CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG TIÊN NHÁI
[Maṇḍukadevaputtavimānavaṇṇanā]

“Chàng là ai mà đảnh lễ phủ phục dưới chân ta?” Ðây là Thiên Cung Tiên Nhái trong Phẩm Ðại Xa[1] . Thiên Cung này[2] xuất xứ ra sao?

[217] Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Campā[3] trên bờ hồ[4] sen Gaggarā. Ngay lúc rạng đông khi ngài vừa xuất định đại bi và thực hiện những công việc Đức Phật[5] thường làm và đang lúc ngài quan sát tăng chúng sẳn sàng thọ Pháp hướng dẫn, Ðức Thế Tôn đã nhận ra rằng, “Hôm nay, vào buổi thuyết pháp ban chiều, sẽ xuất hiện một con nhái do chú tâm lắng nghe[6] ta nói và mải mê theo dõi, sẽ chết do có kẻ sát hại, sẽ xuất hiện nơi cõi thiên giới và rồi sẽ quay trở lại đây, đang lúc dân chúng đông đúc chăm chú lắng nghe cùng với đám đông chư thiên tham dự, và có rất nhiều người sẽ thấu triệt[7] Pháp.” Sau khi nhìn thấy sự kiện này, ngay buổi sáng sớm tinh sương đó, ngài đã lập tức mặc y, lấy bát khất thực và y cà sa và thẳng hướng thành Campa khất thực, đi kèm là tăng đoàn đông đảo chư vị Tỳ khưu. Ngài dự phóng chư vị Tỳ khưu sẽ dễ dàng kiếm đồ khất thực và vừa khi hoàn tất bữa ăn trưa ngài quay trở lại Thiền Viện, chỉ định công việc thường nhật cho từng chư vị Tỳ khưu và ai nấy đã ổn định phần việc của mình để nhập thiền, ngài liền tiến vào căn chòi tỏa hương và đã biết thánh quả hoan hỷ của mình[8]. Vào buổi tối, khi bốn tăng chúng đã tề tựu đông đủ, ngài liền rời hương phòng, tiến vào sảnh đường[9] ngay bên bờ hồ sen bằng một phép mầu phù hợp với thời điểm đó và khi đã ngồi vào vị trí tốt nhất dành riêng cho Ðức Phật, ngài bắt đầu thuyết pháp với oai lực vĩ đại, tỏa sáng rực rỡ[10] không gì sánh nổi, thốt lên[11] giọng Phạm Thiên với đủ tám chi[12] thiền giống như sư tử[13] rừng xanh rống lên tiếng gầm oai hùng trên đỉnh núi Manosilātala[14].

Bấy giờ[15] có một con nhái từ hồ sen nhảy ra và do mải mê theo dõi âm thanh đó khi nhận ra đó chính là Phật Pháp[16] liền nghĩ rằng, “Ðây chính là Pháp sao”. Rồi nhảy đến cuối đám thính giả. Thế rồi có một gã chăn bò cũng đến đó và nhìn thấy Ðạo Sư thuyết pháp và đám đông lắng nghe Phật Pháp trong thinh lặng tuyệt đối; đang chú tâm nghe Phật Pháp[17] và đứng tựa vào chiếc gậy, gã chăn bò không phát hiện ra con nhái và đã đạp[18] ngay đầu con nhái. Sẳn tâm tịnh tín do phát hiện ra Phật Pháp, con nhái chết ngay tức khắc và tái sanh trong một thiên cung bằng vàng dài tới mười hai do tuần nơi cõi Tam Thập Tam. Như tỉnh mộng từ cơn ngủ mê[19] tiên nhái thấy mình có đoàn tiên nữ vây quanh hầu hạ; Khi nghĩ [20] tới phước đức khiến mình được tái sanh nơi thiên cung đó, tiên nhái đã nhận ra việc tái sanh trước đó của mình, và nghĩ tới lý do nào khi sống trên cõi đời[21] này đã khiến chàng tiên nhái được tái sanh ở đó, [218] bằng cách nào mình chiếm được thù thắng[22] to lớn đến như vậy và mình đã thực hiện phước đức gì. Tiên Nhái chẳng nhận ra điều gì ngoài việc hiểu thấu đáo lời dạy của vị Thiện Thệ. Ngay tức khắc tiên nhái đã quay trở lại cõi trần cùng với thiên cung rực rỡ đó, bước khỏi thiên cung đó, đang lúc chúng sanh còn đang ngơ ngác chiêm ngưỡng, chàng tiên nhái đã tiến lại gặp Ðức Thế Tôn với đoàn tùy tùng đông đảo và oai lực thiên giới vĩ đại, chàng đã đảnh lễ Ðức Thế Tôn, phủ lạy tận chân Ðức Thiện Thệ và rồi chấp tay kính lễ ngài. Thế rồi vị Thiện Thệ cũng nhận ra đó là tiên nhái, nhưng để cho tiên nhái hiển thị trước chúng sanh lần đầu tiên quả phước đức và oai lực của vị Đức Phật, ngài liền hỏi với đoạn kệ sau:

“Chàng là ai lại đảnh lễ phủ phục xuống tận chân ta, còn tỏa sáng với thiên lực và danh tiếng lẫy lừng, còn tỏa sáng khắp mười phương với sắc diện[23]kiều diễm đến như thế.”

Về điểm này:

1. Ngươi là ai (ko): ngươi là ai lại xuất hiện giữa chư thiên, long xà, dạ xoa hay chúng sanh v.v... , có nghĩa là thực chất ngươi là ai vậy[24]. (Chân) của ta : me = mama (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Chân (của ta) (pādāni): dưới chân ta. Với sức mạnh thần thông (iddhiyā): với sức mạnh thần thông thiên giới như vậy, với danh tiếng lừng lẫy (yasasā): có đoàn tùy tùng đông đảo đến như vậy theo hầu. Tỏa sáng (jalaṃ): tỏa sáng khắp nơi. Vượt trội (abhīkhantena): vô cùng (ativiya) khả ái (kantena[25]), áng ước ao, kiều diễm. Với vẻ đẹp (vaṇṇena): với sắc diện làn da, có nghĩa là với sắc diện thể chất rực rỡ.

Thế rồi thiên tử ngâm[26] đoạn kể cho biết tiền thân của mình v.v... với những đoạn kệ như sau:

Nơi tiền kiếp con là một nhái bén sống dưới nước lấy nước làm trú xứ; đang lúc lắng nghe ngài thuyết giải Phật Pháp một tên chăn bò đã dẫm đạp con cho đến chết[27].

Trong chốc lát ai muốn được tâm[28] tịnh tín, hãy nhìn ngắm oai lực thần thông và danh tiếng của con và nhìn ngắm oai lực dung nhan và ánh hào quang chính con tỏa sáng.

Và kẻ nào lắng nghe Phật Pháp trong một thời gian lâu dài, hỡi Ðức Phật Cồ Ðàm, họ sẽ đã biết tâm vững vàng, không lay chuyển và thoát khỏi mọi sầu khổ.”

Về điểm này:

2. Trong quá khứ (pure): nơi cõi tiền kiếp của con. Sống dưới nước (udake): điều này ám chỉ trú xứ của tiên nhái vào thời điểm đó. Nhờ đó[29] ‘một con nhái chuyên sống dưới nước’[30] ngọai trừ những loại ếch sống trên đất cạn như con cóc chẳng hạn[31]. Nơi cư ngụ (gocaro) nơi đồng cỏ có đông đảo đàn bò (gāvo) đến gặm cỏ (caranti)[32]: giống như đồng cỏ là nơi đàn bò đến kiếm[33] cỏ khô, vũng nước xình lầy cũng là nơi cư trú cho loài ếch nhái vì nước được ví như cánh đồng cỏ của ếch nhái (vāri = udakaṃ, là từ đồng nghĩa. Hắn coi vũng nước “làm đồng cỏ của mình”[34] [219] Người ta cho rằng đặc biệt với loài ếch nhái là giống vật lấy nước làm cánh đồng chăn thả vì cũng có một số vật sống trong nước (udakacārī)[35] nhưng lại không lấy nước làm nơi trú ngụ, như rùa[36] chẳng hạn. đang lúc lắng nghe diễn giải Phật Pháp, vì ngài đang diễn giải Phật Pháp với giọng nói Phạm Thiên ngọt ngào[37], giống như tiếng kêu[38] của chim cu đất Ấn Ðộ, nhờ chú tâm con thấu triệt tiếng nói đó với suy nghĩ rằng, “Ðây phải là Phật Pháp ngài đã thốt lên,” và ở đây ta hiểu sở hữu cách theo nghĩa không chú ý lắng nghe[39]. Người chăn bò đã đạp chết con (avadhī vacchapaāloko); một gã chăn bò đang chăn thả[40] bầy bò đã đến gần con, đang đứng dựa vào chiếc gậy cong queo, đã đạp bẹp[41] ngay đầu con với chiếc gậy và đã giết chết con.

3. Ai trong chốc lát muốn có tâm tịnh tín (muhuttaṃ cittappasādassa): với tâm tịnh tín, nổi lên trong chốc lát liên quan đến lắng nghe Phật Pháp[42] ngài diễn giải; đó là nguyên nhân[43] thần thông (iddhiṃ): thành công, có nghĩa là vinh danh thiên giới. Danh thơm (yasaṃ): đoàn tùy tùng. Uy lực (ānubhāvaṃ): oai lực thiên giới như có khả năng hiện hình dưới bất kỳ dạng nào tùy ý muốn v.v... Diện mạo (vaṇṇaṃ) thù thắng sắc diện thể lý. Vẻ rực rỡ (jūtiṃ): ánh hào quang rực rỡ có thể lan tỏa khoảng độ mười hai do tuần.

4. Những kẻ nào (ye): những chúng sanh đó. Từ ca (và) ám chỉ điều được thêm vào. Qua ngài: te = tava (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Trong khoảng thời gian dài (dīghaṃ addhanaṃ): cần rất nhiều thời gian. Lắng nghe: assosuṃ = suṇiṃsu (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Gotama (Gotama): ngài nói về Ðức Thiện Thệ gọi đích thân tộc. Vị trí cố định (acalaṭṭhānaṃ): níp bàn. Ðây chính là ý nghĩa: Ðức Thế Tôn Cồ Ðàm, những kẻ đó, không giống như ta, không lắng nghe[44] (Phật Pháp) trong một thời gian ngắn. Sau khi đã thực hiện phứơc nghiệp, kẻ nào đã lắng nghe, đã nghe ngài thuyết giải Phật Pháp trong một thời gian dài[45], chúng sanh đó đã bị cảnh khổ vòng luân hồi khống chế trong một thời gian dài, đã thoát khỏi, đã đến được vị trí an tịnh là nơi bất biến, là nơi trường cửu, một nơi sau khi thoát ra khỏi thì sẽ không còn sầu khổ - và đối với họ sẽ không còn điều gì ngăn cản khiến họ chứng đắc[46] níp bàn đó nữa.

Thế rồi sau khi đã chiêm ngắm chứng đắc thành công nơi tiềm năng ngài có được và bạn bè tụ tập tại đó, Ðức Thế Tôn đã diễn giải Phật Pháp đến từng chi tiết. Ngay lúc tột đỉnh Giáo Pháp đó, Thiên Tử đã an trú thánh quả Nhập Lưu. Lại có tám mươi tư ngàn chúng sanh cũng thấu triệt Giáo Pháp, Thiên Tử đảnh lễ Ðức Thế Tôn, đi vòng quanh ngài về phía bên phải ba lần, chấp hai tay rồi đảnh lễ đầu xuống tận đất, tăng đoàn chư vị Tỳ khưu và tiến thẳng đến cõi thiên giới cùng với đoàn tùy tùng của ngài.