Trích dẫn Nguyên văn bởi MINH THÔNG Xem Bài Gởi
Thật ra trong hệ thống đại thừa hiển giáo không có tượng Phật nhiều mặt, bạn Ngọc Chí à! hệ thống tượng này phổ biến trong Mật tông Kim cang thừa, đặc biệt là các dòng tu của Tây Tạng. Về sau, mật giáo ngày càng phổ biến qua sự truyền pháp của các vị Lạt ma cộng với sự giao thoa tín ngưỡng ở các nước khu vực châu Á, ở các chùa Việt Nam của ta bắt đầu xuất hiện các tượng thờ nhiều mặt. Ban đầu là các tượng trong lục độ Quán Âm như: Quán Âm thập nhất diện, Mã đầu Quán Âm, Chuẩn Đề Quán Âm… sau đó là các vị Minh Vương, thậm chí có chùa còn sang tận Thái Lan thỉnh Tứ diện Phật (hình tướng Brahma) về thờ cho thêm phần linh ứng, phát đạt.
Theo tôi, Phật không bao giờ hiện tướng nhiều mặt. Bởi lẽ, Phật là Thế Tôn - đấng toàn năng toàn giác, chỉ thị hiện thân tướng Phật để giáo hoá chúng sanh. Còn các hình nhiều mặt trong chùa, nếu có chăng là hoá thân của các vị Bồ tát. Vì muốn thể hiện tâm Đại bi của chư Phật mà hoá hiện độ sanh. Các gương mặt của chư Thiên, dù nhiều đầu nhưng hầu hết các đầu đều giống nhau, nhưng các gương mặt của bồ tát thì mỗi gương mặt là một hiện tướng: tươi cười – trang nghiêm - giận dữ - buồn bã. Vì sao như thế? Lý giải về ý nghĩa các gương mặt, có ý kiến cho rằng bồ tát thị hiện cho ba yếu tố BI – TRÍ – DŨNG. Còn tôi thì nghĩ khác, các khuôn mặt biểu hiện cho những cảm xúc nổi bật của con người cùng chung một thân biểu thị bồ tát là bậc giác ngộ vượt qua những cảm xúc và hoàn toàn làm chủ các cảm xúc của nội tâm. Rồi tuỳ thuận theo duyên của chúng sanh mà hiện tướng nào cho phù hợp với việc hoá độ.
Hành giả tu tập khi bị nội chướng, có thể quán tưởng riêng một khuôn mặt của bồ tát. Ví dụ, khi trì tụng mà lòng hay sợ hãi vô căn cứ, hoặc hay động dục niệm, hành giả thường tập trung quán tưởng gương mặt phẫn nộ…
Thật ra, hình tướng nhiều mặt nhiều tay ta thường thấy xuất hiện nhiều trong thần phả của Hinđu giáo. Cho nên, khi Phật giáo xuất hiện nhiều hình tượng nhiều mặt nhiều tay, đã có ý kiến cho rằng Phật giáo đã đồng hoá hình tướng của các vị thần Hindu vào hoá thân các vị bồ tát để thực hiện tốt hơn công cuộc hoằng dương đạo Phật. Ví dụ: Phật mẫu Chuẩn Đề trong mật tông rất giống với Maha Devi của Ấn giáo, Bất Động Minh Vương rất giống với Acala …
Riêng ý kiến của tôi, việc tạo tác phổ biến các hiện tướng hoá thân nhiều mặt nhiều tay ở trong chùa là điều không nên phát triển.
Những vị vị thần hinđu giáo với những hình tướng hóa thân, mà đả có những ý kiến cho rằng PHẬT GIÁO đả đồng hóa thật đáng buồn