kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Sinh Diệt, Niết bàn, Luân hồi và Nhân quả.

  1. #1

    Mặc định Sinh Diệt, Niết bàn, Luân hồi và Nhân quả.

    Đệ thấy bây giờ nhiều sư huynh đi tìm Phật Pháp xa xôi quá.
    Nên :

    "Chiều chiều ra đứng ngõ sau
    Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"

    Những gì Phật dạy là thực, chính xác và không xa xôi.
    Nhưng trước đây, hiện tại và có thể cả sau này có quá nhiều người hiểu lầm. Thật là đáng tiếc.

    Có quá nhiều khái niệm, định nghĩa tron gKinh Phật mà chúng ta vẫn hiểu chưa đúng và chưa hết nghĩa.

    Vậy thế nào là :

    1. Sinh Diệt ?

    Hàng ngày trong ta tế bào chết hàng tỹ tỹ và sinh ra cũng tỹ tỹ. Ta hôm nay khác với ta hôm qua, về thể xac lẫn suy nghĩ. Đó là sinh là diệt. , và nhờ vậy mà ta sinh trưởng.

    Có câu : "Con người ko bao giờ tắm 2 lần trên một dòng sông". Vì Sông thay đổi và người cũng vậy.

    2. Niết Bàn.

    Mỗi người có một cõi Niết bàn riêng, không ai giống ai. Niết bàn của đệ khác Niết bàn của Đức Phật A di đà.

    Đệ vào ra Niết bàn của mình như đi chợ. Đệ ngang với các Đức Phật khác. Câu nói :"Ta là Phật và các người là Phật sẽ thành" là có thật.

    Và đừng nghĩ tu để về cõi Tịnh Độ là gặp hàng tá Phật đang ở đó. Cái đó là vọng tưởng đó. Vì Sinh Diệt hàng ngày nên Cõi Tịnh Độ cũng xuật hiện hàng ngày, nếu không biết cách thì vào Tịnh Độ rồi đi ra Tịnh Độ chỉ trong vòng 5 phút.

    3. Nhân Quả Và Luân Hồi
    Rõ ràng là Ta hôm nay khác hôm qua, nhưng những gì ta làm ngày hôm qua hôm nay lại làm tiếp. Nếu hôm qua làm bậy thì hôm nay sữa sai. Hôm qua làm tốt thì hôm nay khõe re.

    Đừng ai hỏi vậy chết , chấm dứt trên cõi đời này là sao nhé !!!

    Tế bào trong cơ thể sinh diệt hàng ngày cho bạn sinh trưởng có đòi hỏi gì không ? Hạt gạo, cây cỏ, con cá...sinh diệt hàng ngày cho bạn cơm no áo ấm có ai hỏi làm gì không ?

    Nên bạn chết là lẽ tự nhiên của cuộc đời ...để phục vụ cho cái khác của Cuộc đời. Đi tìm vì sao ta chết, sau chết ta làm gì là giống Tần Thủy Hoàng rồi, là chống lại vô thường.

    Nên đi tìm kiếp sau là chả biết gì về Sinh Diệt. Tu không tới đâu.
    Last edited by SuQuetLa; 17-09-2008 at 11:04 AM.
    Nhạn quá trường không
    Ảnh trầm hàn thủy
    Nhạn vô di tích chi ý
    Thủy vô lưu ảnh chi tâm.

  2. #2

    Mặc định

    Đệ vào ra Niết bàn của mình như đi chợ. Đệ ngang với các Đức Phật khác
    Đệ tài giỏi vậy sao ?
    Đệ thật là đáng khâm phục
    Nhưng nếu so sánh đệ với Đức Phật thì
    Tôi chẳng cần so sánh làm gì đâu
    Nói nhỏ với nhau thôi nha ,không thì tôi sợ người khác nghe thấy đệ nói thế
    người ta lại chở đệ thẳng đến
    1 vùng đất xa lạ (nói vui vui theo kiểu quang thắng mũi to)
    nơi đó chỉ có toàn người tự xưng mình là người giỏi nhất ,rồi la hét đập phá loạn xạ thôi à
    ^^

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi SuQuetLa Xem Bài Gởi
    Và đừng nghĩ tu để về cõi Tịnh Độ là gặp hàng tá Phật đang ở đó. Cái đó là vọng tưởng đó.
    Vọng tưởng chỉ liên quan đên tham dục, nó không liên quan đến cái biết hay cái không biết. :D
    Thần kiêm phục vọng diễn đàn, hữu thủ cầm chuột quang, tả thủ dở webcam chiếu mặt, triệu thỉnh thập loại nick name đồng lai tề tựu, cấp cấp như 3G phủ sóng, cấp cấp như S phone nối mạng.

    Om mani padme hum
    .

  4. #4
    Đai Đen Avatar của laduykhanh
    Gia nhập
    Feb 2008
    Nơi cư ngụ
    Tu viện Drikung Kagyupa
    Bài gởi
    540

    Mặc định

    Và đừng nghĩ tu để về cõi Tịnh Độ là gặp hàng tá Phật đang ở đó
    Namo Amitabha.

    Gặp hàng vạn vạn phật chứ. Hàng tá sao ít vậy...
    Lama Drikung Konchog Tinley
    :yb663:Namo Gurube:yb663:

    Thiền quán mà chẳng học Pháp thì như leo núi mà chẳng có chân.
    Học Pháp mà chẳng thực hành thì là bơ bị chua đáng bỏ.

    Y!: laduykhanh

  5. #5

    Mặc định

    Theo truyền thống PGNT thì không có nói về cỏi Phật .
    Vì Đức Phật có thân là do duyên sinh . Sau khi ngài viên tịch thì cái thân này không tái sinh lại nữa . Do không tái sinh nên gọi là vô sinh . Nếu đã vô sinh thì không còn xuất hiện nữa .

  6. #6

    Mặc định Nơi chốn các Đạo Hửu muốn học Phật Pháp đều đáp ứng

    Đôi nét về CHÙA TỪ TÂN

    Năm 1968, một số đồng bào Phật Tử tại địa phương đã cùng nhau kiến tạo một ngôi chùa nhỏ trên khu vực ngã tư Bảy Hiền (sát sân bay Tân Sơn Nhất) – lúc bấy giờ vùng đất này còn thưa thớt dân cư – để bà con có nơi tu học và lễ bái. Ngôi chùa được đặt tên là Từ Tân, toạ lạc tại 90/153 Cách Mạng Tháng 8, P. 12, Q. Tân Bình, tp. HCM.
    Bởi kinh pí xây dựng ban đầu có giới hạn, nên ngôi chùa hìn tàn chỉ bằng nguyên vật liệu nhẹ với cây, ván sơ sài và mái lợp tôn.

    Năm 1980, TT Thích Viên Giác được về đảm nhận chức vụ trụ trì để dìu dắt Phật Tử và truyền bá chánh pháp. Nhìn thấy ngôi Tam Bảo trải qua bao mùa mưa nắng đang trên đà xuống cấp, lòng người trụ trì vô cùng đau xót. Vì thế, tầy một mặt lo tiếp Tăng độ chúng truyền trì đạo mạch, mặt khác thầy từng bước sửa sang tu chỉnh lại ngôi chùa, để ngôi phạm vũ mau chóng được khang trang, thanh tịnh hầu đáp ứng lòng mong mỏi của hàng Tăng Ni Phật Tử.

    Bằng những nỗ lực không ngừng, Thượng Toạ trụ trì đã chỉnh trang lại ngôi chánh điện, kế tiếp trai đường rồi giảng đường. Đặc biệt tượng đài Quán Thế Âm Bồ Tát lộ thiện, cùng với đài sen – được thiết kế theo một mô-tí cách tân rất mỹ thuật.

    Không dừng lại ở đó, TT Thích Viên Giác còn mở lớp giáo lý căn bản hàng tuần và thành lập đạo tràng Bát quan trai – sau 9 năm hoạt động đã có trên 300 Phật tử về tu học – mở đạo tràng tu thiền cho 150 Phật tử và thành lập Ban hộ niệm với khoảng 600 Phật tử tham dự. Thầy cũng không quên bố trí một phòng “Phát hành kinh sách Phật giáo và phát hành báo Giác Ngộ”. Đặc biệt là thầy rất quan tâm việc xây dựng và phát triển giáo dục thanh thiếu niên Phật tử, qua mô hình GĐPT Từ Tân. Đến nay sau 23 năm hình thành, chùa Từ Tân đã đào tạo được 200 đoàn sinh với 22 huynh trưởng.

    Về mặt tăng chúng, chùa Từ Tân có 15 vị, trong đó có 6 vị đang học đại học thế học, 1 vị theo học Học Viện PGVN tại tp HCM, 1 vị đang làm việc tại văn phòng Học Viện Phật Giáo, 1 vị Trung Cấp Phật Học và 2 vị Sơ Cấp.

    Đối với hoạt động từ thiện xã hội, chùa Từ Tân đã tham gia tích cực trên nhiều lĩnh vực như: Cứu trợ đồng bào nghèo tại địa phương, các nạn nhân vùng bị bão lụt, đồng bào nghèo vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc, người già, người tàn tật, và cấp học bổng hàng năm cho 0 em, phát thưởng cho 50 em học sinh giỏi. tổng kinh phí cho công tá này là 50 triệu đồng một năm.

    Riêng bản thân TT Thích Viên Giác, sau khi tốt nghiệp Cao cấp Phật Học khoá I, được Tăng Ni quận nhà đề cử làm Thư Ký Ban Đại Diện Phật Giáo Q. Tân Bình (nhiệm kỳ 1990-1993) và từ đấy thầy là giảng viên trong ban giảng huấn của một số trường cao đẳng và trung cấp Phật học ở các tỉnh thành. Ngoài ra, Thượng Toạ còn là giảng viên trong “Chương trình Phật học hàm thụ” do Ban Hoằng Pháp Trung Ương và Báo Giác Ngộ tổ chức. Thượng toạ cũng đã dành nhiều thì giờ để soạn giáo án, đóng góp cho chương trình giáo dục của Ban GDTN TƯ.

    Sau 23 năm quản lý, trụ trì chùa Từ Tân, TT Thích Viên Giác với tinh thần năng nổ xốc vác của một vị Tăng trẻ co tri thức, đã cố sức vun bồi ngôi Từ Tân từ ọp ẹp, đơn điệu đến khang trang sinh động. Điều đặc biệt quan trọng là đã câu hội về đây hàng ngàn Phật Tử thuần thành, tạo cho sinh hoạt tín ngưỡng đạo Phật ngày thêm khởi sắc và góp phần làm lành mạnh đời sống văn hoá của bà con tại địa phương. Phật tử đến chùa Từ Tân tu học ngày càng đông, nên ngôi chùa hiện nay không còn đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng. Chính vì thế, TT Thích Viên Giác đã có quyết định tổ chức lễ đặt đá “Đại trùng tu” lại ngôi già lam Từ Tân vào ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát (19-2 Âm Lịch), nhằm ngày 21-3-2003. Ngôi chùa Từ Tân sẽ được xây dựng hoàn toàn mới gồm một ngôi chánh điện (1 trệt, 1 lầu) và một nhà Tăng (1 trệt, 1 lầu), với diện tích khoảng 1.500 m2.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •