Trang 2 trong 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
kết quả từ 21 tới 33 trên 33

Ðề tài: Cậu Tài, Cậu Quý là ai? cách cúng như thế nào?

  1. #21

    Mặc định

    mình cũng đọc qua tử vi thấy Cậu Tài Cậu Quí độ mạng , cũng ko biết 2 cậu này thực hư là ở đâu vì search google ko ra , ai có thông tin về 2 vị này xin chia sẻ . Mình muốn đi viếng thăm đền của 2 cậu này .

    Nam Mô A Di Đà Phật

  2. #22

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nhansamqua Xem Bài Gởi
    em sinh năm 1977, có người quen nói em phải thờ Cậu Tài, Cậu Quý để độ mạng, em cũng ra chợ lớn thỉnh 2 cậu về thờ, hình 2 cậu mặc áo dài việt nam và đội nón lá, 1 cậu cầm nén vàng, 1 cậu cầm con gà trống, vậy 2 cậu này có phải là dạng bùa ngãi gì không? và các cúng như thế nào, và 2 cậu thuôc môn phái nào??? em xin cảm ơn...:thinking:
    Hi bạn!

    - Bạn sinh 1977 đinh tỵ, bạn nên thờ ông Tử Vi và phật( bạn thích phật nào thì thờ phật đó), bạn phải thờ phụng theo đúng nghi thức, còn thờ phật thì đúng theo nghi quỉ.Hai cậu đó(Tài, Quí) xuất phát từ trường phái tử vi mà ra.Thân chào bạn
    - voluongtamphap
    - Email: tuvanphongthuy79@yahoo.com.vn

  3. #23

    Mặc định

    nếu thờ cậu tài, cậu quý thì.. tuyệt đối kiêng ăn thịt gà trống.. vào ngày 30 tháng 4 âm lịch, phải cúng, rùi vào các rằm phải cúng, cậu tài cậu quý, thuộc hàng chúa cậu, chức vụ cao quí, rất linh thiêng, nếu ko tin... thì đi trên đất vn, cứ để ý...chỗ nào có ghi là Dinh cậu, dinh chúa cậu, hay miếu thầy thím, miếu cô cậu ..osv...thờ cậu thì phải nhớ... ko thôi ngta quở.. là bệnh đó

  4. #24

    Mặc định

    người thích cờ bạc, người thích đá gà....chà..chà...mấy cậu cũng rảnh rổi ghê há..hihi...nhờ người độ mạng chi bằng..ta tự "độ" ta...

  5. #25

    Mặc định

    hi..hi trĩ kiếm đẹp trai phết

  6. #26

    Mặc định



    là người độ mạng cho tuổi dần

  7. #27

    Mặc định

    các bác đúng là vui tính.hihi

  8. #28
    Đai Vàng Avatar của Đại Càn
    Gia nhập
    Jul 2012
    Nơi cư ngụ
    Binh rừng,tướng núi
    Bài gởi
    77

    Mặc định

    3 cậu 3 cô.cậu Tài cậu Quý,cậu Út.cô Tèo Xoa,cô Vàng Tranh,cô Tế Mao....gốc chư vị 5 ông .khấn các cô cậu này thường là các bậc thầy.các cậu chuyên chữa bệnh,các cô làm bùa yêu

  9. #29

    Mặc định

    Mình cũng hay cờ bạc lắm , ko biết nên thờ 2 cậu ấy ko nhỉ ? ^-^

  10. #30

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi voluongtamphap Xem Bài Gởi
    Hi bạn!

    - Bạn sinh 1977 đinh tỵ, bạn nên thờ ông Tử Vi và phật( bạn thích phật nào thì thờ phật đó), bạn phải thờ phụng theo đúng nghi thức, còn thờ phật thì đúng theo nghi quỉ.Hai cậu đó(Tài, Quí) xuất phát từ trường phái tử vi mà ra.Thân chào bạn
    Xin thành tâm hỏi VLTP mình sinh năm 1979 (NAM mạng) nên thờ VỊ nào La tốt nhất ! Thành tâm cám ơn bạn chỉ giáo !!!
    Đức thừa tiên tổ thiên niên thịnh
    Phúc ấm nhi tôn bách thế vinh.
    [ĐÀO TỘC]

  11. #31

    Mặc định Sinh năm 1996 thờ cậu tài cậu quý ra sao??? Xin ai có hình post cho em xem với

    Xin thành tâm hỏi VLTP mình sinh năm 1996 (NAM mạng) nên thờ VỊ nào Là tốt nhất ! Thành tâm cám ơn bạn chỉ giáo !!!wellcome1
    Cảm ơn rất nhìu a. !!!

  12. #32

    Mặc định

    Có một tư liệu liên quan đến Cậu Tài và cậu Qúy xin đưa lên diễn đàn tham khảo.
    Núi Cậu thuộc khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, nằm sau lưng Thiền viện Đông Lai (còn gọi chùa Phật Nằm, hoặc chùa Bánh Xèo).
    Từ ngôi thiền viện này, hoặc từ những nơi trống trải, bất kể phương hướng nào, núi Cậu có hình chóp nhọn, nên người địa phương thường gọi là núi Bánh Ít.
    Vì không nổi tiếng như một số núi trên địa bàn tỉnh An Giang, như: núi Sam, núi Cấm, núi Ba Thê..., nên khách du lịch rất ít đến viếng núi Cậu. Chỉ có một số tín đồ đi hành hương miễu Bà Chúa Xứ, chùa Phật Lớn (núi Cấm) biết, mới chịu khó lên viếng bái trên núi Cậu.
    Lên núi Cậu là con đường đất nằm bên hông phải Thiền viện Đông Lai. Khách có thể gởi xe ngay quán bán nước giải khát đầu đường giáp Quốc lộ 91 rồi đi bộ lên.
    Quán không tính tiền gởi xe, nhưng khi lấy xe cũng nên uống chai nước ngọt hoặc chai nước thốt nốt cho khỏe người. Đặc biệt, nước thốt nốt ở đây được nấu chín, để trong ngăn đá, nên khách có thể mua về nhà để trong tủ lạnh vài ba ngày vẫn uống được. Cách thứ hai là chạy xe gắn máy, hoặc xe bốn bánh vào tận chân núi. Nơi đây có nhà dân ở, nhà nào cũng nhận giữ giùm xe cho khách.
    Dân ở đây cho biết, đường lên Sân Tiên trên núi rất ngắn, đi “chút béo” là tới. Từ chân núi, con đường đất lên núi hơi dốc, ẩn trong bóng mát những cây xoài cổ thụ.
    Hết con dốc đất cát là những tảng đá lớn nhỏ nằm chen nhau trên lối đi. Người ta lợi dụng những tảng đá này làm thành từng bậc cấp để bước cho vững chắc. Nhìn chung con đường thoai thoải dốc nên đi chẳng mấy mệt.
    Mùa khô, cây cối trên núi úa tàn khá nhiều. Đến Sân Tiên, các cây bàng trơ trụi, giơ những nhánh cành khẳng khiu lên trời xanh. Thú vị nhất là trong cái sự “chết chóc” ấy, lại thấy đầu những nhánh cây nở xanh những nụ lá, đẹp khó tả.
    Sân Tiên là một tảng đá xanh khổng lồ, liền lạc, phần giữa nhô cao, như một con rùa. Sân rộng khoảng 150m2. Nổi bật giữa Sân Tiên là chiếc lư hương to lớn trổ rồng phụng sơn một màu vàng rực rỡ. Trước lư hương là mảnh sân nhỏ lót gạch men, để khách hành hương vái lạy.
    Sau lư hương là Bàn Cờ Tiên - một tảng đá dẹp hình chữ nhật không đều cạnh, khoảng 1,5mx2m. Bàn Cờ Tiên kê trên mấy cái lư hương nhỏ. Trên Bàn Cờ Tiên có ba lư hương nhỏ có hình rồng phụng sơn vài ba màu cùng một lư hương cùng cỡ, trơn một màu đỏ lợt.
    Bàn Cờ Tiên còn có 5 cái chung đặt trên chiếc dĩa hình trăng khuyết. Sân Tiên có chiếc quán duy nhất của anh Võ Văn Tuấn làm chủ. Bên trái quán, trong bóng mát tấm rèm tre là miếu Sơn Thần. Miếu thờ cậu Tài, cậu Quý, Thổ địa, Thần tài, Sơn thần, Tiên cô. Nhìn vào trong miếu, bức tường trước mặt vẽ hình nhiều màu, bên dưới có dòng chữ đề tên các vị ấy.
    Cạnh miếu Sơn Thần là miếu 10 Cô, lót gạch men bóng loáng. Trong miếu có chân dung một hàng 10 cô, cô nào cũng sơn phết nhiều màu, rực rỡ, theo “trường phái” mỹ thuật dân gian. Trước bệ thờ có ba lư hương, một lớn, hai nhỏ nghi ngút khói nhang, một cái chuông nhỏ bên phải.
    Gần đó là miếu Thần Y. Anh Tuấn kể: Trước đây có một thầy thuốc lên đây tu, trị bịnh cứu người không lấy tiền. Khi ông qua đời, “về xác” ở tận Bạc Liêu, bảo lên đây xây miếu.
    Từ xứ muối, người ta lên núi xây miếu như đang thấy.
    Khu vực này có hai chỗ được đậy kín bằng hai tấm vỉ tre.
    Hỏi ra mới biết đó là hai cái giếng tiên. Một cái có một giếng, cái kia tới hai giếng nhỏ, không có nước. Người ta nói mùa mưa giếng đầy nhóc nước.
    Từ Sân Tiên nhìn lên thấy hai tảng đá giống mỏ chim két.
    Gần đó, trên đỉnh núi, có một cái miếu trắng ẩn hiện sau những tàn cây. Đó là miếu Bà, thờ Bà Chúa Sơn Lâm. Con đường lên miếu Bà đầy cam go, với những con dốc gần như thẳng đứng. Dọc đường là những tảng đá to nhỏ để khách “bám” chân mà leo. Đỉnh cao nhất núi Cậu có người nói 300m. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Võ Thành Phương, trong “Tìm hiểu An Giang xưa” (Văn nghệ An Giang, 2004) thì núi Cậu chỉ cao 100m. Trên núi này khi xưa có Thỏ, Mang, Chồn, Heo Rừng, Lọ Nồi, Khỉ... nhưng bây giờ chẳng có con nào. Rừng không còn vì người ta trồng cây ăn trái. Mà cây ăn trái không cho huê lợi, nên người ta bỏ hoang. Khi đứng trên đỉnh cao nhất núi Cậu nhìn xuống mới thấy “trần thế” đẹp. Quốc lộ 91 như sợi chỉ luồn qua những hàng cây xanh thẫm, ẩn khuất những mái nhà cao thấp.
    Rồi núi Đất, núi Dài Năm Giếng phía xa kia. Cả những cánh đồng chập chùng trong nắng lóa. Nhưng đẹp nhất là khi đêm về, lại nhằm ngày trăng sáng. Trăng lồng lộng rọi khắp mọi nơi, núi Cậu có thể ví là chốn “bồng lai tiên cảnh”.
    Cho nên vào những đêm nguyệt hiện, khách thập phương thường dốc sức lên đây cúng trăng, thưởng nguyệt. Anh Tuấn cho biết, bên miếu 10 Cô có khoảng sân rộng chừng 20m2, lót gạch men, là nơi nghỉ ngơi qua đêm của khách thập phương. Mùng mền, chiếu gối có sẵn.
    Miễn phí. Ai muốn ăn uống thì báo trước để “dưới đất” (nhà Tuấn ở bên chân núi) nấu nướng đem lên. Đặc biệt, ngày 16 và ngày 19 tháng Giêng (âm lịch), gió mát trăng thanh, khách đông nghẹt, không có chỗ ngồi. Có đoàn đem theo cả heo quay, bánh, trái... cúng trăng.
    Ngày vía cậu Tài, cậu Quý vào mồng 6-5 âm lịch. Đây cũng là ngày thu hút nhiều khách hành hương, núi Cậu càng nhộn nhịp, đông vui.
    Theo anh Tuấn và các bô lão sống lâu năm bên dưới chân núi cho biết, cậu Tài, cậu Quý là hai vị tiên đã được người đời tôn kính đặt tên cho núi: núi Cậu. Những đêm trăng thanh gió mát, cậu Tài và cậu Quý thường ôm gà xuống Sân Tiên trên núi này đá chơi. Nghỉ giữa độ, hai cậu đem gà tới các giếng tiên cho chúng uống nước, đồng thời tắm táp lấy sức để chúng đá tiếp. Chính vì sự xuất hiện của cậu Tài, cậu Quý trên ngọn núi này mà người đương thời đặt tên núi là núi Cậu.
    Điểm du lịch tâm linh
    Núi Cậu có độ cao khoảng 300 m so với mực nước biển.
    Con đường mòn độc đạo dẫn khách lên núi vẫn còn hoang sơ, quanh co uốn lượn. Gạt mồ hôi trán, ông Nguyễn Văn Đương, một du khách đến từ Bạc Liêu, hồ hởi: “Khoảng 8 giờ sáng là đoàn chúng tôi gồm 25 người đã đặt chân đến chùa Phật Nằm, rồi thả bộ lên núi để ngắm “cảnh tiên”.
    Năm nào cũng vậy, hễ tới mùa lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là tụi tui bao xe lên cúng Bà rồi chạy thẳng vào núi Cậu. Thường chúng tôi lên núi Cậu vào ngày rằm, ngủ qua đêm để cúng trăng”.
    Tuyến đường mòn lên núi toàn đá cỡ lớn, xếp thành từng nấc. Những “cốc chủ” ẩn dật trên núi cho biết lúc mới về đây lập nghiệp đã có những hòn đá to hình thành như thế.
    Trong lúc lên rừng đốn củi, hái trái cây, người dân đi riết thành đường mòn. Vừa leo qua khúc cua núi đá trập trùng, đặt chân đến Sân Tiên, ông Đương và cả đoàn khách đi cùng thở phào nhẹ nhõm.
    Sân Tiên trên núi Cậu rộng khoảng 2.000 m2, cạnh đó có một quán nước giải khát cho du khách. “Năm nào cũng vậy, từ ngày 16 tháng giêng kéo dài cho đến dịp lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (cuối tháng 4 âm lịch), du khách lại rủ nhau hành hương đến đây. Những ngày này, quán tôi không còn chỗ để ngồi. Nhiều đoàn ở Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu còn mang heo quay, bánh trái đến đây cúng trăng nữa”, ông Võ Văn Tuấn - chủ quán, cho biết.
    Những điều kỳ bí
    Cư dân trên núi Cậu kể rằng hồi trước, bà Bảy ở Châu Đốc lên đây cúng vái ông Cậu. Sau về làm ăn khấm khá, bà thuê người khuân vác gạch, xi măng lên xây ngôi miếu thờ ông Cậu, chứ trước ở đây chỉ có một cái miếu nhỏ, với chiếc lư hương đặt cạnh cây bồ đề rất đìu hiu, hoang vắng. Từ đó, sự linh thiêng được truyền tai nhau, khiến khách thập phương kéo về ngày càng đông và ai đặt chân đến Sân Tiên cũng đều đến cúng miếu ông Cậu để cầu mong làm ăn thuận buồm xuôi gió cả năm.
    Điều độc đáo và huyền bí hơn nữa là ở giữa Sân Tiên có một chiếc bàn thạch lớn (ngang khoảng 1,5 m, dài hơn 2 m) được kê kích bởi 5 chân bằng những tảng đá nhỏ, khiến du khách đến đây đều nhìn quanh rồi tự hỏi không biết họ dùng cách nào để chẻ đá thành một mảng lớn và kê kích được như vậy?

    Phía trước bàn thạch là dấu bàn chân phải “khủng”, được mọi người cho rằng là “bàn chân Tiên”, to gấp 10 lần chân người bình thường vẫn còn hằn sâu trên mặt đá. Đồng thời cạnh bàn thờ ông Cậu và quanh Sân Tiên còn có 11 hang nước nhỏ tích trữ quanh năm…
    Cụ Trần Văn Mẹo (85 tuổi, nhà dưới chân núi Cậu) nói: “Ông nội tôi kể lại theo truyền thuyết, vào những ngày rằm sáng trăng, Sân Tiên trên núi ngày xưa là nơi để các vị tiên trên trời giáng trần xuống vui chơi, trong đó có trò chơi chọi gà. Cạnh Sân Tiên có nhiều giếng nước tự nhiên dùng để tắm gà, vỗ gà… Hồi trước, tui mới về đây ở, đồi núi còn hoang vắng lắm! Sáng sớm, sương còn giăng giăng thì đã nghe tiếng gà rừng gáy le te trên đỉnh núi Cậu, như là chốn “bồng lai tiên cảnh” vậy”.
    Ông Mẹo chậm rãi nói thêm: “Còn bàn thờ ở giữa Sân Tiên, ngày trước chính là bàn cờ để các tiên ông giải trí. Còn bàn chân Tiên phía trước là do hồi xưa ông Cậu bước qua “năm non, bảy núi” nên hằn dấu chân trên đá. Vào những ngày rằm lớn trong năm, du khách đến đây cúng vái, rồi dùng chai nhựa múc nước mưa đọng lại tại bàn chân ông Cậu và các hang nước tiên đem về uống.
    Ông Trần Văn Sinh, một chủ quán nước dưới chân núi Cậu, kể rằng khoảng 20 năm trước, vào mùa khô những người đi lên rừng đốn củi, trồng rẫy, hái trái cây cũng nhờ những cái “hang nước tiên” mát lạnh trên núi mới khỏi bị khát nước. “Năm nào cũng có hàng ngàn người đem chai nhựa đến múc uống mà nước trong các miệng giếng vẫn không cạn. Tuy nhiên gần đây, một số du khách vô ý thức xả rác bừa bãi, khiến nước ở nhiều hang đá bị bẩn, người dân nơi đây phải đến vét, súc rửa hang nước mới trở lại trong vắt như vầy”, ông Sinh nói.
    Núi Cậu, nhiều giai thoại thuyền bí
    Tuy ngọn núi không cao nhưng cảnh thiên nhiên vẫn còn nguyên vẹn. Vào những ngày lễ, Tết, rằm lớn trong năm, núi Cậu thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến hành hương và ngắm “cảnh tiên”…
    Chinh phục núi Cậu
    Con đường mòn độc đạo dẫn đoàn khách lên núi toàn đá hòn, đá cục được chất thành dãy quanh co, uốn lượn, khiến cho du khách càng thấy thích thú và cố hết sức chinh phục tận đỉnh. Leo được một đoạn, mệt đừ, đầu toát mồ hôi, tôi liền bẻ một nhánh tầm vông ven đường dùng làm gậy tiếp sức cho hành trình leo núi.

    Đến tảng đá lớn, dừng lại nghỉ chân, ông Đoàn Văn Đương, một du khách ở Bạc Liêu cho biết: “Hôm nay, đoàn 25 người đến đây khoảng 8 giờ sáng.
    Chúng tôi ghé cúng chùa Đông Lai Thiền Viện (Phật tử thường gọi là chùa Phật Nằm). Sau đó, cả đoàn rủ nhau leo núi Cậu cho biết “cảnh tiên”. Cũng nghe những người đi trước về kể, ở đây núi non cảnh đẹp nên cả đoàn cùng đi. Leo núi tuy mệt nhưng bù lại hít thở được không khí trong lành, toàn thân như nhẹ nhõm…”
    Thật lạ mắt, ven theo tuyến đường mòn, những hòn đá xếp từng bậc toàn là đá cỡ lớn. Người lớn tuổi sống gần đó cho biết, lúc mới về đây lập nghiệp đã có những hòn đá to như thế. Trong lúc lên rừng đốn củi, hái trái cây, người dân đi riết thành đường mòn. Từng đoàn khách nối bước nhau đi qua những hòn đá to tướng, mất khoảng 40 phút mới chinh phục được đỉnh núi.
    “Cảnh tiên” kỳ bí
    Sân Tiên núi Cậu rộng khoảng 2.000m2, cạnh đó có cái quán cóc bán nước giải khát cho du khách. Tấp vào bên trong, một số người chọn cho mình chiếc võng để nghỉ lưng hứng gió núi lộng vi vu, thật dễ chịu. Số còn lại quanh quẩn sân Tiên nghiền ngắm những dấu tích thiên nhiên từ thuở sơ khai còn in lại. Ông Võ Văn Tuấn, chủ quán cho biết: “Một năm, khách đi đông nhất là vào ngày 16 và ngày 19 tháng giêng. Khách đến đông nghẹt, quán không còn chỗ để ngồi. Nhiều đoàn ở Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu còn mang heo quay, trái cây, bánh… đến đây cúng trăng vào ban đêm.
    Mấy năm trước, bà Bảy ở Châu Đốc thuê người khuân vác gạch, xi măng lên xây ngôi miếu thờ ông Cậu, chứ trước đây chỉ có một cái miếu nhỏ, với chiếc lư hương đìu hiu hoang vắng đặt cạnh cây bồ đề”.
    Điều độc đáo và huyền bí ở đây là tại giữa sân Tiên có một chiếc bàn bằng đá ngang khoảng 1,5m, dài hơn 2m được kê kích bởi 5 chân bằng những tảng đá nhỏ. Không biết ngày trước, ông bà dùng cách nào để chẻ đá thành một mảnh lớn và kê kích được như vậy?
    Trước đó là bàn chân tiên (chân phải) khổng lồ gấp 10 lần chân người bình thường vẫn còn in rõ mồn một trên mặt đá. Đồng thời cạnh bàn thờ ông Cậu và quanh sân Tiên còn có 11 hang tích trữ nước quanh năm… Quá nhiều điều kỳ bí đối với du khách!
    Theo cụ Trần Văn Mẹo (85 tuổi), nhà dưới chân núi Cậu, những người già ở đây hay kể sân Tiên trên núi ngày xưa là nơi để các vị tiên đến vui chơi, trong đó có trò chơi chọi gà. Cạnh sân Tiên có nhiều giếng nước tự nhiên dùng để tắm gà, vỗ gà… Còn bàn thờ ở giữa sân tiên đó chính là bàn cờ để các tiên ông giải trí. Phía trước có bàn chân tiên, hồi xưa ông Cậu bước qua năm non, bảy núi nên vẫn còn in dấu chân trên đá. Điều này càng làm núi Cậu thêm kỳ bí!

  13. #33

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 18
    Bài mới gởi: 26-02-2013, 11:02 PM
  2. Kinh Văn Thù Sở Thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
    By 123456789 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 21-04-2011, 09:56 PM
  3. Vận mệnh của con người ?
    By DUOCPHUONG in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 46
    Bài mới gởi: 18-03-2011, 07:54 PM
  4. Nam Cao (1915-1951)
    By hcthinh in forum Nam Cao
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 11-08-2010, 01:44 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •