kết quả từ 1 tới 13 trên 13

Ðề tài: Chiến trường K: Cuộc chiến bắt buộc

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Chiến trường K: Cuộc chiến bắt buộc

    Chiến trường K: Cuộc chiến bắt buộc

    Cập nhật lúc 50 AM, 07/01/2012

    (ĐVO) Chiến tranh biên giới Tây Nam là một cuộc chiến tranh vệ quốc mà cũng là một hành động nghĩa hiệp của nhân dân và quân đội Việt Nam giúp đỡ nước láng giềng Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng

    Bí mật cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam
    Chiến tranh biên giới Tây Nam là một cuộc chiến tranh vệ quốc mà cũng là một hành động nghĩa hiệp của nhân dân và quân đội Việt Nam giúp đỡ nước láng giềng Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Mặc dù vậy, cuộc chiến này còn nhiều góc khuất chưa có nhiều người biết.

    Việt Nam từng bị lên án oan là xâm lược Campuchia, nhưng sự thực cuộc chiến đó là người Việt bị ép phải tiến hành để tự vệ trước hành động xâm lấn lãnh thổ và tàn sát người Việt ở biên giới Tây Nam của Pol Pot.

    Sự phản bội của Khmer Đỏ
    Ngay sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, ngày 4.5.1975, chính quyền Khmer Đỏ đã xua quân đánh chiếm đảo Phú Quốc của nước ta. 6 ngày sau, chúng lại tấn công đảo Thổ Chu và giết hại hơn 500 dân thường ở đảo này. Ngay sau đó, quân đội Việt Nam đã phản công chiếm lại được đảo nhưng sự kiện này đã mở đầu cho sự trở mặt của tập đoàn Khmer Đỏ đối với Việt Nam.



    Tấm bia ghi tội ác bọn Pol Pot thảm sát nhân dân Việt Nam ở Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) tháng 4.1978.
    Cho đến tháng 4.1977, Khmer Đỏ huy động quân chính quy đánh sang An Giang, Tây Ninh của Việt Nam vượt qua biên giới đến hơn 10 km. Quân đội Khmer Đỏ đi đến đâu là đốt phá làng mạc và tàn sát người Việt vì lệnh từ trung ương Khmer Đỏ đã ghi rõ: “Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam”.

    Trong một góc độ khác, Khmer Đỏ đã có dấu hiệu chống đối và phá hoại Việt Nam khi từ năm 1973. Chúng bắt giết người gốc Việt sinh sống trên đất Campuchia và thậm chí giết cả những người Campuchia có cảm tình với Việt Nam.

    Những sự thực này được chính cựu hoàng Sihanouk đề cập trong hồi ký của ông: “Từ năm 1973 Khmer Đỏ đã tàn sát hàng vạn kiều dân Việt Nam, tố cáo họ là “gián điệp”. Khmer Đỏ còn giết hại cả những đảng viên cộng sản có thiện cảm với Việt Nam. Trước khi Mỹ và Việt Nam ký Hiệp định Paris năm 1973, Khmer Đỏ đã trục xuất những đơn vị quân đội Việt Nam (giúp Campuchia đánh Lon Nol) đóng trên đất Campuchia về nước. Sau chiến thắng ngày 17.4.1975, Khmer Đỏ còn mưu toan đánh chiếm những vùng có người Khơme Khom trên lãnh thổ Việt Nam, phạm nhiều tội ác kinh tởm đối với dân thường, kể cả phụ nữ, trẻ em”.

    Cuộc chiến bị bắt buộc
    Sau những vụ khiêu khích của Khmer Đỏ, tháng 12.1977, 6 sư đoàn quân đội nhân dân Việt Nam đánh sang đất Campuchia đến tận Niek Luong. Cuộc tấn công này được Việt Nam xem là lời "cảnh cáo" cho Khmer Đỏ. Ngay sau đó, phía Việt Nam đề nghị một giải pháp ngoại giao nhằm thiết lập một vùng phi quân sự dọc biên giới, nhưng Pol Pot từ chối, và giao tranh tiếp diễn.



    Biên đội trực thăng UH-1A của QĐND Việt Nam chi viện chiến trường Campuchia
    Sự kiện này cũng được cựu hoàng Sihanouk thừa nhận. Ông viết: “Khmer Đỏ khước từ mọi đề nghị thương lượng, đàm phán hoà bình của Việt Nam. Vì vậy, đến cuối năm 1977, những người Việt Nam quá bực tức vì Khmer Đỏ tiến công khiêu khích đã đánh lại bọn Pol Pot trên nhiều mặt trận suốt dọc biên giới hai nước. Xe tăng Việt Nam có lần chỉ cách Phnom Penh 50 kilômét nhưng đến hôm sau lại rút ngay về phía bên kia biên giới.

    Chính phủ Việt Nam đề nghị dàn hoà, đồng thời đề nghị thiết lập một khu phi quân sự dọc theo biên giới hai nước có chiều rộng 10 kilômét (ăn sâu vào lãnh thổ mỗi bên 5 kilômét). Một đội giám sát quốc tế do hai nước cử ra sẽ tuần tiễu trong khu phi quân sự đó để bảo đảm hoà bình lâu dài giữa hai nước.

    Suốt mấy tháng liền, Đài Hà Nội liên tục nhắc đi nhắc lại đề nghị này. Nhưng các thủ lĩnh Khmer Đỏ, thông qua Pol Pot, đã bác bỏ mọi đề nghị của Việt Nam. Những cuộc tàn sát người Việt Nam do hằn thù dân tộc, bắt đầu diễn ra từ thời kỳ ngự trị của Lon Nol, nay lại tiếp tục dưới thời Pol Pot.

    Do kiêu ngạo và quá ngu dốt, Pol Pot đã cố tình gạt cái sào mà Hà Nội đã chìa ra, do đó Pol Pot đã chuốc lấy sự sụp đổ của chính bản thân cùng với sự sụp đổ của chế độ Pol Pot”.

    Không thể nói chuyện hòa bình với Pol Pot, ngày 23.12.1978, quân đội Việt Nam phản công trên toàn tuyến biên giới. Ở tất cả các phòng tuyến, quân đội Khmer Đỏ đều vỡ trận và bỏ chạy trước sức tấn công mãnh liệt của bộ đội Việt Nam.

    Chỉ 2 tuần sau khi chiến dịch phản công bắt đầu, ngày 7.1.1979, quân đội Việt Nam đã vào được Phnom Penh, tập đoàn Khmer Đỏ bỏ chạy khỏi thủ đô lên vùng rừng núi tây bắc giáp với Thái Lan. Cho đến tháng 4.1979 khi quân đội Việt Nam tỏa ra khắp lãnh thổ Campuchia thì người dân nước này chính thức thoát khỏi chế độ Khmer Đỏ.

    Những người chiến thắng cao thượng
    Khác với nhiều cuộc chiến tranh, trong cuộc chiến tranh này những người chiến thắng lại là những người thiệt thòi nhất. Từ chỗ đấu tranh tự vệ để bảo vệ lãnh thổ và nhân dân, quân đội Việt Nam quyết định tiêu diệt chế độ diệt chủng Pol Pot để vừa bảo vệ mình vừa giải phóng nhân dân Campuchia. Trong toàn bộ cuộc chiến ấy, hàng chục ngàn bộ đội Việt Nam đã bị thiệt mạng, bị thương tật.



    Bộ đội Việt Nam tiến vào giải phóng Phnom Penh ngày 7.1.1979
    Trong bối cảnh đất nước vừa trải qua 2 cuộc kháng chiến mấy chục năm vừa được hòa bình thì lại phải tiếp tục ném nhân tài vật lực vào cuộc chiến này. Không kể những tài sản mất đi trong chiến tranh thì chỉ riêng nguồn nhân lực là thanh niên trai tráng khi hết chiến tranh bị hy sinh, thương tật cũng đã là một tổn thất rất lớn cho công cuộc xây dựng kinh tế đất nước. Thêm vào đó, 10 năm quân đội Việt Nam phải đồn trú trên đất Campuchia để bảo đảm an ninh cho chính quyền nước bạn còn non trẻ. Với hàng chục ngàn quân phải duy trì ở đất bạn khiến cho kinh tế trong nước gặp khó khăn rất lớn.

    Một điều thiệt thòi hơn nữa là vì cuộc chiến tranh này, nhiều nước đã lớn tiếng vu oan cho Việt Nam là xâm lược Campuchia khiến một thời gian Việt Nam bị cô lập trên trường quốc tế. Nhưng sự thực là người Campuchia cần bộ đội Việt Nam ở lại đất nước họ để giữ gìn an ninh.

    Chính thủ tướng Hun Sen bộc lộ trong cuốn sách “Hun Sen – Nhân vật xuất chúng của Campuchia” rằng: “Chính phủ Việt Nam không muốn để quân lại, phía chúng tôi đã yêu cầu họ như thế. Không có sự giúp đỡ của Việt Nam, chúng tôi sẽ chết. Không có Pol Pot sẽ không có lực lượng vũ trang nào của Việt Nam trên đất Campuchia”.

    Cho đến nay, khi những xấu xa của tập đoàn Pol Pot bị phơi bày ra thế giới và Tòa án quốc tế đưa ra xét xử tội phạm diệt chủng của chúng thì chẳng mấy ai nhắc tới Việt Nam với công lao ngăn chặn nạn diệt chủng ấy, ngoài chính quyền và nhân dân Campuchia.


    “Hoạt động của quân tình nguyện của Việt Nam tại Campuchia là từ sự yêu cầu của nhân dân Campuchia. Chúng ta có thể hỏi rằng trên thế giới này có đất nước nào đã giúp nhân dân Campuchia, đặc biệt là giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot và ngăn cản sự quay trở lại của chúng? Câu trả lời chính là nhân dân và quân đội Việt Nam. Nhân dân Campuchia có niềm tin chỉ có Tiên có Phật mới cứu giúp được những phận người khi gặp khó khăn khốn cùng. Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu tiên Phật tới cứu thì bộ đội tình nguyện Việt Nam xuất hiện. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật”, Thủ tướng Hun Sen trả lời báo giới Việt Nam ngày 3.1.2012.

    (Còn nữa)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Chiến trường K: Hoang tưởng của Pol Pot

    Cập nhật lúc 37 AM, 08/01/2012

    (ĐVO) Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đã lùi xa nhưng chắc chắn nhiều người vẫn sẽ phải lạnh sống lưng khi đọc lại những toan tính thâm độc và rất phiêu lưu của tập đoàn Pol Pot năm nào.


    Bạn biến thành thù

    Trong thiên ký sự nổi tiếng “Đường vào Phnom Penh”, thiếu tướng Bùi Cát Vũ đã kể lại chuyện ông đọc được một bản nghị quyết của tập đoàn Pol Pot với nội dung coi Việt Nam là kẻ thù số 1. Bản nghị quyết đó đến tay thiếu tướng Bùi Cát Vũ qua một sĩ quan Campuchia, trước kia từng là người của Khmer Đỏ nhưng đã nhận ra bản chất sô-vanh của bọn chúng và chạy sang với quân đội Việt Nam.



    Bản đồ các mũi tiến công của QĐND Việt Nam tiêu diệt tập đoàn Pol Pot.
    Bản nghị quyết đề tháng 6.1977 có ghi: “Duôl (An-nam) sau chiến tranh còn gặp nhiều khó khăn chồng chất, kinh tế kiệt quệ, chính trị thì nội bộ mâu thuẫn, ở miền Nam chính quyền chưa vững, tàn quân và tổ chức chính trị chống đối của Thiệu còn nhiều, đang hoạt động phá hoại ...

    Về quân sự, Duôl (An-nam) có quân đội mạnh, có kinh nghiệm chiến đấu, trang bị phương tiện nhiều, song sau khi thống nhất thì tinh thần quân đội sút kém ...

    Tuy mạnh về quân sự nhưng yếu về chính trị, đang gặp nhiều khó khăn nên không đủ sức mạnh đánh lại chúng ta ... Về chiến lược thì bị kềm chế, không dám tấn công sâu qua đất nước Kampuchia ...

    Ta phải lấy tư tưởng tấn công là chính, và đưa chiến tranh sang Việt Nam. Phải tấn công trước, tấn công dồn dập để Duôl (An-nam) không kịp trở tay ...”.

    ”Việt Nam quá yếu”!
    Ngoài nghị quyết trên, Pol Pot còn hàng ngày ra rả tuyên truyền cho các thuộc cấp rằng Việt Nam rất yếu, không thể chống lại một cuộc tấn công của quân Khmer Đỏ. Nhận định của tên trùm phản động hầu như chỉ dựa trên cảm tính chứ không hề có căn cứ gì.



    Tội ác diệt chủng của Pol Pot
    Trong cuốn hồi ký của mình, cựu hoàng Sihanouk viết về điều đó: “Cả hai chế độ của Lon Nol và của Pol Pot đều là kẻ thù của chúng tôi, cả hai đều phạm một sai lầm tai hại đối với bọn chúng, đồng thời cũng mang lại tai hoạ cho Campuchia. Đó là, khiêu khích liên tục nước Việt Nam láng giềng của chúng tôi và dại dột tiến công những người Việt Nam.

    Tôi, Sihanouk, đã tìm cách để không xảy ra tai hoạ đó trong việc làm cho những người hàng xóm láng giềng của chúng ta tôn trọng nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta sau khi họ đã rõ ràng chiến thắng đạo quân viễn chinh của Mỹ và lũ tay sai. Khmer Đỏ lại nghĩ khác. Họ muốn đánh phủ đầu Việt Nam mà họ gọi là “kẻ thù truyền kiếp”. Quả là Khmer Đỏ cứ tưởng mình vô địch, muốn làm gì cũng được.

    Khmer Đỏ là những kẻ sùng bái Mussolini (Benito Amilcare Andrea Mussolini (29 tháng 7, 1883 – 28 tháng 4, 1945) là thủ tướng độc tài cai trị phát xít Ý - NV) và Hitler (Adolf Hitler (20/4/1889 – 30/4/1945) là nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934. Hitler đã gây ra Đệ nhị thế chiến, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác - NV). Khmer Đỏ cứ tưởng mình khỏe hơn phát xít. Chính Pol Pot đã tuyên bố rất nghiêm túc, không chút khôi hài: “Việt Nam quá yếu. Một mình Việt Nam không dám đọ sức với ta đâu?”. Chính vì vậy, Khmer Đỏ đã tự chui mình vào cạm bẫy của chính họ”.

    Cũng còn những lý do khác để Pol Pot yên chí khiêu khích quân đội Việt Nam. Theo phân tích của thiếu tướng Bùi Cát Vũ: “Thật ra trong thâm tâm, chúng nhận định rằng lực lượng cách mạng không đủ sức và cũng không dám tấn công toàn diện. Mà nếu chỉ giải phóng đến bờ đông sông Mêkông để lập căn cứ cho Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia thì lực lượng cách mạng sẽ sa lầy đến ngực, vì vùng này toàn là rừng ít dân. Nếu chúng lùa dân đi nữa, thì là vùng không dân, kinh tế không có gì, đường xá rất ít, phạm vi rộng, hậu phương xa.

    Ta sẽ tiêu tốn rất nhiều sức người, sức của, không thể nào chịu nổi trong cuộc chiến tranh lâu dài. Chừng ấy chúng tha hồ giành chủ động ở biên giới phía Bắc, phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.

    Kế hoạch “gài bẫy” Việt Nam
    Trong thực tế cuộc phản công biên giới Tây Nam, quân đội Việt Nam đã giành chiến thắng một cách chớp nhoáng. Ngày 23.12.1978 bắt đầu tổng tiến công từ biên giới vào đất Campuchia thì đến 7.1.1979 đã chiếm được Phnom Penh. Trong lịch sử quân sự, hiếm có quân đội nào tiến được mau chóng đến thế.



    Lính Khmer Đỏ bị thương trong các cuộc giao tranh ở biên giới.
    Nguyên nhân của thắng lợi đó có phần do quân đội Việt Nam mạnh hơn về mọi mặt, kinh nghiệm chiến trường vượt trội hơn đối thủ. Nhưng cũng còn một nguyên nhân mà ít người biết đó là kế hoạch “nhử mồi” của tập đoàn Pol Pot. Âm mưu thâm độc của bọn chúng là nhử cho quân đội Việt Nam vào sâu trong đất Campuchia để tiêu hao dần hoặc không thì luôn gây sức ép buộc chúng ta phải duy trì một lực lượng quân sự lớn khiến kinh tế nước ta kiệt quệ.

    Pol Pot tính toán rằng nếu đóng quân ở Campuchia thì Việt Nam phải duy trì quân đội từ trên 1 triệu tới 2 triệu người, mỗi quân nhân tiêu tốn 20 đô la một ngày thì chẳng mấy chốc nước Việt Nam sẽ kiệt sức.

    Ý tưởng đó của Pol Pot được thể hiện rõ trong khi thuyết trình trước ông hoàng Sihanouk vào ngày 3.1.1979 (Lúc này ông Sihanouk đã xin nghỉ hưu và bị Pol Pot giam lỏng nhưng trước sự sụp đổ do sức tấn công của Việt Nam, Pol Pot phải viện đến Sihanouk công cán nước ngoài để tuyên truyền rằng Việt Nam xâm lược Campuchia).

    Y nói: “Hiện nay, tình hình chiến sự ở Campuchia là rất tốt đối với quân đội ta. Chúng ta đang giương một cái bẫy, nhử cho địch vào sâu để tiêu diệt luôn toàn bộ sức mạnh quân sự của chúng. Đứng trước kẻ địch, chúng ta phải lựa chọn một trong hai chiến lược, hoặc là chặn đứng sức tiến quân của đối phương trên suốt tuyến biên giới. Nhưng làm như vậy thì quân Việt sẽ không bị tiêu diệt toàn bộ và vẫn có thê tiếp tục phát triển trong nội địa của chúng.

    Hoặc là ta mở toang biên giới làm cho chúng tưởng ta rất yếu, khi đại bộ phận quân địch đã lọt vào trong đất nước ta, chúng ta sẽ bao vây chúng, chia cắt chúng, tiêu diệt chúng. Chúng sẽ bị chìm nghỉm và tan rã như muối gặp nước, trong đại dương hung dữ của cuộc kháng chiến toàn dân và các lực lượng vũ trang vô địch của chúng ta.

    Bộ Tổng tư lệnh đã chọn chiến lược thứ hai này. Chỉ trong vòng hai tháng, ba tháng nữa là cùng ta sẽ tiêu diệt, thanh toán toàn bộ sinh lực địch. Tôi hi vọng lúc đó sẽ có vinh dự được đón Thái tử trở về nước, khoảng ba tháng nữa là chậm nhất. Trong lúc chờ đợi, Thái tử sẽ được cử đi làm những nhiệm vụ to lớn cho nhân dân, cho dân tộc cho đất nước tại Liên Hợp Quốc và các nước bạn”.

    Cũng chính trong đoạn hồi ký này, Sihanouk đã bình luận: “Tôi chỉ còn biết cảm tạ và ca ngợi nhà chiến lược thiên tài, rất xứng đáng so sánh với Hitler trong những ước vọng ngông cuồng nhất, và cũng rất điên dại và ngu dốt như Lon Nol”.

    Sự thực chỉ mấy ngày sau Phnom Penh thất thủ nhưng 3 tháng sau, quân đội Việt Nam không hề bị tiêu diệt mà còn phát triển ra chốt giữ toàn bộ lãnh thổ Campuchia và đẩy tập đoàn diệt chủng Pol Pot sang sát biên giới Thái Lan. Và nếu như lực lượng Pol Pot không được các thế lực bên ngoài hà hơi tiếp sức thì nó không thể trụ được đến hết năm 1979.

    (Còn nữa)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Chiến trường K: Miền ký ức không thể lãng quên
    Cập nhật lúc 38 PM, 09/01/2012

    (ĐVO) Chiến trường K, cho đến hôm nay vẫn là một bí ẩn đối với nhiều người Việt Nam vì thông tin công khai trên báo chí quá ít đề cập đến trong một thời gian dài.


    Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam năm 1977 – 1979 rồi thêm 10 năm sau đó bộ đội tình nguyện Việt Nam đồn trú ở đất Campuchia để truy quét tàn quân Pol Pot bảo vệ chính quyền non trẻ của nước bạn được các cựu chiến binh gộp chung vào một miền ký ức mang tên “Chiến trường K”. Nhiều năm tháng đã trôi qua, và cũng do sách báo quá ít nhắc đến nên dường như đối với nhiều người, chiến trường K thật sự là một bí ẩn còn nhiều xa lạ.

    Bộ đội nhà Phật
    Với ưu thế hỏa lực hơn hẳn quân đội Khmer Đỏ nhưng bộ đội Việt Nam không lạm dụng hỏa lực để giành chiến thắng. Các anh đã cố gắng để hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất cho nhân dân Campuchia vì một suy nghĩ rất đơn giản: phá sập một công trình chỉ cần vài quả đạn pháo nhưng sau này nhân dân Campuchia sẽ phải vất vả xây dựng lại.



    Bộ đội Việt Nam trên đất nước Chùa Tháp

    Tướng Bùi Cát Vũ kể trong ký sự “Đường vào Phnom Penh”: “Anh em ta chỉ dùng súng bộ binh bắn, chứ không dùng pháo sợ cháy thành phố. Đại đội 5, Đại đội 21 cũng vậy, nên ta mới bị thiệt hại như thế. Hồi trưa này tôi nghe đồng chí trợ lý tác chiến về báo cáo lại một trường hợp tương tự như thế của một đại đội thuộc Trung đoàn 12, vây bắt địch mà không dùng B40, ĐKZ bắn vào Đài Độc Lập.

    Chiến sĩ ta đã không tiếc máu mình để bảo vệ những công trình lao động nghệ thuật, những phố phường trống hoang cho nhân dân bạn đỡ phần vất vả sau này”.

    Trong chiến đấu là vậy, đến giai đoạn đóng quân để ổn định tình hình, bộ đội Việt Nam lại tích cực giúp đỡ người dân về mọi mặt. Nhiều khi các chiến sĩ nhường khẩu phần của mình để cứu đói cho dân chúng Campuchia.
    Trong cuốn sách “Cuộc chiến tranh bắt buộc”, đại tá Nguyễn Văn Hồng viết: “Tôi nhớ, sau cuộc tổng tiến công, sư đoàn bộ binh 309 chúng tôi cơ động đến đóng quân và hoạt động trên địa bàn tỉnh Battambang.

    Trong những ngày ấy, địch lùa dân chạy theo chúng vào rừng, nhiều người đã lả đi vì đói, vì khát, vì ốm đau, bệnh tật. Bộ đội ta vừa truy kích địch vừa khiêng cáng những người dân kiệt sức trở về phía sau, bón cháo cho từng người, tổ chức khám bệnh, cho thuốc, nhường cơm, sẻ áo cho họ trong lúc khó khăn.

    Có nhiều người dân cảm động quá, nói không nên lời: “Bộ đội Việt Nam tốt quá, đã cứu nhân dân chúng tôi lần thứ 3. Chúng tôi nhớ ơn bộ đội Việt Nam suốt đời”, đó là câu nói thường gặp ở nhân dân Campuchia.

    Tính chung trong hai năm 1979-1980, sư đoàn bộ binh 309 đã giúp nhân dân Bát Tam Băng 43 tấn lúa giống, 16.702 tấn gạo cứu đói, giúp nhân dân sản xuất 68.574 ha lúa, tặng 6.232 bộ quần áo, xây dựng và sửa chữa 62 trường học với 638 lớp, 6.070 trẻ em được đến trường. Cán bộ chiến sĩ của sư đoàn bộ binh 309 còn vận động, quyên góp được một số tiền đủ để mua sách vở cho các em đến trường, xây dựng được 32 trạm xá phum với 420 giường bệnh; đã khám và phát thuốc và điều trị cho 2.117 người”.

    Nguy hiểm chực chờ
    Ở một góc độ khác, người lính tình nguyện Việt Nam đóng quân trên đất Campuchia luôn luôn phải đối mặt với những hy sinh bất ngờ. Những cựu binh trở về từ chiến trường K kể rằng hầu như không thể biết được đâu là dân đâu là địch. Câu chuyện của cựu chiến binh Lê Thái Thọ của sư đoàn 9 là một ví dụ:


    Bộ đội Việt Nam đang chăm sóc cho các trẻ em Campuchia trên vùng họ đi qua“

    Một lần tôi được lệnh cùng với một xe của D29 chở đạn và gạo lên tiếp tế cho chốt Pôlây. Sau khi chuyển, bàn giao xong hàng hoá, chúng tôi nhanh chóng lên đường trở về. Phải khẩn trương, kẻo về muộn sẽ không được an toàn trên đường.

    Xe qua một chiếc cầu ngoài thị trấn một đoạn, một anh lính của F15 xin đi nhờ xe. Qua câu chuyện góp vui, chúng tôi được biết anh được đi phép nên đang tìm cách quá giang về Việt nam. Biết chúng tôi chỉ về đến thị xã nhưng anh vẫn xin đi. Được đoạn nào, hay đoạn đó.

    Chiếc xe Gazt chầm chậm chạy như rùa bò lên chiếc dốc Rừng xanh nằm khoảng giữa hai chiếc cầu từ phum Tuol Roko đến phum W. Thnna Keo, mấy thằng ngồi trên xe đang cười ngả cười nghiêng khi nghe tôi kể chuyện tiếu lâm... Vừa lên đỉnh dốc, bỗng toác.. toác... toác tiếng súng AK, AR15 nổ xung quanh như xé vải. Địch phục kích.

    Tôi xoay người lại nép mình vào góc thành xe, giương súng bắn trả. Cậu lính của F15 từ ghế băng cuối xe lao về phía tôi chúi đầu xuống như tránh đạn. Đức “ cối “, Tâm cũng bò ra sàn xe vừa tránh đạn vừa ... bắn lên trời. Anh lái xe tăng tốc miết bàn đạp ga phóng như điên như dại. Bắn hết đạn, tôi quanh sang thằng Đức hét :

    - Đưa tao một băng !
    - Băng bằng sắt, băng bằng sắt... Thằng Đức vừa trả lời lạc giọng, vừa lấy tay vỗ vỗ vào băng đạn.
    Thì ra, tôi hét nó đưa cho tôi băng đạn, trong lúc cuống cuồng nó lại tưởng tôi bảo nó đưa cho tôi cuộn băng cứu thương nên mới có sự nhầm lẫn như vậy. Đến chiếc cầu sắt gần phum W, Thnna Keo, chiếc xe dừng lại vì có chốt của F15 ở đó. Thôi chết rồi, tôi lại bị thương rồi. Máu phun ra ướt sũng chiếc áo lính tôi đang mặc. Nhưng sao tôi không có cảm giác đau gì nhỉ !!!?

    Tôi ngoái nhìn lại phía sau. Cậu lính của F15 đi nhờ đã dính một viên xiên qua thái dương, gục đầu lên vai tôi và chết tại chỗ”.

    Ở giữa đất người, ngôn ngữ không thông, các chiến sĩ Việt Nam lúc nào cũng căng thẳng, đặc biệt là lực lượng vận tải tiếp tế cho các đơn vị. Nếu bạn gặp một tốp người đang ngồi trên xe bò lăn bánh lộc cộc trước mặt là ... địch đấy ! Ồ, không có lẽ là dân đi làm rẫy.. Không, không phải dân đâu.. địch đấy. Trong đầu cứ luôn căng ra để ra câu hỏi và tự trả lời. Trả lời sai là phải trả giá. Và đã rất nhiều anh lính trong đơn vị đã trả lời sai”.
    Trong một cuộc chiến du kích mà kẻ địch tiến hành đối với bộ đội ta, có những khi chỉ một tên lính Khmer chặn giữa đường cũng tiêu diệt của một xe chở cán bộ. Cựu binh Thọ kể tiếp: “Buổi trưa hôm ấy, một xe Zep chở tốp cán bộ tham mưu quân đoàn đi qua nơi nghỉ ngơi của chúng tôi lao lên chốt Chi phu. Người lái xe cứ dõi theo đường dây thông tin hữu tuyến rải ven đường mà đi.

    Mải nói chuyện, anh lái xe và mọi người không để ý đến đường dây hữu tuyến đã hết từ lúc nào. Bỗng phía trước mặt xuất hiện một thằng lính Pốt cầm khẩu B40 lao ra chặn đường. Thì ra xe đã vượt qua tuyến tiền duyên lúc nào không biết. Chiếc xe quay đầu định tháo lui. Không kịp nữa rồi. Ùng...oàng... hai tiếng nổ gần như chập vào một. Toàn bộ tốp cán bộ tham mưu quân đoàn chẳng thoát một ai”.



    Quân đội Việt Nam rút về nước năm 1989

    Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đã diễn ra như vậy. Đó là một cuộc chiến không thể tránh khỏi, để giúp nhân dân Campuchia thoát thảm họa diệt chủng và cũng là tự giúp mình, mà 33 năm sau, thủ tướng Hun Sen đã tuyên bố tại Việt Nam ngày 3.1.2012:

    “Tôi rời Campuchia đến Việt Nam để tìm kiếm sự giúp đỡ chống lại chế độ diệt chủng Pol Pot, tôi mới 25 tuổi. Không có gì vui hơn khi chúng tôi được giải phóng khỏi chế độ Pol Pot. Chúng tôi từng đứng trước cái chết và rồi được hồi sinh nhờ quân tình nguyện Việt Nam và phong trào đấu tranh của Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia. Tôi không thể nói hết những ý nghĩa xuất phát từ hai tiếng Việt Nam, nhưng tôi có thể nói ngắn gọn hình tượng rằng: “Việt” là sự hồi sinh của Campuchia - “Nam” là sự phát triển của Campuchia từ trước đến nay”.


    “Với tình cảm, trách nhiệm và những giá trị lịch sử đã được nhân dân hai nước vun đắp, tạo dựng nên trong suốt chặng đường dài, cùng lời đề nghị khẩn thiết của chính người dân Cam-pu-chia, QĐND Việt Nam đã tiến công tiêu diệt lực lượng Pôn Pốt đến sào huyệt cuối cùng. Việc làm đó không chỉ là hành động bảo vệ lãnh thổ của Tổ quốc chúng ta, mà còn là trách nhiệm của lương tri, là ý nguyện của người dân Cam-pu-chia và là hành động diệt trừ một mầm họa lớn cho nhân loại. Đó là một thực tế lịch sử không thể phủ nhận”, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khẳng định.
    Trường Sơn
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    một thời hào hùng và đầy nước mắt
    Trân trọng

  5. #5

    Mặc định

    Vậy mà bây giờ, về việc biển Thái Bình bị Tàu Cộng cố tình lấn chiếm theo đường lưỡi bò, Cambodia lại tuyên bố không tham gia ,không ủng hộ các ý kiến của các nước Nhật, Philippines, Hàn, Việt Nam để chống lại thái độ xâm lấn này của Tàu Cộng

    Chắc hẳn vì Tàu Cộng đang viện trợ quá nhiều cho họ!

  6. #6

    Mặc định

    Campuchia 2 mặt mà, giờ lại làm chủ tịch ASEAN nữa, nên ko họp để ký nghị quyết về Biển Đông, bọn này bị TQ mua chuộc lâu rồi, bựa éo chịu đc

  7. #7

    Mặc định

    'Chiến trường K ác liệt hơn chống Mỹ'

    Cập nhật lúc 02 AM, 02/07/2012

    Với nhiều người lính,10 năm cho một cuộc chiến đánh tan bè lũ Pol Pot còn ác liệt hơn cả thời kỳ chống Mỹ.

    Trở về từ chiến trường

    (Đất Việt) Nói tới cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, nhiều người chỉ nghĩ đến giai đoạn từ cuối năm 1978, đầu 1979, mà mốc dấu là sự kiện 7/1/1979 cho đến khi quân tình nguyện Việt Nam hoàn toàn rút khỏi Campuchia vào năm 1989. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh này đã thực sự bắt đầu từ những năm 1976, 1977 với việc quân Pol Pot đánh chiếm đảo Thổ Chu, đảo Phú Quốc rồi gây ra những vụ tàn sát người Việt ở An Giang, Tây Ninh.

    Giai đoạn ác liệt nhất

    Theo những người lính từng tham chiến ở chiến trường K, chính thời kỳ năm 1977, 1978 mới là ác liệt nhất trong cuộc đối đầu với lực lượng Pol Pot.

    Trước tháng 12/1978, dù Pol Pot thường xuyên xâm lấn lãnh thổ và tàn sát nhân dân Việt Nam nhưng chúng ta chỉ phòng thủ biên giới để bảo vệ lãnh thổ.

    “Giai đoạn 1977, 1978 mới là ác liệt nhất, quân ta thương vong nhiều nhất vì lúc đó Nhà nước mình còn chờ đợi một giải pháp chính trị, cho nên quân đội chỉ được chốt giữ ở biên giới để phòng giữ chứ không được tiến công địch. Nhưng ta cứ chốt ở đâu thì địch bu bám đến đánh phá chỗ đó, thậm chí nó còn luồn sang đất ta để đánh từ sau lưng các đơn vị chốt giữ biên giới”, ông Nguyễn Hữu Hiệu, cựu lính trinh sát của Sư đoàn 7 - đơn vị đóng chốt ở biên giới Tây Ninh, nói.



    Ngôi chùa từng là căn cứ của d7, e209, f7 trong những ngày truy quét quân địch Ảnh: L.T.Hiếu

    Mấy ngày trước, khi tìm gặp ông Nguyễn Hữu Hiệu, nhờ ông Hiệu gọi điện báo, tôi có may mắn được gặp cả 3 cựu binh (ông Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Hữu Ngôn, Lê Nho Hữu) cùng một lúc. Ông Hiệu cho biết: “Một cái làng nhỏ như làng Ngọc Lâu này (xã Cẩm Hoàng, Cẩm Giàng, Hải Dương) mà đã có đến 4 liệt sĩ, 1 thương binh, 1 bệnh binh trong chiến tranh biên giới Tây Nam đấy anh ạ”.

    Tham gia quân ngũ từ tháng 2/1974 đến đầu năm 1982 ra quân, ông Nguyễn Hữu Hiệu đã đi qua cả hai cuộc chiến. Những ngày chiến dịch Hồ Chí Minh thần tốc cho đến những trận đánh ác liệt trong chiến tranh biên giới Tây Nam đều có mặt ông Hiệu.

    Với góc nhìn của một người lính đã đi qua cả hai cuộc chiến, ông Hiệu bảo: “Nhiều người cứ nghĩ chỉ có kháng chiến chống Mỹ là ác liệt nhưng công bằng mà nói thì nhiều khi đánh nhau với quân Pol Pot còn ác liệt, thương vong nhiều hơn thời đánh Mỹ”.
    Ông Lê Nho Hữu, lính bộ binh trung đoàn165, vừa là đồng đội, vừa là đồng hương của ông Hiệu, tiếp lời: “Phải thừa nhận là thời kỳ chiến tranh biên giới Tây Nam là ác liệt vì cả hai bên đều dùng nhiều hỏa lực mạnh cho nên mức độ sát thương rất lớn”.

    Trong một góc nhìn khác, ông Ngôn, lính trinh sát trung đoàn 20 chia sẻ: “Trong kháng chiến chống Mỹ, cán bộ trung cao cấp của mình thương vong không nhiều nhưng trong chiến tranh biên giới Tây Nam, mình mất cả một thiếu tướng (tướng Kim Tuấn, Tư lệnh quân đoàn 3), còn cán bộ cấp trung đoàn, sư đoàn bị thương là chuyện bình thường. Có thể thấy rằng cuộc chiến đánh Pol Pot rất quyết liệt chứ không phải “giặc cỏ” dễ đánh như nhiều người vẫn nghĩ”.

    Liên tục bổ sung quân

    Trong hồi ức của ông Nguyễn Hồng Quân, cựu chiến binh thuộc e7, trung đoàn 209 (e209), sư đoàn 7 (f7) - những ngày đó thật sự khốc liệt. Nhiều đơn vị thương vong với mức độ ngay cả thời chống Mỹ cũng ít có. Ví như trận đánh ngày 9/7/1978 của cả đại đội hơn 40 tay súng thuộc tiểu đoàn 7, gần như xóa sổ.

    “Buổi sáng hôm ấy, hơn 40 anh em đại đội tôi lên giữ chốt, bị địch vây đánh 4 phía, cắt mất cả liên lạc với tiểu đoàn và các đại đội khác. Các anh em chiến đấu rất dũng cảm, anh Phạm Bá Lịch riêng ngày hôm đó đã bắn B40 nhiều đến nỗi tai bị điếc đặc. Nhưng địch quá mạnh lại có xe tăng thiết giáp hỗ trợ nên chúng tôi không chốt giữ được”, ông Quân nhớ lại.

    Theo ông Quân, trận ấy có thể nói là ta thiệt hại rất nặng nề. Cả một đại đội hơn 40 người sáng lên chốt, đến tối khi chạy về được tới tuyến sau chỉ còn chưa đến chục người. Có 4 anh nuôi của đại đội gánh cơm lên cho đơn vị đều hy sinh cả. Chỉ cần nhìn vào việc bổ sung quân số, là thấy được mức độ khốc liệt của cuộc chiến.



    Những cựu chiến binh thôn Ngọc Lâu, Cẩm Giàng, Hải Dương (trong ảnh từ trái sang: ông Hiệu, ông Ngôn, ông Hữu). Ảnh: Trường Sơn.

    Ông Lê Thanh Hiếu, từng là lính e209, f7 kể: “Hồi ấy anh văn thư của đơn vị đi học sĩ quan vắng nên tài liệu giấy tờ của đơn vị được giao cho tôi. Trong năm 1978, chỉ riêng đại đội tôi (c2, d7, e209, f7) phải bổ sung quân số đến 21 lần. Mỗi một lần bổ sung quân số, nhiều thì trên 10 người, ít nhất là 3 người. Như thế cho thấy mức độ hao hụt, thương vong quân số phải rất lớn”.

    Ông Nguyễn Trung Lâm, cũng là cựu binh của e209 kể: “Trong những năm 1978, tôi là trung đội trưởng, có lần tối hôm trước, trung đội vừa được bổ sung 7 - 8 lính mới, sáng hôm sau đã có 4 - 5 anh em hy sinh, vì đêm trước bị địch tập kích vào chốt của đơn vị. Phần lớn họ hy sinh khi còn rất trẻ, mới 18, 19 tuổi, thậm chí chỉ huy còn chưa kịp biết hết mặt, nhớ hết tên”. Ông Lâm cho biết thêm: “Trong cuộc chiến tranh ấy, bộ đội mình ngã xuống nhiều lắm, nếu ai có điều kiện vào nghĩa trang Gò Dầu, Tây Ninh thì sẽ thấy không kém gì nghĩa trang Trường Sơn”.
    Trường Sơn
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  8. #8

    Mặc định

    Đối đầu với sự cuồng loạn của quân Pol pot

    Cập nhật lúc 07 AM, 03/07/2012

    Từ tháng 12/1978 đến 7/1/1979 là giai đoạn Quân đội Nhân dân Việt Nam tổng phản công tiêu diệt Pol Pot, giải phóng Campuchia.

    (Đất Việt) Trở về từ chiến trường

    Những người lính tình nguyện Việt Nam đã sống, chiến đấu dũng cảm bảo vệ quê hương và giải cứu đất nước Chùa Tháp khỏi nạn diệt chủng tàn bạo nhất thế kỷ 20. Đối với họ, những năm tháng đồn trú bên đất bạn Campuchia là những “năm tháng ăn cơm nhà đi lo việc quốc tế” chứ không bao giờ có ý nghĩ chiếm đóng nước Campuchia như các thế lực phản động vẫn tuyên truyền.

    Một thời ngang dọc
    Đã bao nhiêu năm trôi qua mà cựu lính tình nguyện Nguyễn Trung Lâm, hiện là Phó ban quản lý thiết bị của Học viện Tài chính Hà Nội, vẫn không sao quên được những năm tháng trong cuộc đời quân ngũ của mình.

    Theo lời ông Lâm, khi nhập ngũ ông mới chỉ học xong chương trình phổ thông và đang ấp ủ mơ ước thi vào đại học Thể dục thể thao. Nhưng huấn luyện xong thì các tân binh như ông được điều động vào Sư đoàn 7, Quân đoàn 4. Chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, Sư đoàn 7 của ông Lâm được điều lên phòng thủ vùng Tây Ninh, một vùng ác liệt nơi có con đường số 1 nối thông từ Việt Nam sang Campuchia. Ở đây địch thường xuyên tổ chức lực lượng lớn đánh sang biên giới nước ta.
    Mỗi khi gặp lại bạn bè, đồng đội, những ký ức chiến trường trong ông Lâm lại hiện về rõ mồn một. Ông kể: “Tháng 2/1977 tôi bị thương trong trận Bến Cầu nên được về bệnh viện tuyến sau điều trị. Sau khi bình phục, tôi lại ra tuyến trước ngay. Rồi chiến đấu liên tục từ năm 1977 đến khi ra quân, năm 1980”.



    Những ký ức chiến trường vẫn hiện về với ông Nguyễn Trung Lâm. Ảnh: Trường Sơn.

    Ông Lâm cho biết, ông có linh cảm rất chính xác, đang hành quân mà có địch phục kích là ông có thể cảm giác được. “Có lẽ vì thế mà tôi còn về được, chứ trong một cuộc chiến lẫn lộn giữa dân và địch, bất cứ ở đâu chúng tôi cũng có thể bị phục kích, tập kích. Anh em thương vong rất nhiều, tôi may mắn được trở về”, ông Lâm chia sẻ.
    Trong suy nghĩ của ông Lâm, quân Pol Pot chiến đấu rất dữ dội, thậm chí nhiều lúc đến mức cuồng loạn. “Có trận, khi tôi xông lên bắt sống hai tên địch thì chúng nó rút lựu đạn định “chia ba” với mình. Khi còn cách khoảng 8m thì nghe tiếng gào “Nằm xuống” của anh Lê Xuân Hẹn (quê ở Thái Bình). Tôi vừa kịp lăn xuống đất thì quả lựu đạn trên tay địch phát nổ, cả hai đứa chết. Hôm ấy tôi mà chạy nhanh một tí nữa thì “chia ba” quả lựu đạn với bọn địch”, ông Lâm kể.

    Chiến đấu kiên cường, dũng cảm, không tiếc máu xương, nhiều người đã mãi mãi nằm lại bên đất bạn. Một số người đã trưởng thành được tặng huân, huy chương và nhiều bằng khen, giấy khen về thành tích chiến đấu dũng cảm. Khi hoàn thành nhiệm vụ, những người lính trở về địa phương tham gia phát triển kinh tế, xây dựng quê hương.

    Tâm tư hậu chiến
    Có lẽ không có nhiều cựu chiến binh quân tình nguyện Việt Nam được như ông Lê Thanh Hiếu, cựu binh của E209, F7, hiện sinh sống tại đường Đê La Thành, Hà Nội. Hiện tại ông có một gia đình khá hạnh phúc, con cái được ăn học đàng hoàng, kinh tế gia đình ổn định, không phải lo lắng cái ăn cái mặc. Tuy vậy ông vẫn cảm thấy thiếu vắng một điều gì đó.

    Ông cũng chia sẻ thêm: “Chuyện chiến đấu ở chiến trường Campuchia gian khổ, bi tráng lắm, nhưng tôi nghĩ, đó cũng là trách nhiệm thời trai trẻ thôi. Thời đại nào cũng thế, đất nước xảy ra chiến tranh thì ai cũng phải làm như chúng tôi, nên không có gì để phải kể công cả. Nhưng có điều đến nay những người lính chiến trường K như chúng tôi vẫn chưa được nhắc đến một cách xứng đáng. Tôi nghĩ vào dịp kỷ niệm 7/1/1979, khi nhắc đến giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot thì cũng nên nhắc đến quân tình nguyện Việt Nam. Vì đó là máu xương của bao nhiêu người đổ xuống. Không phải ngẫu nhiên mà có ngày 7/1”.



    Ông Hiếu tưởng nhớ 13 trinh sát E209 lọt vào ổ phục kích năm 1979. Ảnh: L.T.Hiếu.

    Theo ông Hiếu, việc “chưa được nhắc đến một cách xứng đáng”, là muốn nói đến công tác tuyên truyền của chúng ta còn hạn chế. Ông nhắc đến một kỷ niệm khiến ông rất xúc động, cũng là niềm an ủi lớn đối với ông và đồng đội khi đã không tiếc máu xương giải cứu người dân nước bạn. Ông Hiếu kể, sau chiến tranh ông đã hai lần về thăm lại chiến trường xưa. Một lần vào đầu năm 2010 và một lần vào tháng 10/2011. Một trong những chuyến đi ấy đã để lại cho người cựu binh ấn tượng đáng nhớ.
    “Chính mắt mình đã chứng kiến bao nhiêu đồng đội ngã xuống trước họng súng quân Pol Pot, khiến tôi có ác cảm với người bản xứ”, ông Hiếu kể, “tuy nhiên, sự việc xảy ra khiến tôi thay đổi hẳn thành kiến đã tồn tại từ lâu trong đầu”.

    Câu chuyện thế này, trong một chuyến thăm lại chiến trường xưa, ông Hiếu cùng một người bạn tôi là phóng viên thường trú của Thông tấn xã Việt Nam tại Phnom Penh, vào một quán ăn ở Phnom Penh. Khi người bạn giới thiệu với anh quản lý nhà hàng bằng tiếng Campuchia rằng, đây (ông Hiếu) là cựu chiến binh Việt Nam, đã giải phóng Phnom Penh vào ngày ấy, năm ấy. Thật không ngờ ngay lập tức anh quản lý cùng với hơn 30 nhân viên nhà hàng ra đứng chắp tay nói là cảm ơn bộ đội Việt Nam đã giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ Pol Pot.

    “Sự việc bất ngờ hôm ấy ở nhà hàng đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Nếu là những người lớn tuổi đã sống qua chế độ Khmer Đỏ thì không nói làm gì, đằng này tất cả nhân viên và quản lý nhà hàng đều rất trẻ, chứng tỏ Campuchia đã giáo dục cho thế hệ trẻ của bạn nhớ đến ơn nghĩa của quân tình nguyện Việt Nam nên mới được như thế”, ông Hiếu nhận xét.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  9. #9

    Mặc định

    Báo Campuchia viết về cuộc chiến chống Khmer Đỏ của quân tình nguyện Việt Nam

    Thứ Sáu, 04/01/2019 20:40 PM GMT+7

    Những người lính quân tình nguyện Việt Nam tới Campuchia khi còn rất trẻ và chiến đấu quên mình chống lại chế độ diệt chủng Pol Pot.


    Tại một nhà hàng ở TP HCM, ông Nguyen Cong Trung vẫn còn dáng dấp rắn rỏi của một người lính. Giống như nhiều người khác, ông Trung chỉ mới là một thiếu niên khi Pol Pot đưa quân gây chiến tranh biên giới Tây Nam của Việt Nam, Paul Millar, cây bút của tạp chí Southeast Asia Globe chuyên về Đông Nam Á có trụ sở tại Campuchia, viết về cuộc gặp với các cựu chiến binh Việt Nam từng tham gia cuộc chiến."Khi chiến tranh nổ ra ở biên giới, tôi chỉ là một học sinh cấp ba", ông Trung nói. "Nhưng tôi biết về sự tàn ác của Pol Pot qua các tờ báo - ông ta giết đàn ông, giết phụ nữ, giết trẻ em. Tôi gia nhập lực lượng dân quân tự vệ địa phương lúc 15 tuổi và sau hai năm, tôi chính thức nhập ngũ".

    Quân tình nguyện Việt Nam tại Kampong Cham trước khi rút về nước năm 1989. (Ảnh: Southeast Asia Globe)

    Ngồi bên cạnh ông là Pham Sy Sau, từng đóng quân ở biên giới khi quân Pol Pot tấn công vào Việt Nam năm 1977. Ông kể rằng tháng 12 năm đó, hơn 100 người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của tập đoàn phản động Pol Pot vào một ngôi làng biên giới Việt Nam, trong đó có 30 học sinh còn rất trẻ."Tôi đã có mặt ở Campuchia từ đầu đến cuối cuộc chiến", ông nói, điếu thuốc kẹp giữa ngón tay. "Trước đó, tôi là một nhà thơ".Việt Nam khi đó vừa mới kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và Mỹ, đất nước mới thống nhất còn đang hứng chịu hậu quả của chiến tranh và cấm vận kinh tế tàn khốc. Ông Sau nhấp một ngụm bia, có vẻ chua xót khi kể về một thế hệ chưa được hưởng bình yên bao lâu lại phải mang trách nhiệm cầm súng bảo vệ Tổ quốc."Chúng tôi buộc phải cầm súng chống trả", ông nói. "Những người Việt Nam đã phải chịu đựng rất nhiều từ cuộc chiến trước. Sau năm 1975, chúng tôi hy vọng sẽ có hòa bình. Nhưng chỉ sau hai năm, chúng tôi lại một lần nữa lâm vào chiến tranh".Khmer Đỏ dưới sự cầm quyền của Pol Pot từ giữa năm 1975 đến năm 1979 đã tiến hành nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, phá hủy nhiều ngôi làng và giết hại hàng chục nghìn dân thường, phần lớn là người già, phụ nữ, trẻ em, đốt cháy hàng vạn ngôi nhà, tài sản của người dân.Nguyen Duc Hoa, cựu binh có gương mặt rắn rỏi và chất giọng sang sảng, kể rằng ông nhập ngũ năm 1976 và suốt hơn ba năm sau đó tham gia nhiều trận đánh để đẩy lùi các cuộc tấn công của Khmer Đỏ qua biên giới.


    Một người lính Campuchia (trái) và hai chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam bên ngoài đền Angkor Wat năm 1982. (Ảnh: VNA)

    "Mọi việc rất đơn giản, chúng tôi khi đó còn trẻ", ông nói. "Khi kẻ thù tấn công đất nước, chúng tôi đánh trả. Nhưng giờ đây người Việt muốn có tình bạn thân thiết với Campuchia - bởi vì chúng tôi có bạn bè, người thân và đồng hương đã định cư ở Campuchia".Sau khi đập tan chiến tranh xâm chiếm biên giới Tây Nam - Việt Nam của tập đoàn Pol Pot, theo yêu cầu của cách mạng Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã sang giúp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia giải phóng dân tộc khỏi nạn diệt chủng, khôi phục và xây dựng đất nước. Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnompenh được giải phóng. Tàn quân Khmer Đỏ chạy sang ẩn náu bên kia biên giới Thái Lan.Nguyen Thanh Nhan, có dáng người nhỏ bé nhưng dẻo dai, từng chiến đấu chống lại tàn quân của Pol Pot ở biên giới Thái Lan. "Tôi không phải nhân chứng, nhưng chúng tôi đã nghe về Tuol Sleng (từng là trại tập trung của Khmer Đỏ, nay là Bảo tàng Diệt chủng ở Phnom Penh). Sự tàn bạo và tội ác diệt chủng của Pol Pot là rất, rất khủng khiếp".Cố vấn Hội đồng Bộ trưởng Campuchia Sin Khin sinh ra ở tỉnh Svay Rieng, gần biên giới với Việt Nam, là một trong nhiều người Campuchia nhớ rõ sự tàn ác đó. Dưới thời chính quyền Khmer Đỏ, Sin Khin từng phải làm việc khổ sai trong 15 tháng.Khi quân Khmer Đỏ bị quân tình nguyện Việt Nam đánh bại và phải tháo chạy, Sin Khin buộc quần áo vào một chiếc gậy để làm cờ trắng và mỉm cười, nói chuyện bằng tiếng Việt với những người lính Việt để chứng minh mình không thuộc Khmer Đỏ. "Họ cho tôi một mẩu bánh mì", ông kể lại.

    Với những người lính quân tình nguyện Việt Nam, các cuộc tiếp xúc đầu tiên với người Campuchia như vậy là giây phút họ hiểu sự tàn bạo của Khmer Đỏ. Là người có nụ cười thường trực trên môi, gương mặt Nguyen Van Trong trở nên nghiêm nghị khi ông nói về những ngày đầu chiến đấu bên kia biên giới.


    Bác sĩ Hoang Cat, cựu binh chiến tranh biên giới Tây Nam, hiện sống ở Campuchia. (Ảnh: Southeast Asia Globe)

    "Dưới thời Pol Pot, không có tiền, không có gia đình, không có trường học", ông nói. "Chỉ có một màu duy nhất: đen. Tất cả quần áo đều màu đen. Khi chính quyền của ông ta sụp đổ, người dân Campuchia rất hạnh phúc. Khi nhìn thấy những người lính Việt Nam, họ giống như được hồi sinh".Sin Khin sau đó tới Việt Nam, góp sức xây dựng lực lượng giải phóng Campuchia do ông Heng Samrin và ông Hun Sen (hiện là Thủ tướng Campuchia), dẫn đầu, đưa các chàng trai trẻ đến huấn luyện cùng với những người lính Việt Nam đã cho họ chỗ trú ẩn.Ông Heng Samrin, Hun Sen và Chea Sim, những người muốn lật đổ Khmer Đỏ, đến Việt Nam năm 1977 để tìm kiếm sự giúp đỡ.

    Khi họ thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ở huyện Snuol, tỉnh Kratie tháng 12/1978, Khin bắt đầu tin rằng hơn 4 năm đau đớn dưới chế độ diệt chủng cuối cùng sẽ chấm dứt."Ban đầu, tôi không cảm thấy có nhiều hy vọng, nhưng khi gặp rất nhiều binh lính trong rừng ở Snuol và người Việt Nam đến để giúp đỡ họ, tôi bắt đầu tin rằng chúng tôi sẽ chiến thắng", ông nói."Mọi người bắt đầu tình nguyện tham gia phong trào.

    Họ rất phẫn uất trước Khmer Đỏ", Khin nói. "Những người lính quân tình nguyện Việt Nam luôn ở tuyến đầu, hỗ trợ các chiến sĩ Campuchia chiến đấu".Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia năm 1989, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả, giúp đỡ dân tộc Campuchia truy quét Khmer Đỏ, củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng đất nước.Bác sĩ Hoang Cat, cựu binh chiến đấu chống Khmer Đỏ ở tỉnh Kampong Cham, đã chọn định cư ở Campuchia sau khi chiến tranh kết thúc.

    Ông hiện làm việc tại một bệnh viện Việt - Cam ở trung tâm Phnom Penh."Chiến trường không giống như phim tài liệu", ông nói. "Sau khi Khmer Đỏ rút từ nơi này sang nơi khác, quân tình nguyện Việt Nam truy quét và tiếp tục đẩy lùi chúng"."Rất nhiều binh sĩ mà tôi điều trị, cả người Campuchia và người Việt, đã bị thương vì đạn và mìn", ông nói. "Nhiệm vụ của tôi là giúp đỡ họ. Bác sĩ phải điều trị cho tất cả mọi người, kể cả Khmer Đỏ, nếu họ bị thương hoặc bị bệnh. Bạn chỉ cần điều trị cho bệnh nhân trước mặt bạn".Trước khi nói lời tạm biệt Paul Millar, ông Sau rút ra một tập thơ và ký tên lên trên. Ông nói rằng trong đó lưu giữ những ký ức trong gần một thập niên chiến đấu để giải phóng Campuchia khỏi những tàn dư cuối cùng của chế độ Pol Pot."Tôi đã ở Campuchia trong dịp Tết của người Khmer" ông kể. "Vào tháng 4/1979, lần đầu tiên sau 4 năm, họ nhảy múa trên đường phố. Đó là hình ảnh tôi luôn nhớ mãi".

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  10. #10

    Mặc định

    Người Campuchia gọi bộ đội tình nguyện là gì?


    Quan tâm[COLOR=#FFFFFF !important]0


    04/01/2019 14:57 GMT+7

    - Trung tướng Khuất Duy Tiến kể, khi đó những người lính như ông đều tin đó chỉ là những tranh chấp lãnh thổ bình thường giữa hai đất nước.



    Sáng 4/1 tại Hà Nội Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979 – 7/1/2019) được tổ chức trọng thể. Nhân sự kiện đáng nhớ này, Tuần Việt Nam giới thiệu lại bài viết về cuộc chiến bảo vệ biên giới và giúp quân dân Campuchia 40 năm trước của quân đội và nhân dân Việt Nam.

    Sau ngày giải phóng, dù quân Pol Pot liên tục gây hấn khắp khu vực biên giới Tây Nam từ Tây Ninh, Hà Tiên đến An Giang, Sóc Trăng. Một cuộc đổ máu giữa hai đất nước anh em từng sát cánh bên nhau trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là điều không ai ngờ tới.
    Tháng 1 năm 1979, sau khi quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Campuchia và tiếp tục truy quét tàn quân Pol Pot, Tổng Bí thư Lê Duẩn khi đó gọi điện sang Phnom Penh đã hỏi những người chỉ huy quân tình nguyện một câu duy nhất: - Bộ đội ta khi gặp dân Campuchia cư xử thế nào? - Người Campuchia gọi bộ đội Việt Nam là bộ đội nhà Phật! Khi nghe được câu trả lời đó, ở Hà Nội, ông Lê Duẩn đã nở một nụ cười thực sự - Trung tướng Khuất Duy Tiến nhớ lại.

    Trong những Tư lệnh của Quân đoàn 3 từng trực tiếp giữ vai trò chỉ huy trong Chiến dịch Biên giới Tây Nam giờ chỉ còn Trung tướng Khuất Duy Tiến và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước. 35 năm sau chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot, các vị tướng già chia sẻ những ký ức không dễ quên...
    Một cuộc chiến không ai chờ đợi
    Ngày 30/ 04/ 1975, khi Sư đoàn 320 (thuộc Quân đoàn 3) tiến vào giải phóng Sài Gòn, trong giờ phút đất nước thống nhất, Trung tướng Khuất Duy Tiến (khi đó là Thượng tá -Trưởng phòng Tác chiến Quân đoàn 3) đã chứng kiến những người lính Sư đoàn giữa tiếng nói cười rổn rảng đã hùng hồn tuyên bố: "100 năm nữa, cũng không có "thằng" nào dám đánh Việt Nam".

    Không ai ngờ chỉ sau đó vài ngày, với việc đưa máy bay ra tấn công đảo Phú Quốc, Chính quyền Pol Pot ở Campuchia đã châm ngòi cho cuộc chiến ở Biên giới Tây Nam.

    Sau ngày giải phóng, dù quân Pol Pot liên tục gây hấn khắp khu vực biên giới Tây Nam từ Tây Ninh, Hà Tiên đến An Giang, Sóc Trăng, nhưng Trung tướng Khuất Duy Tiến thừa nhận rằng, khi đó những người lính như ông đều tin đó chỉ là những tranh chấp lãnh thổ bình thường giữa hai đất nước.
    Một cuộc đổ máu giữa hai đất nước anh em từng sát cánh bên nhau trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là điều không ai ngờ tới: "Ngày 23/10/1977, Chỉ huy Quân đoàn 3 nhận được điện khẩn của Bộ Tổng tham mưu phía Nam yêu cầu vào nhận nhiệm vụ mới. Từ Nha Trang, tôi khi đó là Trưởng phòng Tác chiến Quân đoàn cùng với Thiếu tướng Vũ Lăng (Tư lệnh) và Thiếu tướng Kim Tuấn (Tư lệnh phó) từ Nha Trang vào trụ sở Bộ Tư lệnh tiền phương để nhận nhiệm vụ. Lúc đó, quân Khmer Đỏ đã tấn công, giết chóc khắp vùng biên giới Tây Nam, đặc biệt là ở Tây Ninh, Hà Tiên, An Giang. Quân đoàn 3 được Bộ Tư lệnh giao cho nhiệm vụ trấn giữ biên giới Tây Ninh, ngăn cản âm mưu xâm lược của quân Pol Pot. Đó là lúc chúng tôi hiểu rằng chiến tranh đã bắt đầu và không thể tránh khỏi. Tôi trở thành Sư trưởng Sư đoàn 320, Sư đoàn chủ lực của Quân đoàn 3". Trung tướng Khuất Duy Tiến hồi tưởng.

    Các nạn nhân của chế độ Khmer đỏ được trưng bày tại Bảo tàng Tuol Sleng ở Campuchia. Để tiết kiệm đạn, nhiều người đã bị đánh tới chết - Ảnh guardian.co.uk

    Những ngày cuối năm 1977, đầu năm 1978, biên giới Tây Ninh chìm trong chết chóc. Trong lần đưa Tướng Lê Ngọc Hiền (Phó Tổng Tham mưu - phụ trách Bộ Tổng Tham mưu miền Nam) lên thị sát khu vực làng Xa Mát (huyện Tân Biên - Tây Ninh), tướng Khuất Duy Tiến đã trải qua những giờ phút kinh hoàng nhất trong đời binh nghiệp của mình: "Khắp làng Xa Mát là xác trẻ em, người già và phụ nữ. Xác người la liệt trong nhà, ngoài sân, sau vườn. Quân Khơ-me đỏ không giết người bằng súng. Chúng dùng những cái rìu đốn củi. Anh Lê Ngọc Hiền vốn nổi tiếng là người bản lĩnh, cứng rắn, chứng kiến cảnh đó chỉ biết gọi tôi Tiến ơi!" rồi bật khóc. Cả đoàn chúng tôi khóc theo. Đi qua hai cuộc kháng chiến, tưởng như cái chết đã trở thành quen thuộc, tôi vẫn bị ám ảnh bởi cảnh tượng kinh hoàng ở Xa Mát".



    Tháng 1 năm 1979, khi được lệnh vượt qua biên giới Campuchia tấn công tiêu diệt quân Khmer Đỏ, tướng Khuất Duy Tiến mới nhận ra không chỉ ở Xa Mát, ở Tây Ninh hay khắp biên giới Tây Nam, mà ngay trên đất Campuchia, Tập đoàn Pol Pot cũng tàn sát không thương tiếc đồng bào mình. Ở những phum, sóc mà sư đoàn 320 đi qua, ông đã chứng kiến những cảnh tượng chết chóc y hệt ở Xa Mát. Ông kể, có buổi tối khi hành quân đến một phum mới, anh em trong sư đoàn đi múc nước giếng về nấu ăn nhưng không ai ăn nổi vì nước giếng có mùi tanh rất khó chịu. Đến sáng ra nhòm vào giếng, ai nấy đều rợn người vì trong giếng toàn xác người.
    30.000 người dân Việt Nam và gần 2 triệu người dân Campuchia đã chết dưới tay quân Khmer Đỏ dưới chế độ Pol Pot trong những năm tháng kinh hoàng đó!

    "Bộ đội cụ Hồ - đội quân nhà Phật"

    2 ngày trước lễ kỉ niệm 35 năm Chiến dịch Biên giới Tây Nam, Trung tướng Khuất Duy Tiến được phong tặng danh hiệu AHLLVTND. Một sự trùng hợp vô cùng thú vị!

    Trung tướng Khuất Duy Tiến. Ảnh Tô Lan Hương

    Ông nói: "Ngày tôi được phong Anh hùng, hơn 800 anh em sư đoàn 320 từ 26 tỉnh miền Bắc đã về để chúc mừng. Tôi nói với anh em, khi đeo chiếc Huân chương này, tôi vừa tự hào, vừa cảm thấy nặng nề. 14.000 người lính của Sư đoàn 320 đã hi sinh trong chiến tranh. Trong đó có hơn 3000 người lính hy sinh ở chiến trường Campuchia. Huân chương này không phải của riêng tôi mà của tất cả anh em ngồi đầy và những anh em đã nằm xuống".

    Khi là Sư trưởng Sư đoàn 320 chiến đấu ở khu vực phía Đông sông Mekong, đã hơn một lần Trung tướng Khuất Duy Tiến phải rơi lệ. Có lần, ông cử một nhóm 5 trinh sát trẻ đi thám thính tình hình địch trước khi bắt đầu trận đánh. Không may nhóm trinh sát bị quân Khmer Đỏ phát hiện và bao vây. Ở Sở chỉ huy sư đoàn, qua điện đàm, Sư trưởng Khuất Duy Tiến nghe rõ từng tiếng súng, từng tiếng mìn nổ. Ông hiểu rằng đó là trận đánh không cân sức và những người lính trinh sát của ông gần như cầm chắc cái chết. Khi đạn mang theo đã gần hết, lựu đạn của cả nhóm cũng chỉ còn 2 -3 quả, lính của ông gọi về nói lời cuối: "Báo cáo Thủ trưởng, chúng em thà chết chứ không rơi vào tay địch. Vĩnh biệt Thủ trưởng!". Tất cả những người có mặt ở Sở chỉ huy và nghe được cuộc điện đàm đều lặng đi...Đã có những người lính tuổi mười chín, đôi mươi ngày thường vẫn gọi ông là bố, xưng con và đã nằm lại mãi mãi trên đất Campuchia như thế!

    Trung tướng Khuất Duy Tiến nói thêm với tôi: "Những người lính Việt Nam đã thực sự đồng cảm với nỗi đau của nhân dân Campuchia như với chính đồng bào ruột thịt của mình. Khi ở trên đất Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam được quán triệt: Thứ nhất, lấy được kho lương thực của quân Khmer Đỏ thì phải lập tức chia cho dân. Thứ hai, không được lấy bất cứ thứ gì của dân. Có lần Sư đoàn 320 hành quân qua vườn chôm chôm sai trĩu cành ở Phnompenh, nhưng không ai dám hái dù chỉ một quả. Bộ đội Việt Nam đi đến đâu, người dân Campuchia cũng hô: "Bộ đội cụ Hồ!" Tôi vẫn nhớ vị Thượng tọa của một ngôi chùa khi gặp bộ đội Việt Nam đã quỳ rạp xuống để tỏ lòng biết ơn, miệng không ngừng nói: "Bộ đội cụ Hồ, đội quân nhà Phật!".
    "Bây giờ thì ông Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin có lẽ không nhớ tôi là ai, nhưng tôi thì vẫn nhớ ông ấy. Trong trí nhớ của tôi, Heng Samrin không thay đổi nhiều", Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhớ về cuộc giải cứu năm xưa.

    Tô Lan Hương
    (Còn nữa)




    [/COLOR]
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  11. #11

    Mặc định

    Cuộc chiến hồi sinh cho dân tộc Khmer


    Quan tâm[COLOR=#FFFFFF !important]0


    06/01/2019 08:51 GMT+7[/COLOR]


    - Các lãnh đạo Campuchia khẳng định, quân đội nhân dân Việt Nam đã giải phóng đất nước họ khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.


    Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia đập tan chế độ diệt chủng (7/01/1979) đang diễn ra. Tuần Việt Nam ôn lại những đau thương mà nhân dân Campuchia đã trải qua và đóng góp xương máu của quân đội và nhân dân Việt Nam đưa đất nước láng giềng khỏi chế độ diệt chủng.

    Chính các vị lãnh đạo tiền nhiệm và đương nhiệm của Campuchia đều khẳng định, quân đội nhân dân Việt Nam là những người giải phóng đất nước họ khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.

    Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam của quân và dân Việt Nam không chỉ có ý nghĩa là một cuộc chiến tranh vệ quốc, mà đó còn là một sự giúp đỡ quốc tế và tình anh em vô cùng cao cả, khi cứu hàng triệu người dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.

    Sự ghê rợn của chế độ diệt chủng Pol Pot đã được Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia, Chủ tịch danh dự Đảng CPP Heng Samrin, khẳng định: "Chế độ diệt chủng Pol Pot là chế độ tàn bạo chưa từng có trên thế giới". Ngài Heng Samrin từng giữ đến chức tư lệnh sư đoàn trong quân đội của Pol Pot trước khi đảo chính bất thành vì nhận ra bản chất tàn bạo đó của chúng, và chạy thoát sang Việt Nam để cùng những người cùng chí hướng tìm cách tiêu diệt chế độ diệt chủng, cứu nhân dân Campuchia.

    Các thống kê sau này ghi nhận con số khủng khiếp: Quân Pol Pot đã sát hại gần 3 triệu người Campuchia, trong đó có đến một nửa chết vì bị hành quyết, và số còn lại vì đói khát và bệnh tật.

    Chính cố quốc vương Campuchia Norodom Shihanouk (1922-2012), trong cuốn hồi ký viết bằng tiếng Pháp "Người tù của Khmer Đỏ", đã viết về thảm cảnh của đồng bào ông dưới chế độ Pol Pot: “Nhiều đồng bào của tôi chạy trốn sang Pháp viết thư kể chuyện cho tôi rõ, Khmer Đỏ đã lần lượt thanh toán những người thuộc phe cánh của Lon Nol và của cả Sihanouk. Ngay đến dân chúng Campuchia, những người chờ đón Khmer Đỏ tiến vào như những người giải phóng cho họ, cũng bị đuổi khỏi thành phố, hàng ngàn người chết gục trên các nẻo đường".

    Quốc vương cmô tả việc Angkar (tổ chức của Khmer Đỏ) đã bắt người dân sau khi ra khỏi thành phố làm nô lệ khổ sai như thế nào: “Những “nô lệ” lao động trên công trường này được điều động từ các nơi xa tới. Phần lớn đều là thanh niên, thiếu niên, cả nam lẫn nữ. Theo lệnh Angkar, họ phải đảm đương những công việc nặng nhọc nhất “bởi vì họ trẻ và khỏe,” và phải liên tục lao động từ công trường này đến công trường khác không được nghỉ".

    Ông ghê rợn viết lại lời kể của bà Bua Tan, em họ của Thái hậu, mẹ ông, người đã bị Khmer Đỏ đưa đi lao động tại một công xã và ông đã phải tìm rất nhiều cách để đưa bà về bên Thái hậu: "Một mụ đàn bà trong công xã khoe đã giết được vô khối tên phản cách mạng bằng cách đập gậy vào đầu cho đến chết”.

    Cố quốc vương tả lại cho nhân dân thế giới cái cách mà chế độ Pol Pot tàn sát trẻ em: “Nhiều trẻ nhỏ đã bị giết chỉ vì đi lạc. Những hình phạt đối với trẻ em phạm mỗi ở mức “trung bình” chưa tới tội tử hình cũng cực kỳ độc ác, tức là bắt nhịn ăn, bắt phơi nắng hàng giờ không cho uống nước vụt bằng roi, đánh bằng gậy".


    Quân Pol Pot đã sát hại gần 3 triệu người Campuchia

    Còn nhà báo nổi tiếng người Australia Wilfred Burchett (1911-1983) người đặc biệt gắn bó với chiến trường khu vực Đông Nam Á và Đông Dương, trong cuốn sách "Tam giác Trung Quốc - Campuchia - Việt Nam" cũng đã phải đau xót viết về cảnh tình của người dân Campuchia dưới chế độ Pol Pot: "Trừ dăm ba người buông mình theo bọn cầm đầu Khơme Đỏ, còn tất thảy những người mà tôi biết trong suốt một phần tư thế kỷ quan hệ thường xuyên với nước Campuchia đều đã bị giết.

    Burchett đánh giá: "Mọi tội ác của bọn Quốc xã đều được Khơme Đỏ lặp lại và lặp lại "có sáng tạo", phát minh thêm nhiều cái mới. Hitler, Goering, Goebbels và những tên Quốc xã khác đều là những tên quỷ sứ, hiện thân của những gì được coi là tột cùng của "cái ác" trong thời đại chúng ta. Thế nhưng, tội ác của chúng vẫn chưa thấm tháp vào đâu nếu đem so với những tội ác của Khơme Đỏ do bọn Pol Pot, Ieng Sary, Khieu Samphan cầm đầu".

    "Hitler đã cố tiêu diệt người Do Thái, người Slaver, người Digan và những người "không thuộc giống Aryan" khác", Burchett phân tích tiếp. "Còn Pol Pot thì quyết tâm tiêu diệt không chỉ người Việt, người Hoa, người Chăm theo đạo Hồi và các nhóm người thiểu số khác mà cả những người thuộc giống Khmer của chính bản thân hắn nữa. Hitler bắt người từ Pháp, Ba Lan và các nước khác về làm nô lệ và buộc họ làm việc đến chết trong các trại lao động. Còn ban lãnh đạo Khơme Đỏ thì lại biến cả đất nước của họ thành một trại tập trung khổng lồ".

    Người dân Campuchia lúc đó tay không còn tấc sắt, chỉ còn biết trông chờ trời, Phật cứu giúp. Quốc vương Shihanouk đã viết, ông trông chờ vào quân đội Việt Nam. Khi nghe tin về việc xảy ra xung đột giữa quân đội Pol Pot và quân đội nhân dân Việt Nam, ông cho rằng "tin xấu đó... tức là tin tốt lành".

    Quốc vương Shihanouk bình luận: "Cả hai chế độ của Lon Nol và của Pol Pot đều là kẻ thù của chúng tôi, cả hai đều phạm một sai lầm tai hại đối với bọn chúng, đồng thời cũng mang lại tai hoạ cho Campuchia. Đó là, khiêu khích liên tục nước Việt Nam láng giềng của chúng tôi và dại dột tiến công những người Việt Nam".

    (còn nữa)
    Lê Tiên Long


    Last edited by Bin571; 06-06-2019 at 03:39 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  12. #12

    Mặc định

    Cuộc giải cứu Chủ tịch Quốc hội Campuchia


    Quan tâm[COLOR=#FFFFFF !important]0


    05/01/2019 10:00 GMT+7[/COLOR]
    - Heng Samrin và Hunsen khi đó là những người đứng đầu danh sách thanh trừng của Khmer Đỏ.


    Trong những Tư lệnh của Quân đoàn 3 từng trực tiếp giữ vai trò chỉ huy trong Chiến dịch Biên giới Tây Nam giờ chỉ còn Trung tướng Khuất Duy Tiến và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước còn sống. Trong chiến dịch đó, Tướng Thước - lúc đó là Tham mưu trưởng Quân đoàn 3 là người đã trực tiếp cùng Sư đoàn 10 vượt qua biên giới, tiến sâu vào lãnh thổ Campuchia để giải cứu ông Heng Samrin(nay là Chủ tịch Quốc hội Campuchia).
    Tướng Thước kể, năm 1978, khi ông đang làm nhiệm vụ tiêu diệt Furlo ở Tây Nguyên thì nhận được lệnh đưa quân về bảo vệ khu vực biên giới Tây Ninh, ngăn chặn âm mưu của quân Khmer Đỏ tấn công Tây Ninh rồi tiến vào Sài Gòn, lật đổ chính quyền của ta. Giải cứu được Sư trưởng Heng Samrin là một chiến công lớn của Quân đoàn 3 trong giai đoạn cuối năm 1978.

    Trong năm 1978, đã có nhiều đại đội lính Khmer Đỏ chạy sang Việt Nam. Họ là những người lính Khmer Đỏ đầu tiên nhận ra tội ác diệt chủng của chính quyền Pol Pot. Khi đánh hơi thấy những "kẻ chống đối", chính quyền Pol Pot đã tiến hành những cuộc thảm sát trong chính quân đội của mình, đặc biệt là ở khu vực phía Đông Campuchia (giáp biên giới Tây Ninh) - nơi mà chúng cho rằng có nhiều thành phần thân Việt Nam.
    Hai ông Heng Samrin và Hunsen khi đó là những người đứng đầu danh sách thanh trừng của Khmer Đỏ. Cùng với một số chỉ huy Khmer Đỏ khác, Hunsen và Heng Samrin đã lên kế hoạch lật đổ chế độ Pol Pot. Khi việc bị bại lộ, cả hai ông đều lọt vào danh sách những kẻ thù nguy hiểm nhất của chính quyền Pol Pot.

    Trung tướng Nguyễn Quốc Thước

    Trong lúc tính mạng đang bị đe dọa, Heng Samrin và Hunsen đã đặt niềm tin vào bộ đội Việt Nam. Tháng 10 năm 1978, trong khi ông Hunsen được Tỉnh ủy Tây Ninh đón sang Việt Nam thì ông Heng Samrin cũng được các trinh sát Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 trực tiếp vào lãnh thổ Campuchia giải cứu.

    Khi nhận được thông tin từ phía ông Heng Samrin gửi sang, tướng Nguyễn Quốc Thước đã cùng với Sư đoàn 10 tiến sâu vào biên giới Campuchia hơn 10km. Từ đó, một nhóm trinh sát được cử tiếp tục đi sâu vào khu vực Đầm Be - nơi Heng Samrin và quân lính của mình đang lẩn trốn. Với sự bảo vệ của các trinh sát Sư đoàn 10, ông Heng Samri đã về đến khu vực biên giới an toàn. Tại đây, sau khi trò chuyện, trao đổi một số điều, tướng Thước đã lập tức đưa Heng Samrin về Bộ Chỉ huy Quân đoàn rồi từ đó về Bộ Tổng Tham mưu.

    Tướng Thước kể: "Bây giờ thì ông Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin có lẽ không nhớ tôi là ai, nhưng tôi thì vẫn nhớ ông ấy. Trong trí nhớ của tôi, Heng Samrin không thay đổi nhiều. Vầng trán cao đặc trưng của ông ấy là một điểm đặc biệt dễ nhớ. Nhưng hồi đó, Heng Samrin gầy gò, rách rưới và ốm yếu hơn bây giờ rất nhiều. Duy chỉ có thần thái vẫn toát lên phong cách của một người chỉ huy: vô cùng điềm tĩnh, tuyệt nhiên không hề sợ hãi! Lúc đầu gặp, không khí giữa chúng tôi khá e dè, cảnh giác lẫn nhau vì chưa biết ai thực sự là bạn, ai thực sự là thù. Khi đã hiểu nhau, biết nhau cùng chung một mục đích, Heng Samrin nhanh chóng trở thành những người bạn của quân Việt Nam".

    Tôi chịu mọi trách nhiệm!

    Trong Chiến dịch Biên giới Tây Nam, Quân đoàn 3 với sự chỉ huy của Tư lệnh - Thiếu tướng Kim Tuấn và Tham mưu trưởng Nguyễn Quốc Thước là một Quân đoàn chủ lực của quân tình nguyện Việt Nam, góp công rất lớn vào việc giải phóng Campuchia, tiêu diệt toàn bộ tập đoàn Pol Pot.
    Từ ngày 7/ 01/ 1979 đến ngày 17/ 01/ 1979, Quân đoàn 3 đã tiến hành một cuộc hành quân thần tốc qua các tỉnh Kong Pong Cham, Phnom Penh, Kong Pong Thom, Xiêm Riệp, Bat Tan Bang, Pousat, giải phóng 3/7 quân khu của Pol Pot ở vùng Đông, Tây Bắc và Tây Campuchia (chiếm phần lớn diện tích Campuchia). Trung bình mỗi ngày, cả quân đoàn đi được 100km, đi đến đâu, đánh địch đến đó rồi lại tiếp tục hành quân.

    Những ngày cuối cùng của chiến dịch, tướng Nguyễn Quốc Thước đã chỉ huy Quân đoàn hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng ở chiến trường Campuchia: tiêu diệt sào huyệt cuối cùng của Pol Pot, thu giữ 8 tấn vàng và bàn giao lại toàn bộ cho Campuchia làm tiền đề bắt đầu xây dựng lại đất nước. Sau chiến dịch cuối cùng này, Quân đoàn 3 trở về Việt Nam, tiếp tục tham gia Chiến tranh Biên giới phía Bắc. Bên cạnh sự tự hào, nỗi đau lớn nhất của những người lính Quân đoàn 3 ở đất Campuchia chính là sự hi sinh của Thiếu tướng - Tư lệnh Kim Tuấn.


    Trung tướng Nguyễn Quốc Thước kể, vào giữa tháng 3/ 1979, Bộ Chỉ huy Quân đoàn 3 đóng ở khu vực Bat Tan Bang đã quyết định tổ chức chiến dịch truy quét vào hang ổ cuối cùng của Pol Pot tại vùng Săm Lop - Ta Sanh thuộc dãy núi Kravanh giáp biên giới Thái Lan. Thiếu tướng Kim Tuấn đã quyết định từ Bat Tan Bang trở về Xiêm Riệp để giao nhiệm vụ cho các sư đoàn đóng ở Xiêm Riệp phối hợp tổ chức chiến dịch cuối cùng này.

    Tư lệnh Kim Tuấn tại chiến trường năm 1979. Ảnh tư liệu

    Ban đầu, tướng Kim Tuấn được đề nghị đi trực thăng, nhưng ông đã quyết định đi đường bộ với lý do muốn tham khảo địa hình trước khi cho các Sư đoàn hành quân. Trên đường đi, đoàn đã bị quân Pol Pot tập kích. Chiếc xe chở Thiếu tướng Kim Tuấn bị trúng một quả B40. Tư lệnh Kim Tuấn bị chấn thương nặng vùng cột sống. Dù bộ đội ta kịp thời ứng cứu, nhưng ông đã qua đời ngày 17/01 trên máy bay trực thăng đưa ông về cấp cứu ở Sài Gòn, khi máy bay vừa bay qua địa phận Phnom Penh.

    Tướng Kim Tuấn là vị Chỉ huy cấp cao nhất của quân tình nguyện Việt Nam hi sinh ở chiến trường Campuchia. Ông cũng là chỉ huy đầu tiên của quân tình nguyện Việt Nam được phong AHLLVTND. Trước khi mất, ông đã nhận hết trách nhiệm của vụ tấn công về mình để văn phòng Quân đoàn không bị truy cứu trách nhiệm. Đó là nguyện vọng cuối cùng của vị Tư lệnh Anh hùng của Quân đoàn 3.

    Con lắc

    Từ thời chống Pháp, chống Mỹ đến nay, quan hệ Việt Nam - Campuchia đã trải qua không ít những giai đoạn thăng trầm.
    Có thời điểm, khi chứng kiến những chuyển biến xấu trong mối quan hệ vốn rất hữu hảo nhiều năm giữa hai nước, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước và Trung tướng Khuất Duy Tiến đều rất lo lắng và buồn bã.

    Các ông chia sẻ, Việt Nam, Campuchia và Lào giống như anh em trong nhà, như môi với răng. Chỉ cần không đoàn kết, thì không chỉ riêng một chính phủ nào, một đất nước nào, tất cả sẽ cùng suy yếu. Nhân dân Campuchia luôn yêu quý và tin tưởng nhân dân Việt Nam. Đường lối ngoại giao mềm mỏng, hữu nghị, sẵn sàng hợp tác và chia sẻ khó khăn của ta với Campuchia trong thời gian qua đều được các tướng lĩnh lão thành ủng hộ và tin rằng Campuchia sẽ sớm nhận ra đâu là người bạn thực sự của mình.

    Sau một quãng thời gian không mấy vui vẻ, những ngày cuối năm 2013 chứng kiến những tín hiệu đáng mừng trong mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Campuchia.

    Thủ tướng Hunsen đã chọn Việt Nam cho chuyến thăm chính thức đầu tiên sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ mới. Những ngày gần đây là chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samri. Đó là lời khẳng định cho việc Campuchia đã và sẽ vẫn luôn coi Việt Nam là đối tác chiến lược và quan trọng nhất.

    Như lời Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói: "Quan hệ Việt Nam và Campuchia như một con lắc. Đôi khi con lắc có thể dao động vì lợi ích trước mắt của mỗi quốc gia, mỗi chính phủ. Nhưng nó sẽ trở lại vị trí ổn định và tốt đẹp vốn có, vì cuối cùng các bên đều hiểu, sự tồn tại và vững mạnh của quốc gia này là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tương lai của quốc gia kia".

    Tô Lan Hương

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  13. #13

    Mặc định

    Đội quân giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng


    Quan tâm[COLOR=#FFFFFF !important]2


    07/01/2019 06:00 GMT+7[/COLOR]
    - Các lãnh đạo Campuchia khẳng định, quân đội nhân dân VN đã giải phóng đất nước họ khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.


    Trong cuốn hồi ký viết bằng tiếng Pháp "Người tù của Khmer Đỏ" cố quốc vương Campuchia Norodom Shihanouk (1922-2012) đã viết về những trải nghiệm và suy nghĩ của ông về Khmer Đỏ.

    Ông viết: "Tôi, Sihanouk, tôi đã tìm cách để không xảy ra tai hoạ đó trong việc làm cho những người hàng xóm láng giềng của chúng ta tôn trọng nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta sau khi họ đã rõ ràng chiến thắng đạo quân viễn chinh của Mỹ và lũ tay sai. Khmer Đỏ lại nghĩ khác. Họ muốn đánh phủ đầu Việt Nam mà họ gọi là “kẻ thù truyền kiếp”.

    Quả là Khmer Đỏ cứ tưởng mình vô địch, muốn làm gì cũng được. Khmer Đỏ là những kẻ sùng bái Mutsolini và Hitler. Khmer Đỏ cứ tưởng mình khỏe hơn phát xít. Chính Pol Pot đã tuyên bố rất nghiêm túc, không chút khôi hài: “Việt Nam quá yếu. Một mình Việt Nam không dám đọ sức với ta đâu?”. Chính vì vậy, Khmer Đỏ đã tự chui mình vào cạm bẫy của chính họ".

    Đội quân giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng

    Quốc vương vui mừng viết rằng: "Cuộc tấn công chớp nhoáng của những người lính thiện chiến của Hà Nội đánh vào Phnom Penh tháng 1/1979 đã có hiệu quả là giải phóng được một bộ phận trong gia đình đông đảo con cháu của tôi”. Trong gia đình quốc vương, đã có tới gần hai chục người, các con, cháu của ông đã bị Khmer Đỏ đưa ra khỏi Phnom Penh, bị sát hại và mất tích.

    Với Thủ tướng Hun Sen, người cũng từng được cất nhắc lên hàng ngũ lãnh đạo cấp sư đoàn trong quân đội Pol Pot khi mới có 24 tuổi nhưng cũng đã trốn sang Việt Nam tìm sự giúp đỡ để tiêu diệt chế độ diệt chủng đó, ông cũng luôn ghi nhớ công ơn của quân đội và nhân dân Việt Nam.
    Trong cuốn sách tiểu sử "Hun Sen nhân vật xuất chúng của Campuchia”, (Hun Sen: Strongman of Cambodia) của Harish Mehta và Julie Mehta, khi hai tác giả nhắc đến hành động quân sự của Việt Nam để lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot như là một “sự xâm chiếm”, "đã khiến cho ông Hun Sen đưa ra câu trả lời đầy sôi nổi, phẫn nộ", sách viết. "Ông đã nhanh chóng sửa lối giải thích lịch sử của chúng tôi, ông nói điều đó không bao giờ là một sự xâm chiếm, mà là một hành động giải phóng khỏi chế độ diệt chủng".

    Chính vì vậy, mà ngày 2/1/2012, khi sang Việt Nam dự lễ khánh thành di tích lịch sử sư đoàn 125, tiền thân Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia ngay tại ấp Suối Râm, xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai, Thủ tướng Hun Sen đã phát biểu: "Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu tiên Phật tới cứu thì bộ đội tình nguyện Việt Nam đã đến. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật.”


    Thủ tướng Hun Sen đã từng nói “tôi tin Việt Nam” và khẳng định “không có Việt Nam giải phóng, nhiều người Campuchia nữa sẽ chết, trong đó có thể có cả vợ và con tôi". Người con cả của ông đã bị chết trong bệnh viện của Khmer Đỏ ngay sau khi sinh do không được chăm sóc chu đáo, và sau khi ông đào thoát sang Việt Nam, vợ ông đã bị đày đọa rất cực khổ.



    Cũng như cố Quốc vương Shihanouk, ông Hun Sen cho biết, ban đầu Việt Nam không có ý định giúp ông lật đổ Pol Pot. “Việt Nam luôn luôn tôn trọng sự độc lập và chủ quyền của Campuchia", ông khẳng định. Ông chỉ nhận ra một cơ hội “vàng” đã xuất hiện khi Pol Pot tấn công Việt Nam vào năm 1977. Thái độ gây hấn của Pol Pot đã đánh dấu thời kỳ bắt đầu thay đổi chính sách của Việt Nam. Ông kể với hai tác giả viết cuốn sách tiểu sử: "Pol Pot đã vướng phải sai lầm là đã giết người dân của chính ông ta (kể cả những người gốc Việt) và phát động các cuộc tấn công vào Việt Nam”.
    Với lãnh đạo và nhân dân Việt Nam khi đó, chúng ta thực hiện câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “giúp nhân dân nước bạn là mình tự giúp mình”. Đáp lại lời gọi của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ đánh tan quân xâm lược Pol Pot trên tuyến biên giới Tây Nam, mà đoàn quân tình nguyện đã lên đường làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, giúp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia mở cuộc tiến công tiêu diệt chế độ Pol Pot, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng.

    Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia, Heng Samrin, trong lễ kỷ niệm 35 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng quân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng, tổ chức ngày 5/1/2014, đã nói: “Nhân dân Campuchia chúng tôi mãi mãi tri ân công lao đó và xin khắc ghi trong lịch sử của mình để nhắc nhở cho con cháu muôn đời sau. Bởi nếu không có sự giúp đỡ của Đảng cộng sản Việt Nam thì nhân dân Campuchia chúng tôi chắc chắn sẽ không còn tên tuổi của mình trên thế giới này. Thay mặt nhân dân Campuchia, tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của Quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Campuchia...”.

    Còn những kẻ cầm đầu tập đoàn phản động Pol Pot đã bị Tòa án quốc tế ra phán quyết gọi chúng với tội danh là những kẻ phạm tội ác diệt chủng.
    Đất nước Campuchia ngày nay đang hồi sinh mạnh mẽ, những trang sử u tối nhất, tàn khốc nhất đã ở lại phía sau, nhưng chắc chắn người dân sẽ không bao giờ quên. Ngày 7/1 được coi là Ngày Hồi sinh của dân tộc Khmer.

    Người Việt Nam chúng ta tự hào góp phần vào sự hồi sinh của dân tộc bạn, đất nước bạn. Chúng ta cũng không quên, để có được những thành công và sự ghi nhận đó, là biết bao máu xương của những người con ưu tú đã đổ xuống.

    Lê Tiên Long
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 04-09-2011, 06:15 PM
  2. CUỘC HÀNH TRÌNH BẮT MA
    By phatphapvoluongton in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 25-06-2011, 01:15 PM
  3. Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 16-06-2011, 09:12 AM
  4. Truyện tranh 'Cuộc chiến chống Pol Pot'
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 13-06-2011, 09:58 PM
  5. Cuộc chiến giữa các Thiên Thần
    By lehoanghuy in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 01-06-2011, 12:01 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •