kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa

  1. #1

    Mặc định Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa

    Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa

    Cập nhật lúc 42 AM, 23/07/2012

    Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của TQ được thực hiện dưới thời nhà Thanh) xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam TQ là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.


    Hơn 30 năm giữ trong tay tấm bản đồ quý, sau khi tra cứu, dịch lại nội dung in trên bản đồ, tiến sĩ Mai Hồng, nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm, quyết định chia sẻ bằng cứ lịch sử mình có.
    * Ông có thể cho biết tấm bản đồ này đã tới tay ông như thế nào?
    - Tôi có được bản đồ từ những năm 1977-1978, trong thời gian làm công tác quản lý một kho sách Hán Nôm. Thời gian đó, việc sưu tầm các tài liệu về bản đồ không thuộc chức năng bảo quản của nơi tôi công tác (giờ là Viện Hán Nôm). Không hiểu xui khiến thế nào, hôm ấy một cụ già chuyên bán sách cho cơ quan tên là Nguyễn Văn Cồng (Phú Xuyên) giới thiệu tấm bản đồ này và khuyên tôi nên mua nó. Tôi giấu gia đình trích hơn một tháng lương ra mua bản đồ về.




    Dòng chữ Hán này đọc từ phải sang có nghĩa: Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ


    - Được biết đây là một tấm bản đồ quý, được làm một cách công phu và dài hơi...
    - Đúng vậy, “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” của NXB Thượng Hải in năm 1904 có chất liệu bằng giấy, được in màu, có bìa cứng ở ngoài, gấp gọn lại như một cuốn sách. Bên trong là hơn 35 miếng ghép dán trên nền vải bố (cũng may nhờ chất liệu này nên bản đồ vẫn còn giữ được nguyên dạng sau một khoảng thời gian dài), kích cỡ mỗi miếng ghép khoảng 20x30cm. Do đọc được chữ Hán, sau khi có bản đồ, tôi dịch nghĩa lại khoảng 600 chữ cổ đã giải thích một cách rõ ràng xuất xứ, niên hiệu, thời gian thực hiện bản đồ.

    Theo đó, đây là một công trình tiếp thu phông tư liệu từ đời Tần, đời Hán, rồi được viết liên tục trong gần hai thế kỷ (1708-1904), từ thời vua Khang Hi đến thời vua Quang Tự, một tấm bản đồ được đích thân các hoàng đế nhà Thanh huy động lực lượng giáo sĩ, những người tài giỏi về thiên văn và toán pháp điền dã thực hiện.




    Tiến sĩ Mai Hồng chỉ vào tấm toàn đồ Trung Quốc, dừng lại ở cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam. Không hề có Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) trong tấm bản đồ quý và chính thống này - Ảnh: Việt Dũng


    Cụ thể hơn, năm Mậu Tý Khang Hi 47 (1708), vua Khang Hi tuyển các giáo sĩ phương Tây như Bạch Tấn Lôi Hiếu, Tư Đỗ Đức Mỹ, ban đầu với mục đích chế tác Vạn lý thành đồ. Vào năm 1711, vua sai các giáo sĩ đi tới khắp 13 tỉnh đo đạc đất đai. Từ đấy, trong gần 200 năm, các nhân sĩ Trung Hoa và phương Tây sưu tập khảo cứu các dư đồ Trung Quốc, gia cố bồi tập thêm từ các nguyên cảo của các giáo sĩ đã soạn thảo trước đây. Có những vị giáo sĩ phương Tây rất uy tín đã giúp vua Khang Hi nhà Thanh lập bản đồ có thể kể tên như: Lợi Mã Đậu (Matteo Bicci), Thang Nhược Vọng (Joannes Adam Schall Von Bell.), Nam Hoài Nhân (Ferdinandus Verbiest)...

    Năm 1904, NXB Thượng Hải chính thức xuất bản tấm bản đồ Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của triều đình nhà Thanh với lời giới thiệu của Sái Thượng Chất, chủ biện (tương đương với giám đốc bây giờ) đài thiên văn ở Dư Sơn.



    Giao lại bản đồ cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia

    Ngày 4/7, tiến sĩ Mai Hồng đã chủ động liên hệ, giao lại bản đồ cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia bảo quản và trưng bày. Thông tin từ bảo tàng cho biết khi tiếp nhận, đây là một bản đồ nguyên vẹn, chiều ngang 115cm, chiều dọc 140cm. Bảo tàng đang làm các thủ tục bảo quản sơ bộ, hoàn thiện hồ sơ, làm thủ tục nhập kho (đăng ký giá trị pháp lý hiện vật) trước khi trưng bày. Buổi lễ tiếp nhận bản đồ sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào sáng 24-7 với sự tham gia của một số nhà sử học.



    Tiến sĩ Mai Hồng đã cất giữ tấm bản đồ quý chứng minh các quần đảo biển Đông không phải của Trung Quốc - Ảnh: Việt Dũng


    * Những cứ liệu lịch sử hữu ích có từ tấm bản đồ này là gì, thưa ông?
    - Trong tấm bản đồ này, chủ biện Sái Thượng Chất có lý lẽ rất khiêm tốn, đánh giá cao thành quả của các giáo sĩ phương Tây, những người vốn đi trước Trung Hoa về thiên văn và toán pháp. Chủ sự bản đồ cũng ghi nhận nhìn vào bản đồ “rõ ràng như trong lòng bàn tay”, đặc biệt “tại các cửa biển ở các miền duyên hải đều phỏng họa các đường thủy tàu thuyền ra khơi vào cảng”, trong đó không hề xuất hiện hình in, vẽ, tính toán, đo đạc tới các quần đảo ở biển Đông. Chính họ tự nhận đất đai mình tới cực nam Trung Quốc chỉ tính đến đảo Hải Nam.
    * Ông suy nghĩ gì khi quyết định công bố tài liệu này?
    - Theo tôi, tấm bản đồ gốc này cung cấp một số thông tin rất tốt cho việc tranh biện trên bàn quốc tế, một bằng cứ đến từ chính Trung Quốc sẽ tránh cho chúng ta việc bị lấn át. Đây cũng có thể là một tài liệu tốt để các học giả nghiên cứu chủ quyền biển đảo trong nước sử dụng.


    Đại Nam nhất thống toàn đồ (bản đồ Việt Nam vẽ năm 1834) đã có Hoàng Sa, Vạn lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam - Nguồn: NXB Bản Đồ


    Địa đồ chính thống, giá trị cao
    Bức “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” này thuộc nhóm địa đồ độc lập in thành bức rời với kích thước khá lớn (115 x 140 cm), trong lịch sử hai triều Minh - Thanh của Trung Quốc, nhóm địa đồ in rời kích thước lớn loại này có gần 60 bức.
    Về kỹ thuật trắc địa, “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” ứng dụng kỹ thuật phương Tây với hệ kinh vĩ độ khá chuẩn xác, gần giống như các bản đồ ngày nay. Đây là địa đồ được thực hiện bởi quan chức chuyên môn ở đài thiên văn - một cơ quan nhà nước của triều Thanh. Vì vậy, có thể nói bức địa đồ này mang tính chính thống. Là loại địa đồ hành chính, bức địa đồ này có tầm quan trọng ngang với Đại Thanh đế quốc toàn đồ 1905 và có giá trị cao hơn bức địa đồ chuyên ngành bưu chính có trước đó là Đại Thanh bưu chính công thự bị dụng dư đồ (1903, Trung - Anh văn đối chiếu).
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    'TQ không công nhận bản đồ 1904 là phản tổ tiên'

    Cập nhật lúc 10 PM, 30/07/2012

    (ĐVO) Theo TS Mai Ngọc Hồng, "Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" là cơ sở pháp lý không thể chối cãi. Nếu Trung Quốc không chấp nhận bản đồ này tức phản lại tổ tiên họ.



    - Ông có thể kể lại việc sưu tàm và lưu giữ cuốn bản đồ của Trung Quốc năm 1904?

    - Hôm đó, ông cụ chuyên mua bán sách cũ cho Viện Hán Nôm tên là Nguyễn Văn Công (ở Phú Xuyên) đem cuốn bản đồ đến cho tôi và bảo cụ đi cả môt tuần chỉ có mỗi cái này, giá 70-80 đồng. Nhưng ngặt nỗi, Viện Hán Nôm chỉ sưu tầm sách cổ thôi chứ không sưu tầm bản đồ mà giá tiền lại cao, có thể mua được cả gánh sách. Nghĩ đến cụ còn đi lại bán sách cho mình nhiều, n nhất là cái nhân tình, công cụ phơi sương phơi gió khắp trần gian cả tuần nên tôi rút tiền túi biếu cụ cả 100 đồng. Tiền lương tháng của tôi lúc đó có 70 đồng, số tiền mua sách gần bằng tháng rưỡi lương của tôi nên sau khi mua, tôi lén mang về nhà, giấu biệt đi, trước tiên là giấu vợ. Do đó, từ lúc nhận từ tay ông cụ bán sách, tấm bản đồ này nằm im lìm hơn 30 năm trong cái hòm chuyên để đựng sách cổ và những tài liệu tôi ít dùng dựng ở góc nhà.



    Tiến sĩ Mai Hồng chỉ cho phóng viên xem nơi ông cất giữ tấm bản đồ Trung Quốc 1904 suốt 30 năm qua.

    - Con đường nào đưa tấm bản đồ Trung Quốc 1904 sang Việt Nam và sau đó đến tay ông?
    - Cái này tôi cũng không thể đoán được. Tuy nhiên, ngày xưa, việc làm và in ấn bản đồ chỉ để cho triều đình biết thôi chứ không công bố rộng rãi hay làm công cụ dạy học như bây giờ. Nó thường được cất kín trong cung cấm hoặc lưu hành nội bộ trong phạm vi quan triều. Do đó, tôi cho rằng người đưa được tấm bảm đồ này về Việt Nam có thể là người đi xứ hoặc tộc có máu mặt, quan hệ với Trung Quốc.
    Còn tấm bản đồ đến tay tôi là một cái duyên. Ông bạn tôi ở dưới quê biết tin tôi có tấm bản đồ cổ quý này thì gọi điện lên bảo: “hồn thiêng sông núi nó đẩy vào tay cậu”.
    - Ngoài những chú thích cho thấy cực Nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam, còn có phần chứ Hán. Phần đó viết gì vậy, thưa ông?
    -Tấm bản đồ có tên chữ Hán là: Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ, dịch nghĩa là: địa dư toàn đồ tới các tỉnh của triều nhà Thanh.
    Phần chữ Hán phía trên bản đồ là một bài thuật về sử dụng bản đồ và đội ngũ giáo sĩ, trí thức làm bản đồ. Theo lời thuật, tấm bản đồ này được làm trong gần 200 năm. Bắt đầu từ năm Mậu Tý Khang Hy 47 (1708), đời vua Thanh Thánh Tổ Nhân Hoàng tuyển phái các giáo sĩ Bạch Tấn Lôi hiểu, Tư Đỗ Đức mỹ chế tác Vạn lý thành đồ. Sau hơn 1 năm (1710) công trình này hoàn thành, vua vui mừng lại xuống chiếu cho giáo sĩ Phan Như Lôi hiểu, Tư Đỗ Đức mỹ vẽ bản đồ Mạch đại thành đưa Mông Cổ, Mãn Châu hợp thành bản đồ của hai tỉnh Trực Lệ và Sơn Đông. Đến năm Tân Mão Khang Hy 50 (1711) vua tiếp tục sai các giáo sĩ đi khắp 13 tỉnh đo lường đấy đai, tạo bản đồ Mạch đại. Những năm sau đó, đội ngũ giáo sĩ tiếp tục tục biên tục bổ và đến năm Quang Tự nhà Thanh Giáp Thìn (1904), tấm “địa dư toàn đồ tới các tỉnh của triều nhà Thanh”, hoàn chỉnh.
    - Lúc bỏ tiền khá lớn (gần 1,5 tháng lương - PV) để mua cuốn bản đồ đó, ông có nghĩ nó giá trị và ý nghĩa với người dân Việt Nam như hiện nay không?
    - Không, lúc đó tôi mua chỉ đơn giản là nghĩ đến cái nhân tình với ông cụ bán sách thôi nên ngay từ khi mua tôi cất ngay vào tủ và không bao giờ nhấc ra. Chỉ đến đầu tháng 5 vừa rồi, qua báo đài nói nhiều đến vấn đề tranh chấp biển Đông nên tôi mới lôi ra đọc, mà chỉ dám đọc trộm vợ con thôi. Số tiền mua cuốn sách bây giờ thì chả là gì nữa nhưng một người biết có thể nhiều người sẽ biết, sẽ gây mất an toàn với việc lưu giữ tấm bản đồ và tính mạng những người trong gia đình.



    TS Hồng cho biết, từ ngày ông quyết định công bố tâm bản đồ Trung Quốc 1904, ông nhiều đêm mất ngủ, ăn không ngon vì lo lắng cho sự an toàn của bằng chứng quý giá này. Chỉ đến khi ông bàn giao cho Bảo tàng Lịch sử, ông mới bớt lo lắng.


    - Khi trao tặng tấm bản đồ cho Bảo tàng Lịch sử, ông có mong muốn gì?
    - Tôi không cần chế độ đãi ngộ gì cả. Với tôi, tổ quốc là trên hết. Tôi quyết định trao tấm bản đồ cho Bảo tàng Lịch sử là để bảo lưu được tốt hơn vì sau khi thông tin đã lên báo, đài mà vẫn giữ trong nhà thì không an toàn.
    Tôi chỉ có mong muốn công bố tấm bản đồ rộng rãi trên tất cả mặt báo, (báo viết, báo điện tử), các kênh truyền hình một cách rõ ràng cho toàn dân Việt Nam, Trung Quốc, giới khoa học hai nước và toàn thế giới biết.
    Chúng ta phải truyền thông thật nhanh để bản gốc đó không phải là độc bản nữa. Tôi đã đề nghị giám đốc Bảo tàng lịch sử sao thật nhiều bản, đặt ở các bảo tàng khác, các thư viện lớn như thư viện Quốc gia để mọi người đến các nơi đó đều có thể biết. Khi đó, Trung Quốc không thèm đòi lại, trấn lột nữa vì khi cả thế giới đều biết sự thật thì họ không thể cãi lại được nữa.
    - Vậy theo ông, bằng cách nào để người dân trên cả nước cũng nhu khắp thế giới đặc biệt là người dân và giới tri thức Trung Quốc biết tấm bản đồ đó và tác động đến dư luận Trung Quốc thế nào để họ nhận thức được sự thật không thể chối cãi về địa phận của đất nước họ?
    - Tôi cho rằng có rất nhiều cách nhưng nhanh và hiệu quả nhất là truyền thông. Mạng internet bây giờ rất phổ biến nên ta có thể đăng bản đồ cùng các tin bài liên quan lên các báo điện tử, các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, vẫn chú trọng đến báo in. Ngoài ra, ta có thể đưa ra trong các cuộc hội thảo của giới tri thức.
    Mà con đường để tấm bản đồ tiếp cận với người dân Trung Quốc, tác động đến dư luận Trung Quốc nhanh nhất là chúng ta tác động đến thế giới trước sau đó mới quay về tác động trực tiếp đến Trung Quốc. Một khi cả thế giới đều biết, đều thừa nhận sự thật thì Trung Quốc không thể không biết và phủ nhận được. Hơn nữa, dân số Trung Quốc rất đông, người Trung Quốc có mặt trên khắp thế giới. Hãy để họ tự đưa về và truyền bá cho người dân trong nước.
    - Với những nghiên cứu khoa học và tin tức thời sự, ông có thể đưa ra những phán đoán của cá nhân về diễn biến biển Đông trong thời gian tới?
    - Tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” hoàn toàn đủ cơ sở pháp lý để chúng ta kiện Trung Quốc nếu xâm phạm đến Trường Sa – Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nếu Trung Quốc không chấp nhận bằng chứng này tức là phản lại tổ tiên họ.
    Xin cảm ơn ông!
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Trung Quốc bối rối trước bản đồ cổ của Việt Nam

    Thứ hai 30/07/2012 15:34


    Thông tin về bản đồ đời nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc. Chính quyền im lặng nhưng cư dân mạng bàn luận rất sôi nổi.




    Mấy ngày qua, trên các diễn đàn mạng Trung Quốc liên tục nổ ra tranh luận về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do nhà Thanh xuất bản năm 1905. Như nhiều báo Việt Nam đưa tin, tấm bản đồ thể hiện rõ biên giới phía Nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam là hết.
    Đây là bằng chứng không thể chối cãi, có giá trị lịch sử, pháp lý để phản bác các tuyên bố sai trái lâu nay của Trung Quốc về 2 quần đảo của Việt Nam. Mới đây, tấm bản đồ vừa được TS Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu Viện Hán Nôm, trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia.







    Sau đó, hàng loạt cơ quan truyền thông Trung Quốc, lớn có Đài Phượng Hoàng, mạng tin Sina, nhỏ có báo mạng Stockstar, mạng Tân Lãng, đều đăng lại thông tin về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ. Theo thống kê, bản tin kèm video của Đài Phượng Hoàng và Sina tường thuật quang cảnh buổi lễ trao tặng nói trên đã thu hút gần nửa triệu lượt xem chỉ sau 2 ngày. Các báo đài này còn giới thiệu tỉ mỉ về tấm bản đồ cũng như dẫn lời TS Mai Hồng và các chuyên gia, học giả Việt Nam về giá trị, ý nghĩa của nó. Trong bản tin, Stockstar dùng cả tên Hoàng Sa và Trường Sa thay vì những cách gọi ngụy xưng Tây Sa, Nam Sa.

    Đến nay, chính quyền và giới học giả Trung Quốc vẫn im lặng về vấn đề trên nhưng các cư dân mạng nước này bàn luận rất sôi nổi. Một số người Trung Quốc thừa nhận rằng với nội dung bản đồ như vậy thì đúng là Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Một số khác vẫn còn ngờ vực và đề nghị tìm kiếm thêm các bản đồ cũ hơn nữa của Trung Quốc để đối chiếu. Tuy nhiên cũng có một bộ phận ngạo mạn thách thức: “Trên thế giới này có ai dám cùng Trung Quốc chơi lịch sử nào?”. Một số khác cho rằng việc Việt Nam đòi chứng minh chủ quyền bằng bản đồ là “ngụy tạo bắt chước những gì Hàn Quốc từng làm đối với tranh chấp đảo đá Ieodo/Tô Nham Tiêu”…




    Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ.





    Bản tin về bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ trên Đài Phượng Hoàng.

    Đủ cách “đầu độc”

    Sở dĩ vẫn còn những ý kiến mù quáng phản bác một bằng chứng rõ ràng như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ là do chính quyền Trung Quốc trong một thời gian dài đã tiêm nhiễm dư luận về “chủ quyền không thể chối cãi” ở biển Đông. Điều này được học giả Lý Lệnh Hoa, chuyên viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc, nhiều lần chỉ rõ khi khẳng định giáo trình và truyền thông khiến người dân hiểu sai về chủ quyền ở biển Đông.


    Ngoài tài liệu ngụy tạo, tuyên bố của nhà nước, phát biểu của các học giả, nước này còn tuyên truyền thông qua những phương tiện thu hút rất đông thanh niên, cư dân mạng thiếu hiểu biết như tiểu thuyết trên mạng, trò chơi trực tuyến… Trong đó có tiểu thuyết Chiến tranh biển Đông Trung - Việt của tác giả giấu mặt có nickname Văn Võ 428 đăng trên Readnovel.com và được nhiều diễn đàn khác lấy lại. Hồi tháng 6, Trung Quốc lợi dụng trò chơi trực tuyến World of Tanks để kêu gọi “liên hiệp hành động Nam Hải, bảo vệ chủ quyền” tại biển Đông, quyên tiền của người chơi để tặng cho binh lính đang chiếm đóng phi pháp ở Hoàng Sa và một số đảo thuộc Trường Sa.
    Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tung ra trò chơi Bảo vệ đảo Điếu Ngư để kích động về tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Lời lẽ trong đó vô cùng hung hăng, hiếu chiến khi quảng cáo là người chơi sẽ “tận hưởng cảm giác tiêu diệt lũ quỷ Nhật xâm lược”.

    Lập trang web Tam Sa sai trái

    Bất chấp những phản đối gay gắt của quốc tế về việc thành lập phi pháp cái gọi là TP.Tam Sa, Trung Quốc còn leo thang trắng trợn trong việc lập ra vô số trang web thông tin riêng về Tam Sa như Sansha.hinews.cn (thuộc Tập đoàn nhật báo Hải Nam), Hq.xinhuanet.com/sansha (thuộc Tân Hoa xã).

    Với hình ảnh đảo Phú Lâm, nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, làm hình nền trang chủ, trang Tam Sa của Tân Hoa xã có nhiều mục như: tin nóng, văn hóa, du lịch, cuộc sống, quan sát, quan điểm, phỏng vấn chuyên đề… Đây là nơi những thông tin tuyên truyền sai trái, những hành động phi pháp của Trung Quốc được phát tán, càng khiến người dân nước này bị “đầu độc” về vấn đề biển Đông.





    Tokyo đăng quảng cáo về đảo tranh chấp

    Chính quyền thủ đô Tokyo của Nhật Bản vừa tìm ra một kênh mới để quảng bá, tuyên truyền cho chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc: quảng cáo. Ngày 27/7, giới chức cho đăng quảng cáo chiếm 2/3 trang trên tờ báo nổi tiếng Wall Street Journal của Mỹ với tựa To the American people from Tokyo, Japan (tạm dịch: Gửi đến người Mỹ từ Tokyo, Nhật Bản).

    Trong đó, nội dung cho rằng Trung Quốc đang gia tăng áp lực ở Senkaku/Điếu Ngư và cảnh báo “Mỹ mất cả Thái Bình Dương nếu không ủng hộ các quốc gia châu Á ứng phó Trung Quốc”. Bài quảng cáo cũng kêu gọi Mỹ ủng hộ kế hoạch của chính quyền Tokyo mua lại 4 đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư. Hồi tháng 4, Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara lập quỹ góp tiền mua đảo và tính đến đầu tháng 7, quỹ này đã thu được 16,3 triệu USD, theo AFP. Bắc Kinh chưa có phản ứng về bài quảng cáo trên Wall Street Journal.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Kinh Văn Thù Sở Thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba-La-Mật
    By Ma ba tuần in forum Đạo Phật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 12-08-2013, 09:07 AM
  2. Trung Quốc có bành trướng hay không?
    By Bin571 in forum Nét Văn hóa, Văn Minh của các nước khác
    Trả lời: 17
    Bài mới gởi: 25-11-2012, 12:27 PM
  3. Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 11-11-2012, 11:52 PM
  4. DÒNG CHẢY MIÊN VIỄN CỦA THIỀN
    By bichthuybt in forum Thiền Tông
    Trả lời: 176
    Bài mới gởi: 28-07-2012, 06:22 PM
  5. Thượng đế là ai ?
    By kiennguyen in forum Đạo Cao Đài
    Trả lời: 371
    Bài mới gởi: 09-01-2012, 09:31 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •