kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: Chiến tranh Biên giới Tây Nam: Kẻ thù buộc ta ôm cây súng!

  1. #1

    Mặc định Chiến tranh Biên giới Tây Nam: Kẻ thù buộc ta ôm cây súng!

    Chiến tranh Biên giới Tây Nam: Kẻ thù buộc ta ôm cây súng!

    Lê Gạch | 02/01/2019 10:29



    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

    'Khi đã xác định không thể tránh khỏi chiến tranh - nói cách khác, ngồi yên là tự sát, Việt Nam đã hạ quyết tâm: Đánh! Đánh để bảo vệ nhân dân, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc! Đánh để có cuộc hồi sinh của cả dân tộc Campuchia anh em! Đánh để có hòa bình', Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.



    Lời tòa soạn:

    "Dù rằng đời ta thích hoa hồng
    Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...”.


    Nhìn lại suốt chiều dài của lịch sử đất nước trong thế kỷ 20, có lẽ hiếm có câu hát nào thể hiện được một cách đúng nhất tâm tư, suy nghĩ của những người Việt Nam về ký ức chiến tranh, về một thời gian khó, đặc biệt là với những người lính “ra đi từ mái tranh nghèo” như những câu hát này trong bài hát của nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền.

    Với nhiều người, chiến tranh đã chấm dứt trên mảnh đất hình chữ S kể từ sau ngày 30/4/1975 nhưng thực tế, phải hơn 15 năm sau chúng ta mới được sống những ngày tháng hòa bình đúng nghĩa. Một dân tộc vừa bước ra khỏi 2 cuộc chiến tranh với 2 đế quốc lớn là Pháp và Mỹ, dù đã cố gắng hết sức để có thể tránh một cuộc chiến tranh nữa nhưng không được.
    Biên giới Tây Nam của Tổ quốc bị xâm phạm, nhân dân Việt Nam liên tục bị tập đoàn diệt chủng Polpot sát hại. Và rồi, chúng ta lại buộc lòng phải bước vào một cuộc chiến tranh hoàn toàn không mong muốn và hoàn toàn mới mẻ, hoàn toàn khác biệt với những cuộc chiến vừa trải qua.

    Đúng 40 năm trước, những ngày cuối năm 1978, những người lính tình nguyện Việt Nam bắt đầu cuộc chiến đấu giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Polpot - Khơ me đỏ. Ngày 07/01/1979, thủ đô Phnom Penh được giải phóng, đánh dấu ngày tàn của chế độ Khơ me đỏ.

    Nhân kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng Polpot, giải phóng thủ đô Phnom Penh và đất nước Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về những câu chuyện xoay quanh chủ đề này.



    Phần 1: Dù rằng đời ta thích hoa hồng

    Xin Thượng tướng cho biết vai trò của Việt Nam nói chung và của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng đối với sự kiện ngày 7/1 của Campuchia?

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Nói đến sự kiện ngày 7 tháng Giêng, ngày giải phóng thủ đô Phnom Penh của Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Polpot - Khơ me đỏ, trước hết ta phải nói đến tính chính nghĩa của hành động tự vệ chính đáng của nhân dân và quân đội Việt Nam.

    Có một điều trùng hợp là cách đây chừng khoảng một tháng, sau hơn 20 năm đấu tranh pháp lý bền bỉ, Tòa án quốc tế đã chính thức ra tuyên án về tội ác của chế độ Khơ me đỏ.

    Đây chính là câu trả lời cuối cùng về tính chính nghĩa của việc Việt Nam đưa quân sang Campuchia năm 1979. Phán quyết ấy có một nội dung rất quan trọng: Chế độ Khơ me đỏ đã phạm tội ác diệt chủng đối với nhân dân Việt Nam và bản thân nhân dân Campuchia. Đây là tội ác chống lại loài người.

    Với phán quyết ấy, sau 40 năm, cộng đồng quốc tế đã thừa nhận chế độ Khơ me đỏ là một chế độ diệt chủng và mặc nhiên thừa nhận việc ta đưa quân sang Campuchia là một hành động chính nghĩa để bảo vệ Tổ quốc mình, nhân dân mình và cứu nhân dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng. Không có một đánh giá nào cao hơn như vậy.

    Vừa qua, Quốc vương Campuchia, theo đề nghị của Thủ tướng Hun Sen đã công nhận 3 ngày lễ lớn ở Campuchia gồm:

    Ngày tìm đường cứu nước (21/6/1977) - ngày Hun Sen cùng một số đồng đội chạy sang Việt Nam đề nghị giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng; Ngày Giải phóng (07/01/1979) - người giải phóng là bộ đội Việt Nam cùng với quân đội Campuchia; Ngày Hòa bình (29/12/1999) - ngày mà Khơ me đỏ bị xóa sổ với tư cách là một tổ chức chính trị- quân sự đã từng tồn tại thực tế trên lãnh thổ Campuchia cho đến tận thời điểm đó.

    Nếu nhìn lại, những ngày lễ quan trọng này đều thể hiện sự giúp đỡ to lớn của Việt Nam đối với nhân dân Campuchia.
    Đến giờ này chúng ta có thể tự hào mà nói rằng cả cộng đồng quốc tế cũng như nhân dân Campuchia đã thừa nhận một cách mạnh mẽ về tính chính nghĩa của chúng ta trong việc đưa quân sang Campuchia, ở lại 10 năm để giúp bạn và sau khi rút quân vẫn tiếp tục giúp bạn ổn định tình hình đất nước, đi đến giải giáp Khơ me đỏ và ổn định, phát triển cho đến ngày hôm nay.



    Bây giờ, khi nhìn lại toàn bộ diễn biến của cả một giai đoạn, Có thể thấy những hành động của Khơ me đỏ hoàn toàn không phải là nhất thời mà là một âm mưu với sự chuẩn bị có hệ thống từ nhiều năm. Liệu Việt Nam có bị bất ngờ hay không trong cuộc chiến này?

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Như tôi vừa nói, từ ngày 21/6/1977, Hun Sen đã cùng các đồng đội chạy sang Việt Nam, nói hết với ta những gì đang xảy ra ở Campuchia. Sớm hơn thế nữa, từ những năm 1975-1976 Khơ me đỏ đã có những động thái đưa quân áp sát biên giới, tiến hành những trận đánh thăm dò ở biên giới Tây Nam. Chúng ta đều biết cả.
    Xa hơn nữa, là sự thỏa hiệp giữa các nước lớn sau khi Mỹ thua ở Việt Nam về việc sẽ cùng ủng hộ Khơ me đỏ để chống Việt Nam, chúng ta cũng đã biết. Thậm chí trước nữa, từ năm 1972, chúng ta đã hiểu được nhiều vấn đề khi mà Khơ me đỏ tấn công một số đơn vị của quân đội ta ở Campuchia.

    Tất cả đều diễn ra mang tính hệ thống và mật độ xảy ra của các sự kiện mỗi ngày một dày lên. Và không chỉ có vậy, hàng ngàn người dân Campuchia chạy sang Việt Nam trong thời gian đó đã mô tả về một cuộc thảm sát, về một chiến dịch diệt chủng mang tầm quốc gia chưa hề có trong lịch sử nhân loại đang diễn ra ở Campuchia từng ngày, từng giờ.

    Số người chết đã lên đến con số hàng triệu. Chúng ta đau xót trước thảm họa của cả một dân tộc láng giềng, anh em. Rồi chính nhân dân ta ở nhiều nơi trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia cũng bị quân Khơ me đỏ tràn sang, thảm sát ghê rợn.

    Bọn diệt chủng Polpot - Ieng Sary đã dìm cả dân tộc Campuchia vào biển máu và máu của nhân dân ta cũng đã chảy thành sông...

    Có thể khẳng định chúng ta không hề bất ngờ về bản chất của Khơ me đỏ, về sự phản bội của Khơ me đỏ, trước hết là phản bội nhân dân Campuchia và sau đó là phản bội Việt Nam.

    Khi một chế độ đã phản bội chính nhân dân của mình thì không gì có thể ngăn cản chúng phản bội lại một quốc gia khác như Việt Nam. Cho nên, trong cuộc chiến này, chúng ta không bị bất ngờ.


    Vết máu của dân thường bị quân Khmer Đỏ thảm sát tại chùa Phi Lai, Ba Chúc. Vụ thảm sát Ba Chúc là một tội ác chiến tranh gây ra bởi chính quyền Khmer Đỏ. Vụ việc xảy ra tại xã Ba Chúc (nay là thị trấn Ba Chúc), huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ngày 18/4/1978, quân Khmer Đỏ tràn vào Ba Chúc, thẳng tay chém giết những dân thường vô tội. Nhiều người chạy tới chùa Phi Lai và Tam Bửu và chạy lên núi Tượng nhằm ẩn náu, song cũng bị quân Khmer Đỏ tàn sát dã man. Trong suốt 12 ngày chiếm đóng từ 18 đến 30 tháng 4 năm 1978, quân Khmer Đỏ đã giết chết 3.157 dân thường. Chỉ có ba người sống sót sau vụ thảm sát.

    Chúng ta đã nhận ra bộ mặt của Khơ me đỏ từ sớm nhưng mãi đến đầu năm 1979 mới quyết định đưa quân sang Campuchia và giải phóng thủ đô PnomPenh. Vậy tại sao chúng ta không làm việc này sớm hơn, thưa Thượng tướng?

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Vì sao mãi đến đầu năm 1979 ta mới đưa quân sang Campuchia và giải quyết chiến trường trong một thời gian rất ngắn, theo tôi có 2 lý do:
    Lý do quan trọng nhất, bao trùm lên tất cả là chúng ta đã làm tất cả những gì có thể để không xảy ra chiến tranh. Còn một chút gì hy vọng để có thể giải quyết vấn đề Campuchia bằng biện pháp hòa bình thì chúng ta cũng đã là


    Khi đó chúng ta cũng biết một điều, khi “dưới chân” mà lạnh thì “trên đầu” cũng coi chừng, tức là khi Tây Nam có biến thì phía Bắc cũng có vấn đề.

    Mình biết chứ! Chính vì biết ai đứng đằng sau Khơ me đỏ, thấy rõ sự nguy hiểm của tình thế nên chúng ta vẫn kiềm chế, cố làm mọi cách để có thể tránh chiến tranh.

    Trong suốt những năm đó, đã có biết bao nhiêu công hàm, bao nhiêu hoạt động ngoại giao, bao nhiêu nỗ lực của chúng ta để bảo vệ biên giới, bảo vệ nhân dân đồng thời giao thiệp với Khơ me đỏ để tìm giải pháp hòa bình.

    Thời kỳ đó, mỗi khi Polpot đưa quân sang tàn sát người dân Việt Nam, chúng ta chỉ đánh chúng lui trở về chứ chưa đưa quân sang, kể cả sau những vụ thảm sát thường dân đẫm máu. Chúng ta hiểu rằng, chiến tranh là một đại sự của cả dân tộc cho nên đã phải làm mọi việc, mọi khả năng có thể, tận dụng mọi tia hy vọng nhỏ nhất để mong rằng không phải dùng đến chiến tranh.

    Lý do thứ hai cũng rất quan trọng - quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là không “xuất khẩu cách mạng”. Cách mạng là không làm hộ. Cách mạng của nước nào phải do chính người nước ấy, chính lực lượng của nước ấy tự giải phóng dân tộc mình.
    Như thế mới chính nghĩa và như thế mới giữ được chính quyền. Nếu không phải do chính nhân dân nước ấy thực hiện cuộc cách mạng thì dù có đánh thắng cũng không thể “giữ hộ” Campuchia mãi được và chúng ta cũng không hề có ý định “thôn tính” Campuchia.

    Chính vì thế Việt Nam phải chuẩn bị một điều kiện nữa là giúp Bạn xây dựng lực lượng cách mạng Campuchia.
    Khi lực lượng cách mạng này ra đời thì cách mạng Campuchia đã có những “nhân tố bên trong” do chính các nhà cách mạng Campuchia như Hun Sen, Heng Somrin, Chia Xim… tập hợp lại thành Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia (02/12/1978), do Việt Nam giúp đỡ tổ chức, xây dựng, huấn luyện....

    Khi đã xác định không thể tránh khỏi chiến tranh - nói cách khác, ngồi yên là tự sát - và đã có phong trào cách mạng của nhân dân Campuchia, Việt Nam đã hạ quyết tâm: Đánh! Đánh để bảo vệ nhân dân, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc! Đánh để có cuộc hồi sinh của cả dân tộc Campuchia anh em! Đánh để có hòa bình!

    (Còn nữa)


    Last edited by Bin571; 03-01-2019 at 11:29 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Chúng ta phải bước vào chiến tranh vì sự sinh tồn của nhân dân mình

    Lê Gạch | 03/01/2019 07:59


    Dù là cuộc chiến tranh với đội quân Khmer Đỏ, chúng ta cũng hiểu rằng bản chất của cuộc chiến này là Việt Nam phải đối đầu với sự thỏa hiệp của các nước lớn, thậm chí là phải chống lại một luồng áp lực quốc tế cực kỳ lớn. Trong tình cảnh đó, cuộc chiến này vô cùng khó khăn và không hề mong muốn...


    Chiến tranh Biên giới Tây Nam: Kẻ thù buộc ta ôm cây súng! (Phần 2)

    Đúng 40 năm trước, những ngày cuối năm 1978, những người lính tình nguyện Việt Nam bắt đầu cuộc chiến đấu giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Polpot - Khmer Đỏ Ngày 07/01/1979, thủ đô PhnomPenh được giải phóng, đánh dấu ngày tàn của chế độ Khmer Đỏ

    Nhân kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng Polpot, giải phóng thủ đô PhnomPenh và đất nước Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.


    Bước vào chiến tranh luôn là một sự kiện trọng đại, là một quyết định vô cùng khó khăn của bất cứ quốc gia nào. Xin Thượng tướng chia sẻ thêm về bối cảnh và những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt khi quyết định tiến hành cuộc chiến này.
    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Sau 40 năm, khi nhìn lại cuộc chiến này, có thể thấy các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội ta khi đó đã phải đối mặt với những câu hỏi cực kỳ khó. Chúng ta vừa bước ra khỏi một cuộc chiến tranh, chưa kịp có thời gian để xây dựng đất nước.

    Đất nước lúc đó quá nghèo, nhân dân thì quá muốn sum họp, thương binh còn chưa kịp điều trị… Cái mà chúng ta cần lúc đó là hòa bình và hàn gắn vết thương chiến tranh; chăm lo cho cuộc sống của cả một dân tộc vừa trải qua 2 cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm. Nếu phải thêm một cuộc chiến nữa thì quá nặng nề.


    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

    Bên cạnh đó, dù là cuộc chiến tranh với đội quân Khmer Đỏ, chúng ta cũng hiểu rằng bản chất của cuộc chiến này là Việt Nam phải đối đầu với sự thỏa hiệp của các nước lớn, thậm chí là phải chống lại một luồng áp lực quốc tế cực kỳ lớn. Trong tình cảnh đó, cuộc chiến này vô cùng khó khăn và không hề mong muốn nhưng cũng không thể tránh.

    Chính vì vậy, chúng ta đã phải rất thận trọng khi ra quyết định cuối cùng. Chúng ta buộc phải bước vào chiến tranh vì sự sinh tồn của chính nhân dân mình, vì sự sống còn của miền Tây Nam đất nước và để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trước tuyên bố rất ngạo mạn của Polpot là “ở đâu có cây thốt nốt, ở đó là đất Campuchia”.

    Rõ ràng, đây là một cuộc chiến tranh có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhưng có vẻ như nó ít được “quan tâm” hay nhắc đến hơn so với các cuộc chiến khác, ví dụ như kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ. Phải chăng có điều gì nhạy cảm? Thượng tướng nhận xét điều này như thế nào?

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tôi thấy không đúng như vậy. Trong nhân dân, trong quân đội... không ai quên cuộc chiến ấy, không ai không tự hào về chiến thắng ấy, và cũng không ai không đau xót trước mất mát, hy sinh của bộ đội, của nhân dân mình trong những năm tháng ấy.

    Chúng ta cũng không thể quên những hình ảnh kinh hoàng chưa từng có trong lịch sử nhân loại - hậu quả của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ để lại. Năm nay Việt Nam sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm, đặc biệt là ở các tỉnh Nam Bộ. Nhưng không chỉ làm lễ kỷ niệm chiến thắng mà chúng ta cần nói đậm hơn nữa về những khó khăn của Đảng và Nhà nước ta khi ra quyết định tiến hành cuộc chiến ấy.

    Chúng ta đã chuẩn bị chín đến như thế nào, chúng ta đã “nhịn” đến như thế nào để giữ nền hòa bình. Và cũng cần nói rõ hơn những hi sinh, mất mát mà Quân đội, nhân dân ta phải chịu đựng.

    Chúng ta không chỉ hy sinh bộ đội ở chiến trường mà Việt Nam còn phải hy sinh cả một giai đoạn phát triển của dân tộc. Chúng ta đã mất 10 năm không phát triển, bị bao vây cấm vận, sức ép trăm bề, cuộc sống của nhân dân, của cán bộ, chiến sỹ vô cùng khó khăn - mà không có bất cứ lời kêu ca nào.

    Sau 40 năm, nhìn lại, đánh giá thành công của Việt Nam trong cuộc chiến ở Campuchia là gì, thưa Thượng tướng?

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam cũng như của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới, khi buộc phải tiến hành chiến tranh, thì mục đích cao nhất là loại trừ nguy cơ chiến tranh, giành hòa bình và kiến tạo nền hòa bình lâu dài, bền vững để phát triển đất nước.

    Trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và ở Campuchia năm 1979, chúng ta thực hiện 3 nhiệm vụ chiến lược để chống xâm lược và giúp nhân dân Campuchia.

    Trước hết, chúng ta đánh lại bọn xâm lược, bảo vệ biên cương, bờ cõi, bảo vệ tính mạng, tài sản, cuộc sống bình yên của nhân dân ta; không để cho nguy cơ xâm lược tái diễn.



    Thứ hai chúng ta giúp cách mạng, nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng.

    Thứ ba, để bảo vệ thành quả của chiến thắng, thành quả của cách mạng Campuchia, chúng ta giúp Bạn trưởng thành, vững mạnh nhằm giữ được hòa bình, ổn định để phát triển; đặc biệt là ngăn chặn không cho chế độ diệt chủng quay trở lại, gây nội chiến ở Campuchia.

    Và kết cục là xây dựng được một nước Campuchia láng giềng độc lập, tự chủ, hòa bình, phát triển và quan hệ hữu nghị với Việt Nam và các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

    Với cách nhìn như vậy, chúng ta quay trở lại lịch sử để khẳng định giá trị của thành công. Chiến dịch quân sự của chúng ta năm 1979 đã giải quyết được nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là quét sạch bọn xâm lược khỏi bờ cõi, phá tan lực lượng phản động, giải phóng đất nước Campuchia, tạo thế để Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia nắm chính quyền, thành lập Hội đồng Nhân dân cách mạng Campuchia, đại diện chân chính và hợp pháp duy nhất của nhân dân Campuchia.
    Thứ hai, lực lượng cách mạng đã thiết lập được chính quyền ở Campuchia, nhưng Khmer Đỏ vẫn còn, nghĩa là vẫn tồn tại nguy cơ chiến tranh. Chúng ta cần phải tiếp tục giúp Bạn truy quét tàn quân Khmer Đỏ, xây dựng hệ thống chính quyền, xây dựng Đảng nhân dân Campuchia, khôi phục kinh tế-xã hội từ “cánh đồng chết”. Hay nói khái quát, là giúp hồi sinh cả một đất nước, một dân tộc từ bờ vực diệt vong.

    Thứ ba, tình hình Campuchia lúc đó không đơn giản; lực lượng Khmer Đỏ vẫn được sự yểm trợ của một số nước lớn và các nước chư hầu của họ. Khmer Đỏ vẫn giữ ghế ở Liên Hợp quốc. Thế giới chưa thừa nhận tính bất hợp pháp, tội ác diệt chủng của chế độ Khmer Đỏ.

    Lực lượng này vẫn tồn tại như một thực thể chính trị, quân sự, tạo ra thế 2 vùng 2 lực lượng ở Campuchia. Sau những năm 1980, dưới sự thỏa hiệp của các nước lớn, họ lập ra chính phủ 3 phái gồm thành phần tay sai của các nước lớn, thỏa hiệp với nhau để chống chính quyền cách mạng, Campuchia, chống Việt Nam.

    Trong bối cảnh đó, chúng ta đã giúp Bạn giành thắng lợi ở chiến trường, đảm bảo việc tất cả các bên phải đi đến thỏa hiệp, chấm dứt chiến tranh, tìm kiếm hòa bình. Tất cả các nước khác cũng phải cam kết như vậy.

    Cuối cùng, Hiệp định Paris về vấn đề Campuchia được ký kết. Khi đó, chúng ta hoàn thành việc rút quân tình nguyện về nước. Như vậy, chúng ta đã giúp bạn tạo dựng nền tảng để giữ vững hòa bình, xây dựng, phát triển đất nước.


    Những người lính tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. (Ảnh: Corbis)

    Tuy nhiên, thế vẫn chưa đủ. Sau khi rút quân tình nguyện về nước, chúng ta vẫn tiếp tục giúp Bạn bằng các biện pháp chính trị, kinh tế, ngoại giao, trên cơ sở luật pháp quốc tế, với tư cách 2 quốc gia độc lập, với truyền thống láng giềng đoàn kết, gắn bó lâu đời.

    Hãy nhớ về thời điểm năm 1993, khi Campuchia tổ chức bầu cử, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã thất bại. Các phái khác trong đó có Khmer đỏ, tham gia chính quyền, Campuchia một lần nữa sa vào hiểm họa nội chiến, cách mạng Campuchia gặp khó khăn.

    Từ năm 1993-1998, Đảng Nhân dân Campuchia với sự ủng hộ, giúp đỡ của Việt Nam, đã tiến hành đấu tranh nghị trường, pháp lý, chính trị, kinh tế, ngoại giao kết hợp đấu tranh quân sự. Đến năm 1998, Đảng Nhân dân CPC thắng cử.

    Chỉ 1 năm sau, chính phủ Campuchia do Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) lãnh đạo, trực tiếp là Thủ tướng Hun Sen đã giải giáp thành công Khmer Đỏ bằng biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội, thực hiện hòa giải dân tộc; thực sự xóa sổ lực lượng Khmer Đỏ - với tư cách 1 tổ chức chính trị, quân sự, được nước ngoài giúp đỡ, mà không phải tiến hành bất cứ một chiến dịch quân sự nào.

    Từ đó đến nay, quan hệ Việt Nam - Campuchia về cơ bản mà nói là hết sức tốt đẹp và tính chất quan trọng nhất của mối quan hệ hai nước là độc lập, tự chủ, giúp đỡ, ủng hộ lẫn nhau. Những vấn đề còn tồn tại như người Việt làm ăn, sinh sống ở Campuchia, phân định đường biên giới..., từng bước được giải quyết một cách tích cực, ngày càng tốt hơn.
    Vậy là, những giọt máu của những người lính tình nguyện Việt Nam đã đổ ở Campuchia từ những năm 1979, đến 20 năm sau, mới đạt được kết quả trọn vẹn.

    Và 40 năm sau, được cộng đồng quốc tế chính thức công nhận thông qua việc xét xử Khmer Đỏ Tòa án quốc tế tuyên chế độ Khmer Đỏ, bè lũ Pôn Pót, Iêng xary, Tà Mốc, Nuôn chea…phạm tội ác diệt chủng, cũng có nghĩa là công khai công nhận thắng lợi, tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến tranh giúp đỡ nhân dân Campuchia.


    Như vậy, đó thắng lợi là vô cùng to lớn của nhân dân Campuchia, của Việt Nam và cho hòa bình, ổn định của khu vực.
    Cũng cần nhắc thêm rằng, thời kỳ đó, tất cả các cuộc chiến tranh mà một nước đưa quân vào một nước khác đều thất bại. Tất cả đều không giữ được chế độ, tất cả đều gây mất ổn định và chìm sâu vào nội chiến.

    Duy nhất chỉ có Campuchia là giữ được chính quyền, giữ được sự ổn định, có được hòa bình, giải giáp được Khmer Đỏ và bước ra môi trường quốc tế sau khi được kết nạp vào ASEAN năm 1998 tại Hà Nội. Không có cuộc chiến nào để lại được di sản vĩ đại như những gì Việt Nam mang lại cho Campuchia.

    Vào năm 1993, Quốc vương Norodom Sihanouk đã ra tận sân bay Pochentong/Phnom Penh đón Chủ tịch nước Lê Đức Anh sang thăm Campuchia. Hãy nhớ câu nói của Quốc vương khi đó:

    “Tôi ra tận chân cầu thang đón Ông, Tôi chào mừng Ông với tư cách là người đã dẫn đầu đoàn quân Nhà Phật sang cứu nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng và hồi sinh dân tộc chúng tôi. Chỉ có Việt Nam mới đem lại sự cứu giúp vĩ đại cho nhân dân Campuchia. Chỉ có Việt Nam mới làm được điều đó mà thôi.”

    (Còn nữa)
    Phần 3: Chiến tranh để có Hòa Bình


    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Haiz... ai đã dạy polpot cách bắn súng AK, chiến tranh du kích

  4. #4

    Mặc định

    Phần 3: Chiến tranh để có Hòa Bình

    Đúng 40 năm trước, những ngày cuối năm 1978, những người lính tình nguyện Việt Nam bắt đầu cuộc chiến đấu giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Polpot - Khmer Đỏ. Ngày 07/01/1979, thủ đô PhnomPenh được giải phóng, đánh dấu ngày tàn của chế độ Khmer Đỏ.Nhân kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng Polpot, giải phóng thủ đô Phnom Penh và đất nước Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

    Nhân nói về chuyện rút quân, cho đến nay vẫn có một số ý kiến cho rằng sau khi giải phóng Phnompenh năm 1979, Việt Nam vẫn đóng quân ở lại tới 10 năm là quá lâu và hậu quả là Việt Nam phải trả những cái giá tương đối nặng nề do sự bao vây, cấm vận của quốc tế. Tại sao mình không rút quân sớm hơn, thưa Thượng tướng?

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Đơn giản là Khmer Đỏ vẫn còn tồn tại và chưa có một giải pháp hòa bình cho Campuchia.Nếu chúng ta rút quân sớm hơn, Campuchia sẽ có nội chiến, cuộc cách mạng của nhân dân Campuchia sẽ bị dập tắt và một lần nữa Campuchia sẽ bị dìm trong biển máu. Cần phải cô lập được Khmer Đỏ và có giải pháp hòa bình là một yêu cầu bắt buộc.


    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

    Những gì Campuchia có được ngày hôm nay chính là kết quả của việc chúng ta đã giải phóng Campuchia và gồng mình ở lại, dù biết rằng sẽ gặp muôn vàn hy sinh, gian khó. Chúng ta hiểu rằng, chưa thể giải quyết ngay Polpot vì nó được một số nước lớn, một số nước láng giềng ủng hộ.Nhưng rồi khi 28 nước cùng phải ngồi xuống và ký vào Hiệp định Paris có nghĩa là Việt Nam đã buộc cả cộng đồng quốc tế phải công nhận sự tồn tại của chính quyền Campuchia do Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia lãnh đạo và cam kết chấm dứt chiến tranh, chấm dứt viện trợ chiến tranh.
    Nếu ta chỉ rút cho "rảnh thân" và tìm cách bảo vệ biên giới thì đất nước Campuchia sẽ rơi vào thảm họa diệt chủng một lần nữa.
    Và nếu Campuchia rơi vào nội chiến thì Việt Nam liệu có tránh được khỏi chiến tranh một lần nữa hay không?
    Biên giới của chúng ta liệu có yên không?
    Với một nước láng giềng như thế, Việt Nam có thể yên tâm mà phát triển hay không?


    Nói một cách hình tượng hơn, khi mà chúng ta đã nhẫn nhịn hết mức mà có kẻ vẫn cầm dao xông vào nhà mình, giết dân mình thì buộc lòng chúng ta phải đánh trả. Đã đánh thì phải đánh cho tiệt nọc. Chỉ đến khi Hiệp định Paris được ký kết thì Việt Nam mới có thể yên tâm rút quân về nước.Nói như thế để thấy rằng, tất cả mọi việc của chúng ta đều có sự chuẩn bị, từ việc đưa quân sang hay việc rút quân về.

    Tất cả đều mạch lạc, có sự tính toán và chuẩn bị thấu đáo chứ không hề bị động.
    Không chỉ có thế, ngay cả khi đã rút quân về chúng ta vẫn giữ được mối quan hệ tốt cho dù sau đó có rất nhiều biến cố khác xảy ra ở Campuchia như UNTAC (Cơ quan chuyển tiếp Liên Hợp Quốc tại Campuchia) vào tiếp quản Campuchia hay đảng FUNCINPEC (Đảng bảo hoàng) giành thắng lợi trong bầu cử năm 1993, Đảng Nhân dân Campuchia gặp khó khăn hay đảo chính năm 1996.Và phải đến năm 1998, Đảng Nhân dân Campuchia mới thắng cử, thực sự quay trở lại nắm chính quyền và đúng một năm sau thì bạn giải giáp được Khmer Đỏ.

    Khi đó, nhiệm vụ của chúng ta đã thắng lợi, mục tiêu chiến lược đã hoàn thành.
    Có điều, cái giá chúng ta phải trả cũng là quá đắt. Vậy ai là người phải biết ơn những sự hy sinh này? Rõ ràng, trước hết là nhân dân Campuchia, nhưng ngay chính người dân Việt Nam, từng người một phải biết ơn cuộc chiến tranh đó, bởi nếu không có cuộc chiến này, chúng ta cũng không thể có được sự ổn định và phát triển ngày hôm nay.

    Phán quyết mới nhất của tòa án quốc tế kết tội chế độ Khmer Đỏ phạm tội ác diệt chủng đối với nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia có thể coi là sự thừa nhận của quốc tế về sự chính nghĩa của Việt Nam đối với cuộc chiến tranh này.

    Có ý kiến cho rằng, thế giới đang nợ "một lời nói lại về những công lao và hy sinh của Việt Nam trong cuộc chiến này" . Quan điểm của Thượng tướng về việc này thế nào?


    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tôi nghĩ thế giới cần có những lời, những hành động thể hiện sự tri ân vì những hy sinh của Việt Nam. Xu hướng chung của thế giới hiện nay là hòa bình, nhân ái và hòa hợp, con người được đặt ở vị trí trung tâm. Đó cũng chính là xu hướng và là mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc.Chúng ta đã làm được một việc vĩ đại là cứu cả một dân tộc khỏi họa diệt chủng, chúng ta đem đến hòa bình cho một quốc gia.

    Đó là một nền hòa bình, độc lập và tự chủ chứ không phải nền hòa bình phụ thuộc vào Việt Nam.
    Với tất cả những việc đó, thế giới cần có một lời tri ân đối với Việt Nam vì Việt Nam đã hy sinh để thực hiện trọn vẹn một nhiệm vụ, hoàn thành thắng lợi một mục tiêu cao cả mà cả thế giới hướng đến.

    Thượng tướng có thể nói gì về những người lính tình nguyện Việt Nam và vai trò của họ trong cuộc chiến ở Campuchia?

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Có thể nói, cuộc chiến ở Campuchia là cuộc chiến vừa bắt buộc vừa là một cuộc chiến hoàn toàn mới đối với Việt Nam.Đây là một cuộc chiến rất tàn khốc, những mất mát, hy sinh của người lính tình nguyện ở Campuchia là rất lớn và vô cùng khốc liệt. Ví dụ, một loại vũ khí gây thương vong nhiều nhất cho bộ đội ta là mìn. Khmer Đỏ có đủ các loại mìn do nhiều nước cung cấp.Loại mìn zip mà Polpot sử dụng ở Campuchia được làm bằng giấy nhưng có tẩm hóa chất, cứ dính là bị nhiễm độc và hoại tử, nên cứ sứt da, chảy máu là phải cưa chân. Hơn 50% thương binh Việt Nam ở Campuchia là bị thương ở chân, tay...Tôi đã từng gặp những chiếc xe ô tô chở thương binh Việt Nam ra sân bay Pochentong về nước điều trị, trên xe có 30 thương binh chỉ còn đúng 30 cái chân.

    Cái thứ hai đáng sợ ở Campuchia là khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nên bộ đội mình hy sinh nhiều. Sốt rét ở Campuchia nhanh vô cùng, nước suối rừng già ở Campuchia độc một cách đáng sợ. Bộ đội ta dù uống hay rửa mặt hoặc tắm đều có thể mắc sốt rét ác tính.Có rất nhiều bộ đội ta đã bị sốt rét lên đến trên 41 độ dẫn đến hoảng loạn thần kinh, đập phá và cuối cùng là suy kiệt, không sống nổi.Trong quá trình truy quét tàn quân Polpot, có những lần ta mất cả một đại đội vì sốt rét.

    Có những khu vực cửa rừng ở Campuchia có tượng con voi đá rất to, quay đầu ra.Người dân Campuchia nói: Đến con voi còn phải quay ra thì người vào rừng đó chỉ có chết. Chỉ có bộ đội Việt Nam là dám vào, vẫn chiến đấu và vẫn đánh thắng - nhưng gian khổ vô cùng.


    Quân tình nguyện Việt Nam trên đường rút khỏi Campuchia sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả.


    Nhưng dù cho cuộc chiến ấy khốc liệt đến như thế nhưng tính kỷ luật của bộ đội Việt Nam thì không một đội quân nào trên thế giới có thể có được. Cũng có một số ít người vi phạm kỷ luật nhưng tuyệt đại đa số thực hiện rất nghiêm kỷ luật dân vận. Cũng vì tính kỷ luật rất cao này mà bộ đội Việt Nam được dân Campuchia thương thực sự.Hồi đó bộ đội mình đi làm dân vận thì cũng chỉ giúp dân chứ không có tiền mà cho.

    Còn chuyện nhường cơm xẻ áo là có thật. Thời đó, nếu bảo một người có tiêu chuẩn 18kg gạo/tháng nhưng cắt đi 5kg để nhường cho người khác là khó nhưng bộ đội Việt Nam chuẩn bị ăn cơm mà thấy trẻ em Campuchia vào bếp thì luôn nhường các em ăn trước.
    Có thuốc men gì cũng lo cho trẻ em trước.

    Mà bộ đội ta làm những việc ấy rất tự nhiên, rất bản năng, với tấm lòng của một CON NGƯỜI chứ không vì một điều gì khác.
    Điều mà tôi thấy ấn tượng nhất, tự hào nhất là Việt Nam không chỉ trao cho Campuchia cuộc sống, cơm áo, hòa bình mà quan trọng nhất là trao cho đất nước này quyền độc lập, tự chủ kể cả khi còn mấy chục vạn quân đang đóng trên đất Campuchia và chỉ ở đó để giúp dân, giúp Bạn.Việt Nam chưa bao giờ có điều gì áp đặt đối với Campuchia.

    Trong sự giúp đỡ toàn diện, to lớn đó, hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột trong quan hệ Việt Nam - Campuchia.
    Một phần lớn các cán bộ chỉ huy cấp chiến dịch của Campuchia đều là những người từng học ở Việt Nam. Họ đều thừa nhận học được rất nhiều thứ về nghệ thuật chỉ huy quân đội ở Việt Nam.Mình đã giúp bạn rất nhiều nhưng tôi vẫn nhớ điều Đại tướng Lê Đức Anh luôn luôn căn dặn cấp dưới: Điều quan trọng bậc nhất là phải tôn trọng độc lập, tự chủ của bạn. Dù trong hoàn cảnh nào cũng phải tuyệt đối tuân thủ điều này, ai mà vi phạm là "chết với ông Sáu"

    .Sau 40 năm, nhìn lại cuộc chiến này, theo Thượng tướng chúng ta có thể rút ra được bài học hay kinh nghiệm gì cho công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia trong hiện tại hoặc tương lai?


    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Nhìn lại cuộc chiến này, điều quan trọng nhất rút ra là: khi đất nước đã có chủ quyền lãnh thổ, hòa bình, độc lập, tự chủ rồi thì hãy làm tất cả để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh. Không bao giờ để xảy ra chiến tranh.Nhưng muốn không có chiến tranh thì trước hết mình phải mạnh, mạnh ở ổn định xã hội, mạnh ở kinh tế, mạnh ở tất cả các lĩnh vực. Đất nước phải mạnh, phải giàu mới tránh được chiến tranh.

    Thứ hai, mình phải giữ cho được xu thế hội nhập và cân bằng chiến lược, không đứng về bên nào và cũng đừng để bên nào kéo mình vào.

    Thứ ba, quân đội luôn luôn phải sẵn sàng. Phải sẵn sàng ngay từ thời bình thì mới tránh được chiến tranh. Phải nắm được tình hình, không để Tổ quốc bị bất ngờ.Nếu hội đủ 3 yếu tố này thì không kẻ thù nào dám động đến mình và nếu có động đến thì kẻ đó chắc chắn sẽ phải chuốc lấy thất bại.

    Xin cảm ơn Thượng tướng!
    Last edited by Bin571; 06-01-2019 at 11:35 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5

    Mặc định

    Chiến trường K: Sống rồi, sắp được về với mẹ rồi... nhưng địch đang chờ ở những cánh rừng phía Tây!

    Nguyễn Vũ Điền - Nguyên lính tình nguyện Việt Nam ở Campuchia, Giảng viên Trường SQ TTG | 28/04/2019 07:46 AM



    Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia. Ảnh tư liệu.

    Suốt chiều và tối 03/01/1979, pháo binh Quân Khu và Sư đoàn dồn dập bắn sang bờ tây Mê Công. Tiếng đạn nổ rền, những viên 130mm nổ oàm oàm, khoét thành những hố sâu ngay mép nước.


    Vượt sôngSư đoàn tiếp tục tiến công theo bờ đông lên phía thượng nguồn Sông Mê Công, bắt tay với Sư đoàn 2 của Quân Khu 5.
    Cũng xin nói thêm, tỉnh Kratie' là tỉnh đầu tiên của Campuchia hoàn toàn được giải phóng khỏi ách thống trị của tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xary trong Chiến Dịch tổng tiến công tháng Giêng năm 1979. Sư đoàn 5 chúng tôi tự hào là đơn vị chủ công, cùng với các đơn vị của Quân Khu 7 thực hiện xuất sắc nhiệm vụ này.


    Là người miền núi, vốn chỉ nhìn thấy những dòng suối nhỏ với những thác ghềnh, về Hà Nội học, nhìn thấy Sông Hồng đã cảm thấy rất lớn.Giờ đây nhìn thấy dòng Mê Công mênh mang sóng nước, tôi thấy ngợp thật sự. Bên kia bờ sông, những hàng thốt nốt trở nên nhỏ xíu, những mái nhà nhấp nhô mờ ảo bên mép nước mờ xa...Nghe mọi người nói đoạn sông này có rất nhiều cá heo và cá sấu, tôi chẳng tin và nghĩ ai đó bịa ra để hù lính thôi. Nhưng sau này, xem tài liệu mới biết là họ nói đúng.Đó là giống cá heo Mê Công (còn gọi là cá heo Irawaddy), cá sấu hoa cà và cá sấu Xiêm. Các loài này có kích thước rất lớn và chúng rất thích sống ở đoạn sông chảy qua thị trấn Sambour, phía bắc tỉnh lỵ Kratie. Chẳng thế mà người ta vẫn coi sông Mê Công là dòng sông của các loài quái thú.Bộ đội hành quân bộ ngược theo bờ đông sông Mê Công, đánh chiếm nhiều phum sóc dọc đường hành tiến. Bọn địch bị đánh bất ngờ nên chỉ có một vài nhóm nhỏ chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng rút chạy. Thị trấn Sambour, thị trấn Sandan và Chùa 118 cột được hoàn toàn giải phóng.


    Pháo binh ta nhả đạn đánh quân Pôn-pốt năm 1979.

    Chiều muộn hôm ấy, khi ta đang truy đuổi địch dọc sông, nhìn sang bên kia sông, thấy hai chiếc thuyền chở khoảng chục tên lính Pốt mặc áo màu đen đang cố cập bờ để chạy trốn, ông Trạch lệnh cho khẩu đội DKZ.75 giá súng ngay bờ sông bắn sang, không cho chúng thoát.


    Tác giả Nguyễn Vũ Điền - Nhập ngũ năm 1978 khi đang học tại trường ĐHTH, Hà Nội. Nguyên chiến sĩ d6, e174, Sư đoàn 5, Mặt trận 479; nguyên giáo viên Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp; nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Sơn La.


    Khẩu DKZ lấy thước tầm 4000, vậy mà đạn vẫn nổ tòm tõm phía đuôi thuyền. Sau khi nâng tầm lên 4200m, với 3 quả đạn liên tiếp, khẩu đội DKZ 75 đã bắn chìm cả hai chiếc thuyền, hầu hết bọn lính trên thuyền bị tiêu diệt, một vài tên sống sót cố bò ngược lên bờ và chạy sâu vào khoảng rừng phía sau.Áp đảo bằng hỏa lực mạnhNhững ngày này, trên hướng chính diện của chiến dịch, các đơn vị chủ lực của ta tiến công như vũ bão.

    Quân đoàn 4 đang tập trung lực lượng, đập tan phòng tuyến Đan So, làm bàn đạp đánh chiếm bến phà Neak Luong, mở đường cho đại quân tiến vào giải phóng Phnôm Pênh.
    Phối hợp với hướng chính, chiều 02/01/1979, Sư đoàn nhận lệnh vượt sang bờ tây sông Mê Công với nhiệm vụ là mũi vu hồi chiến dịch, cùng các đơn vị bạn tiến công, giải phóng tỉnh Kampong Thom, phát triển theo Quốc lộ số 6, đánh chiếm Battamboong và các tỉnh phía tây Cam Pu Chia.

    Để đảm bảo cho cả Sư đoàn vượt sông an toàn, Trung đội Trinh sát của Tiểu đoàn được lệnh phối thuộc với Trinh sát Sư đoàn nắm địch và tổ chức vượt sông, đánh chiếm mục tiêu đầu cầu, tạo điều kiện cho lực lượng cơ bản của Sư đoàn sang sông.Suốt chiều và tối 03/01/1979, pháo binh Quân Khu và pháo binh Sư đoàn dồn dập bắn sang bờ tây Mê Công. Tiếng đạn nổ rền như trống trận, khói bụi mù mịt dọc cả triền sông, những viên đạn 130 nổ oàm oàm và khoét thành những hố sâu ngay mép nước.Có những viên nổ ngay trên mặt sông, khiến nước bắn lên trắng xóa. Tôi nghĩ, nếu thằng địch nào còn ở quanh khu vực pháo bắn thì chỉ nghe tiếng đạn thôi cũng đã đủ kinh hoàng, không còn hồn vía đâu mà chống cự.


    Tù binh Khơme Đỏ bị bắt trong một trận đánh trên chiến trường biên giới Tây - Nam. Ảnh: Báo Long An.

    Trong khi pháo bắn chuẩn bị, lực lượng Trinh sát đã vận động lên thượng nguồn hơn 2km, kết bè chuối, thả trôi theo dòng nước, dạt vào hai cù lao giữa sông. Khi pháo chuyển làn, anh em tiếp tục cơ động, làm chủ bến sông phía đối diện, rồi nhanh chóng đốt hai đống lửa rất lớn làm hoa tiêu cho đội hình lớn của Sư đoàn vượt sông.


    Do phương tiện vượt sông phải ưu tiên cho hướng bến phà Neak Luong nên trên hướng Sambour, công binh Quân Khu phải đảm bảo vượt sông bằng những con thuyền cao tốc loại nhỏ và mấy chiếc phà cũ kỹ.Suốt mấy ngày đêm liên tục, 12 chiếc thuyền lắp máy cole như những chiếc lá tre, cứ lộn đi lộn lại trên mặt sông hàng trăm chuyến mới hoàn thành nhiệm vụ đưa bộ đội qua sông.

    Một số thiết bị lớn như xe tăng, xe thiết giáp và pháo binh được vận chuyển bằng hai chiếc phà nhỏ ở phía hạ lưu.
    Khoảng 11h đêm, Trung đội tôi nhận lệnh xuống thuyền. Dòng sông mênh mang, con thuyền thì nhỏ mà trời đêm đen kịt, chỉ có một điểm mốc là hai đống lửa lớn được đốt lên bên bờ đối diện.

    Gần hai chục anh em trèo lên thuyền mà lòng đầy lo âu, sông lớn thế này mà chẳng ai biết bơi, lỡ lật thuyền thì chỉ làm mồi cho cá.
    Mà giả dụ có biết bơi đi nữa thì giữa dòng sông mênh mông này, đêm tối thế này chẳng cách nào thoát chết, không biết xác sẽ trôi tận đâu...Con thuyền chòng chành rồi lướt nhẹ trên mặt nước, tiếng máy nổ đều đều, sóng nước bắn tung hai bên mạn thuyền, hắt vào mặt mát rượi. Trời tối om, chỉ có những vì sao nhấp nháy, phản chiếu thứ ánh sáng yếu ớt xuống mặt nước, không đủ để chúng tôi nhìn rõ mặt nhau. Đành mặc cho số phận.Rồi cuối cùng thuyền cũng cặp bờ.

    Chúng tôi rời thuyền, hành quân chiếm lĩnh vị trí được phân công.
    Sống rồi, không phải đánh đấm gì nữa, sắp được trở về với mẹ rồi!
    Sang sông được mấy ngày mà chẳng thấy đánh đấm gì, địch đâu không thấy, chỉ thấy ruồi vàng với muỗi. Mà chúng ở đâu ra lắm thế, cứ vo ve bay lượn như trực thăng thám thính, rồi đúng lúc ta không để ý, chúng lao xuống chí vào bất cứ chỗ nào trên cơ thể, khiến mặt mũi, chân tay ai cũng sưng vù.Giữa cái nóng như đổ lửa ở cánh rừng khô cháy này, lính ta bắt đầu thấy ngán ngẩm vì chờ đợi.Chiều 07/01/1979, qua Đài Tiếng Nói Việt Nam, biết Phnom Penh đã được giải phóng, lính tráng sướng quá, ôm lấy nhau reo mừng, ai cũng nghĩ thế là xong rồi, sống rồi, không phải đánh đấm gì nữa, sắp được trở về với mẹ rồi.


    Cờ cách mạng 5 ngọn tháp tung bay trên thành phố CămPốt – Campuchia năm 1979.

    Có thằng phởn chí còn kéo nấc liên thanh lia lên trời cả loạt AK theo kiểu ăn mừng chiến thắng, làm cả khu rừng đang yên lành bỗng rộn lên tiếng súng, những chú chim hoảng hốt bay vút lên không trung.... Nhưng khi ấy vui quá, cán bộ Tiểu đoàn cũng không nỡ mắng anh em.Tôi thoáng nghĩ, Chiến tranh chỉ có thế thôi à? Tưởng sang giải phóng Campuchia mình sẽ có mặt trong đoàn quân tiến vào Phnom Pênh chứ. Chỉ thế này thì quá đơn giản. Sau này về nhà rồi chẳng có gì để nói.



    Nếu có ai hỏi: anh có được vào giải phóng Phnôm Pênh không? Chẳng lẽ lại nói phét là có. Rồi lỡ người ta hỏi: Phnôm Pênh có đẹp không thì biết trả lời thế nào…Có ai biết rằng, do không thể chống đỡ nổi với sức tiến công như vũ bão của Quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng của Mặt trận cứu nước Campuchia, Pôn Pốt đã thực hiện âm mưu nhử địch vào sâu mới đánh và chiến lược "vườn không nhà trống".

    Chúng bỏ ngỏ thủ đô và các đô thị, tránh giao tranh đến mức thấp nhất với bộ đội ta để hạn chế thương vong; phân tán lực lượng, dựa vào rừng núi và khu vực biên giới để thực hiện chiến tranh lâu dài.Chính vì vậy, những trận vừa qua của đơn vị tôi hầu như chưa có trận nào giao chiến lớn, ta tiến đến đâu, địch kháng cự yếu ớt rồi bỏ chạy đến đó. Chúng đang đón đợi chúng tôi ở những cánh rừng phía Tây.



    theo Trí Thức Trẻ
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #6

    Mặc định

    Chiến trường K: Đạn nổ ngay trong nòng, "thần chết" nghiệt ngã với lính tình nguyện Việt Nam

    Nguyễn Vũ Điền - Nguyên lính tình nguyện Việt Nam ở Campuchia, Giảng viên Trường SQ TTG | 26/04/2019 07:30 PM



    Quân tình nguyện Việt Nam bắt tù binh Polpot.Quả đạn vừa thả khỏi tay, thì bỗng "Oành" một tiếng rất lớn... nòng khẩu cối 82 bị chém đứt ngang. Xung quanh đó là những thân người, mảnh áo, quần và nội tạng, máu me vương vãi...


    Trận đánh mở màn...Cuối tháng 12 năm 1978, Chiến dịch Tổng tiến công, giải phóng hoàn toàn đất nước Căm Pu Chia khỏi chế độ diệt chủng Polpot bắt đầu.Trên hướng Sư đoàn 5, các đơn vị nhận lệnh hành quân, giải phóng tỉnh Kratie, mở rộng tiến công lên phía Bắc, dọc hữu ngạn Sông Mê Công, bắt tay với lực lượng của Quân khu 5, giải phóng tỉnh StungTreng.Thực hiện mệnh lệnh được giao, từ Chhlong, Trung đoàn Q16 hành quân theo Quốc lộ 13, đánh thẳng lên Kratie, Trung đoàn 4 vu hồi cánh trái, Trung đoàn 174 vu hồi cánh phải. Ba trung đoàn từ ba hướng, hợp điểm tại Thị xã Kratie. Các mũi vu hồi bắt đầu nhận lệnh hành quân từ chiều 23/12/1978


    Tác giả Nguyễn Vũ Điền - Nhập ngũ năm 1978 khi đang học tại trường ĐHTH, Hà Nội. Nguyên chiến sĩ d6, e174, Sư đoàn 5, Mặt trận 479; nguyên giáo viên Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp; nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Sơn La.


    Thay vì phải mang bao tượng gạo, trong cuộc hành quân này, do yêu cầu bí mật và tốc độ nên bộ đội được phát mỗi người 7 ngày cơm sấy.Lần đầu tiên tôi - người lính tình nguyện Việt Nam nhìn thấy loại lương thực rất lạ này. Đó là thứ gạo sấy sẵn, đóng thành bịch kín 200g/ bịch, thân bịch có một vạch xanh, một vạch đỏ và hướng dẫn khi dùng nước sôi thì đổ nước đến vạch đỏ, dùng nước lã thì đổ đến vạch xanh. Sau khi đổ nước, khoảng 30 phút sau có thể ăn được.

    Chúng tôi xếp cơm sấy dưới đáy ba lô, bên trên nhét quần áo, tăng, võng, tấm đắp và vài ba thứ lặt vặt. Vậy nhưng ba lô cũng khá nặng và còn rất nhiều thứ lỉnh kỉnh quanh người nữa.Tôi và Cương Kều được phân công đi máy (thông tin) cho K12 - Đại đội hỏa lực của Tiểu đoàn. Cương là người Sài Gòn, dân Quận 4, đi lính trước tôi nhưng khi ấy anh mới 19 tuổi.Dù chỉ kém tôi một tuổi, nhưng chắc thấy tôi vừa đen vừa già, lại đã từng học dở đại học, nên nó rất quý và tôn trọng, cứ một điều anh, hai điều em rất lễ phép.Trong đội hình hành quân, nó đi trước, tôi khoác súng theo sau.Nhìn dáng nó lòng khòng, cao lêu đêu, da trắng hồng như da con gái, khoác cái ba lô đựng máy thông tin PRC.25 với chiếc ăng ten lá lúa được làm bởi những lá thép mềm mại lúc lắc theo nhịp bước.


    Người dân Campuchia vẫy chào xe tăng của Quân tình nguyện Việt Nam rút về nước.

    Vừa đi nó vừa sử dụng mật danh liên lạc với tiểu đoàn "Sông Hồng gọi Sông Thao 101. Sông Thao 105, 05...", mà tôi thấy ngưỡng mộ, ước ao đến một ngày nào đó được đi máy như nó...Cả Trung đoàn hành quân suốt mấy ngày đêm liên tục. Để đảm bảo bí mật nên ngay sau khi ổn định đội hình hành quân, các mạng liên lạc được yêu cầu không hoạt động, tất cả các máy đều tắt nguồn. Chỉ huy các đại đội liên tục đốc thúc bộ đội tăng tốc.


    Đội hình dài dằng dặc với hàng ngàn con người lầm lũi bước giữa trời nắng như thiêu như đốt của đại ngàn rừng khộp. Mệt mỏi kinh khủng nên mỗi khi giải lao, từ tướng đến quân, cứ để nguyên ba lô trên vai, ngửa người ra đất, chân duỗi thẳng là giấc ngủ ùa đến một cách bất ngờ.Lúc giải lao để ăn cơm, ai cũng như ai, lôi bịch cơm sấy đã trương phềnh bởi thứ nước múc vội ven đường cho vào trước đó, vạch ngược túi, đổ vào chút bột canh rồi dùng thìa xúc mà miệng bã ra chẳng khác gì ăn cơm nguội.Một lần, đang ăn, thấy một con xin tương lẫn trong cơm, tôi dùng thìa bỏ nó xuống đất, lát sau, con xin tương tỉnh dậy, lại bò đi như chưa hề chui vào giữa bịch cơm của lính bao giờ...Với tôi, một thằng sinh viên vừa rời ghế nhà trường, trở thành người lính thì đây đúng là thử thách đầu tiên được nếm trải.

    Hôm mới vào trung đội, thấy tôi đi đôi giày ba ta, anh em nói giày này không hành quân được đâu, tôi chẳng quan tâm, bởi nhìn chúng nó đi giày cao cổ, tôi thấy thô thô, quê quê thế nào ấy, đi ba ta có vẻ thư sinh hơn. Giờ mới thấy chúng nó nói đúng.Địa hình Campuchia chủ yếu là đất cát, với nhiệt độ mùa khô lúc nào cũng 37-38 độ C, nóng như rang thế này thì cái đế giày phẳng đét của tôi giống như cái đít chảo gang, trở nên bỏng rát, lòng bàn chân phồng rộp, rất khó chịu.Hơn nữa, cổ giày thấp, nên khi đi, đất cát chui đầy vào trong, thỉnh thoảng phải dừng lại, đổ cát ra, rồi lếch thếch chạy theo đội hình. Biết vậy, nhưng, lấy đâu ra giày mà thay bây giờ, đành cứ thế mà chịu đựng. Nhìn chúng nó đi giày cao cổ mà phát thèm.Đêm thứ ba, chúng tôi vượt sông Tê, một con sông nhỏ nhưng chảy khá xiết, Công binh Trung đoàn đã giăng sẵn mấy sợi dây kéo là là trên mặt nước.

    Chúng tôi gói ghém tất cả những gì có thể ướt vào tấm tăng, buộc túm lại rồi lũ lượt nắm lấy sợi dây, bơi trong dòng nước xiết.
    Tiếng gọi nhau í ới, nhưng không ai dám nói to, cũng chẳng có ánh đèn nào được bật lên bởi yêu cầu bí mật tuyệt đối của mũi vu hồi. Thằng nào thằng nấy chỉ còn mỗi chiếc quần đùi quẫy đạp trong dòng nước tối om, bám dây leo lên bờ bên kia, rồi lại mở túi tăng, mặc quần áo, sắp xếp đồ đạc, tiếp tục hành quân.

    Có mấy thằng chằng buộc không kỹ, ướt hết cả tư trang, kêu giời lên. Cũng có thằng để trôi mất chiếc xẻng, cứ ngẩn ngơ vì tiếc, không biết tới đây, lấy cái gì mà đào hầm, rồi thì ngồi trên mặt đất mà hứng đạn.Ngày thứ tư, trời vẫn nắng chang chang. Khoảng 3 giờ, nghe thấy tiếng máy bay dọc hướng lộ 13, rồi những tiếng bom nổ rền phía trái đội hình, tiếng cao xạ bắn lên giống như thời máy bay Mỹ đánh ra Miền Bắc những năm chiến tranh phá hoại.Chúng tôi được lệnh tạm dừng hành quân, chờ hết tiếng máy bay mới tiếp tục hành quân.

    Tối hôm đó Trung đoàn thông báo, trong tình thế bị ta vây ép từ nhiều phía, bọn Pốt điên cuồng chống trả, chúng sử dụng máy bay T28 ném bom vào đội hình hành quân của Trung đoàn Q16, Tiểu đoàn cao xạ của Trung đoàn đã nổ súng, bắn rơi 2 máy bay địch.Về phía ta, 63 chiến sỹ mới được bổ sung vào Q16 hy sinh. Thật đau xót cho những người lính lần đầu tiên nếm mùi chiến trận.Khoảng 5 giờ chiều, có lệnh lệnh sẵn sàng chiến đấu. Các máy thông tin được bật lên và nhận thông báo bộ phận đi đầu đội hình Trung đoàn đã gặp địch. Tôi chạy theo Cương bám sát chỉ huy Đại đội.Khi vừa bố trí đội hình chiến đấu xong thì tiếng súng rộ lên phía trước. Các đại đội bộ binh đã nổ súng. Tiếng tiểu liên AK-47 điểm xạ tạch tạch; tiếng B40, B41 ùng uỳnh; các loại súng lớn cũng cùng lúc nhả đạn.




    Chiến thắng lịch sử và sự nghiệp quốc tế cao cả của 'Bộ đội nhà Phật' ở Campuchia.

    ... và thần chết không ngủ quênKhẩu 12,7 ly tăng cường cho hướng K10 nổ khùng khùng, nghe thật ấm sườn. Khẩu cối 82 trong đội hình K12 đã lấy phần tử bắn nhưng vẫn đang chờ lệnh. Thằng Cương dịch mật danh nói lớn:- Anh Tiệp ơi, Tiểu đoàn yêu cầu bắn một viên, cự ly 900 để chỉnh phần tử

    Một quả đạn được đưa vào nòng, tiếng đề pa "toóc" vang lên, rồi một lúc sau, nghe tiếng "oàng" phía xa. Đạn nổ tốt.Sau khi chỉnh xong phần tử bắn xuống 700m, Tiểu đoàn tiếp tục ra lệnh:- Bắn tiếp 3 viên.Hai viên đạn cối được bắn đi với những tiếng nổ khô khốc phía trước. Đến viên thứ ba, tôi nghe rõ tiếng "phì" như tiếng bơm hơi, rồi nhìn thấy viên đạn bay lên, nhưng rơi ngay phía trước khẩu cối khoảng 100m. May thay viên đạn không nổ, chứ nếu nổ, chắc anh em bộ binh ở tiền duyên sẽ có thương vong.

    Thấy tình hình ấy, Đại đội trưởng Tuyết từ bên khẩu DKZ.75 chạy sang, mấy anh em cán bộ trung đội cũng xúm lại kiểm tra, tìm nguyên nhân sự cố.Đúng lúc ấy, thằng Cương truyền đạt tiếp lệnh của Tiểu đoàn:- Bắn cấp tập 5 quả.Nghe thấy câu bắn cấp tập, tôi sướng quá, chạy về phía khẩu cối để xem họ bắn thế nào. Cảm giác như hồi nhỏ chạy theo người lớn đốt pháo tết. Thằng Cương thấy thế, gọi to:- Anh Điền ơi, lùi lại, đừng lên đó, bọn Miên nó phản pháo giỏi lắm đấy.Tôi nghe nó, lùi lại nằm ngang thằng Cương, phía sau một gồ đất cao như gờ chắn, mắt vẫn nhìn chăm chăm về phía khẩu cối. Chỗ đó, 5,6 người đang đứng chụm lại và bắt đầu thả đạn. Từ chỗ nằm, mắt tôi dán vào khẩu cối, miệng lẩm bẩm đếm.Viên thứ nhất, viên thứ hai...tốt.Đến viên thứ ba, khi quả đạn vừa thả khỏi tay, thì bỗng "Oành" một tiếng rất lớn ngay tại khu vực khẩu cối, khói bụi mù mịt....


    Chiến thắng lịch sử và sự nghiệp quốc tế cao cả của 'Bộ đội nhà Phật' - Lính tình nguyện Việt Nam ở Campuchia.

    Khi khói tan, không còn thấy ai đứng nữa. Anh em bộ đội từ các hướng chạy lại, nòng khẩu cối 82, to như cái ống bương bị chém đứt ngang, vỡ ra thành 4 mảnh cong như đoạn rau muống chẻ ngâm nước. Xung quanh đó là những thân người bất động, những mảnh áo, quần và nội tạng, máu me vương vãi...Tôi nghe rõ tiếng rên rỉ của ai đó trước khi lịm hẳn. Lại nhìn rõ một thân người nằm sấp, bụi đất phủ kín, giữa lưng anh, một mảng thịt to bằng hai bàn tay bay đi đâu mất, cái cuống phổi đưa lên, đưa xuống rồi dừng hẳn...Mọi người xúm lại băng bó vết thương cho mấy anh em bị thương, nhặt phần thi thể của các đồng chí hy sinh gói vào túi tử sỹ, khiêng về phía sau.Một chiếc võng được mang đến, chúng tôi khiêng anh Tuyết lên võng để vận tải đưa về phía sau. Khi ấy anh Tuyết nói:- Thằng nào bắt hộ tao con kiến vàng ở lưng với, nó đốt tao đau quá...Mọi người nâng anh lên, xoa xoa vào lưng để giết con kiến cho anh.Tôi ngạc nhiên bởi tại sao anh không thấy đau ở vết thương mà lại biết con kiến đang đốt?Lúc chiếc võng đã đi xa, mọi người vẫn không hết bàng hoàng bởi sự mất mát quá lớn và vô cùng đột ngột.

    Ai cùng lo cho anh Tuyết, bởi theo kinh nghiệm, khi bị thương vào đầu, nếu mê man, bất tỉnh còn có hy vọng, chứ tỉnh táo thế này, dễ chết lắm. Và điều mọi người bàn luận là đúng, Anh Tuyết, Đại đội trưởng, cùng 2 chiến sỹ của Khẩu đội cối 82 đã hy sinh ngay trong trận đánh đầu tiên của chiến dịch.Sau này mới biết, số đạn cối ta bắn trận đó là đạn chiến lợi phẩm, ta thu được trong trận đánh vào ChhLong.Có thể địch đã cố tình bỏ lại và cài ngòi nổ tức thì vào quả đạn nên mới xảy ra chuyện đó. Anh Tiệp, Đại đội Phó Đại đội 12, một chuyên gia về cối, có kinh nghiệm 19 năm gắn bó với cối 82 cũng chưa bao giờ thấy chuyện đó xảy ra.Còn tôi thì thật hú vía. Nếu Thằng Cương không cản tôi, thì tôi đã chạy đến chỗ khẩu cối rồi. Và rất có thể, tôi cũng sẽ nằm lên một chiếc võng, khiêng ngược lại phía sau ngay trong trận đánh đầu tiên được tham gia trong đời.Cảm ơn Cương nhé. Và cảm ơn tất cả các anh đã cho tôi có trải nghiệm bổ ích ngay trong trận đánh đầu đời!


    theo Trí Thức Trẻ
    Last edited by Bin571; 28-04-2019 at 09:53 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  7. #7

    Mặc định

    Chiến trường K: Kỳ tích đưa một sư đoàn lật cánh - Diễn biến chiến trường quá nhanh, vượt quá sức tưởng tượng

    Nguyễn Vũ Điền - Nguyên lính tình nguyện Việt Nam ở Campuchia, Giảng viên Trường SQ TTG | 01/05/2019 11:15



    Các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam vượt sông Mê Công.

    Lần đầu tiên nhìn thấy hai khẩu cao xạ 37 ly hạ nòng bắn bộ binh, uy lực khủng khiếp thật, những viên đạn bay đi thẳng căng, đỏ lừ rồi cháy rực phía mục tiêu, nhìn đã thật.



    Lật cánhSau khi Phnom Pênh được giải phóng, phương án tác chiến thay đổi, ngay chiều 07/ 01/1979, Sư đoàn nhận lệnh trở lại bờ đông sông Mê Công, cùng Quân đoàn 3, giải phóng Kongpong Cham, rồi tiến theo hướng Quốc lộ 6, qua Kongpong Thom, ngược Seam Riep lên Battamboong.

    Riêng Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 174 do Trung đoàn Phó Phạm Văn Minh chỉ huy được lệnh không trở lại cùng Sư đoàn mà cơ động bằng 4 xe vận tải quân sự, được tăng cường 4 xe thiết giáp M.113 theo bờ tây sông Mê Công, cắt qua núi Chi, lên đánh chiếm Tăng Cra Xăng, hợp điểm cùng đội hình Sư đoàn tại Công Pông Thom.Đưa một Sư đoàn, với hàng vạn quân, cùng cơ man nào là vũ khí trang bị qua một dòng sông lớn như sông Mê Công là cả một kỳ tích, giờ lại phải đưa đội hình lớn như thế lộn trở lại bên này, quả thật không đơn giản.

    Tác giả Nguyễn Vũ Điền - Nhập ngũ năm 1978 khi đang học tại trường ĐHTH, Hà Nội. Nguyên chiến sĩ D6, E174, Sư đoàn 5, Mặt trận 479; nguyên giáo viên Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp; nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Sơn La.


    Nhưng, khi nhận lệnh thì không một ai chần chừ bởi diễn biến chiến trường xảy ra trong những ngày qua quá nhanh, vượt quá sức tưởng tượng của bất kỳ ai đã từng tham chiến.Phnom Pênh đã giải phóng rồi, khí thế chiến thắng làm cho ai cũng cảm thấy phải khẩn trương được vào trận, giải phóng những thành phố, thị xã và những vùng đất còn lại.Anh em công binh Quân Khu và Sư đoàn vô cùng phấn khởi, không quản ngày đêm, lại ngược xuôi đưa hàng trăm lượt thuyền máy qua sông.

    Còn lính tráng thì cảm thấy vui, phấn khích và quên đi mọi gian lao vất vả.
    Hôm ngược trở lại bên này sông, chúng tôi không phải đi đêm nữa mà lên thuyền giữa ban ngày. Hàng chục chiếc thuyền lướt sóng giữa dòng Mê Công như đi du lịch chứ không có cảm giác căng thẳng như hôm trước.Dòng sông mênh mang, những tia nước bay lên hắt vào mặt, mát rượi. Ngồi trên thuyền, tôi vợt nước lên rửa mặt, những giọt nước trong xanh thấm vào da thịt làm cho tôi thấy vô cùng sảng khoái.Sang đến bờ đông thì xe của Sư đoàn đã chờ sẵn. Cả đoàn xe hàng trăm chiếc, nối đuôi nhau chở đầy ắp lính ngược về hướng đông. Thấp thoáng ven đường là những rừng cao su bạt ngàn lùi dần về phía sau.


    Các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường K.

    Chỉ mấy ngày trước thôi, bộ đội ta đã phải hy sinh, tổn thất rất nhiều khi phải giằng giật với lính Pốt từng mét đất trong những cánh rừng này, giờ đứng trên xe quay ngược lại những địa danh quen thuộc, có cảm giác như chiến tranh đã kết thúc và chúng tôi đang trở về đất mẹ, trở về Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

    Đến ngã ba Senoul, đoàn xe không đi thẳng mà rẽ phải và tiếp tục đi trong những rừng cao su bất tận. Ngược hướng với đoàn xe chở bộ đội Việt Nam vẫn là dòng người đen đúa, nhếch nhác, những chiếc xe bò đôi kẽo kẹt lê lết trên đường.Người dân Campuchia đang trở về quê sau bao năm phải trốn lủi để thoát khỏi bàn tay của bọn đao phủ Pôn Pốt. Những nụ cười rạng rỡ trên những khuôn mặt hốc hác, những đôi mắt trũng sâu nhưng chan chứa niềm vui, những bàn tay gầy guộc ríu rít giơ lên vẫy chào bộ đội khiến chúng tôi vô cùng cảm động.Chiều muộn, chúng tôi về đến bờ đông Kongpong Chàm. Cả đoàn xe dài hàng mấy km dừng lại chờ đến lượt qua phà. Rất nhiều đơn vị cũng phải dừng lại chờ đợi như chúng tôi.

    Trong cánh rừng cao su ven đường, võng mắc dày đặc.
    Lính tráng vừa trải qua những ngày hành quân vất vả và những trận đánh triền miên, giờ được nghỉ là tranh thủ ngủ, lấy sức để chuẩn bị cho những ngày tác chiến sắp tới.Bên kia sông là thị xã Kongpong Cham mới được giải phóng. Nhà cửa, phố xá, và quang cảnh bộ đội đi lại tấp nập khiến những thằng lính không khỏi tò mò, muốn được sang ngay để biết cái thị xã này như thế nào.Nhưng quân đông như trẩy hội, sang đó rồi lạc, biết đâu mà tìm. Hơn nữa, kỷ luật chiến trường rất nghiêm, chớ có láo nháo, đành vạ vật chờ đợi.Tối vẫn chưa đến lượt sang sông. Chúng tôi ăn uống qua quýt bằng cơm sấy mang theo, rồi ngủ vạ vật ngay trên đường nhựa, cạnh những chiếc xe vận tải.Chẳng tìm được chỗ nào mắc võng nên tôi đành mở ba lô, lấy võng trải ngay xuống nền đường nhựa, phía sau một chiếc xe tải, rồi gối đầu lên ba lô, súng AK đặt bên sườn và thiếp đi, mặc tiếng súng, tiếng pháo vẫn nổ ì ầm xa xa phía bên kia sông...


    Các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Campuchia

    Những cuộc gặp chớp nhoángSáng hôm sau, đơn vị xuống phà sớm. Vẫn là dòng Mê Công hôm nào, nhưng đây là hạ nguồn, thuộc địa phận tỉnh Kongpong Cham.Thay vì sang sông trên những chiếc thuyền nhỏ, lắp máy cole như bữa trước, lần này bộ đội sang sông bằng phà. Những chiếc phà lớn chở đầy ắp bộ đội với vũ khí, trang bị, xe máy lũ lượt qua bờ.Ngay sát mép nước bên bờ tây, những xác người chết bị sóng đánh dạt vào bờ nổi dập dềnh, những khuôn mặt biến dạng, ruồi nhặng bu đen, mùi xác thối ngâm nước lâu ngày bốc lên khăm khẳm.

    Trước khi rút chạy, bọn lính Polpot đã bắn những người dân sống bằng nghề chài lưới ven sông để cướp thuyền của họ rút chạy trước khi ta đánh chiếm bến phà này.Cạnh bến phà, ngay bên phải đường dẫn xuống phà có một kho thóc lớn, dễ đến hàng ngàn tấn bị bọn Pốt đốt trước khi rút chạy đang cháy dở, khói bốc lên cao ngút.Sau này, khi nhắc đến bến phà Kongpong Cham, không một người lính nào qua đây trong những ngày này không nhớ đến hình ảnh kho thóc đang cháy, bởi nó cháy rất lâu, cứ nghi ngút như vậy hàng tháng trời mới hết.Bên này sông còn nhiều bộ đội hơn bờ bên kia.

    Cơ man là súng pháo, cơ man là xe tăng, xe thiết giáp, cơ man là người. Những tiếng gọi í ới, những bước chân hối hả đi về các hướng, những chiếc xe tăng T-54, T-59, xe thiết giáp M.113 phủ đầy bụi chiến trường, trông thật oai phong, hùng dũng đỗ dọc các con đường trên bến.
    Có những chiếc đang nổ máy, thỉnh thoảng lại tăng ga, phả ra những làn khói đen kịt ở phía đuôi. Những đoàn xe chở vũ khí, súng đạn và lương thực phủ bạt đỗ thành hàng dài khắp các con đường đầu thị xã Kongpong Cham.Quân đi như nêm. Lính Quân đoàn 3, Quân đoàn 4, Quân khu 7, Bộ đội biên phòng, Thanh niên Xung phong...người nói giọng Nam, kẻ nói tiếng Bắc.Quần áo mỗi đơn vị một màu, những miếng vải đeo trên vai áo ký hiệu đơn vị mỗi người một kiểu, người màu vàng, kẻ màu đỏ…tất cả trộn vào nhau, tất cả đều hối hả mang vác súng ống, vũ khí đi theo nhiều hướng, cứ đan chéo vào nhau, tấp nập. Khói bụi, âm thanh hỗn tạp, không thể phân biệt được ai ở đâu, thuộc đơn vị nào.

    Thấy một chàng lính đeo miếng vài màu vàng trên vai áo, đi cùng chiều, tôi hỏi với sang:- Cậu ở đơn vị nào?Một giọng Nghệ An đặc sệt trả lời.- Sư 10.- Sư 10 thuộc quân đoàn nào? Tôi hỏi tiếp.- Quân đoàn 3 ông ơi. Mà ông ở đơn vị nào?- Tôi Sư 5, Quân khu 7.Chỉ thế thôi, rồi hai thằng bắt tay nhau, đi về hai hướng. Chiến tranh lôi những thằng thanh niên trai tráng như chúng tôi vào trận, và rồi chiến tranh đẩy chúng tôi đi theo các hướng khác nhau. Mãi mãi tôi không biết cậu ta sau này đi đâu, về đâu, số phận ra sao. Và cậu ta cũng chẳng hiểu những năm tháng tiếp theo của tôi sẽ như thế nào.


    Tác giả Nguyễn Vũ Điền về thăm lại chiến trường xưa.

    Đập tan những cái chốt phòng ngự của lính Polpot như lấy gạch đập ruồiChẳng được vào để biết đường ngang, ngõ dọc của thị xã Kongpong Cham như thế nào, nghe mệnh lệnh tập hợp, chúng tôi lại lục tục lên xe tiếp tục hành trình.Đội hình hành quân của toàn Sư đoàn, với xe tăng, xe thiết giáp của Trung đoàn 26 dẫn đầu hành tiến theo Quốc lộ 6. Tiếng động cơ của cả đoàn xe trộn lẫn tiếng gió rít bên tai ào ào, trên đầu trời vẫn xanh vời vợi, không một gợn mây.Qua thị xã Kongpong Thom, đoàn xe tiếp tục hướng lên Seam Riep. Thỉnh thoảng, đoàn xe lại dừng lại, bộ đội xuống xe tìm chỗ ẩn nấp vì phía trước gặp địch. Tuy nhiên, đó chỉ là những toán địch lẻ tẻ, nổ vài phát súng về phía ta rồi bỏ chạy vào rừng.Các đơn vị đi đầu vừa hành tiến, vừa nổ súng thị uy để bọn chúng khiếp sợ chứ biết chúng chạy phương nào mà bắn.


    Tuy nhiên, từ thị xã Seam Riep lên hướng Sisophon thì những ổ đề kháng của địch nhiều hơn. Trong lúc rút chạy, Pốt để lại những toán khoảng vài ba chục tên, chốt giữ những khu vực trọng yếu nhằm quấy rối, làm chậm tốc độ tiến công của ta.Với lực lượng đi đầu là xe tăng và xe thiết giáp thì việc đập tan những cái chốt này giống như lấy gạch đập ruồi. Chúng tôi ngồi xuống vệ đường, hút thuốc lá, nhìn bộ phận đi đầu nổ súng, xem hai bên bắn nhau như đi xem kịch.Tiếng đạn pháo 100 ly của xe tăng T-54, tiếng đạn cối, tiếng ĐKZ và súng 12,7 ly, đại liên PKT của các phân đội thiết giáp và bộ binh đi đầu bắn áp đảo.

    Chỉ đùng đoàng một lát là các điểm chốt của chúng nhanh chóng tan rã, đoàn xe lại tiếp tục lên đường.
    Ngày tiếp theo, khi đầu đội hình hành quân tiếp cận cầu Sisophon, một ổ đề kháng của địch từ bên kia cầu dựa vào công sự được đắp nổi ngay ven đường nổ súng ngăn chặn quyết liệt.Tiểu đoàn xe tăng dẫn đầu nhanh chóng triển khai đội hình chiến đấu. Những chiếc xe tăng rời mặt lộ, lợi dụng các cánh rừng ven đường, hình thành thế thế gọng kìm, tiến công địch từ bên sườn.Lực lượng bộ binh chiếm lĩnh hai bên mặt đường nổ súng quyết liệt. Tôi đã thấy súng 12,7 ly bắn bộ binh khá nhiều, nhưng lần đầu tiên nhìn thấy hai khẩu cao xạ 37 ly hạ nòng bắn bộ binh, uy lực khủng khiếp thật, cứ " ùng ùng, ùng ùng...", viên đạn bay đi thẳng căng, đỏ lừ rồi cháy rực phía mục tiêu, nhìn đã thật.Trận chiến chỉ diễn ra chừng mươi phút. Bọn địch bị tiêu diệt gần hết. Mấy thằng địch chết, xác cháy xém với đủ tư thế trên mặt chiến hào, vài ba tên sống sót biến vào rừng. Đoàn quân lại tiếp tục tiến lên.


    Quân tình nguyện Việt Nam chuẩn bị rút quân khỏi Campuchia. Ảnh: AFP


    ***
    Phải mất đúng 5 ngày kể từ hôm rời Kratie, ngày 13/01/1979, Sư đoàn mới chiếm được Sisophon, một thị xã lớn và có vị trí hết sức quan trọng về quân sự ở Tây Bắc Campuchia.Từ Sisophon, theo Quốc lộ số 5, xuôi về hướng Nam là thị xã Battamboong rồi nối với Pailin bằng Quốc lộ 57. Từ Sisophon, ngược lên phía Bắc, theo Quốc lộ 56 là đến Svai Chek, Thmo’ Puok, hai thị trấn nhỏ chạy dọc biên giới phía Tây Bắc Campuchia.Từ Sisophon, đi tiếp Quốc lộ số 5 về hường Tây khoảng 50 km là đến cửa khẩu Pôi Pét, Cửa khẩu Quốc tế lớn nhất nối Campuchia với Thái lan.Tôi muốn nhấn mạnh đến vị trí của Sisophon như vậy là vì từ tháng giêng năm 1979 đến khi Sư đoàn 5 hoàn thành nhiệm vụ, rút quân về nước năm 1989, nơi đây chính là đại bản doanh và cũng là hướng tác chiến chính của Sư đoàn.


    Những địa danh được nhắc đến quanh Sisophon cũng là những địa danh mang đầy kỷ niệm của những người lính Sư Đoàn 5 trong suốt những năm tháng sống và chiến đấu tại chiến trường Campuchia đầy hy sinh và gian khổ này.Theo sự phân công của trung đoàn, các đơn vị triển khai đội hình phòng ngự, sẵn sàng đánh địch phản kích. Tiểu đoàn 6 được giao án ngữ phía tây thị trấn, ngay trên đường tàu nối Battamboong với Pôi Pét, cửa khẩu quốc tế Campuchia - Thái Lan.Cuộc hành quân lật cánh của Sư đoàn đã hoàn thành một cách suôn sẻ, nhưng những cuộc chiến đấu gian nan, vất vả, hy sinh của chúng tôi mới chuẩn bị bắt đầu.



    Last edited by Bin571; 30-04-2019 at 11:06 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 36
    Bài mới gởi: 28-02-2016, 01:38 PM
  2. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 17-01-2013, 01:06 PM
  3. Bí mật Chiến tranh thế giới thứ 2
    By anhchin in forum Sưu Tập Khác...
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 12-03-2012, 10:42 AM
  4. Giải mã những bí ẩn của chiến tranh không quân Việt Nam
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 23-08-2011, 10:02 AM
  5. Trả lời: 39
    Bài mới gởi: 29-11-2010, 10:05 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •