Vân Hương Thánh Mẫu Tam Thế Giáng Sinh(cuối)

Đức Tiên Chúa hiển ứng Vua Lê Thần Tôn sắc phong Thượng đẳng thần


Ngài sắc phong Đức Tiên Chúa:

“ Mạ Vàng Công Chúa, thượng đẳng tối lịnh tôn thần.

Sắc phong tại năm Lê Thần Tôn Dương Hoà Ất Hợi nguyên niên ( 1635 ).”

Từ đó phương dân nhờ phép Đức Tiên Chúa ra hộ, lại dược yên tịnh như thường, ai có cầu đảo việc gì thẩy đều linh ứng.

Đến năm Nhâm ngọ niên hiệu Dương Hoà thứ tám ( 1642 ) về tiết thanh minh, vua Thần Tôn lập ra một hội thi bách Thần thượng đẳng, để cho biết sự linh hiển của các vị Thần Tiên.







Trước một tháng, lệnh truyền ra khắp trong nước, thỉnh bách Thần thượng đẳng hội tại Điện Kiến Trung dự thí.

Đến bữa thi Vua Lê Thần Tôn ngự trên ngai vàng, để giám sát hai bên lính cẩn tín và thị vệ mang gươm cầm kiếm đứng chầu, ngoài sân rồng ở chính giữa đặt một dãy hương án, để cho bách Thần tựu hội; có đủ lọng vàng tàn tía bửu kiếm long đao, gương thắp đèn chong, trầm hưong ngào ngạt, hai bên sân văn võ bá quan áo mão cân đai đứn chầu để thị hành khảo thí, trông rất là oai nghi lẫm liệt.

Đến giờ thi vua truyền nhắc ra hai con trâu, một con đen, một con trắng, và phán rằng:

“ Hễ nghe dứt một hồi chiêng, trống, vị Thần nào làm chết được hai con trâu là trúng tuyển ”

Đoạn rồi lần lượt xướng danh hiệu vị nào vào thì đánh một hồi chiêng trống xong, mà hai con trâu không chết, thì lại xướng qua danh hiệu của vị Thần khác; từ giờ Mão cho đến giờ Tị mà chưa có vị thần nào trúng tuyển, vị thì chưa vật bổ được con nào, vị thì mới bổ được một con mà trống chiêng đã hồi.

Đến lần xướng đến danh hiệu Đức Tiên Chúa thì thấy tự nhiên gió thổi mưa sa, sấm vang chớp nhựt mù trời mịt đất, vừa dứt hồi chiêng hai con trâu lằm năn ra chết, đầy mình hai con trâu, có hơn vài trăm dấu vằm chém.

Vua phê, Đức Tiên Chúa trúng tuyển Giải Nguyên. Tức thời trời quang mây tạnh, hai con trâu lại được hườn sanh như trước.

Vua và bá quan, ai cũng lấy làm kinh dị sau vua lại truyền cho tung lên một cây lụa điều, phán rằng làm thành năm cái áo đưa xuống, Đức Tiên Chúa làm như lời.

Vua nhận thấy năm cái áo đưa xuống, rồi vua lại truyền tung năm cái áo lên hẹn kết thành cây lụa đưa xuống, thì Đức Tiên Chúa cũng làm hoàn thành cây lụa đưa xuống. Vua nhận xem cây lụa như xưa, rất là kinh dị.

Vua khen ngợi Đức Tiên Chúa rất là anh linh hiển ứng, nên kính phục. Tức thì vua bèn phong cho Đức Tiên Chúa là:

“ Thượng thượng thượng đẳng tối linh, vi bách Thần chi thủ ”.

Đức Tiên Chúa liền hiện ra giữa không trung, một bức tường vân ngũ sắc như bức hoành thủ quyển, để bốn chữ đại tự: “ Thánh Thọ Vô Vương ” dưới đề sáu chữ nhỏ: “ Tiên chúa Mạ Vàng Kính Tạ ” Vua và văn võ triều đình ai ai cũng trông thấy, bức mây cứ đứng lưng chừng trước cửa Ngọ Môn hơn ba giờ mới tan, thần dân ai ai cũng kính phục, và khen ngợi tán dương sự linh ứng của Đức Tiên Chúa không thể tả cho hết được.

Sau đến đời Vua Lê Huyền Tôn niên hiệu Cảnh Trị, co bọn mọi Xiêm làm loạn.

Vua sai quận công là ông Phan Văn Phái đi tiểu trừ nhưng thế giặc hùng dũng quá, khó nỗi phá tan đựoc.

`Ông Phan Văn Phái khi cử binh đi đến Đèo Ngang( thuộc hạt Ninh Bình) ghé vào Phố Cát đền thờ Đức Tiên Chúa, làm lễ tham yết mật truyện âm phò mạc hựu, rồi mới xuất quân, khii ông Phan Văn Phái kéo quân tới mặt trận, lúc giao phong thì hốt nhiên, thấy ù ù sấm chớp, gió quấn cát bay, nghe tiếng hò hét trên không trung, rất là dữ dội.

Ngài và quân lính lấy làm kinh hoàng, tuy vậy nhưng tự nghiệm, biết đích rằng mình có ccàu nguyện với Đức Tiên Chúa giúp sức nên truyền quân tấn công, mới tấn công giây phút mà phá tan quân giặc.

Bây giờ ông Phan Văn Phái bảo với quân lính rằng:

Chúng ta không tài giỏi gì, đây là hoàn toàn nhờ Thần oai võ lực của Đức Tiên Chúa, đánh tan quân giặc này.

Lúc đó ông Phan Văn Phái với quân tướng đều cảm phục. Khi về đến Triều Đình liền tâu chuyện mình vào đền Phố Cát cầu nguyện Đức Tiên Chúa, và kể rõ lại khi xuất trận và oai linh của Đức Tiên Chúa hiển hiện phá tan quân giặc thế nào để Triều Đình nghe rõ.

Vua Lê Huyền Tôn nhớ tới công của Đức Tiên Chúa:

“ Hộ Quốc Bình Nhung ” liền hạ chiếu gia phong:

“ Chế Thắng Bảo Hoà Diệu Đại Vương ” và sắc cho ba tổng sở tại đó.



Người Đời Tôn Xưng Đức Tiên Chúa Là Thánh Mẫu Từ Đây

-------------------------------------


Khỏi phải nạp sưu thuế, đăng lính, để phụng sự muôn thu, từ dó về sau linh ứng dị thường, ai cầu chi được nấy, cho nên người đời cảm cái công đức to lớn mới gọi Đức Tiên Chúa là Thánh Mẫu.

Lúc bấy giờ, đền Phố Cát là anh linh hiển ứng, quan thân sĩ thứ, và nam nữ đính gương lễ bái liên lạc không ngớt.

Vậy nên đền Phố Cát càng lâu càng huy hoàng tráng lệ, đền hiện bây giờ lại càng tăng quảng miếu điện thêm, nhưng dấu tích tự triều Lê Thần Tôn sáng lập vẫn còn y cựu sau phương dân chỉ trùng tu.

Đền Phố Cát thuộc về huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá, ngang qua núi Triệu Tường đi lên ngôi đền ở giữa quả núi như hòn non bộ chung quanh rừng rậm suối trong.

Trước toà đền có một cái suối sâu chảy bao ở trước, thông ra đền Rồng, trước đền ở dưới suối có thứ cá như là cá gáy( cá chép) miệng đỏ đuôi như hoa sen nhiều lắm độ hơn vài ngàn con.

Cá đó gọi là cá Thần, chầu trước đền không đi đâu mà chẳng ai dám bắt, một sự cá đó cũng là linh dị.

Trong lúc đó Đức Thánh Mẫu lại hiển tích ở núi Sòng Sơn cũng thuộc về Thanh Hoá rồi dân thôn lại lập lên ngôi đền nữa, rất tráng lệ đến bây giờ vẫn tăng huy hơn, đền đó gọi là Đền Sòng. Đền này cách tỉnh Thanh Hoá đi ra 35 cây số.

Sự linh ứng đền Sòng cũng như Phố Cát ở tỉnh Thanh Hoá đền thờ Đức Thánh Mẫu rất nhiều, nhưng chỉ đến Phố Cát và đên Sòng rất là danh tiếng thứ nhất.

Rồi kế đến Đền Dâu và đền Rồng, Đức Thánh Mẫu giáng linh tại hai ngôi đền đó rất là hiển ứng đến hiện bấy giờ linh lại càng linh.

Từ đó về sau khôn nghi đại trứ viễn chấn linh Thanh nên cả xứ Bắc Kì gia gia phụng tự xứ xứ lập từ nhơn dân thờ tự Đức Thánh Mẫu rất là kính thành, đã cảm công đức ngài mà lại kính thương ngài như là con thương Mẹ đẻ.

Vì Ngài đã chí hiếu lại chí trinh, là một điều kính phục thiệt đáng làm gương quần Lê, nên Đức Thánh Mẫu thiên hạ tôn xưng là “ Mẫu Nghi Thiên Hạ ” . Lại rất từ bi cứu thế giúp hộ lê dân, Ngài thương dân như con Ngài đẻ ra vì thế thiên hạ đã khâm phục mà lại thương mến Ngài.

Ở Nam Định huyện Vụ Bản làng Vân có ngôi đền thờ Đức Thánh Mẫu gọi là Phủ Vân trong điện và đệ nhị đệ tam cung, ngoài hồ vọng nguyệt và có một cái đài cao rất là nguy nga.

Đền này phụng tự rất là huy hoàng, hoành phi liễn đối toàn những bậc danh thần khoa giáp để tiếng tán dương anh linh và công đức của Đức Thánh Mẫu.

Ở chính điện có một bức hoành phi treo ở chính giữa, đề bốn chữ đại tự : “ Tiên nhơn cựu quán ” đó chính là cựu chỉ của Đức Thánh Mẫu, vườn hoa nhà cảnh khi xưa vẫn còn, đó là lần giáng sinh thứ nhì, lại có một toà Đền ở làng Tiên Hương gọi là đền Phủ Dầy cũng rất là nguy nga, lại có một toà nhà thờ thờ liệt vị Tiện nhơn Đức Thánh Mẫu gọi là Khởi Thánh có người cháu tự tôn là trưỏng họ đẻ thờ tự, các ngôi mộ Tổ, và Liệt Vị Tiên Nhơn táng ở xứ La Hào.

Lại có một điện thờ Mẫu gọi là Nguyệt Du Cung, trước đền cách độ ba trăm thước tây là tôn Lăng Đức Thánh Mẫu ( tại địa phận làng Tiên Hương ) tự tôn Lăng đến ga Gôi chừng 3 cây số có ngôi chùa thờ Phật và thừ Thánh Mẫu trên núi Gôi( Giơi Sơn ) có danh tiếng ở đó, vì thường năm đến kỳ hội Đức Thánh Mẫu là tháng ba thì làng rước Thánh Mẫu từ đề Phủ Dầy lên chùa Gôi làm lễ, rồi mới rước Thánh Mẫu về đền, Hội xong mới hoàng tạ vì thế chùa Gôi long trọng lắm.

Từ núi Gôi đi lại làng Tiên Hương, có một dáy núi dài như hình con rồng xanh, lằm trứoc địa phận làng làm Tiền Án. Xem qua địa thế, sơn thuỷ hữu tình thiệt là Làng Tiên mà sinh ra Thánh bây giờ làm mẹ cho quần Lê biết mấy muôn đời, đúng thật đó là Tiên Hương - Vân Cát chính là cố lý quê hương Đức Thánh Mẫu.

Thiên hạ y quang theo Đức Thánh Mẫu học đạo Ngài rất nhiều, ai ai cũng kính phục, nên ở đền Phủ Dầy có đôi liễn rằng :

“ Hữu tử thành Tiên hoàn bất tử

Vô danh dưỡng tử tức như sinh ”

Nghĩa là:

Có chết, thành Tiên là không chết

Vô sinh gọi mẹ ấy là sinh

Nên chúng tôi y quang với Đức Thánh Mẫu gọi là: “ Tử dực quần sinh ” Đức Thánh Mẫu : “ Mẫu Nghi Thiên Hạ ”.

Sau Đức Thánh Mẫu giáng bút phê hiệu Ngài là: “ Vân Hương Thánh Mẫu ”.

Vân là Vân Cát, Tiên là Tiên Hương nên đức Thánh Mẫu lấy hiệu là Vân Hương, là bất vong kỳ bổn, có khi gọi là : “ Tiên Hương Thánh Mẫu ” lại có người gọi là “ Thiên Tiên Thánh Mẫu ”.

Bắc Kỳ toàn hạt sùng bái uy nghiêm, còn các tỉnh phía bắc Trung Kỳ như Thanh Hoá Nghệ An Hà Tĩnh và Quảng Bình Quảng Trị cũng sùng bái như là xứ Bắc vậy.

Từ năm Ất sửu đên nay, Đức Thánh Mẫu hiển ứng vào đế Tinh, trong đó thiện nam tín nữ về phần đông theo đạo Mẫu nhất tâm cầu nguyện khi đau ốm, lúc tai nạn được nhờ hồng ân Đức Thánh Mẫu tai qua nạn khỏi cho nên kinh thành Huế vào đến miền Nam Kỳ đều lập đền thờ Đức Thánh Mẫu rất nhiều.

Đức Thánh Mẫu thường khi giáng phê, cho các kinh văn nhièu bộ để khuyên dậy. Tôi xin phụng sao ra đây chút ít để cho ai ai đều biết trong nước Việt Nam ta, có Đức Thánh Mẫu hiển ứng như thế.