Trích dẫn Nguyên văn bởi Bin571 Xem Bài Gởi
Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ Việt Nam?


(Kienthuc.net.vn) - Trước nay, nhiều người vẫn quan niệm Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc. Quan niệm này liệu có chính xác?
...
Trong bài viết: “Phong tục tết Đoan Ngọ Việt Nam và Trung Hoa dưới góc nhìn chức năng”, Ths Nguyễn Ngọc Thơ đưa ra quan điểm, từ cuối đời Đông Hán, nhiều người đã cho rằng, tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ cái chết của Khuất Nguyên, một vị quan nước Sở. Do chán chường vì khuyên can vua Sở không nên tin vào nước Tần không thành và bị đầy đi xa xứ, ông đã ôm đá nhảy xuống sông Mịch La (một nhánh sông Tương ở Hồ Nam, Trung Quốc) tự vẫn vào ngày mùng 5 tháng 5. Đời vua sau tiếc thương nên làm đồ cúng tế, mang ra sông thả xuống. Ông hiện về báo mộng đồ cúng tế bị cá ăn hết nên nhà vua đã cho gói bánh, cột chỉ nhiều màu thả xuống sông cho cá sợ không ăn. Từ đó dần thành ra tập tục, bao gồm cả lễ hội đua thuyền rồng của Trung Quốc vào ngày này hàng năm.
...
Ở nước ta, tết Đoan Ngọ có tên là tết Giết sâu bọ, tết Giữa năm. Không biết ngày này bắt đầu từ khi nào nhưng trong ca dao Việt có câu:


“Tháng năm là tết Đoan Dương
Nhớ ngày Giỗ mẹ Việt thường Văn Lang”


Theo đó, mùng 5 tháng 5 là ngày giỗ quốc mẫu Âu Cơ. Nhà nhà sắp cơm, bánh để cúng tế, tưởng nhớ tổ tiên. Như vậy ngày giỗ quốc mẫu của Việt Nam phải có từ trước thời Khuất Nguyên cả nghìn năm. Hơn nữa, nước Sở xưa vốn có khối dân Bách Việt chủng Yueh (chủng Việt) chiếm đa số và nắm quyền bính, mà Khuất Nguyên vốn là người nước Sở. Việc tự vẫn của một cá nhân không thể trở thành lễ hội của một quốc gia, mà theo các nhà nghiên cứu, cái chết của Khuất Nguyên là vì Đại tộc Bách Việt (Tư Mã Thiên, q. 40 - Sử thế gia, tờ 3b; Hứa Văn Tiền, dịch An Nam thông sử - nguyên tác của sử gia Nhật Bản Nhan Thôn Thành Doãn, do Tân Hoa Xã Hương Cảng phát hành, 1957, trg 34)1.


Nếu theo Nông lịch của ông bà ta, mỗi năm của ta bắt đầu từ tháng 11 âm lịch (Một, Chạp, Giêng, Hai…), tức là bắt đầu vào vụ lúa Chiêm. Đầu tháng 5 là kết thúc vụ Chiêm, bước vào đầu vụ Mùa. Đây là giai đoạn bà con nông dân làm lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên và ăn mừng mùa vụ. Như vậy, ngày này là ngày đặc trưng của nền văn hóa lúa nước, khác xa với văn hóa lúa mạch. Vì thế, ngày này là ngày được bắt đầu bởi Việt tộc chứ không phải Hán tộc, mà chúng ta còn gọi là Tết giữa năm (Nguyễn Ngọc Thơ, Phong tục tết Đoan Ngọ Việt Nam và Trung Hoa dưới góc nhìn chức năng). Người Việt hoàn toàn có thể tự tin rằng, Đoan Ngọ hoàn toàn là tết truyền thống của dân tộc Việt mình.

....
Hi hi, lâu nay những bài viết kiểu "tự sướng" này được rất nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc ủng hộ, đặc biệt là những người ít nghiên cứu về lịch sử.

Bài viết này có mấy điểm phi logic sau đây:

1. Đồng nhất khái niệm Việt tộc, Bách Việt với Việt Nam, để từ đó kết luận nguồn gốc tết Đoan Ngọ là ở Việt Nam!?
Đây là điều hết sức sai lầm, bởi Bách Việt gồm hàng trăm tộc người Việt, nước Sở (thuộc Trung Quốc xưa) là nhà nước do những tộc người Việt bên đó dựng lên, chẳng liên quan gì tới các tộc người Âu Việt và Lạc Việt (Việt Nam) ta cả!

2. Trích một đoạn Ca dao:
“Tháng năm là tết Đoan Dương
Nhớ ngày Giỗ mẹ Việt thường Văn Lang”

Rồi kết luận: mùng 5 tháng 5 là ngày giỗ quốc mẫu Âu Cơ. Nhà nhà sắp cơm, bánh để cúng tế, tưởng nhớ tổ tiên. Như vậy ngày giỗ quốc mẫu của Việt Nam phải có từ trước thời Khuất Nguyên cả nghìn năm!

Đoạn suy luận này rất phi logic, vì chẳng ai biết quốc mẫu Văn Lang có từ năm nào? liệu có trước thời Khuất Nguyên nước Sở cả nghìn năm ko? Mà nếu có thực thì cũng chưa chắc phong tục giỗ 5-5 cũng bắt đầu từ nghìn năm trước đó!
Cần nhớ: truyền thuyết về Hùng Vương (vua Văn Lang) mới chỉ được đề cập tới trong sử nhà Trần (Việt sử lược), tức là sau thời Khuất Nguyên hơn 1000 năm, và được đưa vào Đại Việt Sử ký toàn thư sau đó vài trăm năm, đến tận thời Nguyễn (Tự Đức) còn chưa được công nhận chính thức, ngày nay còn đang cãi nhau nảy lửa, thì lấy gì để mà khẳng định đây?