Sau khi lập được quẻ Kỳ Môn rồi [năm, tháng, ngày, hay giờ] thì các bạn có thể chuyển sang quẻ Dịch để hỗ trợ thêm phần luận đoán.

Trích:
1-Theo t/g Bùi Biên Hòa thì chuyển từ Kỳ Môn sang quẻ Dịch:
_Quẻ chính: Trực phù địa bàn trên Trực phù thiên bàn.
_quẻ biến: Trực Sứ địa bàn trên Trực Sứ thiên bàn.

Td: năm đinh mùi, tiết Hạ chí thượng, độn âm cục 9.
Ngày giáp tý, giờ canh ngọ (m g tý)
[cách này t/g vẫn dùng pp xoay vòng truyền thống. Môn không vào cung giữa]

-Quẻ chính: Trực phù Thiên Ương là Mậu/Đoài => Ly/Đoài-> Hỏa trạch Khuê.
-Quẻ biến: Trực sứ Cảnh môn/Chấn => Ly/Chấn -> Hỏa lôi Phệ Hạp.
Vậy là quẻ Khuê, động hào 2, biến quẻ Phệ Hạp [tức là có quẻ chính rồi, có quẻ biến rồi thì mới tìm ra hào động]


2. Ông ĐQ lấy Chực Phù trên Địa Bàn làm Thượng Quái, Lạc Cung của Chực Phù làm Hạ Quái để tạo nên Quẻ Chính.
Ông lấy Chực Sử trên Địa Bàn làm Thượng Quái và Lạc Cung của Chực Sử là hạ quái để tính quẻ biến.
Tóm tắt là lấy phần Chực Phù làm quẻ chính, Chực Sử làm quẻ Biến.
Rồi so sánh quẻ chính và quẻ biến để tìm hào động.

T/b: cái này là tôi trích lại nên không biết ông ĐQ là ông nào?


3.Ông Nguyễn Mạnh Bảo chuyển từ Kỳ Môn sang quẻ Dịch:

Cách 1. Cửu tinh của Trực phù làm thượng quái. Cung của địa bàn làm hạ quái, hợp 2 quẻ làm trọng quái, dùng để chiêm bản thân cát hung, nhà cửa, con cái.

Cách 2. Trực sứ làm thượng quái. Trực phù làm hạ quái, hợp thượng hạ lại làm trọng quái: dùng để chiêm vợ con, xuất ngoại, kinh doanh, di đồ, quan lộc cát hung.
Thành tượng quẻ rồi thì nạp giáp.
(hết trích)


Tôi thường áp dụng cách 2 của ông Nguyễn Mạnh Bảo: dùng Trực sứ thiên bàn làm thượng quái. Trực phù thiên bàn làm hạ quái.
Dùng số tiên thiên của thượng và hạ quái cộng lại trừ 6 là hào động.
Cách này có 1 giới hạn là mỗi quái chỉ có 1 hào động.

Số của tiên thiên:
1 Càn 2 Đoài 3 Ly 4 Chấn 5 Tốn 6 Khảm 7 Cấn 8 Khôn.

Còn số của hậu thiên:
1 Khảm, 2 Khôn, 3 Chấn, 4 Tốn, 9 Ly, 2 Khôn, 7 Đoài, 6 Càn.