Thánh độ mạng

Ở miền Nam mới có tập quán thờ Thánh độ mạng theo kiểu của người Trung Quốc.
Có nhiều sách khác nói khác nhau về những vị nầy. Thông thường , có hai trường phái được ứng dụng nhiều nhất:


1.- Theo Tam Nguyên Đại Lược & Tiểu Lược do Cụ Lê Văn Nhàn soạn dịch (nói tác giả là Lưu Bá Ôn). Sách nầy chủ trương:

a/- Nam thì lấy THIÊN CAN ( là cái đứng trước cái năm đó , ví dụ như kỹ sữu , thì chữ kỹ gọi là thiên can ) để thờ:-

-Can Dương :- Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm :- thờ Quan Thánh Đế Quân độ mạng.

-Can Âm:- Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý :- thờ Tử Vi Đại Đế độ mạng.

b/- Nữ thì lấy ĐỊA CHI để thờ:-

-Nhóm Tí, Ngọ, Mão, Dậu :- thờ Bà Chúa Tiên Chúa Ngọc (cùng một bà)

-Nhóm Dần, Thân, Tỵ, Hợi :- thờ Bà Thánh Anh La Sát độ mạng.

-Nhóm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi :- thờ Bà Lục Cung Thánh Mẫu độ mạng.

(Bà Thánh Anh La Sát là vợ của Ngưu Ma Vương, mẹ Hồng Hài Nhi. Còn Lục Cung Thánh Mẫu thì không biết. Bà Chúa Tiên hay Chúa Ngọc là cùng một bà, đó là Bà Thiên Y Thánh Mẫu Y-A-Na Pônaga ở Tháp Bà Nha Trang)



2.- Theo sách Diễn Cầm Tam Thế, tác giả Dương Công Hầu (nói là do thân phụ ông dịch từ sách Tam Thế Diễn Cầm chữ Hán), thì không phân biệt địa chi, chỉ tính theo Thiên Can mà thờ như sau:

-Tuổi Giáp, Ất :- nam thờ Quan Thánh Đế Quân, nữ thờ Bà Cửu Thiên Huyền Nữ.

-Tuổi Bính, Đinh :- nam thờ Cậu Tài Cậu Quí (con bà Chúa Ngọc), nữ thờ Bà Chúa Ngọc.

-Tuổi Mậu, Kỷ:- nam thờ Ngũ Công Vương Phật (là ngài Quan Thánh tu thành), nữ thờ Quan Thế Âm Bồ Tát.

-Tuổi Canh Tân :- nam thờ Quan Bình Thái Tử (con Ngài Quan Thánh), nữ thờ Bà Chúa Tiên.

-Tuổi Nhâm, Quý:- nam thờ Tử Vi Đại Đế, nữ thờ Bà Cửu Thiên Huyền Nữ.

Tập quán nầy chỉ phổ biến ở miền Nam và số tỉnh miền Trung, ở Bắc ít thấy.
Có sách thì lấy theo Ngũ Hành mà thờ Bạch Đế, Thanh Đế, Xích Đế, Huỳnh Đế, Hắc Đế v.v… nhưng ít phổ biến.