Bí ẩn hình đồ biểu tượng của phái Pháp Luân Công
( 8:55 AM | 23/10/2011 )

Chúng ta biết rằng, ngoài Hà Đồ và Lạc Thư, có hai phù hiệu căn bản và trọng yếu nhất được lưu truyền từ thời cổ đại. Một là Thái Cực đồ, và một là phù hiệu chữ Vạn (卍). Vậy liên hệ giữa chúng thực ra là như thế nào?

Hà Đồ và Lạc Thư
Như mọi người đều biết, có một số đồ hình gắn liền với lịch sử Trung Hoa, ví dụ Hà Đồ, Lạc Thư, Bát Quái, Thái Cực, phù hiệu chữ Vạn (卍), tựa như xuất hiện ngay khi kỷ nguyên lịch sử mới bắt đầu. Trước tiên chúng ta nói về ghi chép liên quan trong văn hiến cổ đại:

Tương truyền vào thời Phục Hy trong Tam Hoàng thời thượng cổ, trên sông Hoàng Hà xuất hiện một con Long Mã (đầu rồng mình ngựa), trên lưng có những điểm đen trắng cấu thành một bức đồ; Phục Hy theo đó mà diễn ra Bát quái, bức đồ này gọi là “Hà Đồ”. Rất nhiều người đều thử một quá trình suy luận như vậy, nhưng đều thất bại, từ đó cho rằng đây chỉ là truyền thuyết. Thực ra điều này là có thật, sau đây tôi sẽ nói về quá trình đưa ra như thế nào. Xin xem hình dưới:


Hình 1: Hà Đồ


Tương truyền khi Đại Vũ trong Ngũ Đế trị thủy, trên sông Lạc xuất hiện một con rùa lớn, trên lưng rùa mang hoa văn cấu thành một bức đồ, bức đồ gọi là “Lạc Thư”. Xin xem hình dưới:


Hình 2: Lạc Thư

Hà Đồ, Lạc Thư đã được thừa nhận và ghi lại rõ ràng trong văn hiến thời cổ đại. Có người nói Thái Cực tồn tại ngay từ thủa ban đầu của lịch sử Trung Quốc, nhưng phù hiệu chữ Vạn (卍) thì không có nguồn gốc từ Trung Quốc, mà là sau này Phật giáo truyền nhập vào Trung Quốc mới có. Không sai, tuy nhiên thực ra phù hiệu chữ Vạn (卍) này cũng đã liên tục được lưu truyền tại Trung Quốc từ nghìn xưa, nhưng là ẩn giấu. Bí mật này kỳ thực ẩn trong Hà Đồ và Lạc Thư. Thực ra Thái Cực và chữ Vạn (卍) có nguồn gốc sâu xa hơn Hà Đồ, Lạc Thư rất nhiều, đều là di lưu từ thời tiền sử, vốn không phải là của riêng của dân tộc Trung Hoa.

Thái Cực ẩn mình trong Hà Đồ
Khoa học cổ đại Trung Quốc vẫn coi số lẻ là Dương, số chẵn là Âm; những ai hiểu sâu về văn hóa cổ đại Trung Quốc đều biết điểm này. Chúng ta xem Hà Đồ thì có thể nhìn ra được, chính là đen (Âm) trắng (Dương). Xin xem hình dưới:


Hình 3: Hà Đồ

Do đó Dương từ 1 bắt đầu thăng dần lên theo Dương khí, 1→3→7→9, Âm từ 2 bắt đầu hạ dần xuống theo Âm khí, 2→4→6→8, đây chính là trạng thái `Dương thăng Âm giáng’. Hai màu đen-trắng của chúng ta thay nhau biểu thị, xin xem hình dưới:


Hình 4: Vận động của Âm-Dương trong Hà Đồ

Đồ hình trên thời cổ đại gọi là “Hữu cực đồ“; bởi vì văn hóa Trung Quốc đã bị phá hoại từ thời Cách mạng văn hóa, nên rất ít người biết được đồ hình này. Chúng ta nhìn sự lên xuống của đen-trắng sẽ không khó phát hiện khi đến 7, thì thực ra Dương đã lên đến cực điểm rồi, đến 9 thì đã đi xuống rồi. Cũng như vậy khi đến 6 thì Âm đã xuống thấp cực điểm rồi, đến 8 thì đã đi lên rồi. Cổ nhân nói “vật cực tất phản”, chính là đạo lý này. Xoay ngược lại nói, từ chỉnh thể mà xét, Dương khí vượng nhất là lúc Âm khí dần thăng lên, Âm khí vượng nhất là lúc Dương khí dần hạ xuống. Kỳ thực đây chính là Thái Cực đồ. Do đó dùng hình dưới để biểu thị thì càng dễ lý giải hơn:


Hình 5: Thái Cực đồ

Theo tôi được biết, `Dương thăng Âm giáng’ là một đặc tính rất trọng yếu của Thái Cực. Đương nhiên khi chuyển ngược lại thì là `Âm thăng Dương giáng’ rồi. Trong Thái Cực đồ, chủng loại lên xuống này là đồng thời tồn tại.Có thể nhìn thấy nó hoàn toàn bị Pháp tầng cao hơn đới động dẫn tới xoay chuyển xuôi ngược, trong «Chuyển Pháp Luân» đã nói rõ. Điều này thể hiện rất nhiều xung quanh chúng ta. Ban ngày Dương khí dần thăng, thủy khí {hơi nước} đều bị đới động thăng lên trên, Âm khí hạ xuống, đến tối chuyển ngược lại. Cổ nhân giảng Dương thanh thăng lên làm trời, Âm trọc hạ xuống làm đất. Bốn mùa cũng là đạo lý này, chớm Xuân nước nóng dần lên (Dương khí), đến mùa Hè là tới cực điểm, sau đó nước bắt đầu lạnh (Âm khí), đến mùa Thu càng lạnh, tới mùa Đông Âm khí trên trời đạt đến cực điểm, bắt đầu một vòng tuần hoàn mới. Trung y giảng 12 kinh tuần hoàn cũng là như vậy, gồm rất nhiều nội dung. Tức là Trung y phát hiện thân thể người nửa thân trên là `Dương thăng Âm giáng’, nửa thân dưới là `Âm thăng Dương giáng’. Bài công pháp thứ tư của Pháp Luân Đại Pháp là trực tiếp chuyển động theo chính diện. Từ đó có thể thấy, Pháp Luân Đại Pháp xác thực là chiểu theo nguyên lý diễn hóa của vũ trụ mà luyện, hơn nữa cả chỉnh thể đều được khống chế khi luyện.

Đây là từ trên xuống dưới mà nhìn; từ một góc độ khác, thì có `Dương dọc Âm ngang’. Chúng ta biết rằng ban ngày Dương khí thịnh, còn ban đêm Âm khí thịnh. Con người chúng ta trong một ngày đêm cũng bị đới động biến hóa theo. Ban ngày đứng thẳng sinh hoạt lao động, đến đêm nằm ngang ngả lưng đi ngủ. Tuy nhiên hiện tại hết thảy đều bị phá hoại nghiêm trọng, có người sống về đêm; buổi tối không ngủ, ban ngày mới ngủ. Đâu đâu cũng có biến dị.

Phần này nói đến đây là hết. Kỳ thực còn có rất nhiều thể hiện khác chưa nói đến. Phần sau chúng ta sẽ nói về thể hiện cụ thể hơn nữa của Thái Cực tại nhân gian: Nó cấu thành thân thể như thế nào, quy tắc phi thường, đâu đâu cũng đều diễn hóa đới động theo Pháp, hoàn toàn không như người thường vẫn tưởng.

Chữ Vạn ẩn mình trong Lạc Thư
Lạc Thư rất minh hiển, bất luận là ngang, dọc, trái, phải, chéo thì cộng tổng 3 số đều được 15. Đây chính là ma phương trong số học. Tuy rằng số học hiện đại dường như chưa động chạm đến Hà Đồ, nhưng khoa học cổ đại là có nghiên cứu; kỳ thực từ Hà Đồ này chúng ta có thể nhìn ra một quy luật. Lấy 10 và 5 làm trục. 1-6, 2-7, 3-8, 4-9, bốn cặp số này đều có liên hệ mật thiết với nhau. Trong rất nhiều sách cổ thời cổ đại đều có luận thuật, hơn nữa nhiều ngành học đã vận dụng thành công quy luật này. Ở đây tôi không muốn dẫn giải những thứ này, mà chỉ xin đưa ra mấy câu trong tri thức văn hóa cổ đại Trung Quốc: “Thiên nhất sinh thủy, Địa lục thành chi…” Ai không tin có thể tra thử xem. Tôi có thể đưa ra mấy ví dụ nữa, như bàn tính của Trung Quốc cũng sinh ra như vậy. Trên bàn tính, 1 và 6 đều là một hạt bên dưới, khác biệt với trên 0 còn có 5.2-7, 3-8, 4-9, mấy cặp số này cũng như vậy. Điều này cho thấy những cặp số này có quan hệ mật thiết. Thực tế đã chứng minh rằng các quy luật này không chỉ tồn tại, mà còn có tác dụng rất lớn.

Chúng ta áp dụng quy luật này vào Lạc Thư.



Lấy 5 làm trung tâm, 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 lần lượt có 4 cặp số nối liền. Được hình bên dưới:


Hình 6: Quan hệ giữa Lạc Thư và ma phương. Cộng ngang, dọc, trái, phải, chéo thì đều được 15. Nối 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 với 5 được phù hiệu chữ Vạn (卍)

Phù hiệu chữ Vạn (卍) là biểu tượng của Phật gia. Chúng ta biết rằng phù hiệu chữ Vạn (卍) này đều từng xuất hiện tại Ấn Độ và Tây Âu. Giới học thuật thường cho rằng Trung Quốc cũng đã sớm có, nhưng không có gì để chứng minh. Chẳng ngờ nó ẩn thân tại nơi đây. Hai đồ hình này đã được lưu truyền rất lâu trong lịch sử Trung Quốc. Khi giao thông trong quá khứ còn chưa thông suốt, cả Đông và Tây phương đều có phù hiệu này, liệu có thể là trùng hợp không?

Mật mã của Hà Đồ và Lạc Thư, Thái cực và chữ Vạn
Chúng ta đều đã biết phù hiệu chữ Vạn (卍) diễn xuất số lẻ, Thái Cực diễn xuất số chẵn. Các con số trong Lạc Thư chia thành hai nhóm, lần lượt là 1, 3, 5, 7, 9 (5 số lẻ) và 2, 4, 6, 8 (4 số chẵn). Chúng ta dùng phù hiệu chữ Vạn (卍) để thay thế số lẻ trong Lạc Thư, lại dùng Thái Cực để thay thế số chẵn, thì sẽ được một đồ hình, với bốn vị trí chính và trung tâm là phù hiệu chữ Vạn (卍), còn 4 góc là bốn Thái Cực.

Chính là đồ hình Pháp Luân.



Thực ra trong lịch sử nhân loại, tất cả các sự kiện đều sớm đã được an bài, tất cả đều là vì chuẩn bị cho giai đoạn lịch sử cuối cùng của vũ trụ Mạt kiếp này. Không chỉ Hà Đồ, Lạc Thư, mà các cổ thư Phật gia và Đạo gia tất cả đều nói về thời kỳ đặc thù này, tuy nhiên thời Mạt kiếp hiếm người chân tu, hiếm người đi tìm, vì vậy mà ít người biết đến.

Chính Ngộ
(theo chanhkien.org)