Sơ thiền ý trụ , Nhị thiền khí trụ , Tam thiền mạch trụ , Tứ thiền tức trụ .Sinh viên sau một thời gian dài đạt được 3 loại trụ nầy rồi , thì các giác quan ngoại cảm và tiềm năng siêu nhiên của con người sẻ được khai phát .
Cảnh giới của Tứ Thiền Sắc giới :
Sơ thiền : Sinh Viên đi vào tầng trời Phạm Chúng Thiên , Phạm Phụ Thiên , Đại Phạm Thiên . Sinh Viên sẻ cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng như mây bay , nổi lềnh bềnh , người lâng lâng , ở cảnh sơ thiền sinh viên sẻ không còn ý thức về Tị – Mủi Thức và Thiệt – Lưởi thức , chỉ còn lại ý thức của Nhản - Nhỉ - Thân – Ý , đả xa lìa ngủ dục và ngủ uẩn , vào sơ Thiền có 5 đặc điểm của Tầm , Tứ , Hỷ , Lạc , Tâm nhất cảnh tánh , bởi vì vào sơ thiền tâm sinh Viên chưa được an tịnh hoàn toàn , nên còn gọi lả Hửu Giác , Hửu Quán Tam Muội .
Nhị Thiền : Nhản – Nhỉ và Thân thức không còn nửa , chỉ còn lại ý thức , chủ yếu của nhị thiền là Tịnh , Hỹ , Lạc và Tâm nhất cảnh ; vì ở nhị thiền tâm không còn quán và giác nửa nên còn gọi là Vô Giác vô Quán Tâm Muội .
Tam Thiền : Sinh Viên đi vào tầng trời Thiểu Quang Thiên , Vô Lượng Quang Thiên và Quang Âm thiên , có 5 đặc điểm là Xả , Lạc , Trí , Niệm và Tâm nhất Cảnh , trong kinh có nói cảnh Lạc nhất của thế gian là ở Tam Thiền , nên còn gọi là Lạc Cụ Thiên , ở tâm thiền chỉ còn ý thức là còn tác dụng .

Tứ Thiền : Sinh Viên đi vào tầng trời Phước Sanh Thiên , Quảng Quả Thiên , Phước Ái Thiên .Có 4 đặc điểm : Xả , Niệm thanh tịnh , không khổ, không lạc , tâm nhất cảnh tính , tâm sinh viên lúc nầy như kiếng sáng và mặt nước yên lặng , lúc nầy sinh viên có thể tu học Xuất , Nhập Thế Gian Pháp đều được , Phật giáo gọi tứ thiền là Thế Gian Chân Thật Thiền Định , Bất Động Định , sinh viên có thể tu xuất thế gian pháp và tâm thân của mổi sinh viên sẻ có xuất hiện những cảnh giới khác nhau .
Miền sắc giới có 20 cảnh , tứ thiền choán lấy 13 cảnh , còn lại 7 cảnh trên là Tịnh Phạm Địa , 20 cảnh của sắc giới là cảnh Phạm Thiên .
Cảnh giới của Tứ Thiền Vô Sắc giới :
Không vô biên xứ định : Sinh viên đả gở bỏ những vướng mắc của tứ thiền sắc giới , tâm trụ vào không tính . là tưởng niệm về Hư Không , xả ly tất cả các hình thái vật chất , trong tứ thiền của sắc giới cũng có cảm thọ về hư không , nhưng thực tế nó vẩn còn mang hình thái của vật chất ; tuy ở đây thuộc cảnh thiền của Vô Sắc định , nhưng nó cũng có hình thái của vật chất , nhưng cấp độ vật chất nầy vi tế vào cao hơn , nên có tên là Vô Sắc .

Thức vô biên xứ định : Sinh viên cảm nhận được sự thức giác lan rộng khắp cỏi hư không . Hư Không định là tâm trụ vào hư không , còn có sự tưởng của tâm , do đó có khi tâm bị tán loạn hư hoại ; do đó hành giả tiếp tục tu Thức Vô Biên Xứ Định , tâm hành giả duyên tưởng niệm theo quá khứ , tương lai và hiện tại , niệm niệm không rời ; bởi vì quá khứ , vị lai và hiện tại là tương đối , bởi vì quá khứ đả qua , hiện tại không nắm bắt được , và tương lai thì chưa tới , do đó ý thức vì không có chổ trụ nên nhập định .

Khi đi vào định nầy rồi , thì hành giả có thể quán thấy biết những tâm tư tình cảm cùng sự hiểu biết của ba thời quá khứ , hiện tại và vị lai của tâm mình và tâm người khác một cách rỏ ràng , đây là sự biểu hiện của khả năng Tha Tâm Thông vậy . Hành giả tuy biết được những thông tin bí mật của người khác , nhưng tâm luôn ổn định và không bị động vì nó .


Vô sở hửu xứ định : Sinh viên buông bỏ nội thức , để tâm lắng đọng xuống mà không trụ vào đâu hết . Còn gọi là Bất Dụng Xứ Định , lìa được trạng thái không quán , thức quán và tâm sở hữu ; nội tâm hành giả không thèm để ý đến cảnh vật trong ngoài , buông bỏ tâm thức hư không , nhất tâm nội tịnh , tâm không nương tựa vào một vật nào cả , tâm không dao động , dần dần tâm tưởng tuyệt tịnh , hành giả sẻ đi vào Vô Sở Hửu Xứ Định .

Phi tưởng phi phi tưởng định : Tâm sinh viên hoàn toàn tịch tịnh , an tịnh vô vi .
Phi Tưởng là buông bỏ tâm tưởng , nhưng bản thân cuả sự buông bỏ nầy củng là một loại ý thức , nên cần phải dùng phi tưởng phi tưởng để phá bỏ ý thức nầy , từ đó hành giả sẻ đạt đến một cảnh giới của trạng thái tận diệt của tư tưởng ; nhưng trong thực tế , nó cũng vẩn là một loại chuyển tướng của tâm tưởng vi tế vậy . Cảnh định nầy được xem là cao nhất trong tam giới Dục , Sắc , và Vô Sắc giới vậy .


Trong thiền vô sắc , sinh viên không còn cảm giác còn xác thân nửa và sinh viên hoàn toàn vào trong đại định .

Cảnh Giới Diệt Thọ Tưởng Định :
Diệt Tận Định là một loại Định mà cả niệm tưởng vi tế cũng tận diệt ; có những hành giả khi vào cảnh định nầy , không thấy xuất ra , Phật Gia gọi là nhập Niết Bàn .
Sinh viên đả diệt tận lục thức và buông bỏ ngả chấp.

Huyền Môn Đạo Trưởng
http://khoahocngoaicam.de/