Người hùng TÀO THÁO có gian không ?


Tào Tháo trên thuyền trước trận Xích Bích.

Luận giải :
Tào Mạnh Đức tuổi Ất Mùi ,mệnh cư cung Mão ,Thân cung Hợi .

Người này không hẳn là người không những chỉ nghĩ đến việc tiến thân lao đầu vào làm việc ,mà làm việc có suy nghĩ hẳn hoi ,và cũng không phải là người không có tâm hồn nghĩ đến nước đến dân (tam hợp tuổi).

Vũ Sát thủ mệnh là bức vạn lý trường thành dựng đứng lên con người này :Vũ khúc đắc địa ,còn Thất sát không kém phần hiên ngang đối với tuổi Ất .Thực ra rất ít khi được 2 sao đồng hành với mệnh lại cùng thủ mệnh ,nhất là mệnh kim ,chỉ có 2 cung Mão thì tuổi Ất ,còn Dậu thì tuổi Tân thì Vũ Sát mới đắc cách .
Đã là tuổi Ất Mùi mệnh cung Mão có Vũ Sát ,lại thêm Tả Hữu phò tá .

Tôi thật không biết tả sao cho hết cái đặc biệt của Tào Thừa Tướng và thành thật phục cái người đã sắp đặt Tào Tháo đứng liền sau Khổng Minh là người có tài xét đoán người rất giỏi ,là người biết cái chân giá trị của Tào công .

Dù sao ,đem mệnh cung Mão so với đối phương là Dậu bị ở thế khắc nhập (kim khắc mộc): nghĩa là mình yếu kém hơn người .Nhưng Tào Tháo là người thấu hiểu biết rõ kẻ đối đầu (Phủ -Tướng –Không Kiếp): chỉ là 1 đoàn người ô hợp nên vẫn thắng như thường (như đuổi Đổng Trác ,thắng Viên Thiệu để đưa ông lên địa vị 1 chính khách quan trọng của thời cuộc)

Số người nào mà mệnh thân đóng đúng cung tam hợp tuổi là người biết mình ,biết người ,có lòng tự hào rất cao , cho nên Tháo tự đặt mình là anh hùng của thời cuộc :

-“ Ta cầm cây giáo này phá giặc khăn vàng ,bắt Lữ Bố ,diệt Viên Thuật ,thu Viên Thiệu ,khi vào Hà Bắc ,lúc tới Liêu Đông vẫy vùng ngang dọc trong thiên hạ ,thật chẳng phụ tài trí kẻ trượng phu”

Ta phải chịu Tào Tháo ở mỗi câu nói ,mỗi cử chỉ đều có suy tính ,đối với nhà chính trị thì cho là thủ đoạn (vị trí của Thân có Liêm Tham cung Hợi),và luôn luôn dựa vào cái thế mạnh của võ lực (Liêm Tham HỮu -Hỏa),mà vẫn có chính nghĩa được người theo (vị trí tam hợp tuổi).

Cũng như việc dò ý Lưu bị ;khen Quan Vân Trường cũng là cố ý nhắc nhở thuộc hạ hãy trung thành với mình .Trường hợp này là thủ đoạn của những lãnh tụ (Vũ Sát và Liêm Tham) khác hẳn và là đàn anh của những tiểu xảo man trá của phường tiểu nhân (Không Kiếp)

Người ta chê Tào là gian hùng có lẽ ở bộ Sát Phá Tham hãm địa này .

Xin thưa rằng ,nếu là tuổi Tị Dậu Sửu thì thật là 1 tay gian hùng bất mãn .Với tuổi Hợi Mão Mùi đứng ở cái thế chính nghĩa rõ ràng (Thái tuế) dù sao cũng là người có tâm hồn phục vụ cho quê hương đất nước .

Bộ Sát Phá Tham này thêm Vũ khúc tức là đủ bộ kim tinh (Vũ âm kim ;Thất Sát dương kim),kèm thêm Bạch hổ kim thì làm sao cản nổi người này hành động cứng rắn ,còn có tính cách thâm độc nữa là khác (Âm -Tuế đóng âm cung và Vũ khúc là âm kim) không thể nể nang cảm tình mà di lụy mai hậu .Xét ra cần để làm gương.

Một nghi án là cung Quan Tử vi –Phá quân (thần bất trung ,tử bất hiếu),có Khoa đủ tư cách điều chỉnh .Vì thế Tào đâu có hạ bệ Hiến đế để chiếm ngôi ,ông vẫn bị mangt iếng là gian hùng vì Liêm Tham -Hỏa -Tướng -Ấn : 1 ngôi vị thừa tướng đủ uy quyền hiếp đáp vua kiểu chúa Trịnh nhà Lê của VN ,lấy danh nghĩa phò vua để trị loạn chư hầu .Vì thế ngôi Thái tuế mới bị Triệt mới thành 1 nghi án .

Tào Tháo xuất thânlàm hiếu liêm : 1 chức vị hành chính địa phương năm 20 tuổi đại vận cung Dần ,rồi thấy nó không hợp với sở nguyện của mình ,ông từ chức năm 30 tuổi (đại hạn Sửu có Không Kiếp).Ông lui về đọc sách , đem hết tâm trí vào việc rèn luyện chính trị ,quân sự ,lập đảng phái ,mộ dân đứng lên dẹp loạn khăn vàng ,đến hơn 45 tuổi có căn bản chiếm cứ được Duyên Châu (đại hạn cung Hợi) , từ đó tung hoành giết Lữ Bố ,diệt Viên Thuật ,phá Viên Thiệu cho đến năm 54 tuổi (năm giao vận sang cung Tuất),bị thua trận Xích Bích mang quân về Bắc và cái thế tam phân của nước Tàu bắt đầu hình thành cho đến khi Lưu Bị vào Xuyên chiếm thành đô lập nổi cái thế của Tây Thục kình chống với Bắc Ngụy của Tào Tháo và Đông ngô Tôn Quyền .

Tào Tháo mất năm Kỷ HỢi ,hưởng thọ 65 tuổi là thời gian ở cung Dậu .

Không biết lời nói của ông thầy tướng Hứa Thiện có bị sau này sửa chữa hay không ,chỉ thấy sách truyện ghi lại rằng :Tào Tháo rất bái phục lời nói phê bình mình “Người là 1 vị tôi có tài trong thời bình ,và là 1 kẻ gian hùng trong thời loạn”

Thời đại độc tài phong kiến ,người thống trị luôn luôn củng cố địa vị thường dùng đủ mọi cách để ngu dân bằng mọi phương pháp có cả đạo đức và luân lý như trung quân ,ái quốc bắt buộc người dân dù có tài ba cách mấy cũng phải tận tâm hy sinh ,tôn thờ ông vua kém tài vô đức ;nếu hành động trái lại sẽ bị coi là vô đạo , là ngụy quyền .

Tào Tháo sinh vào buổi loạn ly ,nếu không dùng sức mạnh thì sao có thể bình được đất nước ,hầu hết các thủ lĩnh chư hầu toàn là con nhà quý tộc lòng tham không đáy .
Như gương Không Phu Tử đời Xuân Thu ,muốn thực hiện hòa bình bằng giải pháp ôn hòa đều không được ,ngài đành ôm hận thành người nặng lo mà cũng không có kết quả .

Vậy người hùng Tào Tháo xét theo số tưởng ghép chữ “thủ đoạn” thì đúng ,vì giang sơn tổ quốc là của chung thiên hạ ,không phải là cơ nghiệp dành cho 1 dòng họ thụ hưởng ngôi cao vĩnh viễn ,người có tài hoán cải được thời cuộc có lợi cho dân cho nước ,dù ít hay nhiều ,lâu hay mau cũng bị ghép cho 2 chữ “gian hùng” chưa chắc đã là hợp lý .

Trích Tử vi nghiệm lý của Thiên Lương