kết quả từ 1 tới 19 trên 19

Ðề tài: Đức năng thắng số?

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Question Đức năng thắng số?

    Xin hỏi các tiền bối trong forum, tiểu đệ thường nghe mọi người nói câu này "đức năng thắng số". liệu có thật như thế không? Và 1 người trong tử vi có nhiều sao xấu, phúc đức bị triệt, và gặp tai nạn liên miên. Như vậy nếu họ bắt đầu làm việc thiện (ví dụ như giúp đỡ người gặp khó khăn, phóng sanh, cúng dường....) thì liệu cuộc đời sau này của họ có được cải thiện hay không?:confused:

  2. #2
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,577

    Mặc định

    Bạn GPN Mến,
    Trời, đọc đến tên của bạn thì NN lại nhớ đến truyện “Giang Hồ Thập Ác” thì phải. Câu Đức Năng Thắng Số của cha ông mình để lại hoàn toàn đúng. Không sai một chữ nào. Con người sanh ra thì đã có cái “số” sẵn rồi. Thật ra cái “số” là gì, nó chỉ là những nghiệp chướng từ nhiều đời để lại, cho nên khi mình đã hình thành làm người thì cái nghiệp đó nó sẽ theo mình suốt hết đoạn đường làm người trong kiếp này và lại tiếp tục mãi mãi cho những kiếp lai sinh.

    Tử Vi của các Tiên Hiền làm ra là để dư đoán một phần nào cái nghiệp của mình trong kiếp làm người này. Có hung, có cát trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, nếu bạn ăn hiền, ở lành thì nghiệp lành sẽ được tăng trưởng. Và một khi nghiệp lành được tăng trưởng hoài thì nó sẽ đở cho nhưng nghiệp ác hiện ra. Nếu bạn là người biết tu nhân, tích đức, và tốt hơn nữa bạn biết tu tập theo Phật pháp và được đi đâu sâu vô nữa và bạn có duyên bạn có thể tu tập để giãi được những nghiệp quả của mình.

    Tử Vi của Tiên Hiền làm ra rất là vi diệu. Những vị thầy giỏi coi rất chính xác. Nếu có tai nạn đến thì nhất định là sẽ có tai nạn đến, không thể nào sai chạy được. Nhưng nếu bạn, như đã nói trên, biết tu nhân, tích đức, lại được tu tập tinh tấn trong pháp của Phật thì bạn có thể “Di Tinh, Hoán Cung” chuyễn đổi vị trí những vị sao xấu trong cõi vô hình. Cho nên, khi vị thầy phán là năm đó, tháng đó bạn sẽ gặp những tai nạn, nhưng rồi tất cả đều đi qua một cách êm đềm, hay nói cách khác là tai nạn sẽ bị biến mất một cách kỳ lạ.

    Những người tu tập cao trong Phật giáo thì Tử Vi không thể nào coi đúng được đâu vì các Tinh Tú sẽ bị di chuyển. Cái này NN hay nói chơi là “Đão Lộn Càn Khôn”, hay "Điên Đão Càn Khôn" đó.

    Vài hàng góp vui.

    Thân
    NN

    p.s.: Ở đây cũng có nhiều bài nói về vấn đề này lắm. Chẳng hạn, có một anh chàng được thầy coi nói là đến ngày đó, giờ đó phải gặp Diêm Chúa nhưng trên đường đi về nhà anh ta đã cứu được một đàn kiến sắp sửa chết vì bị nước nhấn chìm. Anh đã giúp và cũng vì đã tạo được công đức, phước báu cho nên thọ mạng đã được thay đổi, được kéo dài thêm và đã không gặp Diêm Chúa và ngày đó, tháng đó như vị thầy đã coi.

    Cũng như Phong Thuỷ. Nếu một căn nhà mà phạm nặng những điều cấm kỵ trong Huyền Không, Bát Trạch, Tam Hợp, Tam Nguyên, hay Loan Đầu, hoặc căn nhà có nhiều vong quá, rất là xấu mà nhiều khi NN thường hay nói chơi là "Tử Địa trong Ta Bà". Mà các thầy Phong Thuỷ nhìn vào cũng thấy ớn và khuyên các người ở đó mau mau dọn đi bằng không có thể nguy hiễm đến sanh mạng. Nhưng nếu bạn là người tu theo Phật, mà biết cách tu tập thì tất cả những Xạ khí, hay khí xấu, vong xấu cũng điều được tịnh hoá, và chổ đó sẽ trở thành những Cát Địa, Sanh Địa, và những Xạ Khí sẽ trờ thành Cát Khí, Tú khí đó bạn.
    Last edited by Nhat_Nguyet; 04-10-2009 at 02:30 AM.
    To You With Love

  3. #3

    Mặc định

    vậy mình thì sao NN , mình là lính mới o biết NN CÓ coi giúp cho mình o? nếu được thì mình sẻ pm cho NN ..... THANK YOU

  4. #4

    Mặc định

    Thân chào,
    Trong các cung của tử vi đều có sao tốt và sao xấu, nếu ăn vào bộ sao nào sẽ ảnh hưởng tới bộ sao đó, thí dụ: gặp bộ "xương khúc thiên hình kình đà lực sỷ lâm quan" thì bị thắt cổ chết, hay bộ "thiên hình kình đà lực sỹ đào hồng riêu" thì bị hảm hiếp, thế nhưng nếu người làm việc thiện, ít tham sân si thì các sao nầy giảm nhẹ hoặc có sao tốt hóa giải , vì khi làm thiện thì các sao tốt sẽ tốt hơn người bình thường, dù là sao tốt ở hảm địa , nhưng vẫn như ở miếu địa vậy.
    Người ta có lưu truyền trong dân gian:"làm việc thiện cực lớn, sẽ giải được kiếp nạn sâu dày."
    Trong Phật học cũng có câu: " chuyển nghiệp lực thành nguyện lực đế phá đi nghiệp quả dữ , không cho phát sinh, hoặc chậm phát sinh, hoặc biến thành nghiệp nhỏ hơn vừa sức chịu đựng của người có đức trọng, đức cao."
    Nghiệp là gì? nghiệp là một chuổi hành xử trong quá khứ của các tiền kiếp hay hiện kiếp do lời nói , ý nghĩ, hành động của mình gây ra. Khi ta gieo một nghiệp là tương ứng với việc đã cấy một cái nhân xuống đất, cái nhân nầy cần đất , nước , thổ nhưỡng , khí hậu để trưởng thành và biến thành cây, rồi chờ thời gian sẽ sinh quả. Các điều kiện để cây sinh trưởng ở trên chính là "duyên". Người tu đức hạnh cao dầy thì duyên ác rất ít nên không hợp với nhân ác được, do đó cây do ác nghiệp khó tăng trưởng , có khi đến cuối đời cũng không thấy quả.Người làm ác, tham sân si mạnh thì nhân ác gặp duyên ác trở nên mạnh mẻ và quả sẽ đến rất to và rất nhanh.
    Thí dụ khi xưa bạn có nói khích ai đó bằng lời nói, khiến tay nầy bị hộc máu vì tức và thề sẽ dùng lời nói cho bạn bị y như hắn.
    Nếu bạn tu theo câu :
    "lời nói như một mũi tên, khi cắm vào tai người thì khó rút ra"
    Và dặn mình : "khi chửi ai thì nhớ câu nầy nhé!"
    Và câu :"khi nghe ai đó chửi , lời đó không nhắm vào cái thân hiện tiền của mình mà nhắm vào cái thân quá khứ,nếu bị ai chửi ta, ta hỷ xả!hỷ xả, và nguyệu cầu ta đã tiêu nghiệp"
    Nếu gặp quả báo nầy, người kia chửi bạn một câu rất độc địa, bạn không bao giờ hộc máu vì tức có phải không?
    Nếu muốn rõ hơn nữa vào đường link nấy tôi có bài tương tư cho vấn đề"xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều" ở mục "phong thủy thật hay giả"
    http://www.vutruhuyenbi.com/forum/vi...3&p=2651#p2651
    Thân ái
    Last edited by Vân Quang; 04-10-2009 at 07:10 AM.

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  5. #5

    Mặc định

    Hi, anh NN nói đúng đó, em khoái nhân vật Giang Phi Ngư trong phim đó nên dùng nick này lun.
    Ah, cho đệ hỏi, đệ cùng em họ đệ phóng sanh cá mỗi tháng 4 lần, và hàng tháng trích một phần trong lương của tụi đệ giúp đỡ những người hoạn nạn (bệnh...), cúng dường cho chùa nghèo và phát quà bánh cho trẻ em mồ côi tại chùa... như vậy có được xem là tạo công đức không ạ? Tụi đệ đã bắt đầu làm từ 3 tháng trước và nguyện theo cho đến khi không thể làm được (về với ông bà). Có ngừơi nói với đệ là làm vậy thì được gì? Có làm gì được nhiều đâu, làm cho người ta no qua ngày thôi chứ có làm gì to lớn đâu mà gọi là công đức?
    Tụi đệ làm điều này không hẳn vì tạo cho mình phước đức, mà khi làm xong tụi đệ cảm thấy lòng mình vui vui, dù việc mình làm chẳng đáng gì so với hoàn cảnh của người ta.

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi giangphingu Xem Bài Gởi
    Hi, anh NN nói đúng đó, em khoái nhân vật Giang Phi Ngư trong phim đó nên dùng nick này lun.
    Ah, cho đệ hỏi, đệ cùng em họ đệ phóng sanh cá mỗi tháng 4 lần, và hàng tháng trích một phần trong lương của tụi đệ giúp đỡ những người hoạn nạn (bệnh...), cúng dường cho chùa nghèo và phát quà bánh cho trẻ em mồ côi tại chùa... như vậy có được xem là tạo công đức không ạ? Tụi đệ đã bắt đầu làm từ 3 tháng trước và nguyện theo cho đến khi không thể làm được (về với ông bà). Có ngừơi nói với đệ là làm vậy thì được gì? Có làm gì được nhiều đâu, làm cho người ta no qua ngày thôi chứ có làm gì to lớn đâu mà gọi là công đức?
    Tụi đệ làm điều này không hẳn vì tạo cho mình phước đức, mà khi làm xong tụi đệ cảm thấy lòng mình vui vui, dù việc mình làm chẳng đáng gì so với hoàn cảnh của người ta.
    Theo thiển ý của tôi thì các bạn làm như vậy là tạo phước đức cho riêng mình đó, đồng nghĩa với gieo nhân lành, nó chưa phải là công đức.
    Thân

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  7. #7

    Mặc định

    Tử vi và phật pháp không có mối liên hệ rõ ràng. Quan điểm của phật pháp phủ nhận định mệnh. Khoa tử vi lại mặc định rằng mỗi con người sinh ra đều có số mệnh rõ ràng.
    Tôi là người theo đạo Phật nhưng cũng biết sơ về tử vi. Chiêm nghiệm thấy tử vi rất chính xác. Tôi đố ai mà đại vận gặp kiếp, không hãm thêm vài sao xấu như kình, đà... mà an lành được đấy? Nhưng có một vấn đề là tử vi thất bại trong việc dự đoán cho người tu hành.
    Bạn thử link là số xem thử.

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi giangphingu Xem Bài Gởi
    bạn VanQuang mến, bạn cho mình hỏi mình công đức là gì? và làm như thế nào mới là tạo công đức? công đức và phước đức có gì khác nhau?
    To tranngochien: bạn nói mình link lá số xem thử là sao mình không hiểu? Nghĩa là bạn kêu mình lấy lá số của mình từ mấy trang khác rồi đưa cho bạn xem giùm mình hay là thế nào?hi, mình hơi ngốc, ko hiểu rõ lắm ý của các bạn.
    Thanks
    Chữ công đức tự nó đã có nghĩa là "cái đức dùng chung", nói thí dụ bạn niệm 1000 biến Na Mô A Mi Đà Phật là bạn đã tạo ra phước đức, nếu bạn không biết nguyện hồi hướng thì cái phước đức nầy chỉ dùng để phá nghiệp của riêng bạn, hay tích lũy duyên lành cho tương lai hay kiếp kế tiếp, nếu bạn hồi hướng nó cho cha mẹ ông bà đã quá vảng thì họ được hưởng cái phước đó, thì cái nầy gọi là công đức vậy, do đó người tu hành trước mắt phải hồi hướng phước của mình cho ông bà họ hàng của hiện kiếp và các tiền kiếp trong quá khứ của mình ,cho dù bạn có cúng cho họ cao lương mỹ vị , họ cũng không ăn được, họ chỉ ăn được phước mà thôi, do đó có con cháu nối dõi mà được con cháu hiểu lẽ đạo thì có phước là vậy.
    Khi trì chú hay niệm Phật, hành giả cần làm 3 bước cơ bản sau:
    Bước đầu tiên là nhắc lại mình quy mạng giác chánh tịnh, tức quy y tam bảo và lấy ngủ giới răn mình dựa theo thập thiện mà hành ( phần nầy lá xác quyết đức TIN)
    Bước thứ hai là niệm rải tâm từ thành tâm vô lượng, và nguyện giữ tâm bình an ( Phần nầy là phát NGUYỆN)
    Bước thứ ba: niệm Phật hay trì chú (khi niệm phải lắng tâm, không xen tạp, không để tâm đang bị tham sân si mà niệm)
    Bước thứ tư: hồi hướng
    Kinh Phật nói một tiếng niệm Phật hiệu Nam Mô A Mi Đà Phật xóa được 80 ức nghiệp ác.
    Thân
    Trích dẫn Nguyên văn bởi tranngochien Xem Bài Gởi
    Tử vi và phật pháp không có mối liên hệ rõ ràng. Quan điểm của phật pháp phủ nhận định mệnh. Khoa tử vi lại mặc định rằng mỗi con người sinh ra đều có số mệnh rõ ràng.
    Tôi là người theo đạo Phật nhưng cũng biết sơ về tử vi. Chiêm nghiệm thấy tử vi rất chính xác. Tôi đố ai mà đại vận gặp kiếp, không hãm thêm vài sao xấu như kình, đà... mà an lành được đấy? Nhưng có một vấn đề là tử vi thất bại trong việc dự đoán cho người tu hành.
    Bạn thử link là số xem thử.
    Tôi đã từng bị đại tiểu hạn trùng phùng gặp “thiên hình xương khúc kình đà tuần triệt, nhị hợp thiên không sinh nhập vào tiểu hạn, nhưng mệnh ở Dậu thủ mệnh Thái Âm gặp Hóa Khoa nên hóa giải được.
    Bạn nói đúng lá số chỉ đúng với người thường hoặc tu hành không tinh tấn, còn người tu hành tinh tấn thì các sao xấu không còn ảnh hưởng đến họ được.
    Thân

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  9. #9

    Mặc định

    bạn VanQuang mến, bạn cho mình hỏi mình công đức là gì? và làm như thế nào mới là tạo công đức? công đức và phước đức có gì khác nhau?
    To tranngochien: bạn nói mình link lá số xem thử là sao mình không hiểu? Nghĩa là bạn kêu mình lấy lá số của mình từ mấy trang khác rồi đưa cho bạn xem giùm mình hay là thế nào?hi, mình hơi ngốc, ko hiểu rõ lắm ý của các bạn.
    Thanks

  10. #10

    Mặc định

    - Người tu Phật nếu thật sự chứng ngộ - Tâm đã vắng lặng - không sống bằng ý thức sinh diệt -thì vượt khỏi vận số. Tam Giới Ngũ Hành không quản được nữa.

    - Người thường tích đức hành Thiện thì ác hoá lành - tốt thì lại tốt thêm - Nhưng chỉ là Cải số chứ không phải Vượt số.

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi kìnhdương Xem Bài Gởi
    - Người tu Phật nếu thật sự chứng ngộ - Tâm đã vắng lặng - không sống bằng ý thức sinh diệt -thì vượt khỏi vận số. Tam Giới Ngũ Hành không quản được nữa.

    - Người thường tích đức hành Thiện thì ác hoá lành - tốt thì lại tốt thêm - Nhưng chỉ là Cải số chứ không phải Vượt số.
    Huynh có đọc bài của pháp sự Tịnh Không nói về mình chưa? cùng tu với thầy TK có 2 thầy là Minh Hiển và Pháp Dung nữa, cả ba cùng một tuổi, đồng thời thọ giới , quy y Phật và các thầy bói xem đều nói là phước của cả ba đều mỏng và yểu mệnh , cả ba sống không quá 45 tuổi, rốt cuộc chỉ có 2 thầy chết còn thầy TK còn sống ...

    link:http://www.tangthuphathoc.com/phapam...uyenluc-00.htm

    Nghiệp lực là mỗi ý niệm nghĩ cho cá nhân, đó là nghiệp lực.
    Nhà phật nói : TÍN , PHẬT , CHÚNG SANH tam vô sai biệt , đó chính là TÂM LỰC , PHẬT LỰC & NGHIỆP LỰC
    "Tâm lực và Phật lực (là Phật lực gia trì) có thể chuyển được nghiệp lực", nếu không kết hợp được Tâm & Phật lực thì cho dù quý vị có xuất gia đi nữa cũng không thể chuyển được nghiệp lực được.
    Do đâu mà thầy TK không chết theo lá số, vì thầy tu nhưng không nghĩ cho mình, mà cho chúng sanh , nên Tâm lực của thầy cộng thêm với Phật lực gia trì của chư Phật có thể chuyển được nghiệp của Thầy.
    Thân
    Last edited by Vân Quang; 05-10-2009 at 04:54 PM.

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  12. #12

    Mặc định

    Nói chung cần phải làm nhiều việc thiện, cái xui xẻo của mình hay còn gọi là nghiệp của mình đều là những cái từ quá khứ kéo về trả nợ cũ, nhưng do tạo nhiều việc thiện nên khi nghiệp đến sẽ đỡ ra, trả nhẹ lại thay vì trả 10 thì giờ còn 6 hay 7 chẳng hạn chứ ko mất vì nhân quả đã gieo rồi, đã thành hình rồi thì chỉ có trả nặng hay nhẹ mà thôi. Còn việc bạn Vân Quang nói là khi ta niệm Phật xong hay làm gì đó để hồi hướng thì đó là ta đang tập tu công đức. Vì công đức được định nghĩa như là ko chủ chấp những việc mình làm, làm xong rồi thôi tức là vô trụ với các việc mình làm mà ko hề nói gì, dù rằng người đó lúc trước đã từng được mình giúp đỡ nay quay lưng với mình chẳng hạn. cho nên công đức là việc làm để xả tâm ko chủ chấp vào đó thì gọi là công đức, hành động hồi hướng cũng là xả tâm, tức là muốn cho người khác hay chung sanh được tốt, tâm hồi hướng càng nhiều thì xả tâm nhiều, xả tâm nhiều thì ko còn trụ chấp nữa, ko còn trụ chấp nữa thì gọi là công đức.
    om mani padme hum.

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi giangphingu Xem Bài Gởi
    Xin hỏi các tiền bối trong forum, tiểu đệ thường nghe mọi người nói câu này "đức năng thắng số". liệu có thật như thế không? Và 1 người trong tử vi có nhiều sao xấu, phúc đức bị triệt, và gặp tai nạn liên miên. Như vậy nếu họ bắt đầu làm việc thiện (ví dụ như giúp đỡ người gặp khó khăn, phóng sanh, cúng dường....) thì liệu cuộc đời sau này của họ có được cải thiện hay không?:confused:
    Hoàn toàn có thể cải thiện được bạn à, nhưng khi làm những việc thiện như bố thí, phóng sanh... thì mình nên rải tâm từ đến tất cả chúng sanh thì khả năng cải thiện nghiệp lực (cải thiện thôi, chứ không phải là dứt hết được) sẽ mạnh hơn, và nhờ đó mình có thể sẽ gặt hái được nhiều hạnh phúc hơn trong cuộc sống sau này.
    Thân!

  14. #14

    Mặc định

    Theo tôi nghĩ rằng "Tu nhà, tu chợ, tu chùa" cũng liên quan đến "Đức năng thắng số". Tôi thấy rằng bản thân "tu nhà" quá ít, chưa đáng là bao. Kính.

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi giangphingu Xem Bài Gởi
    Xin hỏi các tiền bối trong forum, tiểu đệ thường nghe mọi người nói câu này "đức năng thắng số". liệu có thật như thế không? Và 1 người trong tử vi có nhiều sao xấu, phúc đức bị triệt, và gặp tai nạn liên miên. Như vậy nếu họ bắt đầu làm việc thiện (ví dụ như giúp đỡ người gặp khó khăn, phóng sanh, cúng dường....) thì liệu cuộc đời sau này của họ có được cải thiện hay không?:confused:
    Gởi giangphingu

    Xin góp ý một chút để bạn có nhiều ý kiến tham khảo :

    Theo ý mình " đức năng thắng số " không sai và không nghi ngờ gì cả người ta hay nói " Đức trọng quỷ thần kinh" cũng có ý tương tự

    Tạo sao ? theo ý mình số tức là Tính ( Tánh ) ý nói được định bởi tác động của sụ vận hành thân khẩu ý thiện , ác hay không thiện không ác ...từ kiếp trước , từ động lực này thức sẽ chờ đủ duyên ( điều kiện ắt có và đủ để hiện quả như việc phải được sinh ra vào thời điễm nào con ai cha mẹ anh em điều kiện của gia đình tương ứng ) chỉ có các bậc Bồ tát cấp cao do nguyện lực cứu độ chúng sanh mới có thể chọn được điều kiện để tái sanh ) Đa số do nghiệp quy định sự quy định này rất phức tạp nhưng cực kỳ chính xác - Do đó ta được thân người là cực quý không đơn giản như nhiều người nghĩ . Từ đó sẽ có danh sắc ( thân được sinh ra ) gọi là mệnh / hay mạng do đó tử vi quy định được tính nhưng không giải được mệnh . tức là tính được quả sẽ hiện ra chứ chưa có nhân hiện tại là quả tiếp theo khi đủ duyên - có một điều cần biết thêm do lực tác động của thức khởi tạo hành động - Lực mạnh sẽ trổ quả trước lực yếu trổ qủa sau .... Bạn tưởng tượng một sân bay có nhiều máy bay chuẩ bị bay máy bay nào mạnh nhất sẽ bay trước , máy bay nào yếu nhất sẽ bay cuối cùng - Lực của nghiệp cứ chồng chất giống tờ giấy trắng được đóng mộc chồng chất cái nào rõ ràng thì dễ thấy nhất . Nhờ thế mà ta có cơ hội để giải nghiệp xấu , bằng cách tạo nghiệp tố hơn để bù đắp hóa giải - nếu ta biết đó là nghiệp ta sẽ không hành xử vô minh là tạo thêm quả xấu ví dụ : người đến đòi nợ ta có nhiều cách xử xý năn nỉ khất nợ , nhờ người bảo lạnh trả dần , cho xiết đồ đạc trừ bớt nợ , trốn nợ , quỵt , xù nếu họ không có chứng lý đủ mạnh , dùng xã hội đen đánh trả , dùng quyền lực dọa dẫm . vân vân và vân vân ...do đó ta lại có nhiều cách kết quả khác nhau - Cái này thuộc về mệnh - số pó tay chưa tính được rỏ nhưng cũng có thể thấy một phần do tác động của tính - do đó người biết tu là có thể giải bớt và chuyển nghiệp là thế . - Nói rỏ thêm là không phải tu là có thể mà phải "Hành Tu" tức thực hiện điều tốt lành tạo phước hữu vi hoặc vô vi - do đó ta không thể tính hết kết toán nghiệp từ hằng hà sa số kiếp đã gieo ... để Trời tính hì hi..Ta cứ làm không không vô tâm đừng tính ít nhiều , có người biết hay không có người ta - vì ta làm cho ta - việc ta giúp thiên hạ chỉ là chuộc lỗi phần nào là việc phụ ...Bởi thế Phật giáo hay công giáo đều có các phép sám hối và hồi hướng cho mọi người dĩ nhiên khi tu ta cần thoát khỏi nghiệp quả trả vay - nên cần bỏ luôn các kết quả thiện đã gieo - "Ta thứ cho người người thứ ta" là thế phép quán tâm từ để cân bằng cái gọi là luật nhân quả . đó là nguyên nhân tại sao người ta bảo " Đức năng thắng số vậy"

    Chút góp ý cho vui mong bạn thoã mãn về câu hỏi

    Thân
    Giá lam

  16. #16

    Mặc định

    còn một ý mình chưa nói hết là việc trả nghiệp - các bậc bồ tát các bậc giác ngộ thượng trí coi Nghiệp như là dịp tốt và là cơ may để thắng tiến đạo quả - giống như mình bị nợ nần khốn quẩn quá nên có quyết tâm làm việc cậc lực đề không bị nợ kết quả là sau đó mình giàu có vậy . Gời bạn thêm một bài kệ phật dạy để ngâm cứu mà vửng tiến nhé :

    Bởi vậy Phật dạy:

    - Lấy bịnh khổ làm thuốc thần,
    - Lấy hoạn nạn làm giải thoát
    - Lấy khúc mắc làm thú vị
    - Lấy ma quân làm bạn đạo
    - Lấy khó khăn làm thích thú
    - Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ
    - Lấy người chống đối làm nơi giao du,
    - Coi thi ân như đôi dép bỏ,
    - Lấy sự xả lợi làm vinh hoa
    - Lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh.

    Nên chấp nhận trở ngại thì lại thông suốt, mà cầu mong thông suốt thì sẽ bị trở ngại.
    Thế Tôn thực hiện tuệ giác bồ đề ngay trong mọi sự trở ngại. Ương quật hành hung, Đề Bà quấy phá, mà Ngài giáo hóa cho thành đạo cả. Như vậy há không phải chính sự chống đối lại làm sự thuận lợi, và sự phá hoại lại làm sự tác thành, hay sao?
    Ngày nay, những người học đạo, trước hết không dấn mình vào trong mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại ập đến thì không thể ứng phó. Chánh pháp chí thượng vì vậy mất hết, đáng tiếc đáng hận biết ngần nào?

    Thân
    Già lam

  17. #17

    Mặc định

    Công Đức và Phước Đức là 2 cái khác nhau. Công Đức không phải là cái đức dùng chung gì, Công Đức là cái kết quả do mình tu tập được mà có, ví dụ như người tu Tịnh Độ do Niệm Phật lâu năm sẽ có được Công Đức niệm Phật...còn Phước Đức là do làm thiện mà được, ví như bố thí sẽ có được Phước Đức giàu sang, Phước Đức không bằng Công Đức, vì sao vậy? vì PĐ là cái hữu lậu, còn CĐ là cái Vô Lậu do đó trong kinh Phật thường hay nói nếu giả sử lấy vàng bạc 7 báu đầy cả Tam Thiên Đại Thiên Thế giới mà bố thí cho chúng sanh cũng không bằng niệm 1 niệm Phật....là như vậy. Lại nữa khi Vua hỏi Tổ Sư Đạt Ma rằng:"tôi làm rất nhiều việc như vậy thì tôi có Công Đứa hay không?", Tổ đáp: "Không có Công Đức gì" lời đó là đúng sự thật.

  18. #18

    Mặc định

    Phước đức là hành động theo thiện pháp tạo nên nghiệp tốt, làm phước cũng là gieo nhân lành để kiếp sau được hưởng, người tu có thể chuyển phước đức nầy thành công đức nhờ vào nguyện lực của mình nếu tu cao, còn không phải nhờ chùa hồi hướng.
    Công đức là gì ? niệm Phật mà không hồi hướng cho chúng sanh thì cũng chỉ được phước đức, mà không có công đức chi cả!
    Người tu sau khi công phu, tụng kinh, ngồi thiền, họ hồi hướng công phu của mình cho chúng sanh cho các cung các cỏi, từ tầng chư thiên cho tới ngạ quỷ, địa ngục, cỏi ta bà, cỏi súc sanh, cây cỏ , thì đã tích lũy công đức.
    Nếu tu hành mà tích nhiều phước đức mà không hồi hướng thì vẫn còn vướng vào lục đạo luân hồi.
    Do đó không phải ai cũng có thể hiểu rõ thế nào là phước đức, thế nào là công đức.
    Có người cũng làm phước nhiều nhưng vì nguyện lực thấp, họ cũng không thể hồi hướng thành công đức được, cũng ví như vị sư có nguyện hạnh cao, niệm một tiếng tới tầng trời, còn vị kia niệm một tiếng , tiếng niệm chỉ đi xa vài ba mét, thì làm sao mà hồi hướng đấy, do đó họ phải đến chùa để nhờ tha lực của chư Phật và các thánh tăng là như vậy đó.!
    Last edited by Vân Quang; 12-01-2010 at 11:01 AM.

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  19. #19

    Mặc định

    Bởi vậy Phật dạy:

    - Lấy bịnh khổ làm thuốc thần,
    - Lấy hoạn nạn làm giải thoát
    - Lấy khúc mắc làm thú vị
    - Lấy ma quân làm bạn đạo
    - Lấy khó khăn làm thích thú
    - Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ
    - Lấy người chống đối làm nơi giao du,
    - Coi thi ân như đôi dép bỏ,
    - Lấy sự xả lợi làm vinh hoa
    - Lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh.
    ......................................
    @nhờ viruts phá nên xem lại các bài cũ..giống như van ôn võ luyện vây...cám ơn viút nhiều nhe..hê hê
    -lấy bịnh mà làm quen với bác sĩ
    -lấy.. làm khí xung thiên ngộ biến a tầm phù...quá...
    và ai thiếu lưc nhơ ông cóc tiếp hơi cho..cốc kêu trời phãi mưa mà ayza
    trần gian là 1 chốn nô đùa ta chơi cho đã 4 mùa về 0'''...0937532387 anhhungdenhatngu

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chấp Có Thượng Đế Toàn Năng Là Tà Kiến
    By kimcang in forum Đạo Phật
    Trả lời: 26
    Bài mới gởi: 21-05-2010, 10:53 AM
  2. Khả năng đặc biệt của mình
    By phan_ho_quan in forum Cộng đồng Mạng XH,Trò chuyện vui, Spam, Xả stress
    Trả lời: 35
    Bài mới gởi: 21-04-2010, 10:55 AM
  3. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 02-06-2009, 03:16 PM
  4. Chức năng tìm kiếm trên diễn đàn
    By viong in forum Góp ý xây dựng diễn đàn
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 09-07-2008, 05:43 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •