Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 25

Ðề tài: Nỗi buồn nhà sư!

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Unhappy Nỗi buồn nhà sư!

    1 nhà sư tâm sự (theo yêu cầu tác giả, xin phép k tiện nêu tên).
    - Gần 30 năm trường, tôi nô lệ vẫn hoàn nô lệ. Xưa tôi chê nô lệ cá thịt, thì nay lại phải nô lệ tương chao! Xưa tôi chê nô lệ nhà cữa vợ con, thì tôi lại phải bằng lòng nô lệ chùa chiền, tăng ni, đệ tử!
    - Khổ hơn hết là mang tiếng thay mặt Phật để độ chúng sanh, mà cứ mê hoặc chúng sanh. Cứ nhắm mắt mặc tình cho chúng sanh độ Phật! Chúng sanh độ từ chỗ ở, tiền ăn, quần áo mặt, thuốc men khi đau ốm, mỗi sự gì chúng sanh cũng độ.
    - Thiết nghĩ đến hai mưa mấy năm trường công phu tầm kiếm của tôi không được kết quả, cứ tu lếu, tu láo, tu bậy tu bạ như vậy nhiều lúc tôi buồn đến nỗi muốn quyên sinh cho rồi. Biết vậy nên tôi đành cam chịu :" gõ mõ, tụng kinh, thư phù, luyện tướng, nhập định, tham thiền" để làm bằng cớ đặng cầu thực với thiện nam tín nữ.
    Các bạn cho lời khuyên?

  2. #2

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Minhsonngocly Xem Bài Gởi
    1 nhà sư tâm sự (theo yêu cầu tác giả, xin phép k tiện nêu tên).
    - Gần 30 năm trường, tôi nô lệ vẫn hoàn nô lệ. Xưa tôi chê nô lệ cá thịt, thì nay lại phải nô lệ tương chao! Xưa tôi chê nô lệ nhà cữa vợ con, thì tôi lại phải bằng lòng nô lệ chùa chiền, tăng ni, đệ tử!
    - Khổ hơn hết là mang tiếng thay mặt Phật để độ chúng sanh, mà cứ mê hoặc chúng sanh. Cứ nhắm mắt mặc tình cho chúng sanh độ Phật! Chúng sanh độ từ chỗ ở, tiền ăn, quần áo mặt, thuốc men khi đau ốm, mỗi sự gì chúng sanh cũng độ.
    - Thiết nghĩ đến hai mưa mấy năm trường công phu tầm kiếm của tôi không được kết quả, cứ tu lếu, tu láo, tu bậy tu bạ như vậy nhiều lúc tôi buồn đến nỗi muốn quyên sinh cho rồi. Biết vậy nên tôi đành cam chịu :" gõ mõ, tụng kinh, thư phù, luyện tướng, nhập định, tham thiền" để làm bằng cớ đặng cầu thực với thiện nam tín nữ.
    Các bạn cho lời khuyên?
    Thứ nhất là tu tại gia Thứ nhì tại chợ thứ ba tại chùa.
    VÔ VI LÀ HỌC NƠI TẤT CẢ VÀ HÒA NƠI TẤT CẢ

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tinhkhithan Xem Bài Gởi
    Thứ nhất là tu tại gia Thứ nhì tại chợ thứ ba tại chùa.
    Nói như vậy tinhkhithan là người tại gia tu đương nhiên phải cao hơn người ở chủa ? Sao không rộng lòng chỉ đường vẻ lối cho họ - Hay chỉ học thuộc lòng rồi lên diễn đàn đọc ra thôi ?

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi thanhmai08 Xem Bài Gởi
    Nói như vậy tinhkhithan là người tại gia tu đương nhiên phải cao hơn người ở chủa ? Sao không rộng lòng chỉ đường vẻ lối cho họ - Hay chỉ học thuộc lòng rồi lên diễn đàn đọc ra thôi ?
    Thời nay mạt pháp nên tại gia là nhà là mình là tinh khí thần đó.Ai chả có.Vậy làm sao?Làm thế nào cho hiệp nhất.Đừng để mất phải tồn tinh.Chủ thất tình, Tinh hóa khí.Làm chủ ý Khí hóa Thần.Học lần lần cho đắc đạo....
    VÔ VI LÀ HỌC NƠI TẤT CẢ VÀ HÒA NƠI TẤT CẢ

  5. #5

    Mặc định

    Bình thường thôi, đừng nghĩ quan trọng hóa vắng đề. Ăn chay mà không nghĩ mình ăn chay thì ăn chay sẽ lâu dài, Tu là bình thường đừng nghĩ mình Tu thì cái Tu đó sẽ dễ dàng, Tu chẳng phải để cầu chứng hay cầu bá tánh tôn trọng thì cái đó mới gọi là Tu, cứ bình thường mà Tu, Ngộ hay không không quan trọng, kiếp này không Ngộ thì kiếp sau Tu tiếp, kiếp sau cũng chưa Ngộ thì kiếp sau nữa lại Tu.

  6. #6

    Mặc định

    Kính huynh VôPháp,Ăn chay không biết mình chay
    Để tâm như thế ăn chay dài dài
    Tu tâm dưỡng tánh hằng ngày
    Tâm mình chẳng nghĩ hằng ngày đang tu
    Chân tu tâm chẳng mong cầu
    Thập phương bá tánh đến nhiều mới tu
    Tu tâm nhớ để bình thường
    Ngô hay chẳng ngộ thẳng đường ta đi
    Kiếp nầy không đạt hề chi?
    Kiếp sau tu tiếp cũng đi đến nhà

    VQ
    NAm Mô Công đức lân Bồ Tát
    Nam MÔ Amitaba

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  7. #7

    Mặc định

    Kính huynh VôPháp,
    Ăn chay không biết mình chay
    Để tâm như thế ăn chay dài dài
    Tu tâm dưỡng tánh hằng ngày
    Tâm mình chẳng nghĩ hằng ngày đang tu
    Chân tu: tâm chẳng mong cầu
    Thập phương bá tánh đến nhiều mới tu
    Tu tâm nhớ để bình thường
    Ngộ hay chẳng ngộ thẳng đường ta đi
    Kiếp nầy không đạt, hề chi?
    Kiếp sau tu tiếp cũng đi đến nhà

    VQ
    NAm Mô Công đức lân Bồ Tát
    Nam MÔ Amitaba

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  8. #8

    Mặc định

    Chỉ là một cư sĩ, VTD không dám lạm bàn chuyện cuả một vị Sư.
    Nhưng VTD chợt nhớ, lúc sinh tiền Đức Phật Thích Ca đã chia ra hàng người xuất gia có 4 loại:
    1) Quyết tâm tìm cầu giải thoát mà xuất gia tu Đạo
    2) Có thể nói được nghĩa lý cuả Đạo nhưng không làm theo
    3) Lợi dụng việc tu Đạo làm phương tiện mưu sinh
    4) Làm ô nhục Đạo
    Vị Sư trên đây đã tu hàng chục năm , cũng thấy trăn trở và dám nói thật con đường Tu cuả mình. VTD thấy vị Sư này vẫn còn tính trung thực- còn Tâm. Vậy thì Sư hãy thẳng thắn lần nữa, nhìn xem mình bước vào con đường tu hành từ động cơ gì?
    Khi tự vấn mình thì cũng tìm được câu trả lời rỏ ràng rồi vậy.
    VTD kính trọng vị Sư này vì còn thấy cái vòng nô lệ cuả vật chất cúng dường, sự bao vây mua Thánh bán Thần cuả một số chúng sanh, những huyển tướng cuả việc thư phù, gỏ mỏ , tụng kinh.... để cho ra một Giả tướng to như cái cột đình. Chứ hiện nay, rất nhiều vị xuất gia còn đắm chìm trong Giả tướng ấy để mê hoặc một số chúng sanh cũng có cái Giả tướng to không kém.
    Sư ơi- Hãy tự lắng nghe chính mình, chứ không ai có thể đưa ra lời khuyên nào được cả.
    THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG

  9. #9

    Smile Cái “Chân” nằm ở nơi nào hả ông Trời?

    …….Một chữ “Đạo” thôi mà biết bao nhiêu là ngôn từ phải xoay quanh nó. Từ đó cũng có thể thấy tầm vóc và mức độ của nó thật không thể lường được. Mà cũng chẳng phải tại thời điểm này, từ hàng trăm hàng ngàn năm qua đã có biết bao nhiêu là giấy mực đã nói, đã viết về nó. Biết bao nhiêu các danh nhân, các bậc thầy đã giảng về nó. Thật mênh mông, vĩ đại thay!
    Tại sao lại như thế, vì sao lại như thế chứ??? Phải chăng “Đạo” là một cái gì thật khó nắm bắt chăng, hay là nó thật ra là cái không thể nắm bắt…., hay là tại con người theo từng thế hệ cứ luôn phải theo đuổi một cái gì thật vĩ đại, thật lớn lao thì mới cảm thấy an tâm trong cái hiện sinh của mình? Câu hỏi này thật là hóc búa và dường như sẽ còn nhiều, rất nhiều những vận hành của toàn thể con người để tìm ra câu trả lời ấy.
    Phải chăng chính vì cái không thể nắm bắt đó mà “Đạo” đã là một cái gì thật bí ẩn, thật mênh mông diệu vợi, thật khó để xác định một cái gì cụ thể. Có lẽ vì thế mà đã sản sinh ra biết bao các bậc tu hành, các hình thái sinh tồn, các tín ngưỡng, các tôn giáo và thậm chí là các thể chế chính trị khác nhau, vân vân và vân vân….trải dài theo lịch sử được viết thật nhiều bằng ngôn ngữ, lời nói khác nhau, bằng nhiều máu, nước mắt và cả hoa hồng, hoa sen…..
    Vậy giá trị con người là gì, phải chăng là tập hợp những đánh giá trên bình diện xã hội trong một hay nhiều thế hệ con người, hàng trăm năm hay hàng ngàn năm hay hàng chục ngàn năm? Thật khó để biện giải vậy!!!.
    Vì là nói chuyện và bàn luận nên cho phép tôi được dung từ “có lẽ”, bởi vì chúng ta ở đây không đang nói trên một hệ thống hay một luân lí đặc thù nào. Các hệ thống thì thật phức tạp, đa dạng và đều có sắc thái riêng biệt, mặc dù nó có thể nói về chính nó là giản dị, chân thực.
    Theo thiển ý của tôi thì có lẽ “Đạo” là một danh từ tạm dùng, nó không là một thực thể có thể nắm bắt và cũng là “bất khả tư nghị”. Chữ “tư nghị” ở đây hàm ý sự phân tích, so sánh do lí trí luôn muốn thủ đắc một cái gì đó. Dường như sự phân tích và so sánh đã bất lực, dường như sự khao khát và ôm ấp đã bất lực, dường như rất nhiều những trải nghiệm mạo hiểm đã bất lực,….Dường như tư tưởng và sự vận hành trên chính nó, xuất phát từ trung tâm đó cũng đã bất lực.
    Đáng thương thay, đáng thương thay…., tại sao số phận con người lại phải triền miên trong bất hạnh như vậy cho dù chúng ta đang rất cố găng làm mọi việc để quên đi cái bất hạnh đó. Cái bất hạnh thì lại có thực, và người ta thường không cố gắng tìm kiếm về nó với đầy đủ sự nhiệt huyết và quyết tâm như là với “Đạo”. Hay phải chăng “Đạo” là một sự trốn chạy đầy tao nhã và cao thượng của những linh hồn đang bất hạnh, đang hỗn loạn, đang mất tự do mà là tự do thật sự.
    Hay phải chăng chúng ta đang mải miết đi tìm kiếm một cái gì vĩnh hằng, bất biến, là chân thực mà bỏ quên mất sự chân thực cần có của chính mình. Phải chăng sự chân thực này (chân thực với niềm đau, chân thực với khao khát, chân thực với nguồn gốc ý thức của chính chúng ta) là một tiền đề cho TỰ DO… Và theo tôi nghĩ có lẽ sự sáng tạo chỉ có thể xuất hiện khi có tự do, và hình như từ đó sẽ xuất hiện một trạng thái của cuộc sống hoàn toàn mới. Đó có thể là một trạng thái chưa thể biết hoặc không có ranh giới, một cảm nhận từ sâu thẳm linh hồn và thể xác. Đó là cái gì nhỉ, theo tôi đó có lẽ là cái gì đó thật rộng rãi và không có giới hạn của những ngôn từ hay các không gian vật chất đang hiện hữu…..

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Minhsonngocly Xem Bài Gởi
    1 nhà sư tâm sự (theo yêu cầu tác giả, xin phép k tiện nêu tên).
    - Gần 30 năm trường, tôi nô lệ vẫn hoàn nô lệ. Xưa tôi chê nô lệ cá thịt, thì nay lại phải nô lệ tương chao! Xưa tôi chê nô lệ nhà cữa vợ con, thì tôi lại phải bằng lòng nô lệ chùa chiền, tăng ni, đệ tử!
    - Khổ hơn hết là mang tiếng thay mặt Phật để độ chúng sanh, mà cứ mê hoặc chúng sanh. Cứ nhắm mắt mặc tình cho chúng sanh độ Phật! Chúng sanh độ từ chỗ ở, tiền ăn, quần áo mặt, thuốc men khi đau ốm, mỗi sự gì chúng sanh cũng độ.
    - Thiết nghĩ đến hai mưa mấy năm trường công phu tầm kiếm của tôi không được kết quả, cứ tu lếu, tu láo, tu bậy tu bạ như vậy nhiều lúc tôi buồn đến nỗi muốn quyên sinh cho rồi. Biết vậy nên tôi đành cam chịu :" gõ mõ, tụng kinh, thư phù, luyện tướng, nhập định, tham thiền" để làm bằng cớ đặng cầu thực với thiện nam tín nữ.
    Các bạn cho lời khuyên?
    Đi tu bao nhiều năm mà ko được kết quả gì có nghĩa là chưa đủ duyên (căn cơ) để tu chùa , cách tốt nhất là nên xuất gia về quê cũ lập gia đình làm lại cuộc đời từ đầu . Muốn độ được người phải độ được mình trước đã ...Đây cũng là thực trạng chung của phần lớn các sư sãi hiện nay vì tu lầm đường

  11. #11

    Smile

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Minhsonngocly Xem Bài Gởi
    1 nhà sư tâm sự (theo yêu cầu tác giả, xin phép k tiện nêu tên).
    - Gần 30 năm trường, tôi nô lệ vẫn hoàn nô lệ. Xưa tôi chê nô lệ cá thịt, thì nay lại phải nô lệ tương chao! Xưa tôi chê nô lệ nhà cữa vợ con, thì tôi lại phải bằng lòng nô lệ chùa chiền, tăng ni, đệ tử!
    - Khổ hơn hết là mang tiếng thay mặt Phật để độ chúng sanh, mà cứ mê hoặc chúng sanh. Cứ nhắm mắt mặc tình cho chúng sanh độ Phật! Chúng sanh độ từ chỗ ở, tiền ăn, quần áo mặt, thuốc men khi đau ốm, mỗi sự gì chúng sanh cũng độ.
    - Thiết nghĩ đến hai mưa mấy năm trường công phu tầm kiếm của tôi không được kết quả, cứ tu lếu, tu láo, tu bậy tu bạ như vậy nhiều lúc tôi buồn đến nỗi muốn quyên sinh cho rồi. Biết vậy nên tôi đành cam chịu :" gõ mõ, tụng kinh, thư phù, luyện tướng, nhập định, tham thiền" để làm bằng cớ đặng cầu thực với thiện nam tín nữ.
    Các bạn cho lời khuyên?
    Kính gửi Minhsonngocly!
    Thiên đàn và đại ngục ở cùng một chổ. Nếu huynh nghỉ đó là thiên đàn thì là thiên đàn, và ngược lại. Trong cuộc đời huynh quá mưu cầu vào thực tại thì từ từ huynh sẻ rơi vào địa ngục.và ngược lại huynh bằng lòng với thực tại, tận hưởng thực tại, phấn đấu với thực tại nhưng không mưu cầu vào nó. Thì đó là thiên đường. Chào huynh!

  12. #12

    Mặc định

    khà khà , đồng ý với Hạ Trắng !

    Theo tôi , khi còn trẻ ai mà có ước mong tu hành để thành cái gì đó đó thì điều đó rất quý , nhưng kiến thức thì phải có kinh nghiệm , học không ,ko va chạm , sau này khi va chạm với đời thì dễ ngả lắm .

    nói chung , khi còn trẻ , ăn chơi cho đã đi rồi đến 1 lúc nào đó chán thì bắt đầu tu là vừa .hì hì ,đừng cố gắng ép xác , ép tinh thần làm gì cho mệt . Ép quá riết bung.

    Trường chay diệt dục . Trường chay thì trường chay nhưng dục vẫn xứ sờ sờ ra đó .

    Tu là gì ?

    Tu để thành cái gì ???
    la isla ha isla ollo

    vậy mà phật lại bảo là không có thượng đế .:icon_evil:

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Ông già An nam Xem Bài Gởi
    khà khà , đồng ý với Hạ Trắng !

    Theo tôi , khi còn trẻ ai mà có ước mong tu hành để thành cái gì đó đó thì điều đó rất quý , nhưng kiến thức thì phải có kinh nghiệm , học không ,ko va chạm , sau này khi va chạm với đời thì dễ ngả lắm .

    nói chung , khi còn trẻ , ăn chơi cho đã đi rồi đến 1 lúc nào đó chán thì bắt đầu tu là vừa .hì hì ,đừng cố gắng ép xác , ép tinh thần làm gì cho mệt . Ép quá riết bung.

    Trường chay diệt dục . Trường chay thì trường chay nhưng dục vẫn xứ sờ sờ ra đó .

    Tu là gì ?

    Tu để thành cái gì ???
    như mình nè nói tu thì lại mịch mu biết đường nào tu,,.thôi thà làm anh hùng đệ nhát ngu có lý hơn..chẵng ai tréch mình cã.chẵng dám hơn thua nữa ..he he
    trần gian là 1 chốn nô đùa ta chơi cho đã 4 mùa về 0'''...0937532387 anhhungdenhatngu

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Minhsonngocly Xem Bài Gởi
    1 nhà sư tâm sự (theo yêu cầu tác giả, xin phép k tiện nêu tên).
    - Gần 30 năm trường, tôi nô lệ vẫn hoàn nô lệ. Xưa tôi chê nô lệ cá thịt, thì nay lại phải nô lệ tương chao! Xưa tôi chê nô lệ nhà cữa vợ con, thì tôi lại phải bằng lòng nô lệ chùa chiền, tăng ni, đệ tử!
    - Khổ hơn hết là mang tiếng thay mặt Phật để độ chúng sanh, mà cứ mê hoặc chúng sanh. Cứ nhắm mắt mặc tình cho chúng sanh độ Phật! Chúng sanh độ từ chỗ ở, tiền ăn, quần áo mặt, thuốc men khi đau ốm, mỗi sự gì chúng sanh cũng độ.
    - Thiết nghĩ đến hai mưa mấy năm trường công phu tầm kiếm của tôi không được kết quả, cứ tu lếu, tu láo, tu bậy tu bạ như vậy nhiều lúc tôi buồn đến nỗi muốn quyên sinh cho rồi. Biết vậy nên tôi đành cam chịu :" gõ mõ, tụng kinh, thư phù, luyện tướng, nhập định, tham thiền" để làm bằng cớ đặng cầu thực với thiện nam tín nữ.
    Các bạn cho lời khuyên?
    Kính gởi Minhsongocly .

    Thế mới biết rằng lời Phật tuyên thuyết là chân lý :4 Thánh đế (Khổ đế ...không ai không trãi qua ...dù bất cứ hoàn cảnh môi trường nào )

    Theo gialam vấn đề của nhà sư mà huynh tâm sự cũng là một trong những bồ đề cần tháo gở . Trước tiên mình cũng xin tán thán sự chân thành và cái "ngộ " khá đắt của sư huynh nầy ... biết " Ngộ " tức không còn mê - chúc mừng , chúc mừng, trong khi đó còn nhiều vị tu tới chết cũng chưa ngộ được .... Thật ra Đạo lý này cũng không có gì thâm sâu khó hiểu và cũng không có gì khó hóa giải nổi cái " Nổi buồn bồ đề này" ... Đệ mạo muôi góp ý thế này :

    1/ Ta xem động cơ xuất gia tu hành của vị sư này là do nhân duyên gì ? điều này khá quan trọng ( như huynh Vothuong dao có trình bày ở trên ) dù nhân duyên gì , thì mục đích tu học cũng là quả của duyên đó
    - Nói cụ thể hơn nếu mang tính bi quam yếm thế thì việc họ ở trong hoàn cảnh nào cũng có vị bi quan của nó .- Nếu do một duyên lành nào đó được kết tập chánh pháp trong môi trường xuất gia thì cần tận dụng môi trường thanh tịnh này để tinh tấn '"Một đời giải thoát " đem công đức này hồi hướng cho Đà Na bá tánh đã giúp mình bằng cách nổ lực giúp đở tinh thần cho họ đó là cáh tích cực bố thí Pháp bằng cách " Khai thị Nhân pháp - Phật Pháp " hoằng pháp là giải giáp căn cơ cái đau khổ cho họ như bản thân mình đã kinh nghiệm và trải qua - Đó là mình hành y chánh pháp - Hạn chế công việc "hành chánh phật sự" của chùa - Tập trung tu tập thiền định và phổ truyền chánh pháp

    2/Một góc nhìn khác ta thấy rằng :
    Tu là sửa tâm sửa tính và song đó tích lủy công trình , lập hạnh tạo phúc , Lập Đức là phương tiện hóa độ giúp đở cho tinh thần chúng sanh được an lạc , biết xa lánh điều bất thiện ( vai trò người thầy tinh thần ), như vậy trong hoàn cảnh nào ta cũng tu được , vai trò nào ta cũng thực hiện được ( không cần việc phải to tác trọng đại . Trong trường hợp :

    a/ Nếu là cư sĩ tại gia ta có thuận lợi là không vay mượn và nhờ vã Đà Na Tín thí ta không mắc nợ bá gia , ta có thể sống bằng một nghề , một kỷ thuật , hay một công việc nào đó bằng chánh nghiệp ( để tránh rơi vào quả của nghiệp ) - Nếu công việc thuận lợi ta có thể hổ trợ giúp đở nhiều người khác ( đây cũng là phép phóng sinh ba la mật)
    - Ta ở nhà chăm sóc hậu quả của nhân quả ta đã gây tạo ( Vợ con ) một cách tốt nhất lo vật chất cho họ và chăm sóc dạy dổ đạo đức cho họ , túc là ta đang giải nghiệp cá nhân ta và chuyển hóa nghiệp từ xấu thành tốt, từ họa ( chướng nghiệp ) thành Phúc ( họ trở nên tốt đẹp hơn tạo nhiều thuận duyên cho ta tu tập- hoặc trở thành bạn đồng tu ) - Có điều kiện trả hiếu sanh thành nuôi dưỡng cho Mẹ Cha thực hiện nền tảng Nhân Đạo
    ...Đây là những ưu thế của Cư Sĩ nhưng họ sẽ vất vã nhiều hơn , nổ lực nhiều hơn gấp đôi ba lần sống đời Tu sĩ , hằng ngày họ phải đụng chạm nhiều vấn đề mưu sinh thử thách bản ngả , thử thách nhiều hơn trong quá trình rèn luyện , tinh tấn ( giống như người lính ra trận bị bao vây , họ phải có nhiều bản lãnh cá nhân để thích ứng ( Vàng thử lửa cao độ )

    b/ Đối với Tu sĩ cũng có nhiều thuận lợi và khó khăn như:
    -Thuận lợi : Không lo cơm áo gạo tiền , đời sống hàng ngày , được Đà Na hổ trợ , giúp đở - Luôn có môi trường thanh tịnh xuất thế gian được cách ly tương đối tốt để thực hiện công trình , công phu tu học cũa mình - Có thầy tổ hướng dẩn chu đáo , có bạn đồng môn trau giồi tinh tấn
    - Để đổi cái thuận lợi nêu trên cácTu Sĩ có nhửng khó khăn cũng rất nan giải như : Giử gìn giới luật - Tứ uy nghi _ Thời gian học tập rèn luyện ( công phu ) rất xít sao nghiêm nhặt - rất ít có thời giờ buông lung
    - Cái chướng lớn nhất là việc báo ân , báo hiếu trong góc nhìn xã hôi và nhân đạo khó thực hiện được - Xã hội không hoàn toàn đồng tình , Việc nhận cúng dường của Đà Na làm nặg nề chướng nghiệp - khó đạt Công quả
    - Cái chướng về Tâm ngã mạn vi tế (Diệt Ngã) khó thực hiện rốt ráo vì lúc nào cũng được tán tụng ( môi trường thận lợi để Tâm ngã mạn tăng trưởng. Điều này thay vì bỏ xuống mọi thứ thì tu sĩ lại mang vác vào hành trang tu đạo của mình vi tế khó thấy hơn .
    - Một vấn đề nửa là nếu vị Tu sĩ đó không là một vị Chân Tu đạt quả thì (Hậu quả không lường được) gánh vác nghiệp quả chúng sinh biết chừng nào trả xong .Nói chung khi có môi trường thuận lợi quá thì đời sống thiếu thử thách rèn luyện - rất khó tinh tấn trên con đường giải thoát

    Tóm lại theo thiển ý của mình , trường hợp vị sư huynh kia có ba lưa chọn :

    1/ Đi theo đường xuất gia thì nên hạn chế viêc nhận cúng dường của Đà Na , tìm phương kế tự túc tịnh độ trong đời sống hằng ngày bằng sức lao động phù hợp với sức lực , điều kiện hiện có và nghề nghiệp mình , nếu chưa có thì học thêm nghề y học đông y , hoặc làm vườn , trồng trọt , làm nghề thủ công vân vân như con đường của hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương của Việt Nam ta

    2/ Chọn lựa đời sống cư sỹ tại gia như hệ phái PG hòa hảo , tích cực hành thiện giúp đở cộng đồng xã hội

    3/ Nhập thế như đời sống cư sỹ khác tự học , tự sinh, tự độ , tự tu ...thực hiện nền tảng nhân đạo ..sống hết lòng với gia đình - cha mẹ - anh em - con cái - chọn một nghề nghiệp để hòa nhập vào đời sống xã hội

    Sự chứng quả là do nổ lực , nhân duyên nhân quả của từng cá nhân tu học , không phải có hình thức này hay hình thức tôn giáo kia mới được - Hình thức Tôn Giáo cũng như cái áo mặc ngoài - không quá quang trọng - quan trọng nhất là anh đã tịnh hóa thân tâm thế nào . công quả , công trình, công phu ta đến đâu ...

    Trong phạm vi bài viết mình cũng không thể nào trình bày hết ý còn rất nhiều những vấn đề chỉ có thể trao đổi trực tiếp - nếu vị sư huynh bạn của Minhongocly chưa có giải pháp thỏa đáng ... mình đề nghị một cơ hội gặp nhau - và thật sự mình tự tin rằng mình sẽ có nhiều giãi pháp thuyết phục khả thi để tháo gở hữu hiệu những trăn trở của vị sư huynh kia . - Rất mong được hội duyên

    Thân ái
    gialam

  15. #15

    Mặc định

    Vậy giữa xuất gia và tại gia gần có điểm chung, rốt cuộc phước báo hữu lậu.

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Minhsonngocly Xem Bài Gởi
    Vậy giữa xuất gia và tại gia gần có điểm chung, rốt cuộc phước báo hữu lậu.
    Gởi Mínhongocly
    Vâng người tu sĩ và cư sĩ đều đi trên một con đường Đạo nhưng hoàn cảnh và nhân duyên khác nhau , nên sẽ có nhiều thuận lợi và chướng ngại khác nhau . Dĩ nhiên năng lực và căn cơ giải mã những vấn đề tu học cũng sẽ tùy thuộc nhận thức và mức độ của mổi người trong mỗi hoàn cảnh .
    Dù môi trường hay căn cơ có cao thấp ( cao thấp ) không ở vai trò cư sĩ hay tu sĩ mà ở sự thông hiểu và thẫm pháp đến đâu . Dù Sự có nhiều như bụi vi trần thì Lý chỉ có một . Lý sự vô ngại vì thế mà mọi vật có nét đặc thù riêng nhưng vẫn bình đẳng .

    Còn việc phước báu hữu lậu hay vô lâu như bạn nói thì xin làm rõ chổ này một chút có vài người nghĩ phước hữu lậu là phước báu vật chất thấy được , phước vô lậu là phước báu khó thấy vi tế hơn , hiểu như vậy chưa thật đúng mà chúng ta cần phải thấy cái hữu vô ở chổ có mong cầu hay là vô vi thanh tịnh thộc về Tâm chứ không thuộc về sắc . Ví như ta đưa vào Ngân hàng 10 triệu như thế ai biết rằng 10 triệu đó là số dư tài khoản ta hay là 10 triệu ta chuyển trả nợ 100 triệu? Vận hành nhân quả là quy luật rất mầu nhiệm rất khó nghĩ bàn bạn ạ.

    ví dụ : Một vị hòa thượng đi làm từ thiện góp một số tiền là 100 triệu , với danh chùa A , Ht B..và một cư sĩ góp 1 triệu như thế quả ra thế nào = KQ ra có nhiều hình thức ta khảo sát cạn đến sâu nhé : HT B và Chùa A chỉ bỏ công vận động vì tiền đó do Phật tử đóng góp , HT B không có lao động trực tiếp tạo ra số tiền đó nhưng lại có danh được ghi nhớ , như thế là phước hữu lậu , phước vô lậu thuộc về các phật tử . - Còn Cư sĩ góp 1 triệu bằng 1 tháng lương lao động nhưng chẳng ai nhớ đến , bạn sẽ cân bằng nhân quả thế nào , ai nhiều ai ít , ai hữu ai vô

    Có rất nhiều người nghĩ rằng đi tu xuất gia sẽ có phước báu lớn hơn , dễ đắc thành chánh quả hơn là cư sĩ - quan niệm như thế chỉ là phiến diện như mình đã trình bày ở trên vì cái thang điễm nhân quả không nằm ờ hình thức bên ngoài hay là sự uyên bác Pháp giáo mà nằm ở việc thực hành trong đời sống hàng ngày - Nói ở gốc độ nào đó nếu mình xuất gia thì cái Đạo Nhân mình phải hoàn tất ... Cha mẹ đã có người thay mình chăm sóc , nếu không còn cha mẹ thì Vợ con mình củng không còn vướng bận , tức là góc độ nhân đạo ta phải thuận duyên -

    Nếu nhân đạo mình không hoàn tất mà tìm cầu ở sự chứng ngộ ở đạo Vô thượng , xin thưa rằng không thể - đó là mình biết rỏ ràng chắc chắn - Huống hồ ta có thể quán sát việc này xa hơn rộng hơn là việc tu hành và nghiệp qủa vay trả là vô tận - không phải chỉ một đời kiếp là chấm dứt - Đây là một quy luật khó thể phá vở trong một đời người - Việc chứng ngộ đắc đạo không phải là sự đột khời mà chỉ là một giọt nước làm tràn ly nước - dị nhiên ta có thể quán sát và biết rỏ ly nước của ta hiện đang gần đầy hay còn rổng tếch chưa có giọt công quả nào bằng cách quán sát điều kiện và môi trường sống ngay hiện đời của ta .

    Nói thế chứ trong một đời bạn củng có thể đủ nhân duyên lập Đại Công Phu để đạt thánh vị chứ không phải không tức bạn phải có Đại nhân duyên đã gieo trồng từ nhiều kiếp - hoặc trong vài kiếp gần đây ta có những sự hy sinh đời sống và tính mạng cho chúng sanh không thể nghĩ bàn ...

    Sở dỉ mình nói hơi lạc đề vì Minhson hỏi câu hỏi chưa có tiêu điễm rỏ ràng nên mình phải nói hơi bao quát một chút . Mong bạn thông cãm .

    Thân
    gialam

  17. #17

    Mặc định

    P/S nói về Phước báu e rằng ta phải thấy hình như rất ít ngướng gọi là có dư phước tỳ lệ Phần triệu , vì nhìn chung hiện nay ai cũng có nhân quả nặng nề , các ta làm được cho mọi người rất ít hầu như chẳng có gì đáng kể , mà cái ta thấy rỏ là "Quả Tạ" nghiệp chướng đang vây bủa mọi người bởi nhân duyên , tài vật , phật pháp có ai thong thả tự tu và đủ điều kiện Pháp vật , hay không bị vây quấn bởi chướng nghiệp nhân duyên vợ con không?
    Quan sát kỷ ta càng thấy rõ đây cũng là thời kỳ vay trả nghiệp rất khốc liệt , thế giới đen thui con người , mê mờ , chấp cứng , tâm đấu tranh kiên cố , ở đâu cũng gặp , thiên tai , dịch họa , vật chất trở thành sức mạnh chi phối mọi lãnh vực của đời sống , Đạo pháp lu mờ bị lợi dụng làm công cụ phục vụ cho những động cơ cá nhân , bè phái , ích kỷ ...ngẫm nghĩ đi bạn sẽ thấy thật kinh khủng ..

    gialam

  18. #18

    Mặc định

    Gởi huynh Minhsonngocly .

    Có một chi tiết đệ muốn trình bày thêm trong vấn đề Tu Sĩ xuất gia

    Lời than của vị Tu sĩ ấy có mấ vấn đề ta cần làm rỏ :
    1/ Cái khổ trong nhân quả nhân duyên vợ con hoàn toàn khác với cái khổ phải lo ăn mặc cho Tăng Ni - (Một đằng là khổ do nhân quả cá nhân - Một đàng là cái khổ của Bồ tát )
    Quả sẽ cho khác nhau . Nếu vị Sư huynh Tu Sĩ kia làm tròn trách nhiệm của bậc Chân Tu lo đào tạo Tăng Tài đủ Đạo Học - Pháp Học và lòng từ bi yêu thương chúng sanh , có thể mai sau trở thành Thánh tăng thì phước báu của Sư Huynh tu sĩ là vô lượng không đáng tán thán biểu dương sao ? - Nếu lớp Tu sĩ hậu nhân ấy không trở thành Cao Tăng mà trở thành Sa tăng thì trách nhiệm của Sư huynh ấy là rất kinh khủng ... Phước lo81n thì hại cũng lớn - Do đó mong rằng Sư Huynh ấy phải biết cân phân nhân quả mà cố gắng làm tròn trách nhiệm trong điều kiện tốt nhất có thể .

    Mong huynh lựa lời khuyên giải
    Thân ái
    gialam

  19. #19

    Mặc định

    Vạn sự tùy duyên vậy!

  20. #20

    Mặc định

    Kính gửi Già lam! Theo đệ vị tu sỉ ấy mà có đắc quả thì kiếp luân hồi thành nử nhi nhỏ mồ côi cha, lớn lên bị bỏ, về già chết trong cô độc.
    VẠN PHÁP TỪ TÂM
    TÂM TỪ LÀ VẠN PHÁP

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •