Đôi liễn Cao Đài
CAO như Bắc khuyết nhân chiêm ngưỡng.
ÐÀI tại Nam phương Ðạo thống truyền.
Đôi liễn nầy khởi đầu bằng hai chữ CAO ĐÀI, được in trên bìa của một quyển kinh Đạo Minh Sư bên Tàu, xuất hiện cuối đời nhà Minh và đầu nhà Thanh, truyền sang Việt Nam, cho biết trước rằng, về sau nầy tại VN, Thượng Đế sẽ mở ra một nền Đạo lớn, gọi là Đạo Cao Đài, qui hiệp tất cả các tôn giáo khác.
Đôi liễn Di lạc
Di - Lạc thất bá thiên niên quảng khai Ðại Ðạo.
Thích Ca nhị thập ngũ thế chung lập Thiền môn.
Ðôi liễn nầy do Ðức Chí Tôn ban cho để viết treo lên trong Ðại lễ Khai Ðạo Cao Ðài ngày 15-10-Bính Dần (1926), tại Thánh Thất tạm đặt tại chùa Gò Kén (Từ Lâm Tự) Tây Ninh.
Đôi liễn vạn pháp
Vạn pháp viên dung hóa độ chúng sanh vô lượng vô biên vô số kiếp.
Tam tông phổ hiện tùy cơ thuyết giáo đại hùng đại lực đại từ bi.
Ðôi liễn nầy của Ðức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung viết treo lên trong ngày Ðại lễ Khai Ðạo tại Thánh Thất tạm đặt tại Chùa Gò Kén Tây Ninh ngày l5-10-Bính Dần (1926).
Đôi liễn CAO ĐÀI
Cao thượng Chí Tôn, Ðại Ðạo hòa bình dân chủ mục.
Ðài tiền sùng bái, Tam Kỳ cộng hưởng tự do quyền.
Đôi liễn nầy thường được chạm khắc nơi các cổng tam quan đi vào nội ô Tòa Thánh, hay các cổng chánh của các Thánh Thất.
Đôi liễn Cao Đài do Đức Lý Giáo Tông ban cho để tượng trưng chủ nghĩa của Đạo Cao Đài.
Nguyên trước đây, chữ chót của câu 1 là CHÁNH, đối với chữ QUYỀN của câu 2. Giáo Sư LaTapie (Thượng LaTapie Thanh) người Pháp sợ nhà cầm quyền Pháp đương thời hiểu lầm Đạo Cao Đài chủ trương làm chánh trị, tranh giành chánh quyền, nên cầu xin Đức Lý chỉnh lại. Đức Lý liền giáng cơ sửa chữ CHÁNH thành chữ MỤC.
Đôi Liễn Hiệp Thiên Đài.
Hiệp nhập Cao Ðài bá tánh thập phương qui chánh quả.
Thiên khai Huỳnh Ðạo Ngũ chi Tam giáo hội Long hoa.
Đôi liễn nầy được thấy nơi Tịnh Tâm Điện và nơi lầu Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh, và nơi cổng của Văn phòng Hiệp Thiên Đài.
Còn tiếp
Bookmarks