kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: KINH NGHIỆM THIỀN TỨ NIỆM XỨ

  1. #1

    Mặc định KINH NGHIỆM THIỀN TỨ NIỆM XỨ

    Vấn đề tôi trình bày nơi đây, vì có rất nhiều vị chưa có thực chứng sơ thiền, vội đem trí của mình mà suy diễn để giảng kinh Phật , họ tự cho rằng tu thiền như vầy mới đúng, tu như thế kia là sai, thấy như vầy mới đúng, thấy như thế kia là tà.....
    Ở đây tôi xin được phép tập trung lên duy nhất một pháp thiền trong kinh Tăng Chi bộ do chính đức Phật đã thuyết và các thánh đệ tử của Ngài đã ghi lại sau khi Ngài nhập niết bàn.
    Phật dạy:

    Này các Tỷ-kheo, Ta trước khi giác ngộ, chưa chứng Chánh đẳng giác, khi còn là Bồ-tát, Ta trú nhiều với an trú này (Niệm hơi thở vô hơi thở ra); Do Ta trú nhiều với an trú nầy, thân Ta và con mắt không có mệt nhọc,tâm Ta được giải thoát các lậu hoặc, không có chấp thủ.
    Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng thân và mắt khỏi bị mệt mỏi và mong rằng tâm tôi được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ, thời định niệm hơi thở vô hơi thở ra này cần phải khéo tác ý"
    .
    Trích (Kinh Ngọn đèn, Tương Ưng V)

    Phật dạy trong kinh Tăng chi bộ ở phần nhất pháp là pháp thiền bao gồm cả hai thiền quán và thiền chỉ , cả hai pháp thiền nầy chính là thiền định, nó cũng như hai mặt của một bàn tay.Thiền chỉ giống như cái lọc dầu , làm cho dầu trong, thiền quán giống như cái tim đèn rút dầu lên để đốt, dầu càng trong, thì đèn càng sáng. Do đó không ai được nói tôi chỉ dùng một pháp thiền chỉ hay chỉ dùng một pháp thiền quán, mà đạt tới chánh giác ngộ, chánh giải thoát như lời phật dạy được, vì nói như vậy là biên kiến.

    Lại nữa, xin hãy nghe lại lời dặn của Phật

    Trích:


    "Niệm hơi thở vô và hơi thở ra, được tu tập như vậy (16 pháp quán niệm hơi thở) , này các Tỷ-kheo, được làm cho sung mãn như vậy, được chờ đợi một trong hai quả sau: "Ngay trong đời hiện tại được Chánh trí. Nếu có dư y, chứng quả Bất lai". (Tương Ưng Bộ)
    đó là pháp môn Anàpànasati bao gồm cả tứ niệm xứ(cattàrosatipatthàna), Pháp môn này gồm cả thiền định và thiền tuệ, gồm cả chỉ (samatha) và quán (vipassanà))

    Thiền là một tập trung tư tưởng trên một đối tượng, nhờ sức tập trung ấy nên có khả năng làm chuyển hóa năm triền cái Dục Tham, Sân, Hôn trầm, thụy miên, Trạo hối, và Nghi, bằng năm Thiền chi, tức là Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất tâm.

    Ở đây tôi không thể dùng từ nào để thích nghĩa cho Tầm và Tứ hay hơn là dùng ví dụ để quý vị có thể trực giác ngay ý của nó mà không cần phải dụng danh từ biên dịch.

    Tầm được ví như đưa tay lên , vói và nhắm theo hướng các bọt bóng xà phòng, Tứ là chộp được một bong bóng xà phòng.

    Tầm chuyển hóa cho Hôn trầm thụy miên
    Tứ chuyển hóa cho Nghi,
    Hỷ chuyển hóa cho SânLạc chuyển hóa Trạo hối, và
    Nhất tâm chuyển hóa cho tham Dục

    Nhiều người lầm tưởng cho rằng hỷ- lạc là cùng một trạng thái, thật sự là hai trạng thái khác biệt nhau, do chánh niệm và loại bỏ được 5 triền cái nên TÂM hân hoan

    Bạn có thể so sánh với việc bạn đang tham gia chạy đua , bạn bỏ rơi 5 kẻ kình địch mạnh nhất ở lại phía sau và từ từ tiến về đích vậy, do tâm hân hoan nên hỷ sinh , đây là trạng thái của TÂM, tức tâm bạn cảm thấy thoải mái, không bị trói buộc, như khi còn 5 triền cái ( tham dục- sân hận- hôn trầm-trạo cử-nghi) bám giữ nữa, có thể ví như người tù bị 5 sợi dây xích cột vào cổ, lúc muốn đi ra cửa thì bị từng sợi dây trì kéo, sau khi có chánh niệm và an trú trong đó (cố đi ra cửa) dường như 5 sợi dây nầy bị đứt ...

    Lạc là một trạng thái khác của THÂN, nhưng nhờ Tâm thoải mái, nên nhận biết được sự an lạc của THÂN, có nhiều người cho là cả hai, nhưng hãy dùng thiền quán sát, sẽ thấy ngay. Hỷ và lạc nầy thấm nhuần cả thân và tâm hành giả không chừa chổ nào và khó biết lúc nào hỷ lúc nào lạc ở sơ thiền và nhị thiền, vì lúc đó cũng có cả tịnh và xả niệm tịnh và cả định nữa, nhưng nếu thiền sinh có tuệ quán sát và thường biết phân biệt danh sắc sẽ thấy ngay lúc nào Hỷ lúc nào Lạc......

    Để chứng minh mời đọc đoạn nầy
    "Do Tâm hân hoan nên hỷ sanh. Do hỷ sanh nên thân được khinh an. Do thân khinh an nên lạc thọ sanh. Do lạc thọ nên định sanh" (Kinh Trường Bộ).
    Nếu suy ngược lại thì:

    Định sanh nhờ lạc thọ. Lạc thọ sanh nhờ thân khinh an, thân khinh an là nhờ tâm hoan hỷ, và tâm hoan hỷ là nhờ tâm hân hoan.
    Last edited by chỉnh_tâm; 29-10-2013 at 03:31 PM.

  2. #2

    Mặc định

    hihi ... hay ở chỗ " Thân ta và con mắt không có mệt nhọc " ..... mình rõ chỗ này nè hihi ....
    Vô Thường Mà Thường
    Thường Mà Vô Thường

  3. #3

    Mặc định

    Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm
    (Kinh Quán niệm hơi thở)
    (Anàpànasati sutta)
    -----------------------------------------------------------------

    Như vầy tôi nghe.

    Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Ðông Viên (Pubbarama), giảng đường Lộc Mẫu (Migaramatupasade), cùng với rất nhiều Thượng tọa có thời danh, có danh xưng như Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất), Tôn giả Mahamoggallana (Ðại Mục-kiền-liên), Tôn giả Mahakaccayana (Ðại Ca-chiên-diên), Tôn giả Mahakotthita (Ðại Câu-hy-la), Tôn giả Mahakappina (Ðại Kiếp-tân-na), Tôn giả Mahacunda (Ðại Thuần-đà), Tôn giả Anuruddha (A-na-luật), Tôn giả Revata (Ly-bà-đa) và Tôn giả Ananda (A-nan), cùng với nhiều bậc Thượng tọa đệ tử khác có thời danh, có danh xưng.

    Lúc bấy giờ, các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy các tân Tỷ-kheo. (10, 20,30,40 vị tân tỷ kheo)

    Và các tân Tỷ-kheo được các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ý thức rõ ràng những quả vị cao diệu, tiệm thứ, thù thắng đã chứng đạt.

    Lúc bấy giờ Thế Tôn, vào ngày Bố-tát, ngày rằm, vào đêm trăng tròn sau ngày Tự tứ, đang ngồi giữa trời với chúng Tỷ-kheo đoanh vây.Thế Tôn nhìn quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, hết sức yên lặng, rồi bảo các Tỷ-kheo:

    -- Ta được thỏa mãn, này các Tỷ-kheo, với đạo lộ này(1). Tâm ta được thỏa mãn, này các Tỷ-kheo, với đạo lộ này. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy tinh tấn hơn nữa, để chứng đạt (2)những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc(3) những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ(4) những gì chưa chứng ngộ. Ta sẽ ở đây, tại Savatthi cho đến tháng tư, lễ Komudi.

    Những Tỷ-kheo địa phương được nghe: "Thế Tôn sẽ ở đây, tại Savatthi, cho đến tháng tư, lễ Komudi". Các Tỷ-kheo địa phương tụ họp tại Savatthi để yết kiến Thế Tôn.

    Và các Thượng tọa Tỷ-kheo lại càng khuyến giáo, giảng dạy các tân Tỷ-kheo nhiều hơn nữa. (10,20,30,40 tân tỷ kheo, CT viết lại cho gọn)

    Và những tân Tỷ-kheo được các Thượng tọa Tỷ-kheo khuyến giáo, giảng dạy ý thức rõ ràng những quả vị cao diệu, tiệm thứ, thù thắng đã chứng đạt.

    Lúc bấy giờ Thế Tôn vào ngày Bố-tát, ngày rằm, vào đêm trăng tròn, ngày lễ Komudi vào tháng tư, Thế Tôn đang ngồi ngoài trời, chung quanh có chúng Tỷ-kheo đoanh vây. Rồi Thế Tôn sau khi nhìn xung quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, hết sức yên lặng liền bảo các Tỷ-kheo:

    -- Hội chúng này, này các Tỷ-kheo, không có lời thừa thải(5). Hội chúng này, này các Tỷ-kheo, không có lời dư thừa, đã được an trú trong lõi cây thanh tịnh. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo là một hội chúng đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời(6).

    Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng bố thí ít, được (phước báo) nhiều, bố thí nhiều, càng được (phước báo) nhiều hơn nữa (7) . Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng khó thấy ở đời. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng xứng đáng đi nhiều do tuần (yojana) với một bao lương thực trên vai để đến yết kiến(8) Chúng Tỷ-kheo này là như vậy, này các Tỷ-kheo; hội chúng này là như vậy, này các Tỷ-kheo.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận(9) , được giải thoát nhờ chánh trí (10). Này các Tỷ-kheo, có những bậc Tỷ-kheo như vậy trong chúng Tỷ-kheo này.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử(11) , được hóa sanh, từ ở đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa(12). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, này có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, là bậc Nhất lai(13), sau khi sanh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo, có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử(14) , là bậc Dự lưu(15), không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập bốn niệm xứ(16). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập bốn chánh cần(17). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong hội chúng này.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bốn như ý túc(18) .Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập năm căn(19) . Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập năm lực(20). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bảy giác chi(21) . Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập Thánh đạo tám ngành (22) . Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập từ (tâm) (23) . Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bi (tâm) (24) . Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập hỷ (tâm)(25) . Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập xả (tâm) (26) . Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bất tịnh (27). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập vô thường tưởng (28). Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

    Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập nhập tức xuất tức niệm(29).

    Ghi chú của CT
    (1) Đạo lộ nầy (1) chính là thiền tứ niệm xứ
    (2) Chứng đạt (2) chứng đạt được các tầng thiền, tức đạt được từ sơ thiền đến tứ thiền sắc giới
    (3) Chứng đắc(3) chứng đắc được các quả thánh, từ quả dự lưu đến arahan
    (4) Chứng ngộ(4) chứng ngộ được vô thường , khổ, vô ngã, vì qua các tầng thiền từ tam thiền, tới tứ thiền năm giác quan tắt hẳn, hơi thở không còn, tim ẩn nhịp, tâm nhận biết cùng tâm tạo tác biến mất, chứng tỏ bản thể của hành giả hay thân xác của hành giả là vô ngã một cách chơn thật.Hành giả sẽ chứng ngộ được các điều mà Phật dạy, lúc đó hành giả biết rằng mỗi chúng sanh ở người hay cỏi dục giới nầy, đều được họp thành bởi ba thành phần Thân, Tâm và nghiệp, ở trong kinh điển Phật dạy không hề nói về các Thức khác ngoài lục thức: nhản thức-nhĩ thức –tỷ thức- thiệt thức- thân thức- ý thức, những gì do các luận sư của Trung quán tông và duy thức tông thêm vào như A lại da thức mạc na thức hay vào thêm 2 thức nữa để thành 10 thức, đều không có gía trị để chúng ta bàn bạc ở đây, vì không được ghi lại trong các kinh điển Pali của 5 tạng kinh nguyên thuỷ.Ở đây chúng tôi cũng tránh dùng danh từ linh hồn, vì thời đức Phật còn tại thế, Ngài quyết liệt từ chối có linh hồn bất biến và thường hằng, vì thời đó người ngoại đạo cho rằng linh hồn là một thực thể sáng suốt , bất biến và thường hằng.Còn Đức Phật cho rằng không thể có một thực thể sáng suốt thường hằng và luôn luôn không biến đổi, vì nếu có vậy, thì chẳng thể có chuyện tu để sửa tâm từ kẻ xấu thành người tốt, việc nầy chúng ta sẽ đàm đạo sau nầy . Nhưng Phật vẫn cho rằng ai tin vào luân hồi, mà không tin vào tái sanh thì là tà kiến, vậy nên tôi cho rằng mỗi một chơn ngã mà ta gọi là Ta hay chơn ngã ở cỏi người nầy gồm “thân-tâm- nghiệp”, không thể tách rời . Nếu chỉ đề cập tới một trong ba thành phần trên , Phật thường chỉ ra một danh từ rất dể hiểu là "Tự ngã", "cái mà ta tự cho nó là ta đấy"
    (5) không có lời thừa thải(5).Đó là chánh ngữ
    (6) phước điền vô thượng ở đời(6). Khi cúng dường bậc thánh sẽ có phước điền rất lớn.
    (7) một hội chúng bố thí ít, được (phước báo) nhiều, bố thí nhiều, càng được (phước báo) nhiều hơn nữa (7) Ở hội chúng nầy có nhiều vị đã đắc quả Dự lưu , nếu cúng dường cho các vị nầy sẽ được quả lớn, công đức lớn, huống gì ở chúng hội nầy còn có cả bậc nhất lai, bất lai Arahan,và Phật, nên cho dù người tham dự có cúng dường dù ít hay nhiều cũng được quả lớn , công đức lớn.
    (8) hội chúng xứng đáng đi nhiều do tuần (yojana) với một bao lương thực trên vai để đến yết kiến(8) điều (7) chính là lý do để đi tới điều (8)
    (9) Còn các điều kế tiếp có lẽ không cần giải thích vì đã có trong các kinh điển Phật giáo

  4. #4
    Người bảo vệ Chánh Pháp Avatar của GaDiBo
    Gia nhập
    Dec 2012
    Nơi cư ngụ
    Cõi Trần
    Bài gởi
    1,011

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi chỉnh_tâm Xem Bài Gởi
    Vấn đề tôi trình bày nơi đây, vì có rất nhiều vị chưa có thực chứng sơ thiền, vội đem trí của mình mà suy diễn để giảng kinh Phật , họ tự cho rằng tu thiền như vầy mới đúng, tu như thế kia là sai, thấy như vầy mới đúng, thấy như thế kia là tà.....
    Ở đây tôi xin được phép tập trung lên duy nhất một pháp thiền trong kinh Tăng Chi bộ do chính đức Phật đã thuyết và các thánh đệ tử của Ngài đã ghi lại sau khi Ngài nhập niết bàn.
    Phật dạy:

    {...}
    Để chứng minh mời đọc đoạn nầy


    Nếu suy ngược lại thì:

    Định sanh nhờ lạc thọ. Lạc thọ sanh nhờ thân khinh an, thân khinh an là nhờ tâm hoan hỷ, và tâm hoan hỷ là nhờ tâm hân hoan.
    Bạn chắc chứng qua sơ thiền rồi nhỉ.

    "Vấn đề tôi trình bày nơi đây, vì có rất nhiều vị chưa có thực chứng sơ thiền, vội đem trí của mình mà suy diễn để giảng kinh Phật , họ tự cho rằng tu thiền như vầy mới đúng, tu như thế kia là sai, thấy như vầy mới đúng, thấy như thế kia là tà....."

    Định sanh nhờ lạc thọ. Lạc thọ sanh nhờ thân khinh an, thân khinh an là nhờ tâm hoan hỷ, và tâm hoan hỷ là nhờ tâm hân hoan.

    Vậy chắc thấy như bạn mới đúng?

    Sao bạn không trích trong Trung Bộ mà toàn trích trong Tăng Chi Bộ? Bạn muốn né tránh gì đây? Thiền PGNT không giống thiền trong Thiền tông đâu.
    Nếu bạn đang tu thiền PGNT mà như thế này thì lạc rồi. Bạn đọc lại Trung Bộ nhé.
    Thiền Tứ Niệm Xứ hay Thiền Minh Sát là một.
    Bất cứ cái gì sinh ra, thì cũng sẽ hoại diệt.

  5. #5

    Mặc định

    Kinh trung bộ hay tăng chi hay tươn ưng đều là tạng kinh Nikaya, lời dạy có tính cách đồng nhất, nếu bạncó thấy điều chống trái !!! thì có lẽ là do từ ngữ và in ấn sai, đối chiếu được với Pali thì tốt còn không thì đoạn nào khó thì đối chiếu với bản tiếng anh.Ý tôi muốn nói là kinh tạng Nikaya là độc đáo suốt tạng kinh chỉ truyền tãi một nội dung là bát thánh đạo, trong đó có tứ niệm xứ, có chánh định --> tuệ & giải thoát.

  6. #6
    Người bảo vệ Chánh Pháp Avatar của GaDiBo
    Gia nhập
    Dec 2012
    Nơi cư ngụ
    Cõi Trần
    Bài gởi
    1,011

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi toto Xem Bài Gởi
    Kinh trung bộ hay tăng chi hay tươn ưng đều là tạng kinh Nikaya, lời dạy có tính cách đồng nhất, nếu bạncó thấy điều chống trái !!! thì có lẽ là do từ ngữ và in ấn sai, đối chiếu được với Pali thì tốt còn không thì đoạn nào khó thì đối chiếu với bản tiếng anh.Ý tôi muốn nói là kinh tạng Nikaya là độc đáo suốt tạng kinh chỉ truyền tãi một nội dung là bát thánh đạo, trong đó có tứ niệm xứ, có chánh định --> tuệ & giải thoát.
    Cảm ơn bạn. Ý tôi là có thể do bạn đó hiểu sai ý, nên đọc lại Trung Bộ để lấy cái căn bản, nếu như thế này mà đi sâu nữa thì lạc mất.
    Bất cứ cái gì sinh ra, thì cũng sẽ hoại diệt.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Niệm phật tam muội !
    By colenao123 in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 27-07-2013, 09:35 AM
  2. Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 11-11-2012, 11:52 PM
  3. Hộ Niệm ...
    By Nhất Niệm in forum Đạo Phật
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 01-11-2012, 08:07 PM
  4. Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 12-12-2011, 11:05 AM
  5. Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 07-06-2011, 02:40 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •