Nỗi Ấm Lòng Của Người Dạy Học Tâm Huyết
Nếu ngày nay, có ai đó vì người dạy học, trong từng năm, như người lái đò chở khách qua sống, thì có lẽ ngày xưa, không có sự ví von hình ảnh đáng buồn này. Bởi vì, trật tự xếp hạng người xưa "quân, sư, phụ", nghĩa là thầy giáo được xếp dưới vua và trên cả người cha. Hơn nữa, lại có câu: "một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy", đủ biết vị trí người dạy học được coi trọng biết chừng nào.
Đặc biệt, với thầy Chu Văn ở trường Huỳnh Cung, trình độ dạy học và đức độ thầy, ngưoiừ xưa thường ví như sao Bắc Đẩu , như sao Khuê, uy tín, tiếm thơn lan truyền nhiều địa phương, kể cả Thăng Long và những vùng xa khác.
Và, uy tín của thầy đến nỗi ở trường Huỳnh Cung lan truyền một chuyện có tính chất huyền thoại như sau: Năm ấy, trời làm hạn hán, đúng thời điểm lúa con gái đang cần nước. Nhiều nơi lập đàn cầu đảo nhưng trời vẫn nắng chang chang. Trong số học trò theo học có một ngưoiừ hành tung thật lạ lùng, cứ đến lúc thầy sắp giảng bài, thì cậu mới tới và ngồi phía giới. Thầy Chu đã để ý quan sát nhiều buổi và cảm thấy ngồi ngộ. Một lần tan lớn, trò được gọi đến, thầy nói:
- Anh có biết, dạo này khô hạn, dân tình nháo nhác chờ mưa và lo đói. Anh có cách gì giúp dân?
Ngưoiừ học trò đó ngạc nhiên nhìn thầy. Biết thầy đã rõ mọi chuyện, cậu lễ phép thưa:
- Thầy bảo, con xin cố.
Đoạn, anh ta nhúng bút vào nghiên mực, vẩy lên bốn phía. Như có phép lạ, trời tối sầm lại, sấm chớp đùng đùng và mưa như trút khắp vùng trương đóng và những vùng khác nữa. Dân tình, ai cũng mở cửa trong bụng. Ruộng thấp, ruộng cao, đều no nước, lá lúa tốt xanh mơn mởn.
Buổi học hôm sau, vắng anh học sinh ấy. Lại thấy, ở Đầm Mực có xác con thuồng luồng lềnh bềnh nổi. Thì ra đó là con vua Thủy Tề nghe tiếng dạy học của thầy Chu Văn nên đội lố tngưoiừ đến học, nhưng vì tự ý làm mưa trái ý của vua Thủy Tề, nên bị vua trị tội.
Thầy Chu Văn cùng dân làng cho chôn xác con thuồng luồng tử tế. Sau đó lập đề thờ, nhớ ơn ngưoiừ học trò biết thương dân, hy sinh tính mạng đáng quý.
Dù truyện ấy là huyền thoại, nhưng vẫn còn cái lõi hiện thực, là tiếng thơm của Thầy Chu đồn xa, động đến cả cung vua Thủy Tề, khiến con trai vua cũng phải đội lốt người theo học. Mặt khác, chứng tỏ việc dạy và học ở trường Huỳnh Cung, thầy trò vẫn không xa rời dân và luôn gắn bó với sản xuất.
Lịch sử nước ta, thời thịnh Trần gắn liền với chiến công vang dội ngàn thu của Trần Hưng Đạo ba lần chiến thắng Nguyên - Mông.
Nhưng hào khí Đông A chỉ vang vọng ít đời sau Hưng ĐẠo Vương, vì đất nước không còn chiến tranh, đi vào hàn gắn vét thương chiến tranh và lo toan sản xuất để làm nước mạnh, dân giàu. Tiếc rằng, thanh bình và quyền lực kích thích không ít dục vọng cá nhân của vua, quan cầm quyền. Máu quỳên lực làm cho từ vua đến quan mờ tối. Đời sống người dân lương thịên, ngưoiừ dân mà thời kháng chiến chống Nguyên - Mông không hề tiếc tính mạng, sức lực, tiền của, theo vua, để làm cho kháng chiến thắng lợi, mỗi ngày một điêu đứng.
Đời Trần Anh Tông (1293 - 1314), bắt đầu có tín hiệu lung lay ở ý thức tư tưởng xã hội. Đã xa rồi cái thời cao tăng đựoc mời vào đóng góp nhiếp chính. Lại càng xa rồi, tình cảm phơi phới của nhà sư Lý Mãn Giác, tuy tu Thiền những vẫn còn rung động, khi nhìn cánh mai xuân hé nở vào sáng sớm tinh mơ.
Thi cử là b iện pháp hữu hiệu tuyển chọn nhân tài, là thước đo trình độ dân trí đất nước, nhất là dịp tìm kiếm hiền tài. Nội dung chương trình học, nội dung thi, cũng phản ánh yêu cầu chính trị xxa hội, thái độ chính trị của triều đình. Và, khoa thi Giáp thìn (1304) Trần Anh Tông đột ngột gạt bỏ kinh điển Phật giáo ra khỏi khoa thi.
Tất nhiên, sự gạt bỏ này làm cho không ít thầy trò "lỡ đà" trong bước quá độ. Mặt khác cũng không tránh được sự khôgn chín chắn, theo thời khi đánh giá về Phật giáo.
Lê Quát, học trò Chu Văn An, cũng rơi vào trường hợp này. Bài Phật khá gay gắt, Lê Quát viết: "...Ngày nay, coi việc làm chùa, xây tháp thì hớn hở, như nắm chắc thiện báo sẽ được hưởng phúc về sau. Dù dân còn túng thiếu, nhưng làm chùa, sửa chùa, ai cũng quá sùng tín bỏ việc sản xuất đi làm chùa!"
Nhận định của Lê Quát gây phản ứng không ít trong lòng người, nhất là giới tăng ni. Mặt khác, cũng làm lung lay thêm rường cột triều đình, đã bắt đầu tha hóa.
Chu Văn An cho gọi Lê Quát đến và nghiêm nghị hỏi:
- Kẻ sĩ viết ra bài nào, nói ra câu nào chớ phiến diện, chớ gài ý kiến nông nổi cá nhân khi phán xét, gây tị hiềm cho ngưoiừ khác, mà phải quy tụ lòng ngưoiừ vào một mối, thì dân mới mạnh. Đạo Nho chân chính của Đức thánh màu nhiệm chính là ở chỗ thuyết phục được lòng người. Bài viết của anh lập luận miệt thị và cuồng tín, có phải đâu bởi anh học ta về Đạo Nho chân chính? Anh tưởng, tư tưởng ấy, khi thành đạt, mặc áo thụng xanh, đội mũ cánh chuồn, anh thu phục cảm hóa lòng người, hay lại là ngồi trên đầu dân mà hạch sách?
Thấy mình sai và phụ công dạy bảo của thầy, Lê Quát vội quỳ xuống, vái thầy tạ tội.
Lúc ấy quan Tư đồ Trần Nguyên Đán bước vào. Thấy Lê Quát, đỗ thi Đình, vừa được bổ nhiệm chức Thượng thư vậy mà vẫn sợ thầy một phép, trong khi thầy giáo Chu Văn, khôgn vi fhọc trò đỗ cao , chức vụ lớn, mà quên sự nghiêm đạo lễ của mình, quan Tư đồ nói:
- chu tiên sinh vốn ưa Đạo Lão, ấy là chắt lọc thuyết vô vi để gạt bỏ cám dỗ công danh, mà dốc vào việc giảng thuyết kinh điển Nho gia.
Lê Quát lễ phép đứng đậy theo tín hiệu cho phép của thầy và nói:
- Con xin thầy tha lỗi, con không dám tái phạm.
Chu Văn An tiếp chuyện quan Tư đồ, thẳng thắn tỏ ý mình:
- Thời thế này, diễn ra tranh chấp giữa hai phái Phật, Nho, mà bản thân tôi, chịu ảnh hưởng của Đức Thánh, vô tình theo hướng "sùng Nho", thật là khó nghĩ.
Quan Tư đồ vui vẻ:
- Điều tiên sinh nói, tôi hiểu nhưng triều đình đan trân trọng người giỏi Nho, tiên sinh lo gì.
Chu Văn An như tỏ thêm tâm sự:
- Đạo Phật thời điểm này, mang nặng tư tưởng mê tín, họa phúc tuy nhiên bài xích quá như một số ngưoiừ cũng là không nên.
Nghe lời thầy nói Lê Quát lại cúi gầm mặt xuống. Hiêu ý, Chu Văn cho Lê Quát được phép cáo lui, còn lại quan Tư đồ TRần Nguyên Đán và Chu Văn An ngồi đàm đạo ở nhà giảng sách trường Huỳnh Cung.
- Tích xưa, quan Tư đồ thủng thẳng dò xét, có ghi rằng, Tử Cống một hôm hỏi Đức Thánh: người có ngọc trong nhà, phải làm thế nào? Đức Thánh cười mà rằng: Bán đi!
Như thông cảm được tâm sự, Chu Văn nói:
- Tài học và hùng biện của Đức Thánh như trời cao, biển rộng, chỉ tiếc thời ấy không ai nhìn ra, nghe thấy và đồng tình, nên Ngài lận đận hết nước nọ đến nước kia, mà không kiếm được chỗ ngồi xứng đáng và đắc dụng.
Quan Tư đồ hỏi:
- Còn tiên sinh, có ngọc trong người, tiên sinh tính sao?
Chu Văn An đáp:
- Tôi tự nghĩ, tài hèn sức mọn, đâu dám đánh giá mình có ngọc tốt!
- Chu tiên sinh quá khiêm nhường, đã bao năm rồi, Chu tiên sinh dạy trường Huỳnh Cung, ai chả thấy tiếng thơm tiên si nh lan tỏa, chốn triều đình cũng có lòng ngưỡng mộ.
- Quan Tư đồ cứ dạy quá lời...
Trần Nguyên Đán khôgn phật ý, nhưng tỏ sự cương trực của mình:
- Chả lẽ, với tiên sinh tôi lại khác sao, tâng bốc sao? Dù Huỳnh Cung là trường nhỏ, ẩn náu ở lũy tre làng, nhưng trường làng, cách kinh đô có hơn dặm đường...
Rồi ông cười vui vẻ:
- Cổ nhân nói: tiếng lành đồn xa mà!...
Trà thơm pha khéo, nước sôi đúng độ, lại nước mưa ngâm lâu ở vại sạch, nên tinh khiết. Trà từ ấm Mạnh Cầm rót khéo vào chén hạt mít gan gà, nên tăng thêm vị ngon. Hai nhà trí thức như tâm đầu ý hợp , nói sang chuyện văn chương chữ nghĩa. Giọng ngâm thơ và lời bình trao đổi, âm sắc tọa đàm hình như không vang nhiều ở nhà sách mà len lỏi tại sâu thẳm trong hai vị Nho gia.
Quan Tư đồ sực nhớ:
- Sự dạy học của tiên sinh, đành rằng rất tốt rồi, nhưng con chim lớn, chả lẽ vùng vẫy ở cái lồng nhỏ hẹp thôi?
Chu Văn An khiêm nhường:
- Dạy học, đâu cốt trường to? Cái cơ bản, là tâm của người thấy đối với học trò thế nào. Tôi chỉ sợ chưa làm tròn bổn phận của người thầy mà thôi.
Trần Nguyên Đán ,như nghe được tiếng đàn của Bá Nha, bèn phụ họa:
- Mặc dù nước ta không còn khí thế Đông A hừng hực như thời đánh Nguyên của Hưng đạo vương, nhưng hoàng thựơng nhận thức được việc cần trọng dụng giới nho sĩ để có thể đi lên củng cố đất nước. Đó là hồng phúc cho lũ nhà nho chúng ta vậy.
Chu Văn An đăm chiêu và kín đáo khẽ thở dài. Trong tâm tưởng ông, rộn lên kỷ niệm về trường Huỳnh Cung. Nó là trường làng, nhưng được dựng tranh tre ở gò cao. Trường quay về hướng Đông Nam, hứng trọn gió đầm mênh mông gợn sóng, đất trường nằm ở cái thế lý tưởng "phong dục vinh quy". Tuy trường làng có nhiều học trò, con của những người chân lấm tay bùn, nhưng chúng cũng được chắp cánh bay khỏi lũy tre làng. Đã thế, mộ anh học trò, bỏ mình vì cứu hạn cho dân, đền thờ không nguy nga, nhưng thấm đượm bao nghĩa tình rất quý. Dù hóa xác thuồng luồng trong tấm trí của dân chúng, nhưng chẳng sánh được sao với các vị anh minh đựơc suy tôn và đời đời ghi nhớ?
Không muốn cắt ngang dòng suy tưởng của Chu Văn An, quan Tư đồ TRần Nguyên Đán, nhấm nháp liền một lúc ba chén trà, chờ khi Chu Văn An ngẩng đầu và cầm chén trà còn âm ấm, mới nói rõ thêm:
- Chắc tiên sinh cũng biết, kỳ thi năm 1236, Đức Thái Tông đã đặt chức Đề hiệu Quốc tử viện để dạy con em các quan văn. Rồi năm 1243, Quốc Tử viện được sửa đổi thành Quốc Tử giám và đến năm 1252, con em thường dân mà tuấn tú, qua khảo thí nhỏ, được xét học Quốc Tử giám với con các quan. Tôi biết rõ tiên sinh có ý thức, muốn có trò giỏi, phải có thầy giỏi, tận tụy với nghề. Dù đã là thầy, luôn dạy không biết mỏi, học không biết mệt. Bể học mênh mông, thầy có sức bơi xa, thì mới đưa học trò tới bến thành đạt. Ngừng một chút như để dò ý, Trần Nguyên Đán hỏi ướm: - Có bao giờ tiên sinh nghĩ mình từ trường Huỳnh Cung chuyển về Quốc Tử giám?