khà khà ..bác khiencanghp vui tính nhỉ .
Printable View
khà khà ..bác khiencanghp vui tính nhỉ .
Xin mạn phép hỏi bác về từ Phước - Phúc. Biết rằng 1 là từ miền Nam, 1 là từ miền Bắc. Vậy người miền Nam có gọi Hạnh phúc = Hạnh phước không ạ?
Lại có 1 phép so sánh thế này, mong bác bỏ qua vì đây chỉ là ý kiến chủ quan của cá nhân:
Có câu:"Quan âm Bồ Tát, ban Phước, Lộc, Thọ" > Nếu tôi là người được hưởng Phước, Lộc, Thọ thì cảm giác như là được bố thí vậy.
Còn nếu nói: "Quan âm Bồ Tát, ban Phúc, Lộc, Thọ" > Tôi cảm thấy rất may mắn, sung sướng tột độ...
Không biết các bác có cảm giác đấy không ạ?
Như bạn cũng biết từ Phúc người miền Nam thường gọi là Phước có thể là bởi vì kiêng húy dòng họ Nguyễn Phúc xưa kia. Vì Chúa Nguyễn chỉ quản lý Đàng Trong nên dân Đàng Ngoài (người miền Bắc) không bị ảnh hưởng.
Và mặc dù sau này, không ai cấm cản nữa, nhưng người dân vẫn gọi là Phước theo thói quen. Vì vậy tuy rằng ngày nay đất nước thống nhất, dân Nam Bắc có dịp hòa đồng với nhau trong ngôn ngữ, nhưng vẫn còn rất nhiều người miền Nam vẫn thích dùng ...Hạnh Phước. (Bạn có thể kiếm vài cuốn từ điển phát hành trước 75 sẽ thấy ngay.)
Về câu nói:"Quan Âm Bồ Tát ban phước/phúc, lộc, thọ" thì TV chẳng thẩy có vấn đề gì cả. Cho dù có như là ...được bố thí...như bạn cảm nhận đi nữa cũng là điều rất bình thường. Bạn không nên ngại 2 chữ ...Bố Thí...thái quá!
Bố Thí theo cách hiểu thông thường của một số người là cho với sự khinh miệt. Như bố thí cho ăn mày. Bố thí đại cái gì cho nó đi khuất mắt! ..v..v..
Nhưng khi nói đến Bồ Tát thì bạn nên hiểu 2 chữ Bố Thí theo quan điểm của Phật giáo. Bố là toàn, khắp. Thí là chia sẻ, ra sức, ra của ..v..v...để giúp đời. Là một hình thức để ta xả bỏ bớt tâm tham, chấp.
Với người thường thì tài, lực có hạn, nguyện lực chưa đủ nhiều nên chỉ có thể giúp được 1 số người trong 1 vài lần. Nhưng đã là người tu theo hạnh Bồ Tát thì việc giúp đỡ toàn thể chúng sanh là nhiệm vụ hàng đầu. Nên nếu bạn được Bồ Tát ...bố thí cho phước, lộc, thọ gì đó thì phải nên cảm thấy mình rất vui mừng mới phải.
Nói là ...nếu...vì thực sự Bồ Tát không bao giờ và cũng không thể nào cho ai ...phước/phúc, lộc, thọ được cả. Vì tuy phân biệt làm 3 loại, nhưng kỳ thật gốc của nó cũng từ chữ Phúc mà ra. Mà muốn có Phúc thì bạn phải biết ...làm phúc, giúp đời..v...v... Không ai, kể cả đức Phật, có thể cho bạn phúc được. Nhớ nhé!
...Thân ái,
-Thiên Vương-
Cảm ơn bạn, giải thích rất sâu sắc và tuyệt vời!
Tỷ KC ơi! Tỷ tặng tấm ảnh này cho cuoi_chu,nhưng vô tình Thanhbình ghé ngang xem bài đọc.... tấm ảnh to qúa hiện ra trước mặt,"ghê" ấn tượng ....chắc đêm nay Thanhbình ngủ ...mớ qúa:D
* Theo NGŨ HÌNH CA QUYỄT .Chắc hình trên thuộc HỎA HÌNH :D
@ : Oạch, bạn Cuoi_chu ơi ! bạn nói Kiencang như vậy bạn có thấy vui hok? nếu cảm thấy xúc phạm người khác làm cho bạn vui và lương tâm thoải mái thì bạn hãy tiếp tục, còn nếu có chút ngượng ngùng thì lần sau đừng nói như vậy nhé !
Kiencang đưa tấm ảnh CHÂN RUNG lên là có ý cho bạn vui, còn nếu bạn cảm thấy hok thoải mái thì cho Kiencang xin lỗi bạn ! :77:
@ Bạn Thanh Bình : cảm ơn bạn, Kiencang sưu tầm được tấm ảnh đó thấy cũng GHÊ thật, nên chân Kiencang cũng RUNG vì sợ mà ..hì..hì...:p
Oh, Thực ra thì tâm xà khẩu phật mới đáng ngại chứ trên DD này cù nhau tý chơi thôi, mình cũng chỉ muốn bạn và mọi người zui zẻ tý, nếu có sơ ý làm bạn phật lòng thì cũng bỏ quá cho mình nhé!
Mà có nói chuyện thoải mái mới hiểu nhau, cứ giữ kẽ, rồi lại mẹ hát con khen hay thì mình ớn lắm.
Mà thôi, mình cũng nên dừng lại ở đây, ko lại ảnh hưởng tới trang học thuật của bác TV mất. Xin lỗi bác và mọi người nhé!
Kính huynh Thiên Vương.
Nhân đọc bài Đường Lối Tu Thiền bên mục ĐẠO PHẬT, xin huynh giảng cặn kẽ giúp NSB những từ sau : QUÁN - VÔ THƯỜNG- VÔ NGÃ- BẤT TỊNH . Xin cám ơn huynh.
Thưa bác Thiên Vương,
Bên lớp học chữ Hán, bác có đưa ra câu: "Tam mộc thành sâm".
Tôi lại đọc được câu: "Tam mộc sâm đình".
Xin hỏi hai câu này có như nhau không và cách viết thế nào!
Đa tạ.
Câu hỏi của bạn trong này có rất nhiều bạn có thể trả lời tốt hơn TV nhiều, nhưng có lẽ thấy bạn hỏi đích danh TV nên không tiện giúp, phải không các bạn? TV cố ý chờ vài hôm để cho người khác trả lời, nhưng không thấy ai giúp cả, nên hôm nay đành phải trả lời cho bạn vậy.
Tuy nhiên, chỉ có thể trả lời 1 cách tương đối mà thôi, không thể ...cặn kẽ được đâu nhé! :-)
Trước tiên là chữ Quán. Quán có nghĩa là xem xét, chiêm nghiệm 1 cách sâu sắc về 1 điều gì đó. Quán Vô Thường, Vô Ngã, Bất Tịnh ...là xem xét, chiêm nghiệm về ...Vô Thường, Vô Ngã, và Bất Tịnh.
Vô Thường: Theo nghĩa của 2 chữ Vô Thường thì ...Vô là không, Thường là thường tồn. Vì vậy, Vô Thường là ...không thường tồn.
Đây là khái niệm Phật môn được dịch từ nguyên văn Phạn ngữ là Anitya, có nghĩa là ....temporary, tạm thời...
Thế nào là tạm? Đức Phật đã thấy được tính giả tạm của mọi việc trên đời, nên khuyên dạy chúng sanh đừng vì những giả, tạm đó mà tranh chấp, mâu thuẫn, hỷ, nộ, ái, ố ...v...v...với nhau, khiến cho lầm lạc mãi trong bể khổ.
Đâu là giả, tạm? Tất cả những gì liên quan tới ta trong cuộc đời này đều là giả, tạm. Những quan hệ huyết thống như cha, mẹ, huynh, đệ, tỷ, muội, thân bằng, quyến thuộc ..v..v...đều là giả tạm. Vì chúng chỉ hiện hữu trong 1 kiếp sống ngắn ngủi này mà thôi. Trong quá khứ, và vị lai, tất cả đều đã khác.
Những sự sở hữu mà ta nghĩ rằng mình có được trong hiện tại cũng chỉ là giả tạm mà thôi. Vì ta đến với 2 bàn tay không và ta đi với 2 bàn tay trắng. Ta đã không mang gì đến, và cũng chẳng vác gì theo khi hết kiếp sống hiện tại này. Những thứ tạm bợ hư ảo, giả tạm mà nhục nhãn ta đang mê lầm rằng mình sở hữu như tiền tài, vật chất, nhà cửa, ruộng vườn, vợ đẹp, con ngoan ...v..v...đều là giả tạm. Bởi vì không có bất kỳ thứ nào có thể mãi mãi là của ta cả.
Quán Vô Thường để biết được, hiểu được những điều đó giúp cho ta biết rõ hơn về bản chất của cuộc sống. Từ đó mà không nên quá cố chấp vào điều gì. Được vậy, tâm hồn ta mới an nhiên, tự tại. Được không quá vui, mất không quá buồn. Mọi việc diễn ra đều theo nhân duyên của nó. Không nên cưỡng cầu, tham vọng...
Quán Vô Thường để biết được, hiểu được cuộc sống của ta vốn vô cùng bất định, sống chết không biết ngày nào, nên ngày nào còn được sống ta hãy nên trân quý. Hãy sử dụng thời gian đó vào những mục đích cao đẹp, ý nghĩa. Có thế thì dù chỉ sống 1 giờ ta vẫn an nhiên, hạnh phúc. Còn như sống theo dục vọng, mê lầm mà toan toan, tính tính, để được hơn thua với nhau, oan trái lẫn nhau, gây thù, chuốc oán, buồn phiền, chán nản, tiêu phí thời gian cho những việc vui chơi vô bổ ..v...v...thì dẫu sống ngàn năm ta vẫn luôn thấy chữ ....Khổ theo cùng. Được cũng khổ vì lo, mà mất thì cũng khổ vì tiếc...
Vô Ngã: Vô là không, Ngã là ta, Vô Ngã là ta không thật hiện hữu. Đó là thuật ngữ được dịch từ nguyên văn Phạn ngữ là ...Anaatman, có nghĩa là ...not self, không có chính mình.
Tại sao lại nói là ta không thật hiện hữu? Thông thường ta thường chấp cái thân xác của mình là ta. Nhưng khi đắc đạo, đức Phật đã nhận thấy được rằng thân ta vốn chỉ là sự tồn tại của ...Đất, Nước, Gió, Lửa mà thôi. Mà như đã nói ở trên, tất cả vạn vật trên thế gian đều chỉ là giả tạm. Nên ngay cả bản chất 4 thứ Đất, Nước, Gió, Lửa kia cũng chỉ là giả tạm. Vì thế mà người ta gọi là ...Tứ đại giai không, thân ta, 4 thứ hợp thành kia đều không thật sự có.
Nói cụ thể như vầy cho bạn dễ hiểu. Khi mới sinh ra đời ta là 1 đứa bé nhỏ xíu. Trải qua thời gian, đứa bé lớn dần, để cuối cùng trở thành 1 người mà ta gọi là TA bây giờ. Vậy thì thật sự cái thân nào mới là TA? Cái thân em bé hay cái thân người trưởng thành như hiện nay? Thật khó mà trả lời vì nói phải cũng đúng mà nói không phải cũng được. Vì đó chẳng qua chỉ là sự phát triển của thân TA mà thôi!
Thế nhưng đó là ta chỉ xét theo quá khứ và hiện tại. Nếu tiếp tục suy luận về tương lai thì khi cái thân này lão hóa, rồi bất động, rồi được chôn, hoặc thiêu. Vậy thử hỏi, lúc đó cái gì là TA? Là bộ xương hay là những vụn xương? Trải qua thêm 1 thời gian nữa thì tất cả chỉ còn là cát bụi.
Từ đó ta thấy mình thật sự không khác gì nước kia. Khi thì gọi là biển, lúc gọi là sông. Lặn lội lên rừng thì gọi là suối. Chảy xuống vực sâu thì gọi là thác. Có lúc màu xanh, có khi màu đỏ, có lúc đục, có lúc lại trong. Nhưng tựu trung vẫn là nước. Vậy ta có thể gọi biển, sông, suối, thác là nước hay không? Hoàn toàn không phải không nào?
TA cũng vậy, lúc trẻ, lúc già, lúc đen, lúc trắng, lúc khôn, lúc dại, lúc cao, lúc thấp ...v...v... Tựu trung vẫn là TA, nhưng kỳ thật không lúc nào của những khoảnh khắc ấy là TA cả. Bởi vì nếu những khoảnh khắc ấy có thể là bạn, hóa ra có rất nhiều ...bạn rồi, phải không nào?
Đó là chỉ xét về xác thân, trong khi con người gồm có linh hồn và thể xác. Và cái gọi là linh hồn kia cũng vậy, suy luận tương tự, cũng hoàn toàn không thật sự tồn tại. Vì vậy mới nói là ...Vô Ngã.
Quán Vô Ngã để có thể thấy được sự Vô Thường của cái mà mình gọi là TA. Để hiểu được thật sự nó không tồn tại. Tựa như cái bóng ở trên tường, thấy đó, nhưng kỳ thật chỉ là ảo ảnh. Từ đó có thể hiểu được ngay cả bản thân mình cũng chỉ là ảo ảnh mà thôi, thì chẳng có cái gì thật sự là của ta cả. Những điều mà ta thường nghĩ là mình sở hữu, hay có liên quan mật thiết với ta như gia đình, tài sản, trí tuệ ..v..v... thật ra đều lầm lạc. Hãy nghĩ thử xem giữa cái trứng và con gà, cái nào mới là cha mẹ của cái kia? Rõ ràng con gà từ trứng mà nở ra. Nhưng trứng lại do gà đẻ.
Những sự ràng buộc về quan hệ chẳng qua chỉ là 1 khoảnh khắc trong quá trình luân hồi mà thôi. Nên thật sự ta không phải là cha mẹ ai, và cũng không ai thật sự là cha mẹ ta cả.
Những thứ khác cũng cứ thế mà luận. Hôm nay ta cầm tờ 5000 trong tay, nên nói là ta có 5000. Nhưng 1 chút nữa ta đem đi mua ổ bánh mì thì 5000 đó đã thuộc về người bán bánh mì rồi....
Quán Vô Ngã để hiểu được không có bất kỳ thứ gì là thật sự thuộc về ta, từ đó mà ta biết sống trong sự tỉnh táo. Khi mất điều gì sẽ không tiếc nuối, buồn lo. Khi được điều chi cũng không vui mừng quá độ.
Nhất là khi có người hại mình, chửi mình, đánh mình, nếu biết quán vô ngã, ta sẽ thấy rằng người đó chỉ là đang hại, chửi, đánh....cái túi da do đất,nước,gió,lửa tạo thành. Và như vậy thì tại sao phải buồn đau, hờn oán? Tránh được buồn đau, hờn oán, thì ta tránh được tạo thêm nghiệp. Tội nghiệp sẽ vì thế mà vơi dần, khiến cho ta càng lúc càng an nhiên, tự tại.
Bất Tịnh: Bất tịnh là không thanh tịnh, không được sạch sẽ. Là ô uế, nhơ nhớp.
Quán Bất Tịnh để thấy rõ thật sự bản chất của cái thân xác giả tạm này là rất ô, uế. Khi chúng liền lạc, sinh động thì ta lầm tưởng mà cho là tốt đẹp. Nhưng khi chúng đứt rời, bất động, liệu ta có còn thấy tốt đẹp nữa không?
Ví như 1 người vì mê đắm sắc đẹp của một cô gái mà sinh bệnh tương tư. Thế nhưng nếu như một lúc nào đó, người kia thấy thân cô gái bị lở, loét, răng rụng, da dẻ nhăn nheo, cụt tay, cụt chân, v...v...không biết anh ta có còn thương thầm, trộm nhớ nữa hay không?
Thông thường, người ta dùng quán bất tịnh cho 2 việc. Một là để tránh xa sắc dục. Tránh luyến ái bản thân quá độ. (những người luyến ái bản thân quá độ thường mất nhiều thời gian và tiền bạc để chăm sóc cho nhan sắc, thân thể của mình. Và khi có ai làm cho thân thể họ bị thương tổn, thậm chí chỉ chê hoặc nhận xét đúng mà không khen thì lập tức họ sẽ điên cuồng tức tối mà tìm mọi cách để ăn thua đủ ngay.)
Hai là để tránh thói tham ăn, tục uống. Vì khi quán bất tịnh, trong mắt ta thấy được những thức ăn hấp dẫn kia đều vô cùng nhơ nhớp.
Tịnh thân tuyệt dục thì khiến cho tinh thần sáng suốt. Thân thể tinh anh, tráng kiện. Ăn uống có chừng mực, sẽ giúp cho cơ thể tránh được muôn ngàn thứ bệnh do thừa mứa tạo thành. Từ đó, hỗ trợ cho việc tu hành của một vị tu sĩ thêm phần thuận lợi.
Đối với người thường, nếu biết quán bất tịnh sẽ tránh được sự ham muốn xác thân của người khác, giúp cho gia đình không đau khổ vì có vợ/chồng ngoại tình, XH không suy đồi vì bớt đi tệ mua bán thân xác.
Ngoài ra, biết quán bất tịnh mà ăn uống vừa phải, sẽ giúp cơ thể tránh bệnh, gia đình bớt tiêu tốn, chúng sinh bớt điêu linh vì bị tàn sát....
Chỉ cần 1 trong 3 điều trên cũng có thể nói hoài không hết. Nên TV chỉ tạm tóm lược như vậy thôi. Hy vọng rằng bạn có thể hiểu được phần nào mà thấy được tinh túy của sự ...Quán Vô Thường, Vô Ngã, và Bất Tịnh, ngõ hầu có thể hiểu đúng về cuộc sống mà từ đó ta có thể sống tốt hơn, lành hơn và luôn lạc quan để sống hết cuộc đời sao cho thật sự có ý nghĩa nhé!
...Thân ái,
-Thiên Vương-
Kính gửi Thiên Vương.
Xin trân trọng cảm ơn Thiên Vương đã giảng giải rất tận tình. Thực ra đọc mãi thì cuối cùng cũng hiểu , nhưng hiểu đại khái thôi. Nhưng được TV giảng giải như trên, quả tình NSB đã hiểu rất thấu đáo. Bởi hiểu đại khái thì NSB rất lăn tăn, mả hiểu cặn kẽ thì bíêt hỏi ai ở trong cuộc sống ồn ào gấp gáp này. Nhất là các khái niệm trong Phật học. Rất khó hỏi. May quá có diễn đàn này, mà lại có TV tận tâm , hiểu biết như vậy giúp cho. thật không biết làm sao nói lên lòng cảm kích .
Nhớ hồi nhỏ, NSB có hỏi một người lớn rằng : Bâng khuâng là gì? Họ trả lời : Đó là một tâm trạng rất là .... bâng.... khuâng...Thế là cả nhà cười phá lên .
TV à, từ rất lâu rồi NSB rất muốn hiểu tính minh triết trong đạo Phật. Muốn học thì không biết học ở đâu, vả lại nếu có thì cũng không có thời gian dể đi học. Thế là tranh thủ đọc sách về đạo Phật. Nhiều chỗ khó quá, không biết hỏi ai.
Có người thân là một Phật tử, thấy NSB đọc loay hoay, hỏi, đọc...Họ nói với NSB là: " Không phải đọc, hãy yêu Phật vô điều kiện, hàng ngày thay nước cúng, thắp hương , niệm danh hiệu phật là đủ, sống cho tốt, làm việc thiện... thế là đủ. Người ta bảo là tu hành chứ mấy ai nói là tu học đâu mà hỏi nhiều thế... ". Họ lý giải là giống như trẻ con chỉ thích chơi, có giải thích sao cũng thích chơi hơn thích học. Bởi vậy phải phải bắt chúng học , không giải thich nhiều.
Nhưng NSB muốn hiểu hơn nữa. Bởi vậy nên hay thắc mắc hỏi han. Mong TV đừng bỏ lớp nhá. NSB dốt lắm, nên hay hỏi . Nếu có thể TV mở thêm một lớp nữa chuyên về giải thích các khái niệm, từ, ngữ bên Mục Đạo Phật có được không ?
Kính mong huynh khỏe mạnh, bình an, nhiều cảm hứng trong việc khai mở đầu óc cho những người như NSB. Kính bút. NSB
Vậy thì cách nói dài động từ thắng thành đánh thắng thì coi đánh thắng là một từ duy nhất phải không ạ? Vậy có phải là mình xét đánh thắng như là 1 đơn vị từ loại, 2 từ đánh và thắng có thể tách rời nhau được hay là không thể tách rời trong trường hợp này
trong trường hợp nói dài thi xem đánh thắng là 1 động từ có 2 chữ với từ thắng là trung tâm, đánh là từ thêm vào vậy nó trong câu này là loại từ gì mong bác giải thích hộ cháu, vì không thể có trường hợp 1 câu có 1 từ không xác định được từ loại.
Theo ý kiến của cháu thì tiếng Việt có quyền có động từ ghép mà, vậy thì 2 động từ đứng cạnh nhau có gì là không thể được, hai động từ sau khi ghép mang 1 nghĩa chung, là thành phần của động từ ghép nhưng không có nghĩa là không xác định được từ loại.
còn trường hợp 2 động từ dứng liền kề nhau thì cũng có thể kể ra vài cái:
đi chơi, đi xem phim, đi xem hát, đi học, đánh cược, ngồi chơi, ngồi học bài, đi uống nước, đi uống bia, ...
Bác cho em hỏi, người Việt vẫn dùng các tính từ: Thượng hạng, hảo hạng, ngoại hạng, tuyệt hạng... như vậy có đúng ko, có cấp độ (hơn, kém) giữa những tính từ này ko?
Câu ..."Tam mộc thành sâm" có nghĩa là ...3 chữ Mộc (木) thì tạo thành chữ Sâm (森). Chữ sâm này có nghĩa là rậm rạp, như Sâm Lâm là rừng rậm.
Còn câu ...."Tam mộc sâm đình" ...không biết bạn đọc được ở đâu và có ý nghĩa thật sự là như thế nào. Tuy nhiên, có một giai thoại cũng có cụm từ ...Tam Mộc Sâm Đình ...như vầy...
Đó là sự đối đáp giữa cô thôn nữ (do Mẫu Liễu Hạnh hóa thân) và Trạng Bùng, Phùng Khắc Khoan.
Trạng ra câu xuất như vầy...
"Tam mộc sâm đình, tọa trước hảo hề nữ tử." Nghĩa là trong quán lá có 3 cây che mát, một nàng thiếu nữ tốt đang ngồi.
Ở đây có sự chơi chữ như sau:
1/ 3 chữ Mộc tạo thành chữ Sâm.
2/ Chữ Hảo (好) do chữ Nữ (女) và chữ Tử (子) ghép lại.
Cô gái đối lại như sau...
“Trùng sơn xuất lộ, tẩu lai sứ giả lại nhân”. Nghĩa là giữa hai ngọn núi có 1 con đường, một vị sứ giả (là quan) đang đi đến.
Câu này cũng có sự chơi chữ như sau:
1/ Trùng Sơn là 2 núi (có tính chất chồng lên nhau). Mà khi 2 chữ Sơn (山) chồng lên nhau thì tạo thành chữ Xuất (出).
2/ Chữ Sứ (使) do chữ Lại (吏) và chữ Nhân (亻) ghép lại.
...Thân ái,
-Thiên Vương-
Cảm ơn bác Thiên Vương vì đã được bác giải đáp tận tình!
Đúng là câu: "Tam mộc sâm đình" là của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan đấy ạ.
Còn một điều Mã Điêu vẫn băn khoan mong bác giải thích giúp là: Chữ đình viết thế nào, và có nghĩa là "sân" (庭) hay là "quán lá" (?)
Kính
Bác cho em hỏi, tiếng hán có phân biệt số từ số lượng (số đếm) và số từ thứ tự không ạ, hay chỉ thêm vào từ "thứ, hoặc hạng..." là xong?