Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 23

Ðề tài: ẩn giả không lộ tướng

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định ẩn giả không lộ tướng

    Dáng người anh mảnh dẽ, bình thường như hàng trăm ngàn người khác ở đất Sài gòn này. Đầu tiên, khi nghe anh giới thiệu đã 11 năm tu trì Tịnh độ, Thiền Tông, Mật tông, trong đó có 3 năm ròng rả hành trì Pháp Chuẩn Đề, cũng tuyệt dục được 3 năm. Tôi đã không tin lắm. Nhưng khi nhìn vào cặp mắt cuả anh, tôi biết là tôi sai.
    Anh có đôi mắt dài và thật là sáng. Hình như bao nhiêu tinh lực hành trì Mật Pháp cuả anh đều được thể hiện trên đôi mắt ấy. Nên nó có một uy lực, xoáy vào người đối diện thật là khó tả. Đôi khi tôi cũng không chiụ nổi Lực từ đôi mắt ấy. Nếu là Thần Nhãn thì cũng đến mức như vậy là cùng.
    Gần hai giờ trao đổi Lý Đạo cùng anh, điều tôi ấn tượng nhất là sự điềm tỉnh và thái độ nhã nhẵn tôn trọng bạn đồng tu, dù tôi theo Mật tông Ngũ Bộ Chú, còn anh hành trì Pháp Chuẩn Đề. Kể cả khi bằng Tâm nhản, anh đã thấy hai vị Độ trì cuả VTD. Vị thứ nhất tôi mới được biết. Còn vị Độ trì thứ hai cuả tôi thì anh là người thứ tư tả lại cho tôi nghe, nên tôi biết là lời anh chính xác.
    Chính lúc đó, đầu tôi bừng bừng như có điện chạy quanh đầu, tự miệng tôi nói ra mà tôi cũng không ngờ :- Tôi biết các Chư vị độ trì cuả tôi muốn nhắn gửi gì đó thông qua anh. Xin anh cho tôi biết?
    Anh nhìn tôi lặng im, thần nhãn khép lại như đang định. Sau đó anh truyền lại các thông tin mà anh nhận được từ vô hình. Tôi có hỏi anh là anh nghe được bằng lời, hay tiếp nhận bằng sóng điện từ. Anh không giải thích được mà cho biết, các thông tin về đường Đời và đường Đạo cuả tôi cứ hiện ra, anh cảm nhận bằng Tâm và cứ thế mà nói ra.
    Còn rất nhiều lời dạy cuả Chư vị độ trì thông qua anh để VTD này học tập. Mỗi lời như một thông điệp giản dị nhưng thấm nhuần lý Đạo cuả càn khôn.
    Tôi không hiểu anh tu trì Mật pháp Chuẩn đề theo môn phái nào? Thật bất ngờ thay khi anh hé lộ cho biết : trong lúc trì chú Chuẩn đề, anh đã thấy linh ảnh Tượng Phật Chuẩn đề trước mặt đưa tay ra xoa trên đỉnh đầu cuả anh! Xem như là anh được các bậc Vô hình ngoài thế gian quán đảnh cho mình! Còn trong quá trình niệm Chú, anh cũng thấy nhiều vong căn, linh điển vể quỳ trước mặt mình ngay bàn thờ. Cái này thì tôi biết.
    Anh cũng kể cho tôi nghe một trường hợp trong nhiều trường hợp anh đã trị tà thành công. Nhưng anh hay hơn VTD rất nhiều khi tiếp xúc vong nhập là khi trị ai, anh đều thấy linh ảnh cuả cái vong hay quỷ ám đó luôn. Đó là vì anh đã được mở Nhãn, mở Nhĩ từ lâu lắm rồi. Nếu mới gặp, có thể tôi không tin vào quyền năng cuả anh. Nhưng sau khi trao đổi và chứng kiến vài việc, tôi biết là anh nói thật.
    Anh không chê hay khen mật pháp Ngũ Bộ Chú cuả VTD vì anh và tôi cùng đồng ý một điểm : mọi con đường đều dẫn về một chổ, vạn pháp quy tông. Nhưng anh cũng không tự hào với quyền năng mình có được, vì anh và tôi đều biết nó không dẫn đến sự giải thoát rốt ráo, nó chỉ là phương tiện trên con đường hành giả đi tầm cầu Chân lý.
    Thật không ngờ cái Duyên cuả người tu học đã đưa tôi gặp anh- một hành giả linh ứng ở đất phồn hoa đô hội như thế này. Gặp những người như anh, tôi càng tin vào Mật Pháp cuả Tổ và Thầy, tin vào con đường mình đang đi, tin vào các Chư Vị độ luôn sát bên mình, càng tin vào Thế giới Siêu hình trên trời cao lồng lộng “ Tuy thưa mà không lọt”.
    Nhìn bóng anh mờ khuất trong cơn mưa lớn trắng xoá phố phường, tôi biết là tôi đã gặp một ẩn giả Mật Tông không lộ tướng. Thêm một bằng chứng sống về sự linh ứng cho chữ Thành khi tu trì Phật chú. Nó khác xa những kẻ tu học Phật bằng miệng mà không hành, những vị mà Đại tỳ bà sa luận đã chê trách : Cứ rời kinh điển ra là không dám nói dù chỉ một câu!
    Tuy anh và tôi hơi khác trên đường tu học nhưng tôi tôn trọng anh vì biết rằng mình sẽ về chung một mái nhà cuả Đạo. Xin được gọi bằng anh dù thật sự tôi lớn hơn anh gần mười tuổi, một bạn đồng tu ạ.
    Nếu anh có đọc bài viết này, xin anh tha lỗi cho VTD vì đã đăng lên ngoài ý muốn cuả anh. Chẳng qua VTD muốn gieo thêm duyên về Phật pháp từ trường hợp cuả anh- một vị hành trì Chánh pháp và có được linh ứng rỏ ràng./.

  2. #2

    Mặc định

    Khi bạn đạt đạo tới một cảnh giới nào đó, ngoài pháp thân của chư vị độ vô hình ở sát bên bạn , bạn sẽ gặp những thiện trí thức hữu hình, mà mình không thể nghĩ là có thể gặp được họ.
    Ngoài cái hình tướng là cặp mắt dủng mãnh mà bạn thấy đó nó chỉ là huyễn tướng, còn có những người mà bạn sẽ gặp, mắt như trâu ngủ, nhưng khi nói thì âm vang, sâu vọng ,mà âm thanh đó làm tâm mình rung động và hồi hộp, cái đó mới là chân tướng.

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  3. #3

    Mặc định

    Tạm lấy Kinh Kim Cang để bàn: Phàm sở hữu Tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai ( tạm dịch: Phàm những gì có Tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai)
    Hoặc nói :
    Nhược dĩ sắc kiến ngã,
    Dĩ âm thinh cầu ngã,
    Thị nhân hành tà đạo,
    Bất năng kiến Như Lai”
    .
    ( Nếu dùng sắc cầu Ta. Dùng âm thanh cầu Ta.
    Thì là làm tà đạo. Không thể thấy Như Lai) .

    Thật tướng thì không Giả hay không Chân. Và cũng không thể nói ra được.
    Còn bạn Vân Quang thì cho là cặp mắt dũng mảnh là Huyễn tướng, còn âm thanh vang vọng làm mình hồi hộp thì là Chân tướng.
    VTD ngu dốt, không thể lỉnh hội nổi.

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vothuong dao Xem Bài Gởi
    Còn bạn Vân Quang thì cho là cặp mắt dũng mảnh là Huyễn tướng, còn âm thanh vang vọng làm mình hồi hộp thì là Chân tướng.
    VTD ngu dốt, không thể lỉnh hội nổi.
    Sư huynh VTĐ thân mến,
    Nếu ta thấy mắt ai mà phát ra ánh sáng có tia, ta không dám nhìn vào mắt của họ thì có hai lý do:
    - Một là ánh sáng nầy không thể kềm hay làm cho yếu đi được, đây là một dạng bệnh lý, khi tu thiền bị tác động trở ngại tới sự vận động của tuyến tùng
    - Hai là mắt lộ quang, thì là lộ thần, cái nầy sẽ phạm vào tinh anh phát tiết.

    Cả hai đều là cái xấu vì sẽ làm tổn hại tới thần, điều nầy có thể lý giải anh bạn kia đã đưa luồng hỏa hầu lên tới đầu nhưng bị chạy lòng vòng và không luân chuyển khép kín được.
    Khi người tu chứng đắc thì mắt như con trâu ngủ, ai hỏi chuyện , mắt hơi sáng một chút , còn âm thanh mới là cái để chuyển thần khí ra và giao tiếp với bên ngoài. Cái nầy gọi là tàng thần, thần càng tàng thì khí càng trong, vì thần tàng thì tâm lặng, lúc nào cũng định, do đó "khí tự du (dầu) còn thần tự đăng, khí trong thì đèn sáng.
    Khi người bạn tu chứng nói đạo, ta là người nghe, ta sẽ tự cảm thấy ta không dùng tai nghe và để hiểu lý đạo , mà ta dùng cái tánh nghe để nghe, cái hay của người tu chứng là nói vào cái tâm của người đối diện qua cái tánh nghe đó không phải qua lỗ tai của họ, do đó khi ta nghe họ nói, thì tâm ta sẽ bị động hay hồi hộp là vậy.
    Thân
    Last edited by Vân Quang; 02-10-2009 at 05:27 PM.

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  5. #5

    Mặc định

    Điều mà VTD muốn nói thuộc về Thể tánh. Việc mà Vân quang đang bàn thuộc về sự tướng, là Lý Tánh. Cái hiểu không giống nhau thì thôi mình đừng bàn luận tiếp. Chúc Vân quang vui khoẻ, có nhiều bài viết hay.

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vothuong dao Xem Bài Gởi
    Điều mà VTD muốn nói thuộc về Thể tánh. Việc mà Vân quang đang bàn thuộc về sự tướng, là Lý Tánh. Cái hiểu không giống nhau thì thôi mình đừng bàn luận tiếp. Chúc Vân quang vui khoẻ, có nhiều bài viết hay.
    Vấn đề mà VQ nói chỉ là lý luận theo tưởng trí của mình về sự phát sinh năng lượng và bảo tồn năng lượng mà thôi.
    Nhưng dù sao thì huynh cũng đã gặp thiện trí thức rồi đó, vì theo thông lệ khi người tu đã đạt đến một mức nào đó sẽ gặp thiện trí thức hữu hình đồng tu hổ trợ, vì ngoài các chư vị siêu hình độ cho mình, ta còn gặp các vị hữu hình. Chúc huynh dũng mãnh tinh tấn trên con đường hoằng pháp và hộ pháp.
    Thân

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  7. #7
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,577

    Mặc định

    Huynh Vân Quang Mến,
    Thấy huynh nói nhưng người mà tu tập đạt được quả vị gì đó thì mắt như “Trâu Ngáy Ngủ”, v.v... Mong huynh đừng giận NN nha. NN cười quá trời. Những người mà đạt đến mức độ này là những người tu tập theo bên Tiên Gia hay Đạo Gia mà thôi. Những vị thầy mà thật sự tu chứng quả Phật rồi thì cặp mắt rất sáng, trong suốt và lúc nào cũng có ẩn chứa tình thương, cái tâm Bồ Đề bất khả tư nghì. Không những vậy, các vị trong người thường toả ra cái lực “kính ái” vô cùng mạnh. Mình đến gần họ mình cũng sẽ cãm nhận được cái tâm mình rất là an lạc. Lạ lắm. Khi Đức Thế Tôn mất, chổ Bồ Đề Đạo Tràng của Đức Thế Tôn vẫn còn phất phưởng cái lực của Đức Thế Tôn mà một khi các chúng sanh đi vào vùng đó là cãm thấy sự an lạc vô cùng vi diệu. Đến nổi (nói nhỏ thôi) có nhiều vị bên Thiên Chúa Giáo, hay các giáo phái khác bên Ấn Độ cũng giả dạng Phật tử hành hương để đi vào mà cãm nhận cái lực đó mà. Đây là sự thật, NN chẳng dám nói ngoa đâu. Thời gian trôi qua rất lẹ, đã trên 2,500 năm rồi mà lực kính ái của Ngài vẫn còn bàn bạc trong không gian. Vi diệu lắm.

    Những lời của những vị chứng đắt quả vị Phật, một khi phát ra chỉ làm cho tâm của những người nghe có cãm giác ấm dịu chứ không thể nào làm cho chúng sanh có tâm hồi hộp được đâu.

    Vài hàng góp vui. Đây chỉ là những lời tâm sự trên tình thương chứ không có gì phản đối đâu huynh.

    Thân
    NN
    Last edited by Nhat_Nguyet; 04-10-2009 at 12:40 AM.
    To You With Love

  8. #8

    Mặc định

    Ha, ha, kính thỉnh ý , kính thỉnh ý, không giận , không giận, ý mình muốn nói , người tu chứng đắc thì biết che đậy cái thần của mình không cho phát tiết, còn mắt phát ra quá sáng là có thể công phu có vấn đề, đúng là khi gặp họ thì như ta gặp phải một vùng từ trường êm dịu,từ bi, nhân hòa, nhưng với huynh tu cao khi nghe họ nói thì huynh rung động êm dịu, còn đệ đường tu còn tệ,thậm chí có nhiều khi bị rớt, nghe họ nói thì xúc động khôn cùng, giống như con gặp mẹ vậy.
    Thân ái
    PQ

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  9. #9

    Mặc định

    Kính các huynh đệ,
    Theo mình biết thì tu theo tiên đạo chủ yếu là hợp tinh- khí thần làm một, và họ có học pháp bế tinh, bế khí, hoàn thần.....
    Còn theo thiền đạo của Phật môn, thì tìm chơn tâm trong đại chánh định, pháp nầy cũng có kết quả là tinh-khí-thần hợp nhất làm một.
    Cả hai pháp môn dù là tiên đạo hay Phật gia đều dùng pháp thiền làm cứu cánh, một pháp thì chủ yếu tu tập hợp nhất tinh khí thần, còn pháp kia thì để tự nhiên,khi chơn tâm hiển lộ đạt tới đại chánh định là tự tinh khí thần cũng hợp nhất.
    Khi tu đắc , thì cả hai đều có từ trường và điện trường phát sinh , vì từ trường sinh ra điện trường và ngược lại và từ đó kèm theo cả hào quang bao bọc, nhưng họ cũng biết cách che linh quang lại , giống như che dấu thần thông vậy.
    Tuy vậy, người tu cũng trải qua nhiều ải, chứng đó rồi mất đó, rồi lại chứng được cấp độ cao hơn.
    Có người nói người tu ăn ít nhưng thở nhiều, vì sao?
    -Vì khi thở là tiếp oxy vào máu, máu luân chuyển oxy cho các tế bào giúp phản ứng đốt chất hửu cơ và sinh ra năng lượng đồng thời thải ra CO2 đi vào luồng máu đen về tim và kèm theo nước, nước nầy là nước từ trong người không phải nước ở ngoài cung cấp, nó là nước thuần khiết và không lẫn tạp, và do đó người ngồi thiền không cần uống nước là vậy. Như vậy đối với thiền sư , có không khí , là có nước, có không khí là có năng lượng, vậy còn cầu chi nữa? vì có thủy và hỏa trong cơ thể cả rồi. Khi tâm bình tâm định , hay tinh-khí -thần hợp nhất đó chính là thời khắc của "thủy hỏa ký tế" vậy. Ta có thể mường tượng trong nước có sức nóng (lửa) trong lửa có nước , giống như trạng thái nước sôi trong đầu máy xe hỏa, thì công năng đó , năng lượng đó thiền sư phải tích tụ vào đâu, đâu phải dùng để phát quang ra ngoài để lòe thiên hạ được.
    Kính mến
    P.s:
    Vài dòng lý loạn cho vui
    Đời là bể khổ có tui là cười
    Chọc cười mà lại buồn hiu
    Hai tay thọc lét nhe reng phát khì
    PQ
    Last edited by Vân Quang; 04-10-2009 at 01:03 PM.

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  10. #10
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,577

    Mặc định

    Huynh VQ Mến,
    NN thấy cách thức huynh nói thì sự tu tập về Thiền Định của bên Đạo Gia, hay Tiên Gia, nó cũng giống như Phật Gia. Thật sự, đúng như huynh nói Thiền Định là cứu cánh của Đạo Gia cũng như Tiên Gia, tuy nhiên khi đi sâu vào sự tập luyện nó hoàn toàn khác nhau. Không bao giờ giống nhau được. Bên Đạo Gia có rất nhiều sách bàn về sự tu tập về cách luyện khí trong tu thiền như Tính Mệnh Huê Chi, Huyền Diệu Cảnh, Huỳnh Đình Kinh, v.v... và nếu huynh có nghiên cứu sâu thì huynh sẽ thấy họ đi đường rất khác với Phật Gia và họ lại mượn đường lối của Phật Giáo để mà so sánh với Đạo Giáo và để cuối cùng chứng minh rằng Đạo Giáo cũng như Phật Giáo mà thôi.

    Nhưng đó chỉ là cách nói trên kinh sách mà thôi. Vã lại thời xưa khi Phật Giáo được truyền bá qua Trung Quốc, những chân lý của Đức Thế Tôn, những phương pháp tu tập vô cùng vi diệu và đó cũng là mối đe doạ cho Lão Giáo, Khổng Giáo v.v.... cho nên họ mới gom Phật Giáo vào các giáo phái của họ để được tồn tại và đưa ra cái tên là Tam Giáo Đồng Nguyên. Và những sách vở của lên các giáo phái khác đều tìm đủ mọi cách để nói rằng Phật Giáo và những con đường tu tập cũng giống như giáo phái của họ thôi. Chuyện bên Trung Quốc muốn đồng hoá mọi thứ để nói là của riêng họ thì ai cũng biết rồi. Kể cả những gì của Việt Nam mình, họ lấy thì họ cũng cho là của họ thôi.

    Trở về vấn đề Thiền Định. Bề ngoài sách vở nói là cách tu tập thấy họ so sánh làm giống như là bên Phật vậy đó, nhưng Tiên Gia cũng là Tiên Gia và Phật Gia cũng là Phật Gia. Sự tu tập của bên Tiên Gia không thể nào làm cho họ trở thành Phật được, cho dù họ đi ngược vào Vô Cực.

    Bên Tiên Gia khi họ tu chứng đắc rồi họ có thần thông cũng làm được nhiều điều lắm, và họ còn có “thân Bất Tử” nữa, nhưng họ không thể nào xoá được nghiệp quả. Và cũng xin đừng nói là trong sách vở nó là có thể xoá được nha. Chuyện này là họ chỉ dựa vào Phật giáo mà thôi. Mà NN thấy muốn chứng đắt bên Tiên Gia cũng phải có những yếu tố rất liên quan vế bên phiá Tiên, Thánh, Thần chứ không phải khơi khơi ngồi thiền định là luyện được Kim Đan, Thánh Thai trong Hoả Lò đâu. Bên trong có rất nhiều yếu tố mà sách vở họ không bao giờ nói ra đâu.

    Và cái “Thân Bất Tử “ của họ đi được nhiều cãnh giới, làm được rất là nhiều chuyện cũng rất là vi diệu, nhưng cái Nghiệp Quả nó vẫn còn ở đó cho nên họ cũng chỉ quanh quẩn trong Lục Đạo mà thôi, không thể nào thoát khỏi Lục Đạo được đâu. Chẳng hạn như các vị chư Tiên bên Phù Lục, Huyền Không, v.v...
    Họ là những vị, NN phải gọi là Tiên, pháp lực vô cùng họ thường đi vào 2 cõi hữu hình và vô hình. Bởi vậy người ta hay nói cho dù Thiên Địa Càn Khôn có bị hủy thì họ vẫn ung dung tự tại như thường. Tuy nhiên, chỉ có Nghiệp Lực là có thể hủy họ thôi.

    Cho nên, như NN cũng thường hay nói tu tập bên Tiên Gia thì sẽ thành các bực Đại La Thiên tiên, còn tu bên Phật Gia thì sẽ thành Phật. Và Thiền Định cũng vậy, mỗi bên điều có yếu chỉ, bí quyết tu hành khác nhau, không thể nào giống nhau được. Còn sách vở trên thị trường thì họ không bao giờ đưa những yếu chỉ, bí quyết ra đâu. Ngàn năm trước và ngàn năm sau cũng vậy thôi.

    Vài hàng góp vui.

    Thân
    NN

    p.s.:
    To You With Love

  11. #11
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,577

    Mặc định

    Huynh VQ Mến,
    NN thấy cách thức huynh nói thì sự tu tập về Thiền Định của bên Đạo Gia, hay Tiên Gia, nó cũng giống như Phật Gia. Thật sự, đúng như huynh nói Thiền Định là cứu cánh của Đạo Gia cũng như Phật Gia, tuy nhiên khi đi sâu vào sự tập luyện nó hoàn toàn khác nhau. Không bao giờ giống nhau được. Bên Đạo Gia có rất nhiều sách bàn về sự tu tập về cách luyện khí trong tu thiền như Tính Mệnh Huê Chi, Huyền Diệu Cảnh, Huỳnh Đình Kinh, v.v... và nếu huynh có nghiên cứu sâu thì huynh sẽ thấy họ đi đường rất khác với Phật Gia và họ lại mượn đường lối của Phật Giáo để mà so sánh với Đạo Giáo và để cuối cùng chứng minh rằng Đạo Giáo cũng như Phật Giáo mà thôi.

    Nhưng đó chỉ là cách nói trên kinh sách mà thôi. Vã lại thời xưa khi Phật Giáo được truyền bá qua Trung Quốc, những chân lý của Đức Thế Tôn, những phương pháp tu tập vô cùng vi diệu và đó cũng là mối đe doạ cho Lão Giáo, Khổng Giáo v.v.... cho nên họ mới gom Phật Giáo vào các giáo phái của họ để được tồn tại và đưa ra cái tên là Tam Giáo Đồng Nguyên. Và những sách vở của lên các giáo phái khác đều tìm đủ mọi cách để nói rằng Phật Giáo và những con đường tu tập cũng giống như giáo phái của họ thôi. Chuyện bên Trung Quốc muốn đồng hoá mọi thứ để nói là của riêng họ thì ai cũng biết rồi. Kể cả những gì của Việt Nam mình, họ lấy thì họ cũng cho là của họ thôi.

    Trở về vấn đề Thiền Định. Bề ngoài sách vở nói là cách tu tập thấy họ so sánh làm giống như là bên Phật vậy đó, nhưng Tiên Gia cũng là Tiên Gia và Phật Gia cũng là Phật Gia. Sự tu tập của bên Tiên Gia không thể nào làm cho họ trở thành Phật được, cho dù họ đi ngược vào Vô Cực.

    Bên Tiên Gia khi họ tu chứng đắc rồi họ có thần thông cũng làm được nhiều điều lắm, và họ còn có “thân Bất Tử” nữa, nhưng họ không thể nào xoá được nghiệp quả. Và cũng xin đừng nói là trong sách vở nó là có thể xoá được nha. Chuyện này là họ chỉ dựa vào Phật giáo mà thôi. Mà NN thấy muốn chứng đắt bên Tiên Gia cũng phải có những yếu tố rất liên quan vế bên phiá Tiên, Thánh, Thần chứ không phải khơi khơi ngồi thiền định là luyện được Kim Đan, Thánh Thai trong Hoả Lò đâu. Bên trong có rất nhiều yếu tố mà sách vở họ không bao giờ nói ra đâu.

    Và cái “Thân Bất Tử “ của họ đi được nhiều cãnh giới, làm được rất là nhiều chuyện cũng rất là vi diệu, nhưng cái Nghiệp Quả nó vẫn còn ở đó cho nên họ cũng chỉ quanh quẩn trong Lục Đạo mà thôi, không thể nào thoát khỏi Lục Đạo được đâu. Chẳng hạn như các vị chư Tiên bên Phù Lục, Huyền Không, v.v...
    Họ là những vị, NN phải gọi là Tiên, pháp lực vô cùng thâm hậu, họ thường đi vào 2 cõi hữu hình và vô hình. Bởi vậy người ta hay nói cho dù Thiên Địa Càn Khôn có bị hủy thì họ vẫn ung dung tự tại như thường. Tuy nhiên, chỉ có Nghiệp Lực là có thể hủy họ thôi.

    Cho nên, như NN cũng thường hay nói tu tập bên Tiên Gia thì sẽ thành các bực Đại La Thiên tiên, còn tu bên Phật Gia thì sẽ thành Phật. Và Thiền Định cũng vậy, mỗi bên điều có yếu chỉ, bí quyết tu hành khác nhau, không thể nào giống nhau được. Còn sách vở trên thị trường thì họ không bao giờ đưa những yếu chỉ, bí quyết ra đâu. Ngàn năm trước và ngàn năm sau cũng vậy thôi.

    Vài hàng góp vui.

    Thân
    NN

    p.s.: NN thật sự cũng chẳng muốn nói nhiều vì ai tu tập được theo pháp môn nào thì tuỳ duyên cũa mỗi người. Đúng hay sai là tuy duyên của người ấy thôi. Vị sư huynh ở trên mà huynh VTĐ đề cập tới tu về Pháp của Đức Chuẩn Đề như vậy là hay lắm rồi. Tuy nhiên, khi con mắt mà "lộ thần" như vậy thì cũng biết trình độ người ấy mà. NN chỉ mong rằng nếu huynh ấy mà có thể đọc đường hàng này thì NN chỉ cầu mong cho ấy tu tập thêm nữa và đừng thấy có được những pháp như vậy rồi tự đắc, rồi ham muốn mà phải dính mắc vào. Đây cũng chỉ là phương tiện, mà thật ra nó cũng chi là cái "không thực" đâu. Nếu không tin NN thì thử không tập nữa coi có mất không? Nếu là "thực tánh" thì không bao giờ mất được đâu. NN sẽ không viết nữa đâu.
    Last edited by Nhat_Nguyet; 05-10-2009 at 01:16 AM.
    To You With Love

  12. #12

    Mặc định

    Huynh NN mến, đệ tặng huynh bài thơ:

    Ai như Nhật Nguyệt đấy ư?
    Sách đạo chất chứa bấy lâu đầy nhà
    Gặp huynh đệ cạch tới già
    Nói gì huynh cũng cho là đệ u
    U mê là bẩm, mới tu
    Tu tâm sửa tánh, tâm ngu lộ bày
    Lớp ngu bóc hết một ngày
    Có hôm đệ cũng là thày của huynh
    Tam nhân đi bộ cùng đàng
    Sàng đi lọc lại có thầy đó huynh
    Giữa lúc đạo gốc đang khuynh
    Cùng thời mạt pháp quyết tu đến cùng
    Ra đường ăn nói khật khùng
    Về nhà an vị giắc mùng lại tu
    PQ
    Kính huynh
    Last edited by Vân Quang; 05-10-2009 at 11:58 AM.

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  13. #13
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,577

    Mặc định

    Trời, huynh VQ biết làm thơ hả? Cám ơn huynh rất nhiều đã tặng NN bài thơ này. Lời thơ rất là hay. NN thật trong lòng cũng mong rằng sau này huynh được đắc pháp, đạt quả vị Phật để làm thầy của NN. Nếu huynh đạt được quả vị Phật, không những huynh làm thầy của NN, mà huynh muốn làm vị tổ của NN thì NN cũng vui mừng lắm. Vì các vị tổ, các vị thầy của NN đều là những chư Phật đã đắc quả hết rồi.

    Đời người thấy vậy mà ngắn ngủi lắm. Mới sanh ra đời đây, lớn lên, vui chơi, học hành, làm ăn, buôn bán, rồi quay qua, quay lại thì tuổi già đã đến rồi. NN mong rằng các huynh, tỉ có cơ duyên để tu tập, để đạt được Phật quả, để thoát ly cãnh sanh tử, luân hồi đầy đau khổ này.

    Thân
    NN
    To You With Love

  14. #14

    Mặc định

    @ Nhât nguyệt:
    Không dám làm thầy ai đâu bạn, mình chỉ mượn cái ý của câu :
    "tam nhân đồng hành, tất hũu ngã sư", nhưng vì trói buộc của lục bát nên làm không ra mà lại thành ra hiểu lầm:

    "Tam nhân đi bộ cùng đàng
    Sàng đi lọc lại có thầy đó huynh "

    Người Tây phương rất vui khi làm việc cùng nhau họ gọi là làm việc nhóm, do đó họ chia ra nhiều mục, mỗi người ráng lo mục của mình thiệt giỏi, rồi có một công trình sư và những nhà quản lý dự án xây dựng nên .....còn người Việt ta thì sao? luôn luôn đả phá mà không xây dựng, đến nỗi khiến mình nghĩ rằng có lẽ do nước uống mà ra chăng?nước bên Tây, bên Mỹ nó khác nước của ta chăng?, tới độ mình có một cái nhìn khập khiểng, khi mình so sánh con chó ở nước ngoài hòa đồng rất vui trong những ngày hội, nhưng chó của ta thì chỉ muốn xực, sủa rồi chạy trốn, có lẽ do nước uống mà ra vậy rồi!
    Thân mến,

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vothuong dao Xem Bài Gởi
    Dáng người anh mảnh dẽ, bình thường như hàng trăm ngàn người khác ở đất Sài gòn này. Đầu tiên, khi nghe anh giới thiệu đã 11 năm tu trì Tịnh độ, Thiền Tông, Mật tông, trong đó có 3 năm ròng rả hành trì Pháp Chuẩn Đề, cũng tuyệt dục được 3 năm. Tôi đã không tin lắm. Nhưng khi nhìn vào cặp mắt cuả anh, tôi biết là tôi sai.
    Anh có đôi mắt dài và thật là sáng. Hình như bao nhiêu tinh lực hành trì Mật Pháp cuả anh đều được thể hiện trên đôi mắt ấy. Nên nó có một uy lực, xoáy vào người đối diện thật là khó tả. Đôi khi tôi cũng không chiụ nổi Lực từ đôi mắt ấy. Nếu là Thần Nhãn thì cũng đến mức như vậy là cùng.
    Gần hai giờ trao đổi Lý Đạo cùng anh, điều tôi ấn tượng nhất là sự điềm tỉnh và thái độ nhã nhẵn tôn trọng bạn đồng tu, dù tôi theo Mật tông Ngũ Bộ Chú, còn anh hành trì Pháp Chuẩn Đề. Kể cả khi bằng Tâm nhản, anh đã thấy hai vị Độ trì cuả VTD. Vị thứ nhất tôi mới được biết. Còn vị Độ trì thứ hai cuả tôi thì anh là người thứ tư tả lại cho tôi nghe, nên tôi biết là lời anh chính xác.
    Chính lúc đó, đầu tôi bừng bừng như có điện chạy quanh đầu, tự miệng tôi nói ra mà tôi cũng không ngờ :- Tôi biết các Chư vị độ trì cuả tôi muốn nhắn gửi gì đó thông qua anh. Xin anh cho tôi biết?
    Anh nhìn tôi lặng im, thần nhãn khép lại như đang định. Sau đó anh truyền lại các thông tin mà anh nhận được từ vô hình. Tôi có hỏi anh là anh nghe được bằng lời, hay tiếp nhận bằng sóng điện từ. Anh không giải thích được mà cho biết, các thông tin về đường Đời và đường Đạo cuả tôi cứ hiện ra, anh cảm nhận bằng Tâm và cứ thế mà nói ra.
    Còn rất nhiều lời dạy cuả Chư vị độ trì thông qua anh để VTD này học tập. Mỗi lời như một thông điệp giản dị nhưng thấm nhuần lý Đạo cuả càn khôn.
    Tôi không hiểu anh tu trì Mật pháp Chuẩn đề theo môn phái nào? Thật bất ngờ thay khi anh hé lộ cho biết : trong lúc trì chú Chuẩn đề, anh đã thấy linh ảnh Tượng Phật Chuẩn đề trước mặt đưa tay ra xoa trên đỉnh đầu cuả anh! Xem như là anh được các bậc Vô hình ngoài thế gian quán đảnh cho mình! Còn trong quá trình niệm Chú, anh cũng thấy nhiều vong căn, linh điển vể quỳ trước mặt mình ngay bàn thờ. Cái này thì tôi biết.
    Anh cũng kể cho tôi nghe một trường hợp trong nhiều trường hợp anh đã trị tà thành công. Nhưng anh hay hơn VTD rất nhiều khi tiếp xúc vong nhập là khi trị ai, anh đều thấy linh ảnh cuả cái vong hay quỷ ám đó luôn. Đó là vì anh đã được mở Nhãn, mở Nhĩ từ lâu lắm rồi. Nếu mới gặp, có thể tôi không tin vào quyền năng cuả anh. Nhưng sau khi trao đổi và chứng kiến vài việc, tôi biết là anh nói thật.
    Anh không chê hay khen mật pháp Ngũ Bộ Chú cuả VTD vì anh và tôi cùng đồng ý một điểm : mọi con đường đều dẫn về một chổ, vạn pháp quy tông. Nhưng anh cũng không tự hào với quyền năng mình có được, vì anh và tôi đều biết nó không dẫn đến sự giải thoát rốt ráo, nó chỉ là phương tiện trên con đường hành giả đi tầm cầu Chân lý.
    Thật không ngờ cái Duyên cuả người tu học đã đưa tôi gặp anh- một hành giả linh ứng ở đất phồn hoa đô hội như thế này. Gặp những người như anh, tôi càng tin vào Mật Pháp cuả Tổ và Thầy, tin vào con đường mình đang đi, tin vào các Chư Vị độ luôn sát bên mình, càng tin vào Thế giới Siêu hình trên trời cao lồng lộng “ Tuy thưa mà không lọt”.
    Nhìn bóng anh mờ khuất trong cơn mưa lớn trắng xoá phố phường, tôi biết là tôi đã gặp một ẩn giả Mật Tông không lộ tướng. Thêm một bằng chứng sống về sự linh ứng cho chữ Thành khi tu trì Phật chú. Nó khác xa những kẻ tu học Phật bằng miệng mà không hành, những vị mà Đại tỳ bà sa luận đã chê trách : Cứ rời kinh điển ra là không dám nói dù chỉ một câu!
    Tuy anh và tôi hơi khác trên đường tu học nhưng tôi tôn trọng anh vì biết rằng mình sẽ về chung một mái nhà cuả Đạo. Xin được gọi bằng anh dù thật sự tôi lớn hơn anh gần mười tuổi, một bạn đồng tu ạ.
    Nếu anh có đọc bài viết này, xin anh tha lỗi cho VTD vì đã đăng lên ngoài ý muốn cuả anh. Chẳng qua VTD muốn gieo thêm duyên về Phật pháp từ trường hợp cuả anh- một vị hành trì Chánh pháp và có được linh ứng rỏ ràng./.
    Cám ơn VTĐ nhiều nhiều lắm! VTĐ là nhịp cầu nối cho HTN được trò chuyện với vị Cư Sĩ này hơn 5 giờ chuyện đời, chuyện đạo...
    Những chia sẻ thẳng thắn, chân tình của anh đã soi rọi cho HTN nhận ra những gì mình còn hạn chế, cần phải "làm mới" mình trên con đường tu tập.
    Con đê đầu đảnh lễ tạ ơn trên cho con gặp một vị thiện tri thức.
    Last edited by hanthuynguyet; 17-11-2009 at 12:02 AM.
    Thảnh thơi buông mái chèo con
    Hồn nhiên vớt mảnh trăng non làm quà

  16. #16

    Mặc định

    Ô, anh em xin chớ bình luận nhiều. Nếu muốn trau dồi căn cơ, chi bằng đề nghị VTĐ tổ chức buổi gặp gỡ rồi khi ấy cùng đàm luận cũng chưa muộn mà. Vân Quang thấy sao?

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Nha_Thien77 Xem Bài Gởi
    Ô, anh em xin chớ bình luận nhiều. Nếu muốn trau dồi căn cơ, chi bằng đề nghị VTĐ tổ chức buổi gặp gỡ rồi khi ấy cùng đàm luận cũng chưa muộn mà. Vân Quang thấy sao?
    Cái này được đấy!
    Xin các huynh cứ tổ chức một buổi gặp mặt thân mật đi, rồi cùng nhau đàm luận vậy.
    Riêng sackhong thì không dám đàm luận gì, chỉ xin được lắng lòng nghe thôi...

  18. #18

    Mặc định

    Sau những ngày đi tỉnh xa, Sáng Chủ nhật này ( 22/11) VTD có mặt ở Sài gòn và ca fe với một vài bạn đạo. Nếu được, mời huynh Nhã Thiên 77 liên lạc với VTD và anh em mình gặp nhau. VTD luôn được mong học hỏi tất cả các huynh đệ trên Diễn đàn, với tinh thần dung thông viên nạp tất cả Pháp môn.
    Riêng vị ẩn giả vì VTD mà lộ tướng rồi. thành thật xin lổi vậy.
    Thân kính
    Last edited by vothuong dao; 18-11-2009 at 09:16 AM.
    THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG

  19. #19

    Mặc định

    Anh NN và VTD cùng mọi người cho em hỏi 1 câu nhỏ: tại sao nhiều người tu Mật, tu Phật nói chung đều không ưa gì người tu Thiên Chúa giáo vậy ? Có người còn nói rằng khi họ mà nghe, hay cảm nhận ra ai đó đang đọc kinh Chúa, họ thấy không định tâm nổi, khó chịu. Chẳng lẽ tu theo Chúa là tu sai hay sao? Các đàn tràng mà có người đạo Chúa tham gia vào dù chỉ dự coi thôi, cũng làm mất linh khí của chư Phật. Vậy xin hỏi tại sao vậy? tại sao tu theo Chúa mà làm ảnh hưởng xấu như vậy? có phải tu theo Chúa làm làm kình địch các đạo khác không ? và vị Thiên Chúa đó có phải chính thật là Đấng Tạo hóa nên thần thánh của các tôn giáo khác phải e dè, kính ngưỡng hoặc kỳ thị ?

    Xin chân thành cám ơn và mong tin !

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hoasen Xem Bài Gởi
    Anh NN và VTD cùng mọi người cho em hỏi 1 câu nhỏ: tại sao nhiều người tu Mật, tu Phật nói chung đều không ưa gì người tu Thiên Chúa giáo vậy ? Có người còn nói rằng khi họ mà nghe, hay cảm nhận ra ai đó đang đọc kinh Chúa, họ thấy không định tâm nổi, khó chịu. Chẳng lẽ tu theo Chúa là tu sai hay sao? Các đàn tràng mà có người đạo Chúa tham gia vào dù chỉ dự coi thôi, cũng làm mất linh khí của chư Phật. Vậy xin hỏi tại sao vậy? tại sao tu theo Chúa mà làm ảnh hưởng xấu như vậy? có phải tu theo Chúa làm làm kình địch các đạo khác không ? và vị Thiên Chúa đó có phải chính thật là Đấng Tạo hóa nên thần thánh của các tôn giáo khác phải e dè, kính ngưỡng hoặc kỳ thị ?

    Xin chân thành cám ơn và mong tin !
    Tôi chưa bao giờ nghe thấy vậy mà chỉ nghe thấy điều ngược lại.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •