Công đồng tiên chúa .
Nam mô a di đà phật .
Nam mô tam tòa thánh mẫu tứ phủ vạn linh .
Tiếp theo các bài viết : viết lại khái niệm căn đồng tứ phủ và một số bài viết khác . hôm nay vinh đàm xin được tiếp tục nói về các chủ đề khác trong tứ phủ .
Một lần có một bạn hỏi tôi rằng : xoay khăn là gì ? vì sao phải xoay khăn ? và khi xoay khăn như vậy thì các đệ tử có lỗi gì với đồng thầy không , có lỗi gì với Thánh đạo không .
Cũng chủ đề này có một chị hỏi vinh rằng : Tại sao có người phải mở phủ tới năm lần bảy lượt mới yên , có người thì dù đã xoay khăn mở phủ đi mở phủ lại rồi mà cuộc sống vẫn gặp rất nhiều khó khăn ….vẫn bị các’’ Thánh hành hạ’’ .
Trước hết chúng ta cùng cắt nghĩa cụm từ xoay khăn . xoay khăn là một cụm từ ghép được tạo bởi một động từ :’’ xoay’’ để diễn tả một hành động .
Từ khăn là một danh từ chỉ một đồ vật ,mà cụ thể trong tín ngưỡng tứ phủ đó là chiếc khăn phủ diện – một đồ vật không thể thiếu trong quá trình thực hành các nghi lễ tứ phủ . một vật bất li thân và cũng là vật được coi trọng tột cùng của các thanh đồng đạo quan .
Vậy nếu ta ghép nghĩa của hai từ trên với nhau ta sẽ được một cụm từ chung được tạm hiểu theo nghĩa là sự thay đổi về phương hướng , vị trí …của chiếc khăn nhưng vẫn phải giữ nguyên chiếc khăn đó .đó là nghĩa đen của cụm từ xoay khăn .
Nhưng cái mà chúng ta thật sự cần quan tâm và tìm hiểu đó chính là nghĩa bóng của cụm từ : xoay khăn này .
Quay ngược lại , chúng ta cùng đi tìm hiểu sâu hơn về chiếc khăn phủ diện .
Chiếc khăn phủ diện là một mảnh vải màu đỏ hình vuông được phủ lên đầu các thanh đồng khi bắt đầu nghi thức nhập bóng .
Tuy nhiên chiếc khăn phủ diện này phải được đồng thầy làm lễ khai quang cho nó trong buổi lễ mở phủ cho các tân đồng ,đồng nghĩa với sự khai quang của của các đồng thầy thì người trong đạo sẽ hiểu chiếc khăn này giờ đây đã không còn là một chiếc khăn bình thường nữa , nó đã trở thành một vật rất linh thiêng và coi như đã được các phật thánh tác đại chứng minh .
Như vậy thì hành động xoay khăn đồng nghĩa với sự thay đổi của chủ thể – đó chính là những người đã trực tiếp tác động , làm phép lên chiếc khăn ấy , cụ thể ở đây đối tượng này chính là các đồng thầy . Một sự thay đổi về các đồng thầy . đó là một hành động chối bỏ của những đứa học trò đối với thầy của mình .
Chữ thầy vốn dĩ đã rất thiêng liêng , và có càng trở lên linh thiêng hơn bao giờ hết khi đó là người thầy tâm linh , người thầy dạy đạo , ‘’ đồng thầy ‘’.
Xưa nay cũng có trường hợp rằng : khi người thầy ‘’ hết chữ ‘’ hay không còn khả năng cũng như kiến thức để truyền lại cho học trò của mình thì người thầy sẽ khuyên trò đi tòng sư tìm những người thầy khác giỏi hơn .
Đấy là hành động của những người thầy biết giữ trọn đạo làm thầy của mình , khiến người đời phải kính nể . chứ đâu hề có chuyện trò nào dám chê thầy mình ít chữ , phụ bạc ơn khi xưa mà dám khăn gói ra đi .
Vậy tại sao phải xoay khăn , phải đổi thầy .
Ông bà ta có câu nhất tự vi sư bán tự vi sư , đủ thấy trong truyền thống tư tưởng của dân tộc ta bao đời nay người thầy được coi trọng biết nhường nào . vậy tại sao lại xảy ra chuyện những đứa học trò nhỏ dám đang tâm hắt hủi những người mà mới ngày nào đã dìu chúng những bước đi đầu tiên trên con đường đạo . .
Trong đường đời chuyện trò chê thầy khi đã đủ lông đủ cánh để bay cũng được coi là khó chấp nhận huống hồ chi đây là một chuyện trong đạo .
Ngẫm sự đời cũng lạ , tôi đã thấy rất nhiều người dân việt mê tín , sắn sàng làm những chuyện ‘’ động trời ‘’ để chỉ nhằm mục đích là thể hiện được cái ‘’ tấm lòng ‘’ của mình với ông giời , để xin ông giời phù hộ độ trì .
Dân việt do nổi tiếng là ‘’ mộ đạo ‘’ nên đa số dân chúng việt đều rất cẩn thận trong cúng bái , ….nói chung là những vấn đề siêu linh thuộc về vô hình . vì vậy thật là rất lạ khi họ dám có những hành động bị coi là rất ư bất kính với người thầy – người thầy dạy đạo của mình như vậy .
Trong bổn đạo có lưu truyền một câu văn rất hay như thế này : trên theo phật thánh , dưới theo đồng thầy .
Ấy vậy mà há những con nhang đệ tử khi mới ra đồng làm lễ mở phủ không được một lần được nghe đến câu văn này ư ? và có phải họ không hiểu hay cố tính không hiểu nghĩa của câu văn đó vậy /
Trên thực tế trong cuộc sống ngày nay tôi thấy khá nhiều các ‘’ đồng thầy ‘’ dùng câu văn này để ru ngu những con nhang đệ tử của mình hay có trường hợp tự bản thân chính những tín đồ kia tự dùng câu văn này để tự mị bản thân mình . mặc dù có khi ai đó ý thức được rằng các ‘’ đồng thầy ‘’ của mình sai mười mười rồi nhưng họ vẫn cắm đầu nghe theo một cách ngoan ngoãn với một sự tự an ủi bản thân mình rằng : các Thánh đã dạy rồi “ trên theo phật thánh , dưới theo đồng thầy ‘’ cơ mà , các thầy luôn đúng , ta cứ nghe theo , có sai thì thầy chịu , ta vô can /
Đến đây , tôi muốn mọi người đọc lại bài viết : viết lại khái niệm căn đồng tứ phủ mà tôi đã có dịp viết cách đây ít lâu . để nhằm hiểu rõ khái niệm : thế nào là một đồng thầy đúng nghĩa theo đúng tín ngưỡng thờ Mẫu , tránh những sự nhầm lẫn với khái niệm : nợ tứ phủ hay xác hội đang thường thức xảy ra hiện nay .
Quay trở lại vấn đề xoay khăn , thực ra ở trong một chừng mực nào đó , chúng ta có một sự cảm thông nhất định với những con nhang đệ tử đã phải thực hiện ‘’ hành động ‘’ xoay khăn .
Tôi sẽ không dùng từ lễ xoay khăn trong đoạn tiếp theo của bài viết này , bởi vì từ lễ đã không còn được phép sử dụng trong trường hợp này nữa . từ lễ đã tạo ra một sự đối nghịch về ý nghĩa tâm linh với chính cụm từ ‘’ xoay khăn ‘’ mà nó đứng cùng .
Để gọi về nó , tôi tạm gọi là hành động xoay khăn .
Đa phần Những con nhang đệ tử phải thực hiện hành động xoay khăn trong một tâm lí hoang mang sợ hãi , họ luôn đặt ra những câu hỏi rằng : làm như vậy có đúng không ? và liệu làm như vậy có lỗi đạo không ? và rồi kết cục của những chuyện này sẽ đi về đâu , số phận của họ sẽ ra sao ? .
Khiến cho một tâm hồn đang vốn dĩ đang ở trong tình trạng hoang mang nay lại càng thêm hoang mang gấp bội .
cũng có câu rằng : tiên trách kỉ hậu trách nhân . ý rằng trước tiên ta hãy tự xem lại bản thân mình trước khi buông lời trách cứ người khác . và trong trường hợp này cũng đúng như vậy . ta khoan hãy đi trách cứ những con nhang đệ tử không giữ đạo làm trò mà hãy đi xem xét lại tư cách những vị được mệnh danh là ‘’ đồng thầy ‘’ .
Thực tế cho thấy những trường hợp để xảy ra hành động xoay khăn như vậy toàn rơi vào trường hợp của những vị mà dân gian gọi nhầm là ‘’ đồng thầy ‘’ ( để hiểu rõ khái niệm thanh đồng hay đồng thầy mọi người tham khảo thêm bài viết : viết lại khái niệm căn đồng tứ phủ của cùng tác giả )
Việc người thầy có tư cách không ra gì ,’’ thân ốc còn chưa mang nổi mình ốc còn lo cho sên ‘’dẫn đến một loạt các hệ lụy phát sinh sau này cũng là điều tất yếu .
Những hành động ,việc làm bất tuân theo đạo lí âu cũng là kết quả của một cuộc gặp gỡ giữa một bên là các Thầy đạo kém tư cách , kém am hiểu , nặng nghiệp …và một bên là những con nhang đệ tử u u mê mê , mê tín dị đoan , kém trí ….
Vài năm gần đây , tôi đi đến đâu cũng thấy người người ra trình đồng , nhà nhà ra mở phủ , họ đua nhau làm như thể là một mốt thời thượng vậy .giờ đây trong 10 người đi xem bói chắc phải có đến 7, 8 người bị các thầy phán là có ‘’ căn ‘’ , phải ra trình đồng mở phủ , hay làm lễ tôn bát nhang …..
Nếu như ở một phương diện nào đó , thì nếu những con người được làm lễ kia họ ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân , họ hiểu được ý nghĩa thực sự của những nghi lễ đó , thì tôi nghĩ đó cũng sẽ là những nghi lễ tốt cho bản thân , gia đình , dòng tộc của bản thân họ . Nhưng thực tế có vẻ như diễn ra không như vậy , rất nhiều người khi tiến hành các nghi lễ này chỉ nhằm một mục đích rất đơn giản : làm lễ đi cho nó nhẹ căn nhẹ quả , cho các thánh đỡ hành , cho làm ăn nó thuận lợi ‘’ Vậy đấy !
Có bạn thắc mắc rằng : nếu rằng đa số các ‘’ đồng thầy ‘’ hiện nay nếu không phải là bóng các thánh , các ngài ngự để làm việc thì tại sao các thầy ấy vẫn có khả năng xem bói , xem đất cát , mồ mả , dự báo tương lai ..với độ chính xác khá cao .
Bàn về một số khả năng đặc biệt này của các thầy , chúng ta thật sự không thể phủ nhận một sự thật rằng bản thân các thầy khi thực hiện những công việc như xem bói , dự báo tương lai …rằng họ đã được những phần âm đang sở hữu những thành tựu thần thông ở một mức nào đó giúp đỡ .
Quả vị thánh là một quá vị rất cao trong quá trình tiến hóa của các linh hồn . mặc dù chưa hoàn toàn liễu sanh tử nhưng về sự chứng ngộ đại thần thông , đại bi đại trí đại dũng thì quả vị Thánh đều chứng đạt được những đặc tính này.
Bởi các xác được các phần âm khác nhau trong cõi ta bà này ngự trị . mà đặc điểm của những phần âm này , đa phần tuy đã đạt được những thành tựu thần thông đáng kể nhưng sự tham sân hận ẩn chưa trong tâm can vẫn còn , chỉ trực chờ có cơ hội là những bản tính cố hữu đó sẽ bộc phát .
Ma lực ẩn tàng nơi cõi ta bà này thật ghê gớm , sự lôi kéo của những dục vọng tầm thường vẫn luôn sẵn sàng nhấn chìm bất kì ai , linh hồn nào trong cõi ta bà này .
Để chỉ về sự ghen tị lẫn nhau giữa các vị có xác hội này , trong dân gian có lưu truyền câu nói : ghen vợ ghen chồng không bằng ghen đồng ghen bóng . lúc trước khi lần đầu tiên nghe được câu nói này , tôi cứ thắc mắc sao lại sử dụng từ đồng và bóng tách biệt nhau như vậy , tại sao lại có sự nhấn mạnh và lặp lại của từ ghen : ghen đồng – ghen bóng .
Sự sử dụng hai cặp phạm trù vợ – chồng và cặp : đồng – bóng cho ta ngầm hiểu rằng sự ví von ‘’ đồng ‘’ là ‘’ chồng ‘’ , ‘’ bóng ‘’ là ‘’ vợ ‘’ hoặc ngược lại ‘’ đồng ‘’ là ‘’ vợ ‘’ còn bóng là ‘’ chồng ‘’ .
Tôi hoàn toàn nhất trí với sự ví von này , nó thể hiện một mối quan hệ khăng khít trong mối quan hệ giữa đồng và bóng như trong mối quan hệ giữa vợ và chồng vậy .
Vợ chồng xảy ra tình trạng ghen nhau khi ông ăn chả bà ăn nem cũng là chuyện thường thấy trong xã hội , các đồng –ghen đồng – cũng là chuyện thường xảy ra trong xã hội ., vì các đồng cũng là người mà – nhân vô thập toàn – tránh sao được lúc này lúc nọ , người này ghen với người kia .
Thế còn ghen bóng , ghen bóng là như thế nào ? bóng ở đây là nhằm chỉ đối tượng nào ?
Nếu như các đồng ở đây là nhằm chỉ những đối tượng hữu hính bằng xương bằng thịt thì từ ‘’ bóng ‘’ lại nhằm ám chỉ những đối tượng thuộc về vô hình .
Nếu xem xét thật kĩ lưỡng câu nói : ghen vợ ghen chồng không bằng ghen đồng ghen bóng chúng ta sẽ thấy sự hạn chế về mặt ý nghĩa cũng như sự thiếu chính xác về mặt từ ngữ .
Ma quỉ hay linh hồn thì không có bóng , bóng chỉ được tạo thành khi có ánh sáng được chiếu qua một vật thể hữu hình lên trên một mặt phẳng xác định .
Hơn thế nữa , nếu như từ bóng ở trên là nhằm chỉ các vị Thánh thì đó quả là một sự bất kính vô cùng , sự ghen ghét , đống kị nhau chỉ xảy giữa con người với nhau , giữa những loài ma quỉ còn đầy tham sân hận . cũng không thể xảy ra sự ghen ghét đố kị nhau giữa những con người có căn tu – ghế đồng – bởi dĩ ghế đồng phải là những con người được rèn luyện thân – khẩu – ý qua nhiều kiếp . tuyệt nhiên không có quá nhiều sự phổ biến về sự đố kị ghen ghét này trong dân gian đến mức trở thành chủ đề đàm tiếu của người đời .
Vậy thì ta sẽ phải hoàn toàn nhất trí với nhau rằng : ghen bóng ở đây chính là sự ghen ghét đố kị nhau của những phần âm cấp thấp đang ngự trị thân xác của những con người có xác hội hay bị gọi nhầm là các ghế đồng .