Trang 1 trong 4 1234 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 68

Ðề tài: Việt Nam - Lý Thái Tổ

  1. #1

    Mặc định Việt Nam - Lý Thái Tổ

    PHẦN GIỚI THIỆU

    Nhân dịp kỷ niệm 1000 Thăng Long 1010 – 2010, tác giả Oanh Vàng (tên thật là Nguyễn Thị Lạc) đã đồng ý cho người đại diện của mình là NNC Nguyễn Tuấn Thanh đưa 3 tập thơ lục bát khoảng 10.700 câu là Bộ Dã Sử về một Con Người Vĩ đại là Hoằng Trí – Lý Công Uẩn có tên: “Việt nam Lý Thái Tổ” lên mạng TGVH để chúng ta hiểu thêm về: Tiểu sử của Ngài, Thiên bẩm của Ngài, Sự nghiệp vĩ đại của Ngài, Ảnh hưởng của Ngài tới Đạo Phật Việt nam, Quốc hiệu Việt nam,… Ba người Thầy Vạn Xuân, Vạn Hạnh, Lý Khánh Vân trụ trì ba chùa Vạn Pháp, Cổ Bi, Cổ Pháp đã dạy cho Ngài, một người có Thiên mệnh, khai mở đủ ba chữ Bi – Trí – Dũng để trở thành một vị Quân Vương toàn năng, toàn tâm, toàn đức, toàn trí, toàn dũng…

    Tuy là Dã Sử nhưng Các Vị Linh Thiêng có cho ta biết về: Nhân quả, Luận về Đạo Làm Người, Đạo Phật, Cách tu tập… trong khi kể về Ngài. Xin hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc.

    Vì lý do NNC Nguyễn Tuấn Thanh phải tranh thủ lúc rảnh tự đánh máy và hiệu đính nên chương trình lên mạng sẽ kéo dài.

    Bản quyền thuộc về tác giả.
    Thông qua người đại diện là NNC Nguyễn Tuấn Thanh
    Mọi trích dẫn ghi rõ: Nguồn TGVH.

  2. #2

    Mặc định

    Việt Nam Lý Thái Tổ

    Ngày 09/9/ Bính Tý

    QUYỂN NHẤT

    Ba năm thiên tai hạn hán mất mùa điềm Chúa Thánh Minh Vương ra đời
    Bá hộ Trần Hà làm công đức

    (tiểu mục do TGVH đặt)

    Non sông một dải sơn hà
    Nước non Nam Việt con nhà Lạc Long
    Hiền thay dân chúng Lạc Hồng
    Mùa màng thất bát ruộng đồng quạnh hiu
    Đoàn gà lạc mẹ chích chiu
    Bốn phương đói rách rất nhiều khổ đau
    Xưa thì nước mạnh dân giàu
    Nay vì nắng hạn đồng bào héo khô
    Nhà thiền nhiều kẻ nam mô
    Nhà nông không kẻ ra vô cúng chùa
    Vì dân đói lạnh thất mùa
    Nhằm năm nắng hạn cửa chùa quạnh heo
    Con dân lắm kẻ đói nghèo
    Nhà chùa cũng phải tùy theo thế thời
    Tích này nhắc lại để đời
    Cho dân bốn biển nhớ thời xưa xa…

    Thuở xưa có cụ Trần Hà
    Ở làng Hưng Thịnh vợ là Thị Lâm
    Vợ chồng đồng ý đồng tâm
    Sống làng Hưng Thịnh mười năm qua rồi
    Vợ chồng là kẻ cút côi
    Họ hàng không có nổi trôi bình bồng
    Cũng nhờ tạo hóa thương lòng
    Độ cho phát đạt vợ chồng hưng nha
    Tôi trai tớ gái đầy nhà
    Ruộng vườn cũng có heo gà thiếu chi
    Dân làng Hưng Thịnh hàn vi
    Trần Hà, Lâm thị nhu mì hiền lương
    Thấy dân đói khát nên thương
    Lâm thị bà mới phân tường trước sau:
    Nay ta là kẻ có giàu
    Nhớ xưa đói khổ biết bao nhọc nhằn
    Nay làng Hưng Thịnh khó khăn
    Dân nghèo đói khổ thiếu ăn đau sầu.
    Trần Hà kể rõ đuôi đầu:
    Muôn dân đói khổ có đâu lạ gì
    Nhà mình lúa thóc thiếu chi
    Đem ra bố thí cứu thì vạn gia
    Tôi đây nghĩ chuyện xưa xa
    Nghĩ đời thượng cổ mấy mà ngàn năm
    Đây là chuyện cổ xa xăm
    Năm châu bốn biển luôn tâm nhớ đời
    Mỗi khi ách nước nạn trời
    Ba năm liên tiếp khổ thời hiền lương
    Nắng mưa thay đổi lạ thường
    Đó là Chúa Thánh Minh Vương ra đời
    Nay đà đói khát khắp nơi
    Ắt có Thánh Chúa ra đời chẳng sai.
    Lâm thị bà mới nói rày:
    Đó là ông kể chuyện ngày xưa xa
    Còn nay dân nước Nam ta
    Mùa hè thì nắng nám da cháy mày
    Mùa thu bão lụt tới hoài
    Hạn không nước uống đắng cay nhà nhà
    Đến khi gió bão mưa sa
    Cuốn trôi đồ đạc cửa nhà dân đen
    Nhà giàu cao cổng chắc then
    Của ăn của để đáng khen không mòn
    Nhà nghèo thì chẳng có còn
    Cửa nhà trôi hết mẹ con xa lìa
    Nếu ông so với xưa kia
    Dân còn thống khổ đầm đìa lệ sa.
    Trần Hà liền mới nói ra:
    Ba năm dân khổ cửa nhà tiêu tan
    Xuất sanh Chúa Thánh rõ ràng
    Bà nên yên chí lo toan ngày ngày
    Mình nghèo cực khổ quen tay
    Nay giàu dư của thương thay bần hàn
    Đón mừng Chúa Thánh Minh Hoàng
    Nên đem lúa gạo bạc vàng cứu dân.
    Lâm thị bà mới liền phân:
    Tôi nay thai dựng đã gần khai hoa
    Ông sai tôi tớ trong nhà
    Hai ngàn đấu lúa thí ra dân nghèo
    Cho dân thoát khỏi nạn eo
    Bố thí kẻ nghèo lấy đức cho con
    Vái trời tôi được vẹn tròn
    Đến khi thai sản mẹ con mạnh lành
    Tạo phước tích đức để dành
    Cho con cho cháu thơm danh sau này.
    Trần Hà mới nói như vầy:
    Hai ngàn đấu lúa kho nầy đã lưng
    Sẵn lòng tôi cũng vui mừng.
    Tôi trai tớ gái đều bưng ra làng
    Phát cho kẻ đói hân hoan
    Có Trần bá hộ lòng vàng thương dân
    Lúa nhà bố thí hai phần
    Vợ chồng Bá hộ yên thân vui cười
    Dân làng Hưng Thịnh vui tươi
    No cơm ấm áo người người vẻ vang
    Tiếng lành dân chúng đồn rang
    Bá hộ trong làng tuổi trẻ đại nhân
    Thật lòng rộng rãi thương dân
    Họ hàng không có thân nhân chẳng người
    Lòng nhân hiền đức vẹn mười
    Sau này tuổi thọ của người đủ trăm
    Dân làng đã thọ ân thâm
    Lo phần tuần tự ba năm mới là.

  3. #3

    Mặc định

    Tai họa do con người giáng xuống dân làng Hưng Thịnh và gia đình Trần Hà

    Tiếng lành đồn đại vang xa
    Ở thôn Lập ấp lâu la lại nhiều
    Toàn là ma quái quỷ yêu
    Hiệp năm trăm đứa lo điều hại dân
    Cùng nhau chúng nó luận phân
    Bá hộ họ Trần giầu đã quá tay
    Hai ngàn đấu lúa cho ngoài
    Trong kho ắt hẳn còn rày mấy muôn
    Từ đây đến đó ba truông
    Một truông núi thẳm hai truông đồng lầy
    Chúng ta đông đủ hiệp đầy
    Đánh làng Hưng Thịnh phen này giàu to
    Cùng nhau chúng nó hẹn hò
    Đến làng Hưng Thịnh lần dò tới nơi
    Dân làng xem thấy lạ đời
    Người đâu vạm vỡ đi chơi đầy đàng
    Mặt mày thiếu vẻ nghiêm trang
    Hay là ăn cướp xa đàng tới đây
    Trông xem đông đảo vầy vầy
    Dân chúng làng nầy thì lại đói đau
    Riêng nhà Bá hộ có giàu
    Chẳng có nhà nào dư để dư ăn
    Dân làng xúm lại bàn rằng
    Bấy lâu Bá hộ nuôi ăn cả làng
    Nhờ người con cháu gia đàng
    Nhờ người có của cả làng ấm no
    Nay sao kẻ lạ thăm dò
    Dân làng hiệp lực điều lo thế nầy
    Những ai trai sức hiệp vầy
    Những cô thiếu nữ đủ đầy khôn ngoan
    Cùng nhau đi đến gia đàng
    Của Trần Bá hộ luận bàn nạn tai
    Chúng tôi còn sống ngày nay
    Nhờ Trần Bá hộ nhiều ngày ra ân
    Nay xem khắp nẻo xa gần
    Có người lạ mặt nối chân đầy đàng
    Nghi là cướp đảng cường gian
    Chúng tôi đi đến giữ an ông bà
    Trần Hà nghe nói thở ra
    Tôi trai tớ gái trong nhà cũng hay
    Dân làng Hưng Thịnh ít thay
    Trẻ già bé lớn hơn rày ba trăm
    Sức làng Hưng Thịnh bao lăm
    Phần nhiều lương thiện thiệt tâm cấy cày
    Nghề văn nghiệp võ không ai
    Binh thơ đồ trận không hay không tường
    Nay nhà vương lấy họa ương
    Thì đi ra đường cho khỏi đòn đau
    Mặc cho ăn cướp nó vào
    Nó khuân nó vác cản nào làm chi
    Gái trai Hưng Thịnh nhu mì
    Tựu đây đếm lại chưa thì đủ trăm
    Thì là sức có bao lăm
    Tránh xa kẻo để dập bầm xác thân
    Dân làng nếu muốn báo ân
    Cho ta thì phải ráng cần nghe ta
    Khá mau lui hết về nhà
    Tha hồ cho bọn lâu la nó vào
    Phút đâu nghe tiếng ồn ào
    Già trẻ bé lớn lao xao đầy đàng
    Nhìn xem ngọn lửa đỏ làng
    Nhà nào cũng cháy Trần trang thì còn
    Ồn ào đảng cướp cười dòn
    Cụ già cũng giết trẻ con chẳng chừa
    Làng này nhiều của dân thưa
    Mình nên giết hết chẳng chừa một ai
    Nơi này Hưng Thịnh lắm thay
    Chừa nhà Bá hộ ta rày ở đây
    Nói rồi xúm lại vầy vầy
    Vợ chồng Bá hộ nhà này ra mau
    Chúng ta thương kẻ có giàu
    Đuổi đi không giết phải mau đi liền
    Lâm thị là gái lương hiền
    Các ông cần gạo lúa tiền tới đây
    Thì là cứ đến nhà nầy
    Nhà tôi của cải đủ đầy thiếu chi
    Các ông cứ việc lấy đi
    Nhà dân đói khổ đốt chi người nghèo
    Lâu la nghe nói cười reo
    Giết hết người nghèo lúa gạo ta ăn
    Đến đây ta cũng trừ căn
    Giết người để của mà ăn nuôi mình
    Những nơi vua chúa quan binh
    Dành dân lấn đất dưỡng sinh dân làng
    Chúng ta là kẻ ngược ngang
    Dành của dành vàng chớ chẳng dành dân
    Vợ chồng ngươi hãy mau chân
    Không đi thì phải thiệt thân lúc này
    Trần Hà ông mới nói vầy
    Bà mang hành lý ra đây đi liền
    Dân làng nam nữ thanh niên
    Đến ta thì phải dính liền theo ta
    Tôi trai tớ gái trong nhà
    Sửa sang quần áo đi ra tức thì
    Lâu la rằng chẳng lấy chi
    Các ngươi muốn sống xiêm y cởi liền
    Vợ chồng Bá hộ lương hiền
    Tạo phước tích đức giao duyên ở đời
    Ta cho hai cái khố tơi
    Lụa là gấm nhiễu phải thời cởi ra
    Ta thương phước của ông bà
    Làng này lớn bé trẻ già mạng vong
    Gái trai nam nữ có lòng
    Ta cho hầu cận vợ chồng Trần gia
    Lâm thị với lại Trần Hà
    Nhìn dân lõa thể ông bà thảm thương
    Gái trai tánh nóng chẳng nhường
    Cùng bọn ăn cướp tranh đương sức tài
    Vợ chồng Trần thị chạy dài
    Thân mang khố rách nắm tay lên đường
    Trần Hà tuôn giọt mắt hường
    Ta vừa bố đức họa vương đến liền
    Trời già ghét lắm người hiền
    Xuôi cho tai họa tới liền ta mang
    Lâm thị nhỏ nhẹ luận bàn
    Xin ông đừng có thở than u sầu
    Dù cho biển hóa nương dâu
    Xin ông đừng có lo âu thảm buồn
    Khổ nghèo cũng ráng qua truông
    Bi lụy thảm buồn rủi phải ốm đau
    Trần Hà nhỏ nhẹ thì thào
    Vợ chồng ta thoát khỏi rào lâu la
    Thương cho tôi tớ trong nhà
    Thương cho trai gái làng ta liều mình
    Ắt không đủ sức chống kình
    Cả làng đều phải liều mình còn chi
    Nên tôi nước mắt lâm ly
    Khóc đây tôi khóc là vì dân đen
    Trải qua mưa nắng nhiều phen
    Hết nắng tới mức nghèo hèn biết bao
    Mùa thu nước nổi quá cao
    Của nhà vườn ruộng mòn hao quá nhiều
    Xuân hè nắng hạn biết nhiêu
    Lúa khoai hoa quả mòn tiêu hết rồi
    Còn thêm cướp bóc dập bồi
    Việt nam dân chịu lắm hồi bi thương

  4. #4

    Mặc định

    Trần Hà té giếng chết, Lâm Thị sắp lâm bồn

    Thương dân lắm cảnh đoạn trường
    Ắt là Chúa Thánh Minh Vương ra đời
    Lâm thị bà mới nói thời:
    Lúc nào ông cũng nói thời đâu đâu
    Tôi đang nóng nảy nhức đầu
    Còn thêm cáng náng cái bầu thai nhi
    Tôi không than thở lời chi
    Phải sao chịu vậy ráng đi khỏi rừng.
    Mình bà thì lại nóng hừng
    Mặt đỏ phừng phừng mắt đổ hào quang
    Nên bà mê mệt xỉu ngang
    Trần Hà xem thấy vội vàng đỡ lên
    Lâm thị bà lại than rên:
    Tôi đây khó nổi đứng lên ông à
    Từ hôm đảng cướp vào nhà
    Tôi chưa dùng bữa lại ra đi liền
    Biết bao là đoạn thảm phiền
    Đường đi vắng vẻ truân chuyên núi đồi.
    Trần Hà ông lại ỷ ôi:
    Bà mang bụng chửa có tôi đỡ đần
    Nay mang cái sốt vào thân
    Lạc bước phong trần khát nước đói cơm
    Khổ lao rày đã mấy hôm
    Thương bà bụng chửa không cơm khổ sầu
    Nơi nầy tôi rõ từ lâu
    Lúc tôi còn trẻ thường âu đến hoài
    Làng này hiền hậu lắm thay
    Gọi làng Tích Đức xưa nay đó bà,
    Cách đây một khoảng xa xa
    Có một cái giếng gọi là giếng Tiên
    Ai mà lắm việc não phiền
    Đến đây uống nước não phiền hết ngay
    Bà đau mà lại mang thai
    Tôi bà đến đó múc rày uống vô
    Đói cơm khát nước cổ khô
    Nước Tiên nếu được uống vô no lòng.
    Lâm thị nối gót theo chồng
    Đến nhìn miệng giếng nước trong thay là
    Thấy gần nhưng nước thì xa
    Chung quanh cát đất coi ra gập ghình
    Lâm thị bà bước lại nhìn:
    Nước này hai vợ chồng mình làm sao
    Tôi e miệng giếng sụp ào
    Thì ông phải chết sống nào được đâu
    Tôi đang thai sản một bầu
    Ông nên thận trọng đừng hầu dễ ngươi!
    Trần Hà nghe nói liền cười:
    Thuở tôi còn bé tánh người trẻ con
    Tôi thường đi hái lá non
    Chằm lại múc nước uống ngon lắm bà
    Mỗi lần tôi có đi qua
    Tôi uống nước quí no ba bốn ngày.
    Nói rồi ông mới chạy quay
    Ông đi bẻ lá chằm ngay làm bầu.
    Lâm thị rằng giếng quá sâu
    Nghe tôi ông chớ cúi đầu múc chi
    Nếu ông có mệnh hệ gì
    Chơi vơi rừng núi khổ thì thân tôi
    Nhọc nhằn có bạn có đôi
    Vui hòa hơn có một tôi khổ sầu
    Đói no chẳng có sao đâu
    Đủ đôi đủ bạn hơn câu lẻ bầy
    Tôi xem cái miệng giếng nầy
    Tôi xem đất đá nơi đây mơ hồ
    Nghe tôi mà niệm nammô
    Niệm Phật mình cứ nuốt vô vài lần
    Nhờ Trời Phật độ an thân
    Hơn là té giếng đất gần trời xa.
    Trần Hà cười khẽ bước ra
    Cái trí đàn bà nhút nhát làm sao
    Để tôi múc nước cho nào
    Nói chi lắm tiếng nghe vào không hên
    Ông liền chạy đến một bên
    Nghiêng mình định múc nước lên đưa bà
    Cuồng phong phút lại thổi qua
    Cát bay cây ngả chả cha mịt mù
    Bên tai nghe tiếng ù ù
    Trần Hà té giếng đất bù lở thêm
    Chung quanh cát đất bên thềm
    Giếng Tiên sụp đất lở thêm quá nhiều.
    Lâm thị hốt hoảng liền kêu
    Ông ơi ông hỡi mất tiêu ông rồi
    Lâm thị kêu khóc một hồi
    Một mình thui thủi bà ngồi thở than
    Mắt nhìn cái giếng khô khan
    Đã thành giếng lạnh mộ chàng nơi đây!

  5. #5

    Mặc định

    Hồn thiêng Trần Hà chỉ đường cho Lâm thị tới chùa làng Lập Đức
    Lâm thị sanh con tại cổng Tam quan chùa trong mưa bão và tử nạn


    Ta đành ở lại chốn nầy
    Lâm tuyền vắng vẻ cỏ cây bịt bùng
    Quạnh hiu mà lại lạnh lùng
    Bà thiêm thiếp ngủ hồn trung mơ màng
    Thấy chồng đi đến hỏi han
    Bà mau cất bước đến làng gần đây
    Nơi nầy vắng vẻ cỏ cây
    Đến làng Lập Đức gần đây đó bà
    Gần đây có cửa Vô dà
    Gọi chùa Lập Đức nhiều mà ni cô
    Sãi chùa thiện chí nam mô
    Nhiều sư nhiều sãi nhiều cô chánh lòng,
    Người theo Đạo Thích chánh tông
    Vạn Xuân Hòa thượng thiệt lòng từ bi
    Tôi nay Tiên cảnh hồi quy
    Thương bà thai dựng gần thì nở sinh
    Tôi theo phò hộ bên mình
    Sau này bà có nở sinh nhi hài
    Cửa thiền kinh kệ hằng ngày
    Con mình nó sẽ quen tay Di Đà
    Gượng đi nhanh gót nghe bà
    Còn hai canh nữa thì bà sanh con
    Nói mà ông lại cười dòn
    Cõng bà ông chạy bon bon lộ trình.
    Lâm thị bà lại giật mình
    Mở mắt ra nhìn chẳng có một ai
    Dế ngâm rỉ rả bên ngoài
    Tiểu qui thỏ thẻ bên tai kêu sầu
    Nghĩ thân hiu quạnh mà rầu
    Nhìn sao mới biết là đầu canh hai.
    Xa xa có bóng đèn ai
    Lẹ làng bà mới bước rày chân theo
    Đường mòn vắng vẻ chơn cheo
    Bóng đèn phía trước bà theo đi hoài
    Vẳng nghe có tiếng bên tai
    Giọng cười tiếng nói của ai gần gần
    Nên bà mạnh dạn mau chân
    Bóng đèn sao lại khi gần khi xa
    Phút đâu sấm sét dữ a
    Cuồng phong nổi dậy mưa sa ào ào
    Mắt nhìn sân rộng cây cao
    Tam quan là cổng chùa nào ở đây
    Gió dông bay đá ngã cây
    Bóng đèn khi nãy đến đây mất rồi.
    Bụng đau quặn quặn mấy hồi
    Phút này thôi đã đến rồi canh ba
    Ầm ù sấm sét mưa sa
    Mưa như thác chảy lạnh đà ống chân
    Bụng đau quằn quại châu thân
    Bà đà ngất xỉu mấy lần không đi
    Bà liền sanh đặng thai nhi
    Hồn bà thiêm thiếp đã đi về trời.
    Thai nhi vừa mới ra đời
    Vì cơn mưa lớn nên thời ráo da
    Khóc lên vang dội khổ a
    Vạn Xuân Hòa thượng tuổi già niên cao
    Nghe cơn mưa bão ào ào
    Hương đăng lễ Phật cùng vào niệm kinh
    Cả chùa sư sãi đồng tình
    Nhang đèn chuông khánh niệm kinh Di Đà,
    Vạn Xuân tuy tuổi đã già
    Vẳng tai nghe tiếng khổ a cửa ngoài
    Ông liền kêu sãi nói ngay:
    Con ai mới nở khóc ngoài tam quan
    Hai vãi quỳ xuống vội vàng
    Bạch thầy mưa bão gió đàng thầy a
    Hiện đang giờ tý canh ba
    Vì dông mưa lớn thầy mà nhầm tai.
    Vạn Xuân ông mới nói rày:
    Hai sãi mau đến cổng ngoài tam quan
    Vãi lười không dám ra đàng
    Hai sãi mau phải lẹ làng theo ta
    Đèn lồng hai sãi đem ra
    Tam quan đi đến xem qua vật gì
    Đến nhìn một cái tử thi
    Hai tay ôm lấy hài nhi vào lòng.
    Vạn Xuân để mắt nhìn trong
    Hào quang sáng rực quanh vòng tử thi
    Nhoáng quang này của hài nhi
    Để tay Hòa thượng bồng thì trẻ thơ,
    Tử thi phụ nữ nằm trơ
    Hòa thượng mới nhờ hai sãi khuân vô.
    Hai sãi tay chắp nam mô:
    Tam quy ngũ giới thầy phô trước ngày
    Đây là một cái thi hài
    Của người phụ nữ tuổi ngoài ba mươi
    Hai con khiêng lấy thây người
    Thì phạm giới cấm tiếng cười đời sau
    Thầy đà truyền dạy từ nào
    Tà dâm tội ác làm sao cho tròn
    Bạch thầy thương lấy hai con
    Nếu để phạm giới sao tròn nam mô.
    Vạn Xuân Hòa thượng liền phô:
    Tam quy ngũ giới đem vô trong lòng
    Tâm không vạn sự đều không
    Tâm không vạn pháp hãy đồng theo chơn (chân)
    Phải cần đo thiệt tính hơn
    Đây là cái xác nữ nhơn chết rồi,
    Sãi thì phước đức trao dồi
    Cái xác chết rồi khiêng để đem chôn
    Tà dâm cấm sãi mê hồn
    Phạm giới dâm dục thiền môn đặng nào,
    Các sãi nghe kỹ thấp cao
    Các gái má đào thí chủ đàn na
    Người vào lễ Phật cửa dà
    Các sãi không được lân la nói cười
    Liếc qua láy lại dễ ngươi
    Đó là phạm giới gọi người tà dâm,
    Còn đây xác chết đã nằm
    Khiêng chôn mà gọi tà dâm là gì?
    Nếu lười thì nói lười đi
    Nếu nói phạm giới ai thì chứng cho!
    Hai ngươi tâm tánh dại dò
    Nếu còn nghĩ ngợi cân đo nọ nầy
    Hai sãi đã bị quở rầy
    Nên đành cúi xuống khiêng thây vào chùa
    Ngoài trời mưa đổ lá khua
    Vạn Xuân bồng trẻ vô chùa nói ra:
    Trong chùa hai mụ vãi già
    Cắt nhau đứa bé cho ta tức thì
    Hai vãi vâng lệnh làm y
    Hào quang của trẻ hài nhi đỏ hồng
    Vãi thương hai mụ giành bồng
    Vạn Xuân Hòa thượng hết lòng tưng tiu,
    Hài nhi các sãi cũng yêu
    Vạn Xuân Hòa thượng lắm điều truyền ra
    Hiện giờ là lúc canh ba
    Sấm vang sét dậy mưa sa thế nầy
    Có người thai dựng tại đây
    Tam quan ngoài cổng chùa này quí thai
    Các sãi các vãi mau tay
    Nhang đèn cung kính thi hài thay ta
    Phải mau cơm nước dâng hoa
    Xem như Bồ tát cửa dà giáng lâm!
    Cả chùa lớn nhỏ đồng tâm
    Các vãi thì lại khóc thầm thở than
    Chẳng hay người ở hà phan
    Chẳng hay thân thích họ hàng ở mô
    Một mình đêm vắng lộ đồ
    Nhằm cơn mưa bão ô hô hãi hùng
    Cũng vì mưa gió lạnh lùng
    Cho nên sản phụ di chung đây nầy
    Phải chi vào được nơi đây
    Thì không đến nỗi bỏ thây lâm bồn
    Cầu cho Phật cứu linh hồn
    Các sãi lo việc đem chôn thi hài
    Thương tình giọt lệ vắn dài
    Thương người mạng bạc không ai nhang đèn

    Hòa thượng rằng: chẳng thân quen
    Ta cũng nhang đèn tuần tự niệm kinh
    Cho người tịnh độ siêu sinh
    Giúp người mà phước về mình được mang
    Các sãi đồng ý lo toan
    Chôn xong xác chết luận bàn trẻ thơ

  6. #6

    Mặc định

    Hòa Thượng Vạn Xuân đặt tên em bé mới sanh là Hoằng Trí
    Giao các vãi nuôi nấng Hoằng Trí


    Hài nhi mới nở bơ vơ
    Vạn Xuân Hòa thượng lệ mờ dần chan
    Ông ngồi cất tiếng thở than:
    Dân tình đói khát mùa màng thớt thưa
    Chùa thì đạm bạc muối dưa
    Ruộng chùa thì lại quá thưa mùa màng,
    Khắp nơi dân chúng lầm than
    Nay thêm một kẻ còn đang thiếu thời
    Hiện giờ thì mới ra đời
    Các sãi quỳ xuống thốt lời từ bi:
    Bấy lâu cửa Phật tu trì
    Cửa thiền thì phải từ bi độ đời
    Dân tình đói khổ khắp nơi
    Ruộng chùa tuy bị thất thời kém thu
    Nhưng chùa là kẻ chí tu
    Ắt là Phật thử công phu cửa thiền,
    Chúng tôi đồng ý thay phiên
    Mỗi người một việc nối liền với nhau
    Phải bồng đứa trẻ mau mau
    Bồng đi coi có nhà nào từ bi
    Đàn bà con gái thiếu chi
    Mình vào xin sữa nuôi thì trẻ thơ,
    Mới vừa mở mắt u ơ
    Mẹ cha không có bơ vơ Phật đường
    Mắt nhìn trẻ dại mà thương
    Chúng tăng sư nữ lo phương nuôi dùm
    Lòng thiền bác ái bao trùm
    Từ bi thì phải giúp dùm trẻ thơ.
    Vạn Xuân Hòa thượng ngẩn ngơ
    Thầy xem bộ máy thiên cơ hành tàng
    Trẻ này đầu chứa hào quang
    Nếu không Thánh đế cũng hàng Tiên gia
    Đản sanh tại cửa Vô dà
    Biết đâu phước của ông bà lưu lai
    Khiến vào tại cổng Phật đài
    Giữa cơn giông bão người rày đản sanh
    Thì dân Nam có phước lành
    Vị nào không biết đản sanh cửa thiền
    Vãi cùng các sãi thay phiên
    Từ bi tế độ lòng thiền độ sanh,
    Hài nhi thầy đặt pháp danh
    Gọi là Hoằng Trí cho rành xưng hô
    Các vãi theo cứ trầm trồ
    Tên đẹp mặt đẹp khôi ngô rõ ràng
    Ngày qua tháng lại gian nan
    Các sư các vãi lo toan một lòng
    Nay đà thu chí sang đông
    Hoằng Trí rày đã sáng thông đẹp hình
    Hằng ngày lạy Phật nghe kinh
    Vãi tụng đình huỳnh Trí cũng tụng theo
    Dân thì lâm cảnh đói nghèo
    Chùa chiền gặp lúc nạn eo bần hàn

  7. #7

    Mặc định

    Hoằng Trí lên ba đặt tên cho chùa
    Giấc nam kha của Hòa thượng Vạn Xuân


    Hoằng Trí càng lớn càng ngoan
    Vãi bồng ra cửa tam quan nô đùa
    Trí rằng: sao trước cổng chùa
    Biển đề chẳng có, Quan Vua người vào
    Bảo rằng chùa lập hồi nào
    Biển danh không có biết sao phô bày?
    Hai vãi nghe hỏi lạ thay
    Trẻ lên ba tuổi hỏi rày quá xa
    Biết bao là khách vô dà
    Niên cao kỷ trượng ai mà hỏi chi
    Vãi cưng Hoằng Trí thầm thì
    Để bà vào bạch Trụ trì hỏi han,
    Phúc đâu Hòa Thượng đi ngang
    Hoằng Trí ra đứng chặn ngang hỏi rằng:
    Chùa này có vãi có tăng
    Vốn theo Đạo Thích thẳng bằng từ bi
    Con nhìn không thiếu cái chi
    Chánh điện đã có Mâu Ni Phật đài
    Ác hữu thiện hữu đứng ngoài
    Thập bát La hán đứng rày chung quanh
    Ngự trù tịnh thất cũng rành
    Đông lang Tây diện sẵn dành hai nơi
    Tam quan cái cổng cao vời
    Con nhìn sao chẳng thấy nơi biển đề,
    Sau này Vua Chúa có về
    Người hỏi biển đề, sư cụ là chi
    Chúng con nào có biết gì
    Mà tâu mà bẩm chuyện gì với Vua,
    Sư cụ là chủ trong chùa
    Mà chùa không biển sợ Vua quở rầy.
    Vạn Xuân nghe hỏi chuyện này
    Liền ôm Hoằng Trí gọi này con ơi
    Trước khi thầy lánh cõi đời
    Trước khi nguyện với đất trời xuất gia
    Thời thầy giữa giấc nam kha
    Thấy thầy xuất thế có mà lục thông
    Lập ra Phật tự Tôn tông
    Thì có Hoàng đế ngự trong chùa vàng
    Người ban tấm biển rõ ràng
    Đó là trong giấc mơ màng chiêm bao,
    Khi thầy xuất thế đạo cao
    Lập chùa sư sãi cùng vào niệm kinh
    Thầy mơ giấc mộng hiển linh
    Đợi Vua ban biển chùa mình đó con!
    Hoằng Trí nghe nói cười dòn:
    Con tuy bé nhỏ tuổi còn lên ba
    Xin thầy mở lượng thứ tha
    Con thay mặt Chúa đặt ra hiệu nầy
    Vạn Xuân tên của thầy đây
    Đặt chùa Vạn Pháp hiệu này rất hay,
    Thầy đà tuổi trượng cao thay
    Chờ Vua ban điển chắc ngày qui Tiên.
    Vạn Xuân Hòa thượng cười liền
    Trai phòng trở lại ngồi biên hiệu chùa
    Hoằng Trí chắc chắn là Vua
    Nếu kẻ quê mùa dầu tuổi đôi mươi
    Tên chùa Vạn Pháp vẹn mười
    Mới lên ba tuổi mở lời rất thanh,
    Các sãi thì lại xúm quanh
    Kẻ dành đút cháo người dành ẵm chơi
    Chúng ta lạy Phật cả đời
    Không bằng bồng bế con trời đản sanh
    Thật là cái thế liệt oanh
    Mới lên ba tuổi lại rành nói năng
    Biển chùa là kẻ rành văn
    Hội nhau suy nghĩ lòng bằng đề ra
    Đàng này tuổi mới lên ba
    Nói ra chải chuốt như là Đế vương.

  8. #8

    Mặc định

    Hoằng Trí thọ giáo Sư Vạn Hạnh tại chùa Cổ Bi

    Thầy cùng các sãi niệm hương
    Hoằng Trí quỳ trước Phật đường chắp tay
    Vạn Xuân khen giỏi khen hay
    Có sư Vạn Hạnh chùa rày Cổ Bi
    Gặp cơn buồn bực mệt thì
    Thăm anh con bác trụ trì Vạn Xuân
    Anh em gặp ở vui mừng
    Vạn Hạnh mới hỏi Vạn Xuân điều nầy:
    Chùa anh vườn ruộng đủ đầy
    Cái của hương hỏa mùa nầy ra sao?
    Vạn Xuân mới trả lời mau:
    Đã lâu Đạo đệ không vào nơi đây
    Đã luôn ba bốn năm chầy
    Dân chúng xứ nầy hạn bão lung tung
    Thời trời rất đỗi lạ lùng
    Hạn thì chang chác khắp vùng khô khan
    Đến khi gặp tiết mưa sang
    Đá lăn cây ngã nước tràn mênh mông
    Hạn thì khô cháy ruộng đồng
    Mưa thì lụt lội mênh mông triều cường
    Còn đâu ruộng đất cây vườn
    Ruộng dân thất bát thì nương ruộng chùa
    Ruộng chùa cũng bị mất mùa
    Sư sãi ở chùa bữa đói bữa no,
    Đạo huynh luôn mãi ngại lo
    Điều nầy mật nhiệm nói cho em tường
    Ba năm mưa nắng khác thuờng
    Tức thì đã có Đế vương ra đời
    Nay đà đã sáu năm trời
    Chúa Thánh ra đời tại cổng tam quan
    Canh ba giờ tý rõ ràng
    Nhằm tiết Đoan ngọ người đang vui cười
    Năm Thìn rất thật tốt tươi
    Ngày Dần Chúa Thánh là người đản sanh,
    Ba năm nuôi dưỡng dỗ dành
    Các sư các vãi chùa anh nhọc nhằn
    Trải qua cực khổ khó khăn
    Người lên ba tuổi tài năng cao kỳ
    Tướng đi hổ bộ long phi
    Mở lời ra nói cái gì cũng hay
    Chùa anh từ bấy lâu nay
    Vốn chưa để biển đề rày hiệu chi
    Nay người thỏ thẻ bảo thì
    Gọi Vạn Pháp tự cao kỳ làm sao!
    Đạo đệ xem kỹ tự nào
    Con ai ba tuổi nói cao thế nầy
    Tuy anh Pháp, Huệ đủ đầy
    Võ văn anh chẳng làm thầy được ai,
    Em thì chữ nghĩa rất hay
    Mà đứa nhỏ này anh quý làm sao
    Các sư các vãi thì thào
    Không có kẻ nào biết võ biết văn
    Chùa anh kinh sám đạo hằng
    Em làm Hòa thượng mà văn em tài
    Nếu em bác ái lành thay
    Hãy đem Hoằng Trí về rày Cổ Bi
    Dạy cho chữ nghĩa thông tri
    Phòng sau có giúp ích gì cho dân.
    Hoằng Trí mặt tợ thiên thần
    Vạn Hạnh nghe nói mười phần hân hoan
    Thiền trù liền đến vội vàng
    Đặng coi Hoằng Trí hiện đang làm gì
    Các vãi xem thấy liền quỳ
    Mừng sư Hòa thượng Cổ Bi mới vào
    Hoằng Trí vui vẻ đón chào
    Dám bạch: sư cụ mới vào đây chơi
    Chẳng hay sư cụ chán đời
    Cụ tu biết nẻo lên trời hay chưa?
    Thông huyền cụ biết nắng mưa!
    Biết đường sanh tử trời đưa người nào?
    Hoằng Trí lời nói thanh thao
    Nên sư Vạn Hạnh nghe vào mà thương:
    Con người sanh trưởng Phật đường
    Chẳng hay muốn học văn chương cùng thầy
    Hoặc là con muốn ở đây
    Trì chay giữ giới theo thầy Vạn Xuân?
    Hoằng Trí nghe nói lòng mừng:
    Mấy câu kinh kệ Vạn Xuân có truyền
    Dạy qua con đã thuộc liền
    Sư cụ dạy hiền con cũng hiền theo
    Nhưng mà chữ nghĩa vắng teo
    Bỏ thầy tế độ mà theo thầy ngoài
    Thì là vô nghĩa lắm thay
    Học thì con học không rày đi xa
    Cụ thương thì ở đây mà
    Dạy cho con học mới là tiện hơn
    Con đi chẳng lẽ phụ ơn
    Công thầy công vãi nghĩa ơn cao dầy
    Theo thầy mà lại phụ thầy
    Thì là chúng bạn sau này cười chê.
    Vạn Xuân nghe nói cười hề:
    Con cùng hai vãi theo về Cổ Bi
    Vạn Hạnh sư cụ trụ trì
    Với thầy ruột thịt chẳng thì phải xa
    Đó là người ở một nhà
    Cách làng nhưng cũng ruột rà tay chân
    Tuy xa tình nghĩa quá gần
    Con cùng hai vãi mau chân lên đường.
    Vạn Hạnh ông mới phân tường:
    Nơi Cổ Bi tự khách thường vãng lai
    Bá gia bá tánh đông thay
    Chiều chiều trẻ nhỏ chơi ngoài chật sân
    Đạo huynh hãy khá mau chân
    Sang chùa Đạo đệ một lần giải khuây
    Cùng nhau trỗi bước hiệp vầy
    Hai sư hai vãi một thầy tiểu nhi
    Cùng nhau về đến Cổ Bi
    Vạn Xuân, Vạn Hạnh mới thì vào trong
    Cấp cho hai vãi một phòng
    Để nuôi Hoằng Trí thong dong ngày ngày,
    Vạn Hạnh vui vẻ cười dày
    Dạy cho Hoằng Trí mỗi ngày thi văn.
    Vạn Xuân ông mới nói rằng:
    Hoằng Trí là kẻ siêng năng nhất đời
    Đạo đệ ông phải nhớ lời
    Vì ta vì đạo vì đời lưu tâm
    Xin đừng lộ mối cơ thâm
    Dân chúng thì thầm kẻ lại người qua

    Nên dấu Hoằng Trí thuyền trà cửa im
    Sợ e nhiều khách nhìn xem
    Hình dung Hoằng Trí người đem thì thào
    Gần xa người đến xem vào
    Rủi có bề nào ta hết cậy trông.
    Vạn Hạnh rằng: hãy an lòng
    Đạo huynh chớ khá lo phòng làm chi
    Đạo huynh thấu hiểu huyền vi
    Đạo đệ đây cũng một vì cao tăng
    Lẽ nào để kẻ làm xằng
    Hại cho Hoằng Trí mạng căn chẳng còn
    Em thương như chính là con
    Lắm khi tưng trọng lại còn quý hơn!
    Vạn Xuân từ giã lui chân
    Vạn Hạnh truyền dạy thiệt hơn với trò
    Đây là Khổng Mạnh sách nho
    Thầy dạy cho trò Hoằng Trí trò ơi
    Hoằng Trí dạ dạ vâng lời
    Lần hồi thấm thoắt được thời ba năm.

  9. #9

    Mặc định

    Hoằng Trí tạo phước cho các bạn cùng được học hành
    Hoằng Trí ngủ mộng đọc thơ than thở


    Hai vãi đạo đức cao thâm
    Chuẩn Đề đến rước nên tầm Liên Hoa
    Hoằng Trí than thở khóc bà:
    Bấy lâu nhờ có hai bà nuôi con
    Nay hai bà chết không còn
    Đêm đêm hiu quạnh một con tủi lòng.
    Hoằng Trí nước mắt ròng ròng
    Vạn Hạnh lại bồng nhỏ nhẹ nhủ khuyên:
    Chẳng qua người hết nghiệp duyên
    Xác trần phủi bỏ, hồn tiên về Trời
    Chẳng qua xác tục người đời
    Con đừng bi lụy lắm lời thở than
    Hồn vãi về ngự Phật đàn
    Nên người bỏ xác lẹ làng lắm thay.
    Từ khi hai vãi chết rày
    Vạn Hạnh dạy sách hằng ngày gắt gao
    Mỗi ngày mười chữ quá cao
    Hoằng Trí sáu tuổi học rày biết ngay
    Hôm nào cũng phải trả bài
    Cả chữ lẫn nghĩa bày khai cùng thầy
    Xóm Đông thiên hạ vầy vầy
    Trẻ nhỏ xóm này thường đến Cổ Bi
    Nhìn xem Hoằng Trí nhu mì
    Đứa này thì lại thầm thì đứa kia
    Có ông Đạo nhỏ mới về
    Đầu chừa ba vá xem kia đẹp hình
    Rủ nhau chúng nó lại nhìn
    Rồi đem bánh trái khìn khìn mà cho
    Đạo nhỏ cứ việc ăn no
    Ngày nào lũ nhỏ cũng cho đủ đầy,
    Hoằng Trí gặp lúc vui vầy
    Trẻ con lũ nhỏ bạn bầy thiếu chi
    Ba hôm không học chữ gì
    Vạn Hạnh giảng sách Trí thì láo lơ
    Trả lời thầy hỏi ỡm ờ
    Vạn Hạnh lưu ý nghi ngờ nhìn xem
    Rõ ràng thấy lũ trẻ đem
    Lớp bánh lớp trái thầy xem dẫy đầy
    Mải vui nên chẳng nhìn thầy
    Vạn Hạnh mắng quở la rầy đòn roi:
    Vở bài không học không coi
    Để theo lũ nhỏ học đòi uống ăn
    Làm sao thông đoạt thi văn
    Mải lo cái uống cái ăn bên mình
    Quên thầy quên sách quên kinh
    Lần nầy thầy bỏ tội tình của con
    Nếu như thói cũ mà còn
    Thì là thầy phạt roi đòn gấp đôi.
    Hoằng Trí quỳ bạch thầy ôi:
    Xin thầy nghe trẻ khúc nôi tỏ bày
    Thầy đây có sẵn thiên tài
    Bạn con lũ nhỏ hiền thay thầy à
    Một con thầy cũng dạy mà
    Nhiều trò thầy cũng dạy qua một lần
    Xin thầy bố đức thi ân
    Dạy hết lũ trẻ ân cần văn chương
    Xin thầy mở rộng lòng thương
    Mở cửa Phật đường dạy trẻ nghề văn
    Thì là con mới siêng năng
    Con thương bạn nhỏ võ văn chẳng rành
    Một con ôm sách học hành
    Còn bao nhiêu bạn nó đành bất thông.
    Vạn Hạnh rằng: chẳng có xong
    Con muốn như vậy thầy không có chiều
    Con là đạo nhỏ đáng yêu
    Vạn Xuân gửi gắm lắm điều dặn ta
    Nên ta chẳng ngại tuổi già
    Dạy con chữ nghĩa ấy là vì dân
    Cửa Phật đâu phép rộ rần
    Vào ra nhiều trẻ bước chân dập dìu!
    Hoằng Trí nghe rõ buồn hiu
    Từ sáng đến chiều chẳng học chữ chi
    Vạn Hạnh đánh quở li bì
    Trói Hoằng Trí chẳng cho đi ra ngoài
    Hoằng Trí bị trói chân tay
    Nằm co mà ngủ miệng rày ngâm thi
    Sư nghe bước lại xem thì
    Thời nghe Hoằng Trí ngâm thi như hà

    Dám nào ngay cẳng thẳng ra
    Vì lo xã tắc sơn hà chinh nghiêng

    Sư nghe lại mở trói liền
    Hoằng Trí thì lại nằm yên ngủ khì
    Sư nhìn bụng lại nghĩ suy
    Đế Vương ngẫu hứng cao kỳ lắm thay
    Một mình thân chịu lạc loài
    Minh Vương xuất thế đọa đày tấm thân
    Thương người lăn lóc phong trần
    Cháo rau đạm bạc nương thân cửa chùa
    Rõ ràng chân mạng nhà Vua
    Ba sãi ở chùa biết thế khó phân
    Đợi cho máy tạo xoay vần
    Minh Vương phủi sạch phong trần nắng mưa
    Nghĩ đời thượng cổ khi xưa
    Phật Tiên Thần Thánh chọn lừa (lựa) Hiền nhân
    Mỗi khi Chúa Thánh xuất thân
    Mưa nắng cõi trần lắm lúc đổi thay
    Ta nên rộng đức nới tay
    Để mặc Hoằng Trí vui say nô đùa
    Giữ nghiêm theo luật nhà chùa
    Thời là tội nghiệp nhà Vua hội nầy
    Nên sư không quở không rầy
    Mặc cho Hoằng Trí bạn bầy cười vui
    Xóm chùa trẻ nhỏ tới lui
    Càng ngày trẻ nít càng vui cảnh thiền
    Mẹ cha lũ nhỏ tâm hiền
    Đồng đưa lũ trẻ cảnh thiền quy y
    Được năm mươi đứa một thì
    Đưa vào cửa Phật quy y cùng thầy.
    Chúng tôi đưa trẻ đến đây
    Học đạo với thầy thầy dạy chúng tu
    Chúng tôi sằng dã nông phu
    Sẽ đem lúa gạo đến bù thiền môn
    Miễn con tôi đặng hiền khôn
    Quy y Phật Pháp thiền môn của thầy!
    Vạn Hạnh mới nói lời nầy:
    Quy y với thầy thầy thí pháp cho
    Từ rày lũ trẻ cần lo
    Thầy truyền kinh kệ học cho thấm nhuần
    Mẹ cha lũ trẻ vui mừng
    Con mình theo đạo thấm nhuần đèn nhang
    Chúng ta đây phải lo toan
    Dầu hương mang đến Phật đàng giúp con
    Miễn con học đạo vuông tròn
    Ta lo đầy đủ cho con mọi bề
    Các trò đạo nhỏ say mê
    Nào kinh nào kệ theo kề bên nhau.

  10. #10

    Mặc định

    Hoằng Trí bày trò chơi quân lính Đế Vương
    Hộ Pháp thường xuyên trông coi Chùa

    Hoằng Trí liền mới thì thào:
    Chúng ta học đạo đã cao lắm rồi
    Tịnh phòng ta cũng có ngồi
    Trường chay giữ giới vẹn rồi từ bi
    Một ngày hai buổi A Di
    Kinh nào cũng thuộc chẳng thì sai ngoa
    Có điều bực bội thay là
    Vậy thì chúng bạn theo ta ra vườn
    Làm trò quân lính Đế Vương
    Ta ngồi nơi vườn các bạn tung hô
    Vui hơn mình niệm nam mô
    Rồi lập trận đồ đánh đá mà chơi.
    Đạo nhỏ thích chí nghe lời
    Đủ năm mươi đứa ra chơi sau vườn
    Hoằng Trí ngồi tựa Đế Vương
    Đạo nhỏ ra vườn vạn tuế rền vang
    Chia nhau phân chứng hai hàng
    Hai bên võ bá văn ban chỉnh tề.
    Vạn Hạnh đang lúc ngủ mê
    Nghe tiếng la ó bước rề ra sau
    Mắt nhìn thôi quá ngạt ngào
    Hoằng Trí ngồi tuốt trên cao chỉnh tề
    Hai hàng đạo nhỏ đứng kề
    Lá cây làm mão xum xuê đàng hoàng
    Nào là võ bá văn ban
    Nào quân trực điện, nào hàng lính canh
    Thật là sắp đặt quá rành
    Trời xui lũ trẻ sẵn đành rồi đây
    Cứ luôn bài trí thế này
    Binh trào hay được thì thây chẳng còn
    Hiện giờ khắp cả nước non
    Tù trưởng động chủ thì còn quá đông
    Trò chơi này chẳng có xong
    Thấu tai Đinh Chúa mạng không có còn,
    Nhưng mà các đạo trẻ con
    Ta là thầy cả hỏi còn tại ai
    Nếu quân tuần phủ vãng lai
    Việc nầy mà thấy bắt ngay tức thì
    Muốn cho tránh chuyện nan nghi
    Ta nên mắng quở e khi tan dần.
    Nghĩ rồi Hòa thượng liền phân:
    Việc này các đạo rần rần ó la
    Các con học đạo cửa dà
    Tâm không yên tịnh ó la vang dầy
    Làm cho động cả tai thầy
    Từ rày sắp tới việc này hãy thôi
    Không lo kinh kệ trau dồi
    Nô đùa cười giỡn phải thôi tức thì,
    Nếu còn bày biện thế ni
    Thì là thầy phạt phải quỳ nguyện hương
    Tam quy ngũ giới thường thường
    Các đạo nhỏ phải nhìn tường pháp môn
    Nắng mai cho tới hoàng hôn
    Luôn luôn niệm tưởng pháp môn Di Đà
    Có đâu trửng giỡn ó la
    Trái luật cửa dà bá tánh mỉa mai
    Các con học đạo ngày ngày
    Không dồi đạo hạnh lại bày bộ binh
    Từ rày chuông mõ kệ kinh
    Cấm không cho việc bày binh thế nầy
    Nếu không nghe thửa lời thầy
    Thì đi cho khỏi chùa nầy mau mau
    Chớ đừng la ó ồn ào
    Rầy tai mà chẳng lợi nào cho ta!
    Đạo nhỏ nghe tiếng thầy la
    Rủ hết về nhà thuật lại mẹ hay:
    Chúng con thiệt tức lắm thay
    Từ nay con chẳng vào nay Phật tuyền
    Con vào cửa Phật tu hiền
    Vì thấy Hoằng Trí hữu duyên vui hòa
    Nó không có mẹ có cha
    Mẹ nó mới đẻ nó ra chết liền
    Phong trần mình nó truân chuyên
    Nó thật là hiền lại rất thông minh
    Mày tằm mắt phụng đẹp xinh
    Lão thông chữ nghĩa kệ kinh mẹ à
    Cũng vì không mẹ không cha
    Nếu sống cửa dà quyền của sư ông
    Chúng con ăn mặc nâu sồng
    Là theo Hoằng Trí cho lòng hân hoan
    Chúng con trở lại gia đàng
    Thuật cho cha mẹ hãng toàn nguyên nhân,
    Sư ông khó tánh vô ngần
    Nghĩ thương Hoằng Trí lắm phần khổ đau
    Thầy rầy vội vã đi vào
    Chúng con nhìn thấy buồn teo
    Con theo Hoằng Trí chẳng theo sư già
    Nay sư giận dữ quở la
    Chạy hết về nhà chẳng ở lại chi
    Lão sư Vạn Hạnh lạ kỳ
    Ngồi nằm cũng quở, đứng đi cũng rầy
    Mẹ cha vào hỏi ý thầy
    Mỗi chút mỗi rầy ai chịu cho kham
    Đã là người giữ dà lam
    Sao còn quở tứ rầy tam rền trời.
    Mẹ cha lũ nhỏ nói thời:
    Hòa thượng trí tuệ tuyệt vời xưa nay
    Tánh ông hiền dịu lắm thay
    Chùa Cổ Bi tự ai ai cũng nhường
    Các con đừng có xem thường
    Cha mẹ cúng dường thầy biết bao nhiêu
    Thầy tu công đức rất nhiều
    Nơi nầy xưa lắm quỷ yêu lộng hành
    Xảy ra nhiều chuyện thất thanh
    Từ ngày sư đến tu hành nơi đây
    Bá gia bá tánh làng nầy
    Thẩy đều khỏe mạnh đủ đầy lúa khoai
    Xưa thì nhiều việc thảm thay
    Trẻ con đâu có biết hay việc gì,
    Nãy giờ con nói thế ni
    Thật là phạm thượng lỗi thì lắm đa
    Hãy mau vào chốn cửa dà
    Mẹ cha tạ tội với mà sư ông
    Đã đành ăn mặc nâu sồng
    Sao còn nê cố cai lồng sân si
    Con vào cửa Phật quy y
    Những lời thầy dạy dạy gì cũng nghe
    Có đâu thầy mới răn đe
    Rủ nhau cả lũ đi te về nhà
    Chúng ta là hạng mẹ cha
    Trọng Phật cửa dà chẳng trọng chúng bây
    Thật là đồ ngốc đồ ngây
    Thọ giáo với thầy học Phật tu nhân
    Sư ông là kẻ thoát trần
    Lòng ông lòng Phật lòng Thần Thánh Tiên
    Con vào cửa Phật tu hiền
    Mẹ cha mong để phước duyên sau nầy,
    Chùa thầy con chẳng theo thầy
    Con theo Hoằng Trí kẻ nầy là ai
    Những điều chướng mắt trái tai
    Sư ông mới quở mới rầy mới la,
    Con ngồi niệm Phật Di Đà
    Quét chùa chẻ củi thầy la làm gì
    Các con bài bác cái chi
    Sư ông đánh quở là vì thương con
    Muốn con đạo pháp vẹn tròn
    Nhà chùa nghiêm luật các con đừng buồn,
    Bá gia bá tánh dư muôn
    Soi cội soi nguồn của kẻ xuất gia
    Thiệt tu người mới phục a
    Thân ở cửa dà lòng chẳng có tu
    Thì sanh ghen ghét hiềm thù
    Người tu không giữ hạnh tu thắm nhuần
    Luật tu trộm cắp cũng đừng
    Không được vui mừng, không được khóc than
    Mẹ cha lũ trẻ vội vàng
    Đến chùa bạch hết rõ ràng thầy hay.
    Vạn Hạnh ông mới luận bày:
    Nam nữ thí chủ đừng ai phiền hà
    Số là câu chuyện vừa qua
    Năm mươi đạo nhỏ làm mà trò vui
    Lòng ta thì lại sụt sùi
    Ngại điều bất trắc đổ nùi thiền môn
    Năm mươi đạo nhỏ cũng khôn
    Hiệp với Hoằng Trí đồng môn một chùa
    Trí thời làm Chúa làm Vua
    Đạo nhỏ trong chùa làm tướng làm quan
    Tung hô vạn tuế rền vang
    Thấu tai phủ huyện bản làng tuần tra
    Khó khăn cho cửa vô dà
    Vua quan đâu phải đem ra nô đùa
    Đây là Hoằng Trí con chùa
    Chùa nuôi Hoằng Trí bốn mùa xuân qua
    Ta noi gương Phật Thích Ca
    Không chi dấu diếm đàn na người nào
    Thầy bày hết rõ trước sau
    Thí chủ má đào mặt thỏ mõ vơi
    Nàng thì nhanh miệng lẹ thời:
    Bạch thầy tôi có đi chơi huyện đường
    Thấy điều lạ mắt khác thường
    Ở tại huyện đường có bọn tuần tra
    Bảo rằng độ nhật trưa qua
    Lính tuần có đến của dà Cổ Bi
    Chưa vào chánh điện bái quỳ
    Mới vào tới cổng tức thì ngã ngang
    Như ai đánh lén lẹ làng
    Thây còn quàn tại huyện đàng chưa chôn,
    Quan tuần quan huyện hết hồn
    Nghi cho thầy cả thiền môn cao tài
    Gia đình con tự xưa nay
    Ông bà cha mẹ với rày con đây
    Đều quy y Phật với thầy
    Tu bổ chùa này công đức chừ bao
    Nếu con nghe được chuyện nào
    Hại thầy hại đạo con mau phô bày.
    Vạn Hạnh ông mới nói rày:
    Long thần hộ pháp mách rày với ta
    Bảo rằng chánh ngọ trưa qua
    Có quan tuần phủ vào ra dòm hành
    Long thần hộ pháp cao thanh
    Bảo rằng Hoàng Đế đang thanh thiết triều
    Mà quân tuần phủ dám liều
    Giữa buổi lâm triều của Đức Minh Vương
    Dòm hành là chuyện bất thường
    Long thần bảo vệ Minh Vương ngự trào
    Cho nên bất cứ kẻ nào
    Hoàng Đế ngự trào đến chẳng lý do
    Long thần người đã theo phò
    Ai đến vô phép người cho qua đời,
    Rõ ràng Hoằng Trí con Trời
    Cho nên bày chuyện trò chơi lạ thường
    Nên quân tuần phủ tai ương
    Long Thần Hộ Pháp không nhường một ai.

  11. #11

    Mặc định

    Hoằng Trí ăn bánh cúng, bị phát hiện
    Hộ Pháp bị lưu đày ba ngàn dặm

    Thiện nam tín nữ vui thay
    Hội đây thầy cũng phải bày lễ nghi
    Bày ra cúng kiếng chi chi
    Kẻo quân tuần phủ nó đi rình mò
    Khiến nên quan huyện nặng lo
    Cũng nhờ tín nữ mách cho thầy tường,
    Thiện nam vào tự dâng hương
    Ngự thiền tín nữ lo phương cúng chùa
    Phần nhiều là gái quê mùa
    Nên giúp nhà chùa làm bánh bao chay
    Nhiều cô nữ giới lẹ tay
    Làm xong năm bánh trình ngay với thầy.
    Vạn Hạnh ông mới nói vầy:
    Hoằng Trí hỡi này vào lấy bánh bao
    Cúng Thần Hộ Pháp công lao bấy chầy!
    Hoằng Trí vâng dạ lịnh thầy
    Thiền trù lựa đĩa bánh đầy bưng ra
    Trên bàn Hộ Pháp kính a
    Mở nhân ăn hết rồi ra đi liền.
    Thiện nam tín nữ tu hiền
    Hương đăng nguyện vái chứng minh hộ trì
    Nam mô mô Phật A Di
    Độ sư độ sãi từ bi mạnh lành
    Độ dân vườn ruộng thạnh hành
    Độ kẻ lòng thành nối chí Thích Ca.
    Cúng xong Vạn Hạnh truyền ra
    Cơm nước bánh trà tín nữ cùng xơi
    Thiện nam cũng ở lại chơi
    Kẻ đi nhổ cỏ người thời trồng cây,
    Phụ làm công quả giúp thầy
    Vạn Xuân vì tuổi đã đầy tám lăm
    Nên vào tịnh thất mà nằm
    Long Thần vội đến thì thầm với ông:
    Bánh bao còn có bột không
    Hoàng Đế ăn hết nhân trong đã rồi!
    Huỳnh tương định giấc một hồi
    Vạn Xuân Hòa thượng mới ngồi thở ra
    Liền kêu Hoằng Trí quở la:
    Sao ăn nhân bánh lỗi đà quá to
    Đánh ba roi đáng tội cho
    Long Thần là vị hộ phò chùa ta
    Con nên kính trọng mới là
    Có đâu cúng bánh con mà ăn nhân,
    Nếu Thầy không dạy không trừng
    Con luôn cúng bánh ăn nhân ngày hằng
    Đã quy y Phật y Tăng
    Cớ sao ham uống ham ăn thế nầy!
    Hoằng Trí bị đánh bị rầy
    Không dám giận Thầy mà giận tượng kia:
    Ta ăn nhân bánh kia kìa
    Thầy biết vì bởi tượng kia mách thầy
    Cả gan cho cái tượng nầy
    Mỗi chút mỗi méc cho Thầy đánh ta!
    Liền cầm cục lọ đi ra
    “Lưu tam thiên lý” đề mà tượng ông
    Đề rồi Trí bỏ đi rong
    Long Thần Hộ Pháp vào trong tịnh thiền
    Mách cho Vạn Hạnh hay liền:
    Từ nay trong chốn cửa thiền vắng tôi
    Bởi vì Hoàng đế đày rồi
    Dầy ba ngàn dặm nên tôi đi liền,
    Tại ông mỗi chút mỗi phiền
    Hoàng đế giận đuổi tôi liền phải đi.
    Vạn Hạnh ông mới nói thì:
    Tôi nhờ Hộ Pháp hộ trì từ lâu
    Nay ông mà bỏ đi đâu
    Vắng ông cửa Phật u sầu lắm đa.
    Long Thần liền mới nói ra:
    Hoàng đế lệnh đuổi tôi mà phải đi
    Thương tôi ông phải năn nì
    Với lệnh Hoàng đế xá thì cho tôi.
    Vạn Hạnh tỉnh giấc một hồi
    Đi ra chánh điện ông ngồi xem qua
    Khói hương nghi ngút tỏa ra
    Bức tượng Hộ pháp đổ mà mồ hôi
    Nhìn quanh bức tượng một hồi
    Lấy tay ông vuốt mồ hôi Long thần,
    Ông nhìn khắp cả châu thân
    Bụng tượng Long thần bốn chữ mới biên
    “Lưu tam thiên lý” y nguyên
    Chữ lọ Hoằng Trí mới biên rõ ràng,
    Ông liền bảo sãi đèn nhang
    Đem nước rửa chữ kẻo mang tội trời
    Sãi nghe vội vã vâng lời
    Đem nước rửa mãi chữ thời không phai
    Vạn Hạnh xem thấy châu mày
    Mới kêu Hoằng Trí rỉ tai năn nì:
    Con kêu Hộ pháp đừng đi
    Ở đây Ngài sẽ độ thì chùa ta
    Nếu con mà đuổi người ra
    Chùa Thầy đây biết cậy mà vào ai.
    Hoằng Trí vội vã nói rày:
    Long thần ông hãy ở rày lại chơi
    Nói rồi bôi chữ tức thời
    Long thần hãy ở lại chơi cùng thầy
    Vạn Hạnh lòng chẳng có khuây
    Chuyện kia chưa hết chuyện này xảy ra.

  12. #12

    Mặc định

    Sư ông Lý Khánh Vân kết cha con đặt tên là Lý Công Uẩn
    Giết mãng xà vương Lý Công Uẩn uy danh

    Sư chùa Cổ Pháp sang qua
    Cùng sư Vạn Hạnh vốn là bạn thân
    Sư này tên Lý Khánh Vân
    Vào chùa Vạn Hạnh ân cần mời khuyên:
    Sư huynh đến Cổ Bi thiền
    Có chi quý quá dạy truyền hay chăng?
    Khánh Vân ông mới nói rằng:
    Bên chùa Cổ Pháp sãi tăng đều già
    Nên tôi mới có sang qua
    Mượn một đạo nhỏ pha trà dâng hương
    Bên chùa Cổ Pháp Phật đường
    Không người quét dọn dầu hương hằng ngày.
    Vạn Hạnh nghe nói cười dày:
    Tôi có đệ tử thiệt tài lắm đa
    Mới lên bảy tuổi thôi mà
    Mà tâm với trí như già sáu mươi,
    Sư huynh Cổ Pháp thiếu người
    Đệ tử tôi thiệt vẹn mười dầu hương.
    Liền kêu Hoằng Trí phân tường:
    Bên chùa Cổ Pháp dầu hương thiếu người
    Con thì chu tất vẹn mười
    Về chùa Cổ Pháp giúp người công phu
    Tu đâu con cũng người tu
    Con về Cổ Pháp công phu cũng là
    Nay sư Cổ Pháp sang qua
    Bát ban võ nghệ ông mà rõ thông
    Nếu mà con được theo ông
    Thì học võ nghệ gánh gồng nước non,
    Thầy đà rõ hết bụng con
    Con ham học võ nhưng còn để tâm
    Bên trong con cứ ngấm ngầm
    Binh thơ đồ trận luôn tâm nghĩ bàn.
    Khánh Vân xem tướng rõ ràng
    Nên lòng hớn hở hân hoan nói vầy:
    Chúng ta tình bạn đủ đầy
    Chú đạo nhỏ nầy hổ bộ long phi
    Tôi anh hồi tưởng trước khi
    Cũng quan cũng chức đơn trì Đinh Vương,
    Tôi thì ngán việc chiến trường
    Lui về ẩn dật tầm phương tu hành,
    Vạn huynh thì ngán công khanh
    Để bước tu hành chẳng khác chi tôi,
    Huynh đường hương quả có rồi
    Lửa hương nối dõi phận tôi tuyệt đường,
    Nay nhìn đạo nhỏ lòng thương
    Dùng làm nghĩa tử náu nương tuổi già.
    Vạn Hạnh liền nói hay a
    Mới kêu Hoằng Trí lạy cha tức thì.
    Khánh Vân bày tỏ vân vi:
    Tôi vốn họ Lý tên thì Khánh Vân
    Muốn cho vẹn cả hai phần
    Con tôi thì phải ân cần họ tôi,
    Sau này di tích nhiều hồi
    Con tôi mang lấy họ tôi mới là
    Đặt tên mới gọi là cha
    Tên Lý Công Uẩn có mà được chăng!
    Hoằng Trí hớn hở lòng bằng
    Cha đặt Công Uẩn thành văn phẩm đề.
    Vạn Hạnh kể rõ mọi bề:
    Huynh đem Hoằng Trí dạy nghề Bát ban
    Phải cho chu tất chu toàn
    Công Uẩn học được Bát ban côn quyền,
    Vạn Hạnh kể rõ sạ duyên
    Về chùa Cổ Pháp huynh truyền võ văn
    Phải ngừa miệng môi lưỡi lằng
    Vì Lý Công Uẩn khác hằng người ta.
    Khánh Vân nghe rõ do hà
    Giã từ Vạn Hạnh kiếu ra đi liền
    Dắt tay Công Uẩn con hiền
    Công Uẩn từ giã cảnh thiền Cổ Bi,
    Lạy thầy Vạn Hạnh trước khi
    Khánh Vân lại nắm tay đi ra đàng
    Cha hiền lại gặp con ngoan
    Về chùa Cổ Pháp lo toan trong ngoài,
    Quanh chùa cây cỏ gốc gai
    Công Uẩn quét dọn trong ngoài sạch trong
    Rảnh rang Công Uẩn đi trồng
    Lúa mì lúa miến vun trồng mì lang,
    Áo quần khâu vá vẻ vang
    Khánh Vân xem thấy lòng càng mến thương,
    Mới đem Công Uẩn ra vườn
    Truyền dạy võ nghệ đủ đường cho con
    Binh thơ đồ trận cũng còn
    Học đây mở trí cho con nhiều ngày,
    Cha xưa trong tuổi còn trai
    Theo Đinh Bộ Lĩnh dẹp dày sứ quân
    Cha đây chinh chiến đã từng
    Đương đầu địch với sứ quân đã nhiều,
    Chùa này sau trước quạnh hiu
    Cha người hưu trí muốn nhiều tịnh tâm
    Bá gia bá tánh quanh năm
    Tam ngươn cung hỉ thiệt tâm cúng dường,
    Còn điều cơm gạo dầu hương
    Quan phủ quan huyện cúng dường mà thôi
    Ngày nào cha tịch diệt rồi
    Thì điều cúng cấp người thôi dâng vào,
    Cha e đổi Đế thay Trào
    Chùa này không khách dám vào đâu con
    Cha già sức đã mỏi mòn
    Nay cha sở cậy có con giúp vào
    Quanh chùa đất rộng biết bao
    Ven bờ mở rộng đào ao lập vườn
    Để dùng huê lợi dầu hương
    Không cần dùng của thập phương dâng vào,
    Tu mà ăn của đồng bào
    Mình tu cho họ chớ nào cho ta.
    Công Uẩn nghe lệnh của cha
    Đi trồng rau cải đậu cà bắp khoai
    Thức ăn nuôi sống hằng ngày
    Thì Lý Công Uẩn siêng tay chuyên cần,
    Ngày nào người cũng lo mần
    Thảm thương sư cả Khánh Vân tuổi già,
    Bốn ông giáo thọ yết na
    Ông nào thì cũng tuổi đà chín lăm
    Ngày lo kinh kệ ngồi nằm
    Tu thì tu trót thiệt tâm Di Đà
    Bốn ông vì tuổi đã già
    Đi chung định luật hồn đà lìa thân
    Rủ nhau hỉ lượt chết lần
    Khánh Vân Công Uẩn lo phần tống chung,
    Nhằm cơn mưa gió bão bùng
    Khánh Vân nhắc lại thủy chung sự đời:
    Nầy nầy Công Uẩn con ơi
    Chẳng hiểu máy trời con tạo vần xoay
    Con vừa để bước tới đây
    Bốn sãi chùa này cưỡi hạc quy Tiên,
    Con là mạng tướng chánh quyền
    Hay là Hoàng Đế cơ thiên đã dành
    Khi con vừa mới đản sanh
    Thì người mẹ đẻ hồn đành lìa thân,
    Mình con lưu lạc phong trần
    Truân chuyên cực khổ lắm phần gian nan
    Vạn Xuân Vạn Hạnh đạo tràng
    Ra thân bảo bọc cưu mang con rày,
    Con còn sống đặng ngày nay
    Nhờ ơn công đức sư rày Vạn Xuân
    Sau nhờ Vạn Hạnh vui mừng
    Con ngoan khôn lớn nhờ chưng nhiều người,
    Nay con tuổi đã hơn mười
    Binh thơ chiến trận cha thời dạy cho
    Vậy thì con phải cần lo
    Vừa lo thân sống vừa lo Đạo Thầy,
    Dân làng Cổ Pháp nơi này
    Đến chùa Cổ Pháp trọng thầy trọng tăng
    Phần nhiều lắm kẻ hung hăng
    Cha đây vốn thiệt hà tăng đương trào
    Cho nên mấy kẻ hỗn hào
    Nó chẳng dám vào phá hại chùa cha,
    Nếu cha hầu Phật Thích Ca
    Cảnh chùa này chẳng biết mà đến đâu.
    Công Uẩn nghe nói cúi đầu:
    Cha đừng nghĩ ngợi lo âu thảm phiền
    Người sanh trong cõi hạ miền
    Sanh mạng tử mạng do Thiên cha à
    Bần hàn no đói phú gia
    Đều có căn số Trời Cha định rồi
    Như con là kẻ cút côi
    Biết thầy biết đạo mà thôi đã đành
    Con nào biết kẻ sanh thành
    Chỉ biết đạo đức sống sanh nhờ Thầy,
    Nay con nhổ cỏ trồng cây
    Tạo ra huê lợi chùa nầy cho cha
    Còn e đổi chữ sơn hà
    Thì công của trẻ ắt là trôi sông
    Xin cha đừng có buồn lòng
    Con xin gắng chí ra công lập vườn
    Đặng cho bá tánh thập phương
    Vào chùa có sẵn của vườn chùa ta
    Biếu cho thí chủ đàn na
    Mỗi người một ít gọi là của chung,
    Dầu cho gặp kẻ dữ hung
    Thường ngày thọ lãnh của chung nhà thiền
    Con luôn giữ một tánh hiền
    Bá tánh mọi miền đất nước tới lui
    Lúc nào con cũng tươi vui
    Gặp điều rắc rối cũng xuôi cha à,
    Cha nhìn cây kiểng bông hoa
    Con đây vun vén nay đà tốt tươi
    Con đà tính vẹn cả mười
    Sau vườn cây trái tốt tươi đủ dùng
    Ruộng chùa con lại làm chung
    Con rủ trẻ sớm hiệp cùng làm ra,
    Đứa nghèo lấy lúa về nhà
    Đứa giàu cung hỉ đem qua để chùa
    Con mần đã được hai mùa
    Đứa nghèo lấy lúa bán mua áo quần.
    Khánh Vân nghe nói vui mừng
    Vừa thương con dại vừa cưng trí tài.
    Công Uẩn thong thả ra ngoài
    Hiệp cùng lũ trẻ mới bày việc binh
    Binh thơ thầy dạy cho mình
    Nay ta thử sách dượt binh xem nào
    Trẻ làng đông biết là bao
    Hơn ba mươi đứa rủ nhau đồng tình,
    Công Uẩn mới sắp bộ binh
    Nói cùng bọn trẻ để mình chủ trương
    Các anh là kẻ hiền lương
    Theo cha làm ruộng lập vườn mà thôi
    Làm sao bì đặng với tôi
    Từ bé tới lớn trao dồi binh thơ.
    Lũ trẻ mới nói ờ ờ
    Mày xưng có trí cầm cờ dượt quân
    Chúng tao lớn bé đều ưng
    Để mày làm chủ điểm quân phân hàng,
    Công Uẩn phân định rõ ràng
    Các anh tuổi lớn phân hàng hai mươi
    Phần em tuổi nhỏ chín mười
    Chia phần tuổi nhỏ mười người mà thôi,
    Cầm đầu chỉ có một tôi
    Hai mươi anh lớn đứng rồi đàng kia
    Phất cờ sáp trận tôi chia
    Nhỏ ít đánh lớn nhiều kia mới tài,
    Nô đùa sáp trận vui thay
    Mười đứa tuổi nhỏ thắng rày hai mươi
    Nhỏ mừng thì vỗ tay cười
    Lớn thì tức giận hổ ngươi nói vầy:
    Chúng tao phục cái tài mầy
    Cũng là anh dũng đủ đầy rồi đa
    Nếu mầy anh dũng gồm ba
    Bọn tao chịu lụy gọi là đại huynh,
    Tài mày thì giỏi cầm binh
    Gan mày tao chẳng được nhìn kỷ cương
    Gần đây có mãng xà vương
    Có con rắn lớn đón đường hại dân
    Rắn này người gọi rắn thần
    Nó thường nhiễu hại con dân làng nầy
    Nếu mày gan mật đủ đầy
    Nếu mày giết rắn tao đây lòng bằng
    Hằng ngày đem bánh cho ăn
    Chẳng kêu bằng thằng mà gọi đại huynh.
    Công Uẩn chúm chím cười xinh
    Các anh trở lại gia đình cho mau
    Lấy cho tôi mượn gươm đao
    Hay là cái mác cái dao cũng tùy
    Các anh hãy dẫn tôi đi
    Tôi không có biết mãng thì xà vương,
    Bọn nhỏ nghe nói chạy bươn
    Đứa chịu dẫn đường đứa chịu mượn dao
    Công Uẩn lũ trẻ đi mau
    Đến nơi thấy một gò cao như đồi
    Xum xuê cây cối ối thôi
    Bọn nhỏ mới kể khúc nôi rõ ràng,
    Mày lo chuông mõ đèn nhang
    Mày nào có biết thế gian chuyện gì
    Chốn này cây cối rậm ri
    Có con rắn lớn ăn thì người ta
    Cho nên bá tánh gần xa
    Tôn rắn mãng xà đến chức đại vương,
    Tướng mày đây quá là thường
    Mãng xà nó nuốt không nhường mày đâu
    Tướng mầy từ cẳng chí đầu
    Mãng xà nuốt trọng nó hầu khỏi nhai
    Giỏi thì mày cứ đi ngay
    Mầy vào nỗng rắn mày bay về trời
    Chúng tao đứng lại đây chơi
    Để coi rắn độc nó xơi thịt mầy.
    Công Uẩn mới nói như vầy:
    Các anh nên đứng lại đây đợi về
    Lũ nhỏ nghe nói cười hề
    Tao đợi mầy chết rồi về bạch sư.
    Công Uẩn là kẻ hiền từ
    Thẳng chân vào nỗng nói cười tự nhiên
    Ta đây là kẻ tu hiền
    Nên giết rắn dữ cứu yên dân làng
    Cây cao bóng mát rậm tàn
    Nào đâu có thấy xà lang là gì
    Dân làng nhút nhát thế ni
    Rắn đâu mà rắn lại đi đồn rùm,
    Gò cao cây cối xanh um
    Thiên hạ đồn rùm là nỗng xà vương
    Thoáng nghe là lạ mùi hương
    Vừa tanh vừa khét lạ thường dữ a
    Phút đâu con mãng xà hoa
    Công Uẩn xem thấy lòng mà hân hoan
    Mầy là kẻ hại dân làng
    Gặp tao mầy phải tầm đàng âm ty
    Mãng xà phóng lại tức thì
    Công Uẩn vội vã tránh đi bên đàng
    Một mình cự với xà lang
    Cũng nhờ có thập bát ban thầy truyền
    Công Uẩn chém được rắn liền
    Rắn đà thiệt chết nằm yên trên gò
    Công Uẩn rằng thiệt hay cho
    Bấy lâu mầy đã ăn no nhiều người
    Vừa đi Công Uẩn vừa cười
    Từ rày bá tánh hết thời lo toan,
    Bạn nhỏ xem thấy rõ ràng
    Mới khen Công Uẩn thiệt gan anh hùng
    Bấy lâu rắn dữ hành hung
    Nay có anh hùng giết rắn rồi đa
    Xúm khiêng thây rắn về nhà
    Chúng khoe với mẹ với cha đủ đầy
    Dân làng tụ lại đông dầy
    Mới đem xác rắn bạch thầy Khánh Vân,
    Cùng nhau làng xóm khen rằng
    Huyện quan nghe nói ân cần hỏi han
    Đua nhau cô bác chị em
    Đến chùa Cổ Pháp mà xem rắn thần
    Rắn này nhiễu hại lương dân
    Bấy lâu bá tánh thiệt thân quá nhiều
    Trâu bò gà vịt cũng tiêu
    Rắn thần nó đã ăn nhiều người ta
    Nay đem mần thịt chia ra
    Mỗi người một miếng ăn mà mát gan.

  13. #13

    Mặc định

    Khánh Vân – Công Uẩn quá bộ Sơn La
    Dạy con Quan Tuần bài học nhớ đời


    Tri huyện vào tận Phật đàn
    Khánh Vân Công Uẩn vội vàng tiếp nghinh
    Quan rằng: Công Uẩn tài tình
    Tôi đem về huyện việc binh cần dùng
    Ban cho danh tiểu anh hùng,
    Khánh Vân nhỏ nhẹ khiêm cung nói vầy:
    Tôi đây tuổi tác chừng này
    Có con hôm sớm giải khuây thân già
    Quan đem nó lại môn nha
    Tội nghiệp cho già Phật tự không an,
    Lão đây cám đội ơn ngài
    Nhưng con của lão tuổi đây hơn mười
    Lão già sau trước không người
    Có con cơm nước nói cười bên nhau.
    Huyện quan cung kính nói chào:
    Tôi thấy Công Uẩn anh hào thiếu niên
    Nếu luôn mai một cửa thiền
    Đầu chừa ba giá tu hiền khá thương
    Muốn đem về chốn huyện đường
    Để nung chí cả quật cường núi sông
    Làm nên danh tiếng sư ông
    Riêng tôi lóng chẳng có mong điều tà
    Nói rồi vui vẻ đi ra
    Kiếu anh hùng nhỏ môn nha tải về.
    Khánh Vân vui vẻ cười hề
    Có quan tri phủ gần về nghỉ hưu
    Hữu bằng Phật tự giao lưu
    Khánh Vân hằng bữa lo ưu đủ bề,
    Có quân đem bức thư về
    Nói rằng quan phủ luận bề giang san
    Hôm nay gặp buổi thừa nhàn
    Vào đón Hòa thượng sang quan tôi mời,
    Kính trình Hòa thượng sang chơi
    Khánh Vân ông mới thuận lời thiện duyên:
    Bạn cha là Võ Hà Niên
    Đang làm tri phủ trấn miền Sơn La
    Vậy thì con phải theo cha
    Đến dinh Tri phủ bàn qua đạo đời.
    Khánh Vân Công Uẩn tới nơi
    Hà Niên Tri phủ đón mời vào trong
    Lâu ngày gặp bạn đồng song
    Kẻ mặc nâu sòng người mặc triều y
    Nhưng mà đôi bạn cố tri
    Cái tâm tôn kính uy nghi một màu
    Khánh Vân Công Uẩn đi vào
    Hà Niên vui vẻ thì thào nhỏ to:
    Ngài theo đạo Phật cần lo
    Xã tắc tôi phò lòng mãi hoàng nghi.
    Khánh Vân ông mới nói thì:
    Tuy tôi tu trì ái quốc ưu quân
    Mấy mươi năm đã trải từng
    Vì giang san phải xua quân chiến trường,
    Nay hầu bồ tát giới hương
    Vẫn lo dân chúng bốn phương khổ nàn.
    Hà Niên nhỏ nhẹ luận bàn:
    Có Quan Tuần phủ ác gian độc tài
    Quan này chẳng có thương ai
    Chỉ biết tối ngày rượu thịt say xưa
    Mà còn gian xảo lọc lừa
    Tội Quan Tuần phủ đã thừa ngàn cân,
    Là người bán nước buôn dân
    Thật là tội ác muôn phần lắm đa
    Vua sai tuần kiểm phủ ta
    Nghe tin tôi thỉnh ngài qua chuyện trò,
    Xưa ngài việc nước cần lo
    Cùng tôi ngài có hẹn hò kết giao
    Nếu như hữu sự về sau
    Ngài hứa giúp vào tôi mới hỏi han.
    Khánh Vân rằng: chẳng có can
    Nếu Quan Tuần phủ đi ngang phủ nầy
    Như người mà có vào đây
    Cố tình vơ vét cho đầy túi tham
    Ngài đem châu báu bạc vàng
    Ít mâm xôi thịt tặng quan đi đường.
    Hà Niên liền mới phân tường:
    Tôi vào trấn nhậm phủ đường mấy năm
    Cái câu liêm chính giữ tâm
    Bạc vàng đâu có mà cầm dâng ra
    Nhiều năm nắng hạn khổ a
    Tôi đem công khố cho mà chúng dân
    Ngài coi dân chúng xa gần
    Nam giới mình trần, nữ áo te tua
    Nắng luôn khô hạn mất mùa
    Vạn dân bá tánh mà mua lấy sầu,
    Tôi thì liêm chính giữ câu
    Không ăn của hối lấy đâu có vàng.
    Khánh Vân rằng: chẳng có can
    Tới đâu hay đó lo toan mệt lòng
    Tôi ngài vì nghĩa đồng song
    Giúp ngài tôi chẳng kể công cán gì.
    Hà Niên ông mới nói thì:
    Mời ngài ở lại qua kỳ tuần tra
    Đêm thì thưởng nguyệt xem hoa
    Ngày ôn binh pháp kẻo mà luống tay
    Phủ tôi mà được có ngài
    Đã nhuần kinh kệ lại hay trận đồ.
    Lính hầu vội vã bước vô
    Nay quan tuần kiểm lộ đồ đến đây
    Cổng ngoài xe ngựa dẫy đầy
    Lính hầu thôi đã đông vầy khắp nơi:
    Quan Tuần muốn đến phủ chơi
    Chẳng hay quan phủ có mời hay không!
    Hà Niên nghe bẩm buồn lòng
    Thăng đường tiếp khách phập phồng lo riêng,
    Khánh Vân Công Uẩn theo liền
    Quan Tuần vừa đến Hà Niên mời vào
    Bùi Ân tuần kiểm quan cao
    Con là Thiết Hổ hỗn hào dễ ngươi
    Mắt xem bốn biển không người
    Tiếng nói giọng cười hách dịch ác gian
    Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
    Khánh Vân Quan phủ ngồi ngang đón mời:
    Nay Quan Tuần kiểm đến chơi
    Hay là có lệnh ngôi trời vào đây.
    Bùi Ân mới nói như vầy:
    Nói thật phủ này chẳng có tuần tra
    Cha con tôi lại sang qua
    Vào thăm Tri phủ gọi là cố tri
    Chứ không phụng mạng Đơn trì
    Vào đây tra hỏi điều gì hết đa,
    Người mang chuỗi hạt áo dà
    Chẳng hay cốt nhục hay là bà con
    Phủ đường công lệnh ấn son
    Nguyên do nào có đầu tròn vai vuông?
    Hà Niên sợ Khánh Vân buồn
    Bẩm Quan Tuần phủ cho suôn mọi bề
    Anh tôi là kẻ đạo đề
    Từ bé đến lớn vẫn kề thiền môn
    Từ đường định chữ nghinh hôn
    Anh tôi không chịu thiền môn liền vào,
    Nay đà đạo đức đã cao
    Mấy mươi năm lẻ mới vào nơi đây
    Duyên may mới gặp ngày này
    Được Quan Tuần phủ đến đây chuyện trò.
    Thiết Hổ rằng thật hay cho
    Nhà tu mà cũng lần dò phủ quan
    Sao không ra chốn hậu đàng
    Để cha ta với phủ quan tâm tình.
    Công Uẩn nghe nói bất bình
    Trố mắt liếc nhìn Thiết Hổ trân trân.
    Hổ rằng mầy đứa tiện nhân
    Đầu chừa ba giá khoác thân áo dà
    Mầy đừng nhìn thẳng mặt tao
    Kẻo tao móc mắt chết cha của mày.
    Hà Niên nhỏ nhẹ nói vầy:
    Công Uẩn là cháu tôi đây thưa ngài
    Cũng vì số kiếp không may
    Nó luôn đau ốm nhiều ngày rồi đa
    Tôi cho về chốn cửa dà
    Ăn chay niệm Phật khỏi mà ốm đau,
    Nay ngài mặc áo tốt màu
    Nó ham nên mới nhìn vào đó thôi
    Xin ngài đoái nghĩ tình tôi
    Bỏ qua lỗi nó cho rồi nói chi.
    Bùi Ân ông mới nói thì:
    Cái đồ mất dạy mau đi ra ngoài
    Thật là con cháu nhà ai
    Thấy quan chói mắt nhìn hoài mặt quan
    Con ai mất dạy rõ ràng,
    Công Uẩn nghe quở thưa quan lời này:
    Bẩm quan con đứng dưới đây
    Khoanh tay thủ lễ đủ đầy thế a
    Đứng đây hầu bác hầu cha
    Bác là Tri phủ cha là Khánh Vân
    Quan đi quân lính rộ rần
    Con quan chẳng biết trào thần chức chi
    Ghế trên nhảy tót ngồi ỳ
    Chẳng hay gia giáo quan thì ra sao,
    Con quan ngồi tột ghế cao
    Quan ngồi ghế dưới sách nào vậy đa
    Hay là lễ giáo truyền gia
    Của quan lệnh dạy con nhà thế ni,
    Luận điều lễ nghĩa mà suy
    Thì đại công tử phải gì hay sao
    Con quan hách dịch ỷ cao
    Còn tôi con sãi dám nào dễ ngươi,
    Cũng đồng là một con người
    Gia giáo vẹn mười còn bị quở la
    Chữ rằng tiên trị kỳ gia
    Cái lỗi công tử quan mà nghĩ sao?
    Bùi Ân liền mới nói mau:
    Mày đồ con nít hỗn hào dữ a
    Thiết Hổ giết nó cho cha
    Con dân nghịch mạng để mà làm chi!
    Thiết Hổ được lệnh tức thì
    Đến đánh Công Uẩn, Uẩn thì đá ngang.
    Uẩn rằng đây trước mặt quan
    Tôi đâu có dám làm đàng dễ ngươi
    Tôi luôn kính trọng những người
    Kính lão đắc thọ là lời thánh nhân,
    Tôi mời công tử ra sân
    Công tử muốn giết muốn dần muốn thoi
    Cho Quan Tuần phủ ông coi
    Phận hèn tôi chẳng học đòi nghênh ngang
    Nơi đây là chốn công đàng
    Đánh nhau phạm tôi với quan phủ này.
    Bùi Ân mới nói như vầy:
    Trẻ con mất dạy nói rầy cửa tai
    Thiết Hổ lôi cổ nó ngay
    Ra sân chém nó thị oai coi là!
    Hà Niên, Hòa Thượng đồng ra
    Khánh Vân nhỏ nhẹ thưa qua lời này:
    Công Uẩn con của tôi đây
    Tại vì dại dột mới gây nên phiền
    Xin ngài vì mặt Hà Niên
    Tha cho sãi nhỏ được yên thân hình,
    Hai tôi cúi lạy cầu xin
    Mong Quan Tuần kiểm niệm tình thứ tha.
    Bùi Ân liền mới nói ra:
    Con sãi không biết trọng ta là gì
    Để ta giết nó chết đi
    Ở chùa không biết tôn ty quan làng
    Con sãi phải quý con quan
    Con sãi mà lại nghênh ngang lẫy lừng
    Không ra oai võ trị trừng
    Thì dân có trọng mạng quân bao giờ.
    Khánh Vân Quan phủ ngẩn ngơ
    Nỉ năn không được bây giờ làm sao.
    Công Uẩn quỳ xuống thưa mau:
    Thưa cha thưa bác con nào sợ chi
    Con là nam tử tu mi
    Trừ gian diệt nịnh phải đi hàng đầu
    Mạng con chẳng có sao đâu!
    Thiết Hổ bước lại lôi đầu Uẩn ra
    Cậu nhỏ thì mặc áo dà
    Công tử thì mặc áo mà nhà quan
    Quân tuần, nha dịch hai hàng
    Hai phe chực sẵn chiến tràng đảm đương
    Thiết Hổ thì lại oai cường
    Công Uẩn chẳng ngán đao thương loại nào,
    Nha dịch trong phủ thì thào:
    Con Quan Tuần kiểm lớn cao dềnh dàng
    Người là con của thượng quan
    Lại đi đánh hiếp dân làng ấu nhi
    Thắng không danh giá chi chi
    Bằng thua cúi mặt hổ thì biết bao,
    Quân tuần nó cũng xì xào:
    Mình theo hộ vệ quan cao thế nầy
    Đến đây mua vạ người đây
    Đến đây rồi lại gổ gây hành hình,
    Dân dù thất giáo vô tình
    Quan nên bủa đức bất bình bỏ qua
    Thế sao công tử nhà ta
    Đánh cùng trẻ nít thật là kỳ thay
    Mắt nhìn ta mắc hổ mày
    Vì không phải việc thị oai với đời,
    Quân tuần xúm lại luận lời
    Bấy lâu ta chẳng biết thời quan ta
    Nay vâng lịnh Chúa đi xa
    Mới hay mới biết quan ta độc tàn
    Hầu quan chưa biết tánh quan
    Ngày nay biết được hai hàng lệ sa
    Chúng ta là phận quân gia
    Hầu người đức rộng thì là thung dung
    Hầu nhầm quan ác quan hung
    Cái tội cái phước hưởng chung số phần,
    Thật là một chuyện vô nhân
    Con quan mà hiếp con dân bần hàn
    Thắng thì chẳng có ai khen
    Bùn sình nó lấm ố hoen áo quần
    Thua thì thẹn với chúng dân
    Dân coi đại thần chẳng thể thống chi,
    Nha dịch nó cũng xầm xì:
    Thương cho Công Uẩn ấu nhi dại khờ
    Nào hay chiến sách binh thơ
    Tuy tuổi còn khờ chân mạng Đế Vương
    Xem thường nhưng chẳng có thường
    Long thần Hộ pháp vẫn nương theo phò
    Võ thì dưỡng phụ dạy cho
    Bát ban võ nghệ siêng lo đường quyền.
    Khánh Vân với Võ Hà Niên
    Thấy Lý Công Uẩn đánh quyền rất hay
    Thiết Hổ võ nghệ rất tài
    Bát ban võ nghệ là tay thật già.
    Bùi Ân hớn hở cười xòa:
    Thiết Hổ giết nó cho ta tức thì
    Cớ sao còn ngại nỗi chi
    Lôi thôi đánh đỡ mất đi thì giờ!
    Thiết Hổ mệt đã ngẩn ngơ
    Quyết lòng giết gấp chẳng chờ trở tay,
    Công Uẩn sức nhỏ mà tài
    Đánh té Thiết Hổ nằm dài êm re
    Nhảy lên trên ngực mà đè:
    Nầy nầy công tử phải nghe lời lành
    Con quan cho phải cao thanh
    Đi đâu cũng xuống đức lành với dân
    Như tôi là kẻ cơ bần
    Công tử tỏ vẻ ra phần mến thương
    Nắm tay cười nói hiền lương
    Dân ngu thì tánh thường thường sợ quan,
    Quan nên từ tốn đoan trang
    Cảm phục dân làng bố đức thi ân
    Sau dù trăm họa vương thân
    Quan vào trong xóm có dân hộ rày,
    Làm quan mãi thị võ hoài
    Con dân ngu dại nào ai dám gần
    Luôn luôn mục thị vô nhân
    Làm quan như vậy chúng dân khinh lờn,
    Đương thời thì quý thì hơn
    Hết thời thua kẻ phong đơn đi đàng
    Làm quan cho đáng mặt quan
    Có đánh đánh với chư bang nước giàu
    Luôn luôn kính trọng đồng bào
    Đối cùng dân Việt một màu mến yêu,
    Nói phô nhỏ nhẹ phải điều
    Răn đe cũng phải lựa chiều răn đe
    Mở lời đừng có hăm he
    Nhà quan như thế tôi e thối mồm,
    Người khôn để mắt ngó dòm
    Thấy quan như thế chúng nhòm gớm ghê
    Nếu đi tuần kiểm dân quê
    Thương dân đói khổ vỗ về mới ngoan
    Trước khi thọ mạng Vua ban
    Vua cấp lương phạn sẵn sàng chi tiêu
    Sao còn làm quỷ làm yêu
    Đến châu đến huyện thâu nhiều kim ngân,
    Huyện thì thâu góp của dân
    Để đem cung kính dâng phần cho quan
    Từ nay nề nếp vững vàng
    Cho ra phong cánh con quan đương triều
    Gia phong lễ giáo đủ điều
    Quốc lễ quan lễ phải nêu đứng đầu,
    Đừng khi dân ở ruộng sâu
    Mà không biết cách đối đầu lễ nghi
    Công tử nên nhớ trước khi
    Đinh Hoàng Tiên Đế cũng thì chăn trâu
    Hiện giờ mối nước gồm thâu
    Cũng người cầy cấy ruộng sâu xuất hình
    Đừng điều miệt thị khi khinh
    Thần dân sinh dạ bất bình khó khăn.
    Công Uẩn nói nói rằng rằng
    Thiết Hổ thì lại mặt nhăn nằm rầy.
    Khánh Vân lại đỡ liền tay
    Xin lỗi công tử nới tay một lần
    Con tôi là đứa ngu đần
    Lỗi lầm xúc phạm cao nhân niệm tình.
    Bùi Ân kiếm chước chữa mình
    Con thương Công Uẩn nhỏ mình trèo cao
    Cũng là đủ đức anh hào
    Hòa Thượng đây cũng niên cao con à
    Bác Niên là bạn với cha
    Xem như thủ túc một nhà tay chân
    Thôi thì con hãy rộng ân
    Tha cho em nó một lần ngu si.
    Thiết Hổ liền mới nói thì:
    Quân đâu lại ẵm tao thì lên ngay!
    Quân hầu đã trốn hết rày
    Thiết Hổ kêu hoài chẳng có một tên,
    Bùi Ân Thiết Hổ nhìn lên
    Toàn là nha dịch người bên phủ đàng
    Bùi Ân Thiết Hổ ngỡ ngàng
    Vội vàng lên ngựa thẳng đàng bôn phi,
    Hà Niên xem thấy cười khì
    Nha dịch ẵm Uẩn đem đi xuống hồ
    Nầy nầy cậu nhỏ nam mô
    Đi tắm thay đồ cho khỏe mà chơi.

  14. #14

    Mặc định

    Tuổi nhỏ trí cao Công Uẩn luận bàn việc nước
    Sư giả gạt tiền Công Uẩn giáo khuyên

    Khánh Vân ông mới luận lời
    Niên huynh phải khá thức thời cho mau
    Bỏ đi áo rộng mũ cao
    Lên non ẩn dật dồi trao đức lành
    Những điều quan chức công khanh
    Thế nhân lắm kẻ tranh dành khó khăn,
    Quan văn không rõ việc văn
    Quan võ thì lại thua thằng giữ trâu
    Thế mà áo mão công hầu
    Tôi ngài vừa yếu tuổi đầu quá cao
    Phải nên ẩn dật mau mau
    Soi tâm yên lặng giồi trao tánh thiền.
    Công Uẩn bước tới thưa liền:
    Trừ gian diệt nịnh cho yên nước nhà
    Để chi đoàn bảy lũ ba
    Sâu dân mọt nước hại nhà nam bang
    Cha cùng với bác đảm đang
    Dưng biểu tâu với Thánh Hoàng lịnh ra
    Lập Trường Tỷ Võ mới là
    Ai dành việc võ cho mà cầm binh,
    Còn văn mở hội thi đình
    Nếu ai văn giỏi thông minh trên vời,
    Làm quan giúp ích ngôi Trời
    Thời là mối nước rạng ngời về sau
    Những người ngoài miệng hô hào
    Bên trong ngu ngốc tham giàu tham sang
    Những người độc địa nghinh ngang
    Giam lao thiên lý cho an việc nhà
    Lợi cho xã tắc sơn hà,
    Nếu tính như bác như cha qui điền
    Chuyện nhơ nhuốc thể để yên
    Để kẻ lạm quyền sát hại dân ta
    Làm sao yên nước lợi nhà
    Lo thân an lạc chẳng mà lo dân
    Thương dân đói khổ cơ bần
    Cha cùng với bác lo thân nhẹ nhàng
    Bỏ đi dân chúng lầm than
    Nhìn dân thảm thiết muôn vàn khổ lao
    Chen vai chia sớt phần nào
    Đặng cho xã hội đồng bào cậy trông
    Nếu mà gặp cảnh bất đồng
    Bỏ đi ẩn dật thiệt lòng cho dân.
    Hà Niên ông mới liền phân
    Cha con với bác thì thân đã già
    Làm sao gánh nổi sơn hà
    Nước non thì lại bao la dặm dày
    Những người gian trá nhiều thay
    Những người độc ác cũng rày quá đông
    Còn người văn võ đều không
    Số này tính lại mênh mông quá thừa
    Dù cho thi tuyển lọc lừa
    Chọn không đủ mặt người thừa đảm đang,
    Còn điều việc của Vua quan
    Thì nhiều công việc tính toan đủ đầy
    Công Bộ, Lễ Bộ dựng xây
    Hình Bộ, Binh Bộ việc đây quá nhiều
    Lại Bộ cũng ở trong triều
    Nội trong Lục Bộ rất nhiều việc riêng,
    Còn thêm ải trấn giang biên
    Thượng tướng Phó tướng, Trạng nguyên Xuyên hầu
    Khi Vua ngự giá lâm chầu
    Ngự lâm trực điện đứng đầu thị uy
    Thái phó Thái úy oai nghi
    Quốc công Đề đốc hai vì phán quan
    Tả hữu Thừa tướng hai hàng
    Đại phu thượng hạ rõ ràng chẳng sai
    Thừa tài hoặc chẳng đủ tài
    Phải đành dùng đỡ cho rày đủ ngôi
    Cho nên lắm việc lôi thôi
    Lọc thiệt kỹ rồi thì chẳng còn ai,
    Cha con với bác đủ tài
    Hai người thời có bốn tay thế nầy
    Hàng muôn ngàn chuyện bao vây
    Nên phải làm thầy khoác áo cà sa
    Ước chi nhiều kẻ theo ta
    Thì non nước Việt sơn hà vĩnh miên,
    Giang san một gánh để yên
    Đành đi ẩn dật định thiền mà thôi
    Nước non đã mấy đôi hồi
    Bĩ cực qua rồi thì đến thới lai
    Nhiều phen nô lệ nước ngoài
    Lắm khi vùng vẫy đứng rày thẳng lên
    Những người anh dũng gan bền
    Quá tuần mạng tuyệt đề tên bảng vàng
    Phủi rồi một kiếp đảm đang
    Cháu con đẩy lối xa đàng đôi nơi,
    Về phần giòng dõi con Trời
    Đồ Vương tranh bá cũng thời giết nhau
    Càng già càng thấy ngán ngao
    Còn có anh hào khi lớn sẽ hay
    Bác xem con cũng có tài
    Ắt có một ngày vùng vẫy liệt oanh
    Mong sao con đặng đoạt thành
    Cha cùng với bác thơm danh phần nào.
    Cả nhà trò chuyện cùng nhau
    Ba thầy phú quyến mới vào môn nha
    Quân hầu vào bẩm quan bà:
    Có thầy phú quyến vào mà nơi đây
    Chẳng hay bà đến tiếp thầy
    Hay là để bẩm chuyện nầy với ông.
    Phu nhân nghe bẩm buồn lòng:
    Phủ đường mới đón một ông thầy về
    Thì Quan Tuần kiểm đến kề
    Sanh ra tranh chấp đủ bề nói đon
    Nay thêm ba gã đầu tròn
    Long xa Vua đến lại còn lớn hơn,
    Bây ra bảo với đạo nhơn
    Muốn đi phú quyến dời chơn ra ngoài.
    Lính hầu lời thật nói ngay
    Chạy thẳng ra ngoài nói với ba sư:
    Vợ chồng quan phủ hiền từ
    Tu kiều bồi lộ phước người quá cao
    Các thầy phú quyến có vào
    Phu nhơn hỷ cúng từ nào tới nay
    Hiện giờ có việc không may
    Sư chùa Cổ Pháp mới rày sang chơi
    Thì Quan Tuần kiểm tới nơi
    Thị oai người muốn giết chơi con chùa,
    Phước lành khó kiếm khó mua
    Nếu ba thầy đến chắc Vua tới nhà
    Chúng tôi phục lịnh qua bà
    Thầy đi nơi khác để mà giáo khuyên.
    Ba ông Hoà thượng nói liền:
    Lính hầu ngươi khá chịu phiền vô trong
    Vô mà bẩm với quan ông
    Rằng ta đây thật có lòng giáo khuyên
    Mong người cung hỷ số tiền
    Để xây Pháp Bửu lưu truyền mai sau.
    Lính hầu nghe nói trở vào
    Vô mà kể rõ trước sau quan tường,
    Hà Niên nghe bẩm xót thương
    Mời thầy phú quyến công đường nghỉ ngơi.
    Ba thầy vô đã tận nơi
    Khánh Vân, Quan Phủ đón mời trà chuyên:
    Nay ba thầy đến giáo khuyên
    Chẳng hay xây Pháp Phật tiền nơi nao?
    Ba ông Hòa thượng nói mau:
    Nam mô mô Phật tôi nào dấu chi
    Bần tăng đâu có ngại gì
    Quyết làm việc Phật nên đi xa vời
    Bần tăng đi đã nhiều nơi
    Dốc lòng khuyên giáo tạo đời phước duyên
    Nam mô mô Phật chứng miên
    Nay chùa Cổ Pháp sư hiền Khánh Vân
    Niết bàn hồn đã nương thân
    Xác đang hỏa táng linh phần chưa xong
    Bần đạo vì trọng đức ông
    Định xây Bửu Tháp ra công phụng thờ.
    Hà Niên nghe nói ngẩn ngơ
    Khánh Vân thì lại giả vờ hỏi han:
    Ba Thầy người ở hà phan
    Ẩn thân nơi chốn Phật đàng lâu mau
    Ba thầy tu ở chùa nào
    Hay chùa Cổ Pháp mới vào nơi đây?
    Ba ông Hòa thượng nói vầy:
    Bần đạo tu ở chùa nầy đã lâu
    Gọi chùa Cổ Pháp đứng đầu
    Nay đại Hòa thượng về chầu Thích Ca
    Bần đạo khuyên giáo gần xa
    Về xây Bửu Tháp để thờ Khánh Vân.
    Công Uẩn nghe nói nhìn trân:
    Cha tôi vốn thiệt Khánh Vân đây nầy
    Tôi xin mượn mão ba thầy
    Thử xem có tóc hay đây trọc đầu
    Nói năng sao chẳng trúng câu
    Nếu kẻ trọc đầu giữ giới xảo ngôn,
    Phải người đồng đạo đồng môn
    Tham si cũng bỏ xảo ngôn cũng chừa
    Ngôi chùa Cổ Pháp từ xưa
    Cha con tôi ở nắng mưa mấy mùa
    Hai ngôi cổ tháp trước chùa
    Sẵn dành phương trượng giữ vùa hương thơm,
    Chùa dư hương hỏa áo cơm
    Lúc nào chùa cũng giữ thơm đạo nhà
    Chùa không phú quyến gần xa
    Chùa có lộc nước Vua cha sẵn dành,
    Ba thầy có vẻ bất lành
    Tôi xin hạ mũ xem dành mặt ai.
    Miệng nói chân bước lẹ tay
    Lột mũ Hòa thượng xuống ngay coi liền
    Rõ ràng thật kẻ nhà thiền
    Cớ sao ăn nói quàng xiên thế này
    Cha tôi còn sống ngồi đây
    Lại dám nói chết lỗi này do đâu
    Nam mô mô Phật giữ câu
    Ba thầy khuyên giáo để cầu cho ai,
    Tu hành lời nói thật ngay
    Có câu nói dối làm sai cửa thiền
    Rõ ràng không phải kẻ hiền
    Đi mượn màu thiền gạt kẻ từ tâm
    Đã đi khuyên giáo nhiều năm
    Làm điều tà dại lương tâm thể nào,
    Nếu như thiệt kẻ đạo cao
    Tam quy ngũ giới tại sao không gìn
    Hằng ngày tụng niệm kệ kinh
    Ngoa ngôn xảo ngụy bất bình nhân gian
    Ba thầy này quá ngược ngang
    Kẻ sống nói chết lại càng lỗi to,
    Thưa cha cha định dùm cho
    Thầy tu sao chẳng kiêng lo phụng thờ
    Lại đi phỉnh gạt kẻ khờ
    Bảo rằng xây tháp mà thờ Khánh Vân
    Thành ra gạt lấy của trần
    Mượn đạo đặng có lập thân béo phì,
    Thưa bác bác phải nói đi
    Tôn sư trọng đạo là vì Thích Ca
    Còn người chuỗi hột áo dà
    Mặc dù là kẻ xuất gia đạo tràng
    Còn nằm trong luật Vua quan
    Mượn đạo mà lại dối gian gạt người
    Bác nên nghiêm trị tức thời
    Nửa giúp ích đời nửa giúp Thích Ca
    Kẻo người gian dối tinh ma
    Chuỗi hột áo dà gian dối gạt dân
    Trọng đạo bác phải ân cần
    Ngăn ngừa những kẻ gạt dân dối đời.
    Hà Niên ông mới nói thời:
    Khánh Vân này hỡi bạn tôi có tường
    Cháu nhà tính khí đảm đương
    Còn thêm võ nghệ văn chương gồm tài
    Lắng nghe lời nói đều hay
    Khác nào lịnh phán long ngai chỉ truyền.
    Khánh Vân ông mới nói liền:
    Gương mặt nó hiền tánh nó hùng anh
    Huyện làng Cổ Pháp ban danh
    Dân làng Cổ Pháp lòng đành mến thương
    Nó gan dám giết xà vương
    Cứu dân Cổ Pháp khỏi đường rắn tha
    Dân làng Cổ Pháp quý a
    Trẻ thơ cho chí cụ già đều khen,
    Tôi e mạng bạc thời đen
    Các sư hòa thượng lắm phen dấu hình
    Nếu ai càng ngắm càng nhìn
    Thì càng thấy nó khác hình chúng sanh
    Vạn Xuân, Vạn Hạnh dấu quanh
    Đến tôi tôi cũng phải đành đậy che
    Giữ dùm nào dám đem khoe
    Bạn lành nên nói bạn nghe đủ đường,
    Nó là chân mạng Đế Vương
    Long thần Hộ pháp kính nhường khâm tuân
    Tôi đây dạ cũng riêng mừng
    Ngặt tôi tuổi đã thất tuần quá cao
    Ước mong cho đến ngày sau
    Thủ xem Công Uẩn thể nào cho hay.
    Hà Niên nghe nói thở dài
    Tôi đây thì cũng tuổi ngoài sáu mươi
    Thế mà hậu duệ không người
    Phải chi tôi có một người lửa hương
    Cho tôi làm kẻ bạn đường
    Giúp Lý Công Uẩn đến đường hưng long
    Đàng này hậu duệ vắng không
    Nghe mừng mà lại tủi lòng tương lai.
    Ba ông hòa thượng nói rày:
    Nam mô mô Phật kiếu ngài tôi đi.
    Công Uẩn nắm lại nói thì:
    Từ rày sắp tới tam quy giữ lòng
    Tu hành phải lắng lòng trong
    Để cho vạn pháp thảy đồng quy chơn,
    Tu không tính kém tính hơn
    Không giận không hờn ó ré rầy la
    Nam mô mô Phật Di Đà
    Thầy còn đừng có làm ma khóc thầy,
    Tu cho pháp huệ đủ đầy
    Vô cố vô ngã lòng này chớ quên
    Định thiền trí huệ cho bền
    Không nên chấp ngã không nên hô hào,
    Tu cao phải lập hạnh cao
    Tu cao nết hạnh giồi trao lương thuần
    Ba thầy phải khá coi chừng
    Giới hương nhập định nhớ đừng sai ngoa
    Nam mô Bồ tát Ma ha
    Vô cố vô ngã Mật đa tu trì
    Mắt không biết ngó cái chi
    Tâm không ham muốn cái gì cuốn lôi
    Huệ tâm huệ trí trao giồi
    Huệ nhĩ huệ nhãn phải nhồi tâm hương,
    Nói lời chắc thiệt hiền lương
    Năm non đi tắt một đường được đâu
    Ma ni la hán giữ câu
    Thất tịnh yết đế cao sâu để lòng,
    Xem màu ăn mặc nâu sồng
    Tính như đội giác mang lông quá kỳ
    Ngồi nhà mà niệm A Di
    Còn hơn cực khổ mà đi đặt điều
    Bày chi lời nói quỷ yêu
    Gây tội ra nhiều tác quái tác ma,
    Ta gìn giữ chánh tâm ta
    Trái ớt quả cà không trộm của ai
    Lương tâm cứ nghĩ điều hay
    Mâu ni xá lợi có ngày hiện thân
    Đừng bày điều gạt người trần
    Không tín thế thần dùng bữa tương rau,
    Cha ta là kẻ đạo cao
    Chẳng có lúc nào tính chuyện bá vơ.
    Ba ông hòa thượng ngẩn ngơ
    Đạo nhỏ thuyết pháp bởi giờ hữu duyên
    Tu hành phải định tánh thiền
    Ta không định tánh hại phiền lòng ta.
    Công Uẩn luôn miệng nói ra:
    Lục căn bên cạnh lòng tà nẩy sanh
    Các ông tu chẳng có hành
    Lục tặc tam bành luôn xúi chuyện hư,
    Đã là mặc áo nhà sư
    Cớ sao lục tặc không từ nó ra
    Tâm mê luôn nghĩ điều tà
    Đó là tâm quỷ tâm ma lộ hình
    Ý luôn muốn đẹp muốn xinh
    Đó là ý quỷ muốn mình hư thân
    Mắt ham áo mão đai cân
    Đó là mắt quỷ hại thân bồ đề
    Mũi ưa nồng nặc hương quê
    Đó là mũi quỷ dẹp về một bên
    Thật tu mạnh dạn đứng lên
    Lưỡi ưa rượu thịt không nên đâu là
    Thân ưa sung sướng nhởn nha
    Tam bành lục tặc hại ta ngỡ ngàng
    Tai nghe tiếng hát giọng đàn
    Miệng hay nói dối nói gian đủ lời
    Thiệt tu niệm Phật niệm Trời
    Không ham chè chén không chơi bạc bài.
    Ba ông hòa thượng lạy dài
    Nam mô mô Phật tôi rày xin nghe.
    Khánh Vân ông mới nói nè nè:
    Ba ông hòa thượng muốn nghe tu trì
    Nếu không chùa tháp chi chi
    Nên về Cổ Pháp tu trì với tôi
    Chớ tôi tuổi đã già rồi
    Niết bàn nhập tịch biết thôi ngày nào.
    Ba thầy nghe nói lệ trào
    Tôi xin nối bước theo sau tu hành
    Quyết lòng học đạo cao thanh
    Theo sư Cổ Pháp cho thành tỳ kheo.
    Hà Niên xem thấy ngặt nghèo:
    Thầy kia sao lại còn theo thầy nầy
    Khánh Vân từ giã nói vầy
    Mấy tuần trăng ở Phủ nấy đã lâu
    Chuyện trò cũng đã nhiều câu
    Xem hoa thưởng nguyệt cũng lâu ngày rồi
    Kiếu ngài tôi sẽ lai hồi
    Về chùa Cổ Pháp để nhồi tâm hương.
    Hà Niên đưa tiễn ra đường
    Bốn thầy một trẻ đi bươn về chùa.

  15. #15

    Mặc định

    Lý Công Uẩn đi ta bà,
    Gặp chuyện bất bình Công Uẩn thu phục trùm băng đảng


    Không ngờ lắm chuyện chạm khua
    Tới nơi thì thấy cổng chùa tan hoang
    Khánh Vân mới hỏi dân làng
    Cớ sao Phật tự nát tan như vầy?
    Nữ nam tựu lại đủ đầy
    Đón tiếp mừng thầy trở lại chùa xưa
    Quan huyện bước đến trình thưa
    Bùi Ân Tuần kiểm người vừa đến đây
    Truyền quân đập bỏ chùa nầy
    Tiểu anh hùng với cụ thầy đi đâu
    Tôi ra ngăn cản đủ câu
    Mà Quan Tuần kiểm có đâu nghe lời,
    Long thần Hộ pháp đi chơi
    Để Quan Tuần kiểm phá thời chùa sư
    Dân làng Cổ Pháp hiền từ
    Khóc thương cho cảnh chùa sư tiêu tàn
    Chùa nầy vốn của Đinh Hoàng
    Bùi Ân nó dám phá tan chùa chiền.
    Khánh Vân ông mới nói liền
    Huyện quan dân chúng chớ phiền mà chi
    Nay chùa Cổ Pháp phá đi
    Lẽ ra ta đến đơn trì tâu Vua
    Phen này đành phải nhịn thua
    Dấu Vua tại vị, phò Vua thiếu thời.
    Huyện quan vui vẻ vâng lời
    Truyền cho thí chủ khắp nơi lòng thành
    Kẻ công người của xúm dành
    Xây lại Cổ Pháp cho thành như xưa
    Trải qua thời tiết nắng mưa
    Năm năm xây dựng mới vừa lại xong,
    Ngày mừng khánh hạ thành công
    Khánh Vân ngọa bệnh đầu đông thở dài
    Công Uẩn lo thuốc liền tay
    Cầu cho Phật độ cha rầy bình yên
    Ba sư đem hết bạc tiền,
    Thuốc thang mua sắm liền liền cho ông
    Công Uẩn hầu cận tịnh phòng
    Khánh Vân khẽ nhỏ đục trong sự đời:
    Thầy đây là kẻ thức thời
    Biết con thọ mạng lịnh Trời ban ra
    Nên thầy tạm nhận làm cha
    Để che mắt thế cho qua tháng ngày
    Nay con mười sáu tuổi đầy
    Long phi hổ bộ khác rày người ta
    Thầy đau mà tuổi đã già
    Tuần hoàn định luật khó mà từ nan
    Sau khi thầy nhập Niết bàn
    Một con trơ trọi thế gian dãi dầu
    Một mình khó nỗi lo âu
    Con cần giao hữu bạn bầu liệt oanh,
    Thôn quê cho tới thị thành
    Con đi chọn kẻ hiền lành làm quen
    Phòng sau gặp vận thời đen
    Thì là cũng có bạn quen giúp mình
    Tầm người hào kiệt giao tình
    Gọi là kết nghĩa đệ huynh giao đầu,
    Một mình sống chẳng yên đâu
    Chơi bạn lựa bạn tâm đầu nghe con
    Bạn nào đức hạnh vẹn tròn
    Tài ba lỗi lạc thì con đến gần
    Đừng quen các bạn mê trần
    Rượu chè bê bết tham sân bạc bài
    Đã không học được chuyện hay
    Say sưa rồi cũng có ngày hư thân,
    Con người khác hẳn phàm trần
    Tửu là giới cấm phải cần nghe con,
    Ngày thầy tịch diệt không còn
    Đạo chùa Cổ Pháp mong con giữ gìn
    Ta hay ta chớ trọng mình
    Hoàn cầu trái đất muôn nghìn người hay
    Có tài đừng trọng chi tài
    Có tài cất để khoe ngoài không nên,
    Anh hùng hào kiết bốn bên
    Phần nhiều người có tuổi tên con à
    Luôn khen bản lĩnh người ta
    Mình hay ắt hẳn người mà cũng hay
    Không nên khoe trí khoe tài
    Tiểu nhân nó ghét nó rày diệt tiêu,
    Lời thày căn dặn bấy nhiêu
    Con cần nhớ lấy quy điều nghe con
    Sau dù thành lập nước non
    Lời thầy ắt hẳn con còn bên tai
    Nói rồi ông lại thở dài
    Thiu thiu hồn điệp nhẹ bay Niết bàn.
    Công Uẩn nước mắt hai hàng
    Ba thầy ôm xác khóc than tủi phiền:
    Thầy Cả thông đạt cơ thiên
    Lục thông đã có diệu huyền cũng hay
    Sao không thoát khỏi ra ngoài
    Sanh lão bệnh tử sống hoài ngàn năm!
    Công Uẩn nước mắt chan dầm
    Lo bề tống táng mà tâm riêng buồn
    Phụng thờ tuần tự luôn luôn
    Ba năm thủ hiếu cội nguồn đã an.
    Ba sư ngồi lại luận bàn
    Uẩn rằng những việc đèn nhang chùa này
    Hàng ngày hương hỏa cho thầy
    Ba sư lo giúp đủ đầy vẹn xong
    Chùa này giao lại ba ông
    Tôi xin từ giã thẳng xông lên đường
    Đi tầm hào kiệt bốn phương
    Tôi đi khắp nẻo khắp đường nhân gian
    Tôi đi giáp cõi giang san
    Để coi trong nước Nam bang đất nầy
    Được bao nhiêu kẻ tà tây
    Được bao nhiêu kẻ trọng thầy tôn sư
    Được bao nhiêu kẻ hiền từ
    Nói rồi từ giã ba sư đi liền
    Thân mang manh áo nhà thiền
    Túi có ba tiền đầu chẳng nón khăn
    Khát dùng nước giếng đói ăn trái rừng
    Đi hoài chẳng có nghỉ chân
    Bản làng đã khỏi núi rừng cũng qua.
    Phúc đâu sấm sét mưa sa
    Ì ầm mưa đổ nước đà dâng cao
    Mắt nhìn một xóm nhà giàu
    Bụng thì thầm nghĩ trước sau như hà
    Bấy lâu thân tựa cửa dà
    Biết bao thí chủ đàn na đến chùa
    Mặc dù ngoài thế bán mua
    Khi đến cảnh chùa lạy Phật kính Tăng
    Chẳng hay hiền hậu hung hăng
    Đến chùa lạy Phật cũng bằng như nhau
    Nay ta ghé thử nhà giàu
    Xem người đối xử ra sao sẽ tường.
    Nghĩ rồi Công Uẩn đi bươn
    Vào đến cửa ngõ còn đang ngó nhìn
    Mưa to đà ướt cả mình
    Còn để mắt nhìn cây cỏ bông hoa
    Phúc đâu lại có mụ già
    Hỏi rằng tráng sĩ ghé mà đây chi?
    Công Uẩn liền nói thưa dì
    Đang cơn mưa lớn trời thì hoàng hôn
    Đi đàng mưa gió lạnh nôn
    Trời đà vào buổi hoàng hôn đã rồi
    Nhờ dì đoái cảnh thương tôi
    Xin cho nghỉ tạm sáng rồi sẽ đi.
    Cụ già liền mới nói thì
    Mụ đây vốn thiệt là dì quản gia
    Cháu theo dì đến tận nhà
    Dì hỏi viên ngoại được mà hay chăng!
    Cụ gìa Công Uẩn đi phăn
    Viên ngoại xem thấy hỏi rằng đi đâu
    Công Uẩn thì lại cúi đầu
    Cụ bà lễ phép từ câu thưa rày:
    Dám thưa Viên ngoại ra tay
    Cháu này đang đứng cửa ngoài đục mưa
    Viên ngoại phước đức có thừa
    Làm ơn cho cháu nghỉ mưa với nào.
    Viên ngoại là kẻ có giàu
    Nghe quản gia nói gật đầu nói ngay:
    Cháu này ướt át thương thay
    Mụ đi xuống bếp đem rày cơm ra
    Cháu ăn lấy thảo cùng ta,
    Công Uẩn liếc mắt xem nhà xung quanh
    Nào là trường kỷ treo tranh
    Hương đăng hoa quả sẵn dành bày ra
    Lén nhìn xuống bếp coi mà
    Tôi trai tớ gái vào ra đông vầy
    Thịt xôi trà bánh đủ đầy
    Chẳng biết nhà này có cái lễ chi
    Nhìn qua thấy vẻ oai nghi
    Viên ngoại ngồi ỳ nước mắt chảy quanh
    Rõ ràng vẻ mặt buồn tanh
    Mặt buồn rười rượi nước quanh đầy tròng.
    Công Uẩn liền lại thưa ông:
    Ông đà giúp cháu no lòng hôm nay
    Đang cơn đói lạnh bên ngoài
    Ông đưa quần áo cháu thay đã rồi
    Con nhìn ông được một hồi
    Tuổi ông sồn sộn độ thôi ngũ tuần
    Trong nhà hoa quả dọn trưng
    Đây vốn tiệc mừng chẳng lễ gia tiên
    Xem ông vẻ mặt ưu phiền
    Ắt điều tâm sự chi riêng bên lòng
    Cháu vừa mới thọ ơn ông
    Nên cháu cũng muốn bỏ công giúp rày
    Điều chi ông phải châu mày
    Thì ông cứ nói cháu hay coi là
    Liệu cháu đem sức bỏ ra
    Giúp ông có được cháu mà giúp ngay.
    Viên ngoại nghe nói thở dài:
    Chuyện này cháu khó ra tay cháu à
    Ông đây nên cửa nên nhà
    Đồng chồng đồng vợ tạo ra của nầy,
    Họ Trần vốn thiệt ông đây
    Tấn Thân tên đặt bấy chầy nên danh
    Bà nhà sớm đã trổ sanh
    Đơn quế hai nhành một gái một trai,
    Bạch Lan là gái xinh thay
    Vân Mộng vốn thiệt là trai cháu à,
    Thân ông rất thiệt khổ a
    Nên Trời dũ sổ vợ nhà quy Tiên
    Dù ông lắm của nhiều tiền
    Con côi cha giá cũng phiền cháu ôi
    Ở đời chẳng biết sao rồi
    Ông luôn tạo phước trao dồi đức nhân,
    Trời xui chi gánh họ Trần
    Hết điều tẻ lạnh đến phần lo toan
    Nhà ông có lắm bạc vàng
    Tạo phước tích đức xóm làng đều thương,
    Nay lo tai ách giữa đường
    Vừa hay tin của Đại vương lại nhà
    Ông lo sắm sửa rượu trà
    Linh đình dọn cỗ vịt gà dọn chưng
    Gọi là thiết cỗ tiệc mừng
    Đại vương này ở dặm trường nơi xa
    Hôm nay người đến đây mà
    Không biết lấy hết của ta hay chừa.
    Công Uẩn nhỏ nhẹ liền thưa:
    Cường sang cướp đảng còn chừa làm chi
    Viên ngoại đừng có lo gì
    Để cháu bắt nó bái quỳ lạy ông.
    Viên ngoại rằng chẳng có xong
    Đại vương nầy cũng có lòng thương dân
    Lắm khi xuống núi chẩn bần
    Lấy của bá hộ cho dân đói nghèo
    Dân làng nhiều kẻ đi theo
    Nhà giàu nó ghét nhà nghèo nó thương,
    Đây là hai vị Đại vương
    Dân nghèo nó quý nó thương cháu à
    Chuyện nầy nó chẳng đồn ra
    Dân không đi cáo phủ nha nơi nào
    Chỉ riêng mấy lão nhà giàu
    Thì lo thì sợ thì đau vì tiền,
    Đại vương thứ nhất rất hiền
    Mạnh Duy tên gọi có truyền bát ban,
    Thứ nhì nó mới ngược ngang
    Đào Quỳ tên gọi thiệt càng hung hăng
    Mỗi lần xuống núi mần ăn
    Trẻ già nó cũng gọi thằng xưng ông.
    Công Uẩn nghe nói nóng lòng
    Phúc đâu đảng cướp ngoài sân ồn ào
    Mạnh Duy đã kéo quân vào
    Công Uẩn nhẹ gót ra mau sân ngoài
    Mạnh Duy la hét rền tai
    Tấn Thân đâu hãy ra ngay đây nầy
    Hãy đem của cải ra đây
    Chia ta một nửa của nầy mau lên.
    Công Uẩn đà đứng một bên
    Đại vương nói thế không nên đâu là
    Ông tôi cực khổ làm ra
    Của để đầy nhà nhưng chẳng chia ai
    Các anh toàn kẻ trẻ trai
    Tự làm ra của mà xài mà ăn
    Có đâu tụ họp làm nhăng
    Của người cực khổ lấy ăn cho đành
    Nào đâu phải mặt liệt oanh
    Nào đâu phải mặt hùng anh ở đời.
    Mạnh Duy liện mới nói thời
    Ta chẳng nhiều lời biết đánh mà thôi
    Lâu la bây hãy lại lôi
    Thằng nầy đâu lạ lôi thôi lắm lời
    Lâu la áp lại thức thời
    Công Uẩn đánh đá tơi bời văng ra,
    Mạnh Duy áp lại đánh a
    Công Uẩn đè xuống đánh ba thoi liền,
    Mầy nghe tao nhủ tao khuyên
    Mầy đây là một thanh niên ở đời
    Làm trai đứng giữa đất trời
    Phò Vua giúp nước nối thời chí trai
    Có đâu ẩn núp cỏ cây
    Phá làng phá xóm đó đây đều đều
    Dù mầy làm phước rất nhiều
    Cũng là ăn cướp lắm điều thị phi.
    Mạnh Duy nhỏ nhẹ năn nì:
    Lời anh dạy phải tôi ghi vào lòng
    Từ nay lo cấy lo trồng
    Không đi lấy của làng trong bản ngoài.
    Công Uẩn kéo dậy nói rày:
    Nếu biết chừa lỗi mới tài tu mi
    Hai ta cũng bạn cố tri
    Từ rày sắp tới ráng ghi vào lòng
    Giữa đây thề có trời ông
    Kết tình giao hữu thật lòng thương nhau
    Mai sau sanh tử thế nào
    Anh em đừng có bỏ nhau mới là.
    Mạnh Duy liền mới nói ra
    Anh dạy chí phải tôi đà xin vâng
    Viên ngoại xem thấy lòng mừng
    Đại vương mau khá bước chân vào nhà
    Cháu đây thiệt giỏi thay là
    Ngày nay làm bạn với mà Đại vương.
    Công Uẩn liền mới phân tường:
    Cháu không xứ sở quê hương cửa nhà
    Cháu người không mẹ không cha
    Họ hàng chẳng có ông bà cũng không.
    Mạnh Duy nghe nói thương lòng
    Tôi cũng côi cút bềnh bồng nổi trôi
    Đói no chẳng biết mấy hồi
    Nên lên Sơn trại mà ngồi làm Vua,
    Mười năm qua bị thất mùa
    Nên đành lên núi làm Vua đầu đàn
    Anh như cánh nhạn xa phang
    Mời anh lên núi ở an cấy trồng
    Núi nầy dân chúng rất đông
    Gọi Trà Sơn Lãnh lâm tòng xum xuê
    Năm ngàn nam giới theo kề
    Cùng tôi làm có một nghề lâu la
    Những lời anh mới nói ra
    Tôi liền quy chánh cải tà một khi.
    Viên ngoại ông mới nói thì:
    Ân nhân đừng có vội đi bỏ già
    Mừng người võ dõng đến nhà
    Đi liền tội nghiệp cho già lắm thay.
    Công Uẩn liền mới nói rày:
    Mạnh Duy về núi ít ngày tôi lên.
    Duy rằng anh bạn đừng quên
    Ít ngày tôi đến một bên rước về.
    Viên ngoại vui vẻ cười hề
    Liền đem rượu thịt vỗ về mời khuyên
    Ăn xong Duy kiếu về liền
    Viên ngoại xem thấy mới yên trong lòng.
    Công Uẩn nhỏ nhẹ thưa ông:
    Chẳng hay công tử thơ phòng xem kinh
    Hay là vào cửa sân trình
    Cháu đây chưa được mắt nhìn con ông.
    Viên ngoại nghe hỏi vui lòng
    Ông liền vào chốn thư phòng gọi con,
    Nhà ta phước đức sẵn còn
    Ân nhân muốn biết mặt con như hà.
    Vân Mộng vội vã đi ra
    Công Uẩn xem thấy mới mà hỏi han:
    Công tử luôn ở hậu đàng
    Nên tôi chưa biết rõ ràng ra sao.
    Vân mộng liền mới nói mau:
    Xóm này tuy giầu không cụ đồ nho
    Cha tôi hằng bữa dạy cho
    Tôi cứ lần dò học lóm mà thôi
    Mặc dù kinh sử trau giồi
    Không thầy không bạn chẳng rồi chi chi,
    Nói rồi đem sách ra thì
    Công Uẩn xem thấy cười khì nói ra:
    Chữ em thì tốt chả cha
    Em giải nghĩa là luôn trật minh tâm
    Kề tai Công Uẩn thì thầm
    Nghĩa nầy chữ nọ mới nhầm em ơi
    Vân Mộng dạ dạ vâng lời
    Tỏ ra hân hạnh nói cười hồn nhiên.
    Viên ngoại xem thấy ngạc nhiên
    Ân nhân trong vẻ thiếu niên thay là
    Võ văn gồm đủ hay a
    Như vầy thì phước của già quá cao
    Gia đình của lão chừ bao
    Tìm thầy dạy chữ rước vào nơi đây
    Đã hơn mấy chục ông thầy
    Ông nào chữ cũng chưa đầy lá khoai,
    Con lão ham học đêm ngày
    Luôn luôn kinh sử giồi mài chẳng ngơi
    Vân Mộng liền mới nói thời:
    Lòng tôi cương quyết một đời làm quan
    Cha tôi giàu có muôn vàn
    Nhà giầu đâu sánh nhà quan anh à
    Làm quan trí tuệ cao xa
    Lấy lý làm sự thốt ra nhiều điều
    Học cho hiểu biết trăm chiều
    Làm quan đặng giúp ít nhiều cho dân.
    Viên ngoại nghe nói cười rân:
    Cha dân con lại muốn mần quan cao
    Bác đây thì sẵn có giàu
    Con bác ham học thì nào cản ngăn
    Thơ phòng học chữ học văn
    Thính đường cướp đến trăm thằng chưa hay
    Nếu không có cháu giúp tay
    Bác đành đem nửa gia tài mà chia.
    Vân Mộng mới nói coi kìa
    Cha giàu dư để thì chia cho người
    Con học chữ nghĩa vẹn mười
    Được làm quan lớn tốt tươi thay là
    Làm quan hưởng lộc quốc gia
    Thì của công khố hằng hà cha ơi,
    Cha thường nguyện với Đất Trời
    Giúp người đói khổ giúp người ốm đau
    Đại vương này có công lao
    Lấy của nhà giàu mà bảo chia đôi
    Lòng hiền cha thấy hẵng rồi
    Còn ăn cướp ác cha thôi khỏi bàn
    Con nghe thiên hạ đồn rang
    Ăn cướp vào làng cướp của giết dân
    Nhà nào bị chúng đặt chân
    Áo quần lột hết nên thân trần truồng
    Của dầu dư để mấy muôn
    Chúng đều lấy sạch ai buồn mặc ai
    Lấy xong chúng nó ra ngoài
    Đốt hết nhà cửa chẳng rày xót thương,
    Đằng này hai vị Đại vương
    Lúc nào người cũng nghĩ thương đồng bào
    Người thường lấy của người giàu
    Mà cho kẻ đói đức cao ở đời
    Con thường muốn đến đó chơi
    Ngặt vì ham học chẳng thời đi xa
    Quyết làm cho đẹp mặt cha
    Lòng con đã quyết ra mà làm quan.
    Công Uẩn nghe nói rõ ràng
    Vỗ vai Vân Mộng luận bàn võ văn
    Anh đây tâm trí ngày hằng
    Muốn đem sức cả đạp bằng núi sông,
    Nếu em thiết trí thiệt lòng
    Anh đem văn võ anh hồng dạy cho
    Sau nầy xã tắc nương phò
    Anh em ta sẽ đồng lo san hà.

  16. #16

    Mặc định

    Lý Công Uẩn sánh duyên châu trần cùng Trần Bạch Lan

    Viên ngoại ông mới hỏi qua
    Lão đây hỏi thiệt cháu mà tên chi
    Học ai văn võ cao kỳ
    Nói cho bác biết bác thì chia vui
    Công Uẩn nghe hỏi ngậm ngùi
    Tên Lý Công Uẩn là tôi ông à
    Thuở tôi mới được lên ba
    Sống chùa Vạn Pháp thầy là Vạn Xuân
    Lời ăn tiếng nói chưa từng
    Thì sư Vạn Hạnh đón mừng rước tôi
    Đó là hai vị thầy nuôi
    Mẹ tôi đã chết lúc tôi chào đời
    Trong cơn mưa gió đầy trời
    Giữa mưa tôi lại chào đời đó ông
    Trên đầu tôi có Huỳnh Long
    Vạn Xuân Vạn Hạnh hai ông cưng chiều
    Vạn Hạnh chữ nghĩa rất nhiều
    Xưa sư Vạn Hạnh quan triều đương kim
    Văn hay lắm kẻ thù hiềm
    Nên sư Vạn Hạnh mới tìm đường tu
    Cửa thiền dưa muối công phu
    Thầy tôi vốn thiệt nhà tu ông à
    Khen tôi thông sáng hay a
    Dạy đâu biết đó chẳng mà có quên
    Sư chùa Cổ Pháp vừa lên
    Khánh Vân họ Lý tuổi tên bảng vàng
    Xưa ông cùng với Đinh Hoàng
    Sứ quân dẹp hết thâu an một bề
    Nay người ẩn sĩ về quê
    Thăm sư Vạn Hạnh trọn bề đệ huynh
    Thấy tôi lễ phép đẹp hình
    Xin làm nghĩa tử vẹn tình cha con
    Bên ngoài không kẻ hỏi đon
    Thương như ruột thịt cha con khác nào
    Tên tôi ông cải lại mau
    Đặt Lý Công Uẩn là vào họ ông
    Cũng màu ăn mặc nâu sồng
    Bát ban võ nghệ do ông dạy truyền.
    Viên ngoại ông mới hỏi liền:
    Phải Lý Công Uẩn danh truyền lâu nay
    Cổng làng Cổ Pháp có bày
    Tiểu anh hùng đã giết rày xà vương
    Biển treo tại cổng huyện đường
    Lão xưa có đến dâng hương một lần,
    Vợ lão khi mới từ trần
    Cúng dường am cốc là phần lão đây
    Các nơi thiền tự sãi thầy
    Cũng đều có mặt bác đây cúng dường
    Cổ Pháp lão có hành hương
    Tiểu anh hùng vậy một phương rạng ngời.
    Công Uẩn nhỏ nhẹ thốt lời
    Cha thầy tôi rất rạng ngời võ văn
    Nào ai mà dám sánh bằng
    Nên tôi mới được võ văn gồm tài
    Cha hay con mới được hay
    Thầy giỏi trò giỏi nào ai có tường
    Tôi nhìn công tử mà thương
    Với nhìn viên ngoại mà thương mến lòng
    Mới vào đã thọ ơn ông
    Nên trừ ăn cướp gọi lòng đền ơn.
    Viên ngoại tỏ hết nguồn cơn
    Lão đây lão cũng biết ơn cao dày
    Nếu không có cháu giúp tay
    Chia nửa gia tài cho bọn cường sang
    Mặc dù còn bạc còn vàng
    Nhưng bị mất nửa lại càng tiếc thương
    Lão nay tính thật phân tường
    Già đây thương cháu cháu thương lại già
    Già người chân chất thật thà
    Nghĩ sao nói vậy nói ra đúng lời
    Lão mong cháu chớ chấp thời
    Cháu phải nhận lời cho lão hân hoan,
    Gái lão tên gọi Bạch Lan
    Lão muốn gả nó cho chàng kết duyên
    Không khoe con lão chính chuyên
    Từ bé đến lớn ở riêng một phòng
    Trời sanh nó tốt như bông
    Nên lão quý mến trong lòng mừng thay
    Có điều nó chẳng giống ai
    Cầm kỳ thi họa vá may đều rành
    Chẳng khen con đẹp như tranh
    Nhưng lão quý tự ngọc lành Trời ban
    Dù trăm núi bạc núi vàng
    Lão đây không đổi Bạch Lan cháu à
    Thiên tài gái lão hay a
    Lão dốt con lão thật là thông minh
    Mẹ nó sớm đã khuất hình
    Nó có một mình lại đủ tài năng
    Như cháu mà có lòng hằng
    Lão cho kết nghiã xích thằng lứa đôi.
    Viên ngoại ông nói một hồi
    Công Uẩn thì ngồi lòng lại ước ao
    Nghĩ ta từ thuở hồi nào
    Không từng thấy gái má đào là chi
    Lặng thinh ngồi mãi nghĩ suy
    Viên ngoại ông gọi nữ tỳ lại phô
    Ngươi vào trướng nội mời cô
    Bảo cô ra gấp ông phô lời này.
    Công Uẩn liền nói như vầy:
    Ý tôi từ đó đến chầy đó ông
    Quyết đi vào hội mây rồng (Long Hoa)
    Nay ông định chữ giải đồng tơ duyên
    Cho tôi được vợ lương hiền
    Tôi đây cám nghĩa lòng riêng chẳng ngờ
    Duyên may lại được tiểu thơ
    Hội này chưa được xin chờ hội sau.
    Công Uẩn đang nói thì thào
    Bạch Lan đã đến cúi đầu thưa cha
    Nữ tỳ vào gọi con ra
    Chẳng hay cha gọi con mà điều chi.
    Viên ngoại ông mới nói thì
    Đây là Công Uẩn tu mi anh hào
    Nhờ người võ dõng tài cao
    Trừ bọn ăn cướp giúp vào nhà ta
    Nên cha mới gọi con ra
    Lạy người một lạy gọi là đền ơn.
    Bạch Lan nghe rõ nguồn cơn
    Nàng liền thỏ thẻ rằng ơn của người
    Gia tài còn đủ vẹn mười
    Cám ơn quân tử là người đức nhân.
    Công Uẩn liếc mắt nhìn trân
    Nàng này đẹp tựa thiên thần giáng lâm
    Cùng ta nên nghĩa sắc cầm
    Thật là đáng bạn trăm năm cả đời.
    Công Uẩn thỏ thẻ ngâm chơi:
    Mây đen vần vũ khắp trời mưa sa
    Lan rằng cành trổ đầy hoa
    Đất nhuần mưa gội cây mà tốt tươi.
    Vân Mộng chúm chím miệng cười
    Ô hay anh chị là người thi nhân
    Anh Trời chị Đất đã phân
    Âm Dương tương hội vẹn phần lắm đa.
    Bạch Lan lui gót trướng hoa
    Rất nên yểu điệu thướt tha dịu dàng,
    Viên ngoại ông mới phân toàn
    Chẳng hay ý cháu tính toan thế nào?
    Công Uẩn liền mới thưa mau:
    Ông đà thương cháu cháu nào từ nan
    Cháu không châu báu bạc vàng
    Nên việc sính lễ biết toan lẽ nào.
    Viên ngoại ông mới nói mau:
    Nếu cháu đồng ý việc nào cũng xong
    Miễn là thật dạ thật lòng
    Nên duyên lá thắm chỉ hồng khó chi
    Ta là chủ lễ việc ni
    Ta không đòi hỏi có gì mà lo
    Trăm năm một nghĩa hẹn hò
    Đã thương thương trót thương cho mãn đời
    Ắt là ngàn dặm duyên trời
    Nếu cháu thuận lời tất cả do ông.
    Công Uẩn nghe nói thuận lòng
    Viên ngoại truyền lệnh tôi trong tớ ngoài
    Hãy mau hoa chúc tiệc bày
    Nay là Hoàng đạo đúng ngày rồi đa
    Tôi trai tớ gái trong nhà
    Cỗ bàn bày tiệc đuốc hoa tức thì.
    Mạnh Duy lại với Đào Quỳ
    Đến rước Công Uẩn về thì Trà Sơn
    Viên ngoại phân giải thiệt hơn
    Đại vương nhị vị đình chân với nào
    Lão bày tiệc lớn biết bao
    Để cho trai gái cùng nhau giao tình
    Công Uẩn là rể gia đình
    Nhị vị ở lại gọi tình tri âm
    Mạnh Duy nghe nói mừng thầm
    Nay anh nên nghĩa trăm năm đá vàng
    Xin thưa viên ngoại hãng toàn
    Anh tôi là rể gia đàng của ông
    Chúng tôi cung kính thật lòng
    Muốn biết tẩu tẩu xin ông niệm tình
    Phòng sau gặp gỡ thình lình
    Hai tôi cung kính gọi tình chị dâu.
    Viên ngoại nghe hỏi gật đầu
    Em chồng ra mắt chị dâu thường lề
    Nữ tỳ vào chốn phòng huê
    Dẫn Bạch Lan đến đứng kề tôn ông
    Bạch Lan ra mắt em chồng
    Nay nghĩa thúc thúc có lòng đến đây
    Mời nghĩa thúc thúc vui vầy
    Chén trà giải khát ngồi đây chuyện trò,
    Đào Quỳ mình nhỏ tiếng to
    Nghĩ sao nói vậy nói cho rền nhà
    Tẩu tẩu thiệt đẹp như hoa
    Ngón tay quản bút thiết tha dịu dàng
    Mày tằm mắt phụng đoan trang
    Tẩu tẩu đúng bực đứng hàng mẫu nghi
    Vợ Vua vợ Chúa đơn trì
    Chớ đâu có phải vợ thì của dân,
    Lý huynh mà kết châu trần
    Sớm muộn thì cũng mất phần mà thôi
    Tôi xem chẳng có xứng đôi
    Cũng vì tẩu tẩu đẹp thôi quá chừng.
    Mạnh Duy mới nói đừng đừng
    Đào đệ nói nhảm lúc mừng tiệc hoa
    Là điều chẳng có nên a
    Lý huynh rộng lượng bỏ qua với nào.
    Bạch Lan vội vã đi vào
    Công Uẩn mới nói chẳng sao đâu là
    Duyên Trời đã thưởng cho ta
    Không chi đáng ngại đừng mà rầu lo
    Cùng nhau vui vẻ chuyện trò
    Mừng tiệc song hỷ ăn no nói cười.
    Viên ngoại muốn được vẹn mười
    Đại vương nhị vị hai người ở đây
    Lão xin tiếp đãi đủ đầy
    Đào Quỳ mới nói nầy nầy Lý huynh
    Anh là một kẻ tài tình
    Đầu quân giúp nước hiến mình núi sông
    Nay vui lá thắm chỉ hồng
    Giang san có tính gánh gồng hay chăng?
    Công Uẩn chưa kịp nói năng
    Viên ngoại biết ý nói rằng con a
    Con nên ra mắt ông bà
    Còn việc hương lửa thì là để sau
    Muốn ra anh dũng anh hào
    Cha đây chẳng có lời nào cản ngăn
    Vân Mộng ham học võ văn
    Đại vương hai vị tài năng kém phần
    Tri âm đã kết tình thâm
    Dẫn em lên núi dạy phần bát ban
    Nơi nầy đông mặt dân làng
    Sợ e thóc mách luận bàn điều chi
    Cha cho nghĩa tế cùng đi
    Tới Trà Sơn Lãnh với thì Đại vương
    Vân Mộng cũng phải lên đường
    Tế huynh con dạy văn chương cho rày.
    Đào Quỳ mở miệng nói ngay
    Trần huynh tướng tốt lắm thì
    Không phải Quốc cựu cũng thì Công khanh
    Thật là Trời sắp để dành
    Xem đây tôi rất lòng đành lắm đa
    Tẩu tẩu đẹp tựa Hằng Nga
    Trần huynh mặt sáng như là sao giăng
    Nói thì tôi nói có ngăn
    Cái tướng viên ngoại Quan văn phải rồi
    Con làm Hoàng hậu cao ngôi
    Cha làm Quốc trượng ối thôi cao kỳ!
    Mạnh Duy nghe nói cười khì
    Nay làm Dị bốc tiên tri sao mà
    Hãy coi tướng kỹ Đại ca
    Dân Quan Vua Chúa nói ra coi nào?
    Đào Quỳ mau miệng nói vào
    Để tôi nhìn trước nhìn sau coi là
    Nhìn rồi Đào sẽ nói ra:
    Anh giống Bồ tát hay là Tỳ kheo
    Lý huynh không phải người nghèo
    Tướng nhìn sao giống Tỳ kheo cửa thiền
    Mắt trần gương mặt vẻ hiền
    Giống như Bồ tát cửa thiền mới ra.
    Công Uẩn nghe nói cười xòa
    Khiến nên rộn rịp cả nhà cười reo
    Chồng thì giống tướng Tỳ kheo
    Vợ tướng Hoàng hậu ngặt nghèo vậy đa
    Đào Quỳ liền mới nói ra
    Thấy sao nói vậy cả nhà nhìn đi
    Dù không Dị bốc tiên tri
    Cũng thấy như thế phải thì một tôi
    Riêng tôi tướng rất lôi thôi
    Đầu quân chắc phải bưng nồi nấu ăn
    Biết gì là võ là văn
    Chỉ biết la hét uống ăn no lòng,
    Còn như cái tướng Tôn ông
    Mặt hiền mà lại sáng trong nhu hòa
    Năm chòm râu đã mọc ra
    Lời nói thật thà giọng nói dễ thương
    Nếu sau phước lộc hưng cường
    Thì chức Quốc trượng trào đường mà thôi
    Còn tướng tẩu tẩu của tôi
    Mẫu nghi thiên hạ đứng ngôi Chánh hoàng
    Trần huynh tướng rất đoan trang
    Ắt chức Quốc cựu trào đàng được phong,
    Mạnh Duy tướng cũng thong dong
    Chẳng Quan Đề đốc cũng hồng Tổng binh
    Còn như cái tướng Lý huynh
    Tỳ kheo Bồ tát mắt nhìn chẳng sai.
    Công Uẩn liền mới nói rày
    Đào đệ nói thế cũng hay lắm mà
    Nhiều người xem tướng của ta
    Đản sanh tại cửa vô dà từ bi
    Mặt mày tướng diện chung nghi
    Đều do nơi cửa từ bi tạo thành
    Nay Thầy Dị bốc đoán rành
    Đây hai chung rượu là anh thưởng tài
    Đào đệ cũng thiệt là hay
    Như Thầy tướng số đoán tài người ta.
    Công Uẩn làm lễ ông bà
    Rồi sang làm rể nhạc gia tức thì
    Lễ xong Công Uẩn năn nì
    Nhạc gia cho phép con đi vào phòng
    Trăm năm xiết chặt giải đồng
    Con đi vào phòng từ giã hiền thê
    Viên ngoại cho phép vào kề
    Nữ tỳ dẫn Uẩn giao về Bạch Lan.
    Uẩn rằng hiền phụ hỡi nàng
    Duyên ta chưa hiệp mà tan thế này
    Quyết lòng anh bước thang mây
    Đầu quân xuất diện buổi nầy nàng ơi,
    Bạch Lan nghe hết một hồi
    Lại gần Công uẩn nàng ngồi nói ra
    Cha giành định chữ nghi gia
    Phận em thiếp phải nghe cha định thành
    Nay đà nên nghĩa ba sanh
    Thiếp mong quân tử yến anh giữ tròn
    Trăm năm hẹn biển thề non
    Gìn vàng giữ ngọc gió lòn đợi mây
    Chàng đi thiếp ở chốn nầy
    Quanh năm thui thủi nơi đây trông chồng
    Dù cho kẻ Bắc người Đông
    Nguyện cùng Trời Đất một lòng tùng phu
    Tích nhà Nam Việt nghìn thu
    Nay biên nhắc lại sĩ phu học hành
    Kẻo người Nam Việt mất danh
    Ngưng tay tạm nghỉ để dành cuốn sau

    Hết cuốn nhất

  17. #17

    Mặc định

    SỰ TRANH CÃI CỦA LỊCH SỬ VỀ LÝ CÔNG UẨN

    1. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư (Bản kỷ, quyển II, Kỷ nhà Lý, Thái Tổ hoàng đế, trang 240) ghi rằng:

    Thái Tổ hoàng đế, họ Lý, tên húy là Công Uẩn, người châu Cổ Pháp Bắc Giang, mẹ họ Phạm, đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần rồi có chửa, sinh vua ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974), niên hiệu Thái Bình năm thứ 5 thời Đinh.

    2. Sách Đại Việt Sử Ký Tiền biên (Bản kỷ, quyển II, trang 192) ghi rằng:

    Theo bài Tiêu Sơn Tự Ký thì Thái hậu cảm thụ tinh con khỉ bạch mà sinh ra vua ở chùa Tiêu Sơn, được Sư Vạn Hạnh đưa về nuôi.

    Theo ngoại truyện thì: lúc mẹ vua năm 20 tuổi, do nghèo túng lam lũ không có chồng, nương tựa vào vị sa môn già ở chùa Ứng Thiên cho làm việc nấu bếp, đêm đêm dậy đồ xôi. Một hôm bà ngủ quên, lửa tắt, sa môn vô tình chạm phải, giật mình tỉnh dậy thấy lòng xáo trộn rồi có thai, bị sa môn đuổi đi, bà vào chùa khác, đủ tháng thì sinh ra vua.

    Vua lúc bé thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường, khi 7 tuổi Khánh Văn gởi nhờ sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ dạy cho học.

    3. Sách Thần đồng xưa của nước ta - NXB Giáo Dục – 1998 ghi rằng:

    Vào thế kỷ X, ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, phủ Từ Sơn, trấn Bắc Ninh, nay thuộc làng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, có một người đàn bà goá chồng, người họ Phạm, nhà nghèo phải đến làm thuê ở chùa Cổ Pháp. Nhà sư trụ trì chùa này là Lý Khánh Vân đã đi lại với bà. Khi bà thụ thai, sư sợ bị mang tiếng, thiên hạ chê cười, bèn kiếm cớ đuổi bà.

    Sau ngày sinh nở, bà bọc đứa con mới đẻ vào trong áo, đem đến bỏ trước cửa chùa. Nhà sư họ Lý thấy đứa trẻ, bèn đem về, đặt tên là Lý Công Uẩn và nhận làm bố nuôi.

    4. Truyền thuyết dân gian nói rằng:

    Ông thân sinh ra Lý Công Uẩn nhà nghèo đi làm ruộng thuê ở chùa Tiên Sơn (An Phong, Bắc Ninh) phải lòng một tiểu nữ và nàng có mang. Nhà chùa thấy thế đuổi đi nơi khác. Hai người dẫn nhau đi ngang khu rừng Báng, mệt mỏi, dừng lại nghỉ. Chồng khát nước đến chỗ giếng nước giữa rừng lấy nước uống, chẳng may sẩy chân chết đuối. Vợ chờ lâu không thấy, đến xem thì đất đã lấp giếng. Ngưòi phụ nữ bất hạnh than khóc một hồi, lỡ đường xin ở nhờ chùa Ứng Tâm gần đó. Một đêm, người đàn bà ấy sinh một con trai, trời nổi trận mưa to gió lớn, mẹ chú bé chết ngay sau khi sinh con và chú bé được nhà chùa nuôi nấng. Khi 8, 9 tuổi nhà sư cho chú bé theo học Sư Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn, chú bé đó là Lý Công Uẩn.

    5. Giả thiết của các nhà sử học:

    Lý Công Uẩn có một sự nghiệp vĩ đại nhưng lại có lai lịch không rõ ràng. Tất cả các bộ sử cũ của Việt Nam đều ghi rằng Lý Công Uẩn mồ côi cha mẹ từ năm 3 tuổi nhưng lại không ghi chép hoặc không xác định được thân thế của người cha. Bởi vậy, có sử chép rằng ông là con của thần nhân, trong khi truyền thuyết dân gian cho rằng ông là con của một lão Sa Môn tại chùa, hoặc con của nhà sư Lý Khánh Văn trụ trì chùa Cổ Pháp, và thậm chí là con của Vạn Hạnh thiền sư.

    Một số nhà sử học đã đưa ra giả thiết rằng Lý Công Uẩn chính là con ruột của Vạn Hạnh thiền sư, một vị cố vấn của hai vương triều Tiền Lê và triều Lý. Trong một thời gian dài, họ đã cố gắng tìm kiếm bằng chứng trong sử liệu về điều này, đặc biệt là việc thiền sư Vạn Hạnh là người giới thiệu Lý Công Uẩn cho vua Lê để đảm nhiệm chức vụ quan trọng trong triều đình Tiền Lê, sau đó lại có nhiều đóng góp trong việc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua...

    QUAN ĐIỂM CỦA HỘI LỊCH SỬ VIỆT NAM

    Hội Sử học Hà Nội và Hội Khoa học Lịch sử VN đã tổ chức cuộc tọa đàm Về vấn đề quê hương Nhà Lý, vào ngày 27/12/2008.

    Tại hội thảo, các nhà sử học nhiều năm thực hiện công trình nghiên cứu về nhà Lý và Lý Công Uẩn đã đưa ra nhiều tài liệu, bằng chứng, cũng như báo cáo về những cuộc khảo sát thực tế tại những địa danh có liên quan.

    Nhiều nhà sử học tại hội thảo đã lên tiếng phủ định về giả thiết Lý Công Uẩn là con ruột của sư Vạn Hạnh.

    GS Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội cho rằng:
    Giả thiết này xuất phát từ cách nghĩ khá phổ biến rằng Lý Công Uẩn có quê nội tại làng Đình Bảng, cũng là quê của Vạn Hạnh thiền sư. Chúng tôi cũng đã có thời gian nghiên cứu khá kĩ tại làng Đình Bảng, và xin khẳng định rằng không hề có một thông tin nào, dù là nhỏ nhất, về sự liên hệ ấy.

    GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Lịch Sử Việt Nam nhận xét:
    Lý Công Uẩn và Vạn Hạnh thiền sư là 2 nhân vật lớn trong lịch sử, vì vậy cũng dễ hiểu khi dân gian muốn gán ghép hai nhân vật này với nhau, cũng như thần thánh hóa về nguồn gốc và nhân thân của Lý Công Uẩn, … , cách nhìn nhận như vậy là thiếu nghiêm túc.

    Với chiều dài lịch sử hơn một ngàn năm, sự đa dạng tới mức trái ngược của các tài liệu lịch sử, việc xác định nguồn gốc, thân thế, quê hương, tuổi thơ của Lý Công Uẩn đã được Hội Thảo về vấn đề quê hương Nhà Lý đi đến kết luận là rất phức tạp và cần được nghiên cứu trong một thời gian dài trước khi có kết luận cuối cùng.

    BỘ PHIM LỊCH SỬ LÝ CÔNG UẨN TẠI SAO THẤT BẠI

    1. Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, Nhà biên kịch, nguyên Cục phó Cục Điện ảnh
    http://www2.vietnamnet.vn/vanhoa/tintuc/2007/07/718651/

    VietNamNet: Từng là một thành viên trong Hội đồng thẩm định kịch bản dự án phim truyện kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, bà có thể cho biết về tình trạng dự án hiện nay?

    Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát: Dự án này đã kéo dài rất lâu và rất mệt mỏi. Khi tôi còn ở cương vị Cục phó Cục Điện ảnh, với vai trò thành viên Ban tư vấn dự án, đã làm hai việc: đầu tư chiều sâu và tổ chức thi tuyển kịch bản để đưa vào sản xuất.

    Nhưng đến giai đoạn sản xuất phim, Ban tư vấn dự án được thay thế bằng những thành viên mới. Tôi không hiểu tại sao dự án trở nên trì trệ đến thế? Các nghệ sĩ gần như mất hết sự hào hứng làm việc. Bản thân những nghệ sĩ theo đuổi dự án đều là những người đầy tâm huyết.

    VietNamNet: Vậy dự án hiện nay đang ở giai đoạn nào thưa bà?

    Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát: Ban chỉ đạo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long cho đưa dự án phim truyện Lý Công Uẩn về sản xuất tại Hãng phim truyện Việt Nam do anh Lê Đức Tiến làm Giám đốc.

    Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát: Tôi cũng chưa rõ bản thảo nào được chọn. Tôi chỉ biết đạo diễn Đỗ Minh Tuấn đã rút kịch bản không tham gia dự án. Thực ra ngay từ đầu kịch bản được giải là của tác giả Thiên Phúc.

    Khi phát động cuộc thi viết về Lý Công Uẩn, theo thông lệ kịch bản giải cao nhất sẽ được chọn (Hội thề của Nguyễn Quang Thân), nhưng Ban tổ chức quyết định chọn kịch bản giải nhì của Thiên Phúc vì kịch bản viết về Lý Công Uẩn đề cập đúng đến chuyện dời đô về Thăng Long.

    Tác giả Thiên Phúc đã viết tốt rồi, tôi đọc cũng thấy khá ổn. Một vài chi tiết có thể sửa chữa để sản xuất. Bây giờ thêm bao nhiêu người nhảy vào, chúng ta cứ làm mọi việc rối rắm thêm, có khả năng xóa sổ cuộc thi với bao nhiêu thời gian công sức. Chúng ta đãi cát bao nhiêu mới tìm được vàng, giờ chúng ta lại bỏ đi, làm từ đầu thì rõ ràng đã phủ nhận cái thực thi. Cứ tranh cãi mãi, cứ người sau phủ nhận người trước thì cũng chẳng biết ai là người xứng tầm thực hiện.

    VietNamNet: Tóm lại, dự án dường như đã bế tắc thưa bà?

    Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát: Chúng ta không đi đến thống nhất được, có một Lý Công Uẩn thôi mà mỗi vẽ chân dung theo một kiểu, bây giờ biết theo ai?

    Theo tôi, yêu cầu bộ phim xây dựng được không khí linh thiêng, tôn kính; từ trẻ con đến người già đều xem và cảm được; toát lên thông điệp Lý Công Uẩn là một minh vương, đã dám dời đô về Thăng Long để chúng ta có thủ đô Hà Nội hôm nay. Kịch bản lên được tinh thần như thế là đủ rồi!

    Bây giờ cứ dùng sử liệu để bắt bẻ thì không thể làm được, vì bản thân những nhà sử học nghiên cứu sâu hơn cũng không thể khẳng định được Lý Công Uẩn để râu dài hay ngắn, ăn mặc ra sao nữa?!

    VietNamNet: Theo bà kịch bản được rồi, bây giờ nên bắt tay làm ngay?

    Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát: Có nhiều kịch bản hay nhưng không được gửi tới cuộc đấu thầu, vì là “chen ngang”, không có đầu tư từ đầu cuộc thi nên bị gạt luôn. Tôi nghe nói hiện nay có thêm một số nhà biên kịch mới tham gia vào dự án này. Tôi chỉ thấy dự án càng ngày càng rối, trong khi thời gian ngày càng eo hẹp. Tôi thấy tốt nhất là chúng ta không nên làm nữa!

    Tôi biết nói như vậy các hãng phim sẽ trách tôi, nhưng thực tế chỉ còn 2 năm rưỡi nữa thôi mà mọi việc vẫn lùng nhùng thế này, làm sao kịp được. Vấn đề là không ai quyết đoán, không ai dám chịu trách nhiệm về một đề tài lớn như thế, lãng phí công sức, thời gian của bao nhiêu người!

    2. Phỏng vấn ông Hải Ninh, Đạo diễn, Chủ tịch Ban tư vấn, Trưởng ban giám khảo kịch bản phim 1000 năm Thăng Long:
    http://www2.vietnamnet.vn/vanhoa/tintuc/2006/09/614335/

    VietNamNet: Thưa ông, kịch bản phim 1000 năm Thăng Long đã được chọn cách đây hai năm nhưng kế hoạch sản xuất vẫn chưa rục rịch gì, khúc mắc lớn nhất trong việc làm phim kỷ niệm này là gì?

    Đạo diễn Hải Ninh:
    Phim về thời kỳ phong kiến hết sức phức tạp, phải tái tạo rất nhiều thứ, khi chưa có kinh nghiệm làm phim cổ trang thì phải học về thiết kế, phục trang, hoá trang và lập ban nghiên cứu kiến trúc, phục trang các thời kỳ thế nào. Tức là phải có thời gian.

    Về kịch bản, tôi thấy thất vọng vì không chọn kịch bản giải nhất đưa vào sản xuất, không chấp nhận việc sản xuất kịch bản nhì, vì nếu vậy thì cần gì Ban giám khảo? Ban chỉ đạo đã tự quyết định mà không trao đổi với tác giả cũng như Ban giám khảo. Theo tôi, một kịch bản không có chất lượng thì sửa mấy cũng không ăn thua. Người ta mất hai năm để tiến hành đấu thầu, làm những công đoạn không liên quan đến nghề nghiệp.

    VietNamNet: Chưa giải quyết khâu kịch bản thì lại vướng chuyện đấu thầu đạo diễn, ông có nhận xét gì về hiện tượng này?

    Đạo diễn Hải Ninh: Tôi chưa thấy ở đâu lại thi đạo diễn, trừ các Liên hoan Phim. Phải có kịch bản trước mới chọn ra được đạo diễn giỏi, chứ không phải chỉ đến nói miệng với nhau. Đây là cách làm nghiệp dư bởi người nghĩ ra cách này có thể không hiểu đầy đủ về công việc của những nhà làm phim. Trong 10 đạo diễn tới dự thi đã 7 người bỏ cuộc, chỉ còn 3 người với hai kịch bản: Đặng Nhật Minh - Lưu Trọng Ninh (kịch bản về Lý Công Uẩn không đề tựa) và Đỗ Minh Tuấn (kịch bản chữa của Thiên Phúc và một kịch bản viết riêng về Lý Công Uẩn). Thi đạo diễn cuối cùng lại thành thi kịch bản!

    Theo ông, chừng nào mới có khả năng thực hiện phim Thái tổ Lý Công Uẩn trong khi mọi việc vẫn lùng nhùng như thế?

    VietNamNet: Thưa ông, chúng ta không thể làm kịp bộ phim Lý Công Uẩn nhân dịp 1000 năm Thăng Long theo dự kiến?

    Đạo diễn Hải Ninh: Kịch bản đã được duyệt từ năm 2004 đến giờ vẫn chưa đi đến đâu trong khi chỉ còn 3 năm nữa là đến 2010. Nếu làm lấy được thì sẽ kịp 2010, nhưng để tương xứng với lịch sử và có chất lượng về nghệ thuật thì chưa được vì chưa có gì để nhìn vào. Thêm nữa, đạo diễn chưa có, chưa thể nói đến chuyện diễn viên sẽ thế nào. Tôi nghĩ phải đủ chất lượng thì mới làm.

    3. Tại sao Bộ phim bị thất bại:


    Chúng ta biết rằng Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là một đại lễ lớn của Thủ đô Hà Nội, mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa, du lịch, tâm linh, một sự kiện dâú ấn của thế kỷ 21.

    Một công trình văn hóa nghệ thuật lớn là Bộ phim Thái tổ Lý Công Uẩn, đã được UBND Hà Nội đầu tư 200 tỷ đồng VN, mong muốn tái hiện câu chuyện lịch sử về vị vua nhà Lý ra chiếu đời đô về Thăng Long, khai sinh ra Hà Nội ngày nay.

    Thế nhưng qua các cuộc phỏng vấn nói trên, chúng ta được biết bộ phim nói trên đã thất bại, không thể thực hiện nhân dịp Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long như dự kiến.

    Đi tìm nguyên nhân thất bại là nhiệm vụ của UBND Hà Nội, của Bộ Văn hóa Thông tin, của Cục Điện ảnh... và họ đã làm.

    Tuy nhiên người viết đi tìm nguyên nhân Vô Hình: đó là bộ phim đã được xây dựng dựa trên tư liệu lịch sử hiện có, với nhiều chi tiết sai sự thật, do đó nếu bộ phim trình chiếu sẽ trái với ý Trời, trái với ý của chính Ngài Lý Công Uẩn, và chính các vị Vô Hình đã ngăn cản công việc nói trên.

  18. #18

    Mặc định

    SỰ THẬT VỀ TUỔI THƠ LÝ CÔNG UẨN

    THÂN PHỤ VÀ THÂN MẪU

    Từ thơ ngoại cảm Oanh Vàng, chúng ta được biết Lý Công Uẩn trải qua một tuổi thơ bất hạnh. Thân phụ là Trần Hà, thân mẫu là Phạm Thị Lâm, người làng Hưng Thịnh. Thân phụ chết vì tai nạn té xuống giếng, đất vùi lấp. Thân mẫu chết do kiệt sức ngay sau khi sanh hạ Lý Công Uẩn.

    Từ lúc lọt lòng Lý Công Uẩn sống nương tựa cảnh chùa, được các sư Vạn Xuân, sư Vạn Hạnh, sư Lý Khánh Vân nuôi dạy.

    Họ và tên Lý Công Uẩn do nhà sư Lý Khánh Vân đặt và nhận cha nuôi, nhưng theo dòng họ cha là Trần Hà, như vậy Lý Công Uẩn thực ra thuộc nhà Trần. Đây là một sự kiện éo le của lịch sử, dòng họ vua Lý lấy theo họ của cha nuôi, không phải họ thật.

    NGÀY SINH CỦA LÝ CÔNG UẨN

    Chúng ta hiểu rằng, một đứa bé mồ côi từ nhỏ, của một gia đình dân dã, lớn lên sống qua nhiều chùa, nhiều sư đỡ đầu, thì vấn đề ghi chép gia phả không có được. Nếu có chăng sẽ được sư Vạn Xuân ghi nhớ mà thôi, nếu vì lý do nào đó sư Vạn Xuân nhầm lẫn thì không ai còn tư liệu chứng minh về ngày sinh của Lý Công Uẩn.

    Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi rằng Lý Công Uẩn sinh ngày 12 tháng 02 năm Giáp Tuất 974 âm lịch. Tra cứu theo lịch Vạn Niên sẽ là ngày 08/03/974.

    Nhưng theo thơ ngoại cảm Oanh Vàng ghi rằng:
    Canh ba giờ Tý rõ ràng
    Nhằm tiết Đoan ngọ người đang vui cười
    Năm Thìn rất thật tốt tươi
    Ngày Dần chúa thánh là người đản sanh


    Tra cứu theo lịch Vạn Niên, chúng ta có được các ngày sau đây có thể là ngày sinh của Lý Công Uẩn:

    a. Năm Mậu Thìn 968, ngày 08 tháng 05 âm lịch, nhằm ngày 06/06/968.

    b. Năm Canh Thìn 980, có hai ngày Dần:
    + Ngày 01/05 âm lịch, nhằm ngày 15/06/980
    + Ngày 13/05 âm lịch, nhằm ngày 27/06/980

    Vậy trong bốn ngày dự đoán nói trên, ngày nào sẽ là ngày sinh thật sự của Lý Công Uẩn. Chúng ta có thể dựa vào việc lập Lá số Tử Vi theo bốn ngày nói trên, từ đó có thể tìm được câu trả lời. Dựa vào những sự kiện chính trong cuộc đời Lý Công Uẩn như sau:

    1. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ
    2. Sống và tu học ở chùa nhiều năm
    3. Có thiên mệnh lớn, lên ngôi vua ở tuổi Tam thập Nhi lập

    Để rộng đường tham khảo, người viết sẽ đưa các Lá số Tử vi của Lý Công Uẩn ngay sau bài viết này.

    LÝ CÔNG UẨN VÀ GIAI THOẠI THĂNG LONG

    Lý Thái Tổ thấy đất Hoa Lư, kinh đô cũ của nhà Đinh và Tiền Lê chật hẹp không có thể mở mang ra làm chỗ đô hội được, bèn định dời đô về thành Đại La. Tháng 7, Thuận Thiên năm thứ nhất (năm 1010) thì khởi sự dời đô. Khi đến thành Đại La, ông có điềm báo mộng thấy rồng vàng bay lên trời, nên đổi tên thành Đại La sang thành Thăng Long.

    Mọi người đều biết sự tích nói trên, nhưng ít người biết rằng Lý Thái Tổ chính là tuổi Rồng, do đó việc báo mộng như là một sự kiện logich, vì bản mệnh của Ngài cũng là Thiên Long.

    Khi dời đô về Thăng Long là một quyết định mang tính lịch sử, hợp ý Trời, hợp lòng Người, và đã an định ngôi vua gần 20 năm. Một lần nữa định mệnh Thiên Long gắn với cuộc đời Lý Thái Tổ lần nữa, ông qua đời vào ngày 03 tháng 03 năm Mậu Thìn 1024.

  19. #19

    Mặc định Lá số Tử vi của Lý Công Uẩn








  20. #20

    Mặc định

    Chân thành cảm ơn mọi người góp ý kiến luận giải các Lá số Tử vi, để có thể tìm được sự thật về ngày sinh của Lý Công Uẩn.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •