(Nguồn: Phụng sự Theosophia)

CỬA VÀO ĐỜI SỐNG MỚI


A. TỔNG QUÁT

I. Lòng Sợ Chết
II. Định Nghĩa
III. Mục Đích Cái Chết
IV. Chiến Tranh

B. BẢN CHẤT CÁI CHẾT

Hai Sợi Dây Sống

C. DIỄN TIẾN CÁI CHẾT

I. Ba Đường Thoát
II. Những Giai Đoạn Rút Lui
III. Sự Đậm Đặc của Thể Sinh Lực
IV. Hoạt Động Ngay Sau Cái Chết
V. Cõi Devachan

D. NGHỆ THUẬT CHẾT

I. Chuẩn Bị Đường Rút Lui
II. Chuẩn Bị Cái Chết
III. Lý Do Hỏa Thiêu

PHỤ LỤC

1. Phút Chuyển Tiếp
2. Đời Sống Bên Kia

Để theo dõi sát ý của bài, bạn cần đọc thêm những mục sau có đăng trên trang web:

- Vòng Tái Sinh (H. K. Challoner)
- Hành Trình Một Linh Hồn (Peter Richelieu) .
- Luân Hồi
- Nhân Quả
- Karma
- 1001 Chuyện.

A. TỔNG QUÁT

Cái chết là hiện tượng thông thường ai cũng trải qua và chẳng những vậy, là điều mà ta trải qua bao lần trong quá khứ và sẽ còn gặp lại vô số lần trong tương lai. Chết cũng không phải là hiện tượng riêng của loài người mà trong sự đau khổ và thiếu hiểu biết, ta quên rằng chết là hiện tượng phổ quát trong thiên nhiên, gặp ở mọi loài: cây cỏ, thú vật, mà còn hơn thế nữa, cái chết còn xảy ra cho nhiều điều khác: sự tàn lụi của một nền văn minh như văn minh Babylon, văn minh Chàm, của một giống dân, quốc gia và cao hơn là của hành tinh và cả thái dương hệ. Khi xem cái chết không phải là biến cố riêng rẽ trong cuộc sống mà đặt nó vào đúng vị trí, ý tưởng mang lại nhận thức mới cho khám phá bất ngờ là cái chết có thể là một biến cố tốt lành, đáng được tiếp nhận với niềm vui hân hoan.
Khoan nói về mặt tâm linh và huyền bí học mà hãy nhìn sự việc theo nhãn quan thông thường, chết là hiện tượng tự nhiên và cần thiết của sự sống, sự biểu lộ. Bình thường cái chết là sự phá bỏ, hủy hoại cái cũ để thay chỗ bằng cái mới tốt đẹp hơn. Phải có tan rã mới có tái tạo, tan rã đây là tan rã vật chất, các nguyên tử trong những thể được phóng thích trở vào kho thiên nhiên để từ đó chúng lại được rút trở ra, tạo nên hình hài mới khi linh hồn tái sinh, còn sự sống hay tâm thức không hề suy suyển. Tiến trình Sáng tạo - Bảo tồn - Hủy diệt như vậy đặt cái chết vào vị trí đúng thực của nó là một phần không thế thiếu của sự sống, đóng vai trò quan trọng cho sự sống được diễn ra suôn sẻ, và do vậy rất cần thiết. Cái cũ không chết thì cái mới không thể sinh ra, cũng như không có hủy diệt thì không thể có tái tạo.
Lại nữa, khi nhìn nhận cái chết là một phần của tiến trình, tính cách chung cuộc của nó mất đi, nó không còn nghĩa chấm dứt mà hàm ý tiếp tục, sự sống được chuyển sang hình hài mới thích hợp hơn cho mục đích của sự sống ấy.
Như vậy nói về sự chết là nói về cái phân biệt giữa hình thể và sự sống bên trong. Với ai có thể nhìn thấy sự sống ấy, quan sát từ cõi ether sẽ thấy địa cầu được tái tạo không ngừng nghĩ, gián đoạn; cõi ấy có hoạt động rộng lớn do hình hài các loại hằng được mang trở vào kho dự trữ vật liệu, rồi lại được rút ra tạo hình thể mới. Vật chất ấy là một, duy nhất cũng nhìn tinh thần con người là một với đại hồn, và tương quan giữa nguyên lý tử và nguyên lý sinh là hoạt động căn bản cho sự sáng tạo.
Khi thấy cái chết là chấm dứt một kiếp và mở đầu hay cho phép một kiếp sống mới khởi sự, ta có ý thức thêm phần nào về vai trò của nó, tức cái chết là biểu lộ của luật chu kỳ và như vậy không có tính cách vĩnh viễn, chung cuộc.
Linh hồn cố ý và có chủ đích khi phát ra trên cõi của nó mệnh lệnh kêu gọi sự sống trong ba cõi hoàn nguyên. Khó khăn hiện giờ gây ra do việc rất ít người ý thức về linh hồn của mình, và bởi thế, không biết mệnh lệnh của nó. Khi càng lúc nhân loại càng nhậy cảm hơn với linh hồn, cái chết sẽ được coi là tiến trình có trật tự xảy ra mà còn người có tri thức hoàn toàn và hiểu biết mục đích có chu kỳ của sự sống. Bởi luật chu kỳ quản trị cái chết nên huyền bí học mới nhấn mạnh đến luật ấy. Cái chết đôi khi xem như vô nghĩa, lãng phí, bất công, đáng thương chỉ vì ta không rõ mục đích của linh hồn, kiếp đã qua không được biết tới, và con người dưới trần không tiếp xúc được với linh hồn.
Nhìn theo khía cạnh tâm thức, cái chết là sự chuyển di tâm thức từ cõi trần sang cõi tình cảm và rồi cõi trí, sự liên tục giữa ba cõi tựa như người ở sâu trong nước trồi lên mặt vào bờ. Người lặn vẫn là một tuy môi trường thay đổi và quần áo anh thay đổi; anh vất bỏ chân vịt, bình dưỡng khí, quần áo lặn, nhưng anh vẫn là anh, đâu có gì đáng sợ và mất mát? Sự mất mát rất phổ thông hiện giờ là do con người đồng hoá tinh thần với hình thể,
chú tâm nhiều vào phần hình thể hơn là phần tinh thần, và khi hình thể tan ra họ cho đó là tai họa lớn lao và hóa sầu khổ.

1. LÒNG SỢ CHẾT

Chuyện dễ hiểu là con người e ngại trước điều chi mới lạ, và cái chết tượng trưng cho sự xa lạ tột cùng. Thêm vào đó do quan niệm đặt nặng vào hình hài thể chất, cái chết đồng nghĩa với sự mất mát tất cả, nên con người sợ chết. Nỗi sợ hãi gây ra từ việc linh hồn định hướng vào sự phát triển hình thể lúc ban đầu, tìm kiếm kinh nghiệm trong ba cõi vật chất để sau chót kiểm soát nó hoàn toàn. Chính vì đồng hóa mình với hình hài vật chất mà ta kinh hãi sự chết.
Vì cái chết được coi như một việc xảy ra ngoài ý muốn, hay ngược lại ý muốn, và con người bất lực nên đâm lo sợ, nhưng thực ra nỗi sợ có thể tránh được khi ý thức rằng chính linh hồn muốn rút lui, gây ra cái chết, nói khác đi là con người thiêng liêng chủ động trong việc chết, nó xảy ra phù hợp với dự định có sẵn, và theo trình tự rõ rệt, do đó không có gì là bất ngờ và đáng sợ.
Như đã nói, chết là một trạng thái của tâm thức. Phút trước chúng ta ý thức nơi cõi trần và phút sau ta rút về một cảnh giới khác rồi tích cực sinh hoạt ở đó. Khi ta biết linh hồn có thể chuyển di tâm thức hay thức tỉnh ở một cõi khác, và vào một hình thể khác theo ý mình, chừng đó không còn cái chết.
Con người lại sợ sự chết vì nó hàm ý chấm dứt, ngưng lại tất cả điều gì quen thuộc, yêu mến, ao ước, là cái rơi đột ngột vào cõi xa lạ, mơ hồ và sự ngưng lại bất chợt những dự định, kế hoạch. Ý niệm như vậy quên đi cõi tinh thần mà còn người trở về và cần phải chuyển trọng tâm hoạt động từ thể linh hoạt sang cái thức sống động trong hình thể đó, và khi chết, cái thức trả vật liệu về kho vật chất của vũ trụ để khi muốn, lại gọi chúng trở ra để tiếp tục mối tương quan trọng thân xác mới.
Ý thức đó sẽ tự nhiên làm chấm dứt nỗi sợ và cũng ngăn chặn khuynh hướng tự tử vốn dâng cao trong thời buổi khó khăn. Việc nhìn sự sống theo quan điểm tinh thần thay vì đặt nặng vào thể xác sẽ thay đổi nhiều định kiến của ta. Thí dụ tội sát nhân là điều đáng tránh nằm ở điểm nó can thiệp vào mục đích của linh hồn, làm xáo trộn kế hoạch đã định mà không nằm ở việc giết chết thể xác con người (vì ta dễ dàng lấy một thân xác mới qua luật tái sinh).
Lòng sợ chết còn có thể bắt nguồn từ:
- Phản ứng trong kiếp xưa khi bị chết một cách hung bạo, kinh nghiệm còn nằm trong tiềm thức.
- Lo lắng vì mất người thân, bỏ họ ở lại hay vì mình bị tách rời với thân nhân.
Nỗi sợ hãi và nản lòng tạo nên ám ảnh to lớn hiện tại mang nặng tính cách tâm lý, và không thể được giải quyết bằng cách dùng yếu tố tâm lý khác, thí dụ như lòng can đảm. Nó phải được giải trừ bằng ý thức hiểu biết của cái trí về linh hồn mà không phải bằng sức mạnh tư tưởng. Con người sợ chết và không muốn trực diện với nó là do bởi họ đồng hóa với thể xác, sự cô đơn, không muốn chia lìa với cảnh sống quen thuộc. Nhưng nỗi cô đơn xảy tới khi mất thể xác quả rất nhỏ bé nếu so với nỗi cô đơn khi con người sinh ra. Lúc chào đời, linh hồn bị đặt vào khung cảnh mới và bị chìm sâu vào thân xác mà vào ban đầu nó hoàn toàn không thể tự chăm sóc, cũng như trong một thời gian dài nó chưa sử dụng được trọn vẹn óc thông minh. Con người tái sinh và không nhớ được chút gì về tính chất hay ý nghĩa của nhóm linh hồn ẩn trong thể xác là bà con với anh trong kiếp này. Nỗi cô đơn ấy chỉ từ từ mất đi khi anh tiếp xúc, làm quen rồi kết bạn. Sau cái chết sự tình khác hẳn, vì anh gặp lại ở cuộc đời bên kia những người anh đã biết, đã có liên hệ trọng đời sống ở cõi trần; anh thấy được họ, cảm được tâm tư và ý tưởng của họ, vì bộ óc xác là vật ngăn chặn luồng tư tưởng nay không còn nữa. Thế nên nghĩ cho cùng, cái sinh đáng sợ hơn cái tử, vì cái sinh giam hãm linh hồn vào hình hài vật chất, và cái chết của xác thân chỉ là bước đầu tiên của sự giải thoát, tựa như người lặn thảnh thơi nhẹ nhàng trên bờ, đã bỏ quần áo lặn cồng kềnh vướng víu sau lưng, vui mừng đi về phía bạn hữu đang chờ đón.