Vinh đàm : Viết lại về khái niệm căn đồng tứ phủ .
Hỏi : Thế nào là căn số tứ phủ ? .
Đáp : Trong dân gian lưu truyền những khái niệm căn số tứ phủ như sau :
1 . Căn đồng số lính là những người có một mức đồng dạng , trùng lập nhất định nào đó với những ngôi vị Thánh trong công đồng Tứ phủ , vì thế đã được các Ngài chọn để làm ghế , để các Ngài ngự .
2 . Căn đồng số lính là những người mang nợ tứ phủ . cụ thể có 2 dạng :
- Đó là nợ đời : bất hiếu , ngỗ nghịch , trộm cướp , tà dâm ....
- Đó là nợ đạo : buôn bán thần thánh , phỉ báng thánh thần .....
Lời bàn của Vinh đàm :
- Khởi nguyên của hầu đồng , không hề có khái niệm thứ hai , đây là một khái niệm mới , được hình thành trong một thời gian gần đây .
- Khởi nguyên hầu đồng : khái niệm thứ nhất định nghĩa về căn số cũng không đúng , không có ai có thể có sự đồng dạng về hình bóng , số phận ..như các vị Thánh được , nếu sự đồng dạng này diễn ra thì hẳn nước nam , hẳn tứ phủ đã có nhiều hơn 36 ngôi trong công đồng tứ phủ rồi .
Vậy , trong thời kì khởi nguyên của hầu đồng cần hiểu thế nào cho đúng về khái niệm căn số ( căn đồng tứ phủ ) .
Trả lời : Ngày xưa , những người được phép hầu đồng là những người được cộng đồng chọn ra , trong một quần cư nhất định như làng , xã ... sẽ chọn ra những đứa bé gái có đủ phúc – đức để giao phó trọng trách này .
Đứa bé được chọn này phải được sinh ra trong một gia đình gia giáo nhiều đời , đứa bé lớn lên trong một môi trường tốt , có sự giáo dục nghiêm chỉnh từ cha mẹ , thầy cô và bè bạn , đó phải là những đứa trẻ ngoan ngoãn , chăm chỉ học hành , lễ phép , xóm làng yêu quí ......

Điều này đã cho ta thấy một sự khác nhau cơ bản với khái niệm căn số ở trường hợp thứ 2 rồi .
Trong trường hợp thứ 2 này , theo quan niệm dân gian thì những người có cắn số tứ phủ như cô bơ hay quan Tuần thì có số phận cuộc đời hết sức bi ai , hay bị hàm oan , nói chung là cuộc đời gặp rất nhiều điều oan nghiệt đúng như thần tích lưu truyền về các ngài vậy .

Trở lại với trường hợp thứ 1 : chúng ta đã thấy được sự kĩ lưỡng trong cách chọn lựa ghế thánh ngày xưa , từ đó ta cũng có thể hiểu , người may mắn có được vinh dự này chính là nhờ cái phúc đức tổ tông nhà họ , chính là nhờ sự cố gằng tu nhân tích đức của cả bản thân cũng như gia đình họ từ muôn kiếp cộng lại , và những cá nhân đó xứng đáng được nhân dân suy tôn là : con nhà Thánh .
Kể cả sau này , cuộc đời của những bé gái này sau khi giải nghệ để đi lấy chồng hay làm việc khác , luôn luôn gặp được những sự may mắn thành đạt cũng như hạnh phúc trong cuộc sống không hề có khái niệm : cơ đầy , thánh hành .
Thật đúng là cái quả phúc mà họ xứng đáng được gặt sau những tháng ngày dày công gieo trồng .
Thật đúng là :
Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để phúc cho con .
Hay có văn rằng :
Chữ đức mà tươi tốt thì có ngày ông Bảy cho được vẻ vang

Vậy thì sao tại sao lại có sự đồng dạng về bóng hình với các vị thánh trong công đồng tứ phủ ở đây được ? làm sao có khái niệm căn cô bơ , căn quan tuần hay căn của bất kì vị Thánh nào ở đây được .
Xin thưa tôi xin tái khẳng định , không có sự đồng dạng trùng lập về bóng hình với các vị Thánh ở đây. Đó là một sự ngộ nhận hết sức sai lầm .
Mà trong trường hợp này , sự may mắn có được vinh dự được chọn làm ghế thánh này chính là nhờ sự : tích lũy âm đức nhiều đời nhiều kiếp của cả chính bản thân gia đình , dòng tộc và cá nhân người được chọn . đó chính là khái niệm về căn đồng số lính thưở nguyên sơ .

Bàn về trường hợp thứ 2 : đây là khái niệm mới hình thành trong thời kì gần đây ,
Đó có thể xem là một sự chuyển của cơ trời .
Trong thời kì cuối này , cách mà các vị thánh làm việc đã có nhiều xoay vần .
Nếu như trong thời kì đầu của hầu đồng , thì việc các vị Thánh giáng đồng trực tiếp để tiết lộ thiên cơ nhằm giúp dân tộc , giúp chúng sanh vượt qua những thời kì khó khăn để sanh tồn , để tồn tại và phát triển ..
Thì nay sự giáng đồng không còn nữa , gần như sự kiên nhẫn của thần thánh với con người đã cạn , chúng sinh sống ở thời kì mạt pháp này dường như đã quên đi những giá trị nhân bản cốt lõi , họ lao vào cấu xé nhau không thương tiếc để rồi tất cả tất cả đều đắm chìm trong vòng trầm luân bi ai .
Thời kì đất nước thái bình thinh trị , dân chúng có cơm no áo mặc đầy đủ , những nhu cầu vật chất được thỏa mãn .....đồng nghĩa với nó là sự bất tin vào thần thánh , cũng xuất phát từ lí do đó mà các cách hành đạo thông thường đã không còn phù hợp nữa , những con người đủ sức để tiếp nhận thiên cơ , để phổ biến nó ra cộng đồng chỉ còn rất ít , rồi thì niềm tin nơi con người đã không còn đủ để mà nghe , để mà tin , để mà hành theo những pháp đạo đó cũng không còn được bao nhiêu . Niềm tin đó cần được xây dựng trên một sự tự nguyện chứ không phải là một sự cưỡng ép .
Nhưng để sự tự nguyện đó được diễn ra trong thời kì này thật là khó , niềm tin đó đã không còn đủ ...........
Xuất phát từ sự tiên liệu này , cách hành đạo của các vị thần thánh đã thay đổi , đó cũng là lí do sâu xa của việc hình thành khái niệm thứ 2 về căn số đó là :
căn đồng số lính là những người mang nợ tứ phủ . cụ thể có 2 dạng :
- Đó là nợ đời : bất hiếu , ngỗ nghịch , trộm cướp , tà dâm ....
- Đó là nợ đạo : buôn thần bán thánh , phỉ báng thánh thần .....
Nhưng ở khái niệm thứ 2 trong trường hợp này : dùng từ căn đồng là sai hoàn toàn . từ căn đồng này chỉ dành cho nhưng người ở nhóm thứ 1 , khái niệm bắc ghế hầu thánh cũng là sai . phải dùng từ : nợ tứ phủ mới chính xác .
Một thực tế khó chấp nhận với nhiều người đó là : Nhóm người này họ không phải là hầu Thánh mà họ đang hầu chính những vong hồn của gia tộc , dòng họ mình .
Như đã nói ở trên , vào thời kì này , cách hành đạo của các vị thần thánh đã thay đổi , đó không chỉ là những lời nói , những lời khuyên bảo nhẹ nhàng như những người cha đối với con nữa , đó đã biến thành những việc làm mang tính răn đe rõ rệt .
Cũng từ tình hình này mà những cụm từ thánh vật , thánh hành , cơ đầy ....đã ra đời .
Bản thân người đời hay lầm tưởng những việc này là do những ông thánh bà chầu làm nhưng thực tế đâu có như thế . mô phật , nghĩ vậy là họ đã vô tình đổ tiếng ác cho nhà Thánh rồi .
Một thực tế cần nhìn nhẩn rõ ràng , chính những vong hồn trong gia đình dòng tộc , những oan gia trái chủ ...đã hành cho chính chủ ra nông nỗi đó . và chỉ khi bị sờ tận tay dat tận mặt , roi quất vào đít như vậy thì người ta mới chịu tin , chịu hiểu ra ..
Và khi ở trong tình trạng như vậy , để thoát ra , bản thân người mang căn nợ tứ phủ này họ sẽ phải làm những nghi lễ tứ phủ như trình đồng , mở phủ .....
Và cũng có nhiều trường hợp những người này sau khi thực hiện các nghi thức tứ phủ thì cuộc sống của họ trở lên tươi đẹp hơn , hạnh phúc hơn . Lí do vì sao vậy ??
Đại số dân chúng không hiểu được bản chất vấn đề , họ chỉ biết cho rằng , những người như vậy được ăn lộc thánh , và như thế là họ sướng , và ước được như họ .
Vào thời kì cuối này , sự xít lại gần nhau giữa 2 thái cực âm dương đã khá rõ ràng , âm và dương hòa vào nhau , nương dựa vào nhau mà cùng phát triển . Những vong linh trong gia tộc trở về phù độ cho con cháu cũng khá nhiều , bên cạnh đó những oan hồn , oan gia trái chủ đi tìm con nợ để đòi cũng không phải là ít .
Một số người sau khi thực hiện nghi thức tứ phủ , họ sẽ cuộc sống tươi đẹp hơn ... đó có thể là do sự hài lòng của chính những vong linh trong gia tộc đem lại , vì sao vậy ? vì khi những người này bỏ ra những đồng tiền kiếm được bằng chính mồ hôi nước mắt của mình để thực hiện thủ pháp tâm linh tức là họ đã giúp cho những vong linh trong gia tộc đạt được một số nguyện vọng nhất định , họ chính là cầu nối giúp các vong linh gia tộc thoát khỏi cảnh đau khổ , biết tới pháp đạo . Một cầu nối mà có khi mất cả trăm năm các vong linh mới có được .
Và dĩ nhiên khi sự vui sướng của các vong linh được tạo lên thì sự hạnh phúc , hanh thông nơi người trần có được là điều hiển nhiên . đúng là âm siêu thì dương thái .
Nhưng cũng có trường hợp , sau khi thực hiện xong những thủ pháp tâm linh này một thời gian thì những người này lại bị rơi vào cảnh : bần cùng hơn . lí do vì sao vậy ?
Ở trường hợp này , đó là một sự nghiêm khắc , hay là một yêu cầu cao hơn của chính những vong linh gia tộc , của các oan gia trái chủ .
Đó không đơn thuần chỉ là việc bỏ ra dăm ba đồng tiền là xong , mà ở đây cần có những hành động nhiều hơn , thiết thực hơn , một sự cố gắng hơn nữa ...
Một số vong linh trong gia tộc có bản tính khá tốt đẹp , muốn hướng cho con cháu vào đường tu .nhưng bên cạnh đó có những vong khá xấu tính , bản chất cố hữu bộc phát , họ sẽ đem những dục vọng nhỏ nhoi ích kỉ của bản thân mà chuốc lên đầu con cháu , từ đó mà những hành động vô đạo đức , vô lề lối phép tắc được ra đời , một loạt những đồng đua đồng đú được ra đời , và được cổ xúy .
Một số người hay thắc mắc , tại sao những kẻ được gọi lầm là đồng thầy hay làm những việc xấu xa như vậy mà lại vẫn có cuộc sống sung sướng lắm tiền nhiều bạc ...
Đây chính là những trường hợp đặc trưng cho cái gọi là sự xui khiến , xúi giục của những vong linh gia tộc hay các oan gia trái chủ đối với nhũng thanh đồng này nhằm thỏa mãn cái dục vọng đang bị dồn nén từ kiếp sống của chính họ .
Nhưng cái sự sung sướng này vốn dĩ không kéo dài được bao lâu , lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó lọt . đây chinh là những bài học rất rõ ràng cho người đời thấy rõ được đạo trời :
Này này , hãy cẩn thận đấy , làm thầy kẻo bạc phước .
Của trời , của người đời đâu có dễ lấy , đồng tiền phải được kiếm ra bằng mồ hôi nước mắt thì mới vui cười mà tiêu xài được , chứ há dễ mà ngồi mát ăn bát vàng được ư .
Cẩn thận đời cha ăn mặn đời con khát nước .
Gia đình vợ con , cháu chắt còn đó , rồi ai sẽ gánh cùng cái quả này cho mình đây .
Tội lỗi .
Như đã có lần tôi nói , chỉ trong vòng vài năm nữa thôi , ngoài miền bắc này , mỗi dòng họ tại mỗi xóm làng sẽ có cho mình một ‘’ cô đồng , hay cậu đồng ;; những ‘’cô đồng , cậu đồng’’ nếu khôn khéo sẽ kéo cho cả dòng họ được đi lên , sẽ thức đạo được cho cả dòng họ để cùng nhau phát triển , nhược bằng là những kẻ mê tín , ngu muội sẽ tự tay mình dìm cả dòng họ mình xuống đáy xã hội , không theo kịp đà tiến hóa của nhân loại .
Bản thân mọi sự đều đã được các chư vị an bài , các con nhang đệ tử ai tỉnh ai mê , cứ tự thân mà ngộ , ai muốn nhảy múa thác loạn ra sao thì cứ tự nhiên , vong nào muốn xưng thần gỉa thánh ra sao cũng cứ tự nhiên .
Vì tất cả đều nằm trong cơ cả rồi .
Và câu kết cuối cùng là : những vị được gọi nhầm là đồng thầy đều thuộc nhóm thứ 2 .
Thân ái !