kết quả từ 1 tới 20 trên 352

Ðề tài: CHÁNH PHẬT PHÁP LUẬN BÀN

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #11

    Mặc định

    Hồi hướng và cầu siêu là 2 câu chuyện khác nhau. Bản thân việc hồi hướng cần có những điều kiện nhất định để thành tựu từ phía kẻ hồi hướng, phương pháp hồi hướng và kẻ nhận hồi hướng.
    Có thể tìm hiểu về việc hồi hướng này qua cuốn "Tìm hiểu phước bố thí" của Tỳ khưu Hộ Pháp. Trích đoạn như sau:
    BỐ THÍ VÀ HỒI HƯỚNG
    Thí chủ làm phước thiện bố thí xong, thường hồi hướng phần phước thiện bố thí ấy đến người thân yêu đã quá vãng nào đó.
    Ví dụ:
    "Con xinhồi hướng phần phước thiện bố thí thanh cao này đến cho cha con là Nguyễn VănA. Cầu mong cha con hoan hỉ phần phước thiện thanh cao này, được thoát khỏicảnh khổ, được an lạc lâu dài...".

    Như vậy, thử hỏi ông "A" có thọ hưởng phần phước thiện, mà người con hồi hướng đến choông được hay không?

    Để trả lời câu hỏinày, trước hết nên tìm hiểu 3 vấn đề:
    1- Dānakusala: phước thiện phát sanh do bố thí: thí chủ sử dụng của cải của mình đem bố thí đến cho người khác, để tạo được phước thiện bố thí của mình.
    2-Pattidānakusala: phước thiện phát sanh do hồi hướng: sau khi thí chủ đã tạo được phước thiện bố thí xong rồi, đem phần phước thiện ấy xin hồi hướng đến người đã quá vãng nào đó (ví như ông, bà, cha, mẹ,v.v...).
    3-Pattānumodanākusala: phước thiện phát sanh do hoan hỉ phần phước thiện mà người thí chủ hồi hướng: những chúng sinh hay biết, hoan hỉ phần phước thiện của thân quyến hồi hướng đến họ.
    Trường hợp ông A không phải là bậc Thánh A-ra-hán [*], nên còn phiền não, tham ái vẫn còntái sanh kiếp sau như thế nào, hoàn toàn tùy theo thiện nghiệp hoặc ác nghiệp của ông A cho quả tái sanh. Như vậy, ông A có thọ hưởng được phần phước thiện bố thí của thân quyến hồi hướng đến cho ông hay không?[*] Theo Phật giáo, bậc Thánh A-ra-hán khi tịch diệt Niết Bàn rồi, chắc chắn không còn tái sanh kiếp nào nữa.

    Muốn biết vấn đề phước thiện bố thíhồi hướng phần phước thiện đến cho người quá vãng,họ có thọ hưởng được hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu bài kinh "Jāṇusasoṇīsutta"[Aṅguttaranikāya, phần Dasakanipāta, kinh Jānusasoṇīsutta]. Trong bài kinhnày, có đoạn ông Bà la môn Jāṇusasoṇī đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, bèn bạch rằng:
    - Kính bạch Đức Sa môn Gotama, chúng con là Bà la môn thường bố thí rồi hồi hướng đến những người quá vãng rằng: "phần phước thiện bố thí này, cầu mong cho được thànhtựu đến thân quyến đã quá vãng, mong thân quyến quá vãng ấy hoan hỉ thọ hưởng phần phước thiện bố thí này".
    Kính bạch Đức Sa môn Gotama, phần phước thiện bố thí này, có thể thành tựu đến thân quyến đã quá vãng của chúng con được hay không?
    Thân quyến đã quá vãng của chúng con có hoan hỉ thọ hưởng phần phước thiện bố thí của chúngcon được hay không? Bạch Ngài.
    Đức Phật giải đáp rằng:
    - Này Bà lamôn, phần phước thiện bố thí được thành tựu tùy theo loại chúng sinh này; không được thành tựu tùy theo loại chúng sinh khác.
    Kính bạch Đức Sa môn Gotama, loại chúng sinh nào được thành tựu? Loại chúng sinh nào không thành tựu? Bạch Ngài.

    Này Bà la môn,có số người trong đời này, là người không có giới, thường sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời đâm thọc chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích, có tánh tham lam của người khác, có tánh thù hận, có tà kiến; người ấy sau khi chết, do ác nghiệp cho quả tái sanh làm chúng sinh trong cõi địa ngục, chúng sinh trong cõi địa ngục sống tồn tại bằng vật thực ở địa ngục.

    Này Bà la môn, phần phước thiện bố thí không thành tựu đến chúng sinh ở địa ngục.

    Này Bà la môn,có số người trong đời này, là người sát sanh, trộm cắp, tà dâm... có tà kiến; người ấy sau khi chết, do ác nghiệp cho quả tái sanh làm súc sanh, loài súc sanh sống tồn tại bằng vật thực riêng của mỗi loài.

    Này Bà la môn, phần phước thiện bố thí không thành tựu đến loài súc sanh.

    Này Bà la môn, có số người trong đời này là người có giới, tránh xa sự sát sanh, tránh xa sự trộm cắp, tránh xa sự tà dâm, tránh xa sự nói dối, tránh xa sự nói lời đâmthọc, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích, tâm không thamlam của người khác, tâm không thù hận, có chánh kiến; người ấy sau khi chết, do thiện nghiệp cho quả tái sanh trở lại làm người, con người sống tồn tại bang vật thực của cõi người.
    Này Bà la môn, phần phước thiện bố thí không thành tựu đến chúng sinh tái sanh trở lại làm người.

    Này Bà la môn, có số người trong đời này là người có giới, tránh xa sự sát sanh, tránh xa sựtrộm cắp..., có chánh kiến; người ấy sau khi chết, do thiện nghiệp cho quả tái sanh làm chư thiên, chư thiên trong cõi trời, sống tồn tại bằng vật thực trong cõi trời.
    Này Bà la môn,phần phước thiện bố thí cũng không thành tựu đến chư thiên trong cõi trời.

    Này Bà la môn, có số người trong đời này, là người không có giới, thường sát sanh, trộm cắp,tà dâm, nói dối, nói lời đâm thọc chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích, có tánh tham lam, có tánh thù hận, có tà kiến; người này sau khi chết, do ác nghiệpcho quả tái sanh làm loài ngạ quỷ, ngạ quỷ sống tồn tại bằng vật thực của hang ngạ quỷ. Hàng ngạ quỷ này thường trông ngóng thân quyến trong cõi người hồi hướng phước thiện đến cho họ, khi họ hay biết hoan hỉ phần phước thiện ấy, họ thọ hưởng được, chắc chắn họ thoát khỏi cảnh khổ, tái sanh cõi thiện giới hưởng được mọi sự an lạc.
    Này Bà la môn,phần phước thiện bố thí chỉ có thể thành tựu đến cho loài ngạ quỷ mà thôi.

    Khi lắng ngheĐức Phật giải đáp như vậy, ông Bà la môn bạch tiếp rằng:

    Kính bạch Samôn Gotama, nếu thân quyến đã quá vãng ấy không thọ hưởng được phần phước thiện bố thí hồi hướng ấy, vậy ai thọ hưởng phần phước thiện ấy? Bạch Ngài.
    Này Bà la môn,hàng ngạ quỷ thân quyến khác của thí chủ, thọ hưởng được phần phước thiện hồi hướng ấy.

    Kính bạch Samôn Gotama, nếu thân quyến đã quá vãng không có trong hàng ngạ quỷ, thì ai là người thọ hưởng phần phước thiện hồi hướng ấy? Bạch Ngài.

    Này Bà la môn,trong vòng tử sanh luân hồi trải qua vô số kiếp của mỗi chúng sinh trong quákhứ, không có người thân quyến tái sanh làm ngạ quỷ, đó là điều không thể có được, (chắc chắn có thân quyến sanh làm ngạ quỷ).
    Điều chắc chắn thí chủ là người được phần phước thiện bố thí ấy và thọ hưởng quả báu của phước thiện bố thí ấy.
    Kính bạch Samôn Gotama, Ngài có hạn chế những chúng sinh không thọ hưởng được phước thiện bố thí hay không?
    Này Bà la môn,Như Lai có hạn chế chúng sinh.
    Này Bà la môn có số người trong đời này, là người không có giới, thường sát sanh, trộm cắp,tà dâm, nói dối, nói lời đâm thọc chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích, có tánh tham lam, có tánh thù hận, có tà kiến; nhưng người ấy thường bố thí cơm, nước, vải, xe cộ, hoa quả, vật thơm, vật thoa, chỗ nằm, chỗ ở, đèn đến Sa môn,Bà la môn; người ấy sau khi chết, do ác nghiệp cho quả dầu tái sanh làm con voi; trong kiếp voi ấy, được nuôi nấng chăm sóc chu đáo, có đầy đủ vật thực,nước uống ngon lành, có chỗ ở sạch sẽ, đồ trang sức đẹp đẽ... do quả của phước thiện bố thí trong kiếp trước.
    Này Bà la môn,có số người trong đời này là người không có giới, thường sát sanh, trộm cắp...có tà kiến, nhưng người ấy thường bố thí cơm, nước, vải, xe cộ, hoa quả, vật thơm, vật thoa, chỗ nằm, chỗ ở, đèn đến Sa môn, Bà la môn; người ấy sau khi chết, do ác nghiệp cho quả dầu tái sanh làm chó; trong kiếp chó ấy, được nuôi nấng làm chu đáo, có đầy đủ vật thực, nước uống ngon lành, có chỗ ở sạch sẽ, đồ trang sức đẹp đẽ... do quả của phước thiện bố thí trong kiếp trước.
    (Tái sanh làm con ngựa, con bò.... v.v...).
    Này Bà la môn,có số người trong đời này là người có giới, tránh xa sự sát sanh, tránh xa sự trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời đâm thọc chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích, có tánh tham lam, có tánh thù hận, có chánh kiến; người ấy thường bố thí cơm, nước, vải, xe cộ, hoa quả, vật thơm, vật thoa, chỗ nằm, chỗ ở, đèn đến Sa môn, Bà la môn. Người ấy sau khi chết, do thiện nghiệp cho quả tái sanh trở lại làm người; trong kiếp người, là người giàu sang, phú quý, có chức cao,quyền lớn, sung túc đầy đủ ngũ trần trong đời, phát sanh do quả báu của phước thiện bố thí trong kiếp quá khứ.
    Này Bà la môn,có số người trong đời này, là người có giới, tránh xa sự sát sanh, tránh xa sựtrộm cắp... có chánh kiến; người ấy thường bố thí cơm, nước, vải, xe cộ, hoa quả, vật thơm, vật thoa, chỗ nằm, chỗ ở, đèn đến Sa môn, Bà la môn. Người ấy sau khi chết, do thiện nghiệp cho quả tái sanh làm chư thiên; trong kiếp chư thiên trong cõi trời, là chư thiên có nhiều oai lực, hưởng mọi sự an lạc cao quý trong cõi trời ấy, do phước thiện bố thí, đã tạo trong kiếp quá khứ.
    Này Bà la môn,chính thí chủ là người có phước thiện bố thí và hưởng quả báu của phước thiện bố thí ấy.
    Kính bạch Samôn Gotama, thật phi thường! Chưa từng nghe bao giờ!
    Kính bạch Samôn Gotama, như vậy, thật ra nên bố thí bằng đức tin trong sạch, phước thiện bốthí không chỉ có quả báu cho chính mình, mà còn hồi hướng đến người khác, khibiết hoan hỉ họ cũng thọ hưởng được quả báu của phước thiện này nữa.
    Kính bạch Samôn Gotama, lời dạy của Ngài rõ ràng quá!......".
    *

    Qua bài kinh này,chúng ta hiểu được rằng: thí chủ làm phước thiện bố thí rồi hồi hướng riêng đến thân quyến đã quá vãng nói riêng, có ý chỉ định đến một chúng sinh nào đó, thì điều ấy không chắc chắn, bởi vì, chúng sinh ấy có hay biết được thân quyến hồi hướng phần phước thiện bố thí đến cho mình hay không?
    Nếu chúng sinh ấy biết được mà hoan hỉ thì thọ hưởng được phần phước thiện ấy.
    Nếu chúng sinh ấy không hay biết, không hoan hỉ, thì không thọ hưởng được phần phước thiện ấy.
    Còn thí chủ làm phước thiện bố thí rồi, xin hồi hướng chung đến những thân quyến đã quá vãng nói chung, không có ý định chỉ định đến chúng sinh nào, điều ấy chắc chắn thân quyến của thí chủ thọ hưởng được phần phước thiện bố thí ấy. Bở ivì, trong vòng tử sanh luân hồi vô số kiếp của mỗi chúng sinh, chắc chắn có thân quyến tái sanh trong hàng ngạ quỷ. Nếu họ hoan hỉ thọ hưởng được phầnphước thiện của thí chủ hồi hướng, thì họ thoát khỏi cảnh khổ, được tái sanhcõi thiện giới an lành, hưởng được mọi sự an lạc.
    Ngoài ra, cácchúng sinh khác không hay biết, không hoan hỉ phần phước thiện bố thí của thíchủ hồi hướng, thì không thọ hưởng được phần phước thiện bố thí ấy.

    Tích thân quyến ngạ quỷ của đức vua Bimbisāra

    Những thân quyếncủa đức vua Bimbisāra từ thời kỳ Đức Phật Phussa, cách Đức Phật Gotama trải qua6 Đức Phật xuất hiện trên thế gian, thời gian khoảng cách 92 đại kiếp trái đất.Họ đã tạo nghiệp ác, nên cho quả bị tái sanh làm chúng sinh trong cõi địa ngục,từ địa ngục này sang địa ngục khác, mãi cho đến thời kỳ Đức Phật Kassapa xuấthiện trên thế gian, họ mới thoát khỏi địa ngục, tái sanh làm ngạ quỷ.
    Một hôm, nhóm ngạquỷ này đến hầu Đức Phật Kassapa, bèn bạch rằng:
    Kính bạch Đức ThếTôn, đến bao giờ, mới có thân quyến hồi hướng phước thiện bố thí đến nhóm ngạquỷ chúng con, để chúng con thoát khỏi cảnh khổ, được hưởng sự an lạc? BạchNgài.
    Đức Phật Kassapadạy rằng:
    Này các ngạquỷ, bây giờ các con chưa được gì đâu! Các con hãy chờ trong vị lai đến thời kỳĐức Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, thuở ấy có Đức Vua gọi là Bimbisāra đãtừng là thân quyến của các con, trước đây cách 92 đại kiếp trái đất. Đức vuaBimbisāra làm phước cúng dường đến Đức Phật Gotama cùng chư Đại Đức Tăng, rồihồi hướng phước thiện bố thí ấy đến cho các con.
    Nhóm ngạ quỷ nghelời thọ ký của Đức Phật Kassapa [Đức Phật Kassapa xuất hiện trên thế gian vàothời đại tuổi thọ con người khoảng 20.000 năm], tâm cảm thấy vô cùng hoan hỉtrông ngóng như sắp được hoan hỉ phần phước thiện vào ngày mai.
    Thời kỳ Đức PhậtKassapa xuất hiện trên thế gian, tuổi thọ con người khoảng 20.000 năm, khi ĐứcPhật Kassapa tịch diệt Niết Bàn và giáo pháp của Ngài cũng hoàn toàn tiêu hoại;con người làm cho mọi ác pháp dần dần tăng trưởng, còn thiện pháp từ từ suythoái; cho nên, tuổi thọ con người giảm dần, giảm dần từ 20.000 năm xuống cònkhoảng 10 năm. Từ đó, con người kinh sợ tội lỗi, tránh xa ác pháp; cố gắng tạothiện pháp; mọi thiện pháp dần dần tăng trưởng, còn ác pháp từ từ suy thoái;cho nên, tuổi thọ con người tăng dần, tăng dần từ 10 năm lên đến tột cùng atăng kỳ năm [A tăng kỳ (asaṅkheyya): được tính theo số lượng là số 1 đứng đầu,theo sau là 140 con số không (0), 10**140]. Từ đó, con người bắt đầu dể duôi,ác pháp phát sanh, làm cho tuổi thọ con người lại giảm dần, giảm dần cho đếnkhi tuổi thọ khoảng 100 năm. Khi ấy, Đức Phật Gotama hiện tại của chúng ta xuấthiện trên thế gian, tại xứ Māgadha có đức vua Bimbisāra trị vì, đóng đô tạikinh thành Rājagaha.
    Đức vua Bimbisāracó đức tin trong sạch nơi Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, Tam bảo, xây dựng ngôichùa Veḷuvana dâng đến chư Đại Đức Tăng tứ phương có Đức Phật chủ trì chứngminh, nhóm ngạ quỷ thân quyến đang trông chờ Đức Vua hồi hướng phần phước thiệnđến cho họ; nhưng trong dịp ấy, Đức Vua không hồi hướng phước thiện bố thí đếncho chúng. Nhóm ngạ quỷ thân quyến thất vọng đêm khuya đến kêu la than khóc âm thanhđáng kinh sợ.
    Sáng ngày, Đức Vuađến hầu Đức Phật, bạch hỏi do nhân nào có hiện tượng như vậy.
    Đức Phật dạy:
    - Này ĐạiVương, không có gì đáng kinh sợ, đó là tiếng kêu la than khóc của nhóm ngạ quỷthân quyến của Đại Vương trong quá khứ. Nhóm ngạ quỷ này trông ngóng Đại Vươnglàm phước thiện bố thí, rồi hồi hướng phần phước thiện cho chúng, để chúngthoát khỏi cảnh khổ, được tái sanh nơi cảnh giới an lạc.
    Lắng nghe Đức Phậtdạy như vậy, Đức Vua liền bạch:
    - Kính bạch ĐứcThế Tôn, ngày mai con kính thỉnh Đức Thế Tôn cùng chư Đại Đức Tăng ngự đến cungđiện của con, để con làm phước thiện bố thí một lần nữa, lần này con sẽ hồihướng phước thiện đến nhóm ngạ quỷ thân quyến của con. Đức Phật làm thinh nhậnlời thỉnh mời của Đức Vua.
    Đức Vua Bimbisārađảnh lễ Đức Thế Tôn trở về cung điện, sửa soạn vật thực làm phước thiện bố thícho ngày mai.
    Sáng hôm sau, ĐứcPhật cùng chư Đại Đức Tăng ngự đến cung điện của Đức Vua. Chính tự tay Đức Vuacúng dường vật thực đến Đức Phật cùng chư Đại Đức Tăng xong, Đức Phật thuyếtbài kinh "Tirokuṇṇapetavtthu" [Khuddakanikāya, bộ Petavatthu,Tirokuṇṇapetavtthu] tế độ nhóm ngạ quỷ, đồng thời đức vua Bimbisāra hồihướng phần phước thiện bố thí ấy đến nhóm ngạ quỷ thân quyến, chúng hoan hỉ thọhưởng phần phước thiện cấy, nên tất cả đều thoát khỏi kiếp ngạ quỷ đói khát,ngay khi ấy, do nhờ năng lực phước thiện cho quả, được tái sanh làm chư thiênhưởng mọi sự an lạc cõi trời dục giới.
    Chúng ta được sanhlàm người, có cơ hội làm phước thiện bố thí, còn các chúng sinh khác khó có cơhội bố thí. Cho nên, chúng ta nên tìm cơ hội tốt để làm phước thiện bố thí, rồihồi hướng phần phước thiện ấy đến cho thân quyến của chúng ta chịu đói khát,khổ cực trong hàng ngạ quỷ; họ lúc nào cũng trông ngóng đến sự hồi hướng phướcthiện của thân quyến. Khi họ hay biết, hoan hỉ phần phước thiện mà chúng ta hồihướng đến cho họ, chắc chắn họ thoát ra khỏi kiếp ngạ quỷ đói khát, do nhờphước thiện ấy cho quả được tái sanh cõi thiện giới: cõi trời, cõi người.
    Cho nên, khi thíchủ tạo được phước thiện nào xong rồi, nên đọc câu hồi hướng rằng:
    "Idaṃ noñātīnaṃ hotu,
    Sukhitā hontu ñātayo...".

    [Khuddakanikāya,bộ Petavatthu, Tirokuṇṇapetavtthu]
    "Cầu mongphước thiện này,
    Thành tựu đến tất cả,
    Thân quyến của chúng tôi.
    Cầu mong họ hoan hỉ,
    Được an lạc lâu dài".

    Như vậy, thânquyến ngạ quỷ đang đứng trông chờ hoan hỉ phần phước thiện mà thân quyến đã hồihướng, ngay khi ấy, do năng lực phước thiện cho quả, họ được thoát khỏi kiếpsống ngạ quỷ đói khát, được chuyển kiếp tái sanh làm chư thiên, hưởng mọi sự anlạc trong cõi trời.

    Lời Hồi Hướng

    Tất cả chúng sinhtrong ba giới bốn loài, chỉ có loài người trong cõi Nam thiện bộ châu này cóđược thuận lợi tạo mọi phước thiện, nhất là phước thiện bố thí. Ngoài ra, cácchúng sinh còn lại và các cõi khác, khó có cơ hội tạo phước thiện bố thí. Chưthiên muốn tạo phước thiện bố thí cần phải hiện xuống cõi người, biến hóa thànhcon người mới có thể tạo phước thiện bố thí.
    Như vậy, chúng tađã là con người trong cõi Nam thiện bộ châu này, có điều kiện và cơ hội tạo nênđược phước thiện bố thí, thì chúng ta nên có tâm từ, tâm bi quan tâm đến nhữngchúng sinh khác, họ không phải ai xa lạ, họ chính là những người thân bằngquyến thuộc của chúng ta từ nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ và kiếp hiệntại.
    Đức Phật dạy:
    "Khôngthấy một chúng sinh nào không từng là thầy, tổ, ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,chú, bác, cô, dì, bà con thân bằng quyến thuộc... của chúng ta".
    Như vậy, tất cảchúng sinh đều là những người thân quyến của chúng ta gần kiếp này, hoặc xatrong những kiếp quá khứ. Nay chúng ta có điều kiện, có cơ hội tạo nên phướcthiện bố thí, thì ta nên hồi hướng, ban bố, phân phát... phần phước thiện bốthí này đến cho tất cả chúng sinh, thân bằng quyến thuộc của chúng ta. Có sốchúng sinh đang sống trong cảnh khổ, đang khao khát, trông ngóng, chờ đợi phầnphước thiện của thân quyến hồi hướng, nếu họ hay biết mà hoan hỉ phần phướcthiện ấy, ngay tức khắc, họ thoát khỏi cảnh khổ, được tái sanh lên cõi thiệngiới, hưởng mọi sự an lạc trong cõi ấy.
    Muốn vậy, chúng tacần phải thành tâm hồi hướng và có lời hồi hướng như sau:
    Đọc câu Pāḷi: "Idaṃno ñātīnaṃ hotu, Sukhitā hontu ñātayo..."
    Hoặc bằng tiếngViệt:
    Hôm nay, chúngtôi đã tạo mọi phước thiện như bố thí, thọ trì Tam quy, giữ giới, nghe pháp,hành thiền.... Chúng tôi thành tâm hồi hướng phần phước thiện này đến tất cảchư thiên, nhất là chư thiên hộ trì mỗi người chúng tôi, chư thiên ở tại nơiđây, chư thiên ở trong nhà, chư thiên ở trong tỉnh, thành, chư thiên ở trongnước, chư thiên ở ngoài nước và toàn thế giới, chư thiên ở trên mặt đất, chưthiên ở cội cây, chư thiên ở trên hư không;
    Tứ Đại ThiênVương: đức vua Dhataraṭṭha, đức vua Viruḷhaka, đức vua Virūpakkha, đức vuaKuvera cùng tất cả chư thiên trong cõi Tứ đại thiên vương thiên.
    Đức vua trờiSakka cùng tất cả chư thiên trong cõi Tam thập tam thiên.
    Đức vua trờiSuyāma cùng tất cả chư thiên trong cõi Dạ ma thiên.
    Đức vua trờiSantussita cùng tất cả chư thiên trong cõi Đâu xuất đà thiên.
    Đức vua trờiSunimmita cùng tất cả chư thiên trong cõi Hoá lạc thiên.
    Đức vua trờiParanimmita cùng tất cả chư thiên trong cõi Tha hóa tự tại thiên. v.v....
    Xin quý vị chưthiên hoan hỉ thọ hưởng phần phước thiện thanh cao này của chúng tôi đồng nhaucả thảy, làm cho tăng thêm sự an lạc lâu dài. – Sàdhu! Sàdhu! Lành thay! Lànhthay!
    Chúng tôi thànhtâm hồi hướng đến những ân nhân đã quá vãng như tổ tiên, thầy tổ, ông bà, chamẹ, thân bằng quyến thuộc, bè bạn... từ kiếp hiện tại cho đến vô lượng kiếptrong quá khứ, nhất là ... [tên người vừa quá vãng hoặc người đang nhớ đếntrong ngày làm phước thiện này ...] đã quá vãng. Xin quý vị hoan hỉ thọ hưởngphần phước thiện thanh cao này của chúng tôi đồng nhau cả thảy. Cầu mong quý vịgiải thoát mọi cảnh khổ, được an lạc lâu dài. – Sàdhu! Sàdhu! Lành thay! Lànhthay!
    Chúng tôi thànhtâm chia phần phước thiện thanh cao này đến những ân nhân còn sống như: ông bà,cha mẹ, thầy tổ, anh chị em, con cháu, bà con thân bằng quyến thuộc, bè bạn....Mong quý vị hoan hỉ thọ hưởng phần phước thiện thanh cao này của chúng tôi đồngnhau cả thảy, cầu mong quý vị thân tâm thường được an lạc, tiến hóa trong mọithiện pháp. – Sàdhu! Sàdhu! Lành thay! Lành thay!
    Chúng tôi thànhtâm hồi hướng phần phước thiện thanh cao này đến chúng sinh trong địa ngục, cáchàng atula, các hàng ngạ quỷ, các loại súc sanh, đặc biệt đến chúa địa ngụcYāma. Mong quý vị hoan hỉ, thọ hưởng phần phước thiện thanh cao này của chúngtôi đồng nhau cả thảy, cầu mong quý vị thoát khỏi cảnh khổ, được tái sanh nơicõi thiện giới cho được an lạc. – Sàdhu! Sàdhu! Lành thay! Lành thay!
    Nói chung,chúng tôi thành tâm hồi hướng đến tất cả 4 loài chúng sinh, trong tam giới gồmcó 31 cõi. Cầu mong tất cả chúng sinh hoan hỉ thọ hưởng phần phước thiện thanhcao này của chúng tôi đồng nhau cả thảy, cầu mong tất cả chúng sinh giải thoátmọi cảnh khổ, được an lạc lâu dài, tiến hóa trong mọi thiện pháp làm duyên lànhtrên con đường giải thoát khỏi khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài. –Sàdhu! Sàdhu! Lành thay! Lành thay!

    Bố Thí – Hồi Hướng

    Phước thiện bố thívà hồi hướng phần phước thiện bố thí ấy là một việc rất cần thiết đối với hang ngạ quỷ. Kiếp ngạ quỷ chịu bao nhiêu nỗi khổ vì đói khát, lạnh lẽo. Họ chỉ cònbiết trông ngóng, chờ đợi phước thiện mà thân bằng quyến thuộc hồi hướng đếncho họ mà thôi. Nếu họ không được hoan hỉ phần phước thiện nào của thân bằngquyến thuộc hồi hướng, thì họ phải chịu kiếp sống ngạ quỷ đói khát, khổ cực,không biết bao giờ mới thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.
    Như tích Sāriputtattheramātupeta[Khuddakanikāya, Petavatthu, truyện Sāriputtattheramātupeta]: Ngạ quỷ thân mẫu của Ngài Đại Đức Sāriputta, được tóm lược như sau:

    Nữ ngạ quỷ tiềnthân đã từng là thân mẫu của Ngài Đại Đức Sāriputta kiếp thứ 5 trong quá khứ,kể từ kiếp hiện tại.
    Tiền thân của nữngạ quỷ là vợ của ông Bà la môn giàu có nhiều của cải. Ông Bà la môn có đức tintrong sạch, có tác ý thiện tâm, thường làm phước thiện bố thí cúng dường vậtthực, đồ uống, y phục... đến Sa môn, Bà la môn. Bố thí ban bố, phân phát đếnnhững người nghèo khổ, người qua đường....
    Một hôm, ông Bà lamôn có công việc phải đi nơi khác, ông dạy bảo vợ ở nhà thay ông gìn giữ phongtục tập quán, lo công việc làm phước thiện bố thí cúng dường đến Sa môn, Bà lamôn, phân phát vật thực, đồ dùng đến những người nghèo khổ đói khát.... Ngườivợ ở nhà không làm theo sự dạy bảo của chồng. Hễ có ai đến nương nhờ, bà tabuông lời mắng nhiếc, ăn phẩn, uống nước tiểu, liếm máu mủ, nước miếng....
    Sau khi bà tachết, do ác nghiệp ấy cho quả tái sanh vào hàng ngạ quỷ đói khát, ăn đồ dơ bẩn,ăn phẩn, uống nước tiểu, mủ, nước miếng... chịu bao nỗi khổ cực đói khát, lạnhlẽo do ác nghiệp của mình đã tạo. Nữ ngạ quỷ nhớ lại tiền kiếp đã từng là thânmẫu của Ngài Đại Đức Sāriputta, muốn đến nương nhờ Ngài, chư thiên giữ cổngngăn cản không cho nữ ngạ quỷ vào. Nữ ngạ quỷ thưa với vị chư thiên rằng:
    - Thưa chư thiên,tiền kiếp tôi đã từng là thân mẫu của Ngài Đại Đức Sāriputta, xin chư thiên chotôi vào thăm Ngài.
    Nữ ngạ quỷ đượcvào đứng khép nép, Ngài Đại Đức Sāriputta nhìn thấy nữ ngạ quỷ, với tâm bi mẫnbèn hỏi rằng:
    - Này ngạ quỷ!Thân trần truồng, hình dáng đáng thương hại, ốm yếu da bọc xương, thân mình runrẩy. Ngươi là ai mà đến đứng nơi này?
    Nghe Ngài hỏi, nữngạ quỷ thưa rằng:
    - Kính bạch NgàiĐại Đức, tiền kiếp của con đã từng là thân mẫu của Ngài, do nghiệp ác cho quảtái sanh làm ngạ quỷ chịu cảnh đói khát, đành phải ăn những đồ dơ dáy như nướcmiếng, nước mũi, đàm người ta nhổ bỏ, uống nước vàng chảy từ xác chết, uống máucủa đàn bà đẻ, uống máu mủ của đàn ông bị chặt tay chân, ăn máu mủ các loàiđộng vật, sống không có nương tựa, các nơi nghĩa địa, bãi tha ma.
    Kính bạch Ngài,xin Ngài làm phước thiện bố thí, rồi hồi hướng phần phước thiện ấy đến cho mẹvới. Nhờ phước thiện ấy, may ra mẹ mới thoát khỏi cảnh khổ ngạ quỷ như thế này.
    Ngài Đại ĐứcSāriputta lắng nghe lời nữ ngạ quỷ đã từng là thân mẫu trong tiền kiếp, phátsanh tâm bi mẫn, nên tìm cách cứu khổ nữ ngạ quỷ, Ngài bàn tính với Ngài ĐạiĐức Mahāmoggallāna, Ngài Đại Đức Anuruddha và Ngài Đại Đức Mahākappina. NgàiĐại Đức Mahāmoggallāna đi khất thực vào cung điện gặp đức vua Bimbisāra, Đứcvua thỉnh mời yêu cầu Ngài cần thứ vật dụng nào để Đức vua dâng cúng. Nhân dịpấy, Ngài Đại Đức Mahāmoggallāna thưa cho Đức Vua biết chuyện nữ ngạ quỷ đã từnglà thân mẫu của Ngài Đại Đức Sāriputta sống trong cảnh khổ không có nơi nươngnhờ.
    Nghe vậy, Đức Vuatruyền lệnh xây cất 4 cái cốc, chỗ ở của chư Tỳ khưu Tăng. Khi xây cất xong,Đức Vua làm lễ dâng đặc biệt đến Ngài Đại Đức Sāriputta 4 cái cốc ấy.
    Một lần nữa, NgàiĐại Đức Sāriputta làm lễ dâng những cốc này đến chư Tỳ khưu Tăng từ bốn phương,có Đức Phật chủ trì, xin hồi hướng phần phước thiện này đến cho nữ ngạ quỷ đãtừng là thân mẫu trong tiền kiếp. Nữ ngạ quỷ hoan hỉ phần phước thiện bố thí màNgài Đại Đức Sāriputta hồi hướng. Ngay sau khi hoan hỉ phần phước thiện bố thíấy, liền thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, tái sanh lên làm thiên nữ có hào quang sángngời, có thân hình xinh đẹp, y phục lộng lẫy, có lâu đài nguy nga tráng lệ, cóđầy đủ của cải của chư thiên, hưởng sự an lạc cao quý trong cõi trời.
    Hôm sau, vị thiênnữ ấy hiện xuống đảnh lễ Ngài Đại Đức Mahāmoggallāna, Ngài hỏi thiên nữ rằng:
    - Này thiên nữ,ngươi có sắc đẹp tuyệt trần, có hào quang sáng chói khắp mọi nơi, như vầngtrăng sáng.
    - Do phước thiện gìmà ngươi có được như vậy?
    - Do phước thiện gì mà ngươi được sanh trong lâu đài nguy nga tráng lệ như thếấy?
    - Do phước thiện gì mà ngươi có đầy đủ mọi thứ trong cõi trời đáng hài lòng nhưvậy?
    Này thiên nữ,ngươi có nhiều oai lực đặc biệt, vậy, khi sống cõi người, ngươi tạo phước thiệngì, mà nay có được những quả báu đáng hài lòng như vậy?
    Vị thiên nữ bạchvới Ngài Đại Đức Mahā-moggallāna rằng:
    - Kính bạch NgàiĐại Đức Mahāmoggallāna, con là thân mẫu của Ngài Đại Đức Sāriputta trong tiềnkiếp, do ác nghiệp cho quả tái sanh làm nữ ngạ quỷ chịu cảnh khổ đói khát đànhphải ăn đồ dơ dáy như máu, mủ.... Vừa qua, con đã đến hầu Ngài Đại ĐứcSāriputta cầu xin Ngài có lòng bi mẫn cứu khổ con, Ngài đã làm phước thiện bốthí xong hồi hướng đến cho con; con đã hoan hỉ phần phước thiện ấy, nên conthoát khỏi kiếp ngạ quỷ, được tái sanh làm thiên nữ có được tất cả như Ngài đãthấy.
    Kính bạch Ngài ĐạiĐức, con hiện xuống đây để đảnh lễ dưới chân Ngài và Ngài Đại Đức Sāriputta làbậc Thánh thiện trí, có tâm bi mẫn cứu khổ chúng sinh trong đời.
    Những câu truyệnnhư trên có rất nhiều trong bộ Peṭavaṭṭhu và trong Kinh tạng.
    Bốthí – Phát nguyện
    Ở đời, người ta có nhiều tiền bạc, người tacó thể mua sắm các đồ dùng mà người ta muốn. Cũng như vậy, khi người ta tạo nênphước thiện rồi, người ta có thể phát nguyện theo nguyện vọng của mình. Sựthành tựu theo nguyện vọng của mình còn tùy theo năng lực của phước thiện vàthời gian sớm hoặc muộn, cũng sẽ thành tựu như ý nguyện.
    Nguyện vọng của mỗi người có phần khác nhau,cho nên khi tạo nên phước thiện cũng khác nhau. Có hai loại phước thiện:
    - Phước thiện dẫndắt trong vòng tử sanh luân hồi trong tam giới (vaṭṭagāmikusala).
    -
    Phước thiện làm duyên lành để giải thoát khổ tử sanh luân hồi trong tamgiới (vivaṭṭupanissitakusala).
    Phước thiện dẫn dắt trong vòng tử sanhluân hồi trong tam giới như thế nào?
    Một số người có tâm tham muốn ở trong đời,tạo nên phước thiện như bố thí, giữ giới, hành thiền định,... cầu mong đượcrằng:
    Xin cho tôi được tái sanh làm người giàusang phú quý, có danh, có phận, có chức, có quyền; làm Đức Vua trị vì một nước,hoặc làm Đức Chuyển luân thánh vương trị vì bốn châu thiên hạ.
    Xin cho tôi được tái sanh lên cõi trời, sẽlà chư thiên có nhiều oai lực, hoặc là Đức Vua trong cõi trời ấy,...
    Tùy theo mỗi phước thiện mà cho quả báu đượcthành tựu trong cõi người, cõi trời dục giới, cõi trời sắc giới và cõi trời vôsắc giới. Đến khi hết tuổi thọ trong cõi nào rồi, do nghiệp cho quả tái sanhtrở lại kiếp sau, tùy theo thiện nghiệp hoặc ác nghiệp của mình đã tạo, cứquanh quẩn trong vòng tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài.
    Như vậy, gọi là phước thiện dẫn dắt trong vòngtử sanh luân hồi trong tam giới.
    Phước thiện này không trở thành pháphạnh ba la mật như: bố thí ba la mật, giữ giới ba la mật,... vì khôngphát nguyện giải thoát khổ sanh tử luân hồi trong ba giới bốn loài.
    Phước thiện làm duyên lành để giảithoát khổ tử sanh luân hồi trong tam giới như thế nào?
    Một số bậc Thiện trí có trí tuệ sáng suốtnhận thức rõ khổ tử sanh luân hồi trong tam giới, nên khi tạo phước thiện nhưbố thí, giữ giới, hành thiền định, tiến hành thiền tuệ... chỉ mong làm nơinương nhờ để giải thoát khổ tử sanh luân hồi trong tam giới. Bậc Thiện trí nàykhông cầu mong sẽ trở thành người giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng,...trong cõi người; cũng không cầu mong sự an lạc trong cõi trời dục giới, cõitrời sắc giới và cõi trời vô sắc giới. Họ chỉ có một nguyện vọng nương nhờphước thiện này dẫn dắt đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 ThánhĐạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, là pháp diệt đoạn tuyệt phiền não trầm luân màthôi. Phước thiện này trở thành pháp hạnh ba la mật như: bố thí bala mật, giữ giới ba la mật,... Phước thiện này làm duyên lành để giải thoát khổtử sanh luân hồi trong tam giới.
    Lời Phát Nguyện
    Muốn cho phước thiện của mình làm duyên lànhnương nhờ để giải thoát khổ tử sanh luân hồi trong tam giới, bậc Thiện trí ấy cầnphải có lời phát nguyện:
    Trong Chú giải có dạy rằng:
    "Idaṃ me dānaṃ āsavakkhayāvahaṃhotu".
    [Chú giải Saṃyuttanikāya, phầnNidānavagga, kinh Paṭipadā-suttavaṇṇanā. Chú giải Aṅguttaranikāya.]
    "Cầu mong phước thiện bố thí này củatôi, làm duyên lành dẫn dắt đến sự chứng ngộ Niết Bàn, chứng đắc A-ra-hán ThánhĐạo diệt đoạn tuyệt phiền não trầm luân".
    Đây là lời phát nguyện chung cho những ngườimuốn giải thoát khổ tử sanh luân hồi trong 3 giới 4 loài.
    Phát nguyện riêng của mỗi Đức Bồ Tát
    Đức Bồ Tát có ba bậc, mỗi bậc có sự phátnguyện khác nhau:
    1- Bậc Thanh Văn Bồ Tát (Sāvakabodhisatta)phát nguyện trở thành bậc Thánh Thanh Văn đệ tử Phật, có 3 bậc:
    Bậc Thánh tốithượng Thanh Văn (Aggasāvaka).
    Bậc Thánh đại Thanh Văn (Mahāsāvaka).
    Bậc Thánh Thanh Văn (Pakatisāvaka).
    2- Bậc Độc Giác Bồ Tát (Paccekabodhisatta)phát nguyện trở thành Đức Phật Độc Giác, có 3 bậc:
    Bậc Độc Giác Phậtcó trí tuệ ưu việt (paññādhika).
    Bậc Độc Giác Phật có đức tin ưu việt (saddhādhika).
    Bậc Độc Giác Phật có tinh tấn ưu việt (vīriyādhika).
    3- Bậc Toàn Giác Bồ Tát hoặc Bậc Chánh ĐẳngGiác Bồ Tát (Sammāsambodhisatta) phát nguyện trở thành bậc Toàn GiácPhật hoặc Bậc Chánh Đẳng Giác Phật, có 3 bậc:
    Bậc Toàn Giác cótrí tuệ ưu việt (paññādhika).
    Bậc Toàn Giác có đức tin ưu việt (saddhādhika).
    Bậc Toàn Giác có tinh tấn ưu việt (vīriyadhika).
    Tất cả các bậc Bồ Tát khi tạo 10 pháp hạnh bala mật, phước thiện ba la mật nào dầu nhỏ hoặc lớn, dầu ít hoặc nhiều đều phátnguyện mong trở thành bậc nào theo nguyện vọng của mình.
    Ví dụ:
    Đức Bồ Tát đạo sĩ Akitti, tiền thân của ĐứcPhật Gotama, sống trong rừng dùng lá kāra làm vật thực hằng ngày. Đức vua trờiSakka (Đế Thích) nhìn thấy Đức Bồ Tát đạo sĩ có hạnh cao thượng khó có ai thựchành được, muốn biết Ngài thực hành phạm hạnh như vậy có nguyện vọng gì. Đứcvua trời Sakka biến hóa thành Bà la môn khất sĩ hiện xuống đi khất thực trướcĐức Bồ Tát đạo sĩ. Đức Bồ Tát đạo sĩ nhìn thấy Bà la môn khất sĩ, tâm vô cùnghoan hỉ đem tất cả nắm lá kāra được luộc chín làm phước thiện bố thí đến Bà lamôn khất sĩ, còn Đức Bồ Tát đạo sĩ chỉ uống nước để sống qua ngày ấy.
    Đức Bồ Tát đạo sĩ phát nguyện rằng:
    "Tena dānena na lābhasakkarasilokaṃ,na Cakkavattisampattiṃ, na Sakkasampattiṃ, na Brahmasampattiṃ, na Sāvakabodhiṃ,na Paccekabodhiṃ patthemi. Api ca idaṃ me dānaṃ Sabbaññutañāṇassa paccayohotu". [Bộ Cariyāpiṭakaṭṭhakathā , pháp hạnh của Đức Bồ Tát đạo sĩ Akitti.Bộ Jātaka, truyện Akittijātaka.]
    "Do năng lực phước thiện bố thí này,bần đạo không cầu mong danh lợi, không cầu mong ngôi vị Đức Chuyển luân thánhvương, ngôi vị vua trời Sakka, ngôi vị Phạm thiên, cũng không cầu mong trởthành bậc Thánh Thanh Văn, bậc Độc Giác Phật; mà sự thật, phước thiện bố thínày của tôi, chỉ mong làm duyên lành để trở thành Đức Phật Toàn Tri Diệu Giácmà thôi".
    Đó là lời phát nguyện của của Đức Toàn GiácBồ Tát cầu mong trở thành Đức Phật Toàn Giác, hoặc Bậc Chánh Đẳng Giác Phật.
    Cho nên, mỗi Đức Bồ Tát có lời phát nguyệntheo nguyện vọng riêng của mình.
    Đức Độc Giác Bồ Tát chỉ phát nguyện muốn trởthành Đức Phật Độc Giác, ngoài ra không còn mong muốn địa vị nào khác.
    Bậc tối thượng Thanh Văn Bồ Tát chỉ phátnguyện muốn trở thành bậc Thánh tối thượng Thanh Văn mà thôi, không còn mongđịa vị nào khác.
    Bậc đại Thanh Văn Bồ Tát chỉ phát nguyện trởthành bậc Thánh đại Thanh Văn mà thôi, không còn mong địa vị nào khác.
    Bậc Thanh Văn Bồ Tát chỉ phát nguyện trởthành bậc Thánh Thanh Văn mà thôi, không còn mong địa vị nào khác.
    Phước thiện nào, như giữ giới, bố thí, hànhthiền định, hành thiền tuệ,... xong rồi phát nguyện cầu mong chứng ngộ chân lýTứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả và Niết Bàn, pháp diệt đoạntuyệt phiền não trầm luân.
    Để đạt đến nguyện vọng trở thành Đức PhậtToàn Giác, hoặc Đức Phật Độc Giác, hoặc bậc Thánh tối thượng Thanh Văn, hoặcbậc Thánh đại Thanh Văn, hoặc bậc Thánh Thanh Văn, phước thiện ấy gọi là phướcthiện làm duyên lành để giải thoát khổ tử sanh luân hồi trong tam giới (vivaṭṭupanissitakusala).
    Tính chất ưu việt củaVivaṭṭupanissitakusala
    Chủ nhân phước thiện vivaṭṭupanissitakusalanày ngày nào chưa đạt đến mục đích cứu cánh cuối cùng, chứng ngộ Niết Bàn theonguyện vọng riêng của mình, ngày ấy chủ nhân vẫn hưởng được quả báu cao quýtrong cõi người, trong cõi trời dục giới, cõi trời sắc giới, cõi trời vô sắcgiới.
    - Do năng lực phước thiện này cho quả, nếutái sanh làm người, thì sẽ là người giàu sang phú quý, có quyền cao chức trọng,có khi làm vua một nước lớn, có khi là Đức Chuyển luân thánh vương trị vì bốnchâu thiên hạ. Nhưng dầu ở địa vị nào, người chủ nhân của phước thiệnvivaṭṭupanissitakusala này không say đắm, không dính mắc trong của cải, sựnghiệp ấy. Khi có cơ hội, sẵn sàng từ bỏ tất cả xuất gia trở thành đạo sĩ trongthời kỳ không có Đức Phật xuất hiện trên thế gian, hoặc xuất gia trở thành Tỳkhưu trong thời kỳ Đức Phật xuất hiện trên thế gian.
    Đó là tính chất ưu việt của phước thiện này.
    - Do năng lực phước thiện này cho quả, nếutái sanh làm chư thiên trong cõi trời dục giới, thì chủ nhân của phước thiệnvivaṭṭupanissitakusala này không chịu hưởng sự an lạc trong cõi trời ấy cho đếnhết tuổi thọ, mà nguyện từ bỏ cõi trời, liền tái sanh xuống làm người, để có cơhội tạo nhiều pháp hạnh ba la mật, để cho mau chóng đạt đến mục đích cứu cánhNiết Bàn theo nguyện vọng của mình.
    - Nếu chủ nhân ấy tái sanh làm chư thiêntrong cõi trời dục giới, không bao giờ chịu hưởng sự an lạc trong cõi trời ấycho đến hết tuổi thọ, mà chủ nhân chư thiên ấy nguyện chết trước tuổi thọ,xuống tái sanh làm người để có cơ hội tốt tạo được nhiều pháp hạnh ba la mật,để mau chóng chứng đạt mục đích cứu cánh cuối cùng của mình.
    Đó là tính chất ưu việt của phước thiện này.
    Trong thời kỳ Đức Phật xuất hiện trên thếgian, hoặc giáo pháp của Ngài đang lưu truyền, chủ nhân của phước thiệnvivaṭṭupanissitakusala này, phát sanh đức tin trong sạch nơi Đức Phật, ĐứcPháp, Đức Tăng, xin quy y Tam bảo trở thành người cận sự nam (hoặc cận sự nữ);hoặc từ bỏ nhà xuất gia trở thành Tỳ khưu, hành giới trong sạch đầy đủ, tiếnhành thiền định chứng đắc các bậc thiền sắc giới, vô sắc giới không phải đểhưởng quả an lạc của các bậc thiền ấy trong kiếp hiện tại và kiếp sau trong cõitrời phạm thiền sắc giới, vô sắc giưói; mà chỉ dùng bậc thiền ấy làm nền tảngtiến hành thiền tuệ, để chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh đạo, 4Thánh Quả và Niết Bàn tuỳ theo trí tuệ và ba la mật của mình.
    Đó là tính chất ưu việt của phước thiện này.
    Tóm lại,
    Phước thiện vaṭṭagāmikusala là con đường vòngquanh trong tam giới, không giải thoát khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốnloài.
    Phước thiện vivaṭṭupanissitakusala là conđường thẳng đến Niết Bàn giải thoát khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốnloài.
    Last edited by Allbutnothing; 26-06-2017 at 12:29 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •