kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: hỏi bài giảng kinh Bát Nhã

  1. #1

    Mặc định hỏi bài giảng kinh Bát Nhã

    Các bạn có ai có bài giảng kinh Bát Nhã do Pháp Sư Tịnh Không giảng và phật tử Thiện Quang ( người thuyết minh bộ kinh Vô lượng Thọ) thuyết minh không thì xin vui lòng chia sẻ cho mình với nhé.
    Cảm ơn nhiều

  2. #2

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Dieuchi Xem Bài Gởi
    Các bạn có ai có bài giảng kinh Bát Nhã do Pháp Sư Tịnh Không giảng và phật tử Thiện Quang ( người thuyết minh bộ kinh Vô lượng Thọ) thuyết minh không thì xin vui lòng chia sẻ cho mình với nhé.
    Cảm ơn nhiều


    eatdrink004eatdrink004eatdrink004eatdrink004


    http://chuaphoda.net/home/?p=1485



    BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
    Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không
    Địa điểm: Thánh Hà Tây
    Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ, Viên Đạt cư sĩ
    Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
    Phần 1

    Chào quí vị đồng tu!

    Hôm nay chúng ta có cơ duyên tốt như vậy để cùng nghiên cứu học tập Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh đối với quí vị tại Học Hội Tịnh Tông Hoa Kỳ. Chúng ta biết đại đức xưa thường nói: “biển Phật pháp, người tin là có thể vào, người trí là có thể độ”. Thế Tôn cả đời dạy học, tức là giảng kinh nói pháp, tất cả kinh điển đã nói trong 49 năm thì thời gian giảng Bát Nhã chiếm nhiều nhất, số lượng cũng nhiều nhất. Từ đó cho thấy, giáo dục Phật pháp là lấy trí tuệ Bát Nhã làm chủ. Thường hay có một số người tu pháp môn Tịnh Độ ngộ nhận, người tu Tịnh Độ hay lơ là trí tuệ Bát Nhã, cách nhìn như vậy là không đúng. Chúng ta thấy trong Kinh A Di Đà, Thế Tôn vì tuyên dương pháp môn này mới đặc biệt gọi tôn giả Xá Lợi Phất trí tuệ đệ nhất ra nói với ông. Trong chúng Bồ Tát, chúng ta nhìn thấy Đại Sĩ Văn Thù trí tuệ đệ nhất, làm thượng thủ đứng đầu trong chúng Bồ Tát của Kinh A Di Đà. Từ đó cho thấy, nếu như không phải đại trí chân thật thì rất khó tiếp nhận pháp môn này. Vì thế, câu nói “người trí là có thể độ” đối với Tịnh Độ là câu nói vô cùng xác đáng.

    Hôm nay xin giới thiệu bộ Tâm Kinh này với quí vị. Tâm kinh, bản dịch xưa nay tổng cộng có 14 bản, nhưng thường thấy có bảy bản. Hiện nay chúng ta chọn là bản dịch của đại sư Huyền Trang, cũng là bản dịch lưu thông rộng nhất. Bản kinh này ở Trung Quốc thường được các tông phái chọn làm khóa tụng sáng tối. Từ đó cho thấy, Tâm Kinh đã chiếm được địa vị trong toàn bộ Phật giáo. Do thời gian của chúng ta có hạn, lần này tuy không thể nói tường tận, nhưng nhất định sẽ nêu ra chỗ tinh yếu nhất để báo cáo đơn giản cùng quí vị.

    Trước tiên, chúng ta xem đề kinh: “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh”. Toàn bộ đề kinh có 8 chữ, có thể phân nó làm bốn đoạn để xem. Bát nhã là đoạn thứ nhất, Ba La Mật Đa là đoạn thứ hai, Tâm là đoạn thứ ba, Kinh là đoạn thứ tư. Bát Nhã là tiếng Phạn, cũng chính là ngôn ngữ của Ấn Độ xưa, dịch qua ý nghĩa của tiếng Trung Quốc là trí tuệ. Tại sao năm xưa chúng ta dịch kinh không dịch trực tiếp nó thành trí tuệ vậy? Đây là do trong thể lệ phiên dịch có cái gọi là năm điều không thể dịch. Năm điều không thể dịch này là:

    - Điều thứ nhất là bí mật. Chúng ta thấy rất nhiều câu chú trong kinh Phật đều là dịch âm, không hề dịch ý nghĩa của nó ra, đây là loại thứ nhất.

    - Điều thứ hai là chứa nhiều nghĩa, trong từ vựng Trung Quốc tìm không ra từ thích hợp, vậy là chúng ta bèn dùng âm dịch, sau đó dùng cách giải thích thêm. Như từ Bạc Già Phạn, cái ý ở trong danh từ này chứa đựng rất nhiều nghĩa.

    - Điều thứ ba là từ Trung Quốc không có. Như trong kinh nói Diêm Phù Đề, Diêm Phù Đề là danh xưng của cây, là tên gọi của cây, loại cây này ở Trung Quốc không có, cho nên bèn dùng âm dịch này.

    - Điều thứ tư là thuận theo xưa.

    - Điều thứ năm là thuộc về tôn trọng. Bát nhã ba la mật là thuộc về tôn trọng nên không dịch. Ở trong giảng nghĩa này có một biểu giải, giải thích đơn giản hàm nghĩa danh tướng này của bát Nhã.

    Thông thường mà nói Bát Nhã có ba ý nghĩa. Thứ nhất là thực tướng, tướng là tướng trạng, thực tướng chính là hình ảnh chân thực. Nghĩa thứ hai là quán chiếu Bát Nhã, cũng chính là chỗ dụng của thực tướng. Nghĩa thứ ba là văn tự Bát Nhã. Có thể nói toàn bộ văn tự trong kinh điển của kinh Phật đều thuộc vào loại văn tự Bát Nhã. Biệt danh của nó rất nhiều, như trong kinh nói chân tánh, thực tướng, tự tánh, thanh tịnh tâm, Như Lai Tàng, như như, thực tế, nhất thừa, pháp tánh, thủ Lăng Nghiêm, trung đạo, tất cánh không, v.v… Vì sao chỉ có một sự việc mà Phật phải nói ra rất nhiều danh tự như vậy? Đây là phương tiện thiện xảo của Phật thuyết pháp. Phật dạy chúng ta, điều quan trọng nhất là muốn chúng ta phải thông hiểu nghĩa thú mà Phật thuyết pháp, không nên chấp trước trên danh tướng. Danh tướng chỉ là công cụ, phương tiện mà thôi. Vì thế Phật nói ra rất nhiều danh từ, để chúng ta từ trong danh tướng đó thể hội được nghĩa lý chân thực. Trong Trí Độ Luận đã nói một bài kệ rất hay:

    Bát nhã thị nhất pháp

    Phật thuyết chủng chủng danh

    Tùy chư chúng sanh loại

    Vi chi lập danh tự.

    Nghĩa là:

    Bát nhã là một pháp

    Phật nói nhiều danh từ

    Tùy vào loài chúng sanh

    Vì họ lập danh tự.

    Bài kệ này vô cùng quan trọng, để cho chúng ta hiểu được nguyên do Phật nói kinh là vì tất cả chúng sanh mà dựng lập nên rất nhiều danh từ, thuật ngữ. Thông thường chúng ta dùng từ trí tuệ để dịch chữ Bát Nhã này. Trí có nghĩa là chiếu kiến, Tuệ có nghĩa là biện biệt. Cho nên trí có tính quyết đoán, trí có khả năng quyết đoán; Tuệ có khả năng hiểu, chiếu soi thấy tất cả pháp quả thực là không thể được, thông đạt tất cả pháp quả thực không hề chướng ngại. Đây là trí tuệ chân chánh. Bát Nhã Ba La Mật Đa, câu Ba La Mật Đa phía sau này cũng là âm dịch từ tiếng Phạn. Ba La dịch là bờ kia, Mật Đa dịch là đến, hợp chung lại là bờ kia đến. Đây là văn phạm nước ngoài, theo như văn phạm của Trung Quốc mà nói thì phải nói ngược lại tức là đến bờ kia, họ thì nói bờ kia đến. Ý nghĩa của câu này so với từ đáo gia mà trong thành ngữ Trung Quốc chúng ta thường nói, thì ý nghĩa này rất gần nhau. Người Trung Quốc phàm là một việc gì khi làm được rất thành thạo, vô cùng viên mãn đều gọi là đáo gia. Thí dụ vẽ tranh, công phu vẽ tranh thành thục rồi chúng ta gọi là họa gia, công phu của họ đáo gia rồi. Nấu nướng, chúng ta gọi là xào thức ăn, thức ăn họ xào cũng đáo gia rồi, công phu đáo gia rồi. Hay nói cách khác, ý nghĩa của Ba La Mật Đa này chính là cứu cánh viên mãn mà chúng ta thường nói. Bát Nhã Ba La Mật Đa hợp chung lại mà nói thì chính là trí tuệ cứu cánh viên mãn. Có thể thấy được điều này so với trí tuệ thông thường là có sai khác.

    Theo tiếng Phạn, từ đến bờ kia này rốt cuộc nó bao hàm những ý nghĩa nào? Trong chú giải của cổ nhân có nói: “Đem sinh tử dụ cho bờ này, lấy Niết Bàn dụ cho bờ kia”. Hay nói cách khác, chúng ta dùng trí tuệ nhã bát cứu cánh viên mãn này mới có thể thoát khỏi sanh tử, chứng đắc bờ kia của đại niết bàn. Quá trình tu học Phật pháp, ở trong kinh luận Phật thường hay nói: “Phàm phu tu hành thành Phật phải trải qua ba đại A Tăng kỳ kiếp”. Con số này nếu dùng cách nói của người hiện nay mà nói thì là con số thiên văn. Thời gian không phải dùng ngày tháng năm để tính mà dùng kiếp để tính, phải ba đại A Tăng kỳ kiếp. Trong kinh Phật thường nói, mỗi một vị đồng tu chúng ta, từ vô lượng kiếp trong đời quá khứ đều đã từng nghe pháp tu hành, cho nên mới có thiện căn, phước đức, nhân duyên thù thắng như vậy, có thể nghe được đại pháp cứu cánh viên mãn mà đức Thế Tôn đã nói trong một đời. Thế thì chúng ta đã tu hành từ vô lượng kiếp trong đời quá khứ mà tại sao chúng ta vẫn chưa thành Phật vậy? Quí vị cần hiểu rõ một sự thật là ba đại A Tăng kỳ kiếp ở trong Phật pháp đã nói bắt đầu tính từ đâu? Theo như tiểu thừa mà nói là phải bắt đầu tính từ khi chứng đắc sơ quả Tu Đà Hoàn, hay nói cách khác, tuy có tu hành mà chưa chứng đắc sơ quả thì đều không tính đến. Như vậy chúng ta mới thật sự chợt hiểu ra, chúng ta từ vô lượng kiếp mãi cho đến hôm nay, tuy đã nhiều kiếp tu hành, nhưng xưa nay chưa từng một lần chứng được sơ quả. Tại sao lại như vậy? Nếu như chứng được sơ quả, thì bạn chắc chắn sẽ không thối chuyển. Sơ quả gọi là quả vị bất thối, cho nên bắt đầu tính từ đây, trải qua ba đại A Tăng kỳ kiếp mới thành tựu Phật đạo.

    Ở trong biểu giải này cũng nói rất rõ ràng: “Tam hiền trải qua một A Tăng kỳ kiếp”. Tam hiền là nói thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng. Ba mươi quả vị này của Bồ Tát là đạo lực yếu, điều phục phiền não. Đạo lực yếu thì bị phiền não điều phục, đây gọi là viễn ba la mật, còn cách xa trí tuệ cứu cánh viên mãn. Tại sao vậy? Vì phiền não đã làm chướng ngại mất trí tuệ, trí tuệ tuy có đó, nhưng do có phiền não cho nên trí tuệ không thể hiện ra. A Tăng kỳ kiếp thứ hai là từ sơ địa đến thất địa. Lúc này đạo lực tăng trưởng, có năng lực điều phục phiền não rồi, cho nên gọi là cận ba la mật, đối với trí tuệ cứu cánh viên mãn ngày càng gần hơn. Và đến bát địa, cửu địa, thập địa, ba quả vị này cũng phải trải qua một A Tăng kỳ kiếp, sức thiền định và trí tuệ đều rất mạnh, cho nên có thể điều phục dứt phiền não, lúc này gọi là đại ba la mật. Trong biểu giải trên đã xếp ba đại A Tăng kỳ kiếp này, ở trong tứ giáo thì quả vị của Bồ Tát thuộc về biệt giáo.

    Đề kinh thứ ba, đoạn thứ ba là tâm. Chữ này là chữ Trung Quốc, từ xưa đến nay giải thích ý nghĩa của chữ này rất nhiều, tức là tinh yếu của 300 quyển. Cách nói này tương đối viên mãn. Trong tất cả kinh điển mà đức Thế Tôn đã nói thì phân lượng của Kinh Đại Bát Nhã tương đối nhiều, dịch sang Trung văn tổng cộng có 300 quyển, trong tất cả kinh đã dịch sang trung văn thì phân lượng của nó lớn nhất. Bộ tâm kinh này chính là tinh yếu của 300 quyển, là cương lĩnh của 300 quyển, là tinh hoa của 300 quyển. Cho nên, đây là trung tâm của Kinh Đại Bát Nhã, cũng như tạng tâm của con người, tạng tâm trong toàn bộ cơ thể. Vị trí của nó vô cùng quan trọng. Nếu như tạng tâm ngừng hoạt động, thì con người này sẽ nói lời từ biệt. Chữ kinh sau cùng này là thông đề, bảy chữ phía trước là biệt đề. Tất cả kinh Phật nói đều gọi đó là kinh, tiếng Phạn gọi là Tu Đa La. Giải thích đơn giản dưới đây cũng chính là nghĩa mà các đại đức chú giải kinh, các đại đức giảng kinh từ xưa đến nay thường dùng nhất là: “Quán nhiếp thường pháp”. Quán là thấu suốt nghĩa lý đã nói, nhiếp là thu hút chúng sanh được giáo hóa.

    Một chữ Quán này, văn tự hay ở trong thế gian có thể nói đều có thể làm được. Như người Trung Quốc chúng ta thường đọc cổ văn quán chỉ, đây là trước tác của cổ nhân, tinh tuyển 300 thiên, biên tập thành tập sách này. Văn chương được tinh tuyển trong đây, đối với chữ Quán này quả thật đều có thể làm được cả. Nhưng nhiếp thì tương đối khó hơn, ý của chữ Nhiếp này là khiến độc giả đọc trăm lần không chán, muốn thôi cũng không được, giống như nam châm hít sắt vậy. Nó có sức mạnh này. Bài văn hay của thế gian quả thật có sự tồn tại sức thu hút, nhưng rốt cuộc nó cũng có hạn. Có những trước tác văn học hay, chúng ta đã xem một lần còn muốn xem thêm lần nữa, xem lần thứ hai còn muốn xem tiếp, nhưng nếu như chúng ta sau khi tiếp tục đọc 10 lần, 20 lần, 30 lần thì không còn muốn xem nữa. Đây chính là nói sức thu hút của nó có hạn. Không giống như kinh điển của Phật, bất kỳ bộ kinh điển nào của Phật cũng đều có đầy đủ năng lực này, từ khi bạn mới phát tâm cho đến lúc thành Phật đọc đều không thấy chán. Về mặt này, phàm là đồng tu nào có thâm nhập kinh tạng tôi tin rằng đều có thể thể hội.

    Thường là xưa nay không đổi, chúng ta gọi là chân lý thường tồn. Pháp là xa gần đều tuân theo. Xa tức là thời xưa, trước đây 3000 năm, thời đại của Phật Thích Ca Mâu Ni; Kim là hiện nay. Nói cách khác, sự tồn tại của nó quả thực là siêu việt không gian và thời gian, đây tức là chân lý mà người hiện nay thường nói, Phật pháp gọi nó là kinh. Những điều mà trong kinh này nói chính là trí tuệ cứu cánh viên mãn. Đề kinh chỉ giới thiệu đơn giản đến đây thôi.

    Tiếp theo chúng ta xem qua người phiên dịch. Bản kinh là do đại sư Huyền Trang đời Đường phiên dịch. Đại sư Huyền Trang cũng được giới thiệu sơ qua và xếp ở phần ngoài này tương đối rõ ràng. Chúng tôi giới thiệu đơn giản phần biểu giải này một chút. Đại sư Huyền Trang họ Trần tên Húy, là người Yển Sư Hà Nam, địa phương này ở gần Lạc Dương, cũng có người nói Ngài là người Trần Lưu Hà Nam. Trần Lưu chính là Khai Phong hiện nay. Pháp sư sinh vào năm thứ hai Nhân Thọ thời Tùy Văn Đế, là năm 602 sau Công Nguyên. Còn có một cách nói khác, là Ngài sinh vào năm thứ 16 Khai Hoàng, tức là năm 596 sau Công Nguyên. Rốt cuộc cách nói nào là chích xác? Chúng ta có thể khảo chứng ở trong truyện ký. Vì đại sư Huyền Trang hưởng thọ 65 tuổi, Ngài viên tịch vào ngày mồng 5 tháng 2 năm Lân Đức triều Đường, tức là năm 664 sau Công Nguyên. Lời ghi chép này là vô cùng chính xác. Ngài 13 tuổi xuất gia, địa điểm xuất gia là tại chùa Tịnh Độ Lạc Dương. Từ đó cho thấy, không thể nói pháp sư không có duyên với Tịnh Độ, Ngài xuất gia tại chùa Tịnh Độ. Năm thứ ba Trinh Quan, đây là thời của Đường Thái Tông, Ngài đến Ấn Độ để cầu học, đi qua 128 nước. Vào thời đó Tây Vực chưa thống nhất với Ấn Độ, nên nơi đây đều là những bộ lạc nhỏ, quốc gia nhỏ, đại sư Huyền Trang đi qua nhiều nơi như vậy. Năm thứ ba Trinh Quán là năm 639 sau Công Nguyên, Ngài lưu học tại chùa Na Lan Đa thuộc nước Ma Kiệt Đà của trung Ấn Độ. Hiện nay có rất nhiều người đến Ấn Độ hành hương, thấy dấu tích xưa này vẫn còn tồn tại. Pháp sư năm đó cầu học tại chùa Na Lan Đa, học với luận sư Giới Hiền và cư sĩ Thắng Quân. Thầy của Ngài có hai vị, luận sư Giới Hiền là người xuất gia, cư sĩ Thắng Quân là người tại gia. Ở Ấn Độ thầy của Đại sư Huyền Trang là một người là tăng và một người là tục. Năm Trinh Quán thứ 19 thì Ngài về nước. Vậy là Ngài đi năm thứ ba Trinh Quán, năm thứ 19 trở về, vừa đi vừa về tổng cộng là 17 năm. Năm 645 sau Công Nguyên, Ngài trở về nước, phiên dịch kinh điển 19 năm, đây là sự cống hiến lớn nhất đối với Phật giáo Trung Quốc. Trong số những pháp sư dịch kinh nhiều đời, Ngài cũng là người được xếp tên hàng đầu, số lượng phiên dịch nhiều, chưa có người nào vượt qua Ngài. Tổng cộng Ngài dịch ra 73 bộ, 1330 quyển. Và bộ kinh này, bộ tâm kinh này, Ngài đã dịch vào ngày 24 tháng 5 năm thứ 22 Trinh Quán tại viện dịch kinh Cung Thúy Vi, núi Chung Nam. Điều này được ghi chép rất rõ ràng, những kinh luận mà đại sư đã dịch này gồm 1330 quyển này đều có trong đại tạng kinh.

    Trước đây cư sĩ Dương Nhân Sơn, đã sáng lập ra nơi khắc Kinh Kim Lăng tại Nam Kinh, vô cùng ngưỡng mộ đối với sự nghiệp dịch kinh của đại sư Huyền Trang, vì thế bèn đem toàn bộ những kinh luận mà pháp sư Huyền Trang đã dịch in ấn lưu hành. Bản khắc Kinh Kim Lăng cũng đã tặng cho tôi một bộ, tôi lưu giữ nó tại lầu 501 hội Phật giáo Dalas, đây là bản khắc gỗ, quí vị đều có thể nhìn thấy. Pháp sư hưởng thọ 65 tuổi, viên tịch vào ngày mồng 5 tháng 2 năm Lân Đức, đây là lời giới thiệu sơ lược.

    Dưới đây chúng ta hãy xem phần kinh văn. Kinh văn đoạn thứ nhất có một đại cương: “Thị là chỉ thị, Bồ Tát pháp không chấp nhân ngã”. Kinh văn: “Quán tự tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách”. Đoạn này là tổng cương lĩnh của toàn bộ bài kinh.

    Trước tiên nói Quán Tự Tại Bồ Tát. Quán tự tại là người nói kinh, cũng chính là Bồ Tát Quán Thế Âm mà chúng ta thường nói, đây là một người. Ở trong Trung văn , hai cách dịch này biểu thị hàm ý của nó không giống nhau. Dịch là tự tại, tức là đại biểu cho trí tuệ, Bồ Tát có trí tuệ cứu cánh viên mãn giống như Phật, tự tại trong mọi pháp. Phiên dịch thành Quán Thế Âm là biểu thị Bồ Tát đại từ đại bi tầm thinh cứu khổ. Từ đó cho thấy, hai danh từ này là đại biểu cho Bồ Tát tự độ độ tha, Bồ Tát tự mình tu hành là tự tại, Bồ Tát giáo hóa chúng sanh là từ bi. Cho nên Bồ Tát Quán Thế Âm là biểu thị cho Bồ Tát đại từ đại bi cứu độ tất cả chúng sanh, biểu thị cái ý này.

    “Hành thâm bát nhã ba la mật đa thời”, dưới đây có một biểu giải: “Hành là tu hành, là trải qua luyện tâm trong môi trường vật chất, môi trường con người, trong cảnh thuận hay cảnh nghịch”. Luyện gì vậy? Bình thường tâm phàm phu là không thanh tịnh, là không bình đẳng. Phật Bồ Tát là người giác ngộ chân chánh, cho nên trong tất cả cảnh giới thuận hay nghịch là để tu tâm thanh tịnh, tu tâm bình đẳng, đây gọi là tu hành. Cho nên ý của câu này chính là Bồ Tát y theo trí tuệ cứu cánh viên mãn, hành thật sâu cảnh giới bát nhã ba la mật đa.

    Về chữ “Thâm”, thâm là so với thiển, ở trong kinh giáo thì sao? Có hai loại thiển và thâm. Bát nhã thấy ngã không, đây là phá trừ chấp ngã, nhưng chỉ thấy được không mà không thấy không phải không. Cái này đồng tu tam thừa gọi là cộng bát nhã, cái này là thuộc về thiển. Tam thừa là chỉ cho A La Hán, Bích Chi Phật và quyền giáo Bồ Tát, cũng chính là đại thừa thỉ giáo mà Ngài Hiền Thủ đã nói. Loại thứ hai là thâm ba la mật. Bát Nhã thấy pháp không, không những thấy ta người đều không, mà pháp và ta cũng không. Tiến thêm một bước là phá được chấp pháp, không những thấy không mà còn thấy không phải không. Cái này không giống với chỗ thấy, chỗ ngộ của người tam thừa phía trước. Đây gọi là bất cộng bát nhã, cũng chính là chỗ chứng của Bồ Tát Sơ Trụ trở lên mà Viên Giáo đã nói, Giáo hạ gọi là Bồ Tát Thực Giáo, bao gồm Tông giáo, Đốn giáo và Viên giáo của đại thừa. Chỗ chứng của những Bồ Tát này có thể nói là thâm bát nhã ba la mật đa.

    Chữ “chiếu kiến” này là công phu, đây là ứng dụng của trí tuệ, là mấu chốt của việc tu hành. Trong biểu giải nói là “vi tam trí dụng”. Tam trí này chính là như dưới đây đã nói: “Nhất thiết trí, đạo chủng trí, nhất thiết chủng trí”. Nhất thiết chủng trí là ứng dụng của trí tuệ, cũng chính là nói, chúng ta trong đời sống thường ngày sáu căn tiếp xúc với cảnh giới bên ngoài, kiến giải của chúng ta, cách nhìn của chúng ta là thuộc về trí tuệ. Người quán không thật sâu có thể đoạn trừ kiến tư phiền não. Phần sau bản kinh có thuyết minh: “hiển nhất thiết trí thấy được chân đế”. Chân đế chính là bản thể mà trong triết học của chúng ta hiện nay đã nói, tức là thấy được thể tánh rồi. Loại thứ hai là “quán giả thật sâu thì có thể đoạn được trần sa hoặc, hiển đạo chủng trí thấy được tục đế”. Tục đế chính là hiện tượng, là đã hoàn toàn biết rõ, thông suốt về hiện tượng của pháp giới tự nhiên, loại trí tuệ này gọi là đạo chủng trí. Loại thứ ba là “quán trung đạo thật sâu có thể phá vô minh hiển nhất thiết chủng trí”. Nhất thiết là nhất thiết trí mà phía trước đã nói. Chủng trí cũng là đạo chủng trí mà phía trước đã nói. Nhất thiết trí và đạo chủng trí là một không phải hai. Từ đó cho thấy, hai loại quán chiếu phía trước đều thiên lệch về một bên, chưa đạt đến viên dung, viên mãn. Lúc này công phu quán chiếu sâu rồi, biết tất cả tánh tướng, lý sự là một chứ không phải hai, thế là chân tướng vũ trụ nhân sinh đã hoàn toàn hiểu rõ rồi, không còn mảy may nghi hoặc nữa, đây chính là trí tuệ cứu cánh viên mãn, vậy là nhìn thấy trung đế rồi.

    Trung đế chính là chân tướng sự thật cứu cánh viên mãn. Nhìn thấy từ chỗ nào vậy? Là nhìn thấy từ ngũ uẩn. Ngũ uẩn chính là vạn hữu. Phật đem tất cả vũ trụ nhân sinh quy nạp thành năm loại lớn này, và gọi nó là ngũ uẩn. Ngũ uẩn lại có thể chia làm hai phần sắc và tâm. Sắc pháp chính là vật chất mà ngày nay chúng ta nói, như cơ thể của chúng ta là vật chất. Tất cả mọi vật chất đều dùng cái sắc này để đại biểu. Phàm những gì thuộc về phương diện tinh thần, tâm lý thì đều dùng tâm để làm đại biểu. Cho nên ở trong cái tâm này lại chia làm bốn loại là thọ, tưởng, hành, thức. Thọ là năm thức trước, Tưởng là ý thức, Hành là thức thứ bảy, Thức chính là thức thứ tám, tức là A Lại Da Thức. Điều này người nào hơi có chút nghiên cứu về duy thức thì rất dễ dàng hiểu được.

    Trước tiên chúng ta hãy bàn về sắc pháp, về vật chất này. Vật chất sao nói nó là không vậy? Ngũ uẩn giai không. Vì sắc pháp là do nhiều nhân tố nhỏ tụ tập, cái tụ này cũng chính là pháp do nhân duyên sanh mà chúng ta đã nói. Duyên hội tụ thì nó liền hiện hành, liền hiện ra tướng trạng. Duyên tan thì cái tướng trạng này liền không còn nữa. Từ đó cho thấy, tướng không phải là thật. Cho nên trong Kinh Kim Cang nói rất hay, “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Lại nói: “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán”. Điều này đã thuyết minh chân tướng của ngũ uẩn, cũng là thuyết minh chân tướng của toàn bộ vũ trụ nhân sinh. Sắc pháp, trong nhà Phật thường nói: “Tứ đại giai không”, sắc là tứ đại. Tứ đại nói thế nào vậy? Trong Phật pháp nói nhiều nhân tố nhỏ, đây là tỉ dụ. Trong phần biểu giải dưới đây quí vị xem qua sẽ hiểu thôi. Phật thường dùng những tỉ dụ để chúng ta thể hội được vật chất cơ bản. Chúng ta hiện nay công cụ khoa học phát triển, có thể dùng kính hiển vi phóng to gấp nhiều lần, quan sát hiện tượng vật chất, điều này đã tiến bộ hơn rất nhiều so với trước đây. Hiện nay chúng ta có thể nhìn thấy được nguyên tử, điện tử, nhìn thấy được hạt cơ bản. Nhiều nhân tố nhỏ mà trong kinh Phật nói, chính là chỉ những thứ này. Cho nên trong Kinh Kim Cang nói, tất cả mọi vật chất đều là tướng nhất hợp. Nhất chính là cùng một vật chất cơ bản, hợp là tổ hợp, ý của chữ tụ ở đây là tổ hợp. Chúng ta hiểu được cách thức sắp xếp của những nguyên tử này khác nhau, thì biến thành phân tử. Có phân tử thì tổ hợp thành mọi vật chất, đây là chúng ta nhìn thấy được từ trong khoa học. Năm xưa Phật không có những công cụ khoa học này, nhưng sự quan sát của Ngài về những vật chất này, có thể nói còn chính xác và tinh vi hơn nhiều so với chúng ta hiện nay dùng công cụ quan sát. Điều này khiến chúng ta không thể không bái phục về ngũ nhãn viên minh của Phật.

    Phật nói cho chúng ta biết, vật chất cơ bản này nó có bốn loại đặc tính, đây gọi là tứ đại. Tứ đại dùng đất, nước, lửa, và gió để biểu thị. Địa là đại biểu, nó là một vật thể, tuy nhiên vật thể này rất nhỏ, nhỏ đến mức mắt thường của chúng ta không thể nhìn thấy. Chúng ta phải dùng kính phóng đại, phóng lớn nó lên mấy ngàn lần, mấy vạn lần thì mới nhìn thấy. Cho nên qủa thực nó là một vật thể, nó tồn tại, chúng ta dùng địa để biểu thị. Ngoài ra, nó có hỏa đại. Hỏa là đại biểu cho sức nóng. Thủy là đại biểu cho độ ẩm. Hiện nay trong khoa học không nói như vậy. Trong khoa học nói nó có mang điện, mang điện dương, mang điện âm. Mang điện dương chính là hỏa đại, mang điện âm chính là thủy đại. Ngoài ra, nó còn có một đặc tính nữa là nó không ổn định, nó luôn động, cho nên dùng phong đại để đại biểu. Cho nên đất, nước, lửa, gió là đại biểu cho bốn loại đặc tính của vật chất cơ bản này, đây là tứ đại giai không mà ở trong nhà Phật chúng ta thường nói. Chúng ta nhất định phải hiểu rõ, tứ đại mà Ngài đã nói rốt cuộc là gì? Thôi, hôm nay thời gian đã hết rồi, chúng ta chỉ nói đến đây. A Di Đà Phật!
    Phần 2

    Tông chỉ tu học quan trọng nhất của bản kinh chính là đoạn thứ nhất của kinh văn: “Quán tự tại Bồ Tát, hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Phía trước đã giới thiệu sơ lược qua năm uẩn rồi. Sắc uẩn đã bao gồm mọi hiện tượng vật chất. Tinh thần đối lập với vật chất, phương diện này tổng cộng có bốn uẩn là thọ, tưởng, hành, thức. Bốn loại này cũng là pháp do nhân duyên sanh. Trong kinh đại thừa thường nói: “Tánh không duyên khởi”, phàm là pháp do nhân duyên sanh đều không có tự thể. Đây là quan sát đến tướng chân thực của hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần. Tướng chân thực là tướng không. Trong tiểu chú đã giới thiệu đơn giản nghĩa không này có bốn loại.

    - Ý của cái không thứ nhất nghĩa là không hề có gì cả, cái này dễ hiểu. Pháp do nhân duyên sanh đều không có tự tánh, cho nên tự thể của nó không phải thật và rốt cuộc đều là không. Điều này dễ hiểu.

    - Ý thứ hai có nghĩa là hư không, tuy không có tướng thô, nhưng nó có tướng vi tế. Tất cả các pháp đều có nghĩa của hư không, chúng ta cần phải dùng trí tuệ quan sát, mới có thể thể hội được.

    - Ý thứ ba nghĩa là không tâm.

    - Ý thứ tư nghĩa là không pháp.

    Nghĩa không mà trong kinh luận đại thừa thường nói, kỳ thực là thiên về hai loại phía sau này. Không tâm là trong tâm thanh tịnh, không hề có mảy may nhiễm trước, đây có nghĩa là không tâm, cũng có nghĩa là lìa niệm. Trong kinh luận thường nói: lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên thì chúng ta mới có thể quan sát được chân tướng của sự thật. Cách nói này, thảy đều đã bao hàm bốn loại nghĩa không này. Không pháp, nghĩa là không là chân tướng của các pháp, vì tất cả pháp thì tướng có, thể không, sự có, lý không. Do đó, tất cả các pháp rốt cuộc không thể được. Trong Kinh Kim Cang dùng mộng huyễn bào ảnh để hình dung là vô cùng thích hợp. Người nào có thể nhìn thấu, thấy rõ ràng, thấy tường tận được chân tướng sự thật rồi, thì tất cả mọi khổ nạn này tự nhiên sẽ biến mất. Vậy rốt cuộc là đạo lý gì vậy? Mọi khổ nạn sinh ra là do mê nên làm mất đi chân tướng sự thật. Khi đã mê mất chân tướng sự thật thì sẽ có vọng tưởng, sẽ có chấp trước. Vọng tưởng, chấp trước khiến chúng ta bị vô lượng vô biên khổ nạn. Thấy rõ chân tướng sự thật rồi, thì vọng tưởng được tiêu trừ, chấp trước vĩnh viễn chấm dứt, cho nên liền xa lìa tất cả khổ nạn. Đây gọi là qua tất cả khổ nạn. Trong biểu giải nói đơn giản cho chúng ta. Thứ nhất là bảo chúng ta “Đế quán thân tâm, đản kiến ngũ uẩn”. Đế có nghĩa là tỉ mỉ. Quán là dùng trí tuệ quán sát. Thân của chúng ta là sắc uẩn. Tâm là thọ, tưởng, hành, thức. Quan sát tỉ mỉ, chỉ thấy năm uẩn. Trong năm uẩn tìm tướng nhân ngã đều không thể được, thế là vô lượng kiếp đến nay, cái chấp trước hư vọng về chấp ngã này liền bị phá. Mọi phiền não đều sinh ra từ chấp ngã, cho nên không còn chấp ngã thì phiền não liền dứt. Sau khi phiền não dứt rồi, chúng ta muốn tìm sáu cõi luân hồi cũng không thể được. Nguyên nhân gì vậy? Sáu cõi luân hồi là từ phiền não chướng biến hiện ra. Cho nên bốn quả La Hán của tiểu thừa đoạn được kiến tư phiền não, họ liền thoát khỏi sáu cõi luân hồi, đạo lý là ở chỗ này. Như vậy là trong sáu cõi phần đoạn sinh tử đã xong.

    Chúng ta lại dùng trí tuệ quan sát tỉ mỉ năm uẩn. Uẩn từ duyên sanh, nên sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng không có tự thể, duyên sanh tánh không. Như vậy tìm tướng năm uẩn cũng là không thể được, chấp pháp của chúng ta cũng không còn. Chướng ngại mà chấp pháp sinh ra chính là sở tri chướng. Sở tri chướng làm chướng ngại Bồ Đề, làm chướng ngại niết Bàn. Hết sở tri chướng thì Bồ Đề, Niết Bàn tự nhiên sẽ hiện ra và biến dịch sanh tử cũng dứt. 600 quyển đại Bát Nhã, nghĩa kinh chân thật của nó là ở quyển này. Cho nên đức Phật vì chúng ta nói ra chân tướng sự thật quả thật không khó, có thể chỉ cần nói một câu là xong, một câu là tột lý. Nhưng tại sao trong một câu này chúng ta rất khó lãnh hội, rất khó tiếp nhận, rất khó khế nhập vậy? Đó là do chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay, vọng tưởng, chấp trước quá kiên cố, không gì phá vỡ nổi. Cho nên phải nhọc đến bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật vì chúng ta mà mất hết thời gian 22 năm để nói ra chân tướng sự thật này. Bộ Tâm Kinh đây chính là tổng cương lĩnh của chân tướng này.

    Khởi đầu là nói tông chỉ tu học Bát Nhã. Dưới đây phải nói rõ cặn kẽ năm uẩn, cái chân tướng của 12 xứ và 18 giới để tiện lợi cho chúng ta quan sát. Nếu như không có sự quán chiếu của trí tuệ chân thật thì rất khó mà thấu triệt được những chân tướng sự thật này. Cho nên đoạn thứ hai của kinh văn là trình bày rõ về sắc không.

    Xin xem kinh văn: “Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị”. Trong đoạn kinh văn này nói rõ đạo lý của năm uẩn đều là không. Ở trong Phật pháp nói không, không phải là không có. Nếu không mà cho là không có gì cả thì đó chẳng có gì khó hiểu, cũng không cần Thế Tôn phải mất 22 năm để giải thích nó. Cái khó là không phải lìa sắc tướng để hiểu được cái nghĩa không này, cũng không phải mất đi sắc tướng mà nói nó là không. Mà là nói không và có là đồng thời, không và có là một sự việc, điều này quả là khó lãnh hội vô cùng. Quan niệm của người thế gian cho không và có là đối lập, là tương đối. Có thì không phải không, không thì không phải có, cái này người thế gian chúng ta hiểu. Nếu như nói có chính là không, không chính là có, thì chúng ta nghe rất khó tiếp nhận, rất khó hiểu, nhưng nó là chân tướng của sự thật. Nên trong Bát Nhã nói sắc và không ở đây là không ngay trong sắc, đây gọi là chân không. Sắc ngay trong không thì sao? Thì gọi nó là diệu hữu. Diệu hữu phi hữu, chân không bất không. Vì sắc là hiện tượng của bốn tổ hợp, chính là tướng hợp nhất mà trong kinh kim Cang đã nói. Không chính là lý chân không của Bát Nhã. Pháp không là nói trung đạo đệ nhất không chứ không phải nghiêng về không. Cho nên bản kinh năm uẩn giai không là chủ đề. Bốn câu dưới đây có thể nói là để chú giải về nó, tất cả các pháp, không những là pháp thế gian mà Phật pháp cũng không ngoại lệ. Tất cả các pháp đều là tướng hợp nhất, đều là giả có, đều không tự tánh. Nếu như chúng ta quan sát tỉ mỉ từ chỗ này, thì sẽ không khó hiểu được chân tướng của sự thật. Trong Trung Luận nói: “Pháp do nhân duyên sanh, ta nói nó là không”. Chữ ta đây là Phật nói, cũng gọi là giả danh, cũng là nghĩa trung đạo. Bốn câu này nếu hợp chung lại xem, chính là bốn câu này của tâm kinh. Từ đó cho thấy, sắc mà Phật nói, nói là không, nói là danh, nói là trung đạo, quả thật chỉ để nói rõ một sự thật, chỉ để nói rõ một sự việc. Do chúng ta không lãnh hội được, nên chúng ta cho bốn cái danh tướng này thành bốn sự việc, không hiểu rằng tất cả những gì Phật nói ra là chỉ để nói đến một sự việc. Từ một sự việc mà nhận ra được, thì chân tướng không khó lãnh hội.

    Sắc pháp như vậy, thì nghĩa của thọ, tưởng, hành, thức so với trước là hoàn toàn tương đồng. Nếu phải nói tỉ mỉ thì sao? Chỉ cần đổi sắc thành thọ, tưởng, hành, thức là xong ngay. Ví dụ nói: Sắc bất dị không, chúng ta đổi cái sắc này thành thọ, thì thọ bất dị không, không bất dị thọ; thọ tức thị không, không tức thị thọ. Cho đến cuối cùng là thức. Thức bất dị không, không bất dị thức; thức tức thị không, không tức thị thức. Chúng ta đọc như vậy, đọc nhiều lần. Cổ nhân thường nói, đọc qua ngàn lần sẽ tự rõ nghĩa, không cần ghi vào trong ý thức. Cái gì gọi là ý thức vậy? Phân biệt, chấp trước. Xa lìa mọi phân biệt, chấp trước, chúng ta niệm đi niệm lại, niệm không ngừng bốn câu này, thì liền nhận ra được ý nghĩa thôi.

    Phần trước kinh văn, trong tiêu đề nhỏ này đã nói rõ quan hệ sắc không cho chúng ta. Câu thứ nhất là từ giả vào không, chính là câu “sắc bất dị không” này. Câu thứ hai là từ không ra giả, không bất dị sắc. Không là chân như, là tự tánh, là bản thể. Sắc là nói mọi hiện tượng, mọi hiện tượng là dựa vào bản thể mà biến hiện ra. Cho nên thể đã không thể được, thì tướng đương nhiên cũng không thể được. Thể không thể chấp trước, thì tướng đương nhiên cũng không thể chấp trước. Câu thứ hai: “không bất dị sắc” là từ không ra giả. Tất cả vạn tượng tận hư không khắp pháp giới thảy đều từ tự tánh biến hiện ra. Cuối cùng hai câu này là không giả nương nhau, nói rõ nó là một không phải hai. Cho nên sắc tức là không, không tức là sắc. Một pháp đã như vậy, thì mọi pháp đều như thế, không có một pháp nào là ngoại lệ. Cho nên trong Kinh Hoa nghiêm, Phật nói: “Phá nhất vi trần, xuất đại thiên kinh quyển”. Lại nói, Phật ở trên đầu một cọng lông, chuyển đại pháp luân trên đó, đều là cái ý này. Nếu như sắc và không không nương nhau, tánh tướng không nương nhau, thì làm sao có thể có loại hiện tượng kỳ diệu này chứ! Chúng ta hiểu rõ đạo lý này rồi, hiểu rõ sự thật này rồi, thì bao nhiêu cảnh giới không thể nghĩ bàn mà Phật đã nói trong kinh, tự nhiên chúng ta có thể tin và có thể tiếp nhận.

    Tổng cương lĩnh năm uẩn đều không mà Bát Nhã đã nói có quan hệ rất trọng yếu đối với người niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ chúng ta. Tịnh tông thường hay nói: Người niệm Phật nhiều, nhưng người vãng sanh thì ít. Những lời này quả thật đúng như vậy. Trước đây khi tôi cầu học tại Liên Xã Đài Trung, Thầy Lý đã từng nói qua mấy lần với tôi. Liên hữu của Liên Xã có hơn 20 vạn người, thầy Lý vô cùng cảm khái nói, chân chánh Niệm Phật vãng sanh cũng chẳng qua là ba đến năm người mà thôi. Đương nhiên lời của thầy là vô cùng khiêm tốn, vì chúng tôi hiểu, Liên Xã Đài Trung từ nhiều năm nay, người chân thật niệm Phật vãng sanh, con số cũng tương đối khả quan. Nếu nói trong một vạn người có ba đến năm người, thì cách nói này là tương đối chính xác, nhưng tỉ lệ này vẫn là vô cùng lớn. Mấu chốt là ở đâu vậy? Thành thật mà nói, chính là thấy chưa thấu, buông chưa được. Sự giúp đỡ lớn nhất của Kinh Bát Nhã đối với chúng ta chính là giúp chúng ta biết rõ, giúp chúng ta buông xả. Nói cách khác, Kinh Bát Nhã quả thật có thể giúp chúng ta niệm Phật được sanh về Tịnh Độ. Vì thế chúng ta cũng không thể không xem trọng bộ kinh này, đây là mục tiêu cốt lõi của việc nghiên cứu thảo luận tâm kinh lần này của chúng ta.

    Trong năm uẩn thì sắc là thân thể; thọ, tưởng, hành, thức là tâm lý và tác dụng của tâm lý. Giai không chính là nói rõ cái thân này của chúng ta là không thật. Tâm cũng không thật. Thật và giả mà trong Phật pháp nói, định nghĩa của nó là: Thật thì là vĩnh viễn không thay đổi, còn phàm cái gì có thay đổi thì đó chính là giả, là không phải thật. Thế chúng ta nghĩ xem, cái thân thể này của chúng ta có sinh, già, bệnh, chết, nó đang thay đổi theo từng sát na, đang sinh diệt theo từng sát na, vậy là nó không phải vĩnh hằng, nó không phải bất biến. Đây tức là nói cái thân tướng này là giả có chứ không phải thật có. Vậy tâm và tâm lý thì sao? Cũng là như vậy. Thọ, tưởng, hành, thức, cái hiện tượng của tâm và tâm lý này, tác dụng của tâm lý cũng sinh diệt trong từng sát na. Ý niệm này sanh thì ý niệm kia diệt, đây là điều mà chúng ta có thể nhận ra được. Nếu như chúng ta luôn niệm, có thể duy trì cái niệm này không bị mất đi, thế là đã thành tam muội rồi, liền gọi là định rồi. Cái định này không trụ được, thì gọi đó là vọng niệm. Kỳ thực dù được định, thành tựu Tam Muội rồi nhưng Tam Muội chẳng qua cũng là tướng tương tục của một ý niệm mà thôi. Tại sao vậy? Cảnh giới của cái định đó, đã có được thì đương nhiên sẽ có mất. Có được thì có mất, có sanh thì có diệt, cho nên định là tướng tương tục. Tứ thiền bát định của thế gian, định thứ tám thì có thể duy trì được đến tám vạn đại kiếp, họ cũng không mất. Sau tám vạn đại kiếp thì sao? Họ vẫn phải bị mất. Đây là nói rõ cảnh giới của định là tướng tương tục của một ý niệm mà thôi.

    Vậy thì định như thế nào mới là chân định vậy? Trong kinh đại thừa, Phật bảo với chúng ta, tự tánh vốn định đó mới gọi là Tam Muội chân thật. Tại sao vậy? Vì tự tánh vốn định không có sanh diệt, không có nhập định, xuất định, không có xuất nhập. Như trong Kinh Lăng Nghiêm nói Thủ Lăng Nghiêm đại định, đây gọi là tự tánh vốn định. Định mà trong Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa nói cũng là cảnh giới này, cái này mới gọi là chân thực. Tánh định và tu định là hoàn toàn không giống nhau. Phàm cái gì thuộc về tu mới có đều là tướng tương tục của một ý niệm. Chỉ có tánh định là lìa tâm ý thức rồi. Nói cách khác, mọi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thảy đều xả bỏ rồi, thì tự tánh liền hiện tiền, tự tánh vốn định. Từ đó cho thấy, tánh định không phải do tu mà có. Vậy tánh định hiện tiền khi nào vậy? Đến khi nào bạn thật sự soi thấy năm uẩn đều không thì lúc này tánh định liền hiện tiền ngay. Tại sao vậy? Khi năm uẩn đều không, không còn chấp ngã nữa thì phiền não chướng hết, không còn chấp pháp nữa thì sở tri chướng hết, tự tánh liền hiện tiền ngay, nên tự tánh vốn định đương nhiên cũng hiện tiền thôi. Cái này nói thì dễ, nhưng làm thì quả thực là khó lắm. Tại sao vậy? Đây chính là điều mà phía trước đã nói rồi, phàm phu chúng ta từ vô thỉ kiếp đến nay, tập khí chấp ngã nặng vô cùng. Cổ đức đã nói: “Lý có thể đốn ngộ, nhưng sự phải tiệm tu”. Phật chỉ cần mấy câu là có thể nói tột ra những chân tướng sự thật này cho chúng ta rồi. Người căn tánh lanh lợi, người có thiện căn sâu dày nghe qua có thể tiếp nhận, có thể hiểu. Nhưng muốn chuyển cảnh giới trở lại, thì vẫn phải cần tu trì trong một thời gian tương đối, cho nên sự phải tiệm trừ. Sự, cách trừ như thế nào vậy? Điều đó nhất định phải rõ lý, phải biết lý và sự là một không phải hai. Tức là trong việc xử sự đối nhân, tiếp vật trong đời sống thường ngày, chúng ta đối với người, chúng ta quan sát vạn vật, chúng ta đối với sự việc, trong tâm từng giây từng phút luôn đề khởi công phu quán chiếu, đó chính là thấy rõ năm uẩn đều không, soi thấy mọi người, mọi việc, mọi vật đều là các pháp không tướng. Chúng ta tu gì ở trong các pháp không tướng này vậy? Là đem những kiến giải sai lầm, tập khí và ý nghĩ sai lầm từ vô thỉ kiếp đến nay của mình, dần dần qua ánh sáng trí tuệ Bát Nhã đào thải cho thật sạch sẽ. Đây gọi là tu hành chân chánh.

    Trong Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, đặc biệt là hội sau cùng, Thiện Tài Đồng Tử 53 lần tham học đã tạo nên tấm gương tốt trong việc luyện tâm, chân thật tu hành cho chúng ta thấy. Chúng ta có thể học được nhiều, tư duy nhiều, thể hội nhiều nhằm ứng dụng vào trong đời sống thường ngày, thì có thể dứt phiền não, có thể dứt tập khí, có thể biết rõ rồi buông xả. Sau đó mới có thể có sự thể hội chân thực, mới có thể có vài phần tương ưng với hạnh nguyện của Phật A Di Đà, quyết chí cầu sanh Tịnh Độ, trong một đời này tự nhiên được thành tựu. Đây là sự giúp đỡ rất lớn, lợi ích rất lớn của kinh Bát Nhã đối với chúng ta.

    Kinh nói năm uẩn, nói sắc trước rồi nói tâm sau, cái thứ tự này cũng có đạo lý trong đó, vì căn nguyên của ngũ uẩn là do chồng chất mà sinh ra, do một niệm bất giác. Điều này trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật nói rất thấu triệt, nói rất nhiều, nói rất rõ ràng. Một niệm bất giác này liền chuyển biến tự tánh chân như thành vô minh nghiệp thức. Những lời này phải nghe cho tường tận, không được tư duy tưởng tượng. Đúng như Bồ Tát Mã Minh đã nói: “Chúng ta phải lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên”. Nói cách khác, chúng ta chỉ nghe, nghe thật ngoan ngoãn, không được nghĩ đến ý nghĩa của nó. Vừa nghĩ thì sao? Liền sai rồi! Tại sao vừa nghĩ liền sai? Tức là như tôi vừa mới nói, một niệm bất giác liền chuyển tự tánh chân như thành vô minh nghiệp thức. Bạn nghe tôi nói vậy bèn nghĩ chân như bản tánh là chân thực, tại sao nó lại biến thành vô minh nghiệp thức? Bạn vừa nghĩ vậy là bạn đã chuyển biến bản tánh chân như thành vô minh nghiệp thức rồi, bạn không thể không nói như vậy. Sự thật, chân như sao có thể biến thành nghiệp thức được? Không thể. Thí dụ chúng ta nói trời âm u, hôm nay trời âm u, mặt trời bị mây che phủ rồi, chúng ta nghe qua thì hiểu ý ngay. Ồ! Hôm nay trời âm u. Tại sao trời âm u? Là mặt trời bị mây che phủ. Giả như nếu bạn nghĩ thật kĩ nữa, mặt trời lớn hơn trái đất rất nhiều, mặt trời sao có thể bị mây che phủ được chứ? Vậy ngay đó đã sanh khởi vọng tưởng rồi. Nói thật, mặt trời vĩnh viễn sẽ không bị mây che phủ. Tự tánh chân như vĩnh viễn sẽ không biến thành vô minh nghiệp thức. Cái vô minh nghiệp thức đó là gì vậy? Chính là một niệm bất giác kia, đây gọi là vô minh bổn, là gốc của vô minh. Khi đã có cái này, khi bản tánh chân như khởi tác dụng, trên tác dụng đội thêm cái này, giống như thí dụ, mắt của chúng ta có thể thấy, mắt là tự tánh, chúng ta đeo mắt kiếng vào, cái mắt kiếng này là phần phụ, đeo mắt kiếng vào thì mắt vẫn có thể thấy. Mắt đã nhìn xuyên qua kiếng thấy cảnh tượng bên ngoài, chúng ta bèn gọi nó là vô minh nghiệp thức, gọi nó là thức thứ tám. Có phải mắt kiếng đã thật sự làm tổn hại đến mắt phải không? Không hề. Quan hệ ở trong đây nhất định phải hiểu cho thật rõ ràng, thật sáng tỏ.

    Do có thức, đây chính là A Lại Da Thức, nên mới có hành. Vì có hành, nên mới có tưởng. Vì có tưởng, nên mới có thọ. Vì có thọ, nên mới có sắc. Đây là chúng ta từ trên năm uẩn mà nói. Từ trong tám thức mà nói, đó chính là “vô minh bất giác sinh tam tế, cảnh giới vi duyên trưởng lục thô”. Cách nói tuy khác nhau, nhưng ý nghĩa giống nhau, đều cùng nói lên cái chân tướng sự thật này. Đó chính là nói sự phát triển của hiện tượng tự nhiên này, là từ tế đến thô, nó có thứ lớp, cho nên nó có trật tự, nó không rối loạn. Người thế gian không biết chân tướng sự thật, nhìn thấy cái tinh cầu này vận hành trong thái không, đại địa xuân hạ thu đông bốn mùa rõ rệt, không hiểu được cái chân tướng sự thật này, cho rằng có một thần minh làm chủ tể và an bài ở trong đó, an bài có lớp lang như vậy, có trật tự như vậy. Họ không hiểu được sự diễn biến của đại tự nhiên này là có thứ tự. Điều này cũng giống như con người chúng ta mặc y phục. Mặc y phục nhất định trước tiên phải mặc một chiếc ở trong, sau đó mới mặc chiếc ở ngoài, rồi mới mặc áo khoát bên ngoài, là mặc từng chiếc từ trong ra ngoài. Và khi muốn cởi ra, đương nhiên cởi bên ngoài trước rồi đến bên trong sau, cái thứ tự này không thể đảo lộn. Cho nên khi mê, thì từ vô minh cứ dần dần phát triển đến tướng thô. Và khi chúng ta muốn quay về tự tánh, thì nhất định trước tiên phải bắt đầu từ bên ngoài, cho nên quán sắc không trước, sau đó mới quán hành không. Tức là trừ sắc uẩn của năm uẩn trước, sau đó theo thứ lớp mà trừ thọ, tưởng, hành, thức.

    Trong Kinh Lăng Nghiêm nói: “Sanh do thức mà có, diệt phải trừ từ sắc”, chính là nói cái ý này. Cho nên thứ lớp của năm uẩn là như vậy, quyết định không thể đảo lộn. Chúng ta dụng công trong đời sống thường ngày, đối với người niệm Phật mà nói có sự giúp đỡ rất lớn. Chúng ta hiểu rõ ràng, hiểu sáng tỏ chân tướng sự thật rồi, tức là biết rõ rồi. Sau khi biết rõ thì công phu chân chánh chính là buông xả.

    Thứ nhất, chúng ta không chấp trước đối với mọi sắc pháp nữa. Chúng ta biết sắc tức là không, không tức là sắc; Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Đối với sắc thân, thân thể của mình, cho đến tất cả mọi người, sự, vật của cái thế giới này, thảy đều thuộc sắc pháp, thì chúng ta có thể buông xả được. Đây là thứ nhất.

    Tiến thêm một bước, chúng ta đối với thọ cũng buông xả được. Tức là nói không đuổi theo hưởng thụ nữa, sự hưởng thụ khổ vui, sầu thích có thể tùy duyên chứ không phan duyên. Đúng như Bồ Tát Phổ Hiền đã nói: “Hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức”. Khổ vui sầu thích là có chứ không phải không, nhưng tâm chúng ta ở trong cảnh thuận cảnh nghịch đều thanh tịnh, đều bình đẳng. Trong cảnh thuận không khởi thọ lạc, trong cảnh nghịch không khởi thọ khổ. Cái thọ này của chúng ta đã thật sự buông xả rồi, tiến thêm một bước là tưởng, hành, thức cũng giống như ví dụ này phía trước vậy, đều có thể xả ly, đều có thể buông bỏ. Thế là niệm Phật liền tự nhiên được thành tựu Tam muội, liền tự nhiên được nhất tâm bất loạn thôi.
    Phần 3

    Mời xem kinh văn: “Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố, không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới”.

    Đoạn kinh văn này là hiển thị chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Trong kinh, Phật đem tất cả pháp quy nạp thành năm uẩn, sáu nhập, 12 xứ, 18 giới. Câu đầu tiên trong đoạn này là “chư pháp không tướng”. Chư pháp ở đây là bao gồm bốn loại lớn này. Tại sao phải có sự phân biệt của bốn loại lớn này? Đến phần sau sẽ nói rõ lại với quí vị. Trước tiên chúng ta giải thích, tất cả pháp này cùng có chung một ý nghĩa, đó chính là bất sanh bất diệt. Sinh diệt là một hiện tượng, nó không phải sự thật. Sinh nghĩa xưa nay không có, bây giờ bỗng nhiên có, chúng ta gọi hiện tượng này là sinh. Diệt là hiện tượng này biến mất. Từ đó cho thấy, sự xuất hiện của cái tướng này, cho đến sự mất đi của nó, trong quan niệm của chúng ta cho rằng đây là sinh diệt. Kỳ thực nếu như đi sâu quan sát một cách chi ly, thì mới có thể hiểu rõ được chân tướng sự thật. Chân tướng là khi duyên tụ thì cái tướng này liền xuất hiện, duyên tan rã thì cái tướng này không tồn tại nữa. Sinh diệt chẳng qua là giả tướng của duyên tụ, duyên tan mà thôi. Nhưng duyên thì không có sinh diệt. Đây là chỉ tất cả pháp được bản kinh quy nạp thành năm uẩn, 12 xứ, 18 giới. Chúng ta mê mất đi chân tướng của nó. Chân tướng ở đây chính là duyên tụ duyên tan như vừa rồi đã nói. Cách nói này vẫn rất khó thể hội. Chúng ta cần quan sát nó qua ví dụ sau.

    Thí dụ trò chơi xếp gỗ của trẻ em, đây là điều mà chúng ta thường thấy, các mảnh gỗ hình khối vuông nhỏ này chính là duyên, dùng các mảnh gỗ này xếp thành một căn nhà, thế là cái tướng của căn nhà liền xuất hiện, duyên tụ thì nó xuất hiện. Nếu như đem căn nhà này tháo ra từng mảnh trở lại, thì cái tướng của căn nhà không còn nữa. Người thông minh, người lanh lợi, vừa quan sát thấy hiện tượng này liền giác ngộ ngay. Hóa ra phàm cái gì có tướng đều là hư vọng, đây là điều mà trong Kinh Kim Cang đã nói. Cho nên tướng ấy có, nhưng không phải thật có. Tướng ấy diệt, nhưng không phải thật diệt. Tại sao có mà không phải thật có vậy? Vì nó vốn dĩ không có, bây giờ duyên tụ thì nó vẫn không có. Hay nói cách khác, nó vốn dĩ là không sanh mà, cho nên sau khi duyên tan rồi thì đương nhiên nó cũng không diệt. Thật đúng là tất cả vạn pháp không có tướng sanh diệt.

    Hiện nay khoa học phát triển, cái nhìn của nhà khoa học quả thật là tinh tế hơn so với người bình thường. Nhà khoa học quan sát tất cả vạn vật, họ nói với chúng ta vật chất không diệt, năng lượng không diệt. Cách nhìn như vậy là rất gần với tất cả pháp là không sanh không diệt mà Phật đã nói. Từ đó cho thấy, phàm phu chúng ta nhìn thấy tất cả pháp có sanh có diệt là hoàn toàn chấp trước trên tướng huyễn, chấp trước trên tướng giả. Còn đối với những đạo lý hay quá trình hình thành nên cái tướng này như thế nào thì hoàn toàn lơ là, thế là đành chịu đọa lạc vào sanh tử luân hồi. Phật vì chúng ta mà nói ra chân tướng này, bảo với chúng ta tất cả pháp là không sanh không diệt. Đây là để đối trị lại căn bệnh chấp có của chúng ta. Phàm phu chấp có, tiểu thừa chấp không, người bên nhị thừa chấp không. Nếu như chúng ta thật sự hiễu rõ chân tướng sự thật này, đây đúng là sự thật. Nhưng phàm phu mới học thì quả thật là rất khó thể hội, cũng rất khó tiếp nhận, vì chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay đã hình thành một cái giác sai lầm, và cái giác sai lầm này đến nay không có gì phá vỡ nổi. Cho rằng mọi sinh vật có sinh diệt, động vật có sinh già bệnh chết, thực vật có sinh trụ dị diệt, khoáng vật có thành trụ hoại không. Ở trong kinh Phật tùy thuận theo tri kiến của chúng sanh nên cũng nói như vậy.

    Phật nói với chúng ta vạn pháp vô thường, đây là tùy thuận theo tục đế mà nói. Còn mấy câu này của bản kinh là tùy theo chân đế mà nói. Hay nói cách khác, không phải tùy thuận theo tình kiến của phàm phu chúng ta mà nói. Là Như Lai dùng ngũ nhãn viên minh quan sát chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Trong kinh đại thừa có những bộ kinh rất dài, rất đầy đủ, nói rõ cặn kẽ cho chúng ta, như Kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Bát Nhã, Pháp Tướng. Phần trước có nói qua với quí vị, Tâm Kinh là cương yếu của toàn bộ Kinh Bát Nhã, cũng là tinh hoa của toàn bộ Phật pháp, lời gọn ý đủ. Văn tự trong kinh tuy rất ít, nhưng nghĩa lý bao hàm trong đó cũng viên mãn như Đại Kinh vậy. Nếu như chúng ta hiểu rõ sự thật này, thấy được chân tướng sự thật này, thì đó chính là chứng được vô sanh pháp nhẫn mà trong kinh đại thừa nói. Pháp tức là các pháp. Nhẫn tức là thấy được tất cả các pháp quả đúng là không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm. Những lời Phật đã nói này họ hoàn toàn thừa nhận, hoàn toàn đồng ý, người này chính là Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn, thật sự thấy được chân tướng của vũ trụ nhân sinh.

    Câu thứ hai nói là không dơ không sạch. Dơ và sạch là so sánh. Trong Phật pháp gọi chướng ngại là nghiệp chướng, dính mắc gọi là dơ. Đoạn trừ chướng ngại, xa lìa tất cả nhiễm ô khôi phục lại thanh tịnh đây gọi là sạch. Dơ và sạch là một cặp. Ý của câu này là chỉ nhân duyên của tứ đế. Tứ đế phần sau cũng sẽ nói đến, chính là khổ, tập, diệt, đạo. Khổ tập là nhân quả của thế gian. Diệt đạo là nhân quả của xuất thế gian. Phàm phu trôi lăn trong tam giới lục đạo luân hồi, đây gọi là dơ. Thánh nhân dứt sạch kiến tư thoát khỏi tam giới luân hồi, chúng ta gọi họ là sạch. Từ đó có thể biết, câu này là Phật nói đối với người chấp trước vào tánh không, chán lìa tướng huyễn. Vì chấp trước không, chán lìa có, thế là ngay đó sinh ra một loại gọi là biến dịch sanh tử. Cho nên câu này là nói đối với người có bệnh chấp không. Không tăng không giảm (tăng là tăng trưởng, giảm là giảm bớt), đây là lời khuyên bảo đối với Bồ Tát đại thừa.

    Thông thường trong pháp đại thừa rất dễ sinh ra một quan niệm sai lầm, và quan niệm sai lầm này quả thật tồn tại, đó chính là khi chúng ta tu hành đạo lực tăng trưởng, phiền não của chúng ta giảm nhẹ, là giảm bớt. Như trong kinh đại thừa đã nói, kiến tư phiền não đoạn rồi, chúng ta liền chứng được tứ quả La Hán, hoặc giả là quả vị thất tín của viên giáo, phá được trần sa phiền não, tức là giảm bớt phiền não, công phu định tuệ tăng trưởng, liền chứng đến quả vị sơ trụ. Biệt giáo là quả vị của sơ địa. Đây chính là nói rõ đạo lực tu hành tăng trưởng, phiền não, vọng tưởng, chấp trước giảm bớt, đây là ý của tăng giảm. Bồ Tát quyền giáo họ rất lưu tâm, rất chăm chú, rất chấp trước đối với hiện tượng này. Phật ở ngay đây dạy chúng ta, hiện tượng này cũng không phải thật, cũng là hư vọng không thật.

    Phần cuối bản kinh Phật dạy chúng ta “vô trí diệc vô đắc”. Trí chính là nói công phu tu hành. Trong kinh đại thừa bảo với chúng ta: “Viên mãn bồ đề quy vô sở đắc”. Đây là nói rõ đầy đủ về không tăng không giảm, câu nói này quả thật rất khó thể hội. Chúng ta thường nói: “Bồ đề tăng trưởng thì phiền não giảm bớt, phiền não tăng trưởng thì bồ đề giảm bớt”. Nói vậy thì dễ hiểu, sao lại nói là không tăng không giảm chứ? Vì chúng ta thường nói tăng giảm là dựa vào tướng mà nói. Phật bảo với chúng ta không tăng không giảm là dựa vào tánh mà nói. Tánh là gì vậy? Tánh là không tướng. Tánh của phiền não là không tướng. Tánh của Bồ Đề cũng là không tướng. Cho nên dựa vào tánh mà nói thì không có tăng giảm, không có dơ sạch, không có sinh diệt. Dựa vào tướng mà nói, thì tất cả các pháp có sinh có diệt, có dơ có sạch, có tăng có giảm, vậy thì tương đối dễ thể hội.

    Phật dạy chúng ta: “Tùy lưu nhậm đắc tánh”. Câu nói này vô cùng quan trọng. Tánh là gì vậy? Tánh là không sinh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm. Đây là nói rõ thực tướng của nó ở trong chân tánh, cũng chính là chân tướng của nó quả đúng như Phật đã nói. Hay nói cách khác, ở trong chân tánh vốn không có phàm thánh, tu chứng, nhân quả, những sự tướng này. Đây mới thật sự hiển thị ra chân không của Bát Nhã, bản thể của Bát Nhã. Nhà Thiền có một câu nói rất hay là “chư Kiến thoát lạc, độc lộ chân thường”, đây cũng chính là cảnh giới này. Ngoài ra chúng ta có thể thể hội nó từ trên ví dụ sau. Thực tướng chân không cũng giống như viên bảo châu Ma Ni vậy. Chúng ta tỉ dụ viên bảo châu Ma Ni này là chân tánh, là bản thể; ngũ uẩn, thập nhị xứ, thập bát giới chính là các pháp. Các pháp này giống như ánh sáng màu sắc mà viên bảo châu hiện ra. Chúng ta chưa từng thấy viên bảo châu Ma Ni, nhưng những viên bảo châu của thế gian thì mọi người đều nhìn thấy rồi, như kim cương, đá quý. Tại sao nó quý như vậy? Là do nó có thể chiếu hiện ra đủ loại màu sắc khác nhau. Thể của bảo châu là không đổi, cũng không phải do sắc hiện mà sinh, cũng không phải vì sắc không hiện mà diệt, như vậy thì liền hiển thị ra ý nghĩa của bất sanh bất diệt ngay. Tuy cảnh giới bên ngoài nhiều, nhưng thể thì quả thật là như như bất động, đây là từ trên thể của viên bảo châu mà nói. Quan sát từ hai phương diện thể và sắc tướng, thì sắc tướng có sinh có diệt, còn thể thì bất sanh bất diệt. Sắc tướng có dơ sạch, tăng giảm, nhưng trên thể thì quả thật không có. Kinh Hoa Nghiêm cũng nói: “Tất cả pháp không sanh, tất cả pháp không diệt, nếu thấy được như thế, chư Phật thường hiện tiền”. Cái ý này hoàn toàn tương đồng.

    Xin xem kinh văn. “Thị cố, không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới”. Phía trước đã nêu ra một ví dụ là sắc pháp. “Không trung”, không là chỉ bản tánh. Trong bản tánh không có sắc, không những không có sắc, mà thọ tưởng hành thức cũng không có. Đây chính là “chiếu kiến ngũ uẩn giai không” mà vừa mở đầu bản kinh đã nói. Trong tự tánh không có những thứ này. Không những không có năm uẩn, mà mười hai xứ cũng không có. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý là sáu căn. Sắc thanh hương vị xúc pháp là lục trần. Thập nhị xứ này cũng không có. Không những không có mười hai xứ, mà mười tám giới cũng không có. Mười tám giới là từ nhãn cho đến vô ý thức giới, những thứ này đều thuộc về pháp tướng. Không là nói pháp tánh, ở trong pháp tánh không có những tướng hư vọng này. Đại sư Lục Tổ lúc khai ngộ đã nói một câu rất hay. Ngài nói: “nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh”. Câu nói này đã nói lên bản thể của tự tánh. Ngài lại nói: “xưa nay không một vật”. Không một vật ở đây chính là không năm uẩn, không 12 xứ, không 18 giới, cho đến không có trí tuệ, cũng không có chứng đắc, vốn dĩ không một vật mà. Ý của câu nói này là nói rõ bản thể của tự tánh hằng thanh tịnh, hằng vô vi. Chư Phật và chư đại Bồ Tát, chỗ chứng đắc của các ngài chính là chỗ này. Chỗ mê của tất cả phàm phu cũng là chỗ này. Đây chính là cái gọi là mê ngộ không hai vậy. Xa lìa tự tánh tất cả pháp đều không thể được. Những hiện tượng như: uẩn, xứ, giới từ đâu mà có vậy? Là khi mê mới hiện ra. Và chúng ta muốn hỏi, tại sao lại có mê? Sau khi mê tại sao lại hiện ra những hiện tượng này vậy? Vấn đề này là vấn đề lớn vô cùng nghiêm túc, đồng tu học Phật thường hay có thắc mắc như vậy. Không chỉ hiện nay, mà trước đây cũng vậy, lúc Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, trong hội Lăng Nghiêm, tôn giả Phú Lâu Na cũng có mối nghi giống chúng ta. Ngài đưa ra nghi vấn của mình lên Thế Tôn. Trong hội Lăng nghiêm, Thế Tôn có câu trả lời rất khéo léo, nếu như quí vị muốn tìm đáp án này, xin quý vị đọc thật kỹ Kinh Lăng Nghiêm, đáp án này nằm trong quyển thứ tư của Kinh Lăng Nghiêm. Kinh Lăng Nghiêm tổng cộng có 10 quyển. Biết rõ tức là khai ngộ, không biết rõ tức là vô minh. Ngộ nhất định phải tự ngộ, nếu như bị người ta nói rõ ra, thì cửa ngộ của chúng ta liền bị bít ngay. Nói cách khác, là rất khó khai ngộ. Cho nên thiện tri thức chân chánh thì họ sẽ không nói rõ vấn đề ra cho bạn. Nhưng họ sẽ gợi ý cho bạn, họ sẽ dẫn dắt bạn thoát nhiên đại ngộ. Cái này là sự thiện xảo trong phương pháp dạy học. Trong nhà Phật thường nói phương tiện thiện xảo, để chúng ta hiểu được tất cả mọi hiện tượng đều là hư vọng chứ không phải chân thật.

    Trong Kinh Kim Cang đã tổng kết, đó chính là “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, “nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán”. Tại sao trong Kinh Kim Cang nói một cách khẳng định như vậy? Tức là ở đây nói “thị cố, không trung vô sắc, vô ngũ uẩn, vô thập nhị xứ, vô thập bát giới”. Cái tướng này là có, nhưng tánh thì không có. Trong tánh đã không có thì tướng có ấy cũng không phải thật. Một điểm này là mấu chốt của vấn đề. Chúng ta đem câu thứ nhất ra chứng minh: “không trung vô sắc”. Sắc chính là vật chất mà ngày nay chúng ta nói. Vật chất có hay không vậy? Trong cảm quan của chúng ta thấy nó tồn tại, nó có. Phật bảo với chúng ta, cái có này là giả có, là huyễn có. Cho nên trong kinh điển cũng thường nói là diệu hữu. “Diệu hữu phi hữu, chân không bất không”. Nếu như thật có, thì tất nhiên nó bị ngăn ngại, sắc và không nó sẽ bị ngăn ngại. Thí dụ trong Kinh Lăng Nghiêm nói rất chí lý. Chúng ta quan sát thật tỉ mỉ, tư duy, thể hội thật kỹ càng sẽ không khó nhận ra chân tướng của nó. Nếu như nó thật có thì lý và sự sẽ có ngăn ngại, sự và sự sẽ càng có ngăn ngại. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói với chúng ta: “Lý sự vô ngại, sự sự vô ngại”. Vì sao không bị chướng ngại vậy? Chính là trong không không có sắc, sắc tướng là huyễn chứ không phải thật có. Như chúng ta xem truyền hình, xem điện ảnh, cái tướng hiện trong màn hình này đều là huyễn tướng, trong Kinh Kim Cang ví nó như mộng huyễn bào ảnh.

    Ngày nay chúng ta dùng hình ảnh trong truyền hình, hình ảnh trong điện ảnh để làm tỉ dụ khiến chúng ta càng dễ dàng nhận ra được tướng là hư vọng. Tánh thì sao? Tánh thì giống như màn ảnh, màn ảnh của điện ảnh, màn ảnh của truyền hình, màn ảnh là không, không có gì cả. Tuy hiện sắc, hiện đủ thứ sắc, nhưng nó hoàn toàn không nhiễm trước. Cho nên khi hiện sắc, nó không có sinh diệt, trên màn ảnh này không có sinh diệt, không có nhiễm tịnh, không có tăng giảm. Từ chỗ này mà nhận ra được thì tương đối dễ lý giải, vì tất cả mọi hiện tượng đều là huyễn hóa chứ không thật có. Nếu như chúng ta hiểu rõ, nhìn thấu, biết rõ được chân tướng sự thật này, trong Phật pháp liền gọi đó là khai ngộ, hiểu rõ ràng chân tướng sự thật. Sau khi hiểu rõ, khi đó là cảnh giới gì vậy? Tâm thanh tịnh, không còn vọng tưởng nữa, không còn chấp trước nữa, không còn lấy bỏ nữa, không còn được mất nữa, tâm xa lìa tất cả vọng tưởng chấp trước hư vọng, khôi phục lại bản thể của tự tánh. Tự tánh là vốn có, lúc này chỉ khôi phục lại, cho nên gọi là “viên mãn Bồ Đề quy vô sở đắc”, vì tự tánh là cái vốn có chứ hoàn toàn không phải là cái mới có. Phật nói ba câu này ở phần trước, bây giờ đã hoàn toàn chứng minh, chứng minh những đều Phật nói là hoàn toàn chính xác, hoàn toàn là chân tướng sự thật. Cái quan niệm này, người hiện đại chúng ta gọi đó là vũ trụ quan, nhân sinh quan. Có thể nói đây mới là cái thấy đích thực chính xác, đây chính là Phật tri Phật kiến mà trong đại kinh đã nói. Trong Kinh Pháp Hoa nói: “nhập Phật tri kiến”. Phật tri kiến chính là cái thấy biết hoàn toàn giác ngộ, đối với tất cả các pháp không hề có mảy may mê hoặc. Người niệm Phật hiểu rõ được đạo lý này, có thể vào được cái thấy biết này, thì đây chính là lý nhất tâm bất loạn mà trong kinh đã nói. Được lý nhất tâm bất loạn, sẽ vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc vào hàng thượng thượng phẩm của cõi Thực Báo Trang Nghiêm. Từ đó cho thấy, chân tướng sự thật này đối với người niệm Phật mà nói là vô cùng quan trọng. Sự hiểu biết này chính là minh tâm kiến tánh, họ đã minh tâm kiến tánh.
    Phần 5

    Mời xem kinh văn: “Vô trí diệc vô đắc”. Câu kinh văn đoạn này, một câu cũng là một đoạn. Cái này gọi là tự tánh, Niết Bàn. Trước tiên phải nói cái trí này là cái trí năng quán, còn đắc là cái lý sở chứng. Vô trí chính là nói trí năng quán không thể được. Vô đắc là cái lý sở chứng cũng không thể được. Hay nói cách khác, trí năng quán là không, cảnh giới của chỗ không đó cũng là không. Cái ý này rất sâu. Phàm là người học thuộc qua Kinh Lăng Nghiêm, ít nhiều cũng có thể thể hội được cảnh giới này. Trong Kinh Lăng nghiêm nói với chúng ta, vô minh rốt cuộc từ đâu mà có vậy? Tôn giả Phú Lâu Na đưa ra vấn đề lớn này lên Phật Thích Ca Mâu Ni, Thế Tôn bảo với ông rằng: “tri kiến lập tri, thị vô minh bổn”. Quả thực Thế Tôn thực sự chỉ cần một câu đã nói tột. Hay nói cách khác, là do có trí, có trí chính là căn bản của vô minh. Nếu như có trí, có cái trí năng chứng, có cái lý sở chứng, năng sở chưa quên thì vô minh sẽ không thể dứt hết. Cho nên vô trí mới là chân trí, vô đắc mới là chân đắc. Đắc đây là gì vậy? Là tự tánh cứu cánh viên mãn. Hay nói cách khác, tự tánh đến lúc này mới thực sự hiện ra viên mãn, ngay cả cái trí năng chứng cũng không còn nữa. Tự tướng của tất cả pháp đều là không, cho nên năng thủ sở thủ, năng chứng sở chứng đều không thể được.

    Nên biết Phật nói pháp, nguyên tắc nói pháp của ngài là nhằm đối trị lại với bệnh của chúng ta. Chúng sanh chấp trước tất cả pháp đều có, cho rằng tất cả pháp tướng đều là chân thực, đây là cái thấy sai lầm. Từ quan điểm sai lầm này, sinh ra cách nghĩ sai lầm, cách làm sai lầm, đó chính là phân biệt, chấp trước, có lấy có bỏ, có được có mất. Họ đâu biết rằng những hiện tượng này toàn là tướng không. Đối với dạng người này thì Phật dùng cái không này để đối trị. Cái không mà Phật nói đây, cũng hoàn toàn đúng với chân tướng sự thật, hoàn toàn không phải là giả thiết, hoàn toàn không phải là hư cấu, mà để chúng ta sau khi hiểu được chân tướng sự thật, biết được các pháp là không tướng, thì sự ảo tưởng của chúng ta về tất cả pháp, phân biệt chấp trước tự nhiên liền buông xả, do đó cái bệnh chấp trước này liền trừ sạch ngay. Nhưng có bệnh thì trừ, cũng không nên chấp trước vào không. Chấp trước không thì bạn lại sai rồi, cho nên không cũng không có. Một câu này nói đến chỗ rốt ráo, thì ngay cả trí, đắc cũng là pháp duyên sanh. Hay nói cách khác, trí, đắc cũng không có tự tánh, cũng không thể được.

    Tiếp theo chúng ta xem kinh văn dưới đây. Kinh văn dưới đây biểu thị ra chỗ đại dụng của tu học Bát Nhã. Công hiệu của nó chúng ta nhìn thấy rồi, là “dĩ vô sở đắc cố”. Câu này là tổng kết những điều đã nói phía trước, tất cả pháp tướng không thể được, năm uẩn, 12 xứ, 18 giới, tất cả phương pháp tu học cũng không thể được. Tứ đế, mười hai nhân duyên, cho đến trí và đắc đều không thể được. “Dĩ vô sở đắc cố”. Cái tâm địa này thật sự trong sáng rồi, thật sự buông xả rồi, cho nên thân tâm thế giới muôn duyên đều buông bỏ. Buông xả như vậy thì vọng tình liền dứt. Vọng hết thì chân liền hiện, chân tánh liền hiển lộ ngay. Cho nên “Bồ đề tát đỏa y bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại.” Quái ngại tức là lo nghĩ. Người thế gian chúng ta thường nói lo nghĩ không yên. Có quái thì có chướng ngại. Nương theo ngã chấp thì khởi phiền não chướng. Phiền não chướng tâm thì tâm không thanh tịnh, tâm không tự tại, tâm không giải thoát, liền đó tạo nghiệp, trôi lăn. Cho nên cái làm chướng đại Bồ Đề này gọi là quái. Nương theo pháp chấp, thì khởi sở tri chướng. Sở tri chướng làm chướng tuệ, tuệ không được giải thoát, không hiểu được tự tâm, không thông đạt được tánh tướng. Cho dù đã đoạn kiến tư phiền não, đã ra khỏi tam giới, nhưng do có chấp pháp nên cũng chỉ có thể co cụm lại ở tiểu thừa, không thể thành Phật. Cho nên sở tri chướng làm chướng đại Niết Bàn, đây gọi là ngại. Tất cả chúng sanh đã nhận lầm tứ đại, lục trần, năm uẩn, mười tám giới. Chấp trước ngã kiến, chấp trước ngã sở, thế là mới có lục đạo luân hồi. “Bồ Tát y Bát Nhã ba la mật đa”, câu nói này phải dùng kiểu ngắn gọn rõ ràng của Trung Quốc để nói là nương theo trí tuệ cứu cánh viên mãn, đem chân tướng sự thật nhìn cho rõ, thế là tâm không còn quái ngại. Cái không còn quái ngại ở đây chính là chấp ngã, chấp pháp thảy đều xa lìa, không còn vọng tưởng, chấp trước nữa.

    “Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng”, công phu ở đây tiến thêm một bước nữa, chúng ta nhìn thấy quả đức của họ lại tiến thêm một bậc. “Khủng bố”, cái sợ hãi lớn nhất của người thế gian là sanh tử. Viễn ly khủng bố chính là trong nhà Phật chúng ta thường hay nói dứt sanh tử, ra khỏi tam giới, đoạn dứt sanh tử. Nguyên nhân của sanh tử luân hồi, trong tất cả kinh luận nói vô cùng cặn kẽ. Nó quả đúng là nương vào mê hoặc điên đảo mới tạo tác tất cả nghiệp thiện ác, nên chiêu cảm quả báo trong tam giới. Phàm phu không biết những chân tướng sự thật này, nên tâm sợ hãi lúc nào cũng luôn thường trực. Sanh tử là sợ hãi, ác danh cũng là sợ hãi. Ác đạo đây là người đã học Phật biết sáu nẻo luân hồi là đáng sợ. Trong kinh Hoa Nghiêm nói: “điều sợ hãi của chúng sanh tổng cộng có 18 loại”. Ở đây chúng ta không cần nói rõ ra từng loại. Điều sợ hãi nghiêm trọng nhất hiện ra trước mắt chúng ta đây không có gì hơn là ở trong sáu nẻo sanh tử luân hồi. Tuy trong kinh Bát Nhã đã nói rất rõ ràng cho chúng ta, chỉ cần chúng ta có thể xa lìa quái ngại, cũng chính là nói chúng ta xa lìa được chấp ngã và chấp pháp thì sẽ không có sợ hãi nữa. “Viễn ly điên đảo mộng tưởng”, điên đảo là vô minh, điên đảo là đảo lộn. Hay nói cách khác, chúng ta đã thấy sai, thấy điên đảo chân tướng của vũ trụ nhân sinh rồi..................................

    Ôi copy & paste qua , mõi tay quá :drooling::drooling:
    Thiên đường hửu lộ vô nhân vấn
    Địa ngục vô môn, hửu khách tầm

    :thinking: :prayingpraying:2

  3. #3

    Mặc định

    eatdrink004

    Cảm ơn huynh, nhưng mà quên không ghi rõ là DC muốn tìm bản clip đấy ạ, do phật tử Thiện Quang thuyết minh ạ, nghe lời giảng trực tiếp "ngấm" hơn là ngồi đọc :)
    Huynh xem lại có không gửi tiếp cho DC nghe. Thanks.
    Last edited by Dieuchi; 03-02-2012 at 03:25 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Mật tông vấn đáp
    By ductri16580 in forum Mật Tông
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 05-09-2014, 11:53 AM
  2. Phật Nói Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba-La-Mật
    By e_te_hac_mani_hong in forum Đạo Phật
    Trả lời: 21
    Bài mới gởi: 08-01-2013, 02:19 AM
  3. Ý NGHĨA CỦA KINH BÁT NHÃ
    By THANHQ2 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 12-11-2011, 12:08 AM
  4. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 26-06-2011, 11:38 PM
  5. Dành cho người hữu duyên
    By nguoi_mu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 101
    Bài mới gởi: 24-04-2011, 07:54 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •