Các đạo hữu đều dùng từ "phóng sanh", nhưng asmita xin được hỏi các đạo hữu thế nào là phóng sanh. Trong kinh phật, từ phòng sanh thế tôn thường chỉ với các cư sĩ, với người thướng mục đích không ngoài hai việc
Giúp họ tăng phước báu
Giúp họ tăng lòng từ bi, giảm bớt ác nghiệp
Nhưng với các samon và tỳ kheo thì sao ? Một tỳ kheo, tiền bạc tài sản đều không có giữ, ăn ngày một bữa chỉ đủ để duy trì sinh mạng không đau ốm. Thế thì lây tiền, lấy bạc đâu ra mà mua chim, mua cá v.v.. mà phóng sanh như chúng ta thường làm bây giờ ? Thế đạo hữu nghĩ gì khi nói như vậy
Cứu 1 sinh mạng thú thì phước nhiều hơn gấp ngàn lần là cứu 1 sinh mạng con người !! Bởi vì con thú nó không độc ác bằng con người . Con người ngày nay ác con hơn ác quỹ hàng ngay cắt thịt mổ bụng loài thú ra ăn tươi uống máu .

Không hiểu tại sao bạn lại đi so sánh giữa phóng sanh và giữ giới . Quá khập khiển . Giữ giới và phóng sanh tuy hai mà một từ một mà ra hai bạn à . Người giữ giới ăn chay trường lâu ngày từ nhiên rất thích phóng sanh . Người chưa ăn chay trường nhưng lại thích phóng sanh và thường xuyên phóng sanh lâu ngày tự nhiên thích ăn chay và sẽ ăn chay trường .

Tuy nhiên nếu muốn so sanh thì về khách quan mà nói thì Phóng sanh phước đức nhiều hơn ăn chay . Dĩ nhiên không phải lâu lâu chỉ phóng sanh một lần mà phải phóng sanh thường xuyên hàng ngày hàng tuần .
Việc giữ giới dĩ nhiên là phước đức rất nhiều nhưng vẫn không nhiều hơn phóng sanh được . Để làm được việc phóng sanh phải có cái tâm từ bị rất lớn . Nó tốn rất nhiều tiền . người ko có tâm từ bị chắc chắn không làm được lâu dài .
Đạo hữu còn nhớ lý do nào chúng sinh bị đọa đường địa ngục và súc sinh cũng như cách nào chúng sinh nào lên làm chư thiên và con người ! Tất cả đều nhờ thiện nghiệp và ác nghiệp. Thế con người có thiện nghiệp hơn hay súc sinh có thiện nghiệp hơn mà đạo hữu dám nói mạnh bạo rằng cứu một con thú còn hơn cứu một con người ?. Tuy nói thế Phật cũng không dạy chúng ta nên vì loài này mà bỏ loài kia, nên nhớ chúng sinh đều bình đằng, đều đáng trân trọng và quý mếm như nhau, thế nên trong trường hợp như trong rừng một người chết đói trong rừng bắt gặp một con thỏ, giờ không ăn con thỏ đó thì người chết thế thì một vị tỳ kheo bắt gặp trường hợp vậy phải làm sao ? cứu người hay thỏ, sinh mạng nào quan trọng hơn ? Đạo hữu đã có lần tự nói mình là thông thuộc kinh đại thừa và tiểu thưa thế thì sẽ giải quyết ra sao ?
CÒn về giữ giới, mục đích là để tránh các ác pháp chứ không phải là để tích phước đức lên làm chư thiên. Ăn chay trường, giúp ta tăng trưởng lòng từ, coi mọi sinh mạng là như nhau thế nhìn mọi vật ta không còn tâm sát nổi lên nữa, với người giàu có tiền bạc thì họ có thể phóng sanh, giờ người nghèo khổ thì lấy tiền đâu mà phóng sanh, tỳ kheo thân vô sản thì càng không thể, thế ta nói họ không thể thành Phật sau ?? Hay chính do ta ăn chay là một hình thức không sát hại sinh vật, không sát hại chúng sinh khiến dục tính ta mất đi và nêu có duyên thì cũng khiến người khác như ta không sát sinh, không làm hại đến sinh mạng nữa v.v..
Tóm lại, phóng sanh là tốt, rất đáng khuyến khích, nhưng đó chỉ là hình thức hỗ trợ ta, tăng thêm phước báu, không nên bài bác cũng như không nên tôn vọng nó quá như vậy