"...
Vậy như Tỳ Khưu nghĩ thế nào, thân này thường còn hay vô thường?
- Bạch Thế tôn, là vô thường.
- Cái gì vô thường là khổ não hay hạnh phúc?
- Bạch Thế tôn là khổ não.
- Vậy, có hợp lý chăng nếu nghĩ đến cái gì vô thường, khổ não và tạm bợ với ý tưởng: Cái này của tôi, đây là tôi, đây là tự ngã của tôi.

- Bạch Đức Thế Tôn, chắc chắn là không hợp lý.
- Cùng một thể ấy, nầy hỡi các Tỳ Khưu, thọ, tưởng, hành, thức, đều là vô thường và khổ não. Vậy, có hợp lý chăng nếu nghĩ đến cái gì vô thường, khổ não và tạm bợ với ý tưởng: Cái này của tôi, đây là tôi, đây là tự ngã của tôi?
- Bạch đức Thế tôn, chắc chắn là không hợp lý.
- Như vậy, này hỡi các Tỳ Khưu: Tất cả các sắc, dầu ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, ở bên trong hay ở ngoại cảnh, thô kệch hay vi tế, thấp hèn hay cao thượng, xa hay gần, phải được nhận thức theo thực tướng của nó.
- Cái này không phải của tôi, đây không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôị Tất cả các thọ, tưởng, hành, thức, dầu ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, ở bên trong hay ở ngoại cảnh, thô kệch hay vi tế, thấp hèn hay cao thượng, xa hay gần, phải được nhận thức theo thực tướng của nó.
- Cái này không phải của tôi, đây không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôị Bậc Thánh đệ tử đã thông suốt pháp học thấy vậy thì nhàm chán sắc, thọ, tưởng, hành, thức, dứt bỏ, không luyến ái những gì không đáng ưa thích và do sự dứt bỏ ấy, được giải thoát. Rồi tri kiến trở nên sáng tỏ.
- "Ta đã được giải thoát".

Vị ấy thấu hiểu rằng dòng sanh tử đã chấm dứt, đời sống phạm hạnh đã được thành tựu, những điều phải làm đã được hoàn tất viên mãn, không còn trở lại trạng thái này nữa.

Đức Thế Tôn giảng giải như vậy và các Tỳ Khưu lấy làm hoan hỉ, tán dương lời dạy của Ngàị Khi Đức Phật thuyết xong thời Pháp, tâm của năm vị tỳ khưu đều trở nên hoàn toàn trong sạch, không còn chút ô nhiễm.
..."