kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Tả Quân Lê Văn Duyệt- Huyền Thoại Và Lịch Sử

  1. #1

    Mặc định Tả Quân Lê Văn Duyệt- Huyền Thoại Và Lịch Sử

    TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT : HUYỀN THỌAI VÀ LỊCH SỬ

    Nhân dịp môt số bà con nhân dân Sài Gòn đang xôn xao chuẩn bị đón xem vở kịch Tả Quân Lê Văn Duyệt trên sân khấu Nhà hát kịch TPHCM trong tháng 9/2008 này, xin mạo muộI góp thêm ít hiểu biết lượm lặt được xoay quanh Ngài Tả Quân mà lịch sử và các bậc trưởng thượng còn ghi lại.
    I/ THẲNG TRẦM CỦA MỘT ĐẠI QUAN: SINH VI TƯỚNG- TỬ VI THẦN

    Theo sử sách còn ghi lại thì Đức Ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt sinh vào năm Giáp Thân 1764 ở làng Hòa Khánh, tỉnh Định Tường, Đây là vùng đất thuộc Trấn Định Tường ( một trong 4 Phiên trấn đầu tiên của Nam kỳ lục tỉnh). Từ năm 1780, khi mớI 17 tuổI, có cơ duyên gặp Vua Gia long trên đường chạy lọan, Ngài Lê Văn Duyệt xin theo hầu binh và dần dần trở thành một trong Năm vị ĐạI Công thần khai quốc của Nhà Nguyễn Gia Long. Sau 24 năm theo phò nhà Nguyễn , trảI qua hai đờI vua Thái tổ Gia Long và Thánh Tổ Minh Mệnh, ngài quy vị ngày 30/7/ năm Nhân Thìn 1832 hưởng thọ 69 tuổi. ( theo Hùynh Minh)
    Vì sao khi nói đến ngài Lê Văn Duyệt, dân gian thường hay nhắc đến chức Tả Quân mà ít ai đề cập đến chức vị chính thức được ghi trong sử sách: Tổng Trấn Gia Định Thành (được Vua Gia long ban ), hay là Khâm sai ĐạI Thần- Bình Tây ĐạI Tướng Quân ( do Vua Tự Đức phục hồI lạI sau vụ Lê văn Khôi) ? Vì đây là một trong những chức vụ đầu tiên mà ngài được phong Sau khi Nhà Nguyễn Gia Long lên ngôi Đế : Thị Trung Tả nhất Vệ Úy, chưởng quản độI quân Tả Nhất vệ. ( Cùng nhiều vị khác như Tiền Quân Nguyễn Văn Thành, Hữu Quân Nguyễn Văn Nhơn ? Hậu Quân Võ Tánh…)
    Trong suốt nhiều năm chinh chiến cùng Vua Gia Long, có thể nói ngài Tả Quân đã có nhiều công lao hiển hách mà chính sử của Nhà Nguyễn còn ghi lại. Như trận đánh vào đầu năm Tân Dậu 1801vào cửa Thị NạI, quân của ngài Lê Văn Duyệt và Vũ di Nguy đã đạI phá quân của ĐạI tướng nhà Tây Sơn là Vũ Văn Dũng bỏ chạy. Hoặc trận đánh sau đó ở núi Quy Nhơn, cũng năm 1801, Tả Quân cùng tướng Lê Chất đã tập hậu bằng đường thủy phá tan quân của Nguyễn Văn Trị, là phò mã của nhà Tây Sơn đang trấn đóng tạI đó. Năm Nhâm Tuất 1802, đạo quân của Tả Quân Lê Văn Duyệt là một trong hai cánh quân tiến ra xứ Bắc hà ( miền Bắc ) đánh các trận ở Nghệ An, Thanh Hóa, chỉ trong một tháng đã ra đến Thăng Long !
    ( theo Việt Nam Sử Lược- quyển hạ- Trần Trọng Kim)
    Sau này khi Nhà Nguyễn Gia Long lên ngôi, thống nhất đất nước, thì Tả Quân Lê Văn Duyệt được tín nhiệm trấn giữ Gia Định Thành hai lần, nhằm ổn định biên giớI phía Nam và giao thiệp vớI hai nước Xiêm la ( Thái Lan) và Chân Lạp ( CampuChia ngày nay). Chính trong giai đọan này, năm 1813, sau khi cho 10 ngàn quân hộ tống vua Chân lạp là Nặc ông Chân về nước, Đức Tả Quân còn có công hổ trợ xây thành Nam Vang và thành La- Lêm (?) để bảo hộ nước Chân lạp chống vớI quân Xiêm La. Ngòai ra năm 1821,Ngài còn huy động trên 55 ngàn ngườI dân Việt và Miên ở Vĩnh Thanh- Định Tường để tiếp tục công trình Kinh Vĩnh tế của Thọai Ngọc Hầu ( theo Lịch sử khẩn hoang Miền Nam- Sơn Nam )
    Trong thờI gian làm Tổng Trấn thành Gia Định, sử sách còn ghi : Lê văn Duyệt làm Tổng Trấn có uy quyền lắm, mà lòng ngườI ai cũng kính phục cả. Chỉ vì ống ấy là quan võ, tính khí nóng nảy, lắm khi ở chổ triều đường tấu đốI không được hợp thể…..
    Cũng vì cái tính nóng nảy, cương trực mà tuy có nhiều chiến công trảI qua hai đờI vua : Thái tổ Gia Long và Thánh Tổ Minh Mạng, nhưng đức Tả Quân lạI không được lòng vị vua nào cả!
    Ngài Thái Tổ Gia Long thì không hài lòng nhưng nể là bậc khai quốc công thần nên làm ngơ, Còn Vua Minh Mạng thì nhận xét :Lê văn Duyệt xuất thân là kẻ yêm họan, vốn là tôi tớ trong nhà, nhiều lần cho làm đạI tướng. Không ngờ bọn ấy phần nhiều là kẻ kiêu căng, manh tâm phản nghịch, sinh chí làm càn, ăn nói hổn xược……Cũng từ cái Tâm ghét bỏ công thần, mà sau khi đức Tả Quân từ trần đã nổ ra vụ án “ Lê Văn Khôi “ kinh thiên động địa năm 1933. Cái ghét ấy còn đậm đến nổI ngườI đã chết mà Vua Minh mạng cũng không tha : bỏ ngay chức Tổng Trấn Gia định Thành, san bằng ngôi mộ của Tả Quân, dựng trước đầu mộ 8 chử lớn Quyền yểm Lê văn Duyệt chịu hình phạt
    Ở đây có một câu hỏI là vì sao vua Minh Mạng lạI ghét bỏ ngài Tả Quân đến như vậy? Theo một điển tích mà các bậc lảo thượng kể lạI trong huyền thọai “ Gia Long tẩu quốc’ thì lúc còn loạn lạc, Vua Gia long có hỏI ngài Tả Quân là :- Sau này có thể lập ai lên làm Thái Tử để nốI ngôi ? Vốn tình thật lạI thẳng thắn, ngài Tả Quân nêu ý kiến của mình là nên lập Hòang Tử Cảnh ( là ngườI mớI 4 tuổI mà đã theo ông gíam mụcPiere Pigneau Be’haine sang Pháp để cầu binh). Có ngườI mách lẻo lạI chuyện này vớI Hòang tử Minh Mạng, nên sau khi được lên ngôi Thánh Tổ của nhà Nguyễn, Vua Minh Mạng đã ghét ông từ đó chứ không phảI chờ đến vụ ngài Tả Quân xử trảm bố vợ của Vua Minh Mạng là Hùynh Công Lý sau này ( nộI dung mà vở kịch Tả Quân Lê Văn Duyệt bắt đầu diễn ở Sài Gòn).
    Khi ngài từ trần, theo ông Vương Hồng Sểnh trích lạI trong quyển Điểu cổ hạ kim thi tập thì : có một luồng sáng rực dài và lớn như cây lụa điều từ trong Dinh bay xẹt ra, bay chậm chậm rồI phăng phăng lên hòai, trực chỉ phía mặt trờI lặn rồI biến mất. cả một vùng xóm chợ Đũi và nộI làng Xuân Hòa đều thấy rỏ …..
    Không biết điều đó linh ứng như thế nào nhưng cũng ghi lạI đây để trao đổi. Cả đờI ngài Tả Quân có nhiều công lao vớI dân vớI nước, nhưng vì sao khi quy vị lạI chịu cảnh Tru di Tam tộc, mồ mã bị san bằng, tên thì bị đục ra khỏI đền Hiển Trung ( là cái đền mà vua Gia Long cho khắc tên 1.015 vị công thần để thờ ) oan ức như vậy?
    Đây là phần tiếp theo của câu chuyện về Ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt, không biết có đúng theo quy luật Nhân quã hay không?
    Last edited by vothuong dao; 25-09-2008 at 07:58 PM.

  2. #2

    Mặc định

    II/NHỮNG HUYỀN THỌAI XUNG QUANH NGÀI TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT

    1/ VỤ ÁN TIỀN QUÂN NGUYỄN VĂN THÀNH VÀ TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT
    Trước hết xin được nói đôi lờI về Tiền Quân Nguyễn Văn Thành (1758 -1817 ) lúc sinh thờI cũng là một ĐạI Tướng Uy quyền nghiêng trờI, có công theo Vua Gia Long từ thuở chưa lập quốc. Chiến công và chức vụ của Tiền Quân Nguyễn Văn Thành so ra cũng không thua kém gì so vớI Đức Ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt.
    Ngay từ năm 1802, Tiền Quân Nguyễn Văn Thành đã được triều đình phong chức vụ Tổng Trấn Bắc Thành ( Hà Nội ngày nay), sau đó mớI được triệu về Kinh đô Huế để để quản lảnh ĐộI Trung Quân.
    Theo Lãng Nhân Phùng Tất Đắc ghi lạI, thì Tiền Quân và Tả Quân đã không ưa nhau từ dịp cả hai cùng đánh thành Bình Định. Lúc sắp ra trận, Tiền Quân rót rượu mờI Tả Quân : - Ngài hãy uống chơi ly này cho ấm bụng. Nhưng Tả Quân lạI lạnh lùng từ chốI khéo : Có nhát gan mớI lạnh bụng, chứ bụng tôi chẳng cần đến rượu vẩn ấm như thường! Chỉ vì một câu nói mà hai trụ cột của Vua Gia long ltừ lúc ấy đã hiềm khích vớI nhau ra mặt. Ở đây cũng dễ hiểu là tạI sao Tả quân lạI thốt lên câu nói đó. Vốn dĩ ngài là Ái nam- ái nữ, không thích rượu chè, tửu sắc ( chỉ có hai đam mê là đá gà và hát bộI) nên không thích tánh cách uống rượu của Tiền Quân.
    Chuyện chỉ có vậy, nhưng sau đó có một thuộc hạ thân tín của Tiền Quân là Nguyễn Hữu Nghi phản lạI ngài và trốn sang Dinh của Tả Quân để cầu cạnh. Vì lòng óan giận vớI Tiền Quân, tên Nghi này lạI sai một tên đầy tớ của mình là Nguyễn Trương Hiệu sang làm gia nô cho nhà Tiền Quân để làm nộI gián.
    Chờ mãi, cũng có một cơ hộI đã đến để cả hai ĐạI Tướng có dịp trả thù nhau. Số là con trai của Tiền Quân tên là Nguyễn Thuyên trong một dịp mờI bạn thơ ở Thanh Hóa ra nhà chơi, có sai tên Hiệu cầm thơ đi mời. Tên này lén nhìn trộm thư thấy ghi :
    Ái Châu nghe nói lắm ngườI hay
    Ao ước cầu hiền đã bấy nay
    Ngọc Phác kinh sơn tài sẳn đó
    Ngựa Kỳ Ký Bắc biết lâu thay
    Mùi hương hang tốI xa ngàn dặm
    Tiếng Phượng gò cao suốt chín mây
    Sơn tể giờ đây đà gặp gỡ
    Giúp nhau xoay đổI hộI cơ này

    Cả bài thơ chỉ là lờI mờI bạn ra chơi, đánh cờ nhưng ác nổI hai câu cuốI (nguyên văn là : Thử hổI nhược đắc sơn trung tể- Tá ngã Kinh luân chuẩn hóa ky ) thì ai muốn luận ra sao thì cũng được.
    ( cũng giống như bây giờ, hay nâng quan điểm lên, dù chuyện thì nhỏ xíu!)
    Thế là tên Hiệu mừng húm đem về cho Nguyễn hữu Nghi. Nghi đem trình cho Tả Quân và Tả Quân liền đem vào tâu vua . Vua Gia Long lạI sai tả Quân xử vụ này ( thật là định mệnh khéo sắp đặt ) và cuốI cùng do bị tra tấn đau quá mà Nguyễn Thuyên phảI chịu cái tộI dự định làm phản, liên can đến cả Tiền Quân Nguyễn Văn Thành. Cả hai cha con phảI chết oan ức vào giữa năm 1817, chỉ vì một bài thơ ! ( trong chính sử có ghi lạI chuyện này)
    Mãi đến 15 năm sau (1832) đến lượt Tả Quân Lê Văn Duyệt từ trần. Nhưng quả báo ứng này đã đến liền sau đó khi nổ ra vụ án Lê Văn Khôi. Đến lượt ngài Tả Quân bị đục bỏ mồ mã, dòng họ bị tru di, sắc phong bị xé bỏ…. Nếu luận theo Luật nhân quả của TrờI đất thì rỏ ràng Đức Ngài Tả Quân cũng phảI chịu Luật trờI do những gì mình đã tạo ra lúc sinh tiền.

    2/ TẢ QUÂN VÀ NGÀI NGUYỄN CÔNG TRỨ.
    Đọc Văn học sử Việt Nam, ai cũng biết đến ngài Nguyễn Công Trứ ( 1778-1859) còn được gọI là Uy Viễn Tướng Công. Nguễyn Công Trứ không chỉ nổI tiếng vớI tài cầm binh, dẹp lọan mà còn là một văn nhân đi vào lịch sử văn học nước nhà vớI nhiều tác phẩm nổI tiếng.
    Nhưng thuở thiếu thờI, Nguyễn Công Trứ đã gặp Tả Quân Lê Văn Duyệt và tạo thành một giai thọai hay của đất nước. Số là lúc đó, chàng Nguyễn còn là một thư sinh nghèo hèn, trên đường lãng du có vào một quán nước ven đường nằm nghĩ. Dè đâu, lúc đó cũng là thờI điểm quân của ngài Tả Quân đi diễn tập kéo về ngang đó. Bọn quân lính đi dẹp đường thấy có ngườI bất kính, nằm ngũ yên đó mà không đứng dậy chào quân triều đình liền kéo chàng Nguyễn ra.
    Tả quân cũng bất bình :- Sao thấy đạI quân trẩy qua mà không đứng dậy chào cho phảI phép.
    - Bẩm, quân của đạI tướng là quân nhân nghĩa, đi tớI đâu dân chúng vẫn yên ổn làm ăn. Tiểu sinh đi đường mệt nhọc, xin đạI tướng lượng thứ.
    - Mi là học trò hả? Vậy hãy thử vịnh cảnh nằm ổ rơm đắp chiếu này đi. Hay thì ta sẽ tha cho
    Thế là chàng Nguyễn Công Trứ ứng khẩu hai câu thơ đã đi vào văn học sử sau này :
    Ba vạn Anh hùng đè xuống dướI
    Chín lần Thiên Tử độI lên trên

    Tả quân kinh ngạc, hỏI họ tên, thưởng tiền và cho ra về. Đến năm 1804, Nguyễn Công Trứ còn gặp Tả Quân một lần nữa tạI Nghệ An để hiến sách, bày tỏ các việc nên làm.
    Cuộc gặp gỡ của hai danh nhân đất nước là như vậy đó. Khác vớI câu chuyện ở trên ( là tánh của Ngài sao còn hẹp hòi quá !) Điều này cũng cho thấy, tánh cách của Tả Quân còn là mến trọng nhân tài, yêu thương hiền sĩ
    Hai câu chuyện cũng đồng thờI khắc họa hai tính cách của Đức Ngài Tả Quân Lê Văn Duyệt.
    Còn khá nhiều giai thọai khác xoay quanh Tả Quân được ghi chép rảI rác trong nhiều tư liệu khác như chuyện Ngài đốI đáp vớI Vua Gia Long về 5 đức tính của con gà, chuyện đi xem hát bộI, chuyện dùng con nuôi là Lê Văn Khôi đấu vớI cọp để ra oai vớI sứ Thần Xiêm La,chuyện hiển linh ở vùng Thị Nghè- Bà Chiểu….vv mà nhiều ngườI đã biết./.
    Last edited by vothuong dao; 25-09-2008 at 08:00 PM.

  3. #3

    Mặc định

    3/ CUỘC GẶP GỠ GIỮA TẢ QUÂN VÀ LINH SƠN THÁNH MẨU NÚI BÀ ĐEN
    ( Đoạn này viết theo tác giả Huỳnh Minh , bạn nào chưa đọc thì tham khảo).
    Ai đã từng lên thăm Núi Bà Tây Ninh và ghé viếng Điện Bà Tây Ninh thì đều biết sự tích nàng Lý Thị Thiên Hương hiển linh sau khi tuẩn tiết.
    Theo truyền thuyết còn lưu lại ở đây, thì sau khi tuẩn tiết, nàng Lý Thị Thiên Hương hiển lộ nhiều chuyện linh ứng, tiếng đồn vang vọng đến Gia Định Thành.Vốn tánh cương trực, lại sợ bọn phản loạn lợi dụng chuyện này để khích động dân tình, ngài Tả Quân liền cùng tùy tùng thân hành lên núi xem xét có thật chuyện này hay không. Ở trên Núi, ngài Tả Quân đã tuyên ngôn dỏng dạc:- Hồn trinh nữ Thiên Hương quả có hiển linh, hảy xuất hiện cho bổn chức xem thử. Vừa dứt lời, thì có một cô gái vội chạy đến trước mặ Tả Quân : -Xin chào Thượng Quan. Ai nấy đều sửng sốt, còn Tả Quân thì nghiêm trang:- Có chuyện chi?
    - Tôi xin mách bảo trước cho Thượng Quan được biết. Hồn của Thương Quan sau này sẽ được phong thần vinh hiển, nhưng xác của Thượng Quan bị hành hạ, mả bị xiềng xĩch, tên tuổi bị đụt khoét, sau này mới được minh oan.
    Tuy không tin điều mà nàng Lý Thị Thiên Hương dự báo nhưng Tả Quân đã ân cần hỏi han nguyên nhân nàng bị chết và ghi nhận luôn việc nàng Lý Thị Thiên Hương đã có công phù trợ Vua Gia Long khi trên đường tránh tầm nã của Nhà Tây Sơn đã ẩn núp ở xứ Tây ninh này.
    Được chính mắt thấy tai nghe, Ngài Tả Quân lập tức dâng sớ tâu về Triều đình và nhắc chuyện năm xưa.Vua Gia Long nhớ lại chuyện cũ liền sắc phong cho nàng Lý Thị Thiên Hương là Linh Sơn Thánh Mẩu, chủ trì Linh Sơn Tiên Thạch Động, tức là Điện Bà hiện nay trên Núi Bà Tây Ninh. Còn lời tiên tri của bà Linh Sơn Thánh Mẩu với Tả Quân thì sau đó ứng nghiệm, tạo thêm sự linh ứng đồn xa về Núi Điện Bà .
    Chuyện này hư thực còn chưa rỏ, nhưng chắc chắn có một sự thật là sắc phong Thần của Triều Đình cho ngài Linh sơn Thánh Mẩu là do đức Tả Quân đem lên Núi Bà để tuyên phong. Có thể từ việc này mà dân gian đã có thêm một truyền thuyết về ngài Tả Quân đã gặp gở Bà Linh Sơn Thánh Mẩu như trên ?
    Last edited by vothuong dao; 26-09-2008 at 07:37 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. “Cửu Huyền Thất Tổ” trong văn hoá Việt Nam
    By Bin571 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 17-02-2014, 04:44 PM
  2. Giao thoa văn hóa Việt Chăm
    By Tourism Manager in forum Văn Hóa
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 10-06-2008, 12:02 AM
  3. Các giai thoại văn học và điển tích xưa...
    By KIENCANGHP in forum Văn học - Hội họa - Thi Ca
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 22-04-2008, 07:43 PM
  4. Giai Thoại Văn Học
    By langtuhn in forum Văn học - Hội họa - Thi Ca
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 01-01-2008, 09:55 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •