kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: sắc thanh đồng

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định sắc thanh đồng

    Thân tâm an lạc !

    Sắc thanh đồng !
    Thật tiếc !
    Cụm từ nay chắc đôi khi mọi người sẽ thi thoảng nghe được ở đâu đấy .
    trước hết ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của từ sắc .
    theo vinh nghĩ từ sắc này trong cụm từ sắc phong .
    vậy sắc phong là gì ?
    Sắc phong là loại văn bản hành chính của các nhà vua viết bằng chữ Hán trên tờ giấy dó màu vàng có hoa văn hình rồng bay, được đóng dấu Kim Bảo màu đỏ trang trọng để phong tặng cho các Thành hoàng thờ ở đình làng, những người có công dựng làng, lập ấp, mở mang khai khẩn đất đai, xây dựng và phát triển đời sống dân cư ở các địa phương. Phong tặng cho các vị thần linh trong các miếu thờ, đền thờ.

    Sắc phong là một hình thức khen thưởng, ban tặng, do vậy nó có ý nghĩa tinh thần hết sức to lớn đối với người dân. Những sắc phong nhà vua ban cho đều được đặt trong chiếc hộp có nắp đậy thật kín, được quan quân triều đình chuyển về các địa phương và được chính quyền, nhân dân địa phương đón và tiếp nhận một cách trân trọng như tiếp nhận chiếu chỉ của nhà vua với những lễ nghi long trọng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

    Những sắc phong đó thường được đặt tại bàn thờ Chính điện trong các đình, lăng, miếu,... được giữ gìn hết sức chặt chẽ bên trong các hòm gỗ (hộp gỗ), được Ban quản lý các đình, lăng, miếu bảo vệ cẩn mật. Có nơi người dân giữ gìn sắc phong hết sức cẩn trọng. Vì sợ kẻ gian đánh cắp nên sắc phong thường được gửi về nhà người có chức sắc cao nhất trong làng hoặc trong Ban quản lý cất giữ. Có nơi còn gửi tại các chùa ở địa phương vì ở chùa luôn có các vị sư túc trực bảo vệ chùa.

    Đến ngày cúng tế, các đình, lăng, miếu,... tổ chức lễ rước sắc phong từ nơi cất giữ đến đình, lăng, miếu (nơi làm lễ) một cách long trọng theo nghi lễ cổ truyền. Có kiệu hoa trang hoàng lộng lẫy để đặt sắc phong vào trong kiệu và khiêng rước đi như rước thần linh. Có dàn nhạc ngũ âm, kèn trống, cờ, lọng sặc sỡ kèm theo tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo cho từng địa phương. Tóm lại, sắc phong có ý nghĩa vô cùng quý báu và thiêng liêng đối với người dân ở các địa phương, được gìn giữ cẩn trọng như một báu vật thiêng liêng.
    Xuất phát từ chính đời sống thực tế , dần dà sắc phong được đưa vào nghi thức trong tín ngưỡng thờ Mẫu của cư dân Bắc Việt .
    Và nó đã trở thành nghi thức cấp sắc cho thanh đồng .
    Nói về nghi thức này trong tín ngưỡng thờ Mẫu : cũng giống như trong bất kì một tôn giáo nào khác trên thế giới , mỗi tôn giáo hay đạo giáo sẽ được tổ chức thành một hệ thống tương đối chặt chẽ , có sự phân chia cao thấp trong thứ bậc giữa những vị đứng đầu và những giáo dân hay các tín độ bình thường khác .
    Sự phân chia ngôi thứ chức tước này cũng nói lên được phần nào bản lãnh , năng lực , cũng như trưởng thành về cả nhân cách lẫn phần tâm linh của mỗi tín đồ trong đạo giáo .
    Để minh chứng cho điều này , chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu thêm một nghi lễ rất hay của người Dao đỏ :
    Lễ cấp sắc .
    Theo quan niệm của người Dao, lễ cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của người đàn ông người Dao. Đối với người đàn ông dân tộc Dao được cấp sắc mới được coi là người đàn ông đã trưởng thành, được làm lễ cúng bái và được giao tiếp với cõi âm.
    Theo truyền thống, người đàn ông dân tộc Dao phải được giáo dục, rèn luyện về nhiều mặt để làm trụ cột của gia đình, dòng họ và cộng đồng. Phẩm chất của họ được kiểm nghiệm thông qua lễ cấp sắc.
    Đàn ông người Dao sau thụ lễ cấp sắc mới được coi là người trưởng thành. Người đã qua lễ cấp sắc thì dù là trẻ con vẫn được coi là người lớn, được ngồi với già làng, được tham gia cúng bái hoặc giúp việc cho những thầy cúng trong các cuộc cúng lễ của gia đình cũng như cộng đồng.
    Họ quan niệm rằng, người đã trải qua lễ cấp sắc mới có tâm, có đức để phân biệt phải trái, mới được công nhận là con cháu của Bàn Vương.
    Người Dao đỏ quan niệm rằng con người sinh ra và lớn lên phải có 3 thầy dạy dỗ mới trở thành con người có đức, có ích cho gia đình và xã hội.
    Thầy thứ nhất là bố mẹ đẻ. Bố mẹ đẻ ra con cái phải dạy con tập nói tập đi, tập theo gương bề trước, học theo những điều hay, không để cho con cái mình ngu dốt, lường biếng, phải biết kính trên nhường dưới, có tình yêu thương con người.
    Thầy thứ hai là thầy cô giáo dạy chữ, biết tiếp xúc và quan hệ xã hội, biết khoa học công nghệ, biết làm người và trở thành người có ích cho xã hội.
    Thầy thứ ba là thầy mo cấp sắc cho từng người để giữ gìn bản sắc của dân tộc. Thầy mo dạy bảo con cháu vạn điều tôn sự trọng đạo, kính thầy, yêu nước, yêu quê hương, không được làm điều ác, không làm những điều trái với lương tâm đạo đức...
    Khi chuẩn bị làm lễ cấp sắc phải xem tuổi người anh cả có hợp với năm cấp sắc không, phải chọn ngày tháng tổ chức, số người tham gia, số thầy cúng.
    Ông thầy trong lễ cấp sắc phải chọn thầy cao tay, ngày tháng cấp sắc được chọn rất cẩn thận.
    Người được cấp sắc cũng phải thuần thục các nghi lễ bản sắc của dân tộc Dao. Việc cấp sắc trong gia đình phải được tuân thủ từ trên xuống dưới.
    Lễ cấp sắc của người Dao có nhiều bậc, bậc đầu tiên là cấp 3 đèn và 36 binh mã; bậc thứ 2 được cấp 7 đèn và 72 binh mã; bậc cuối cùng là 12 đèn và 120 binh mã.
    Thời gian tiến hành lễ cấp sắc kéo dài từ từ 1 đến 5 ngày. Các nghi lễ chính trong lễ cấp sắc gồm lễ trình diện, gia chủ mổ lợn để tế lễ tổ tiên.
    Các thầy cúng phải tẩy uế sau đó mới đánh trống mời tổ tiên về dự, thày cúng làm lẽ khai đàn nhằm báo cáo cho tổ tiên biết lý do của buổi lễ.
    Sau một hồi các thầy khấn, làm các thủ tục, xin âm dương, thần linh, người được cấp sắc sẽ chính thức được đặt tên âm và được công nhận là người đã trưởng, được cả cộng đồng công nhận có đủ uy tín để đảm đương những công việc lớn của gia đình và bản làng.
    Và cũng từ hôm đó họ phải gọi các thầy cúng đã làm lễ cấp sắc cho mình là cha.
    Lễ cấp sắc của người Dao mang tính giáo dục cao, thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ tuyệt đối không được làm điều ác, điều xấu.
    Mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh, lễ cấp sắc luôn được người Dao đỏ Nậm Lành gìn giữ và phát huy, góp phần làm giàu hơn nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc Yên Bái

    Mục sở thị một buổi lễ cấp sắc :
    Chuẩn bị kỳ công
    Việc thực hiện lễ Cấp Sắc là một trong những sự kiện quan trọng của người đàn ông Dao đỏ. Với ông Long và những người em trai của ông, công việc chuẩn bị đã được tiến hành chu đáo từ nhiều ngày trước. Bẩy thầy pháp cao tay nhất được chọn mời tận Tuyên Quang và các vùng lân cận đến. Ngày tháng hành lễ được các thầy xem xét kỹ lưỡng. Một tuần trước, ông Long cùng bốn người em trai phải ăn đồ ăn không có mỡ, phải kiêng sát sinh và không được quan hệ nam nữ, tránh gây xô xát với người khác. Gia chủ còn phải mời một người đầu bếp có kinh nghiệm nấu ăn để lựa chọn từng loại thức ăn riêng cho người thụ lễ, thầy cúng, khách và một người đầu chiếu biết cách sắp xếp vị trí ngồi hành lễ. Những bộ váy áo truyền thống sặc sỡ có hoa văn đẹp được các chị đem hong nắng đã khô. Bẩy con lợn tạ đã nhốt sẵn trong chuồng. Từ sáng sớm của ngày hành lễ đầu tiên mọi người đã tập trung đông đủ tại nhà ông Long, mỗi người một việc răm rắp.
    Úm Lam, Úm xỉ Lâm. Úm mani pad me hum, Nam mô tát đa nẫm , tam miệu tam bồ đề, câu chi nẫm, đát điệt tha.Úm chiết lệ .Chủ lệ .Chuẩn đề .Ta bà ha.Bộ lâm

  2. #2

    Mặc định

    Linh thiêng lễ Quá Tăng
    Trong một lễ Cấp Sắc có nhiều bàn thờ: Bàn thờ tổ tiên, bàn thờ 36 vị thần tướng (đặt trong nhà), bàn thờ Ngọc Hoàng (đặt trước cửa), bàn thờ thần đất (đặt ngoài đầu nhà). Trong lễ Quá Tăng nhiều các nghi lễ, đầu tiên là lễ trình diện. Gia chủ mổ lợn để tế lễ tổ tiên, các thầy cúng phải tẩy uế xong mới đánh trống mời tổ tiên về dự. Sau đó thầy cúng làm lễ khai đàn, nhằm báo cho tổ tiên biết lý do của buổi lễ. Bên cạnh đó, một thầy sẽ làm phép tập hợp ma quỷ cạnh ngôi nhà đó lại, rồi thỉnh cầu một vị thần tướng xét xử phán quyết tội danh của các hồn ma, những đường múa kiếm làm phép chém ma nhịp nhàng theo tiếng trống kèn rộn ràng, cùng với đèn nến lung linh khiến cho khu vực hành lễ trở nên huyền ảo, linh thiêng.
    Tiếp theo là lễ thỉnh mời Ngọc Hoàng xuống chứng kiến lễ Cấp Sắc. Động tác này được thầy pháp chính khấn mời, sau đó gióng lên ba hồi tù và làm hiệu. Lễ thụ đèn là phần lễ quan trọng nhất. Trước sự chứng kiến của Ngọc Hoàng, các vị thần tướng và tổ tiên, ông Long cùng bốn người em ngồi trên những chiếc ghế được trang trí bằng nghệ thuật cắt dán giấy rất khéo léo, hai tay giữ một cây tre, nứa, ngang vai có đục và xuyên một thanh ngang dài vừa tầm vai để thầy đốt đèn, đặt nến để làm lễ.
    Cả dòng họ Triệu mới chỉ có mình ông Long được làm lễ Cấp Sắc lần hai với bảy đèn, còn các em ông làm lễ lần đầu nên chỉ được cấp ba đèn. Sau đó, mỗi người được nhận một tờ Sắc do thầy cúng trao, tờ Sắc được coi như là bảo bối hộ mệnh và được giữ gìn cẩn thận. Sau lễ thụ đèn, trong tiếng kèn trống rộn ràng, đèn nến lung linh huyền ảo, là thời khắc người thụ lễ nhập đồng, ban đầu khẽ lắc lư sau đó ngồi im như tượng. Các thầy pháp cho biết, đây chính là giây phút những người nhận phong Sắc sẽ được Ngọc Hoàng gọi về trời để cấp phép trừ yêu, rồi cùng các thầy bắt tà ma, sau đó đi tìm rùa vàng để vượt Đông Hải sang Tây Trúc trao yêu ma cho Phật Tổ Như Lai quản thúc. Cũng trong thời gian đó, một thầy cúng khác thì lại làm lễ cầu mùa, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, lúa ngô xanh tốt, súc vật đầy bản.
    Đặc biệt, trong buổi lễ này, người thụ lễ được cấp Đạo Sắc với 10 điều cấm và 10 điều nguyện, tên âm của người thụ lễ cũng được ghi luôn trong đó để khi chết về được với tổ tiên. Điều quan trọng nhất trong các buổi lễ này là cấp pháp danh cho người thụ lễ. Tại nghi lễ này, người thụ lễ lấy vạt áo để hứng gạo từ thầy cả và bố đẻ, sau đó quan sát và học một số điệu múa từ các thầy. Kết thúc nghi lễ, các thầy múa để dâng rượu, lễ vật tạ ơn thần linh. Lần lượt các nghi lễ như vậy được các thầy pháp, các đầu sắc và mọi người tiến hành liên tục, ròng rã suốt bốn ngày đêm mới xong.
    Một nhà nghiên cứu văn hoá cho biết, một trong những nguyên nhân chính khiến lễ Quá Tăng còn giữ được nguyên vẹn bản sắc truyền thống là bởi nhận thức của người dân về những giá trị tinh thần cao quý, là nguồn mạch sâu xa tạo nên sự gắn kết cộng đồng dân tộc. Mặt khác, trên thực tế lễ hội ở nơi đây chưa bị tác động từ mặt trái của ngành du lịch đang được triệt để khai thác và tận dụng ở nhiều nơi. ‘’
    Qua phong tục cấp sắc của người Dao , chúng ta đã dường nào hiểu được ý nghĩa của nghi lễ cấp sắc trong một phần nào đó của hệ thống tâm linh Việt .
    Đó là : mỗi người phải được giáo dục, rèn luyện về nhiều mặt để làm trụ cột của gia đình, dòng họ và cộng đồng. Phẩm chất của họ được kiểm nghiệm thông qua lễ cấp sắc.
    , người đã trải qua lễ cấp sắc mới có tâm, có đức để phân biệt phải trái .
    Và cụ thể hơn trong đạo Mẫu , mặc dù nghi lễ cấp sắc hữu hình đã bị mai một và dường như không còn tồn tại trong đạo Mẫu nữa . Nhưng dấu ấn , một sự lưu giữ bằng cách truyền khẩu trong dân gian , bằng những câu ca dao tục ngữ , những câu nói được lưu truyền từ đời này sang đời khác , đã trở thành một sự minh chứng hùng hồn cho một nghi lễ đã từng một thời tồn tại trong tín ngưỡng thờ Mẫu :
    Đó là :
    3 năm thành lính , 9 năm thành đồng , 12 năm thành thanh đồng đạo quan .
    Đây chính là một nội dung quan trọng của nghi thức hữu hình : cấp sắc thanh đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu . Và chúng ta cũng có thể thấy rõ rằng có 3 loại sắc thanh đồng tương ứng với 3 mốc thời gian .
    Tiếp theo chúng ta sẽ thấy tiếp sự tương đồng hay nói một cách chính xác hơn là sự pha trộn khéo léo giữa tín ngưỡng thờ Mẫu và các tín ngưỡng nội sinh khác :
    Lễ cấp sắc của người Dao đỏ
    ‘’Sau lễ thụ đèn, trong tiếng kèn trống rộn ràng, đèn nến lung linh huyền ảo, là thời khắc người thụ lễ nhập đồng, ban đầu khẽ lắc lư sau đó ngồi im như tượng. Các thầy pháp cho biết, đây chính là giây phút những người nhận phong sắc sẽ được Ngọc Hoàng gọi về trời để cấp phép trừ yêu’’
    Đấy chính là một hình thức lên đồng . nhưng là lối lên đồng của người Dao đỏ .
    Trong tín ngưỡng thờ Mẫu có câu :
    Làm lính có công , làm đồng có phép .
    Nội dung câu nói này , chúng ta cũng có thể tìm thấy trong :
    ‘’ Sự tích lễ Quá Tăng


    Ngày xưa, khi tổ tiên người Dao đỏ đang sinh sống yên ổn trên các triền núi. Bỗng đâu ma quỷ xuất hiện. Chúng giết hại bà con, ăn thịt vật nuôi, phá hoại mùa màng, làm cho cuộc sống dân bản khắp một vùng rộng lớn chìm trong tang tóc thê lương. Trước cảnh ma quỷ lộng hành dưới trần gian, Ngọc Hoàng sai quân lính nhà trời xuống trừ họa cho dân. Suốt ba tháng ròng, bởi ma quỷ quá đông nên giết mãi không hết. Ngọc Hoàng liền kêu gọi người trần gian cũng phải biết tự cứu lấy mình. Nhưng vì, người trần gian không có phép thuật nên hễ đánh là thua. Thấy vậy, Ngọc Hoàng lệnh cho các vị thần tiên truyền phép thuật cho những người đàn ông làm chủ gia đình trong bản, rồi cấp cho một đạo sắc chỉ phong thầy để cùng với quân nhà trời xuống trần gian trừ yêu diệt quái. Nhờ có sự hiệp lực giữa trời và người mà tất cả ma quỷ đều bị tiêu diệt. Từ đó, để đề phòng ma quỷ quay lại quấy phá, Ngọc Hoàng ban lệnh Cấp Sắc (Quá Tăng) cho những người đàn ông đã lập gia đình có lòng muốn giúp dân trừ họa. Lễ Cấp Sắc ra đời từ đó và lưu truyền đến tận ngày nay.’’
    Qua đó ta có thể thấy rằng : Những thanh đồng đạo quan thật sự hay nhưng người đàn ông được cấp sắc của dân tộc Dao đỏ chính là hiện thân của những thánh thần , là những thiên binh thiên tướng của Ngọc Hoàng phái xuống giúp dân trừ họa .
    Những phần mà tôi nêu trên nhằm nêu rõ ý nghĩa nội dung hữu hình của phép cấp sắc thanh đồng trong đạo Mẫu bắc việt .
    Có thể nói ngày nay , nghi thức hữu hình cấp sắc thanh đồng này hầu như không còn tồn tại trong đạo mẫu ,vì liệu ngày nay có nổi mấy thanh đồng đạo quan nào có đủ quyền phép, đức độ mà đứng ra thực hiện điều này . hay đó chỉ là một tuồng tích chèo mà thôi , đỉnh cao của tuồng tích này có lẽ là nghi lễ cấp sắc cho vong của một số ông thầy pháp tha hóa biến chất .
    Nhưng không phải vì hữu hình không được duy trì mà ở trong vô hình không còn tồn tại nữa .
    Điều này hoàn toàn đã và đang được diễn ra trong vô hình , có điều là : Những vị thầy , những vị thánh ... chính là những vị trực tiếp đứng ra làm lễ cấp sắc cho những thanh đồng đạo quan nào đủ đức , đủ tài /
    Về vấn đề trải nghiệm cấp sắc thanh đồng trong vô hình người viết xin được dành cho một bài viết khác và vào một dịp thích hợp hơn .
    Vấn đề này vào thời điểm này chỉ nên dừng tại đây thôi .
    Kính mong quí vị thông cảm .
    Cảm ơn !
    Tác giả : Đàm Quang Vinh
    Viết xong lúc 22h53p ngày 30-09-2011 .
    Úm Lam, Úm xỉ Lâm. Úm mani pad me hum, Nam mô tát đa nẫm , tam miệu tam bồ đề, câu chi nẫm, đát điệt tha.Úm chiết lệ .Chủ lệ .Chuẩn đề .Ta bà ha.Bộ lâm

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Thiệu Tử Thần Số & Hà Lạc Lý Số
    By VinhL in forum Dịch học ( Dịch số, Thái Ất, Kỳ Môn Ðộn Giáp, Hoa Mai, Bát tự hà lạc,…)
    Trả lời: 49
    Bài mới gởi: 02-03-2013, 08:32 AM
  2. Kinh Vô Lượng Thọ Phật !
    By kinhdich in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 31-05-2012, 04:26 PM
  3. Thái thượng thái thanh thiên đồng hộ mệnh diệu kinh
    By nhaply in forum Đạo Giáo ( Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo )
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 13-11-2011, 10:06 AM
  4. Nghi án phong thủy: Trụ đồng Mã Viện
    By dc_bac in forum Sưu Tập Khác...
    Trả lời: 17
    Bài mới gởi: 10-08-2011, 12:16 AM
  5. Một hành động cực kì bất kính với các Thánh của các thanh đồng !
    By damquangvinh in forum Đạo Mẫu,Đạo Tứ phủ
    Trả lời: 21
    Bài mới gởi: 02-08-2011, 08:29 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •