mình đọc ở đây thấy có nhiều vụ án ly kì ,nhưng có phần kết
mình thì thấy có 3 vụ án chắc mãi không có lời kết !
xin dẫn ra đây trước 1 vụ các bạn xin phân tích nhé
1 -vụ án vườn mít !
Theo dự kiến, ngày 19-6, vụ án “Vườn mít” liên quan đến bị cáo Lê Bá Mai (người hai lần bị tuyên án tử) sẽ được xử phúc thẩm. Vụ này đã qua nhiều lần xét xử, điều tra lại, điều tra bổ sung nhưng cơ quan điều tra vẫn không thể giải quyết được những yêu cầu đặt ra trước đây trong quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Vì vậy, tại phiên tòa sơ thẩm lần 4 vào tháng 5-2011, TAND tỉnh Bình Phước đã tuyên Mai không phạm tội. Sau đó, VKSND tỉnh đã kháng nghị...

Hung thủ: Mờ nhân ảnh

Theo hồ sơ, ngày 12-11-2004, hai dì cháu Út và Hằng (11 và chín tuổi) đi mót củ đậu (sắn) ở Bình Long, Bình Phước. Sau đó chỉ mình cháu Hằng về nhà. Cả nhà đi tìm cháu Út nhưng không thấy. Ông Điểu Ky (bố cháu Hằng) báo công an xã, nói rằng Hằng thấy một thanh niên chở Út đi. Trong lời khai đầu tiên (do công an viên Trần Văn Sinh ghi), cháu Hằng cũng nói thấy một thanh niên chở Út đi.

Ngày 16-11-2004, xác cháu Út được phát hiện tại vườn mít trong trang trại Mai làm thuê. Ngay sau đó Mai bị bắt. Lời khai đầu tiên Mai nói mình không biết gì về vụ án, không nhận tội. Sau khi cháu Hằng và ông Điểu Ky khai thấy người chở Út đi là Mai, Mai bắt đầu khai nhận tội. Từ đó về sau, cả ông Điểu Ky và cháu Hằng đều khai thống nhất rằng Hằng thấy Mai chở Út đi. Nhưng cũng từ đó, các tình tiết Mai khai nhận tội luôn bị mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với lời khai của cả cháu Hằng và ông Điểu Ky, hễ khớp chỗ này thì trật chỗ kia. Đây là những mâu thuẫn mà quyết định giám đốc thẩm từng yêu cầu điều tra làm rõ.

Quá trình điều tra lại, nhân chứng Hằng và cha cháu đều khai: “Lúc đó khai là thấy Mai chở Út đi nhưng không hiểu vì sao cán bộ công an lại ghi thấy người thanh niên chở Út”. Tuy nhiên, ông Điểu Ky không giải thích được vì sao trong đơn trình báo đầu tiên ông chỉ ghi “thấy người thanh niên” mà không nói rõ người thanh niên ấy là Mai hay giống Mai. Trong khi đó, công an viên Sinh trình bày với cơ quan điều tra: “Lúc đó cháu Hằng chỉ khaingười thanh niên chở Út đi giống Mai chứ không khẳng định đó là Mai”…

Rốt cuộc lời khai nào là chính xác? Bởi như lập luận của luật sư bào chữa cho bị cáo Mai, việc thay đổi lời khai của cháu Hằng và ông Điểu Ky sau này là không có cơ sở chấp nhận vì không lý giải được vì sao có sự thay đổi đó. Nếu vậy, lời khai đầu tiên của cháu Hằng và bố cháu cũng như của ông Sinh phải được coi là có căn cứ hơn cả vì phù hợp nhau...


Sau khi tòa tuyên Mai vô tội trong phiên tòa sơ thẩm, em gái Mai đã bật khóc nức nở. Ảnh: Thái Bình

Không có giá trị chứng minh

Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cũng đề cập đến những vật chứng trong vụ án cần phải làm rõ như bình xịt thuốc, bình nước đá, can nhựa… hay vết bánh xe, cọng tóc tại hiện trường. Nhưng kết quả điều tra lại cũng như diễn biến tại phiên tòa sơ thẩm năm ngoái (tuyên Mai vô tội) cho thấy yêu cầu này đã không được cơ quan tố tụng đáp ứng.

Thứ nhất, nhân chứng Hằng khai khi đi Mai mang theo bình xịt thuốc màu xanh và bình đựng nước đá màu đỏ. Nhưng vật chứng thu tại chòi Mai ở lại là chiếc bình inox (màu trắng). Công tố viên cho rằng do cháu Hằng nhỏ tuổi nên có thể nhầm lẫn về màu sắc (trong khi tại phiên tòa sơ thẩm lần 3 năm 2010 và phiên sơ thẩm lần 4 năm ngoái cháu khẳng định không thể nhầm lẫn).

Thứ hai, cho đến giờ này cơ quan tố tụng không hề giải thích được họ đã thu chiếc bình đựng nước đá màu đỏ ở đâu, ai thu và thu khi nào, có ai làm chứng, tại sao không có biên bản thu giữ vật chứng thể hiện. Sở dĩ tự nhiên xuất hiện “vật không chứng” này là bởi cháu Hằng khai thấy Mai mang theo bình đựng đá màu đỏ. Mà trong chòi Mai ở thì không có cái bình này. Theo quy định, “vật không chứng” này chẳng những không có giá trị pháp lý mà người đưa vào hồ sơ vụ án còn có thể bị xem xét tội làm sai lệch hồ sơ vụ án...

Cái “vật không chứng” thì đưa vào hồ sơ, còn vật chứng quan trọng là bốn cọng tóc tại hiện trường thì cơ quan điều tra lại không thu giữ. Tại tòa sơ thẩm, công tố viên lập luận sở dĩ không thu giữ vì do trời mưa, chân tóc đã không còn nên không thể giám định được. Cứ cho là do trời mưa nên mới vậy nhưng nếu đã có mưa thì giải thích thế nào về vết bánh xe ở hiện trường? Mưa khi nào? Nếu sau ngày xảy ra án mạng thì cái vết bánh xe do hung thủ để lại hôm đó phải bị xóa đi. Còn nếu là vết bánh xe mới tạo ra sau cơn mưa (tức sau ngày xảy ra án mạng) thì xe đó là của ai, họ vào đây để làm gì, có liên quan gì đến vụ án… Những điều này VKS đã không tranh luận được ở phiên tòa năm ngoái.


Hy vọng ở phiên phúc thẩm ngày mai, Lê Bá Mai nhận được quyết định trả tự do tương tự! Ảnh: THÁI BÌNH

Không thể chỉ dựa vào lời nhận tội của bị cáo

Cho đến nay,cơ sở buộc tội vững chắc nhất của VKS chính là lời khai nhận tội của bị cáo. Nhưng như từng đề cập, những lời khai nhận tội ban đầu bị cáo khai do bị đánh đập, mớm và ép cung. Dù không có căn cứ chứng minh bị cáo bị đánh đập, ép cung nhưng những lời khai này cũng còn nhiều điểm mâu thuẫn. Trong khi đó, BLTTHS đã quy định: Lời nhận tội của bị cáo chỉ có thể coi là chứng cứ nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án, không được dùng lời nhận tội của bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội. Cũng cần lưu ý thêm, khi mới bị bắt Mai không hề nhận tội, đến chừng các nhân chứng khai nhìn thấy Mai thì trong trại tạm giam Mai mới bắt đầu khai nhận…

Chính vì căn cứ buộc tội lỏng lẻo, chứng cứ còn nhiều mâu thuẫn, khó thuyết phục, những điều này cơ quan điều tra hầu như không thể khắc phục nếu tiếp tục cho điều tra bổ sung (hoặc điều tra lại) nên tòa sơ thẩm đã tuyên bị cáo không phạm tội như đã đề cập...