kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: Theo bạn nên giữ Giới thế nào để đời sống tu tập thêm tốt hơn ?

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Arrow Theo bạn nên giữ Giới thế nào để đời sống tu tập thêm tốt hơn ?

    Theo bạn nên giữ giới thế nào để đời sống tu tập thêm tốt hơn chứ không trở nên gò bó lệ thuộc vào giới ? Hoa Sen hỏi câu hỏi này vì có nhân duyên một người bạn của mình đang tu Mật tông cho rằng:

    Giới cấm chỉ là cái lằn ranh để ta biết mà ko đi quá giới hạn, ko nên quá tiết chế cũng ko nên quá sa đà thái quá, ví dụ như ko nói dối thì tùy trường hợp mà mình xử sự với mục đích tốt chứ ko phải luôn luôn nói thật, đôi khi lại gây ra khổ đau cho người khác. Giới không uống rượu thì thi thoảng uống rượu một chút cũng ko sao, tùy trường hợp mà gia giảm. Giới cấm tà dâm thì ko luyến ái vợ người, lường gạt tình cảm người khác hay phá hoại gia can người khác là được cái chính ở đây là nói cho những người tu sơ cơ hiểu để biết mà ko chấp, cái chính là việc tu hành lập công bồi đức, cũng như học sinh đi học, cái cần làm là học bài làm bài trên trường lớp chứ không phải học làu làu nội quy nhà trường rồi lúc nào cũng xem xem mình có vi phạm cái nào không giới luật là giới luật, tùy duyên nhưng mà ko bất biến cái chính là bản thân mình biết sống tốt, làm lành tránh dữ chứ ko phải khư khư chấp vào giới luật rồi vướng vào đó ko ra được chư vị hộ pháp từ bi sẽ thấu hiểu cái tâm ta như thế nào. Nếu ta vô tình phạm giới thì sẽ ra sao? Sẽ bị trời phật trừng phạt thích đáng? Con người cứ tiếp tục gây ra tội lỗi rồi lại đi sám hối.

    Nên mình đưa ra diễn đàn cùng mọi người bàn luận để người bạn của mình có thêm nhiều thông tin liên quan việc giữ giới trong tu tập. Sau đây là phần bình luận của mình về việc giữ giới trong đời sống tu tập.

    Có 3 loại người trì giới:
    a) Trì giới bậc hạ
    b) Trì giới bậc trung
    c) Trì giới bậc thượng

    Người tu hành nếu không nghiêm trì giới thì không xứng đáng được chư thiên hộ pháp giữ gìn và tôn trọng vì chư thiên hộ pháp chỉ cung kính hộ trì người có giới hạnh nghiêm trang, khi tụng kinh trì chú là lúc đó người tu trùng tuyên lại giáo pháp của chư Phật Bồ tát, tức là lập lại những lời nói chân thật chân chánh (chân ngôn) của chư Phật Bồ tát thì làm sao mà tâm người tu lại có thể không nghiêm trì giới được ? Chư Phật Bồ tát thực hành giới không nói dối suốt ngàn tỷ năm số kiếp nên khi chứng quả các ngài nói ra lời nào thì lời đó liền trở thành chân ngôn mang lại lợi ích to lớn cho chúng sanh nào đọc tụng chân ngôn ấy. Nếu người tu tụng đọc các chân ngôn ấy mà không nghiêm trì giới luật thì có xứng đáng cho các long thần hộ pháp theo bảo hộ ? Hơn nữa nếu người tu lúc nói thật lúc lại không thật mà nghĩ rằng mình nói miễn không hại cho ai thì được rồi, hiểu như vậy thì quả của lời nói ấy sẽ không ngay thẳng khác hẳn với chư Phật Bồ tát luôn luôn nói thật dù mọi hoàn cảnh mọi tình huống, nên khi thành tựu quả vị lời chân ngôn của các ngài luôn có giá trị vượt thời gian và không gian, dù đọc tụng bất kỳ lúc nào nơi nào cũng có hiệu lực ngay lập tức không sai chạy.

    Người giữ giới bậc hạ là cố gắng không để cho vi phạm giới vì sợ bị trừng phạt, sợ bị nghiệp chướng, đây là hạng người mới học lớp vỡ lòng chưa hiểu biết nhiều về đường tu và cũng chưa có thực nghiệm gì trong thực tiễn nên chưa tự giác giữ giới. Người trì giới bậc trung là giữ giới cho thanh tịnh để đường tu và cuộc sống của họ được an ổn, lợi lạc. Đây là người đã hiểu được một số lợi ích của việc giữ giới và đã thực nghiệm trong thực tiễn tu tập nên đã có ý thức tự giác giữ giới. Người giữ giới bậc thượng là người không chỉ cố gắng không để cho bản thân vi phạm giới luật để tránh tạo ra quả nghiệp chướng cản trở đường tu tập của người đó, người này còn học hỏi thêm ý nghĩa và công dụng của các giới luật khác bên cạnh giới luật căn bản của họ. Quan trọng hơn là họ còn để tâm chú ý tới lợi ích của giữ giới ảnh hưởng tới những người xung quanh họ, tác dụng của việc họ giữ giới như thế nào với những môi trường và con người mà họ tiếp xúc do đó họ sẽ tự động nâng cao khả năng tu tập, tự động nghiêm trì giới luật cho tới hoàn hảo, từ mức độ giữ giới cho không vi phạm dần phát triển thành một khối vững chắc không bị bể vụn, lủng lổ, hư nát tức là không khi nào vi phạm giới dù là nhỏ nhặt, luôn để tâm quan sát hạn chế phạm giới trong lúc vô tình. Khi giới luật trở thành một khối vững chắc thì trở thành Giới Thể hay nói một cách khác là Đắc Giới. Ví dụ như Quan Âm Bồ tát có danh hiệu là Bố Tát Thí Vô Uý, tức là vị Bồ tát cho 'cái không sợ hãi'. Không sợ hãi hoặc là Không làm cho chúng sanh sợ hãi tức là ngài không bao giờ phạm giới không sát sanh. Đây chính là nền tảng cho việc tu tập tâm Từ Bi, nếu còn ưa thích việc sát sanh dù bất cứ loại sinh mạng nào dù nhỏ dù lớn thì có tu pháp tâm Từ Bi sẽ không bao giờ thành công. Người tu hãy nghĩ lại mà xem nếu bây giờ chúng ta tập tu theo gương các Bồ tát để một ngày nào đó trong tương lai sẽ trở thành vị Bồ tát có đủ các đức tính tốt đó thì tại sao người tu không chịu nghiêm trì giới luật ?

    Bên cạnh đó, mình hiểu rằng công dụng của giới còn thể hiện ở những mặt :
    - Giới có tác dụng ngăn ngừa tội lỗi,
    - Giới có tác dụng bảo vệ người trì giới
    - Giới tác thành bậc chân nhân, bậc tỳ kheo, Bồ tát (Bồ tát giới)
    - Giới hỗ trợ trong thiền định
    - Giới hỗ trợ trong thiền tuệ
    - Giới hỗ trợ cho chứng quả thánh
    - Giới bảo vệ thiền chứng
    - Giới làm cho thần thông thêm mạnh mẽ
    - Giới bảo vệ khu vực tu tập (kiết giới làm pháp đàn Mật tông, khoá thiền tập)

    Giới là nền tảng tu tập, là một chân trong cái kiềng 3 chân Giới - Định - Tuệ. Không có Giới thì cũng không có Định, không có Tuệ. Không có Giới là không có cái gì cả.

    Giữ giới rất quan trọng trong các pháp môn tu tập nhất là tu Thiền và tu Mật tông, vì nếu không có giữ giới nghiêm chỉnh sẽ dẫn đến nhiều hệ quả tai hại trong tu tập và làm duyên cho việc sa đoạ là rất hiển nhiên.
    Last edited by hoasenngancanh; 18-02-2012 at 07:13 PM.

    *
    Hoa Sen Ngàn Cánh*

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Phật và chư Thiên-Thế giới quan của Đạo Phật
    By Cửu Phẩm Liên Hoa in forum Đạo Phật
    Trả lời: 18
    Bài mới gởi: 08-06-2012, 01:28 PM
  2. KHOA HỌC VÀ ĐỨC TIN
    By satyaa in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 61
    Bài mới gởi: 01-04-2012, 09:35 PM
  3. Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 13-04-2011, 11:41 AM
  4. Cẩm nang cho cuộc sống
    By phúc minh in forum Mật Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 06-04-2011, 06:33 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •