đẹp lắm chị ạ
Printable View
đẹp lắm chị ạ
to HNM : Vậy HNM làm thơ đi, ngày trc b có ở HN k?
to s s: em cũng làm thơ đi, còn chưa trả lời câu hỏi của c đâu nhé
ủa,em có biết câu hỏi đâu mà trả lời
Quán Mâu-ni Tịch tĩnh
Thế là lìa chẳng sanh
Ấy gọi là chẳng thủ
Đời này đời sau tịnh
gọi áng mây hồng hỡi cỏ xanh
làn nước lăn tăn gợn cuối chiều
muôn bức phù điêu trời khói tỏa
nhả ánh màu buông mặt hồ trưng
http://img228.imageshack.us/img228/2074/img3427k.jpg[/QUOTE]
Đi về đâu hỡi áng mây chiều
Hồ đầy tĩnh lặng phút điều hiu
Mây ngưng ráng đỏ bừng đêm lạnh
Đền hồ như ngọc rạng đèn phiêu
DN : :) Nhật Mai ko ở HN nhưng có ra HN chơi 1 lần ...
hic ...cái màu này từ việt dài lắm ...nên đành phãi dùng từ hán nôm
...TỮ VÂN ..hòa quyện bóng hoàng hôn
đèn đên phố thị ...ngẫN NGƠ HỒN
khách lạ hôm nay nhìn cãnh ấy
nhớ 1 chiều xưa ....1 nụ hôn
tữ vân là ...màu tím đõ hic
wa, 1 bức ảnh thui mà có tới 3 bài thơ thật hay, làm DN ngẩn ngơ rùi, cảm ơn mọi người...
ngôi mộ trung cổ đứng chông chênh
một ánh hồng buông máu phai dần
đội tượng nữ thần hỏi dĩ vãng
muôn thủa anh minh tháp mộ chôn
xin lỗi đã làm mất hứng mọi người,nhưng tháp rùa cũng chỉ là ngôi mộ chôn người của trung quốc mà thôi,xưa kia còn bị tượng nữ thần tự do đặt bên trên,nó không phải của VN mà nó chỉ đứng trên đất VN mà thôi
http://img228.imageshack.us/img228/2074/img3427k.jpg
MỘT TRỜI KÍ NIỆM
Nhớ gì về HỒ GƯƠM nhỉ
Nhớ thời con nít (Trẻ ranh),ngồi câu tôm ở Đền Ngọc Sơn,câu chán một con cá BỐNG cũng O tròn như quả trứng gà . Thế là cả bọn cởi hết quần áo. Sécxi 100% (mà nói theo kiểu ngày ấy là trần truồng như nhộng) cả lũ nhảy ùm xuống HỒ tắm vô tư,thỏa thích,đùa nghịch chọc ghẹo nhau. Khách vào Đền cũng quen mắt chả thấy ai nói cả.
À nói thêm toàn cánh con trai tắm (chuổng cời) , cánh con vịt có giá lắm bị cấm cung từ bé(nghĩa là bị nhốt trong nhà để mấy bà già truyền thụ cho nử công gia chánh) Lớn lên
"Thành con nhà Đài các, Kiêu sa, Trâm Anh Thế Phiệt...” nên không được ra ngoài đường chơi đùa nghịch tự do như cánh mày râu hì
Xong lên bờ,mặc vội quần áo, chạy ù về nhà để cùng BỐ MẸ và Anh,chị,em (túm lại là cả Nhà) ra BÔĐỀGA ăn cơm và nhớ mua thêm về nhà vài cái bánh...(bánh BOĐÊGA ngon nổi tiếng HÀNỘI ngày ấy) Cảnh “No bụng Đói con mắt”
Lớn hơn một tí, thêm vài tuổi, cao lên thêm vài chục phân, nghe mãi tiếng LENG KENG của Tầu Điện, rồi âm thanh này in sâu vào trí nhó mãi không quên được.
Hồ Hoàn Kiếm là ga trung tâm của Tầu Điện,Từ đây xuất phát đi :
BỜ HỒ - HÀ ĐÔNG
BỜ HỒ - CẦU GIẤY
BỜ HỒ - CHỢ MƠ
BỜ HỒ -HÀNG THAN – THỤY KHÊ – BƯỞI (Tuyến này chạy qua trường cấp 3 CHU VĂN AN). Học sinh con nhà nghèo đi đến HỒ TÂY (Đường Cổ Ngư), xuống xe điện đi đến trường, nhiều hôm nghe tiếng trống trường là cả lũ như đàn vịt, đua nhau chạy đến trường(nếu chậm , Hết ba hồi trống, trường đóng cổng, không cho vào )
GHI CHÚ : Có lẽ cũng cần nói thêm. TRƯỜNG BƯỞI làm gì có học sinh con nhà nghèo
Tầu Điện có 1 tuyến duy nhất không chạy qua BỜ HỒ , là tuyến ĐÊ YÊN PHỤ - BẠCH MAI
Nói đến HỒ HOÀN KIẾM sẽ là một thiếu sót lớn .Nếu không nói đến KEM _ HÀNỘI
Sưu tầm Copy_Paste đỡ mỏi tay
Kem Hà Nội
Chẳng biết kem có ở Việt Nam và Hà Nội từ bao giờ. Có sách vở viết : người Trung Hoa đã phát minh ra kem sớm nhất trên thế giới nhưng chắc chắn là kem Hà Nội không phải là sản phẩm nhập vào từ Trung Hoa dù rằng Hà Nội cũng đã trải qua nghìn năm Bắc thuộc.
Người Hà Nội gọi "Crème" nhập từ tiếng Pháp là "Kem" còn dân Sài Gòn xưa nay lại gọi là "Cà Rem". Cách gọi này cũng đủ thấy rõ rằng kem Hà Nội cũng như kem Sài Gòn đều là do văn minh Pháp xâm nhập vào. Xét về niên đại, chí ít kem Hà Nội cũng phải xuất hiện sau cái nhà máy đèn do người Pháp xây dựng. Hà Nội ở xứ nóng chưa bao giờ có băng tuyết. Vậy thì muốn làm ra kem thì phải có máy lạnh mà máy lạnh thì phải chạy bằng điện. Đích thị kem phải ra đời sau cái nhà máy đèn Hà Nội là có lý lắm. Hiệu kem nào là hiệu kem cổ nhất Hà Nội thì còn phải tra cứu nhưng tôi nghe nói trên Bờ Hồ xưa có hiệu kem Dê phia (Zéphir) là cổ nhất chẳng biết có đúng không.
Trước đây, kem là thứ giải khát đặc biệt của các thành phố. Ở ngoài Bắc ,muốn ăn kem phải về Hà Nội hay ra Hải Phòng, Hải Dương, xuống Nam Định mới có. Về quê đố tìm ra được hàng kem chứ không có cảnh mấy ông hàng kem bóp cái còi tí toe chở thùng kem đi bán khắp các hang cùng ngõ hẻm và cả trong các bản làng vùng sâu vùng xa như ngày nay. Chỉ mấy chục năm trước thôi, kem vẫn còn là một thứ giải khát xa xỉ của dân Hà Nội. Cả Hà Nội chỉ vẻn vẹn có mấy hiệu kem. Tôi còn nhớ vào lứa tuổi tôi lúc ấy ở Hà Nội có hiệu kem Cẩm Bình ở góc đường Phố Huế - Nguyễn Du. Gần rạp Tháng Tám cửa trại lính Khố xanh (nay là doanh trại của Công An) có hiệu kem Hồng Việt. Ngay bên bờ hồ Hoàn Kiếm có kem Thủy Tạ, kem Long Vân, Hồng Vân. Ở đoạn tàu tránh Hàng Bông lối rẽ ra Phùng Hưng có hiệu kem Hòa Bình. Gần Văn Miếu, trên đường Nguyễn Thái Học có kem Phi Điệp. Ở phố Yết Kiêu gần trường Mỹ thuật thì có hiệu kem Tiến Đạt....Nghe nói hồi mới Hòa Bình hiệu này có mấy cô bán kem mười ba mười bẩy xinh lắm khiến họa sỹ Nguyễn Sáng lúc bấy giờ đã trên bốn chục tuổi đến ăn kem cứ lăn lóc mê tơi.
Tôi con nhà nghèo, ngày ngày cắp cặp đi học qua chợ Hôm, đi qua cửa hiệu kem Cẩm Bình Phố Huế rồi rẽ đường Nguyễn Du để đến trường Quang Trung. Đi qua hiệu kem sang trọng này nhìn vào thấy người ăn đông lắm chẳng mấy khi có tiền mua kem. Trong cửa hàng những chiếc quạt trần cánh gỗ sơn đen xen sản xuất từ đầu thế kỷ lẫn những chiếc quạt Marelli mà người Hà Nội thường gọi là quạt trần bát điếu là loại sang nhất lúc bấy giờ quay vù vù. Quạt trần thời ấy cũng là một vật dụng tương đối xa xỉ ở Hà Nội. Thời ấy cả Hà Nội tuyệt không có lấy một cái điều máy hòa nhiệt độ nào.Trên tường, người ta ghi bảng giá các loại kem. Tôi đọc thấy có kem cốc hai màu, ba màu (Mỗi màu là một loại kem . Màu nâu là sô cô la, màu hồng là kem dâu tây, màu trắng là kem dừa, kem sữa...). Kem nước là cốc si rô màu hồng được thả vào một quả kem tròn tròn bằng quả trứng gà. Kem que thì có kem đậu xanh, kem dừa, kem cốm, kem nho , kem mùi ổi, mùi mít, mùi na... Kể cũng lạ. Kem là thứ sản phẩm giải khát Tây 100% nhưng vào tay người Hà Nội thì lập tức nó phát triển thành đủ loại. Tôi đố ai tìm mua được chiếc kem cốm, kem đậu xanh, kem mít, kem xôi... ở Paris hay London đấy. Sau này, vào khoảng những năm Hà Nội phải thắt lưng buộc bụng để công nghiệp hóa đất nước. Cái thời mà khẩu hiệu nêu ra là " Ăn lạc là ăn gang ăn thép", tất cả mọi thứ lương thực, thực phẩm đều rất khan hiếm. Đường kính lúc ấy qúy như vàng chỉ giành cho người ốm thì hiệu kem Hồng Việt ở phố Hàng Bài lại nảy ra sáng kiến ép nước mía tươi rồi cho vào máy quay thành kem mía. Vừa ngon, bổ mà lại không cần đường. Tôi cũng đã có vài lần được thưởng thức thứ kem đặc biệt dân tộc, đặc biệt Hà Nội và rẻ tiền này mà đến bây giờ vẫn không quên cái vị nhàn nhạt nhưng rất thú vị của loại kem con nhà nghèo này.
Người ta kháo nhau kem Cẩm Bình chạy bằng máy mua của Nhật Bản nên kem ngon hơn. Người vào ăn đông như kiến. Thế rồi có lần tôi thấy hiệu kem này bị đóng cửa mất cả tuần lễ, nghe nói ông chủ bị phạt vì pha đường hóa học làm tăng độ ngọt của kem. Đỡ tốn đường nhưng ăn lại độc. Ngoài các hiệu kem sang trọng rất Hà Nội này, để chiều lũ trẻ con nhà nghèo, ngoài cửa trường học hay trong các ngõ phố người ta còn thấy một số thứ kem rất rẻ tiền khác. Đó là loại kem que pha chế sơ sài nhạt toét được lũ trẻ bán rong lệch vai đeo những chiếc phích kem vỏ sắt tròn tròn như cái thùng gánh nước nhỏ rao bán khắp nơi. Phích tây làm bằng thủy tinh hai lớp có tráng gương bên trong ánh lên xanh biếc, mở nắp ra thấy những que kem thô kệch vót bằng tre cắm tua tủa. Nắp đậy là một miếng li e tròn, dày. Lúc bấy giờ chưa có dạng hộp xốp trắng cách nhiệt như các ông bán kem tò te tí te ngày nay. Lại có bọn trẻ luôn lượn lờ bên những chỗ đông người ăn kem lượm những chiếc que vứt lung tung dưới lòng đường đem về rửa đi bán lại cho chủ hiệu kem để người ta dùng lại làm que kem mới. Tiết kiệm đến thế là cùng! Cùng với lũ trẻ đánh giày, bán báo. Bọn trẻ bán kem ngày ngày đến các lò kem nhận kem đi bán rong trên tàu điện, ngoài ga hay bến tàu bến xe và các ngõ phố. Chúng vừa đi vừa rao:
"Ai Kem đi kem đi! Tiền lành tiền nửa ăn kem!"
Lúc ấy, người ta tiêu cả tiền rách chỉ còn một nửa. đồng tiền giá hai hào rách đôi thì mỗi nửa đáng một hào. Kể cũng hay. Có đứa trẻ bán kem còn cao hứng hát nhại bài "Anh em trong đoàn quân du kích":
"Kem đi! Kem đi! Kem một hào hai chiếc ! Kem một hào hai chiếc! Một chiếc hai hào!"
Loại kem rẻ tiền này được ra lò từ những máy kem bình dân. Nghe đâu trên Chợ Gạo lúc ấy có ông chủ kem người Mỹ Hào HưngYên mở hiệu kem để giao cho trẻ đi bán rong. Thấy lũ trẻ rao kem đi ngoài đường vừa rao vừa hát thì tụi học trò trên phố lại xông ra trêu chọc:
" Kem đi ! Kem đi! Kem Mỹ Hào ăn vào đau bụng ! Kem Mỹ Hào ăn vào đau bụng
Bây giờ kem nhiều quá. Có thể nói chưa có bao giờ kem nhiều như hôm nay. Ở Hà Nội người ta bán đủ kiểu kem khác nhau. Nào là Vina Miu (Vinamilk), nào là kem Ý kem Mỹ 13 mùi mà chẳng biết những mùi gì mà lắm thế Bạn có thể mua phiếu kem làm quà tặng cho bạn. Ngoài hè phố, cùng với các loại chè thập cẩm, chè Thái Lan, chè cùi bưởi học được từ trong Nam ra, người ta bán cả kem xôi nữa. Chẳng biết thứ kem này là một sáng tạo mới của dân Hà Nội hay du nhập từ đâu vào ?...Cứ mở Ti vi ra là thấy hoạt hình bọn trẻ hình kem Vina Miu vừa đi vừa nhảy múa vừa hát tưng bừng Vina miu! Vina Miu! Cảnh những đứa trẻ lam lũ lệch vai đeo chiếc phích bán kem dạo cũng đã biến mất cùng với những chiếc phích kem cổ xưa.
Kem Hà Nội nay đã thừa mứa, mua bao nhiêu cũng có. Mua kem lại có quà khuyến mại, bốc thăm lĩnh thưởng.... Hà Nội đang hòa nhập với thế giới. Người Hà Nội có thể uống bia, ăn kem, uống trà Tây trà Tàu trà Ấn như mọi thành phố văn minh hiện đại trên khắp hoàn cầu. Ừ , kem là "Crème". Kem là thức giải khát Tây. Nhưng sao lòng tôi vẫn nhớ nhung và luyến tiếc những ngày được ăn thứ kem "Tây Hà Nội" thưở nào. Nhớ những ngày Hà Nội thiếu đói, gian khổ nhưng thơ mộng và yêu thương biết mấy !
------------------------------------------
Có lẽ cần góp ý một chút.
Tất cả những hiệu kem trên sau này đều đóng cửa.
CẨM BÌNH.HỒNG VIỆT.LONG VAN HỒNG VÂN.TIẾN ĐẠT Sau này mới xây dựng nhà THỦY TẠ (Trong nhà hàng có bán kem gọi kem thủy tạ).Sau vài năm mới xây KEM PHI DIỆP. HÀNỘI lúc đó còn ba hiệu kem,hai hiệu kem ở bờ hồ hoàn kiếm (THỦY TẠ . HÒA BÌNH), Một hiệu kem ở Nguyễn Thái Học gần Văn Miếu “KEM PHI ĐIỆP”
Ba hiệu kem trên.Dù kem Phi Điệp sinh sau đẻ muộn nhưng nhờ có công nghệ hiện đại
Nên ngon nhất HANỘI Kem cốc PHI ĐIỆP hình như đến sáu mầu
có lẽ là em nhìn thấy rồi thì phải,nhưng không rõ lắm,có thể là mơ,có thể là thật,
vậy là chưa rồi, thôi k sao
nhưng nếu đem ra so sánh thì bức này không là gì để được liệt kê vào danh sách quái dị Hồ Gươm
hè hè,em hiểu,chị thích e có thể cho chị đạt được ước nguyện