Cứ cho là vậy đi
Hẳn là đầy người ghét nghe.
À quên, bài thơ trên là của một người bạn.
Lúc coppy quên mất chữ sưu tầm, sửa lại ko đc nữa.
Mình không có khiếu làm thơ, cũng chả có tâm chí đâu mà thơ với thẩn... vớ vẩn
Printable View
@ sham : sao bít MD là hot boy hay vậy ?hug007
@ Có Không : bày đặt khích tướng nữa, nói người ta vớ vẩn để người ta làm thơ tiếp cho đọc àh ? hôm nay MD có chiện vui quá nên nghỉ làm thơ 1 bữa hehe :rolling_on_the_floo
sham đoán thôi,không phải là con trai thì là con gái càng thích
Ở đây chỉ có trai thôi, gái chạy hết rồi :icon_evil:
Ta kính ngày xưa Việt Sử Thi
Cha ông oanh liệt chẳng kể chi
Ngày nay nhân thế thường kiêu mạn
Đánh bóng tô hồng chẳng nghĩ suy
Ta kính ngày xưa Việt Sử Thi
Anh hùng liệt nữ đã ra đi
Chánh nghĩa quên mình đền nợ nước
Con cháu Lạc Hồng mãi khắc ghi
mờ hàng cho sham đông khách !$$$191
cám ơn MuaDong nha.
sham xin đáp lễ !
ngục xoáy hưng thành tiêu diêu tiệt
ngạ quỷ lầu son cáp cáp trung
tục cấp điêu đương lưu hành giả
nhân nhân ca cứ hắc lai gia.
chú giải:
câu đầu nói về nhà lao " ngục" của 1 thời thịnh hành, ý nói nhiều vô kể ,có đập có phá cũng chẳng hết.
câu hai là kể về những ả gái điếm,lầu xanh như những con quỷ trên những ngôi nhà được trang hoàn rực rỡ khuơ tay xuống chào mời khách,"cáp cáp trung" là ý nói về những ngón tay đưa lên hạ xuống.
câu ba ám chỉ về hành vi của quan lại vào thời đó,mà cái bọn quan lại này chính là bọn cai ngục,nơi giam giữ những người dân và thậm chí giam cả những người thân của những ả đào trong lầu son,chúng tục tĩu,hôi hám,bẩn thỉu thường giả đò rồi lẻn vào để được tận hưởng,vậy nên mới có câu " điêu đương lưu hành giả" còn " điêu đương " là mũ quan,1 loại mũ được trang trí rất cẩn thận bằng lông của các con vật quý.
câu cuối nói về nỗi khổ của dân chúng,nói về sự thống trị của quan triều và vì đau khổ nên việc ca thán đã trở thành 1 bài hát kể lể kiểu giống như tuồng , chèo của Việt Nam.ba câu cuối " hắc lai gia " là muốn nói ngục tối tăm mù mịt như nhà và ngược lại,hàm ý muốn nói người trong ngục và người ngoài ngục chẳng khác biệt nhau là mấy,vì sống bên ngoài trong cái nơm nớp lo sợ ,trở về nhà trong sự trống vắng đìu hiu.
kết luân:cả bài nói về nỗi đau khổ của 1 vương triều nối ám ảnh của người dân và sự tàn sát kinh hoàng của quan triều.
tác giả:shamsham
Hem bít thể loại Hán Nôm nên ko đối đc, để MD từ từ tìm hiểu xem sao :star:
Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ nhé !
thôi,không cần phải biết đâu,cứ thoải mãi đi,thơ nào mà chả là thơ,có là vui rồi,đâu cần cứ phải là hán nôm
tôi bước qua ngõ nhỏ tối lem nhem
một bóng đen đen tấm tức thèm
lúi húi mon men lấn ná tới
xòe tay đẩy cửa chẳng cài then
cói két leng keng của một ngõ
bơ phờ bạc mệnh của một đêm
bầm dập đê mê của một ngõ
uất ức căm phẫn của một đêm
nuốt tửng mảng màu sự sống đen kịt
nhổ vào từng dòng chảy muôn màu
Cái Giường Cũng Có Số Phận Nghiệp Dĩ !
CHU MẠNH TRINH
Ngôi đền Chử Đồng Tử bề thế quy mô, mặt tiền nhìn thẳng ra bãi Tự Nhiên sông Hồng, cổng vào khang trang với hai hàng cây cao như một công viên..thì ra đây là công trình tu tạo xây dựng của một danh sĩ địa phương, có đầu óc nghệ thuật, tiến sĩ Chu mạnh Trinh (1862-1905) tác giả Thanh Tâm Tài Nhân Thi Tập, Hương Sơn Phong Cảnh Ca, Hương Sơn Nhật trình ca, ông từng làm quan Án sát đậu Tiến sĩ đời Thành Thái 1892, từng lấy thú tiêu dao du ngoạn làm cảm hứng :
Bầu Trời, cảnh Bụt
Thú Hương sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non nước nước mây mây…
Và chắc hẳn ông muốn để lại trên quê hương mình một kiến trúc trơ gan cùng tuế nguyệt ..xứng đáng với cái tên Thánh Bất Tử.
Nhìn nét mặt nho nhã qua bức hình truyền thần trên bàn thờ họ Chu, đặt gần chánh điện, mới thấy tấm lòng của người xưa, thấy sự gắn bó của bao thế hệ qua sợi dây huyết mạch Văn Lang..hơn trăm năm xưa, có những người như Chu Mạnh Trinh trân trọng ghi nhớ truyền thống hai ngàn năm trước, thì nay, trên sân đền này, những đứa con của đất mẹ lững thững dưới tàn cây, đang dẵm trên những vết chân ngào nghẹn hương khói người xưa .
Cơm trưa no nê, được nếm món bánh khúc đặc sản của quê hương Phú Thị, lá khúc thật, mỗi chiếc to bằng ba bốn chiếc bánh thường, tôi nằm dài trên sập gian trái, cạnh bàn thờ Tiến sĩ Đặng Khanh (1511 ?) tức Từ công Đặng Sĩ Tiến, nhắm mắt không phải để ngủ mà để lòng mình trôi về dăm trăm năm trước… Đây, trên mảnh đất đầm lầy Dạ Trạch còn loang loáng những chiếc ao, dài dọc ven đê còn bao khóm tre nứa hàng hàng thách đố thời gian, nếu đi lên ít nữa, tới huyện Đông Yên, có thể nhìn thấy cửa Hàm Tử nơi Trần Quang Khải từng bắt giặc Hồ:
Đoạt dáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử Quan
Thái bình tu nỗ lực
Vạn cổ thử giang san..
Sau buổi nghỉ trưa, thời gian ở xứ nóng không đo bằng đồng hồ mà đo bằng lòng người..muốn nghỉ là nghỉ, muốn ngơi là ngơi, muốn đi muốn nằm tùy hỉ..đấy là văn hóa nông nghiệp theo mùa màng thời tiết, trăng tròn giã gạo, trăng khuyết vào bếp luộc khoai..thú an nhiên tự tại, không câu thúc hệ thống, lạc thú nhân sinh quả là sự giản dị mà văn minh cơ giới kỹ thuật khó mang lại được.
Vào chùa làng, đang tu bổ, cách tư gia tiến sĩ họ Chu không xa, tư gia đã bị phá phách trong tao loạn từ lâu, nhưng vẫn còn lại chiếc giường của quan Tiến sĩ..và chiếc giường nhỏ, gỗ lim gỗ gụ vuông vức ấy, sau cả trăm năm, nằm lạnh lẽo nhẫn nhục ở góc chùa. Cổ nhân nói từ cái quạt, cái ghế, cái giường..đều có vận số của nó, nhất là chiếc giường ngủ là vật thể giữ hơi hớm của chủ nhân nhiều nhất. Trên chiếc giường này, một danh nhân đã nằm, đã vắt tay lên trán trầm tư mơ màng gọt rũa từng câu thơ, đã trằn trọc giữa thời Nho mạt, đã ôm gối mây thả hồn về thiên cổ với Chử Đồng Tử- Tiên Dung, đã nằm co nhìn hình hài không có có không của chính mình..thế thì, nếu làm một cái test DNA không chừng những thớ gỗ đóng giường này còn đậm quánh hồn phách người xưa, những thớ gỗ mang khí sắc tinh anh có thể hóa thành tinh, mộc tinh, toát ra khí lực huyền kỳ linh ảo..Chuyện kể rằng thời buổi tao loạn mạt pháp, một chú sâu bọ lên làm người cả gan lấy chiếc giường của bậc chính nhân quân tử về nhà nằm, lạ thay, suốt sáu năm ròng, cả hai vợ chồng đều đau ốm bệnh tật liên miên, đêm nằm ngủ không yên, lâu lâu trong cơn ác mộng lại thấy một vạt áo the xanh đánh vào ngực giữa sảnh đường quan Án..một ngọn bút tre từ trời xanh xổ xuống như ra lệnh xoay đầu giường về cổng Bồ Tát..Hai vợ chồng tên ngạ quỷ tân thời sợ quá, bèn khênh chiếc giường của quan Án Chu, vừa khênh vừa đọc kinh sám hối, cung kính đặt vào chùa làng. Cho hay, vật đổi sao rời, nhưng quỷ lý vẫn thua thiên lý, và nỗi thăng trầm oan oán trùng trùng cõi thế vẫn không ra khỏi bàn tay Trời Phật siêu linh.
Khi chúng tôi vào thăm chùa bất chợt thì lại thấy một chú chạc trung niên đang nằm ngủ trên chiếc giường cổ nổi trôi theo vận nước này, chú tung chăn dậy, lúng túng chữa thẹn : “ chúng cháu định sơn lại chiếc giường này đấy ạ..!!”, nhìn dung mạo tối tăm nhưng không ác, tôi vội cản “ ấy chết, đồ cổ thì phải giữ nguyên mới quý, ai lại mang sơn phết đánh bóng lại..
(hôm nay chẳng có ý thơ gì ... đọc được tản văn hay của 1 bụt sĩ :big_grin: )
tản văn của Chu Mạnh Trinh luôn khẳng khái .
trâu ơi ta hỏi trâu này
lông thưa nhiều rận lòng day dứt lòng ?
môi trề ngậm rạ thong dong
cày lên cày xuống lưng cong lưỡi còng
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa lại quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa
Quét chùa rồi lại quét chùa
Quét ngày chưa sạch vào mùa quét đêm
Con chùa cũng phải làm thêm
"Tứ bất tử " chẳng ngại là đêm hay ngày
"Tứ bất tử" là ai ??? là ý nguyện của một con số rất rất ... đông
những gì sham biết về 3 chữ " tứ bất tử" là Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh Công chúa.
nhưng không biết có tí gì liên quan không ?
Nhân đọc thơ công chúa Liễu Hạnh có chút cảm hứng xin phụ họa cùng người.
Khá khen cho lũ phường hề
Cờ tàn mà lại tính đường đẩy xe
Tham tàn bạo ác các phe
Thiên binh lãnh lệnh hết che được rồi
Nghiệp xưa trả hết cho người
Cầu cho nhà Lý phục hồi nước Nam
Cà Mau tới ải Nam quan
Ngàn năm nước Việt Văn Lang vẹn toàn
.................
Nay xin gióng trống đại đồng
Báo cho dân tộc máu hồng đó nghen.
ai gọi cái tên Việt Cổ Thi
mau mau dẻo bước hãy về đi
đối ẩm đồng thi thập phương khách
nhấc bút đan vần chẳng mấy khi
Việt Cổ thi... 1 tấm lòng hoài cổ thôi.
Dòng sử oai hùng dẫn tôi đi
Qua những thăng trầm việt sử thi
Đã chọn cho mình đường hư ảo
Sao vẫn nặng lòng lệ ướt mi ?
Hư ảo là chi giữa bốn bề ?
Tâm động trôi dòng tiếng pha lê
Trăng bạc làm thinh, mây nín thở
Nghe sầu vạn kiếp đến sao Khuê
tôi kể người nghe đôi dép rách
của lão ăn mày làm khách nhà tôi
luyên thuyên bồi hồi câu chuyện nhỏ
chẳng rõ đầu đuôi thật bùng nhùng
ngang cổng chùa Láng bóng cài then
nườm nượp đỏ đen mon mem lấn
chen chân in bóng chẳng vội xem
Chơn thật nghĩa
ồ TRÂN TRÚC à , chào bạn.
nếu đứng ngoài hiên vắng
chớ tay trắng làm thơ
vài ba dòng vẩn vơ
cũng làm nên nhịp điệu
để 1 chút phiêu bồng
mênh mông ngoài hiên vắng
2 bạn đang hát bài "trưa vắng" hay bài "ngõ vắng xôn xao" thế. hehe. e sham dạo này vẫn hít thở đều chứ, tăng đc lạng nào k
Sông ơi
Thương cảm đợi chờ
Trời quang mưa tạnh
Ðôi bờ sóng vang
em tăng được 3 lạng , em cám ơn chị hỏi thăm
quang mây mưa tạnh đôi bờ
dòng thơ sót lại bơ vơ một mình
đợi chờ sông lặng sóng im
cảm thương nối nhớ sông tìm mây bay
Tiếng chim ướt sũng hai mùa
Hạt rơi thêm lạnh hững hờ mây qua
tửu vô thi cứ tuyệt khảo gian
ngưu tầm đắc thủy xuất khan đài
ưng thác giá cư phong phong đáp
nhạc nhạc tiêu ương há xuân đoài
Danh mà chi lợi lắm mà chi
Bả công danh như bọt nước có ra gì
Mùi phú quí như vần mây tan hiệp
Sang cho mấy cũng thì một kiếp
hihi,văn xuôi xuống dòng.
há 1 kiếp quan 1 kiếp càn ?
Lang thang đá nỗi mây chìm
Đêm đò đáy chén, ngày tìm bóng khơi.
trần trúc là người miền trung à ?
sham không hiểu ngữ pháp bạn đang dùng