Trang 1 trong 5 12345 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 97

Ðề tài: Linh Thiêng đức Thánh Trần

  1. #1

    Mặc định Linh Thiêng đức Thánh Trần

    Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn




    Gia hiếu tử, quốc trung thần, công liệt chiến đan thanh, ninh chỉ lưỡng hồi an xã tắc;
    Văn kinh thiên, vũ bát loạn, anh linh tham khí hóa, thượng lưu chung cổ điện sơn hà”


    (Làm con hiếu, làm tôi chung, công lớn chói sử xanh không chỉ hai lần yên đất nước;
    Nào văn hay, nào võ giỏi, anh linh trùm cõi tục vẫn còn muôn thuở giúp non sông)


    Không biết từ bao giờ, trong nhân dân đã truyền nhau trong câu ca:
    Tháng Tám hội Cha
    Tháng ba hội Mẹ
    Hay là :
    Tháng Tám giỗ Cha
    Tháng Ba giỗ Mẹ.

    - Giỗ Mẹ : Ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm , lễ hội tôn vinh Thánh Mẫu - bà Chúa Liễu Hạnh, một trong "tứ bất tử" của điện thần Việt Nam .
    - Giỗ Cha : lễ hội Trần diễn ra từ ngày 15 đến 20 tháng 8 âm lịch. Đặc biệt ngày 20 tháng 8 kỷ niệm ngày mất của đức Thánh Trần.
    Tháng Tám hội Cha là một lễ hội lớn không những được diễn ra ngày trên quê hương nơi phát tích của triều Trần ( tỉnh Nam Định ) - một triều đại "Võ công văn trị" oai hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hay ở Vạn Kiếp tại nơi trước đây là đại bản doanh của Người , nơi vua tôn kính lập miếu sinh từ . Mà còn diễn ra trên khắp cả nước .

    Trần Hưng Đạo {1228-1300}

    Trần Quốc Tuấn [1228 - 1300] là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Làm tướng, ông biết dẹp bỏ "thù nhà" dốc lòng báo đền "nợ nước" góp công lớn ba lần đánh bại quân Nguyên. Ông còn là tác giả của hai bộ binh thư và đặc biệt bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay.

    Sau khi ông mất, vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương, lập đền thờ ông ở Vạn Kiếp, Chí Linh (Hải Dương).
    Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn (陳國峻), là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định . Năm sinh của ông không rõ ràng, có tài liệu cho là năm 1228 .
    Đại Việt sử ký toàn thư có chép:
    Lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: "Người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời".
    Đến khi lớn lên, dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ
    Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xếp đặt bày mưu giữ cho thế nước chông chênh thành bền vững. Bấy giờ Trần Cảnh còn nhỏ mới 11 tuổi, vợ là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của dòng họ Lý. Vì nhường ngôi cho chồng nên trăm họ và tôn thất nhà Lý dị nghị nhà Trần cướp ngôi. Trần Thủ Độ rất lo lắng. Bấy giờ Trần Liễu, anh ruột vua Trần Cảnh lấy công chúa Thuận Thiên, chị gái Chiêu Hoàng đang có mang. Trần Thủ Độ ép Liễu nhường vợ cho Cảnh để chắc có một đứa con cho Cảnh. Liễu nổi loạn. Thủ Độ dẹp tan nhưng tha chết cho Liễu. Song điều này không dẹp nổi lòng thù hận của Liễu. Vì thế Liễu kén thầy giỏi dạy cho con trai mình thành bậc văn võ toàn tài, ký thác vào con mối thù sâu nặng. Người con trai ấy chính là Trần Quốc Tuấn.

    Thuở nhỏ, có người đã phải khen Quốc Tuấn là bậc kỳ tài. Khi lớn lên, Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn. Trần Liễu thấy con như vậy mừng lắm, những mong Quốc Tuấn có thể rửa nhục cho mình. Song, cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn và ông đã tỏ ra là một bậc hiền tài. Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi dân nước, xã tắc. Ông đã biết dẹp thù riêng, vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ của đại thắng. Bấy giờ quân Nguyên sang xâm chiếm Việt Nam. Trần Quốc Tuấn đã giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải. Hai người là hai đầu mối của hai chi trong họ Trần, đồng thời một người là con Trần Liễu, một người là con Trần Cảnh, hai anh em đối đầu của thế hệ trước. Sự hòa hợp của hai người chính là sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hung hãn.
    Vua giao quyền tiết chế cho Trần Quốc Tuấn. Ông biết dùng người tài như các anh hùng Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng... đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông rất thương binh lính, và họ cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách thắng.

    Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng cột đá chống trời. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược, và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông :... "Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...". Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Quốc Tuấn truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc "đại bút".

    Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn.

    Khi ông mất (1300), vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông thuở sinh thời. Công lao sự nghiệp của ông khó kể hết . Vua coi như bậc trượng phu, trăm họ kính trọng gọi ông là Hưng Đạo đại vương.

    Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa Việt Nam.

  2. #2

    Mặc định

    Tại sao các sử gia thế giới tôn vinh Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn là
    đệ nhất danh tướng thời Trung Cổ?
    Last edited by Nammo; 12-10-2007 at 01:00 PM.

  3. #3

    Mặc định

    TRẦN TRIỀU HIỂN THÁNH
    QUỐC CÔNG TIẾT CHẾ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG
    TRẦN QUỐC TUẤN
    (1228 – 1300 )


    Lời bạt :
    Năm nay 2008 là năm có nhiều lễ kỷ niệm lớn của QUỐC CÔNG TIẾT CHẾ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN.
    Kỷ niệm 778 năm ngày sinh của Ngài. Kỷ niệm 708 năm ngày mất của Ngài và kỷ niệm 720 năm chiến thắng Bạch Đằng (1288 -2008).
    Loạt bài Linh thiêng Đức Thánh Trần năm ngoái (2007), trên thegioibuangai.com tôi đã tổng hợp và biên tập khái quát một số tư liệu, đề tài nghiên cứu về Ngài trên khía cạnh lịch sử. Năm nay tôi biên tập tiếp về tiểu sử, công đức, tài trí của Ngài trên khía cạnh tâm linh.

    Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày hội giỗ của Ngài. Hoà cùng không khí chuẩn bị khắp mọi miền đất nước trước Ngày hội giỗ Cha, với một tấm lòng ngưỡng mộ tài năng và tâm đức của Đức QUỐC CÔNG TIẾT CHẾ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG, cùng sự tâm đắc với ý kiến của GS Vũ Ngọc Khánh “ Đạo Thánh Việt Nam - Đạo của dân tộc Việt Nam” và tinh thần dân ta phải biết sử ta, tôi mạo muội giới thiệu tới qúy vị, anh chị em cô bác một số tư liệu lên quan tới Ngài. Như một nén hương lòng, hoà cùng với anh chị em cô bác thắp lên tưởng nhớ Ngài vào dịp lễ hội tháng 8 năm nay.

    Trong quá trình biên tập ngoài các tài liệu đã được in ấn phát hành, tôi có sử dụng một số hình ảnh và tư liệu của một số tác giả trên internet. Vì điều kiện cách trở, nên chưa xin phép qúy vị quyền sử dụng các hình ảnh này. Mong qúy vị thật sự thông cảm.
    Nhân đây cũng xin cám ơn tới các bạn hiền Nguyễn Vinh, Hoàng Sơn … đã nhiệt tình giúp đỡ, không quản ngại khó khăn, xa xôi đã đi chụp ảnh, cung cấp tài liệu có liên quan giúp tôi hoàn thành bài viết này.
    Last edited by Nammo; 15-09-2008 at 08:46 PM.
    OK con gà đen

  4. #4

    Mặc định


    Gia hiếu tử, quốc trung thần, công liệt chiến đan thanh, ninh chỉ lưỡng hồi an xã tắc;
    Văn kinh thiên, vũ bát loạn, anh linh tham khí hóa, thượng lưu chung cổ điện sơn hà”



    (Làm con hiếu, làm tôi chung, công lớn chói sử xanh không chỉ hai lần yên đất nước;
    Nào văn hay, nào võ giỏi, anh linh trùm cõi tục vẫn còn muôn thuở giúp non sông)
    OK con gà đen

  5. #5

    Mặc định

    KHÁI QUÁT VỀ TRẦN TRIỀU :


    1- Trần triều khởi nghiệp :

    Theo Đại Việt sử ký toàn thư và một số tư liệu khác cùng truyền thuyết dân gian thì xưa có một người tên là Kinh đến Khang Kiện ( sau đổi Tráng Kiện – nay là làng Tức Mặc, Nam Định) làm nghề đánh cá kiếm sống.
    Cụ Trần Kinh sinh con trai là Trần Hấp, cũng theo nghề kiếm sống. Có một lần cụ Trần Hấp đang đánh cá trên sông lớn, cụ phát hiện có người gặp nạn, cụ bèn cập thuyền cứu sống. Người được cụ cứu là một thầy địa lý trong khi đi ngao du sơn thủy tầm long kiếm huyệt chẳng may gặp nạn. Để trả ơn cứu mạng thầy địa lý bèn chỉ cho cụ Trần Hấp một thế đất qúy ở vùng Tam Đường nay là Long Hưng, Thái Bình là có huyệt đế vương : Nữ nhập cung Phi, Nam cư phụ chính.
    Do đây là vùng quê mà họ Trần thường lui tới hành nghề, nên sau đó cụ Trần Hấp đã đem mộ cha táng tại đó. Rồi ít lâu sau cụ cũng chuyển về cưu ngụ tại Hải ấp gần đó cho tiện bề làm ăn, đồng thời gần phần mộ của thân phụ để tiện bề chăm sóc.
    Cụ Trần Hấp sinh hai trai là Trần Lý và Trần Nghị. Cụ Trần Lý là người có ý chí lớn, ông bỏ nghề chài lưới tổ chức khẩn hoang ở vùng Hải ấp nên có nhiều đất đai. Ông có quan hệ gần gũi với họ Tô giàu có trong vùng nên rất có uy tín. Ông lại mời thầy về dạy dỗ văn chương, võ nghệ cho các con là Trần Thừa, Trần Tự Khánh, Trần Thị Dung và Trần Tam Nương. Cụ Trần Nghị an cư ở vùng Phương La cách đó muơi dặm, sinh ra Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ là người có tố chất thông minh, quyết đoán, thẳng thắn và bản lĩnh. Nhận thấy tố chất ưu tú của cháu ruột, cụ Trần Lý bàn với cụ Trần Nghị đưa Trần Thủ Độ sang ở để cụ Lý nuôi dạy.
    Do có mối quan hệ thông gia, cháu họ Tô là Tô Trung Tự ( em vợ Trần Lý ) làm quan trong triều nhà Lý đã cất nhắc Trần Lý giữ chức đốc gác quân lính coi kho giữ lương của triều đình. Công việc tiến triển, Trần Lý có điều kiện về kinh tế nên càng phát triển khẩn hoang, sản xuất tích trữ lương thảo và trở thành người giàu có, uy lực trong vùng. Ông còn ngoại giao quan hệ với các họ khác giàu có và thế lực ở địa phương. Do vậy mà họ Trần ở Ngự Thiên ngày càng giàu mạnh, quy tụ nhiều người dưới trướng.
    Thời đó là đời vua Lý Cao Tông, vị vua thứ 7 đời nhà Lý. Do vua mê chơi bời thanh sắc, ham của cải vơ vét của dân xây cung điện, bắt trăm họ phải phục dịch lên bị nhân dân oán thán, đất nước loạn lạc trộm cướp nổi lên như ong, như kiến.
    Năm Bính Thìn(1208) Nghệ An có Phạm Du làm phản, dẫn đến triều đình có biến vua Cao Tông bèn đem gia thất bỏ chạy về vùng Tam Nông Phú Thọ. Thái tử Sảm thì chạy lánh về Hải Ấp là vùng gia trang của Trần Lý. Thấy Trần Thị Dung khoẻ mạnh, xinh đẹp bèn lấy làm vợ và phong cho Trần Lý tước Minh Tự, Tô Tung Tự chức Điện Tiền chỉ huy sứ.
    Do họ Trần thế lực đang mạnh, nên đã mộ quân giúp Thái tử Sảm khôi phục kinh thành, rồi lên vùng Tam Nông rước Cao Tông về cung.
    Sau một năm Cao Tông mất. Thái tử Sảm nôi ngôi lấy hiệu là Huệ Tông. Vua đón Trần Thị Dung về làm nguyên phi. Phong cho Trần Tự Khánh ( lúc đó thay Trần Lý nắm binh quyền) làm Chương Tín hầu và Tô Trung Tự làm Thái uý Thuận Lưu bá. Huệ Tông mê đắm Trần Thị Dung, sau một số biến cố rèm pha, nhưng sau phong cho bà làm Hoàng hậu. Trần Tự Khánh làm Phụ Chính và Trần Thừa làm nội thị phán thủ. Tháng chạp năm Qúy Mùi, Trần Tự Khánh mất, vua Huệ Tông cho Trần Thừa làm phụ quốc Thái úy, và sau đó giao cho Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ. Vua Huệ Tông không có con trai. Hoàng hậu Trần Thị sinh được hai gái. Người chị là công chúa Thuận Thiên và em là Chiêu Thánh công chúa. Thuận Thiên gả cho Phụng Kiều Vương Trần Liễu ( con trai Trần Thừa ). Năm Giáp Thân (1224) vua Huệ Tông truyền ngôi cho Chiêu Thánh công chúa rồi vào tu ở chùa Chân Giáo.
    Trần Thừa có 2 con trai là Trần Liễu và Trần Cảnh.

    * Về quan hệ dòng họ : Trần Thủ Độ là em con chú ruột của Trần Thừa và Trần Thị Dung. Chú họ của Trần Liễu và Trần Cảnh.Cậu họ của Chiêu Thánh công chúa.

    Chiêu Thánh công chúa lên ngôi, hiệu Lý Chiêu Hoàng. Do còn nhỏ nên quyền binh ở cả trong tay Trần Thủ Độ. Là người mưu lược tài năng, ông đã đưa con cháu dòng họ vào cung cấm nắm giữ các chứ vụ lớn nhỏ. Trần Bất Cập làm cận thị thủ lục cục, Trần Thiêm là chi hậu cục, Trần Cảnh khi đó mới 8 tuổi vào làm Chánh thủ (đội trưởng đội hậu cần). Do đồng tuổi, lại có dịp hầu cận vui chơi lên Lý Chiêu Hoàng có lòng yêu mến Trần Cảnh. Với tài thao lược, khôn ngoan và sáng suốt của Trần Thủ Độ ông đã se duyên cho Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh. Và sau đó ngày 11 tháng 12 năm Ất Dậu (1225) sau một năm làm vua, Chiêu Hoàng đặt đại hội ở điện Thiên An, các quan mặc Triều phục vào chầu. Chiêu Hoàng cởi áo ngự mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng Đế, đổi Thiên Chương hữu đạo năm thứ 2 thành Kiến Trung năm thứ nhất, xưng làm Thiên Hoàng tức vua Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên của dòng họ Trần lừng lẫy. Đất nước ta bước sang một trang sử mới nhiều hào hùng.

    2-Trần Quốc Tuấn và quan hệ dòng tộc

    Trần Thừa có 2 con trai là Trần Liễu và Trần Cảnh.
    Như vậy Trần Liễu và Trần Cảnh gọi Trần Thủ Độ là chú ( họ).
    Hai anh em lấy hai chị em công chúa nhà Lý. Trần Liễu lấy chị là Thuận Thiên công chúa.Trần Cảnh lấy em là Chiêu Thánh.
    Chiêu Thánh Hoàng Hậu lấy Thái Tông được 12 năm vẫn chưa có con. Trong khi triều đình cần kíp phải có hoàng tử. Bởi vậy, Trần Thủ Độ bắt vua Thái Tông phải bỏ Chiêu Thánh, giáng xuống làm công chúa rồi ép đem Thuận Thiên vào làm Hoàng hậu.
    Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 9b và tờ 10 a-b) có chép một câu chuyện xảy ra vào năm Đinh Dậu (1237) như sau :

    “Bấy giờ, Chiêu Thánh thì không có con mà Thuận Thiên thì đã có thai Quốc Khang được ba tháng. Trần Thủ Độ và Công chúa Thiên Cực (nguyên Hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông- ND ) bàn kín với Vua là nên mạo nhận lấy để làm chỗ dựa về sau. Vì thế, Liễu hợp quân ra sông Cái làm loạn. Vua lấy làm áy náy trong lòng, ban đêm ra khỏi kinh thành, chạy đến chỗ Quốc sư Phù Vân là bạn cũ, trên núi Yên Tử rồi ở luôn tại đó. Hôm sau, Thủ Độ dẫn các quan đến mời Vua trở về kinh sư. Vua nói : - Trẫm vì non trẻ, chưa cáng đáng nổi sứ mạng nặng nề, phụ hoàng lại vội lìa bỏ (chỉ việc Trần Thừa mất năm 1234 - ND), sớm mất chỗ trông cậy nên không dám giữ ngôi vua, sợ làm nhục đến xã tắc. Thủ Độ cố nài xin nhiều lần vẫn chưa được, mới bảo với mọi người rằng : - Xa giá ở đâu tức là triều đình ở đó. Nói rồi, cắm nêu trong núi, chỉ chỗ này là điện Thiên An, chỗ kia là Đoan Minh Các, sai người xây dựng. Quốc sư thấy thế liền tâu rằng : - Bệ hạ nên gấp quay xa giá trở về, chớ để làm hại núi rừng của đệ tử. Sau đó Vua phải hồi triều.
    Một lần Trần Liễu ngầm đi thuyền độc mộc, giả làm người đi đánh cá để đến chỗ Vua xin hàng. Anh em nhìn nhau, khóc lóc. Thủ Độ nghe tin đến thẳng thuyền Vua, rút gươm thét lớn : - Giết thằng giặc Liễu ! Vua giấu Liễu trong thuyền rồi vội bảo Thủ Độ : - Phụng Càn Vương (tước hiệu cũ của Trần Liễu, khi Trần Liễu còn làm quan cho nhà Lý) đến hàng đấy. Nói rồi, lấy thân mình che chở cho Liễu. Thủ Độ tức lắm, ném gươm xuống sông mà nói rằng : - Ta chỉ là con chó săn thôi, biết anh em các người thuận nghịch thế nào mà lường được. Vua nói anh em hòa giải và bảo Thủ Độ rút quân về. Vua lấy đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng và Yên Bang ( nay là đất hai huyện Đông Triều và Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ) để cấp cho Liễu làm ấp thang mộc. Nhân tên đất được phong mà Liễu có tên hiệu là Yên Sinh Vương (cũng đọc là An Sinh Vương ).


    Tuy vậy, nhưng Trần Liễu vẫn nuôi mối hận mãi cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. Bằng lời dặn con trai là Trần Quốc Tuấn : "Con phải trả thù cho cha, rồi nhân đó, đoạt luôn ngôi báu thì cha mới có thể thanh thản yên nghỉ dưới suối vàng".

    a/ Vua Thái Tông ( Trần Cảnh ) có 6 người con : Thái tử Hoảng sau nối ngôi là vua Trần Thánh Tông, Chiêu Minh vương Trần Quang Khải ( sau là thượng tướng thái sư ( thủ tướng) thời vua Trần Nhân Tông ) , Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, và hai công chúa Thiều Dương, Thụy Bảo.

    b/An sinh vương Trần Liễu sinh :

    + Trần Tung ( Sau khi An Sinh Vương Trần Liễu qua đời năm 1251, Trần Tung được vua Trần Thái Tông nhận làm con nuôi, phong tước Hưng Ninh Vương và thừa kế đất thang mộc của cha là vùng Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang (thuộc hai huyện Đông Triều và Yên Hưng, Quảng Ninh ngày nay) Ông chính là Tuệ Trung Thượng Sĩ, người có một vị trí nổi bật không chỉ về hành trạng xuất chúng mà cả về những suy tư, những răn dạy và những sáng tác thi ca thấm đẫm vị Thiền mà vẫn rất gần gũi với chúng sinh thường nhật. Tác phẩm "Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ lục" của ông mà đời sau đã tập hợp lại cho tới hôm nay vẫn là một đỉnh cao trong tư duy Phật giáo Việt Nam.
    + Trần Quốc Tuấn.

    + Thiên Cảm Công chúa (về sau trở thành hoàng hậu Nguyên Thánh của Trần Thánh Tông, con trai Trần Thái Tông).

    c/ Vua Trần Thánh Tông sinh :
    + Thiên Thụy công chúa
    + Thái tử Khâm sau nối ngôi là Vua Trần Nhân Tông. Ông là vị vua anh minh, quyết đoán, được sử sách ca ngợi là vị anh hùng cứu nước. Sau 14 năm làm vua ông nhường ngôi cho con là Anh Tông rồi làm Thái thượng hoàng và đi tu, trở thành thủy tổ của phái thiền Trúc Lâm Yên Tử. Một phái thiền để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam.
    + Tả thiên vương Đức Việp

    d/ Trần Quốc Tuấn ( Trần Hưng Đạo ) ông được 6 người con :
    + Quyền Thạch công chúa : Đệ nhất nương thần nữ tiến cung, bà là hoàng hậu của Vua Trần Nhân Tông.
    + Đại Hoàng quận chúa : Sau lấy Phạm Ngũ Lão
    + Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến
    + Hưng Quốc Vương Trần Quốc Nghiễn
    + Hưng Nhựng Vương Trần Quốc Tảng, chính là Đức ông Cửa Suốt được nhân dân lập đền thờ nổi tiếng tại Quảng Ninh : Đền Cửa Ông.
    + Hưng Hiến Vương Trần Quốc Hưng
    Cả sáu vị sau này đều hiển thánh, được thờ phụng trong hệ thống thờ - chầu theo Đức Trần Hưng Đạo.

    Về quan hệ họ hàng : Trần Quốc Tuấn là cháu gọi Trần Thủ Độ là ông chú. Gọi vua Trần Thánh Tông là chú ruột. Là anh con bác đối với vua Trần Thái Tông và Thái Sư Trần Quang Khải. Là bác họ đồng thời là nhạc phụ của vua , ông tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông.
    Lần dòng lịch sử, nhà thiên văn và lịch pháp nổi tiếng đời nhà Trần thứ 8 Vua Trần Duệ Tông (1372 - 1377) : Quan Tư đồ Trần Nguyên Đán là chắt Thái Sư Trần Quang Khải. Cháu ngoại của Nguyên Đán là nhị Khê ức TRai tiên sinh, tên là Nguyễn Trãi


    Như vậy về dòng dõi thì Nguyễn Trãi phải gọi Trần Hưng Đạo là cụ tổ ngũ đại.
    Last edited by Nammo; 15-09-2008 at 08:59 PM.
    OK con gà đen

  6. #6

    Mặc định

    QUỐC CÔNG TIẾT CHẾ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG


    Người có chức và tước. Thời Trần có hai loại tước cùng song hành, một là tước để phân biệt thế thứ thân sơ trong hoàng tộc (tước Vương) , và hai là tước để phân biệt cao thấp trong triều đình. Đi cùng với tước còn có hiệu
    Ví dụ :
    + Khai Quốc công Hưng Nghiễn Vương Trần Quốc Nghiễn. Thì Quốc công là tước, còn Khai là hiệu .
    + Tĩnh Quốc Đại Vương Trần Quốc Khang : Người có tước Đại vương( tước trong hoàng tộc), hiệu là Tĩnh Quốc.
    Trong cùng một hàng tước, thì hiệu nào càng ít chữ, địa vị của người được phong càng lớn hơn.

    Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương.

    Quốc Công là tước, Tiết chế là chức. Trong hoàng tộc, Trần Hưng Đạo không
    chỉ có tước Vương, mà là Đại Vương, còn khi vào triều,Trần Hưng Đạo lại có
    tước Quốc công.
    Tiết chế là chức chỉ bắt đầu có từ đời vua Trần Nhân Tông (1278 - 1293), theo đó thì chức này chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của lực lượng vũ trang trong cả nước.

    Vua Trần Anh Tông tôn Ngài là :
    Đức Thượng Phụ Thượng Quốc Công Bình Bắc đại nguyên soái Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương.

    *** Gọi như thời nay có lẽ Ngài là : Ủy viên bộ chính trị, bí thư quân ủy trung ương, Nguyên Súy,Bộ trưởng bộ quốc phòng - Vị cha già khả kính trần Hưng Đạo.
    Last edited by Nammo; 15-09-2008 at 09:04 PM.
    OK con gà đen

  7. #7

    Mặc định

    SỰ TÍCH TRẦN HƯNG ĐẠO

    Tổng hợp từ tư liệu ở các nguồn : Cung lục linh tích hành trạng trong NGọc phả nhà Trần; trần Hưng Đạo Vương cựu tích; Trần đại vương bình Nguyê thực lục; Việt Điện U Linh, Văn chầu Trần Triều hiển thánh; trần Triều ưng Đạo vương truyện; Nam Hải dị nhân. ...Thành một tích truyện như sau :


    “ Thời kỳ đầu của nhà Trần, ở địa phận sao Dực, sao Chẩn có một dải khí trắng bốc lên đến trời. Thần Tản Viên thấy thế biết tới đây sẽ có nạn ngoại xâm bèn tâu lên Thượng đế.
    Thượng đế hỏi : Ai có thể vì trẫm quét sạch dải khí trắng đó, sẽ cho mang phi thần kiếm, cờ ấn, tam bảo của Lão tử , ngũ tài của Thái công giáng hạ vào một nhà thân vương làm một vị danh tướng khi mất trở thành phúc thần không? Bấy giờ Thanh Thiên đồng tử xin đi . Liền có có Kim Đồng Ngọc Nữ hộ vệ đi xe mây xuống phương Nam trừ hoạ giúp dân lành.

    Vương phụ là đức An Sinh
    Cùng đức Thánh Mẫu cầm lành hợp duyên
    Điềm lành vốn tự thiên nhiên
    Thanh tiên đồng tử phút liền đầu thai
    Chí kỳ đặng sinh con trai
    Tài kiêm văn võ ít ai sánh bằng.

    Bấy giờ ở Hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường có nhà An Sinh Vương Trần Liễu, là con trưởng của Huy tổ hoàng đế (Trần Thừa) và là anh ruột của Trần Thái Tôn hoàng đế .
    Thái Tôn hoàng đế sách lập An Sinh Vương làm Hiển hoàng. Hoàng phi phu nhân huý là Nguyệt Đản. Ngày trước, trong một đêm khuya thanh vắng, bà nằm mộng thấy một vị thần nhân tinh vàng tướng ngọc, sắc trắng lẫn lẫn xanh; tự xưng là Thanh tiên Đồng Tử vâng mệnh của thượng đế, có cả ấn, kiếm và đủ tam bảo ngũ tài xuống nguyện đầu thai làm con An Sinh Vương. Tỉnh dậy, từ đấy bà mang thai, đủ ngày đủ tháng thì sinh (ra Đại vương). Lúc đó trong nhà tràn ngập hương thơm và ánh sáng.
    Hôm sau cú một vị đạo sĩ, do coi thiên văn thấy có một tướng tinh rơi xuống, liền đến xem mặt Vương . Khi nhìn thấy, vị đạo sĩ vội lui xuống, vái lạy núi: ” Người này tốt lắm, về sau cứu nước giúp đời làm sáng sủa cho non sông đó”
    Vừa tròn một tuổi Vương đã biết nói, lên 6 tuổi đã biết bày "Bát trận đồ", hay đọc thơ ngũ ngôn, và thơ rằng:

    Tứ thất uẩn hung trung
    Bát bát thám dịch tượng
    Lục hoa bổ trận đồ
    Sát thát cầm Nguyên tướng

    Dịch theo nghĩa đen:

    Bốn bẩy chứa chất ở trong lòng
    Tám tám thăm dò hình tượng đổi
    Bày trận đồ Lục Hoa
    Giết giặc Thát bắt tướng Nguyên


    Đó chính là do chí khí thần minh sinh ra cho nên chưa phải học hành gì mà đã biết nói; và đó cũng chính là do bẩm tính thông minh cho nên không cần có thầy truyền dạy mà đã hiểu biết. Ngay từ khi Vương còn nhỏ tuổi, có lần một thầy xem tướng nói rằng: " Nay hãy còn nhỏ nhưng sau tất đại dụng, có thể kinh bang tế thế"
    Đến khi lớn lên dung mạo khôi vĩ, thông minh hơn người, đọc rộng biết nhiều. Cái sở trường học vấn ấy của vương đều lấy trung và hiếu làm gốc văn võ tài lược xưa nay hiếm thấy ở đời. Ngày thường rỗi rỗi Vương đã cùng với em là Chiêu văn đại vương (Nhật Duật) đàm luận về việc binh lược. Thái tôn thấy vậy kinh ngạc, lại càng tăng thêm lòng yêu ái, và phong cho là Hưng Đạo Vương.
    Vì thân phụ của Quốc Tuấn khi xưa có mối hiềm với Chiêu Lăng( ám chỉ Trần Thánh Tôn )trong lòng oán hận, nên đã tìm kiếm những người tài giỏi võ nghệ khắp nơi về làm gia sư dạy Quốc Tuấn. Mong Sau này Quốc Tuấn trả thù xưa, nhận đ1o đoạt lấy ngôi báu.
    Mới học có vài năm mà Quốc Tuấn đã đọc hết các sách. Đại phần các sách về binh pháp của các nhà đều tinh thông cả, có tài thao lược anh dũng hơn người, văn võ toàn tài, được người đời kính phục.
    Vợ của Hưng Đạo Vương là công chúa Thiên Thành, con gái của Trần Nhân Hạo Vương. Bà vốn là người nết na hiền hạnh. Sinh được 4 người con trai. Đầu lòng là Quốc Hiến, được phong là Hưng Vũ Vương. Thứ hai là Quốc Uý được phong là Hưng Hiến Vương; thứ ba là Quốc Tảng được phong là Hưng Nhượng Vương; và thứ ba là Quốc Nghiễn được phong là Hưng Trí Vương. Khoảng niên hiệu Thiệu bảo (1279-1284),Trùng Hưng (1285-1293), cả 4 người con đều theo cha đi đánh giặc Nguyên, và đều lập được nhiều chiến công to lớn. (Bởi thế cho nên) mới được cắt đất trao quyền, con cháu nối đời, lòng ngay dạ chính, làm phên đậu che chở của triều đình, cùng dõng dõi nhà Trần thuỷ chung sau trước. Người con gái trưởng và người cháu gái của Đại Vương đã nổi lên hàng đầu về phúc trạch, đức hạnh của người làm mẹ, mà ở đời nhà Trần không ai sánh nổi. Làm rạng rỡ cái danh dự của cha ông để lại, được quốc sử lưu thơm, có thể thấy được vốn tự nền giáo dục của gia đình vậy. Đại vương vỗ về, giáo dục gia quyến, cốt ở ba điều quý từ, kiệm, thực; Dùng người cốt ở năm điều tài: Trí, nhân, dũng, trung, tín. Đại vương được các bậc tài giỏi phò tá như Yết Kiêu, Dã Tượng làm mưu lược tướng, Cao Mang, Đại Hành làm trí dũng tướng. Hàng ngũ gia tướng, đều là những người trung nghĩa, tài ba.
    Last edited by Nammo; 15-09-2008 at 09:18 PM.
    OK con gà đen

  8. #8

    Mặc định

    Thời Trần Nhân Tôn, chúa Nguyên sai Thái tử Thoát Hoan là Chấn Nam Vương cùng bọn đại tướng Toa Đô, Ô Mã Nhi mang 50 vạn quân sang xâm lược nước ta, nói thác là mượn đường đi đánh Chiêm thành.

    *** Bình chú :

    Ngày nay đời thường hay gặp tính từ " như quân Nguyên "

    - Tiền nhiều như quân Nguyên !
    - Chúng nó đông như quân Nguyên !

    Đây là một tính từ ví dụ, lấy lại điển tích xưa. Ngày xưa khi quân Nguyên xâm chiếm nước ta, lúc đó dân số nước Việt lúc đó còn ít, thế lực giặc đông và rất hùng mạnh. Sau trận chiến thất bại lần 1. Quân Nguyên còn huy động cả người Hán, Tống ... của Trung Hoa tham gia vào cuộc chiến lên quân số đông lắm.

    Thế giặc mạnh như lũ. Quân giặc đông vô kể.

    Nước ta sáu, bảy triệu dân, mà ba lần đại thắng cả thảy một triệu quân xâm lược của đế quốc khổng lồ Nguyên - Mông từng chinh phục gần hết châu Á, châu Âu cùng đại lục Trung Hoa.

    ( Mời quý vị đọc thêm bài phân tích dưới đây của tác giả Trần Vinh để biết thêm thế và lực của quân Nguyên Mông lúc bấy giờ)

    Và chính từ thế tính từ so sánh " đông như quân Nguyên" không biết ra đời từ khia nào nhưng tạo một hình tượng rất sinh động
    Last edited by Nammo; 15-09-2008 at 09:43 PM.
    OK con gà đen

  9. #9

    Mặc định

    I. Ðoàn Quân Mông Cổ

    Thời Trung cổ, nước Mông Cổ, xét về dân số, chỉ là một nước nhỏ, nhưng họ đã làm rung chuyển thế giới thời đó vì họ có những thủ lãnh xuất chúng với một đạo kị binh thiện chiến giỏi cỡi ngựa, giỏi cung tên và vô cùng tàn ác, "nơi nào ngựa Mông Cổ đi qua, cây cỏ cũng hết sống".

    Thành Cát Tư hãn

    Bão táp bắt đầu nổi lên cùng với sự xuất hiện của Thiết Mộc Chân (Temujin 1162-1227), sau này lấy danh hiệu là Thành Cát Tư Hãn, tức Genghis Khan. Vừa nắm được quyền hành, Thành Cát Tư Hãn đã khởi sự chiến tranh, theo đuổi mộng bá chủ.

    * 1205-1209: chinh phục nước Tây Hạ (Hsi-Hsia), tức vùng đất Tây Thục sau này.

    * 1211-1215: chinh phục nước Kim (Chin), vượt Vạn Lí Trường Thành, chiếm thủ đô Bắc Kinh của người Kim. Sau này, nước Kim sát nhập vào nước Tầu.

    * 1218-1219: chinh phục đế quốc Ba Tư (thời đó là Khwarezmian empire của Mohammed Shah), gồm đất Ba Tư, Khorassan, Transoxonia, Samarkand và Afghanistan .

    * 1222: Tuân lệnh của Thành Cát Tư Hãn quân Mông tiến sang Âu châu, chiếm toàn vùng Caucasus, vượt sông Don, tràn vào Crimea rồi Ukraine, hạ trại bên bờ sông Dnieper. Ông hoàng thành Kiev đưa 80 ngàn quân đánh quân Mông, nhưng đã bị Subotai và danh tướng Chepe nghiền nát. Năm 1224 danh tướng Chepe bị bệnh chết, Subotai triệt thoái trên con đường dài 4,000 dặm để bắt tay với đoàn quân trung ương.

    * 1226: Thành Cát Tư Hãn chọn con trai là Ogatai làm người nối nghiệp, rồi chuẩn bị đưa 180 ngàn quân đi trừng phạt quân Hạ và Kim là hai nước đã bị quân Mông Cổ đánh bại, nay liên kết với nhau chống lại quân Mông Cổ.

    * 1227: Thành Cát Tư Hãn chết.

    Ogatai đại hãn và Kuyuk đại hãn

    Ogatai và con là Kuyuk tiếp tục mộng bá chủ của cha.

    * 1231: Xâm lăng Cao li (Korea).

    * 1235-1239: Con Ogatai là Godan đánh chiếm Tây Tạng.

    * 1237-1238: Subotai xua 150 ngàn quân trở lại Âu châu, gieo tàn phá, chết chóc khắp vùng phía Bắc nước Nga.

    * 1240: Chiếm Kiev, rồi Lithuania và Ba lan.
    Mangu, tức Mông Kha đại hãn và em là Kublai, tức Hốt Tất Liệt đại hãn

    * 1251: Một người cháu nội khác của Thành Cát Tư Hãn là Mangu (còn viết là Mengke, ta gọi là Mông Kha) lên ngôi đại hãn. Mông Kha quyết định thôn tính Á châu, đặc biệt là nước Trung Hoa trước. Nước Trung Hoa thời đó chia làm Bắc Tống và Nam Tống. Mông Kha nắm quyền thống soái nhưng lại giao trọng trách cho nguời em kiệt xuất, đó là Hốt Tất Liệt (Kublai).

    * Mông Kha sai một người em khác là Hulagu trở lại thôn tính Ba Tư bao trùm khắp miền Ðông Nam Á châu. Ðồng thời khuyến khích người em họ là Batu khống chế khắp vùng Ðông Âu, toả lên Ba lan, Lithuania và Esthonia, rồi xuống Serbia và Bulgaria một lần nữa.

    * 1252-1253: Hốt Tất Liệt chinh phục Vân Nam, từ đó phái một đạo quân mở cuộc xâm lăng bờ cõi nước ta lần thứ nhất vào năm 1257.

    * 1259: Mông Kha chết, Hốt Tất Liệt (Kublai) lên ngôi đại hãn vào năm 1260. Lúc ấy đế quốc Mông Cổ trải rộng từ toàn vùng Hoa Bắc sang vùng Tiểu Á, từ vùng thủ đô Moscow của nước Nga xuống biển Ðen, xuống Baghdad (Iraq) và Iran ngày nay.

    * Nhận được tin Mông Kha chết, người em là Mangu đang chiếm đóng vùng Mesopotamia và Syria phải về Mông Cổ để bầu đại hãn mới. Trong khi ông vắng mặt thì, năm 1260, đạo quân của ông đã bị tướng Baibars (thuộc triều đại Mameluk cai trị Ai Cập và Syria) đánh bại trong trận Aint Jalut, gần thành Nazareth. Chiến công của Baibars có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chứng minh đoàn quân bách chiến bách thắng Mông cổ suốt 70 năm không phải là không thể đánh bại, dấu hiệu suy thoái đã biểu hiện và toàn Âu châu sẽ thoát nạn Mông Cổ.

    * 1268-1279: Hốt Tất Liệt không nuôi ý chí chinh phục thế giới như các đại hãn tiền nhiệm, ông dốc hết khả năng để chinh phục toàn cõi Trung Hoa trong một chiến dịch dài ngót mười năm. Năm 1263, ông rời kinh đô từ Karakorum về Bắc Kinh. Trong trận hải chiến cuối cùng vào năm 1279 tại vịnh Quảng Ðông, Hốt Tất Liệt đã đánh bại nhà Nam Tống. Thừa tướng nhà Tống là Lục Tú Phu phải cõng vua nhảy xuống biển để cùng tử tiết, từ đó Hốt Tất Liệt cai trị toàn cõi Trung Hoa, xưng là hoàng đế, lập ra nhà Nguyên (Yuan Dynasty). Từ đây ta gọi họ là quân Nguyên Mông.

    * Dòm ngó Nhật Bản: Hai lần vào các năm 1274 và 1281 quân Nguyên Mông sang đánh nước Nhật. Nhưng "nhờ Trời", cả hai lần chiến thuyền của quân Nguyên Mông đều bị bão táp đánh chìm vô số, phải quay về.

    * 1292-1293: Với tay xuống mãi đảo Java (Nam Dương), nhưng không ở lại được.

    ( Trần Vinh - Tại sao các sử gia thế giới tôn vinh Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn là đệ nhất danh tướng thời Trung Cổ ?)
    OK con gà đen

  10. #10

    Mặc định

    Thời Trần Nhân Tôn, chúa Nguyên sai Thái tử Thoát Hoan là Chấn Nam Vương cùng bọn đại tướng Toa Đô, Ô Mã Nhi mang 50 vạn quân sang xâm lược nước ta, nói thác là mượn đường đi đánh Chiêm thành.

    Lúc bấy giờ quan trấn thủ ở Lạng Sơn do thám biết tin, cấp tốc cho người phi báo về kinh đô. Nhân Tôn được tin, ngự thuyền ra sông Bình Than (thuộc huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương) để họp với Vương hầu bách quan bàn kế đánh hay giữ (công thủ). Người thì nói triều đình nên cho Chúa Nguyên mượn đường, kẻ thì bảo hoàng thượng nên sắm sửa lễ vật tiến cống để làm kế hoãn binh. Duy chỉ có Quốc Tuấn một mực xin cho đem quân chống giữ các nơi hiểm yếu không cho người Nguyên đi qua địa phận nước ta. Nhân Tôn nghe theo kế của Quốc Tuấn.
    Tháng 10 năm Quý mùi ( 1247) phong Quốc Tuấn ( năm đó mới ngoài 20 tuổi) làm Tiết chế thống lĩnh mang quân ra chống giặc Nguyên.
    Tháng 8 năm Giáp thân Quốc Tuấn truyền Hịch cho các Vương hầu, ra lệnh cho họ tập hợp ở Đông bộ đầu để tiện điểm duyệt. Số quân thuỷ bộ được hơn hai vạn người chia ra đóng giữ các nơi hiểm yếu.
    Quốc Tuấn truyền Hịch cho các tướng rằng: "Ta phụng mệnh chỉ huy quân sĩ để chống với quân Nguyên mạnh, các vương hầu cùng các tướng sĩ, phải thận trọng tuân theo pháp lệnh. Phàm những nơi đi qua không được sách nhiễu dân chúng, phải đồng tâm hiệp sức, liều chết cho sự nghiệp được thành, đừng thấy bại mà nản lòng, chớ thấy thắng mà kiêu chí. Quân sự có kỷ luật; phép nước chẳng nể riêng ai. Các tướng sĩ ai cũng phải tôn trọng, không được lơ là lười biếng".
    Quốc Tuấn sai Trần Bình Trọng đem quân đến đóng ở sông Bình Than, Trần Khánh Dư đóng ở Vân Đồn (thuộc tỉnh Quang Yên). Còn các tướng chia nhau đi trấn thủ các nơi hiểm yếu. Quốc Tuấn đưa đại binh đến đóng ở Vạn Kiếp để tiếp ứng cho các nơi.
    Mấy tháng, Nhân tôn được người về báo tin: Giặc Nguyên đã chuẩn bị quân trang và sẽ đến thẳng địa hạt Lạng Sơn. Nhân tôn có ý lo ngại, triệu tập các tướng sĩ mà bảo rằng: " ít không địch được nhiều, yếu không chống nổi mạnh. Nay thế giặc Nguyên đang lớn như thế thì chống sao nổi?". Thế rồi mật sai sứ giả mang lễ vật sang nhà Nguyên xin hoãn binh. Chúa Nguyên không nghe. Nhân Tôn thấy rõ chúa Nguyên có dã tâm xâm lược nước ta, bèn triệu tập các phụ lão trong dân gian đến họp ở điện Diên Hồng để bàn chuyện đánh hay hoà. Các phụ lão đều nói rằng:" Đánh". Muôn người đồng thanh như cùng phát ra ở một miệng. Nhân tôn cũng quyết tâm chiến đấu.

    Lúc bấy giờ quân Nguyên chia làm 3 đạo. Một đạo do Toa Đô chỉ huy đem 10 vạn quân theo đường biển vào đánh Chiêm Thành. Một đạo Thoát Hoan chỉ huy tiến quân đến ải quan, cho người mang thư đến nói rằng: " Xin cho mượn đường đến đánh Chiêm Thành". Nhân tôn nhận thư, nhưng không nghe và đáp rằng:" Từ bản quốc tới Chiêm Thành thuỷ bộ đều không có đường qua". Thoát Hoan giận giữ lập tức tiến quân đến địa hạt Lạng sơn, cho đại tướng A-lý tới dụ:" Bản soái chỉ mượn đường đi
    đánh Chiêm Thành thôi, không có ý tình dòm ngó gì cả, xin hoàng thượng và các quan cho người mở cửa ải để thuận cho việc hành trình. Nếu có phải phiền quý quốc tư cấp hết bao nhiêu lương thảo. Chờ sau khi đánh thắng Chiêm Thành, bản soái sẽ hết lòng hậu tạ. Nếu mà cứ cố tình không nghe thì trời đất giang sơn nước Nam này đều bị san bằng, lúc bấy giờ đừng có hối!".

    Hưng Đạo Vương cả giận, tiễn chân A Lý ra về, rồi chia ngay quân đi giữ các ải. Kha Lý, Lục Châu (thuộc địa phận Lạng Sơn), đích thân đem đại quân đến đóng ở ải quan và giữ ải Cơ-cấp. Còn chiến thuyền cho đóng ở Bãi Tân để phòng ngự đường thuỷ.
    Thoát Hoan biết quân của Hưng Đạo Vương đã đóng ở các nơI hiểm yếu, bèn tiến quân đến Cơ Cấp, Kha Lý, Lục Châu giao chiến. Hai ba lần giao chiến vẫn không phân thắng bại. Rút cuộc Kha Lý, Lục Châu thất thủ. Quân lính của Hưng ĐạoVương rút về Chi Lăng (thuộc Châu Ôn, Phủ Trường Khánh, Lạng Sơn). Thoát Hoan đánh vào Chi Lăng, quân của Hưng Đạo thế yếu rút chạy về Bãi Tân, rồi vượt thuyền về Vạn Kiếp. Các tướng cũng thu thập tàn quân lui về đó.

    Nhân tôn nghe tin Hưng Đạo Vương rút chạy về Vạn Kiếp, liền ngự một con thuyền nhỏ tới Hải Đông (tức Hải Dương) cho người triệu Hưng Đạo Vương đến để bàn kế sách. Nhân tôn nhân thấy việc quân ta thua trận, thì lo lắng nói với Hưng Đạo vương rằng: "Thế giặc đang mạnh như vậy mà ta cứ chống trả e dân tình ta oán. Chi bằng hãy tạm hàng, rồi dần dà mưu tính sau để tránh nỗi cực khổ của chinh chiến".
    Hưng Đạo Vương tâu: " Bệ hạ đã đoái thương đến dân tình mà phải bởi binh hàng giặc. Như vậy quả là một vị chúa nhân đức. Nhưng còn tông miếu xã tắc thì sao? Nếu bệ hạ muốn hàng thì hay xin chém đầu thần đI trước rồi hay hàng!" (Bệ hạ tuất cập dân tình, bởi binh hàng giặc, thực thị nhân đức chi chúa, đệ tông miếu xã tắc hà? Túng sử bệ hạ dục hàng, tiên đoạn thần thủ, nhiên hậu thụ hàng).
    Nhân tôn thấy Hưng Đạo Vương hết lòng trung tiết như vậy mới yên tâm không hoang mang lo ngại nữa.
    Hưng Đạo Vương tập hợp các đạo quân tới Vạn Kiếp, con số có chừng trên hai vạn người. Thanh thế đã mạnh lên.
    Hưng Đạo soạn quyển "Binh thư yếu lược" truyền hịch cho các tướng và căn dặn rằng:
    - Ta thường nghe Kỷ Tín liều thân chết để giải thoát cho Cao Đế. Dự Nhượng nuốt than để trả thù cho chủ. Thân Khoái chặt cánh tay lao vào cứu nguy cho nước; Kính Đức là một học trò nhỏ lấy thân che cho Thái Tôn thoát vòng vây của Thế Xung; Cảo Khanh là bề tôi ở xa mà luôn miệng chửi Lộc Sơn mà không nghe theo kế giặc.
    Từ xưa tới nay, kẻ trung thần nghĩa sĩ xả thân vì nước thời nào cũng có. Nhưng nếu những người ấy cứ bo bo giữ thói đàn bà mà chỉ chết trong xó nhà, thì làm sao có thể lưu danh trong sử sách, cùng sống mãi đời đời với trời đất ? Lũ các ngươi là dòng dõi nhà tướng không hiểu văn nghĩa, đã nghe rồi mà còn nửa tin nửa ngờ. Chuyện cũ ngày xưa hãy khoan dừng lại chẳng bàn vội. Nay ta lấy việc Tống, Nguyên để nói:
    " Vương Công Kiên là người thế nào? Tì tướng của ông ta là Nguyễn Văn Lập lại là người như thế nào, mà với Thành Điếu-ngư nhỏ như cái bát đương đầu với Mông-Kha, một mũi nhọn đường đường có trăm vạn quân, khiến cho sinh linh nước Tống đến nay còn chịu ơn".
    Cốt Đài Ngột Lang là người như thế nào? Tỳ tướng của ông ta là Cân Tu Tư lại là người như thế nào mà xông pha lam chướng vượt qua chặng đường dài vạn dặm đánh quỵ bọn Nam Chiếu trong khoảng vài tuần. Khiến cho quân trưởng Mông Cổ đến nay còn lưu danh. Huống chi ta cùng các ngươi sinh ra gặp thời buổi nhiễu nhương; lớn lên trong thời buổi khó khăn nhìn bọn nguỵ sứ nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú vọ lăng nhục triều đình; đem cái thân dê chó để hống hách với tể tướng. Dựa vào mệnh Hốt Tất Liệt đòi lụa là châu ngọc để đáp ứng cho đòi hỏi vô đáy của chúng. Mượn danh Vân Nam Vương đòi xằng bạc vàng để cho cạn kho vàng có hạn. Ví như ném thịt vào miệng hổ đói làm sao mà tránh được mối hoạ về sau. Ta đã từng ngày quên ăn, đêm quên ngủ, nước mắt đầm đìa, ruột gan như bào như xé. Ta thường lấy việc nằm a. Giao cho cầm quân thì sống chết có nhau, khi vào nhà nghỉ thì cùng nhau nói cười. Hãy xem việc Công Kiên đối với tỳ tướng, Ngột Lang đối với phó tướng cũng chẳng kém gì. Thế mà lũ các người ngồi nhìn chúa nhục không lấy làm lo; thân đương sống giữa buổi đất nước bị nhục mà lòng chẳng thẹn. Là tướng phải đứng chầu bọn tù trưởng mà không có lòng căm giặc. Nghe nhạc thái thường đãi tiệc sứ giặc mà sắc mặt không căm hờn. Có kẻ lấy trò chọi gà làm vui; có kẻ lấy cờ bạc làm thú, có kẻ chăm việc điền viên để nuôi sống gia đình; có kẻ bịn rịn lưu luyến vợ con để lo việc riêng, lo việc tăng gia mà lãng quên việc nước việc vua. Say mê việc săn bắn mà lười nhác việc tập tành; có kẻ thèm rượu ngon, đam mê tiếng hát nhàm. Lỡ ra bọn giặc Mông kéo tới thì, cựa gà trống không đủ để đá thủng áo giáp giặc ; thuật cờ bạc, không đủ để bàn quân mưu; sự giàu có của ruộng vườn cũng không đủ để chuộc tấm thân nghìn vàng; cái luỵ vợ con không đủ để dùng cho việc nước; của cải nhiều cũng không đủ để xua lũ giặc đông; rượu ngon không đủ để đầu độc quân thù; tiếng hát nhảm không đủ làm điếc tai giặc.
    Đến lúc ấy, chủ tớ chúng ta bị trói buộc, quả đớn đau thay! Chẳng những thái ấp của ta bị tước đoạt mất, mà bổng lộc của các ngươi bị người ta bắt bớ. Chẳng những tông miếu xã tắc của ta bị dày xéo, mà mồ mả cha mẹ các ngươi cũng bị người ta xới đào. Chẳng những đời nay ta bị nhục, mà đến trăm đời sau tiếng nhơ khó rửa. Danh xấu còn mãi, mà gia thanh các ngươi cũng không tránh được tiếng làm tướng thua trận. Đương lúc này các ngươi lại muốn vui chơi thoả thích, phỏng có được ru?
    Nay ta báo cho các ngươi rõ, nếu biết mối lo đốt mồi lửa dưới củi nên phải tự răn cái sợ do canh nóng phải thổi dưa để dậy bảo sĩ tốt, chăm tập tành cung nỏ, khiến cho ai ai cũng thành Bàng Mông, người người trở thành Hậu Nghệ. Bêu đầu Hốt Tất Liệt trước cửa khuyết; băm thịt Vân Nam Vương trước Cảo nhai thì chẳng những thái ấp của ta mãi mãi lưu truyền, mà bổng lộc của các ngươi cũng được hưởng trọn đời.
    Chẳng những gia thuộc ta được ngủ ngon trên giường đệm, mà vợ con các ngươi cũng được sống với nhau mãn bóng xế chiều. Chẳng những thái miếu của ta muôn đời được hưởng tế tự, mà ông cha các ngươi cũng được cúng giỗ xuân thu. Chẳng những đời nay thân ta được thoả chí, mà đến trăm năm sau các ngươi tiếng thơm còn truyền. Chẳng những danh thơm của ta còn mãi mãi, mà họ tên các ngươi cũng được lưu tiếng thơm trong sử sách. Đến lúc ấy, các ngươi lại chẳng vui chơi được ru?


    Nay ta truyền binh pháp các nhà thành một quyển gọi là "Binh thư yếu lược". Nếu các ngươi chuyên tâm học tập sách này, chịu sự dạy bảo của ta, thế là tình thầy trò sẽ có đời đời. Nếu vứt bỏ quyển sách này, làm trái lời dạy bảo của ta thì đó là mối cừu thù kiếp kiếp vậy. Sao vậy? Vì Mông Thát là kẻ thù không đội trời chung. Các ngươI thản nhiên không lo rửa nhục, không nghĩ trừ hung, lại không chăm lo dạy bảo sĩ tốt. Đó là việc việc trở dáo tay không hàng giặc. Khiến cho sau khi dẹp song giặc còn để tiếng nhơ muôn đời, thì còn mặt mũi nào mà sống ở thế gian này. Cho nên mong các ngươi hiểu rõ lòng ta. Nhân mượn bút viết ra bài hịch này.

    Hưng Đạo Vương còn sưu tập binh pháp các nhà làm ra: Bát quáI cửu cung gọi là "Vạn Kiếp công bí truyền thư", Nhân Huệ Vương Khánh Dư viết lời tựa rằng:

    "Người cầm quân giỏi không cần bày trận, người bày trận giỏi không cần phải đánh; người đánh giỏi thì không thua trận; người khéo thua thì không chết.
    - Ngày xưa Cao Dao là sĩ sư mà người ta không dám trái lệnh, rồi đến vua Vũ Thành nhà Chu làm văn vũ sư ngầm sửa đức lật đổ nhà Thương mà dấy vương nghiệp. Thuấn múa mộc và múa lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự đến với mình. Tôn Vũ tử nước Ngô đem mỹ nhân trong cung tập trận mà phía Tây phá nước Sở mạnh; phía Bắc làm cho Tấn, Tần phải sợ, nổi tiếng chư hầu.
    Cho nên nói người bày trận giỏi thì không cần đánh là như vậy. Mã Ngập nước Tấn dựa theo bát trận đồ di chuyển đánh hàng ngàn dặm phá được Thu Cơ Năng khôi phục Lương Châu. Bởi vậy nói người đánh giỏi thì không thua là như thế.
    Cho nên "trận" có nghĩa là "bày ra" là "khéo léo" vậy.
    Ngày xưa hoàng đế lập phép tỉnh điền để quy định binh chế, Gia Cát lượng lấy đá ngăn sông làm bát trận đồ, Vệ Công làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn đặt trạn Xà Thế. Tên gọi sơ đồ rõ rành thành phép tắc, nhưng người đời không có mấy người hiểu được muôn đầu nghìn mối của nó, chỉ thấy rối bời chưa hề có thay đổi gì hết. Như Lý Thuyên định ra phép suy luận người đời sau không hiểu nghĩa gì.
    Cho nên quốc công ta mới so sánh đồ bản và phương pháp của các nhà chép thành một tập, lấy ngũ hành cảm ứng với nhau; Cửu cung cân nhắc với nhau; cương nhu phối hợp với nhau; chẵn lẻ soắn xuýt với nhau, không lẫn âm dương thần sát, lợi với hại sao cho tốt; thần hung tưởng ác tam cát ngũ hung đều rõ ràng cả. Thêm bớt ba đời thắng cả trăm trận Cho nên đương thời phía Bắc làm Hung nô sợ; phía Tây khiến Lâm ấp kinh.
    Vậy nên lấy sách này dạy bảo con cháu làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại dạy rằng: "Sau này con cháu và bồi thần nếu có học được bí thuật này thì lấy sự sáng suất mà cắt đặt, chứ không lấy sự ngu dốt mà dạy bảo. Trái điều ấy thì tự mình phải chịu lấy tai vạ, còn để lây đến cả con cháu. Bởi vì như thế là làm lộ mất cơ trời".

    Lúc bấy giờ các tướng sĩ nghe lời hịch của Trần Hưng Đạo vương, người người đều ra sức luyện rèn quyết tâm giết giặc. Cho nên ai cũng khắc hai chữ "Sát Thát" lên cánh tay mình để tỏ rõ quyết tâm tiêu diệt giặc Nguyên.
    Thoát Hoan đã phá hết các cửa ải ở Lạng Sơn, thừa thắng đem quân đến Vạn Kiếp thúc đại binh xông vào trận. Quân của Hưng Đạo Vương thế yếu bỏ cả chiến thuyền chạy. Giặc cướp được thuyền. Thát Hoan bắt được một số lính An Nam, thấy trên cánh tay họ đều khắc chữ "Sát Thát" thì tức giận rồi mang họ ra chém chết. Sau đó tiến thẳng đến Bắc ninh, chúng ra lệnh cho quân lính đốt phá hết các miền Vũ Ninh, Gia Lâm, Đông Ngạn rồi rút quân về đóng ở Đông Bộ Đầu.
    Hưng Đạo Vương dựng trại ở bên bờ Nam sông Phú Lương để tính cách phòng ngự. Thoát Hoan thấy bên bờ Nam có quân An Nam đóng giữ, bèn cho quân bắn đại bác phá tan đồn trại. Quân An Nam sợ hãi bỏ đi. Thoát Hoan bắc cầu qua sông đưa quân sang hạ trại.
    Hưng Đạo Vương bí mật rước xa giá thượng hoàng và Nhân tôn ra ngoại vi Thăng Long, lưu các tướng ở lại giữ thành. Thoát Hoan biết Hưng Đạo Vương đã đưa xa giá xuống phía Nam, bèn cho tướng đem quân đuổi theo.
    Toa Đô chỉ là đạo quân thứ hai của quân Nguyên, tuân lệnh mang quân theo đường biển vào đánh Chiêm Thành. Nhưng quân Chiêm Thành còn đang mạnh, bèn chia quân đóng giữ các nơi hiểm yếu, đánh nhiều trận mà không thắng được.
    Chúa nhà Nguyên xuống chiếu cho đội quân của Toa Đô rút về bằng đường bộ, đi một mạch đến Nghệ An, phối hợp với quân của Thoát Hoan đánh An Nam.Thoát Hoan được tin phái đại tướng Ô Mã Nhi đi theo đường biển vào tiếp ứng cho Toa Đô đánh từ trong ra. Còn các chiến thuyền chia ra giữ các bến sông suốt từ sông Phú Lương đến sông Đại Hoàng (thuộc Nam Xương tỉnh Hà Nam).
    Hưng Đạo Vương cho các tướng hộ vệ xa giá tới Thiên Trường.
    Biết tin Toa Đô đưa quân từ Nghệ An ra, Hưng Đạo vương tâu xin với Nhân tôn cho Trần Quang Khải đem quân giữ các lộ hiểm yếu ở Nghệ An, không cho Toa Đô đánh úp (chữ hán là ). Lại cho Trần Bình Trọng ở lại giữ Thiên Trường và chống cự với quân Thoát Hoan. Còn Hưng Đạo vương đưa xa giá ra Hải dương. Trần quang Khải tới Nghệ An liền chia quân đi đóng giữ các ngả. Nhưng quân Nguyên thế rất mạnh, đánh đâu thắng đấy. Lại thêm có Ô Mã Nhi đánh từ biển vào. Trần quang Khải chống không nổi, bèn rút quân ra phía ngoài.
    Trần Kiện trấn thủ Nghệ An đem gia quyến ra hàng Toa Đô. Toa Đô cho người đưa Trần Kiện về Yên Kinh. Lê Tắc vốn là con cháu của Nguyễn Phù. Nguyễn Phù người Bắc Kinh làm thứ sử Giao Châu thời Đông Tấn. Lê Tắc trốn đi Bắc Kinh có soạn bộ "An Nam chí lược" hiện còn lưu ở đời.
    Trần Bình Trọng đóng quân ở Thiên Trường thấy quân Nguyên đến sông Thiên Mặc (thuộc huyện Đông Yên, Hưng Yên), bèn cho quân ra đánh. Những không may bị giặc bao vây. Quân Nguyên bắt Trần Bình Trọng mang nộp cho Thoát Hoan. Thoát Hoan biết Trọng là viên tướng có tài dũng mãnh, muốn dụ Trọng quy hàng, đãi cơm rất hậu. Nhưng Trọng không thèm ăn, giặc tra hỏi việc nước, Trọng không nói. Sau Thoát Hoan hỏi Trọng:" Ngươi có muốn là Vương đất Bắc không?"
    Bình Trọng quát to lên rằng:" Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không
    làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt chỉ có chết mà thôi. Việc chi mà phải hỏi lôi thôi như vậy".
    Thoát Hoan thấy rằng lời dụ dỗ của hắn chẳng moi gì được ở Trọng, Trọng quyết giữ trọn khí tiết cho đến chết. Nên chúng mang Trọng ra chém.
    Thượng Hoàng Thánh Tôn, Nhân Tôn, Hưng Đạo Vương biết tin Trần Bình Trọng bị bắt, bị giết, nhưng vẫn giữ tròn khí tiết như vậy, nên thương tiếc không nguôi.
    Hưng Đạo Vương thấy thế nước đã quá nguy ngập, bèn rước xa giá ra Quảng Yên, rồi đi thuyền ra sông Tam Trĩ (thuộc châu Tiên Yên). Và phái một tướng hội binh đưa thuyền rồng ra cửa biển Ngọc Sơn (thuộc Vạn Ninh tỉnh Quảng Yên), cốt để cho giặc sinh nghi.
    Tướng Nguyên là Lý Hằng và Khoát triệt cho người đi do thám biết thuyền rồng đã ra biển Ngọc Sơn chỉ là nghi binh mà thôi, liền cho quân đuổi theo đến sông Tam Trĩ.
    Lúc này, tình hình càng thêm nguy ngập, Hưng Đạo Vương đón xa giá đi đường bộ một mạch đến làng Thuỷ Chú, rồi mau chóng đưa thuyền ra đón ở sông Nam Triệu (tức sông Bạch Đằng Hải dương), vượt cửa Đại Bàng vào Thanh Hoá.
    Bấy giờ quân Nguyên nrất mạnh, chúng đã chia quân án ngữ suốt từ Bắc ninh, Thăng long, Thiên trường nơi nào cũng có quân Nguyên đóng giữ. Tại địa hạt Nghệ An lại có Ô Mã Nhi, Toa Đô đánh từ trong ra.
    Nhân Tôn kinh hãi, Thượng hoàng ngày đêm lo sợ. Thế nước nguy ngập giống như trứng gà bị trên dưới ép lại thì tất phải đổ nát không sao trọn vẹn được.
    Bọn Trần ích Tắc, Trần Tú Viện mang gia quyến xin hàng Thoát Hoan để tránh tai vạ. Chỉ có Hưng Đạo Vương đích thân phụng xa giá ra đi vượt qua bao chặng đường đầy khổ ải gió táp mưa sa, chẳng nề gian lao lặn lội, thế lực tuy cùng, nhưng chỉ có tấm lòng son kiên nhẫn trù mưu lập kế cứu nước, không một chút động dao lo việc nước giết thù, chỉ biết có nước, mà có nước mà không biết có mình. Ông quả là một bậc đại tướng tài giỏi anh hùng, hết lòng bảo vệ nhân dân đất nước để tiếng thơm đến muôn đời vậy.
    Trần Nhật Duật đánh, Toa Đô thua cháy chạy. Đạo quân của Toa Đô từ Chiêm Thành kéo ra đánh chiếm Nghệ An. Trần Quang Khải lui quân ra phía ngoài giữ các nơi hiểm yếu. Toa Đô đã đánh nhiều trận không thắng, lương thảo mỗi ngày một cạn, hơn nữa không có đường tiếp tế. Bèn cùng với Ô Mã Nhi đem quân vượt thuyền ra Bắc để phối hợp với quân Thoát Hoan.
    Trần Quang Khải được tin báo cả mừng, sai người phi báo về Thanh Hoá. Nhân Tôn hội các vương hầu và quần thần để hỏi mưu kế.
    Hưng Đạo Vương tâu rằng:" Toa Đô từ Chiêm Thành đi qua ô Lý, Thuận Hoá và về Nghệ An, Thanh Hoá đường sá gian lao hiểm trở, quân lính đã tiều tuỵ cực khổ lắm rồi. Nay lại phải vượt thuyền ra Bắc, thì chắc càng mệt mỏi hơn. Bệ hạ hãy cho một tướng đem quân chặn đường đánh ắt phải thắng".
    Nhân Tôn thuận theo, cử Trần Nhật Duật làm chủ tướng, Trần Quốc Toản làm phó tướng đem năm vạn quân đón đường chặn đánh Toa Đô từ Hải dương đến bến Hàm Tử (thuộc huyện Đông Yên, Hưng Yên) thì gặp chiến thuyền ở đó. Trần Nhật Duật liền đổ quân ra đánh. Năm đó là năm Kỷ Dậu hồi tháng tư, Trần Nhật Duật gặp Triệu
    Trung. Triệu Trung vốn là đại tướng nhà Tống tình nguyện xin đi đánh quân Nguyên, quần áo vẫn mặc nguyên như quân phục Tống. Đến khi giáp trận, quân Nguyên thấy Triệu Trung tưởng rằng người Tống đã khôi phục được Bắc Quốc mới sai quân đi giúp An Nam. Quân Nguyên sợ chạy tán loạn không dám chống cự. Quân sĩ An Nam đuổi theo, quân Nguyên tháo chạy, tử thương rất nhiều. Toa Đô thấy tình thế khốn quẫn, bèn cho quân rút ra cửa biển Thiên Trường để phòng ngự. Trần Nhật Duật thắng trận cho người phi báo về Thanh Hoá.
    Hưng Đạo Vương được tin cả mừng và tâu với Nhân Tôn:" Quân ta vừa thắng thế đang mạnh, quân Nguyên vừa bại trận tất phải bạc nhược. Ta nên thừa thắng tiến đánh Thoát Hoan khôi phục kinh thành".
    Nhân Tôn thuận theo ý bàn của Hưng Đạo Vương, lập tức sai đại tướng chuẩn bị khí giới binh lương. Sau rốt có đại tướng Trần Quang KhảI xin được mang quân ra đánh Thoát Hoan. Nhân Tôn cho Trần quang Khải đem quân lương thảo ra đánh Thăng Long, truyền hịch và sai Trần Nhật Duật cho quân án ngữ dọc đường không cho quân của Toa Đô phối hợp với quân của Thoát Hoan.
    Lúc bấy giờ Thoát Hoan đóng quân ở Thăng Long. Còn chiến thuyền đóng ở bến Chương Dương thuộc địa phận huyện Thượng Phúc. Trần Quang Khải cùng Trần quốc Toản, Phạm Ngũ Lão dẫn đại quân đi thuyền theo đường biển vào thẳng bến Chương Dương đánh chiến thuyền của quân Nguyên. Quan quân xông lên đánh tới tấp, quân Nguyên chống đỡ không nổi, sợ hãi bỏ chiến thuyền chạy tan tác.
    Bọn các ông Trần Quang Khải dẫn quân theo đường bộ đuổi giặc về tới Thăng Long hạ trại. Thoát Hoan mang đại binh ra chống đỡ. Nhưng quân ta ngầm dùng kế phục binh tập kích lấy lại Thăng Long. Quân Nguyên thua, bỏ chạy ra sông Phú Lương, rồi chạy về Bắc Ninh (BắcKinh). Trần quang Khải cho người về Thanh Hoá báo tin thắng trận. Nhân Tôn cả mừng thấy thế quân ta đang lớn mạnh, mới chỉ hai tháng trời mà đã thắng trận. Quân sĩ ai cũng vui mừng hăng hái đánh giặc.
    Rồi rước xa giá Thượng hoàng và cử binh mã ra đóng ở Thiên Trường.
    Quân sĩ An Nam từ khi thắng trận Hàm Tử quan và Chương Dương thanh thế tăng rất mau. Hưng Đạo vương vui mừng tâu xin với Nhân Tôn: “ Một mặt cho Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật phối hợp với Trần Quang Khải mang đại quân chặn giữ các ngả đường không cho Thoát Hoan và Toa Đô liên lạc với nhau. Một mặt xin cho mình đem đại quân đi đánh Thoát Hoan, sau sẽ đánh Toa Đô.
    Nhân Tôn cho Hưng Đạo vương tuỳ ý cắt đặt, rồi điều hết quân về Tây kết. Hưng Đạo Vương cho quân đi đánh các đồn trại của quân Nguyên, lại ngầm cho phục binh bắt Toa Đô. Quân ta đánh tới tấp, quân Nguyên chống đỡ không nổi. Toa Đô, Ô Mã Nhi đưa quân theo đường bộ chạy ra biển. Nhưng tới sau một rặng núi bỗng bị quân An Nam bao vây.


    Trận Bạch Đằng

    Toa Đô trúng tên chết tại trận. Còn Ô Mã Nhi tìm đường trốn vào Thanh Hoá. Nhưng cũng bị quân An Nam truy kích ở phía sau. Ô Mã Nhi hốt hoảng lên một chiếc thuyền nhẹ vượt biển chạy về Bắc kinh.
    Khi ấy các tướng sĩ chiến thắng đem đầu Toa Đô nộp cho Nhân Tôn. Nhân Tôn thấy Toa Đô là một con người dũng cảm , có tài thao lược gắng sức cho nước, say sưa trận mạc, nên ông than rằng : " Làm tôi phải như con người này!". Nhân Tôn tự tay cởi áo ngự của mình bọc đầu Toa Đô, cho quân lính làm lễ chôn cất để biểu dương lòng trung của hắn.
    Chiến thắng Tây Kết vào tháng 5 năm Kỷ Dậu, quân An Nam bắt trên 3 vạn quân Nguyên và chiến thuyền nhiều không kể xiết. Hưng Đạo vương mừng vì được toàn thắng, bèn mở hội khao thưởng quân sĩ. Sau đó mới tiến quân ra Bắc tiễu trừ Thoát Hoan.
    Lúc ấy Thoát Hoan đang ở Bắc Sơn nghe tin Toa Đô tử trận, Ô Mã Nhi đã trốn về Bắc Kinh, tướng sĩ đứa nào cũng nản lòng. Hơn nữa trời đang giữa mùa hạ nóng nực không kham nổi cảnh lam sơn chướng khí, nhiễm dần khí độc, mắc bệnh truyền nhiễm chết nhiều vô kể. Do đó tướng sĩ Nguyên đều sợ hãi muốn về nước.
    Hưng Đạo vương biết trước Thoát Hoan cũng không thể ở lâu được nữa. Tất hắn phải tìm đường về nước. Nên đã sai Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão đem 5 vạn quân lên đường núi mai phục ở chỗ hiểm yếu hai bên rừng lau trên bờ sông Vạn Kiếp chờ quân Nguyên tới thì đồng loạt xông ra đánh.
    Hưng Đạo Vương lại sai hai con là Vũ Vương Nghiễn và Hưng Vũ Vương Uỷ đem 3 vạn binh đi qua đường Hải Dương, qua địa hạt tỉnh Quảng Yên để chờ chặn đường giặc trở về châu Tứ Minh. Hưng Đạo Vương đích thân mang đại binh tiến đến Bắc Giang đánh quân Nguyên. Quân Nguyên thế yếu bỏ chạy. Thoát Hoan kinh hồn thất đảm, rút quân chạy về bến Vạn Kiếp. Vừa lúc gặp quân của Nguyễn Khoái đổ ra đánh chém giết rất nhiều. giặc Nguyên 10 phần mất 5 phần.
    Tướng Nguyên là Lý Hằng trúng tên chết tươi. Còn Thoát Hoan, PhànTiếp, A Bát Xích, Lý Quán mang hết sức chống đỡ tìm đường tắt tháo chạy. Phía sau thấy quân An Nam đuổi đánh quá gấp, Thoát Hoan kế cùng phải chui vào ống đồng sai quân lính đưa lên xa kéo đi mới trốn thoát. Khi Thoát Hoan chạy tới châu Tứ Minh lại gặp Hưng Vũ Vương Nghiễn và Hưng Vũ Vương Uỷ đánh cho một trận đại bại. Lý Quán trúng tên chết. Thoát Hoan, A Bát Xích cùng bọn Phàn Triếp trốn về Bắc Kinh.
    Ngày đầu khi Thoát Hoan đến An Nam tướng dũng binh hùng, tiêng tăm lừng lẫy như vậy. Đến bây giờ tướng quân hỗn loạn tẩu tán, chưa biết kết cục ra sao nữa.


    Từ tháng 2 năm Giáp Thìn đến tháng 6 năm Kỷ Dậu chỉ trong vòng 6, 7 tháng trời mà quân sĩ An Nam đã đuổi sạch 50 vạn quân Nguyên ra khỏi bờ cõi, khôi phục lại giang sơn như xưa cũng là nhờ có Hưng Đạo Vương.
    Hưng Đại vương là bậc đại tướng có tài thao lược, cầm quân kiên nhẫn, gan vàng dạ sắt, xuất trận nhiều mưu. Lại khéo bảo ban khiến lòng người cảm động, sinh lòng trung nghĩa. Do vậy, quân sĩ ai cũng vui vẻ kính phục, ai cũng hết lòng vì nước.
    Hơn nữa vua tôi nhà Trần hoà mục muôn người như một, kẻ hiền tài kế nhau xuất hiện giữ nước diệt thù. Cho nên ít có thể địch nhiều, yếu có thể chống mạnh.
    Người Nguyên đến nước Nam đường xá khó khăn, quan san cách trở. Lại phải đánh nhau giữa mùa hè nóng nực, khí hậu gắt gay. Cho nên quân lính không hợp thuỷ thổ, ốm yếu rất nhiều, lòng người chán ngán. Bởi vậy cuối cùng bại vong cũng là điều phải thôi.
    Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn đã đánh tan quân Nguyên, đuổi hết chúng về Bắc Kinh, mang binh về Trường Yên rước xa giá Thượng hoàng và Nhân Tôn ra Thăng Long. Giang sơn nhà Trần khôi phục như cũ.
    Còn Thoát Hoan bại trận quay về Bắc quốc (Trung quốc), tự nghĩ mình là một đại tướng phụng mệnh dẫn quân đi đánh An Nam. Lúc đầu tiếng tăm lừng lẫy đánh đâu thắng đó. Đến khi bại trận trở về, hao tướng tổn binh. trên thì làm nhục mệnh vua, dưới thì thẹn với đồng liêu tướng sĩ.Nên hắn bèn xin thêm quân đi đánh báo thù. Chúa Nguyên cả giận không cho, còn ra lệnh mang bọn Thoát Hoan ra trị tội, quần thần can xin mãi mới được tha tội chết.

    Lúc bấy giờ chúa Nguyên đang sai tướng xuất binh lương khí giới đi đánh Nhật Bản. Bỗng thấy Thoát Hoan bại trận trở về, lập tức rút hết quân đi đánh Nhật Bản quay lại. Lại cho đóng 300 chiến thuyền, truyền lệnh cho 3 tỉnh: Giang Hoài, Hồ Quảng, Giang Tây thu tập quân sĩ hẹn đến tháng 8 cử binh men theo đường Châu Khâm, Châu Liêm đi đánh An Nam để báo thù. Giữa lúc ấy có viên quan tỉnh Hồ Nam tên là Duyến Kha dâng biểu tâu rằng:" Tướng sĩ nước ta vừa thua trận trở về, vết thương chưa lành, kẻ bị thương người ốm chưa nhấc mình lên được, xin cho quân lính được nghỉ ngơi, nuôi sức mài chí ít bữa, sau sẽ liệu kế đi đánh".
    Chúa Nguyên nghe theo kế ấy, cho quân lính nghỉ mấy tháng. Còn Trần ích Tắc vốn đã hàng Thoát Hoan theo về Bắc Kinh, hiện nay cho ra tạm ở Châu Ngạc.

    Nhân Tôn được báo biết tin chúa Nguyên chuẩn bị binh mã lương thảo sang đánh nước ta thì cho triệu Hưng Đạo Vương vào hỏi:" Thoát Hoan khi trước thua trận chạy về nước, lòng còn căm uất, phen này định sang báo thù, lực lượng so với trước tất phải gấp bội, ta định liệu kế sách ra sao để chống bọn giặc này?"
    Hưng Đạo Vương tâu:" Trước đây dân ta nhờ thời thịnh trị được hưởng thái bình đã lâu ngày không quen trận mạc. Bởi vậy 5 năm trước, quân Nguyên kéo tới còn có kẻ trốn đi hàng giặc. Nay nhờ uy linh tổ tông, dựa uy đức của bệ hạ, nên đã đánh đâu thắng đấy. Cuối cùng quét sạch giặc Nguyên, khôi phục lại giang sơn. Còn như lần này, quân ta đã kinh qua chinh chiến, am hiểu trận mạc, mà quân giặc đi đường xa mệt mỏi, lại thấy Toa Đô, Lý Hằng, Lý Quán tử trận ắt phải kinh hồn, tinh thần binh
    lính ắt phải hoảng sợ. Tức là sợ chết cầu sống, chẳng giám mang hết sức đánh chác. ý thần trộm nghĩ như thế. Dẫu lần này giặc Nguyên kéo tới, quân ta sẽ phá giặc dễ hơn lần trước. Xin bệ hạ đừng bận lòng".
    Nhân tôn vui mừng ra lệnh cho Hưng Đạo Vương đốc xuất Vương hầu, mộ thêm quân lính, sửa sang khí giới chuẩn bị tác chiến.

    Tháng 2 năm Đinh Hợi chúa Nguyên tuyển 6, 7 vạn tinh binh, 5 trăm chiến thuyền và 1 vạn 5 nghìn quân tỉnh Vân Nam, bốn châu hải ngoại. Cho Thoát Hoan làm đại nguyên soái, A Bát Xích làm hành sảnh tả thừa, áo Lỗ Xích làm bình chương chính sự, Ô Mã Nhi và Phàn Triếp làm tham tri chính sự đem hơn ba vạn quân đánh An Nam. Mượn cớ đưa Trần ích Tắc về nước để lập làm An Nam quốc vương. Lại sai Vạn Hộ, Trương Văn Hổ theo đường biển chở 7 trăm vạn tạ lương thực để cấp phát cho quân sĩ.
    Tháng 11 Thoát Hoan tiến theo hai đường Châu Khâm và Châu Liêm đi thẳng đến châu Tứ Minh. Cho vạn Hộ, Hà Chỉ, Trương Ngọc đem hai vạn binh vận chyển hơn 1 trăm vạn tạ lương thực đã chứa ở hai châu này. Sai Trình Bằng Phi, áo Lỗ Xích mỗi người mang một vạn bộ binh đi theo đường bộ. Ô Mã Nhi, Phàn Triếp đưa thuỷ quân tiến theo đường biển.
    Lúc ấy quan trấn thủ biên thuỳ được tin liền phi báo về Thăng Long xin các quan tuyển thêm quân để bổ sung vào công việc phòng ngự.
    Hưng Đạo vương nói:" Binh quí tinh không quí đa, nhiều mà không tinh dẫu có nhiều quân như Bồ Kiên có trăm vạn đã làm nên trò trống gì".
    Cánh quân của Thoát Hoan đã tiến đến ải quan. Viên quan trấn thủ biên giới là trịnh Xiển vội báo tin về triều đình.
    Nhân Tôn gọi Hưng Đạo vương tới hỏi rằng: " Quân Nguyên đã đến, ta định chống cự ra sao?".
    Hưng Đạo Vương đáp:" Năm nay giặc "nhàn" ( ý nói dễ đánh)". Rồi sai cấm quân ra giữ cửa ải Lãnh Kinh.
    Tướng Bằng Phi đã chiếm ba cửa ải Sa, Thứ, Trúc và công phá trại Phù Sơn.
    Hưng Đức Hầu Quán đem quân đón địch đánh, dùng tên có thuốc độc bắn giặc. Quân Nguyên tử trận rất nhiều buộc phải rút về đóng ở cửa ải Vũ Cao.
    Chiến thuyền quân Nguyên cập và đổ lên cửa biển Yên Bang.
    Quân ta luống cuống không kịp đánh trả, phải bỏ thuyền chạy. Một số lớn chiến thuyền bị rơi vào tay giặc. Phán thủ thương vị Nhân Đức Hầu đã đưa chiến thuyền đánh vào vùng Đa Mỗ, quân Nguyên chết đuối rất nhiều, bắt được 40 tù binh, thu được thuyền bè lừa ngựa khí giới đều đem dâng lên Nhân Tôn. Nhân Tôn sai Hưng Đạo Vương thống lĩnh các vương hầu, chia quân dóng giữ các nơi hiểm yếu. Hưng Đạo Vương cho thượng tướng Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái đem ba vạn quân đến đóng tại Lạng sơn. Cho Trần Quốc Toản, Lê Phụ Trần đem ba vạn quân vào giữ Nghệ An.

    Hưng Đạo Vương mang đại quân ra đóng giữ địa hạt Quảng Yên. Một mặt cho quân tiến sát châu Tứ Minh, chia quân giữ ba cửa ải: Sa, Thứ, Trúc để chống với quân Nguyên.
    Một mặt sai đại tướng đem quân ra đóng ở cửa sông Đại than (thuộc Hải Dương). Còn đại binh của Hưng Đạo Vương thì đóng chắc ở Phù Sơn để chống cự với giặc.
    Bấy giờ quân ta đã gắng sức phòng thủ như vậy, nhưng thanh thế của quân Nguyên rất lớn. Quân ta khó mà chống đỡ nổi, bèn rút về đóng ở Vạn Kiếp.
    Thoát Hoan tiến quân chiếm núi Phả Lại, núi Chí Linh dựng trại chống cự với quân ta. Thoát Hoan sai đại tướng Trình Bằng Phi đem 2 vạn quân đánh Vạn Kiếp. Lại sai Ô Mã Nhi và A Bát Xích đem quân chống cự với quân ta suốt từ sông Lục Đầu đến sông Phú Lương. Hưng Đạo Vương thấy quân Nguyên đánh nhanh thì cho quân rút
    về giữ Thăng Long. Cấp tốc phái thượng tướng đón xa giá thượng hoàng tạm lánh ra vùng Khám Nam. Nhưng bị quân của Ô Mã Nhi đuổi sát lưng.
    Thượng hoàng và Nhân Tôn đi thuyền vào Thanh Hoá. Ô Mã Nhi đuổi không kịp, rút quân qua Long Hưng (huyện Tiên Hưng, Hưng Yên). Biết ở đó có Chiêu lăng tức là lăng mộ cũ của tổ tiên nhà Trần, Ô Mã Nhi bèn cho quân lính tìm kiếm để khai quật.
    Thoát Hoan đánh Thăng Long không được thì rút quân về giữ Vạn Kiếp và đóng đồn Phả Lại, Chí Linh. Hưng Đạo vương cũng mang đại quân dựng trại chống cự với chúng. Nhân Tôn thấy quân Nguyên đã rút, cho tướng sĩ rước xa giá thượng hoàng ra Bắc.
    Khi ấy, quân Nguyên đóng ở Vạn Kiếp cũng đã lâu, lương thảo sắp hết. Nên đã phải sai Ô MãNhi đem thuỷ binh ra cửa biển Đại Bàng (thuộc huyện Nghi Dương, tỉnh Hải Dương) để đón thuyền chở lương thảo của Trương Văn Hổ. Ô MãNhi đưa thuyền đến ải Vân Đồn thì gặp quân của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chặn đường không đi qua được. Ô mã Nhi đốc quân xông vào đánh. Quân của Trần Khánh Dư thua chạy. Quân Nguyên đi thoát, đi một mạch tới cửa biển đón thuyền lương.Thượng hoàng nghe tin Khánh Dư thua trận, lập tức cho sứ trói (xiềng) Khánh Dư đem về kinh hỏi tội.
    Khánh Dư sau khi bại trận trong lòng căm tức tìm cách phục thù thì gặp lúc sứ giả tới bắt. Khánh Dư tiếp đãi sứ giả và chậm rãi nói rằng:
    "Tôi làm sai tướng lệnh xin cam chịu tội, nhưng xin cho khoan vài ba ngày, may ra tôi có thể lập công chuộc tội chăng!".
    Được ít ngày, Ô Mã Nhi ra tới cửa biển gặp được thuyền lương của Trương Văn Hổ, liền cho quân đi trước án ngữ cho các thuyền lương theo vào sau.

    Khánh dư nói với quân sĩ rằng: " Ô Mã Nhi đã đánh được chúng ta, ắt chúng kiêu căng cho rằng không ai địch nổi mình nữa. Cho nên đội quân tiền trạm ấy đi được trót lọt, không bị ngăn trở". Quả nhiên đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đổ vào cửa Lục Thuỳ, Khánh Dư đốc quân xuất trận. Quân Trương Văn Hổ trở tay không kịp, chống đỡ không nổi. Tất cả thuyền bè lương thực đều bị quân Khánh Dư thu hết. Còn
    Trương Văn Hổ lên một chiếc thuyền con chạy về Quỳnh Châu. Khánh Dư thắng trận cả mừng, cho người đưa thư về triều báo tin thắng lợi. Thượng hoàng vui mừng xá tội cho, không hỏi tội nữa. Thượng hoàng nói với Hưng Đạo Vương rằng:" Quân Nguyên đóng trên đất nước ta, chúng quí nhất là lương thảo khí giới, mà bây giờ quân của Khánh Dư đã thu đoạt hết như vậy, thì chúng khó ở lâu được nữa. Đạo quân của Thoát Hoan chưa biết Trương Văn Hổ mất thuyền lương, chắc còn kiêu căng lắm. Bây giờ ta hãy thả những binh lính bị bắt để họ báo tin này cho Thoát Hoan biết thì quân sĩ của chúng tất phải núng chí hơn. Làm như vậy, ta mà phá sẽ rất dễ".
    Hưng Đạo Vương vâng mệnh thả hết tù binh. Từ đấy quân của Thoát Hoan kinh sợ mất hết chí khí chiến đấu mà chỉ muốn về nước. Hơn nữa, lương ăn mỗi ngày một cạn mà chẳng được tiếp tế.
    Ô Mã Nhi từ sau khi đi qua Vân Đồn, chờ đợi đã lâu mà không thấy thuyền lương tới, bèn đem quân đánh phá Yên hưng (thuộc Hưng yên) rồi rút về đóng ở đồn Vạn Kiếp. Quân Nguyên từ lúc bại trận Vân Đồn, lương thảo ngày càng cạn, Thoát Hoan định phái người về Bắc Kinh xin thêm lương.
    Hưng Đạo Vương biết được kế ấy, cho tướng điều quân đến đóng ở núi Cơ Cấp và ải Nữ Nhi (thuộc Lạng Sơn) không cho người Bắc qua lại. Tướng sĩ nhà Nguyên biết tin đó bàn với Thoát Hoan rằng:" Quân ta đóng ở đây đã lâu ngày, không có thành trì, không có kho tàng mà lương thực sắp hết. Hơn nữa, giữa mùa hạ oi ả, lòng quân nao núng. Chi bằng ta hãy tạm rút về nước đợi sau này tính kế khác". Thoát Hoan thấy thế quân của Hưng Đạo Vương lớn mạnh chưa có thể địch nổi, bèn nghe theo lời bàn của chư tướng. Kế đó, sai Ô Mã Nhi, Phàn Triếp dẫn thuỷ quân theo sông Bạch Đằng về trước (Bạch Đằng thuộc huyện Thuỷ Nguyên, tỉnh Kiến An). Lại phái bọn Trần Bằng Phi, Trương Quân cho quân đi sau chặn hậu, định vài ba ngày nữa sẽ về tới Bắc Kinh.
    Hưng Đạo Vương bí mật biết được tin này, ông cho rằng biển Yên
    Bang là con đường duy nhất để chúng rút về nước, nên cho Nguyễn KhoáI mang quân theo đường tắt đến vùng thượng lưu sông Bạch Đằng, chặt gỗ to đẽo nhọn, bịt sắt đóng xuống lòng sông, phủ cỏ lên trên che đi. Đồng thời cho quân mai phục ở đó, chờ thuỷ triều lên, cho quân ra khiêu chiến nhử cho thuyền địch đến sát chỗ đóng cọc mới đổ quân ra đánh. Sai Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa cho quân mai phục ở ải Nội Bàng chờ quân Nguyên kéo tới thì đánh.
    Lúc bấy giờ các tướng đã cho quân án ngữ hết các đường thuỷ bộ. Bỗng có tin báo quân của Ô Mã Nhi đã tới sông Bạch Đằng. Hưng Đạo Vương đứng dậy hô quân sĩ và chỉ xuống giòng sông Hoá thề rằng: "Chuyến này nếu không phá sạch giặc Nguyên thì sẽ không về qua dòng sông này nữa!" (Thử hành nhược bất tất phá Nguyên tặc, tắc bất phục qui quá thử giang!).
    Quân sĩ nghe lời thề ấy ai cũng nguyện đồng tâm gắng sức tiến thẳng tới sông Bạch Đằng giết giặc.
    Chiến thuyền của Ô Mã Nhi, Phàn Triếp vừa tới sông Bạch Đằng thì gặp Nguyễn Khoái đưa chiến thuyền ra đánh. Ô Mã Nhi nổi giận đốc quân chống trả. Quân Nguyễn Khoái vờ bỏ chạy. Lúc này thuỷ triều đang lên, mặt nước mênh mông. Ô Mã Nhi vô tình thấy thuyền của Nguyễn Khoái chạy, bèn đích thân thúc quân đuổi theo. Nguyễn Khoái cố nhử cho thuyền giặc vượt sâu vào chỗ đóng cọc, rồi đánh quật từ phía sau lại. Hai bên đang giao chiến kịch liệt, thì đại quân của Hưng Đạo Vương kéo tới. Ô Mã Nhi, Phàn Triếp thấy thế quân ta rất mạnh, cho thuyền tháo lui đến khúc sông có cọc đều bị lật nhào hết. Quân Nguyên chết đuối nhiều vô kể. Tướng sĩ ta thừa thắng xông lên chém giết và bắt sống rất nhiều giặc, thu trên 400 chiến thuyền, bắt sống Ô Mã Nhi, Phàn Triếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc, đem dâng lên Thượng hoàng. Thượng hoàng truyền dẫn cho lên truyền ngự, cùng ngồi nói chuyện và rót rượu cho uống.
    Chiến thắng Bạch Đằng vào tháng 3 năm Mậu Tí ( ), Thoát Hoan nghe tin báo thuỷ quân bại trận, liền mang bọn Trình Bằng Phi, A Bát Xích, áo Lỗ Xích, Trương Quân, Trương Ngọc bằng đường bộ đến ảI Nội Bàng thì lại gặp quân của Phạm Ngũ Lão đổ ra đánh. Các tướng Nguyên ra sức bảo vệ Thoát Hoan, vừa đánh vừa rút. Trương Quân đưa 3 vạn quân ra chặn hậu, cố sống cố chết xông vào trận bị Phạm Ngũ Lão chém chết tươi. Thoát Hoan vượt ải chạy thoát thân. Quân Nguyên 10 phần chết 5-6 phần. Thoát Hoan đang trên đường tháo chạy, có người đến báo rằng:" Từ ải Nữ Nhi đến núi Cơ Cấp dài hơn trăm dặm đều có quan quân nhà Trần đóng giữ."
    Quân Nguyên từ đấy kinh hoảng xao xuyến. Lại nghe phía sau tiếng quan quân reo hò truy nã. Thoát Hoan vội vàng cho A Bát Xích,
    Trương Ngọc đưa quân lên trước mở đường, Lỗ Xích đi sau hộ vệ. A Bát Xích, Trương Ngọc đưa quân lên trước mở đường bỗng gặp quan quân nhà Trần ở hai bên đỉnh núi bắn tên có thuốc độc xuống như mưa, hai viên tướng nhà Nguyên tử trận. Còn Trình Bằng Phi đem hết sức mang Thoát Hoan chạy ra đất Đan Kỷ, vượt qua Lộc châu, chạy về Tứ Minh. Áo Lỗ xích đi sau cũng chạy thoát, thu thập tàn quân rồi chạy theo Thoát Hoan về Bắc kinh.
    Hưng Đạo Vương đã đánh đuổi giặc Nguyên về nước, hội cùng các tướng đem quân đi đón xa giá Thượng hoàng và Nhân Tôn về kinh sư. ĐI đến Long Hưng, Nhân Tôn cho tập trung bọn tù binh, tướng giặc Ô Mã Nhi, Phàn Triếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc tại Chiêu Lăng làm lễ dâng tù binh, dựng sinh từ Trần Hưng Đạo Vương ở Vạn Kiếp. Xét công lao đánh dẹp quân Nguyên, tiến phong Hưng Đạo Vương lên Đại Vương, con trai ông Hưng Vũ Vương Nghiễn là Khai quốc công, Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng là tiết độ sứ.
    Ngày trước Yên sinh Vương Liễu khi sắp chết cầm tay Quốc Tuấn mà trối trăn rằng: " Mày không vì cha mà lấy thiên hạ, thì ta chết không hắm được mặt". Quốc Tuấn vâng dạ cho xong việc, nhưng bụng nghĩ không cho điều ấy là phải. Đến lúc đất nước gặp cơn hiểm nghèo, quyền bính quân quốc đều nắm trong tay mình, ông bèn mang chuyện cha dặn nói với gia thần là Dã tượng và Yết Kiêu, thì hai người đều can rằng: " Làm việc ấy tuy phú quý một thời nhưng mà để tiếng xấu ngàn năm. Bây giờ Đại vương há chẳng phú quý rồi sao?
    Chúng tôi xin làm gia nô trọn đời chứ không làm quan bất trung bất hiếu, coi ông Duyệt-người giết dê làm thầy".
    Quốc Tuấn thán phục khen ngợi hai người.
    Quốc Tuấn ướm hỏi con là Hưng Vũ Nghiễn:" Người xưa có thiên hạ để truyền cho con cháu, mày nghĩ thế nào?". Hưng Vũ Vương tâu rằng:" Họ khác cũng không nên, huống chi cùng một họ". Quốc Tuấn
    khen là phải. Quốc Tuấn lại đem chuyện ấy thử hỏi con thứ là Quốc Tảng.
    Quốc Tảng thưa: " Tống Thái tổ(1) là một ông già làm ruộng, thừa thời mở
    vận có được thiên hạ". Quốc Tuấn nổi giận đùng đùng rút kiếm kể tội
    Quốc Tảng:" Kẻ làm tôi phản loạn là từ đứa con bất hiếu này". Hưng
    Nhượng Vương khóc lóc van xin mãi mới được tha tội chết.
    Quốc Tuấn tức giận và căn dặn Hưng Vũ Vương rằng "Một ngày kia ta chết, đậy nắp quan tài xong rồi mới cho Tảng vào!".

    Khi Quốc Tuấn lâm bệnh, vua ngự tới nhà riêng ở Vạn Kiếp thăm và hỏi rằng:
    " Nếu như có mệnh hệ nào giặc phương Bắc lại đến xâm lược thì có phương sách nào chống lại chúng?".
    Quốc Tuấn tâu rằng:" Ngày xưa Triệu Võ đế dựng nước thì dân chúng ta làm kế "Thanh dã" (vườn không nhà trống), còn đại quân từ Châu Khâm, Châu Liêm đánh vào Trường Sa, dùng đoản binh đánh úp phía sau. Đó một thời. Đến thời Đinh Lê chọn được người hiền lương nước Nam mới mạnh, phương Bắc suy yếu, trên dưới đồng tâm, lòng dân không chia, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống đó là một thời.
    Vua Lý mở nền, Nhà Tống xâm lăng dùng Lý Thường Kiệt đánh Châu Khâm, Châu Liêm, mấy lần đánh tận đến Mai Lĩnh là vì có thế vây.
    Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bủa vây 4 mặt. Vì vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục (hoà thuận), cả nước góp sức. Đây là việc giặc tự đến chịu trói. Cái ấy do trời xui khiến như thế. Đại để giặc cậy thường trận ta dựa đoản binh , lấy đoản chế trường là lẽ thường của binh pháp. Nếu thấy giặc ồ ạt như lửa cháy gió thổi thì thế dè chế ngự. Nếu nó dần dà như kiểu tằm ăn không cần tốc thắng thì phải dùng tướng giỏi.
    Xem cách cơ biến như việc đánh cờ, tuỳ cơ ứng biến. Ngoài ra còn cần phải có một đội quân một lòng một dạ gắn bó như tình cha con, sau đó mới có thể dùng được. Hơn nữa, phải khoan sức cho dân để làm kế sâu gốc bền rễ. Đấy là thượng sách để giữ nước vậy."

    Tượng đài Trần Hưng Đạo - Yết Kiêu - Dã Tượng tại công viên Trần Hưng Đạo Phan Thiết - Vn


    Vào khoảng những năm niên hiệu Trùng Hưng, Quốc Tuấn hai lần đạn phá quân Nguyên lập công cho muôn đời, tiếng vang đến tận giặc Bắc. Vua thường gọi là Hưng Đạo Vương mà không gọi tên. Vua làm bài văn bia ở sinh từ Quốc Tuấn để ví với Thượng phụ ( …….)
    Lại có công to nên vua phong là Thượng quốc công. Cho phép Quốc Tuấn được phong cho người khác từ tước của mình trở xuống. Duy chỉ có tước hầu thì được phong trước tâu sau. Thế mà Quốc Tuấn chưa hề phong tước cho một người nào. Quốc Tuấn bảo nhà giàu xuất thóc nuôi quân mà chỉ lo làm lang tướng giả, chứ không cho làm lang tướng thật.
    Quốc Tuấn kính cẩn giữ tiết làm tôi như thế. Còn luôn vì nước tiến cử người như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần có công dự vào việc đánh dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Bọn các ông Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, ương thời về văn chương, chính sự.

    Hưng Đạo Vương trung nghĩa, trí dũng tựa như Phàn Dương Vương (Quách Tử Nghi)(1) đời Đường, nhưng cảnh ngộ của Hưng Đạo Vương có nhiều khó khăn hơn.
    Hưng Đạo Vương với tư cách kẻ gia thần nắm quyền bính. Trong lúc gian nan bị ngờ vực, bị tiếng gièm pha nghi ngại, văn vũ có thể làm gương cho vạn nước mà ông không nhận, văn chương anh hùng có thể nổi danh lưỡng quốc ông cũng chẳng màng. Công nghiệp ( công lao gây dựng đất nước) thế lực có thể bạt núi ngăn sông, làm gió mây mưa mà ông vẫn giữ trọn đạo làm tôi.
    Xem việc ông theo nghĩa không theo cha, chỉ biết có nước quên nhà, rút sắt nhọn hỗ giá lưỡng cung ( Thượng hoàng Thánh tôn và Nhân Tôn); Rút kiếm kể tội Hưng Nhượng Vương, thì lòng trung nghĩa của ông thấu đến cả nhật nguyệt (mặt trăng mặt trời) khí tiết của ông động đến cả quỷ thần.
    So với Phàn Dương Vương chỉ có trung tín yên giữ mệnh, thì địa vị của ông phải cao hơn một bậc.
    Kinh dịch có câu" Biết ẩn biết hiện, biết cương biết nhu đó là người mà muôn người phải ngưỡng mộ".
    Hưng Đạo Vương nhờ đức độ ấy mà được hưởng điều tốt lành trọn đời, giữ gìn vinh dự trọn đời. Ông quả xứng đáng là bậc thầy và làm gương cho kẻ bề tôi trăm đời.
    Last edited by Nammo; 15-09-2008 at 10:22 PM.
    OK con gà đen

  11. #11

    Mặc định

    Năm Hưng Long thứ 8 ( Mậu Tí -1300) Năm ấy điềm trời rất lạ, tháng 3 nhuận, người anh em của Người là Trần Quốc Khang ra đi trước. Tháng 4 “mặt trời rung động”. Tháng 5 “người đàn bà lộ Hồng Châu đẻ con trai có hai đầu”.
    Tháng 6 ngày 24 “có sao sa” : trên trời có một vị tướng tinh thật to từ đông bắc bay suốt qua đông nam rồi sà xuống đất, sáng loé ra 10 trượng.

    Theo Trần gia thị huấn : Vào ngày 18 tháng 8 Vương đang tụng kinh ở trên núi, nghe nói chị mình mắc bệnh, bèn xuống hỏi thăm. Bà chị nói ngày tới sẽ về tiên tổ. Vương đáp :” Em còn chút việc bận, chị hãy đợi em đến sáng 20 cùng đi một thể” Đến ngày đó Vương không có bệnh gì mà mất.
    Trước khi mất , Vương dặn dò các con rằng : “ Khi ta sống ba lần đánh tan quân Nguyên giết hại chúng rất nhiều, nên sau khi ta mất họ sẽ tìm mộ ta. Trong tháng này, bí mật chôn ta ở vườn An lạc, giả nói rằng an táng chị ta, táng xong nên để đá lên trên, nhưng đá cũng để rất sâu, rồi trồng cây lên trên. Sang tháng, về Tức mặc phao tin ta mất ở đó rồi làm nghi thức an táng, về hài cốt phải dùng của viên quan sang trọng, chớ dùng của người thường dân, khó che mắt chúng. Ta dâng biểu tâu vua cho khu bảo lộc làm dân tao lệ, lúc sống chưa từng đặt chân tới đó, không biết nay như thế nào. Vậy phải cho quan coi nơi nào đẹp đẻ 4 mới làm mộ giả và đốc việc chôn cất cho trang trọng mới che được con mắt ngờ vực của người ngoài” ( Vì thế nay ở Bảo Lộc có một lăng ghi mộ Hưng Đạo vương, có quan tài bằng đồng, tương truyền là mộ của một viên bộ tướng)
    OK con gà đen

  12. #12

    Mặc định

    Linh Thiêng Đức Thánh Trần




    Bàn thờ Ngài tại Kiếp Bạc

    Sau khi Hưng Đạo Đại vương mất rất linh thiêng hiển hách. Trong nhiều bản kinh như Trần Triều hiển thánh chính kinh, Đại hữu chân kinh, Hưng Đạo chính kinh bao lục … đều có chép danh xưng “ Cửu Thiên Vũ Đế ” của Đức Thánh Trần.
    Bản chính kinh Phạm Ngũ Lão được mở đầu bằng đoạn : “Thánh phụ dòng dõi võ tiên, núi non chung đúc, vũ trụ tạo linh. Thần dựa vào Nam Nhạc, ký thác Đông A, Vân La Cố Trạch, sinh vào mùa đông, Thanh đồng xuất thế. Ngọc Đế khâm sai, sao cho “ Cửa Thiên nắm quyền Vũ Đế “
    Như vậy sau khi mất, Đức Thánh đã trở về thiên đình nhận lệnh chỉ của Ngọc Hoàng phong là Cửu Thiên Vũ Đế với sứ mệnh dịêt trừ yêu ma, tà đạo ở ba cõi Thượng giới( thiên đình) Trung giới( trần gian) và Hạ giới (âm phủ).
    Như vậy với chức danh Cửu Thiên Vũ Đế, Đứgc Thánh Trần của người dân Việt còn có quyền năng lớn hơn nhiều so với các đế khác như Bạch Đế ( coi vùng trời phía Tây), Xích Đế ( coi vùng trời phía Nam), Hắc Đế ( coi vùng trời phía Bắc ), Thanh Đế ( coi vùng trời phía Đông ) Quan Đế (coi thiên môn )…

    Sách Tả truyện có chép " xem sách Hà, Lạc nhớ công người viết".
    Nên khi người ta xem nước ở Lục Đầu ngóng bến Bạch Đằng, ai lại không nhớ tới công của vương? Há có phải một thời một thế mà thôi đâu? Sau khi đã trở thành thần, lại càng soi rõ, hầu khắp mọi nơi, hương đèn khôn ngớt. Mỗi lần nước bị ngoại xâm, đến cầu dưới đế kiếm trong hòm ắt kêu, báo tin tất thắng.
    Năm có lụt hạn hán, đến cầu trước miếu , bồ hương thấy hoá là giáng niềm vui. Đả tà trị ma thì có cờ có kiếm. Nhỏ như một kẻ sát phụ sát phu đều chịu đức; đuổi bệnh trừ tai thì có bùa ấn. Lớn như một huyện một phương cũng phải đội ơn, nhanh chóng như gió vang chớp giật. Tai nghe mắt thấy rõ ràng. Thiết nghĩ đó là công chung góp của các thần như Tản Sơn tôn thần, Chử Tiên tôn thần (Thời Hùng Vương Chử Tiên hay công chúa, học đạo thành tiên, gia quyến bay lên, miếu thờ ở bên sông xã Đa Hoà huyện Đông Yên-chú thích của nguyên bản). Miếu thiêng Cần Hải, Vân Cát đều có chứng tích linh thiêng rõ ràng của sự phù trợ. Tuy cách đời mà thần lại giống nhau. Ghi lòng tạc dạ không thể nào quên, cầu đảo bảo hộ tịch nhi, một lòng cảm thông để cho con cháu, đức tốt vô cùng. Cho nên dầu xa xôi đến trăm ngàn dặm, già nua, trẻ tuổi mà đến ngày tuần tiết đều đến, tấm lòng thành đó không phải riêng ai. Cho đến nay đã là 600 năm, mà hương đàn trai giới ở các linh viện, sớm chiều đều cúng, cùng là sở nguyện. trải qua các triều phong tặng " Thượng đẳng phúc thần", cùng với trời đất trường tồn dài lâu. Anh linh trỗi vượt, há là sự ngẫu nhiên ư? Bởi vì ân trạch đại vương đã được thấm sâu đều khắp hết thảy mọi nơi,nên đã được trường tồn. Chính khí của đại vương rộng rãi bao la, không bao giờ tắt. Tấm lòng son đó của đại vương có được là tự ở trời, Thanh tiên phụng mệnh thác mộng mà sinh ra (Thanh Tiên đồng tử giáng sinh-Chú của nguyên bản). Lúc đến, khi đi (ý nói khi vương sinh ra và mất đi) đều do có thượng đế ứng xuống trời nam một vì tinh tú vôi vàng rời bỏ con cháu lê dân (dân đen). Vốn là do ý trời xui nên vậy sao? Tìm được đất Mạch hạ trên núi Huyền đinh, đỉnh núi Hàm Rồng ( nơi đền Vạn Kiếp), các đỉnh núi chầu về, các ngả nước quy lại, khí trượng muôn trùng, Phổ Giang, Chung Lại (đền hướng về Phổ Giang và Chung Lại. Chú thích của nguyên bản). Khôn lộ phật tiền ( triều nhà Lý, Không Lộ Thiền sư thần tăng đắc đạo thành Phật, khi còn sống ở chùa trên núi Phổ (Phả) lại. Thường cởi áo cà sa ngồi nổi trên mặt nước biển sang bên nước Bắc, hoá (lấy) được kho đồng, đem về đúc thành chuông lớn, là một trong 4 thứ quí của nước Nam, sau bị chìm xuống (thác nhỏ) (ở Phổ Giang, (vì thế người ta mới gọi là Phổ Lại). Nam Tào, Bắc Đẩu (tên 2 núi ở Kiếp Bạc ) thần chiếu sáng lên (theo Chu Tử thì anh khí của núi sông ở chỗ nào, là thần chiếu sáng lên). "Chiếu sáng lên" (tức là hiện lên, hiện ra).Các nhà địa lý trước kia như Hoàng Thượng Thư (Công bộ Thượng thư nhà Minh Hoàng Phúc sang chiếm Giao Châu, là người tinh thông địa đạo), Tả tổ sư ( người Tả Ao Nghệ An, họ Nguyễn tên là Đức Huyền, cũng tinh thông địa đạo), nhìn thấu rõ đường chính (đường ngay lẽ phải) cùng khen tán cũng là do khí của đất mà khiến nên như vậy ư? Ôi thứ nhất là do thần, thứ 2 là do đất ( Lý thư), thứ ba là do tam tài mà họp thành. Không phải là thần thì ai được như thế.
    Bởi vậy cứ vào tháng 8 hàng năm quan dân nam nữ đến Vạn Kiếp để tế trước đền Dược Sơn, hai bên tả hữu có các Nam Tào - Bắc Đẩu chầu vào. Trước đền có sông Lục đầu tụ vào. Đây là nơi danh thắng thiên cổ. Còn khắp trong thiên hạ đâu đâu cũng lập đền thờ ông. Cổ truyền trong dân gian ở các châu huyện Lạng Giang, nếu có bệnh dịch người ta đều đến kêu cầu và đều được ứng nghiệm cả. Nếu có việc chiến chinh giặc dã họ đều sắm lễ đến tế ở trước đền, hễ có tiếng gươm kêu ở trong hòm tất đại thắng.
    Last edited by Nammo; 15-09-2008 at 10:23 PM.
    OK con gà đen

  13. #13

    Mặc định

    Chuyện Phạm Nhan


    Ngoại truyện chép rằng: có người tên là Nguyễn Sĩ Thành chết rồi lại sống và tự thuật lại chuyện trên trời là ở huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương có người con gái họ Nguyễn, vợ của một thương khách tên là Kiến Phúc.
    Một đêm nằm mộng ngủ với tinh rồng. Về sau đẻ ra thằng con chính là kẻ gây loạn lạc cho nước Nam. Có người mang truyện đó tâu với thượng đế. Thượng đế lập tức cho thằng bé áo xanh giáng thế để dẹp loạn.
    Cũng khi đó vợ của Yên Sinh Vương Liễu nằm chiêm bao thấy một em bé mặc áo xanh xin được làm con, tỉnh dậy rồi sau sinh ra Quốc Tuấn.

    Theo Trần Triều Hưng Đạo đại vương truyện : Nguyễn Nhan tên chữ là Bá Linh ( thường gọi Phạm Nhan), cha người Quảng Đông, sang buôn bán bên nước Nam, lấy vợ làng An Bài, huyện Đông Triều, sinh được Bá Linh. Lớn lên Bá Linh theo cha về Tàu học hành, đỗ tiến sĩ triều nhà Nguyên, lại cao tay ấn phù thủy có phép tàng hình biến hoá, thường vào cung trị bệnh cho cung nữ. Do tính dâm đãng, rồi thường biến thành con gái vào cung tư thân với cung nhân. Về sau lộ chuyện, chúa Nguyên dùng phép bắt được định án trảm quyết. Để chuộc tội , Bá Linh tình nguyện xin đi làm hướng đạo ( chỉ đường) sang đánh Nam quốc.
    Khi đánh trận, Bá Linh thường đi đầu. Bá Linh mắt nhỏ, mặt dài ( mặt chuột, tai dơi, mắt lươn ti hí - NV), cưỡi ngựa ra trận, tay cầm thanh bảo kiếm, xoà đầu rũ tóc, trong mồm niệm chú lẩm bẩm mấy câu… trời đất bỗng nổi cơn giông, cát sỏi bay vù vù, mây đen kéo tới mù mịt.quân sĩ giáp mặt không thấy nhau. Rồi lại nghe thấy trên không tiếng reo ầm ầm tựa như có thiên binh vạn mã đổ xuống khiến quân ta kinh hãi bỏ chạy. Nhờ tà thuật của Bá Linh mà quân giặc đã phá được nhiều trại của quân ta. Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa bẩm lại với Hưng Đạo vương về việc Bá Linh dùng phép thuật. Khi Hưng Đạo vương hỏi ai có kế gì để diệt giặc có yêu thuật không. Yết Kiêu thưa:
    ” Tôi nghe khi xưa công chúa có gặp Tiên Mẫu cho thanh kiê1m thần giao cho đại vương, hẹn khi nào gặp giặc có yêu thuật, hễ chỉ thanh gươm ấy niệm thần chú thì tức khắc phá được. Đại vương sao không dùng kiếm ấy ?”
    Hưng Đạo Vương cười nói :” Thuật ấy chẳng qua là ảo thuật, xưa này dùng phép phù thủy hay có đồ ấy, chỉ dùng dơ bẩn là trừ được, can chi phải mượn đến phép thần tiên”. Bèn gọi Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa hẹn rằng : “ Hai người cho quân sĩ trữ sẵn đồ dơ bẩn, phục hai bên núi, ngày mai ta đánh giặc… Khi nào giặc dùng đến yêu thuật, có âm binh trên không kéo xuống thì cho quân sĩ từ trên đầu núi phóng uế xuống, tất phá được ” Hai tướng phụng mệnh, cho chứa sẵn máu chó, máu dê khi lâm trận vẩy ra, tức thì khí mù tan hết, giông gió liền tạnh, rồi thấy người ngựa hí giới bằng cỏ hgà và giấy nứa lả tả rơi xuống đất.
    Thua trận đó Bá Linh bèn dùng phép thuật khác để cướp trại Vạn Kiếp. Nửa đêm sai âm binh thần tường kéo ra bạt ngàn, lố nhố quân đầu trânu mặt ngựa, mặt mũi dữ tỡn như hung thần. Cung nỏ bắn cũng không ngăn được âm binh. trận đó Hưng Đạo Vương và quân sĩ phải rút về Thăng Long. Để diệt Bá Linh, Hưng Đạo Vương nói : “ Ta thủa xưa có học được dị thuật, ta lập thành đồ trận gọi là Cửu cung bát quái, lại may có một thanh thần kiếm, vậy để ngày mai ta dẫn quân vào thành dàn trận, đánh nhau với quân Nguyên , kỳ bắt được yêu nhân mới thôi.
    Hưng Đạo Vương bày thành đồ thế, chia quân dàn ra 8 cửa, mỗi cửa một sắc cờ, mặt chính Đông cờ xanh, mặt chính Tây cờ trắng, Mặt chính Bắc cờ đen, mặt chính Nam cờ đỏ, góc Đông Nam dán cờ sắc đỏ trắng, góc Tây Bắc dán cờ sắc xanh đen, góc tây Nam dán cờ sắc trắng đỏ, góc Tây Bắc dán cờ sắc trắng đen. Mỗi mặt dàn 300 quân, 50 tên kỵ mã cầm cờ, 250 tên bộ tốt cầm khí giới, ở chính giữa có một toán quân cầm cờ vàng. Bá Linh xem thế trận, chó là : “ có sắt khí bộc lên, chắc có qủy thần chi đây”. Khi Bá Linh dẫn 500 quân đánh ở mặt Đông vào, Hưng Đạo vương cầm thanh kiếm thần, niệm chú mấy câu rồi cầm là cờ vàng phất lên. Bá Linh thất trận phải dùng đến phép độn giáp để biến mất, còn 500 quân thì bị chết và bị bắt sông. Quân Nguyên phải lui quân.
    Hưng Đạo vương sai Yết Kiêu đi đục thuyền bắt Bá Linh, nhưng cứ bắt được thì nó lại biến mất. Hưng Đạo vương dặn :” Định bắt Bá Linh phải trữ sẵn chỉ ngũ sắc, chờ khi bắt tình cờ, dùng dây ấy quấn vào mình thì nó không biến hình được” Yết Kiêu làm theo, quả nhiên như vậy.
    Bá Linh xin được đưa về quê mẹ ờ làng An Bài chịu chết. Hưng Đạo vương sai con là Hưng vọ vương Quốc Nghiễn điệu Bá Linh về An Bài hành hình, nhưng cứ chém cụt đầu này nó lại mọc ra đầu khác, đâm lao búa cũng không dứt thịt. Hưng Võ vương không biết làm cách nào, bèn sai người về tâu với Hưng Đạo vương. Vương nổi giận, cầm thanh thần kiếm xuống tận An Bài. Bá Linh trông thấy Hưng Đạo vương và thanh thần kiếm mới chịu phép. Khi điệu ra chém , Bá Linh ngoảnh cổ hỏi:” Đại Vương ra tay thì tôi xin chịu, nhưng xong , khi tôi nhắm mắt Đại vương cho tôi ăn đồ chi” Dã Tượng được Vương đưa thần kiếm khai đao, thấy thế phát cáu mà thét lên : “ Cho mày ăn sản huyết ( máu l…) của thiên hạ” , rồi ném đầu Bá Linh xuống sông Thanh Lương cạnh làng ấy.
    Cách hai hôm sau, có hai người dân chài đánh lưới ở khúc sông , lần luới nào nào cũng được mỗi cái đầu lâu Bá Linh, lấy làm kỳ dị, bèn khấn nếu phù hộ cho đánh được nhiều cá thì sẽ mai táng cho. Quả nhiên như vậy, họ mới đem đầu lâu ấy chôn tạm trên bờ. Từ ấy đi qua chỗ mả thường khấn Bá Linh đi chơi cùng. Dần dần Bá Linh cũng hiện hình đi chơi với họ. Vì Bá Linh khi còn sốpng dâm tính , nên họ thường nói đùa, đố hồn Bá Linh trêu con gái. Hễ trông thấy người con gái nào mà đố y trêu trhì người ấy quả nhiên về nhà mắc bệnh. Người trong làng thấy linh dị lập miếu bên sông để thờ.
    Theo Việt điện U linh tập lục toàn biên chép khi Phạm Nhan sắp bị hành hình có xin Hưng Đạo vương : “ Phải cho tôi ăn giống gì chứ” Vương giận liền bảo : “ Cho mi ăn máu đẻ của đàn bà” Bởi vậy sau khi chết, hồn hắn đi đâu gặp sản phụ thì lập tức hớp hồn họ ngaay. Những người đàn bà đó sẽ bị ốmliên miên, không thuốc gì chữa khỏi, khiến họ rất sợ hãi. Những người bệnh này thường được dẫn đến đền thờ Trần Hưng Đạo, lấy chiếu cũ trong đền, bắt thần bắt người bệnh nằm lên, rồi đem chân nhang đốt ra tro, quậy nước cho uống thì chắc chắn sẽ khỏi. Có gười mới chỉ mang chiếu từ đền Vương về nhà thì bệnh cũng đã khỏi.

    Các sách Công dư tiệp ký, Thiên nam ngữ lục và một một số tích lưu truyền trong dân gian khác cũng ghi lại chuyện này. Tuy có vài chi tiết hơi khác nhưng cơ bản cốt truyện vẫn là : Sau khi bị Hưng Đạo Vương diệt trị, hồn ma Phạm Nhan biến thành ma qủi chuyên đi quấy rối phụ nữ, đàn bà con gái. Muốn trị bệnh này đều phải đến xin, nhờ phép của Đức Thánh Trần.

    Truyền thuyết vùng Kiếp Bạc còn lưu truyền câu chuyện Phạm Nhan gắn với công lao của bà hàng cơm mà ny còn nghè thờ cách đền kiếp Bạc chừng 100m. Truyền thuyết kể rằng : Hưng Đạo vương giao cho bà hàng cơm nhiệm vụ theo dõi các binh thuyền của giặc và mọi nội tình thông qua những binh lóinh vào hàng ăn. Một hôm, có người vận đồ xanh, tướng hung mạo hung dữ vào hàng uống rượu. Được biết đấy là tướng giặc Phạm Nhan, sau khi chuốc rưịơu say, bà hàng bèn hỏi:” Nghe nói tướng quân có nhiều phép màu lắm phải không ạ?” Đang say sưa, hắn khoe khoang : “ Ta có năm phép thần thông, như người đang to hoá nhỏ, không dây nào trói được, chém đầu này mọc đầu khác …” Bà hàng bèn khích hắn : “ tướng quân tài giỏi vậy còn sợ ai chém nữa!” Phạm Nhan đáp:” Muối trói ta phải bằg chỉ ngũ sắc. Muốn chặt đầu ta phải dùng vôi tôi, phân gà sáp và bồ hóng bếp bôi lên lưỡi kiếm” Nắm được điều bí mật đó, bà hàng đã cấpbáo ngay cho Trần Hưng Đạo. Nhờ đó dùng chỉ ngũ sắc bắt sống được Phạm Nha. Khi sắp bị đem ra sử tội, Phạm Nha thấy lưỡi kiếm được bôi Vôi tôi, phân gà sáp và bồ hóng bếp đem ra. Hắn sợ hãi biết chết là chắc, bèn xin Hưng Đạo Vương một ân huệ cuối là ; Sau khi hắn chết, chặt thây hắn ra làm ba , một phần vứt xuống sông, một phần vứt lên bờ còn một đoạn vứt lên rừng. Vướng sai chém và vứt mỗi đọan một nơi theo như lời cầu khẩn. Đạn vứt xuống sông biến thành đỉa, đoạn vứt lên bờ biến thành muỗi bvà đọan vứt lên rừng biến thành vắt. Về sau, nhân dân gặp những con vật đó thường gọi là giặc Phạm Nhan.

    *** (Để ý thấy trong sinh hoạt, sản xuất kinh nghiệm của người dân mỗi khi ra đồng hoặc phải lội nước, thường đem theo một gói vôi tôi trộn bồ hóng bếp. Nếu bị đỉa cắn, chỉ cần chấm một chút hỗn hợp đó vào miệng đỉa đang ngậm trên da, là con đỉa rơi ra ngày và co quắp lại. Kinh nghiệm này còn sử dụng cho con vắt cũng rất hiệu nghiệm khi đi rừng. Vết thương bị đỉa và vắt cắn thường khó cầm máu, chỉ cần bôi lên đó chút hỗn hợp trên có tác dụng cầm máu và giảm ngứa. Còn ai bị muỗi đốt, lấy một chút vôi tôi bôi lên vết cắn cũng sẽ làm giảm ngứa và sưng tấy rất hiệu quả. Tiện đây cũng xin phổ biến một kinh nghiệm cầm máu cho vết thương loại nhỏ: Nhai lá trầu không với một chút vôi tôi ( kiểu mấy bà ăn trầu) đắp hỗn hợp đó lên vết thuơng sẽ cầm máu ngay và mau liền sẹo. Sẹo khi lành lại ít khi bị vết thâm - NV)

    Theo Việt điện u linh , Công dư tiệp ký đều ghi rằng đền Phạm Nhan ở bên bờ sông Lương Giang huyện Đông Triều. Còn trong sách Sự tích Hưng Đạo Vương ghi : “ Hiện có đền thờ bên bờ sông Nam Sách đối diện với đền thờ của Hưng Đạo Vương. Đại phàm những phụ nữ đi qua đền thờ của Bá Linh liền mắc bệnh. Tục gọi là ma Phạm Nhan làm. Bùa đảo cũng không trị nổi. Nhưng nếu được các thứ đồ thờ hoặc cái bát cái chén, hoặc cái chiếu thờ trong đền Hưng Đạo đem giắt vào chỗ người bệnh nằm thì ma lập tức đi biệt không dám ngoái cổ lại, người bệnh khỏi hẳn .“
    Last edited by Nammo; 16-09-2008 at 01:49 AM.
    OK con gà đen

  14. #14

    Mặc định

    THỜ TỰ

    Trần Quốc Tuấn là bậc kỳ tài, thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn. Đương thời khi sinh tiền ông là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều được giao trọng trách điều binh bát mã và lập được công lớn.

    Về lịch sử : Ông là nhà chính trị xuất sắc, nhà quân sự thiên tài và là văn hóa lớn của dân tộc. Tên tuổi và sự nghiệp của Ông mãi mãi sáng ngời với sử sách.
    Người đã chỉ huy quân dân Đại Việt chặn đứng vó ngựa xâm lăng của nhà Nguyên Mông, kẻ đã giày xéo lên cả Châu Âu và Châu Á thời đó. Chiến công của Người không chỉ cứu vước Đại Việt chúng ta mà còn cứu một phần thế giới.

    Theo Sự tích Trần Hưng Đạo: “Lúc bấy giờ chúa Nguyên đang sai tướng xuất binh lương khí giới đi đánh Nhật Bản. Bỗng thấy Thoát Hoan bại trận trở về, lập tức rút hết quân đi đánh Nhật Bản quay lại.”
    Bởi vậy cho đến ngày nay, mỗi khi có dịp nhắc tới đế quốc Nguyên Mông ở thế kỷ thứ 13, nhân dân Nhật vẫn nhớ ơn Đức Trần Hưng Đạo, trước những chiến thắng của Ngài buộc quân Nguyên phài phân chia lực lượng và đã đã ngăn được chiến thuyền của giặc Nguyên Mông vượt biển sang đánh chiếm nước Nhật, cứu nước Nhật thoát khỏi họa ngoại xâm.
    Còn ở Trung Quốc, những người hướng dẫn tham quan Đền thờ Chu Nguyên Chương ở thành phố Nam Kinh thì chờ dịp đón người nước Nam ta sang thăm để thành kính nhắc lại: “Nhờ có chiến thắng của vị anh hùng Hưng Đạo Đại Vương, nên Đức Thái Tổ của chúng tôi mới khởi nghĩa thành công, dẹp tan giặc Nguyên Mông, giành lại độc lập cho Trung Nguyên và lập nên Triều đại Nhà Minh.”

    Về tâm linh : Khi mãn hạn hạ giới về trời ông là bậc Thần Thánh hiển linh luôn che chở, phù hộ và cứu giúp nhân dân.

    Từ đó đến nay ở khắp đất nước nhân dân ta xây dựng đền thờ, dựng tượng đài trước là để tưởng nhớ công ơn của Ngài. Sau là nơi thờ tự, nương nhờ về tâm linh của Đức Thái sư Thượng phụ Thượng Quốc Công, Bắc bình Đại nguyên soái, Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương.

    Ngài đã nhận được nhiều sắc phong thượng đẳng tối linh thần của các vương triều, được nhà nước các thời chính thức đưa vào thờ phụng trong các đền miếu.

    Số lượng những nơi thờ tự Ngài đến nay chưa có công trình khảo cứu nào thống kê đầy đủ, trên cả nước có gần 500 đền thờ Ngài độc lập hoặc phối tự. Có những địa phương có cả vài chục địa điểm như Nam định, Nam Hà, Thái Bình ….

    OK con gà đen

  15. #15

    Mặc định

    Tượng đài của Ngài cũng được dựng ở nhiều nơi, có nơi tượng đài của Ngài đã trở thành những biểu trưng cho địa phương (Nam Định) .
    Tượng đài ở Quảng trường TP. Nam Định


    Gần đây ở nước ngoài, một số kiều bào ta cũng đã gom góp công đức xây dựng đền thờ và dựng tượng Ngài để thờ phụng.


    Tượng Đài Đức Thánh trần ở Seattle Washington Hoa Kỳ

    Đặc biệt nữa là ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước (VN), đều có một con đường chính trong nội ô mang tên Ngài, và đó thường là những đại lộ đẹp.
    OK con gà đen

  16. #16

    Mặc định

    Lễ hội tưởng nhớ Ngài cũng như những chiến công của Ngài được tổ chức trải đều trong năm.
    Ngoài những ngày Tết, các nơi thờ tự Ngài đều tổ chức lễ theo Nguyên Đán thì Rằm tháng Giêng là lễ hội Khai Ấn. Đây là một trong những Lễ hội chính trong năm được tổ chức qui mô, hoàng tráng ở Vạn Kiếp ( Hải Dương) và nhất là ở Bảo Lộc ( Nam Định), nơi có cụm đền thờ dòng họ nhà Trần, 14 vị vua Trần và thờ Hưng Đạo Đại Vương.

    Lễ hội khai ấn Đền Trần
    Lễ hội khai ấn Đền Trần thực sự là một lễ hội rất tâm linh và cũng mang đầy chất nhân văn. Hàng chục vạn khách thập phương đổ về đền Trần để dự lễ khai ấn đầu năm, cố xin bằng được ấn vua ban để cả năm công thành danh toại, bình an hạnh phúc. Người đời truyền lại, đây là buổi lễ vô cùng linh thiêng và có ý nghĩa với toàn thể nhân dân nhất là các bậc quan chức, người buôn bán làm ăn lớn.


    Đêm khai hội

    Ngay từ đầu, Trần Thái Tông đã đánh giá vùng đất Tức Mặc là đất phát vương, huyệt đất (đất minh), xung quanh có rồng nằm sẽ phù cho dòng họ Trần phát vương. Do đó, Thái Thượng Hoàng đã làm miếu thờ tổ tông và khởi xướng lễ khai ấn phát lộc đầu năm vào tối ngày 14 tháng giêng âm lịch, ở nơi đất linh, tổ tiên phát tích và mọi người khởi đầu ngày làm việc đầu tiên của năm mới được may mắn. Cũng theo cụ Minh, ý nghĩa sâu sắc của việc phát Quốc ấn cho toàn dân là vua muốn truyền tới quan quân, thần dân thông điệp khi nghĩ gì, làm gì cũng không quên nguồn gốc tổ tiên, phải phát huy truyền thống của tổ tông, tích cực tu nhân tích đức, xây dựng và bảo vệ non sông xã tắc. Vì thế ngày khai ấn cũng là ngày kỷ niệm các bậc Thế tổ Đông – A trên tiên miếu xưa. Triều đại càng phát triển thì lễ khai ấn càng được tổ chức long trọng và uy nghiêm.
    Khai ấn đầu năm là một hoạt động văn hóa mang đậm dấu ấn của triều đại phong kiến nước ta. Thế nên, dù Đền Trần có hơn hai chục ngày lễ nhưng Lễ khai ấn là đại lễ được mong đợi nhất trong năm, được xem là “linh hồn” của Lễ hội Đền Trần. Đúng giờ Tý (23 giờ đêm 14 đến 1 giờ sáng ngày 15) nhà vua tổ chức nghi lễ:
    “Nhân sinh khai Tí
    Thiên địa khai Ngọ”
    Quan quân dâng sớ tế trời, khởi động ngày đầu làm việc của năm mới và vua ban phát lộc cho muôn dân trăm họ. Đây là hành động cao quý của vua triều:
    “Trần triều tự viện
    Tích đức khai ân”

    Ai mà có được lộc ấn vua ban thì coi như:
    “Phúc như Đông Hải
    Thọ tựa Nam Sơn”


    Theo tương truyền, ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 - 24h của ngày 14 tháng giêng( Nhân sinh khai Tí). Vì vậy hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần chen chúc, xô đẩy nhau cũng chỉ mong xin được ấn vào thời khắc thiêng liêng ấy.
    Cụ Trần Văn Quyến, trưởng ban đóng ấn kể cho nhóm phóng viên chúng tôi về các loại ấn và quá trình thực hiện đóng ấn hàng năm. Ấn được chia làm hai loại là ấn lụa và ấn giấy. Người dân thường thì được phát ấn giấy, còn ấn lụa chỉ dành cho các vị quan chức .
    Lễ khai ấn được tổ chức hết sức tôn nghiêm, thành kính và long trọng. Những ngày bình thường ngày ấn được để ở trong cung cấm đền Cố Trạch, chỉ đến ngày Khai ấn đầu năm ấn mới được đưa sang Thiên Phủ. Trước lễ rước, vào đúng 10h – 10h30 ngày 14/01 âm lịch, nhà Đền phải làm lễ ở đền Cố Trạch để xin rước ấn ra kiệu thì mới được đưa sang phủ Thiên Trường. Một đoàn người rước ấn có trống, nhạc, cờ, trượng rước ấn từ Cố Trạch sang đền Thiên Trường, đặt ấn tại sân rồi mới tiếp tục làm lễ xin khai ấn. Thường các cụ già làng mặc áo đỏ, vấn khăn xếp, thổi kèn, đánh trống, cầm trượng đi trước và các chàng thanh niên khỏe mạnh nhất trong làng rước kiệu ấn theo sau. Mặc dù đền Cố Trạch và phủ Thiên Trường chỉ cách nhau một hàng tường rào và khoảng 400m đường bộ nhưng lễ rước năm nào cũng phải rất bài bản, đúng nghi lễ, người dân đứng tôn nghiêm ở hai bên đường.
    Theo đúng tập tục xưa, trước giờ phút đóng ấn, người chủ lễ ngồi nghiêm trang ở chiếu giữa sân, sau đó một người dâng ấn, lụa và giấy đặt phía trước một cách trịnh trọng. Khi chiêng chống nổi lên và chủ lễ lần lượt đóng ấn trên giấy, hoặc trên lụa. Mọi người vây quanh chờ đợi được nhận tờ điệp có dấu ấn của miếu nhà Trần. Người được tờ ấn sẽ mang về để trên ban thờ hoặc dán tại nhà, hy vọng trừ được tà ma và mọi sự như ý.

    Ấn đóng trên vải lụa. Ảnh VIT


    Ấn đóng trên giấy điệp. Ảnh VIT


    Cụ Trần Văn Chiến, chủ trì Trần Miếu lý giải hiện tượng hàng năm có hàng vạn người về xin ấn một phần vì trên đó có ghi dòng chữ "Trần Miếu tự điển", "Tích phúc vô cương" có nghĩa là vua ban phát tài lộc tới bách gia trăm họ, nhân dân và khách thập phương. Còn người dân đi xin ấn đều tin rằng có được "Quốc ấn" vua ban là cả năm được hưởng phúc lộc, ăn nên làm ra, phú quý sinh nhai.
    OK con gà đen

  17. #17

    Mặc định

    Lễ hội Kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng

    Vào ngày 8 tháng 3 âm lịch hàng năm, nhất là các năm có số cuối bằng số 8 nhiều nơi trên cả nước tổ chức kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng. Đặc biệt ở huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) chọn đây là một lễ hội truyền thống của địa phương hàng năm. Lễ hội tổ chức tại chính khu đền Trần Hưng Đạo- nơi xưa kia là vùng đất cổ đã diễn ra chiến trận Bạch Đằng sử.


    Lễ rước Đức thánh Trần Hưng Đạo từ đình Yên Giang về đền Trần Hưng Đạo.
    Lễ hội giỗ Cha : “ Tháng tám giỗ cha” là ngày lễ được tổ chức ở tất cả các địa phương Lạng Sơn, Lào Cai, Hà nội, Hải phòng, Hài Dương, Nam Định, Nam Hà, Huế, Đồng Nai, Tp Hồ Chí Minh, Vũng tàu, Ki ên Giang, Cà Mau …. Đây cũng là lễ hội lớn ở đền Vạn Kiếp ( Hải Dương), Trần Thương( Hà Nam), Bảo Lộc ( Nam Định) qui tụ hàng vạn người về tham dự.
    OK con gà đen

  18. #18

    Mặc định

    Lễ hội Kiếp Bạc

    Lễ hội Kiếp Bạc là lễ hội có quy mô quốc gia. Nó được hình thành từ sau khi Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo qua đời, đến nay, hội ngày càng đông, giữ vai trò to lớn trong đời sống văn hoá và tín ngưỡng của dân tộc, vì vậy được các triều đại quan tâm, bảo tồn, phát huy.

    Mỗi mùa hội khách thập phương về dự có tới chục vạn người, dưới sông hàng nghìn con thuyền lớn nhỏ, trên bộ hàng vạn xe cộ ngược xuôi, trống phách vang lừng, cờ bay phất phới, không chỉ những thứ tốt đẹp nhất của thời đại được trưng diện mà thuần phong, mỹ tục, tinh hoa văn hoá dân tộc cũng được tái hiện, nâng cao.
    Thật hiếm có một di tích lịch sử, một ngôi đền nằm ở biên giới hai xã, hai tổng, hai huyện, hai phủ, hai trấn mà sau này gọi là hai tỉnh...

    Đền Kiếp Bạc nguyên là ngôi đền của quốc gia, do triều đình nhà Trần xây dựng tại phủ đệ Trần Hưng Đạo, thuộc địa phận hai xã Vạn Yên và Dược Sơn. Vạn Yên có tên nôm là Kiếp, Dược Sơn có tên nôm là Bạc, vì thế mà dân gian gọi là đền Kiếp - Bạc, nhưng tên tự của đền là Trần Hưng Đạo Vương từ. Vạn Yên từ thời Lê đến thời Nguyễn thuộc tổng Trạm Điền, huyện Phượng Nhãn ( Phượng Sơn ) phủ Lạng Giang, xứ rồi trấn Kinh Bắc . Dược Sơn thuộc tổng Chi Ngại, huyện Phượng Nhãn, đến đầu thể kỷ XVIII, cắt chuyển về trấn Hải Dương. Còn Vạn Yên đến năm 1899, mới chuyển về Hải Dương, nhưng lễ hội vẫn thuộc hai làng cùng tổ chức. Từ sau CM tháng Tám đến nay, Dược Sơn và Vạn Yên chỉ là hai thôn của một xã Hưng Đạo,nhưng việc tế lễ ở đền vẫn do hai làng song hành thực hiện.
    Căn cứ vào vị trí chiến lược của Kiếp Bạc trong sự nghiệp giữ nước, sau cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất,Trần Hưng Đạo đã lập phủ đệ ở Kiếp Bạc, đồng thời cũng là nơi ông được phong điền kiến ấp và sống ở đây cho tới khi qua đời.

    Kiếp Bạc còn là nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai, một trung tâm sản xuất đồ gốm ở TK XIII-XIV, một cảnh quan đẹp mặc dầu nay đã phôi pha. Chính vì thế mà nơi đây đã in dấu chân danh nhân nhiều thời đại
    Thời kỳ Pháp xâm lược , hội Kiếp Bạc vẫn được nhân dân tổ chức trọng thể. Sau CM tháng Tám, danh nhân được kỷ niệm đầu tiên là Trần Hưng Đạo, lễ hội được tổ chức đầu tiên là lễ hội Kiếp Bạc. Sau ngày miền Bắc được giải phóng, Kiếp Bạc là một trong những di tích được nhà nước quan tâm, liệt hạng vào đợt đầu vào ngày 28/4/1962

    Lễ hội Kiếp Bạc bắt nguồn từ kỉ niệm ngày mất của Trần Hưng Đạo, ngày 20 tháng tám năm Canh Tý ( 1300 )
    Lễ hội xưa bắt đầu từ 16.8 đến 20.8 âm lịch hằng năm. Nay đã khác, hội bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn, tuy nhiên trọng hội vẫn là ngày 18 tháng 8 . Khách không chỉ đến Kiếp Bạc vào ngày hội mà quanh năm suốt tháng với số lượng ngày càng đông. Đền Kiếp Bạc còn ngày lễ trọng thứ hai vào 28.9 , ngày mất của Thiên Thành công chúa-phu nhân của Đại vương, nhưng ngày này không thành hội , chỉ có hai làng sở tại tổ chức tế lễ cùng vài đoàn khách xa.
    Những người được thờ trong đền Kiếp Bạc có: Trần Hưng Đạo, Thiên Thành công chúa -phu nhân đại vương, Hoàng thái hậu Quyên Thanh công chúa- phụ nhân Trần Nhân Tông, Anh Nguyên quận chúa- phu nhân Phạm Ngũ Lão. Năm vị này có tượng đồng. Ban thờ bốn con trai: Trần Quốc Hiến (Hiện), Trần Quốc Nghiễn, Trần Quốc Tảng, Trần quốc Uy(Uất), Yết Kiêu, Dã Tượng và gia tiên chỉ có bài vị và ngai thờ, quan Nam Tào, Bắc Đẩu có tượng đồng nhưng thờ trên núi Nam Tào, Bắc Đẩu.

    Thời trước Cách mạng, tuỳ từng năm mà chủ tế là quan triều hay quan tỉnh, thực hiện theo nghi thức quốc tế. Theo thông lệ thì quan tri huyện chịu trách nhiệm tổ chức lễ hội. Đây là công việc lớn, phức tạp, gồm nhiều công việc khác nhau về tiếp khách, nơi ăn, nghỉ, vui chơi, tế lễ, kiểm két, vệ sinh, an ninh cho hàng vạn khách hành hương từ mọi miền đất nước, từ quan triều cho đến thứ dân trong thời gian 5 ngày.Từ ngày 10 tháng 8, Tri huyện cùng các nhà chức trách của huyện xuống đền cắm đất, chia ô cho những người bán hàng phục vụ lễ hội, chỉ đạo việc vệ sinh, phân công trách nhiệm từng bộ phận, công bố những quy định về lễ hội.

    Về an ninh: Trương tuần hai xã phải trực tại đền cùng với số đinh tráng theo quy định. Lính khố xanh của huyện đóng tại hai nhà các, hai chánh tổng của Trạm Điền và Chi Ngãi (Ngại) trực ở hai hành lang. Mọi người làm việc tậm tâm, chu đáo, lịch sự.
    Phần lễ: Ngày 10 tháng 8 làm lễ mở cửa đền, chuẩn bị cho lễ hội hằng năm, đây là môt việc làm chiếu lệ, thực tế thì đền ngày nào cũng mở cửa tiếp khách.
    Lễ vật khai hội : Làng Vạn sắm 8 mâm, mỗi mâm một lợn sống khoảng 70-80 kg, đại diện cho 8 giáp. Dược Sơn 4 mâm tương tự, đại diện cho 4 giáp. Về bánh trái có: Bánh trong, bánh bột lọc, bánh chằng gừng, bánh rán, bánh phu thê, xôi mầu và mâm ngũ quả.

    Trên đây là lễ vật của hai xã sở tại theo lệ, còn lễ vật của khách thập phương, quan lại các cấp thì có thể nói, cuộc sống đương đại có gì quý báu thì trên mâm lễ có thứ đó. Riêng dân chài lưới ở vùng duyên hải về hội, thường có lợn quay hay lợn sống để cả con, tế lễ xong mang xuống thuyền làm cỗ, ăn dần trong những ngày hội.

    Hội Kiếp Bạc là hội lớn của đất nước, hội lớn nhất của Hải Dương, có lịch sử 7 thế kỷ, được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng nhiệt thành, được nhà nước quan tâm. Đây là cơ hội tốt để nâng cao tinh thần yêu nước, hun đúc lòng tự tin vào sức mạnh dân tộc trước hoạ xâm lăng, xây dựng nếp sống lành mạnh, tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
    OK con gà đen

  19. #19

    Mặc định

    LINH THIÊNG KIẾP BẠC

    Tam quan từ ngoài nhìn vào




    Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí;
    Lục Đầu vô thuỷ bấy thu thanh.
    Dịch nghĩa:


    Núi Vạn Kiếp đều là hơi kiếm;
    Sông Lục Đầu hết thảy tiếng thu.



    Lục Đầu giang




    Quang cảnh Minh Đường trước cửa trước Đền. Hình ảnh chụp Tết Mậu tí, hội Đền đang lập tràng đàn để tế ngày Rằm tháng giêng.



    Chính điện gian giữa
    OK con gà đen

  20. #20

    Mặc định

    Bài bia
    (Sửa lại đền Hưng Đạo Vương - Kiếp Bạc )


    Từ xưa, khi nỏ ngọc kinh giương, buổi âu vàng(1) chấn động, trời hẳn nhân lúc đó sinh ra nhân tài, để giúp vận nước, khiến cho phát triển bão phụ phi thường, lập nên công danh tột bậc. Lúc còn thì sử sách ghi công, lúc mất thì khói hương kính tế, mặc dù triều đình biến cải, lăng cốc(2) đổi rời. Nhưng chỉ nghe tiếng hay, vẫn tưởng như còn sống. Vì vậy, ngày nay mới có việc sửa lại đền Hưng Đạo Vương đó. Vương là họ Trần, tên huý là Quốc Tuấn, lúc sinh ứng với thần
    mộng (3), dòng dõi ra từ Thiên Hoàng(4), văn võ đủ tài, hiếu trung rất mực. Đương lúc nhà Trần trị nước, giặc Nguyên sinh lòng(5)...Nhân thế mạnh thắng nhà Tống, mượn chước dối đánh nước Chiêm(6), dựng cờ bến Đông Bộ(7), bắc cầu sông Bắc Giang(8) trỏ sông Hoài ném roi(9), bảo núi Thái đè trứng(10), hịch lông(11) cáo cấp, xe ngọc(12) lánh xa. Vương bèn khảng khái thề quân, gian nan cứu nước, đánh cờ xem thế, khéo dùng quân cha con(13), ôm gối giao cằm, không làm thói nhi nữ. Đánh trận thứ nhất bắt chết tên tướng Hằng, tướng Hoan(14) ở Vạn Kiếp; đánh trận thứ hai, đóng cũi tướng Ô, tướng Tích(15) ở Bạch Đằng. Mới hay thơ vịnh "Cầm Hồ"(16), mự ghi "Sát thát"(17), xã tắc(18) hai phen bon ngựa đá, chung cự không rời(19). Dư đồ muôn dặm của lạc long, Thiên thư chẳng đổi. Xem thấy: Vương vỗ tay ra hịch, nghĩa khí trong tướng sĩ bốc tới mây cao; bất đốt tính mưu, tình thế ngoài biên cương nóng như lửa cháy.
    Phải chăng công cán tột bậc, uy đức vang xa, nước ngoài gọi là Đại vương, nhà vua tôn là Thượng Phủ.

    Ôi! Thế nên làm mà không làm, người hào kiệt do đó dành lại đất dư; việc khó xử mà khéo xử, đấng hiền triết do đó vẹn được tiếng tốt.
    Vương đối với nhà Trần, vừa là người thân bảo vệ thành trì, lại là chức trọng chỉ huy tướng sĩ, mọi người ai không để ý, các tướng ai chẳng nghiêng lòng.

    Ví bằng mượn lời dặn của thân phụ(20), đương chức thay cho ấu quân(21), hoặc dựa ngôi vua mà đương việc nước, hoặc đổi án báu mà xưng tước vương, giữ chức Thập đạo tướng quân. Điện tiền thân vệ, nhân trong thế đó, việc dễ làm thay! Thế mà vương, gặp cảnh khó khăn mà giữ được an nhàn; ngôi rất cao sang lại giữ được khiêm tốn. Tuốt nắp gươm để kể tội đứa con bội nghịch; bỏ đót gậy để theo kiệu ông vua tầm thường. Trong nhà không tổ chức bè phái; ngoài nước có phúc trạch điều hoà. vì thế, cho nên chống trời đỡ đất, thật là vĩ nhân của ngàn thu; ra quỷ vào thần, không mất chính khí của hai khoảng(22).
    Khải tôi này gặp thời nhận chức, vâng mệnh đốc quân, thường nghĩ rằng tuy thời cuộc có khác nhau, nhờ miếu mô(23) mà làm được. Tôi từng qua sông Bạch Đằng xuống phía Đông theo núi Dược Sơn lên phía Bắc, thăm cảnh đền xinh đẹp, yết pho tượng thanh cao. Chín suối đã khuất từ
    đâu viết lại sách binh thư, bốn cõi chưa yên, còn muốn xin nhờ oai kiếm. hộp(24). Ngán thay! Miếu đền giột nát, trở đậu(25) (15-6) tồi tàn, riêng khiến thợ tài xây dựng đẻ nêu công đức lớn lao. Nước non chốn ấy, từng qua thịnh suy mờ tỏ bao thời kỳ; nay trước ai đây? tưởng thấy khinh trọng yên nguy thường quan hệ, bèn ghi vào đá, để tỏ không quên.
    Công trình này, quý quốc góp tiền để giúp khoản chi phí; quan tỉnh quyên của và coi việc xây dựng. ý chừng giữ lẽ thường ham đức tốt, tuy khác đất mà cùng lòng, thì mọi người đều một chí.


    Chức phụ chính đại thần Thái tử Thiếu bảo
    Võ hiển diện Đại học sĩ khâm sai Bắc kỳ
    Kinh lược Đại sứ Diên mậu tử Thái xuyên
    Hoàng Cao Khải
    bái đề.

    ____________

    (1) Âu vàng: Cái âu bằng vàng. Ví nhà nước như cái âu vàng, bờ cõi chu toàn, không bị sứt vỡ.
    (2) Lăng cốc: hang đống. Hang đống đổi rời, nói lúc loạn lạc rối ren
    (3) Thần mộng: Chiêm bao. Bà phu nhân của An sinh vương nằm mộng thấy cậu bé áo xanh vào bụng,
    sau sinh ra Hưng Đạo vương
    (4) Thiên hoàng: dòng họ nhà vua.
    (5)Giặc Nguyên sinh lòng: sinh lòng tham chiếm nước ta.
    (6) Mượn chước dối đánh nước Chiêm: mưu lừa dối ta bảo mượn đường nước ta để kéo quân đánh nước
    Chiêm, nhưng thực là kéo quân sang đánh nước ta.
    (7) Đông bộ: Bến Đông bộ đầu nay thuộc Hà nội.
    (8) Bắc cầu sông Bắc Giang: Bắc câu phao qua sông Nhị hà sang Hà nội.
    (9) Trỏ sông Hoài: Sông Hoài ở Trung quốc. Trỏ sông Hoài ném roi: quân sĩ thề quyết chiến thắng.
    (10) Thái sơn: núi cao nhất của Trung quốc. Bảo núi Thái đè trứng: có ý cậy nước Trung quốc to lớn đè
    bẹp nước ta bé nhỏ khác nào như đá đè trứng.
    (11) Hịch lông: Thời cổ khi có công văn khẩn cấp thì cắm chiếc lông gà lên trên công văn để tỏ ý mau
    như bay.
    (12) Xe ngọc: Xe vua đi
    (13) Quân cha con: Quân sĩ thân thiết như cha với con, tỏ ý quyết tử chiến đấu.
    (14)Tướng Hằng:......, tướng Hoan: Thoát Hoan
    (15) Tướng Ô, tuớng Tích: Ô- Ô Mã Nhi, Tích- Tích Lệ Cơ.
    (16) Cầm Hồ: Bắt quân Hồ Nguyên. Thơ của Trần Quang Khải có câu:" Cầm Hồ Hàm tử quan": Bắt rợ
    Hồ ở cửa Hàm tử
    (17) Sát Thát: Giết giặc Thát. Quân sĩ đều lấy mực viết chữ "Sát Thát" vào tay, tỏ ý quyết chiến giặc Thát
    (18) Xã tắc: Xã- Dàn tế thần đất. Tắc- Tế thần lúa. Xã tắc tượng trưng cho nhà nước phong kiến
    (19) Chung sự không rời: Chung- cái chuông đồng. Sự- cái rầm ngang treo chuông. Chung sự không rời:
    nói nhà nước không thay đổi.
    (20) Thân phụ: Bố đẻ.
    (21) ấu quân: vua còn bé.
    (22) Hai khoảng: Trời đất
    (23) Miếu mô: mưu mô của miếu xã, cũng như nói phúc ấm của Nhà nước.
    (24) Kiếm hộp: Gươm nắp.
    (25) Trở đậu: Đồ đựng lễ vật cúng tế.



    Hàng đa cổ thụ trong sân đền
    OK con gà đen

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •