Khám phá Mới về Dịch lý & Ngũ hành
Nguyễn Cường


Có thể nói, suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm phát triển khoa học của nhân loại, không có một lý thuyết nào mang nhiều tính sai lầm, lại ảnh hưởng đến vô số người, và nhất là kéo dài trong một thời gian quá lâu cho bằng thuyết "Ngũ hành"!. Lấy thí dụ theo luật "Sinh Khắc" của Ngũ hành, thì "Thổ" khắc "Thủy" nghĩa là "Ðất" khắc "Nước".

Chẳng cần phải là nhà thông thái, chỉ với trình độ của người nông phu cũng biết ngay là có gì không ỗn rồi. Nếu hiểu đúng theo nghĩa Khắc là triệt hạ, như "Thủy" Khắc "Hỏa" là "Nước" sẽ dập tắt "Lửa", sẽ đưa đến cảnh một còn một mất chứ không thể ở chung được, thì làm gì c được cái nềnvăn minh nông nghiệp nuôi sống nhân loại cả mấy ngàn năm! Ðất, dù thuộc bất cứ loại gì, cũng không bao giờ "Khắc" nước. Ðất với Nước tuy không "Sinh" ra nhau, nhưng coi như là "hỗ trợ" lẫn nhau, đất cần nước để làm cho thêm màu mỡ, và nước cần đất để giữcho khỏi bị thấtthoát. Nếukhông, thì làmsao có thể nói "Ðất Nước" để ám chỉ quê hương xứ sở, và nếu không hợpt ính với nhau thì làm sao có được cái cảnh "sơn thủy hữutình"!



Ðiều đáng nói là không phải không có ai thấy, mà trái lại, đã có rất nhiều người thấy rõ vấnđề sailầm trong quátrình pháttriển của thuyết Ngũhành. Nhưng "Há miệng thì mắc quai", vì thực tế cho thấy vào thời cực thịnh, lý thuyết của nó đã ăn sâu, bám chặt rễ vào nền văn hóa của Trung hoa và các nước liên hệ, đến độ coi như là vật bất ly thân. Từ Thiênvăn, Ðịalý, cho đến Yhọc, Võthuật, hay Quân sự, Văn chương, Chính trị v.v, đều dùng luật Ngũ hành như là kim chỉ nam, cơ sở chính để giải quyết mọi vấn đề, dựa vào hai luật "Sinh" và "Khắc". Một hay vài cá nhân làm sao có thể thuyết phục, lay chuyển được quan niệm của cả khối người đang tin tưởng vào thuyết Ngũ hành như là một tín điều của tôn giáo. Thêm vào đó, vì yếu tố quyền lợi, các Ðạo sĩ và Chiêm tinh gia đã cố tình thần thánh hóa thuyết Ngũ hành, biến nó thành bất khả xâm phạm, nhằm bảo vệ địa vị xã hội, nghề nghiệp tương lai cho mình và con cháu nối nghiệp hành nghề vềsau(1).

Từ các lýdo nêu trên, học giả hậu sinh về sau nếu muốn nói ra những sai lầm thì lại không dám, vì sợ bị hiểu nhầm là xúc phạm đến thánh thần, nên chỉ còn có cách là gián tiếp, thêm vào một số lý thuyết mới để bổ túc. Chẳng hạn trong khoa Lịch số và Tửvi, mỗi hành lại có thêm sáu (6) hành khác, như hành Thủy gồm có: Ðại Hải Thủy, Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Trường Lưu Thủy, Thiên Hà Thủy, và Ðại Khê thủy. Theo cách làm như trên, có lợi điểm là dễ được nhiều người chấp nhận, và cũng đỡ bị bế tắc trong vài trường hợp. Nhưng hậu quả thì vô cùng tai hại. Thay vì dứt khoát trở về nguồn gốc căn bản là Dịch lý để giải quyết vấn đề, thì các học giả đời sau cứ dùng lối chấp vá tạm thời cho tránh khỏi bị đụng chạm. Kết quả, mầm mống của sail ầm lại càng được chedấu, chồng chất tích lũy theo thời gian như cái khối ungthư, và cho đến lúc trở thành "vô phương cứu chữa"!

Sau một thời gian nghiên cứu về Dịchl ý, người viết đã khám phá ra nhiều sai lầm về cănbản của Thuyết Ngũ hành, ảnh hưởng không những tới đời sống của vôsố người, mà còn đưa nền văn minh khoa học rạng rỡ, đang lên tộ đỉnh của Trung hoa cách đây khoảng hơn một ngàn năm đến chỗ thoái hóa, và đi vào ngõ cụt. Nguyên nhân chính của những sai lầm, vô tình hay cố ý, có thể quy về hai lý do. Thứ nhất, vô tình là vì kiến thức về khoa học còn quá sơ khai nông cạn, hay chưa biếtgì . Thứ hai, giữ bí mật không muốn truyền cho người lạ, vì muốn bảo vệ quyền lợi cho dòng họ hay môn phái.

Những gì trong bài viết này sẽ được trình bày rất là đơn giản và dễ hiểu, nhằm mục đích là giới thiệu bộmôn khoahọc tốicổ của nền văn minh nhân loại đến những đọc giả chỉ biết sơ về Dịchlý. Dođó chắc sẽ còn nhiều thiếusót, và có thể không làm hài lòng hết mọi người. Tuy nhiên, người viết sẽ hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp phê bình hầu giúp làmcho sángtỏ thêm vấn đề. Ðể quý đọcgiả tiện theodõi nội dung, bàiviết sẽ lần lượt được trình bày theo các đềmục sauđây:

I.- Thuyết Ngũ hành.

a) Nguồn gốc.
b) Lý thuyết



II.- Dịchlý Cơ bản.

III.- Khám phá Mới Về Dịchlý.

a) Ýnghĩa và đặctính lý hóa của BátQuái
b) Phương vị của Bát Quái
c) Vòng Sinh Khắc của BátQuái
d) Những hệ luận của vòng Sinh Khắc
e) Dựđoán khoahọc: Siêu Ánh sáng



IV.- Kết Luận