Trong bài trước, TV giải thích sơ lược nhằm giúp cho bạn NSB phân biệt được chỗ khác nhau giữa 2 từ Thắng, Bại trong tiếng Việt, khi nằm trong cùng 1 câu ...Quyết tâm đánh ...thắng/bại....giặc Mỹ xâm lược.
Vì nói sơ lược, nên TV chỉ đặt trọng tâm ở 2 chữ Thắng, Bại, vì vậy gọi đánh thắng là ...cách nói dài của chữ Thắng. Xem ra bạn không hài lòng lắm phải không? :-)
Hôm nay, TV sẽ mổ xẻ thêm vấn đề ra để bạn xem xét thêm nhé! Tiếng Việt ta sở dĩ rắc rối, phức tạp là vì cùng một câu có thể hiểu theo nhiều cách. Đồng thời cùng một cách hiểu, có thể nói thành nhiều câu khác nhau. Đã vậy, có nhiều từ, ngữ mượn của người ta mà không mượn một cách trọn vẹn nên mới sinh ra nhiều vấn đề.
Cụ thể như chữ Thắng và chữ Bại. Vốn là từ Hán Việt, có gốc từ chữ Hán. Thế nhưng theo Hán ngữ thì chữ Bại vẫn có lúc là động từ có nghĩa là ...Thắng (đánh thắng). Như câu trong Khổng Tử Thế Gia:
Ngô bại Việt vương Câu Tiễn Cối Kê. Nghĩa là nước Ngô hoặc Ngô Phù Sai đánh thắng vua Việt là Câu Tiễn ở Cối Kê.
Nếu ta nói là ...Ta bại Mỹ xâm lược ...thì thật khó nghe quá phải không bạn?
Từ nghĩa gốc trong Hán ngữ đó, ta thấy ở đây Thắng = Bại. Và thay vì nói Thắng/Bại, ta cũng có thể nói ...đánh thắng/ đánh bại...mà hoàn toàn không lạc nghĩa.
Thế nhưng trong tiếng Việt thì ...đánh thắng = đánh bại. Nhưng Thắng thì không = Bại. Tuy nhiên, rõ ràng Thắng nghĩa là đánh thắng, và Bại nghĩa là đánh bại khi ta xét chúng trong vai trò là 1 động từ.
Vì lẽ đó mà ta thấy câu ...Quyết tâm đánh....thắng/bại...giặc Mỹ xâm lược. Dù ta dùng chữ thắng hay bại đều có nghĩa như nhau.
Sở dĩ TV nói Bại là trạng từ là xét theo ngữ pháp tiếng Việt hiện hành mà thôi. Kỳ thật, nó vẫn là động từ. Các nhà ngôn ngữ học xưa gọi nó là ...Biến từ. Vì tùy theo trường hợp mà nó biến đổi thành từ loại khác nhau.
Bây giờ ta bàn tới vấn đề chính là ....cách nói dài của động từ nhé!
Có lẽ do đặc thù người Việt ta hay nói cho văn vẻ, vần nhau mà câu nói thường thêm vào những từ phụ. Đôi khi có tác dụng luyến láy, đôi khi có tác dụng khinh giảm, đôi khi lại có tác dụng nêu rõ nguồn gốc, và đôi khi thì ...chẳng có tác dụng gì cả.
VD: Từ chữ ...Ngoan, người ta vẫn thường nói thành ...ngoan ngoãn. Đó là luyến láy.
Từ chữ cá Lý (cá chép) người ta vẫn thường nói thành ...cá lý ngư. Như câu: Cá lý ngư sầu tư biếng lội. Đó là nêu rõ nguồn gốc của chữ Cá là chữ Ngư.
Từ chữ Bé, Nhỏ, Đắng ...v...v... người ta vẫn thường nói thành ...Be Bé, Nho Nhỏ, Đăng Đắng...v...v... đó là có tác dụng làm giảm nhẹ ý nghĩa. Những chữ như Be, Nho, Đăng ...có nghĩa như là chữ Hơi. Vì vậy hơi bé, hơi nhỏ, hơi đắng thì không bằng ...bé, nhỏ, và đắng được.
Nhưng từ những chữ Trộm, Cướp, ..v..v...người ta cũng vẫn thường nói thành ...ăn trộm, ăn cướp. Rõ ràng chữ Ăn ở đây chỉ là thừa thải mà thôi!
Nên nếu bạn cho rằng ... ăn trộm, ăn cướp là 2 động từ thì không đúng chút nào. Vì ở đây đâu có ai ...Ăn cái gì phải không nào?
Mà nếu bạn nói Ăn là động từ rồi đi tìm hiểu xem những chữ Trộm, Cướp thuộc từ loại nào thì thật là phí công, tốn sức vì tìm hoài vẫn không được gì cả. Vì bản thân những chữ đó mới là động từ chính trong câu.
Và như vậy, TV gọi chúng là ...cách nói dài của động từ Trộm, Cướp. Hay nói như bạn là ...động từ ghép cũng tốt.
Riêng về những ví dụ của bạn thì kỳ thật vẫn chỉ có 1 động từ mà thôi. Chữ còn lại, trông giống động từ, nhưng nó đã không còn là động từ nữa rồi.
Ví dụ: Đi chơi, là câu trả lời cho câu hỏi:
- Anh đi đâu vậy? -> Tôi đi chơi. Ở đây chữ Đi là động từ, còn chữ Chơi có giá trị tương đương với trạng từ chỉ nơi chốn để trả lời cho câu hỏi ...Đi Đâu?
Tương tự thế với ...đi xem phim, xem hát... Nếu dịch sang tiếng Anh thì bạn sẽ thấy rất rõ...
Where do you go? -> I go around. I go to the cinema/theater/school.
...Thân ái,
-Thiên Vương-