : Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm.
    chính ngữ : Không nói dối hay không nói phù phiếm.
    chính nghiệp : Tránh phạm giới luật.
    chính mệnh : Tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh (giết hại sinh vật) như đồ tể, thợ săn, buôn vũ khí, buôn thuốc phiện.
    chính tinh tiến : Phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu.
    chính niệm : Tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý;
    chính định : Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian (sa. arūpa-samādhi).

    Bát chính đạo không nên hiểu là những "con đường" riêng biệt. Theo Ba môn học, hành giả phải thực hành Giới (pi. sīla, sa. śīla, các chính đạo từ thứ 3 tới thứ 5), sau đó là Định (pi., sa. samādhi, các chính đạo từ thứ 6 đến thứ 8) và cuối cùng là Huệ (pi. paññā, sa. prajñā, các chính đạo số 1 và 2). chính kiến 1 là điều kiện tiên quyết để đi vào Thánh đạo (sa. āryamārga) và đạt tới Niết-bàn.

    Phật giáo Đại thừa hiểu Bát chính đạo có phần khác với Tiểu thừa. Nếu Tiểu thừa xem Bát chính đạo là con đường dẫn đến Niết-bàn thì Đại thừa đặc biệt coi trọng sự giải thoát khỏi Vô minh để giác ngộ tính Không (sa. śūnyatā), là thể tính của mọi sự vật. Trong tinh thần đó, Luận sư Thanh Biện (sa. bhāvaviveka) giải thích như sau:

    chính kiến là tri kiến về Pháp thân (Tam thân).
    chính tư duy là từ bỏ mọi chấp trước.
    chính ngữ là thấu hiểu rằng pháp vượt trên mọi ngôn ngữ.
    chính nghiệp là tránh mọi hành động tạo nghiệp, kể cả thiện nghiệp.
    chính mệnh là tri kiến rằng, tất cả các Pháp (sa. dharma, pi. dhamma) không hề sinh thành biến hoại.
    chính tinh tiến là an trú trong tâm thức vô sở cầu.
    chính niệm là từ bỏ mọi thắc mắc về có-không (hữu-vô).
    chính định là giữ tâm vô phân biệt bằng cách vô niệm.
    Các bạn chớ nên nghĩ mình là hạ căn mà lầm, nếu hạ căn thì chẳng thể niệm Phật

  16. #16

    Mặc định Niệm Phật rất dễ mà cứ cho là khó

    "Nguyên văn bởi mucelago
    Cái chuyện niệm phật đúng là rất dễ, nhưng lại rất khó. Dễ là vì đây là pháp môn của hạng bình dân, từ nhà giàu, trung lưu cho đến em bán vé số, người chạy honda ôm cũng đều tu theo pháp môn này được. "

    Dể thương nhe "Niệm Phật" có hạng nhe..........

    Không có hạng cũng "Niệm Phật" dễ thương nhe..............

    "Niệm Phật " chỉ "Niệm Phật" và "Niệm Phật" rồi "Niệm Phật"

    "Niệm Phật" duy "Niệm Phật" kế "Niệm Phật"

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vuive Xem Bài Gởi
    "Nguyên văn bởi mucelago
    Cái chuyện niệm phật đúng là rất dễ, nhưng lại rất khó. Dễ là vì đây là pháp môn của hạng bình dân, từ nhà giàu, trung lưu cho đến em bán vé số, người chạy honda ôm cũng đều tu theo pháp môn này được. "

    Dể thương nhe "Niệm Phật" có hạng nhe..........

    Không có hạng cũng "Niệm Phật" dễ thương nhe..............

    "Niệm Phật " chỉ "Niệm Phật" và "Niệm Phật" rồi "Niệm Phật"

    "Niệm Phật" duy "Niệm Phật" kế "Niệm Phật"
    Niệm Phật đừng có niệm trật nhe,
    Miệng niệm mà giơ điện thoại a lô em út nhe!
    Chẳng phải chỉ có niệm Phật là thành Phật đâu nhe
    Phải có thêm chữ vào đó nhe
    Nào là Tam muội nhe
    Rồi còn ba la mật nữa nhe
    Thêm vào mới thành Phật đạo được nhe!
    Đạt tam muội là nhất tâm nhe
    Đạt ba la mật là tâm bất loạn nhe
    Lúc đó Giới định huệ viên mãn nhe
    Nói vô niệm nghe dị mà hổng phải vậy nhe, vô niệm là vô tạp niệm đó nhe!Vô niệm là chẳng cần biết nó là gì thật hay ảo, chỉ cần biết nó là nó, chẳng cần dùng Thức để biết chỉ dùng tánh để giác , đó gọi là vô niệm nhe!
    Last edited by batdong; 30-03-2010 at 02:04 PM.

  18. #18

    Mặc định

    Niệm Phật là chuyện dể ợt nhe...................
    Nhưng tâm mình có định hướng được hay không nhe...................
    Sống có tốt hay không nhe.......................
    Rồi mới nghĩ đến Phật nhe..................

  19. #19

    Mặc định

    ý xuất ,khẩu chưa xuất ,khẩu xuất tâm chưa xuất ,tâm xuất hành chưa xuất ,tất cả đều ko chủ tể ,hành và khẩu và ý đều có thể chạy ngược nên ,chú ý nha hi......hi......

  20. #20

    Mặc định Niệm Phật rất dễ mà cứ cho là khó

    "Niệm Phật là chuyện dể ợt nhe...................
    Nhưng tâm mình có định hướng được hay không nhe...................
    Sống có tốt hay không nhe.......................
    Rồi mới nghĩ đến Phật nhe.................. "

    "ý xuất ,khẩu chưa xuất ,khẩu xuất tâm chưa xuất ,tâm xuất hành chưa xuất ,tất cả đều ko chủ tể ,hành và khẩu và ý đều có thể chạy ngược nên ,chú ý nha hi......hi...... "

    Dễ Thương

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •