PHỤC CHẾ Y PHỤC XÃ HỘI THỜI HÙNG VƯƠNG



Quí vị quan tâm thân mến.
Những bằng chứng trên tất cả mọi lĩnh vực: Từ các bản văn cổ của chính Khổng tử, di vật khảo cổ và các kết luận về khảo cổ, di sản văn hóa phi vật thể..v.v..cùng với một luận cứ thỏa mãn các tiêu chí khoa học bởi mối liên hệ chặt chẽ, có hệ thống và nhất quán với các hiện tượng liên quan một cách hợp lý đã chứng minh rằng: Y phục dân tộc thời Hùng Vương là y phục của dân tộc Việt trong một xã hội văn minh nhất thời bấy giờ ở Đông Phương và vượt xa văn hóa Hán muộn nhất vào thế kỷ thứ VII trước CN. Do đó chúng ta hoàn toàn có cơ sở khoa học để phục chế lại những hình thức y phục thời Hùng Vương của dân tộc Việt.

I - CÁI NHÌN CỦA QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ MỚI VỀ Y PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG
Trước hết, chúng ta hãy xem lại những bức tranh dưới đây miêu tả y phục thời Hùng Vương theo quan điểm lịch sử mới.



Vua Hùng và các quan lang
Lịch sử Việt Nam bằng tranh; tập III. Nxb Trẻ 1998.




Lịch sử Việt Nam bằng tranh” (Nxb Trẻ 1998, tập III).

Chúng ta so sánh nó với bức hình chụp một đoàn văn công đang thể hiện tiết mục "Cồng Chiêng" của các dân tộc Tây Nguyên dưới đây:



Chúng ta thấy y phục của dân tộc Tây Nguyên và cái gọi là trang phục của "Vua Hùng và các quan lang" gần như hoàn toàn giống nhau. Nhưng thật không may cho "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "Cộng đồng khoa học thế giới" là: Họ không thể chứng minh và giải thích được trên ngay cái "cơ sở khoa học" của họ về mối liên quan giống hệt giữa hai hình thức y phục này. Tất nhiên, họ cũng chẳng thể liên hệ được y phục của thổ dân da đỏ với y phục thời Hùng Vương mà họ miêu tả. Nói tóm lại là thế này: Họ đã quan niệm rằng: "Thời Hùng Vương chỉ là một nhà nước sơ khai" và "thực chất là một liên minh 15 bộ lạc" thì cái hệ quả tất yếu là họ phải chọn một loại y phục nào nghèo nàn nhất hiện nay mà họ nhìn thấy để minh họa cho cái ý tưởng gọi là "cơ sở khoa học" của họ. Bởi vậy, nhìn những cái gọi là "y phục thời Hùng Vương" theo quan điểm mới trông giống y phục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên một cách kỳ dị như vậy.
Những người có quan điểm phủ nhận những giá trị truyền thống của dân tộc Việt bám lấy luận cứ căn để của họ là: "Không có di vật khảo cổ để minh chứng cho lịch sử gần 5000 năm văn hiến". Nhưng trong những cái hình mà họ minh họa về thời Hùng Vương thì chính họ lại tự phủ nhận ngay cái luận cứ đó. Họ lại lấy cái hiện tại - y phục của các dân tộc ít người trong thời hiện đại - để minh họa cho quá khứ.
Có lẽ quá đủ để thấy cái sản phẩm "cơ sở khoa học", tập trung trí tuệ của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" cộng với "cộng đồng khoa học quốc tế". Thật là thảm hại.

2 - PHỤC CHẾ Y PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG TRÊN TIÊU CHÍ KHOA HỌC.

"Một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng; nếu nó có khả năng giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có hệ thống, có tính quy luật, tính khách quan và có khả năng tiên tri". A) Y phục của vua Hùng và Lạc Hầu
Di vật khảo cổ liên quan
Trung thành với tiêu chí khoa học này. bây giờ chúng ta xem xét lại hình người trên trống đồng Lạc Việt - một di vật khảo cổ - được xác định niên đại vào khoảng thế kỷ thứ VII trước C:N





HÌNH NGƯỜI ĐỘI MŨ ĐẦU RỒNG TRÊN TRỐNG ĐỒNG

So sánh với văn bản liên quan:
Thượng Thư – sách ghi chép thời thượng cổ” (bản dịch Võ Ngọc Liên, Trần Kiết Hùng. Nxb Đồng Nai 1996, trang 156):

Ba loại như mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú thì làm tinh kỳ, rồng chỉ y phục của vua, hổ chỉ y phục của đại thần theo sự phân biệt ba loại y phục khác nhau: cổn miện (của vua), tệ miện, tuyệt mịch. Tên của ba loại quần áo là dựa vào hình vẽ trên y phục mà gọi, như “cổn”thì có long cổn, cổn miện có chín bậc trong đó có long cổn đứng đầu. Tệ tức là chim trĩ, tệ triều có bảy loại trong đó có hổ đứng đầu.
So sánh với di sản văn hóa phi vật thể truyền thống liên quan:
Quí vị có thể dễ dàng nhận ra những nét tương đồng hoàn toàn dưới đây:
MŨ ÔNG CÔNG ÔNG TÁO
Dùng để thờ cúng và đốt trong ngày ông công ông táo lên trời, hoặc cúng quan Thần linh bản địa trong tín ngưỡng dân gian Việt.




MŨ CỦA THÁNH TRONG LỄ HỘI
(Ảnh chụp tại Thanh Hoá)



Qua những di vật khảo cổ, văn bản cổ còn sót lại trong những thư tịch bằng tiếng Trung Quốc, những di sản văn hóa truyền thống phi vật thể , có lẽ tự nó đã minh chứng cho y phục của chính vua Hùng qua hình ảnh dưới đây mà người viết không cần phải minh hoạ:
Y phục của các vị liệt thánh trong "Ngũ phủ công đồng", chính là y phục của các vua Hùng và Lạc Hầu trong thời phát triển của nước Văn Lang. Đối với y phục của Lạc Hầu thì thay thế đầu rồng bằng đầu chim phượng.Xin quí vị xem hình dưới đây:



B) Y phục nữ trong xã hội Văn Lang:
1) Y phục tầng lớp trên.

Chúng ta tiếp tục so sánh những di vật khảo cổ, những di sản văn hóa phi vật thể còn lại trong văn hóa dân gian đã chứng minh trong bài trên để phục chế lại nhưng y phục nữ của tầng lớp trên trong xã hội Văn Lang - Cội nguồn dân tộc Việt.




CÁN DAO ĐỒNG THỜI HÙNG VƯƠNG
Niên đại trên 300 năm trước CN




HÌNH RỐI NƯỚC
Di sản văn hóa truyền thống đặc thù của người Việt.




TÔN PHU NHÂN - Thế kỷ thứ III sau Công nguyên.
Hình minh họa của các họa sĩ Trung Quốc


Quí vị quan tâm thân mến.
Chiếc cán dao đồng thời Hùng Vương không thể bắt chước y phục của Tôn Phu Nhân . Vâng điều này là hiển nhiên. Và tất nhiên di sản văn hóa phi vật thể truyền thống của nền văn hóa Việt, cũng không cần phải bắt chước y phục của bà vợ Lưu Bị. Bởi vì nó đã có một cội nguồn văn hóa của nó. Bởi vậy, có thể nói rằng: Chính các họa sĩ Trung Quốc đã phục chế lại y phục của nền văn hóa miền Nam sông Dương Tử cho một quốc gia hùng cứ ở vùng đất này - Nuớc Ngô thời Tam Quốc. Do đó, chúng ta hoàn toàn có đầy đủ chứng lý để thể hiện lại y phục nữ ở tầng lớp trên trong xã hội Văn Lang xưa:



MỴ NƯƠNG
Minh họa phục chế do Thiên Sứ thực hiện.

2) Y phục nữ phổ biến trong xã hội thời Hùng.
Quí vị quan tâm so sánh hình người trên chiếc cán dao đồng và so sánh với y phục còn phổ biến trên y phục dân tộc tương đối phổ biến tại các vùng nông thôn Bắc Việt Nam. Chúng hoàn toàn có những đường nét đặc trưng tương đồng. Nếu xét về đường nét thì y phục của người trên cán dao đồng sang trọng hơn ở chỗ có đai vải thắt ngang bụng. và dải vải phía trước bụng được trang trí cầu kỳ hơn.







Nếu chúng ta lại so sánh hình cán dao đồng với hàng loạt y phục của các con rối nữ trong hình dưới đây thì chúng ta lại thấy những nét tương đồng ấy trong nhiều kiểu y phục khác nhau và những đướng nét căn bản trên y phục vẫn giống nhau: Có dải vải đằng trước, mặc yếm và dải vai làm đai quanh bụng.



Qua những bản văn cổ, di vật khảo cổ, di sản văn hóa phi vật thể và các hiện tương văn hóa khác liên quan, mà người viết đã minh chứng ở trên, là cơ sở để một kết luận khoa học rằng: Chính những y phục của các con rối nước và các di sản văn hóa dân gian truyền thống là y phục dân tộc Việt thời Hùng Vương và những giá trị văn hóa Việt cổ đã bị Hán hóa trong hơn 1000 Bắc thuộc.
Chúngv tôi sẽ tiếp tục bổ sung trong đề tài này sự minh họa phục hồi lại những y phục của các tầng lớp xã hội trong thời đại Văn Lang - cội nguồn lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt với gần 5000 văn hiến, kèm những chứng tích liên quan.



Tôi nghe rất nhiều giáo sư tiến sĩ, thậm chí có cả những người mà nhắc đến tên có thể phạm huý. Họ cho rằng:
Nếu lấy 2622 năm của thời gian trị vì của thời Hùng Vương rồi chia cho 18 đời vua Hùng, mỗi vị vua sẽ có tuổi thọ gần 150 năm. Họ hô hoán lên rằng: Vô lý quá ! Thậm vô lý về mặt sinh học. Làm gì có người nào thọ như vậy được. Với kiến thức của mấy cháu học sinh lớp 9 cũng thấy vô lý.
Đúng là vô lý thật. Quí vị cao minh có thấy cái vô lý của con toán chia của các vị giáo sư hiếp dâm lịch sử , phủ nhận cội nguồn dân tộc này không?
Nếu ai có tinh thần cầu tiến muốn biết sự vô lý này, Thiên Sứ tôi sẵn sàng chỉ cho.
Không có gì để tranh luận trái đất vuông hay tròn.

Thiên Sứ