Trích dẫn Nguyên văn bởi phúc minh Xem Bài Gởi
Lama đâu để chỉ riêng cho đức DALAI LAMA, danh hiệu này thực sự rất cao quý nhưng giờ đây cũng được sử dụng phổ biến quá mức. Ở Tây Tạng vẫn còn rất nhiều bậc đạo sư tôn quý còn sống, trao truyền giáo pháp, như ngài Hungkar chẳng hạn! mong bạn cẩn trọng trong lời nói!
Ngài Hungkar đã là Rinpoche rồi mà hihihi. La-ma là 1 học vị giống như Đại Học thôi. Tu sĩ phải trải qua bằng cấp La-ma thì mới học lên tiếp Tiến Sĩ ( Ge-she hay Khenpo ), nhưng người thường cũng có thể học và lấy bằng cấp La-ma. Người Tây Tạng ngày xưa gọi La-ma là bậc Thầy, danh xưng La-ma chỉ dành cho các vị chân tu. Ví dụ trong bài Quy Y của Tây Tạng thì:" La-ma la ki-áp su chi-ô". Nghĩa là con thành kính quy ngưỡng Bậc Thầy tôn quí. Tương tự câu Quy Y Đạo Sư:" Na mô Gu-ru Bê" nên tiếng Phạn vậy. Do nhập nhằng giữa cách gọi La-ma cho các bậc chân tu với bằng cấp La-ma nên khi Phật Giáo Tây Tạng truyền sang Tây Phương hay ra ngoài Tây Tạng thì hầu hết các Phật Tử mới này không biết cách dùng cũ của người Tạng nên cứ gặp ai mặc áo tu sĩ đều gọi là La-ma. Chú tiểu cũng được gọi là La-ma, tu sĩ lâu năm cũng gọi là La-ma. (việc này thì tại hạ được nghe tường thuật lời của Đức Garchen Rinpoche phân tích). Đức Dalai La-ma là vị Tôn Sư cao quý, Ngài xứng đáng với các danh hiệu cao quý hơn như là Rinpoche hay hơn nữa rất nhiều. Ngài đã lấy bằng Ge-she ( tiến sĩ ) trước khi rời khỏi Tây Tạng, chứng ngộ của Ngài và sự tái sanh của Ngài thì xứng đáng gọi là Rinpoche hoặc đáng hơn thế nữa. Nhưng lý do gọi là Dalai La-ma là vì tính chất lịch sử của danh hiệu tôn quý đó. Dalai La-ma là danh hiệu của Quốc Vương Tây Tạng. Vị Quốc Vương mà cũng là tu sĩ do Vương Triều Mông Cổ phong khi chiếm Tây Tạng và trao trả lại độc lập cho Tây Tạng.
Về Ngài Hungkar thì như đã nói, Đức Hungkar là hóa thân của Đại Thành Tựu Giả Do Khyentse Rinpoche. Phàm những vị Thánh Tăng trong tên có chữ Khyentse thì đều là hóa thân của Đức Đại Trí Văn Thù. Ngài Hungkar không đơn thuần là 1 vị La-ma (nếu so về bằng cấp).
Trong Tây Tạng vẫn còn rất nhiều vị Thánh Tăng còn ở lại. Nhưng các vị ẩn mật mà sống và hoằng đạo nên ít khi có dịp để chúng ta biết đến. Thân phụ của Ngài Hungkar là Đức Ku-sum Lingpa (La-ma-sang) cũng từng không chịu bỏ Tây Tạng ra đi mà chọn cách ở lại trú xứ để bảo tồn dòng truyền thừa của Ngài. Việc tìm thấy 1 vị Thánh Tăng thì phụ thuộc vào phúc duyên của mình dù là trong hay ngoài Tây Tạng. Bây giờ có rất nhiều vị Thầy giả mạo, dù họ cũng có vẻ rất Tây Tạng nhưng là đồ giả. Thận trọng mà suy xét để theo vị Thầy chân chính. Tìm đúng vị Thầy chân chính mà theo tu tập là phúc phần to lớn tích tụ nhiều đời kiếp. Còn vơ nhầm thầy dzỏm thì chúng ta nên tự cảm thương cho Nghiệp xấu của chúng ta quá nhiều nên chiêu cảm gặp phải chướng ngại nặng nề này.