Số phận hẫm hiu của thi sĩ NGUYỄN KHẮC HIẾU

Tuổi Mậu Tý (1888) ngày 29 tháng 4 giờ Tuất



Luận giải
Có phải người ta biết đến thi sĩ tửu đồ Tản Đà bằng bút hiệu hơn là tên Nguyễn Khắc Hiếu .Vì rượu là người bạn hình bóng ,là nguồn cảm hứng ,là phương tiện thần diệu mà tiên sinh thích thú để ngâm thơ với đời :

Say sưa nghĩ cũng hư đời ,
Hư thời hư vậy say thời cứ say ,
Đất say đất cũng lăn quay ,
Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười

Thi sĩ Tản Đà vốn có truyền thống nho phong ,tổ tiên 6 đời chuyền nhau chiếm bảng vàng Tiến sĩ ,đến đời tiên sinh như thấy cả 1 sựxuống dốc rõ ràng (cung Phúc đức)
Tuổi Mậu Tý cung Mùi vô chính diệu ,nhìn vô không thấy có hung tinh nào đắc cách đ6òng hành với bản mệnh .Một bầy trung tinh đắc cách nhưng đa số là thủy và thổ .Nhật Nguyệt tịnh minh cũng không ,nếu không có Tuần án ngữ thì mệnh này cầm chắc là yểu .

Vậy có phải là “kiến 1 Không” ,hèn chi tiên sinh cho đời là 1 giấc mộng lớn,tháng ngày thoảng qua là giấc mộng con .

Tôi xin bái phục tiên sinh ở chổ này :

Người đời thử ngẫm mà hay
Trăm năm là ngắn 1 ngày dài ghê
Còn ai ai tỉnh ai mê
Những ai thiên cổ đi về những đâu?

Cái tài của tiên sinh phải nói là thiên phú đặc biệt (Tả Hữu-Song long -Mộc dục) về thi văn (Khoa -Hồng Việt),nó khác hẳn thi tài của Lý Bạch đời Đường (Tả -Văn Khúc -Mộc) bắt nguồn mượn ở cảnh bao la hùng vĩ của giang sơn như nhạc điệu với dư âm dài ngắn (Mã Khốc Khách)

Cái thiên tài của Tản Đà nó biến đổi thiên hình vạn trạng từ những giọng sầu bi ai oán đến những tiếng trào lộng khôi hài đều có cái thanh cao tiết khí chứa đựng 1 tâm hồn lãng mạn êm đềm như tiếng sáo diều nhẹ nhàng uyển chuyển(Khoa Hồng Việt).

Có điều là cả 2 thi nhân giống nhau là nhờ men rượu (Mộc dục) để gảy khúc tơ lòng.
Cái mệnh của Tản Đà là cái mệnh của nề nếp đạo đức nho phong(Đẩu quân –Long đức),cũng vì thế cái thân hành động dễ bị lợi dụng (Thiếu âm),vì đời quay cuồng trong nhân dục mà tiên sinh cứ khăng khăng sống ở thế giới tinh thần (Quan Phúc).Vì cái mênh vcd được Tuần đóng khiến cho Thiên PHủ cung Quanđem đến cho tiên sinh 1 đời túng thiếu triền miên (Tứ chính giao phù kị nhất không chi trực phá).

Nhìn vào lá số thấy tiên sinh chẳng có chút gì gọi là gỡ gạc của số .Từ vòng Thái tuế thì mệnh ở thế Long đức (thiệt thòi).Thân thì Thiếu âm (lầm lỡ).Vòng Lộc tồn với tuổi Mậu chẳng được hưởng lộc .Vòng Trường sinh thì ở thế Suy ,tuổi hỏa ,đóng cung thổ : cả 1 cái thế bất lợi của 1 kiếp nhân sinh .

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm đôi chim nhạn tung trời mà bay
Tuyệt mù bể nước non mây

Kiếp người này thấy rất nghèo ,có nghĩalà rất cần tiền mà thấy ra không cần tiền (Phủ phùng Không –Quan Phúc –Quang Quý),không vì tiền mà xóa bỏ nhân cách ;có lẽ vì thế mà tiên sinh cứ điềm nhiên bình tỉnh sống (Thai Tọa) ,không hấp tấp vội vàng ,và tùy theo hứng thú mới hành động .

Năm 1927 ,Tản Đà vì ân tình với ông Diệp Văn Kỳ ,rời bỏ xứ Bắc vào Nam ,đảm nhiệm phụ trương cho tờ Đông pháp thời báo ,nhiều lần báo lên khuôn mà bài thì không có ,tiên sinh cứ đủng đỉnh ngồi nhậu trả lời với người tới lấy bài : “làm thơ ,viết văn chứ có phải là bửa củi đâu mà cố bửa cho xong” .Đã biết bao lần tiên sinh thất bại trên đường sự nghiệp làm An Nam tạp chí .Nghĩ lại những :Giấc mộng lớn ;Khối tình con ;Trần ai tri kỷ... gì gì đó ,là những giai phẩm để lại cho đời ,trái lại mình chỉ là con Tuần không to lớn .

Bỏ đi giai đoạn đầu (6-15) của tuổi thơ.Từ 16 -46 có 4 giai đoạn ,tiên sinh chỉ đắc ý có 1 vận đầu ,lại cũng vô chíh diệu .

Người mệnh vô chính diệu ,hạn đến cung vô chính diệu ,thì dù có đắc chí thì cũng chỉ là phần tinh thần .Cũng như nguyễn Công Trứ làm rạng danh 1 nho sinh với bài điều trần “Thái Bình tập sách” ,thì Tản Đà cũng đắc ý bằng bài luận “Âu Á nhị châu hiện thế” được các học quan sĩ phu đương thời tán thưởng và được tờ báo Trung hoa đăng vào mục xã thuyết .

Còn 3 vận sau Song lộc –Liêm Phá –Không Kiếp hãm địa .
Rồi đến vô chính diệu ở Dần ngọ Tuất ,trái với tuổi thân tý thìn .
Chót hết là Thiên Phủ -Tuyệt bị Tuần câu hút là 1 chuỗi ngày ảm đạm ,tiên sinh được chị Hằng cho lên ngồi chơi cung Quảng ngày 7 tháng 6 năm 1939 ,hưởng thọ 51 tuổi.

Thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu đã ví cuộc đời chỉ là giấc mộng ,có phải thi sĩ đã quá yếm thế rồi không ?Ngươi ở thế sinh xuất thì hiển nhiên là ở thế bị thiệt thòi .Trường hợp của thi sĩ lại quá ư éo le .Mệnh vô chính diệu ở cảnh có Tuần cũng hại ,mà không có Tuần càng hại hơn .

Định mệnh đặt tiên sinh vào chỗ có Tuần để bù trừ với cái tài mà tiên sinh đã có Thanh long –Long đức -Tả Hữu : cái tài mà không thể lấy gì mà đo lường được bằng điệu nghệ thi văn (Khoa -Hồng Việt).

Hỏa mệnh gặp Tuần là đắc cách (nổi danh),lại phá cách Thiên Phủ (nghèo),bởi lẽ đó tôi phục tiên sinh chắc đã tự tính Hà Lạc biết số của mình đến ngày tàn ,thôi đành hành nghề xem số cho người (Thiên Tướng hãm) ,như Khương Thái Công lúc vận bĩ làm nghề xem số để dung thân.

Lòng Tản Đà trước sau vẫn nuôi 1 hoài bão khác mà người đờivẫn cho là ông đi lạc đường (thiếu âm)là ông muốn cùng nàng thơ tạm biệt ,làm 1 văn nhân tiền phong phất cờ gióng trống .Ông cố mày mò cho ra An Nam tạp chí năm lần bảy lượt để bày tỏ nổi lòng của 1 kẻ không không phải chỉ biết ngồi nẩy khúc hận lòng bằng lời thánh thót ,cũng biết mang tiếng nói rắn rỏi trung thực của 1 người dân yêu nước trước cảnh nhà suy vi .Thiết tưởng ông có khéo diễn đạt thế nào cũng không bằng

Nước non nặng 1 lời thề
Nước đi đi mãi chẳng về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không

Trích Tử vi nghiệm lý của Thiên Lương